Điều đó giúp cho người kỹ sư hay các nhà quản lý có thể tiến hành xây dựng công trình mà không vi phạm đến các điều khoản đã quy định của Pháp luật, giúp cho công việc một cách thuận l
Trang 1- -TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT TRONG XÂY DỰNG
Giảng viên hướng dẫn: TS Đinh Thế Mạnh
Học viên: Nguyễn Cảnh Biên
Mã học viên: 1482580302003
Lớp: 22QLXD21
Trang 2Hà Nội, tháng 5 năm 2015
LỜI NÓI ĐẦU
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của
xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng Pháp luật không chỉ là một công
cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan Điều
đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có
ý thức đạo đức Trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại, cùng với Nhà nước, pháp luật ra đời nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Bên cạnh đạo đức và dư luận xã hội, pháp luật là công cụ quản lý xã hội chủ yếu của Nhà nước.
Việc tiến hành đầu tư một dự án xây dựng phải trải qua từ khâu chuẩn bị đầu tư, đến khâu đầu tư sau đó là khai thác đưa vào sử dụng sẽ có rất nhiều các điều luật, không chỉ của Luật xây dựng mà còn nhiều điều của các Luật khác ảnh hưởng đến nó Vì vậy để đi tìm hiểu về những điều luật của các Luật khác ảnh hưởng như thế nào đến công việc của một người kỹ
sư xây dựng hay một nhà quản lý là rất quan trọng Điều đó giúp cho người
kỹ sư hay các nhà quản lý có thể tiến hành xây dựng công trình mà không
vi phạm đến các điều khoản đã quy định của Pháp luật, giúp cho công việc một cách thuận lợi
Xuất phát từ đòi hỏi trên, bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, được sự giảng dạy nhiệt tình về môn “Pháp luật trong xây dựng” của thầy TS Đinh Thế Mạnh, tác giả xin được trình bày tiểu luận:
Hãy cho biết Luật xây dựng (2014), Luật đấu thầu (2013), Luật đầu tư (2014) điều chỉnh những quan hệ nào trong hoạt động xây dựng? Đối với mỗi văn bản luật này, hãy trình bày quan điểm của mình về một trong những sự diều chỉnh đó thông qua công việc thực tế?
Qua đây em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Đinh Thế Mạnh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu đến chúng em Kính chúc thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để luôn duy trì và thành công trong
sự nghiệp giảng dạy./
Học viên
Trang 3Nguyễn Cảnh Biên PHẦN I
HÃY CHO BIẾT LUẬT XÂY DỰNG (2014), LUẬT ĐẤU THẦU (2013), LUẬT ĐẦU TƯ (2014) ĐIỀU CHỈNH NHỮNG QUAN HỆ NÀO TRONG
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
Pháp luật trong xây dựng nói chung và Luật xây dựng 2014, Luật đấu thầu 2013, Luật đầu tư 2014 nói riêng điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động xây dựng đó là: quan hệ hành chính, quan hệ kinh tế và quan hệ dân sự
- Quan hệ hành chính: Đây là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý Nhà nước về mặt hành chính, được điều chỉnh bởi các quy định giữa các
cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định
- Quan hệ kinh tế: Là quan hệ sản xuất, mua bán, trao đổi, hàng hóa, dịch
vụ và đầu tư Trong đó có sự tham gia của một hay nhiều bên: quan hệ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng, quan hệ giữa nhà cung cấp với nhau,
- Quan hệ dân sự: Là quan hệ xã hội trong đó các bên tham gia độc lập về
tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ các bên được Nhà nước bảo đảm thông qua các biện pháp cưỡng chế
Cụ thể:
1.1 LUẬT XÂY DỰNG 2014
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 (gọi tắt là Luật Xây dựng 2014) do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành,
có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật Xây dựng 2003; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 Luật xây dựng 2014 gồm 10 chương, 168 điều, đây là Bộ Luật quan trọng về lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng với những đổi mới căn bản, có tính đột phá nhằm phân định quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau thì có phương thức, nội dung và phạm vi quản lý khác nhau Phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng năm 2014 đã điều chỉnh toàn diện các hoạt động đầu
tư xây dựng từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cho đến khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng,
áp dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn
Trang 41.1.1 Về quan hệ hành chính
Luật Xây dựng 2014 về cơ bản quy định rõ những thủ tục hành chính về quy trình, thủ tục trong các hoạt động xây dựng như:
- Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng (Điều 20)
- Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng (Điều 32)
- Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng (Điều 34)
- Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công và dự toán xây dựng (Điều 82)
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới (Điều 95)
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công
trình (Điều 97)
- Trình tư, thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở (Chương V)
1.1.2 Về quan hệ kinh tế
Trong Luật Xây dựng 2014, quan hệ kinh tế được thể hiện rõ trong Mục
2, từ điều 138 đến điều 147 các quy định về Hợp đống xây dựng
- Các loại hợp đồng xây dựng (Điều 140)
- Nội dung hợp đồng xây dựng (Điều 141)
- Thanh toán hợp đồng xây dựng (Điều 144)
- Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng (Điều 147)
1.1.3 Về quan hệ dân sự
Trong Luật Xây dựng 2014, quan hệ dân sự được thể hiện các vấn đề như:
- Trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của các cơ quan Nhà
nước (Chương IX)
+ Trách nhiệm của Bộ Xây dựng (Điều 162)
+ Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 164)
- Các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 12)
- Trách nhiệm lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng (Điều 16)
Trang 5- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự
án đầu tư xây dựng (Điều 68)
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đầu tư
xây dựng (Điều 70)
- Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây
dựng (Điều 71).
1.2 LUẬT ĐẤU THẦU 2013
Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 (gọi tắt là Luật Đấu thầu 2013) do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành,
có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 Luật này gồm 13 chương với 96 điều được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật đấu thầu năm 2005, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
1.2.1 Về quan hệ hành chính
Luật Đấu thầu 2013 về cơ bản quy định rõ những thủ tục hành chính về quy trình, thủ tục trong các hoạt động xây dựng như:
- Thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư (Điều 12)
- Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Điều 36)
- Thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (Điều 37)
- Quy trình lựa chọn nhà thầu (Điều 38)
- Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư (Điều 55)
- Quy trình lựa chọn nhà đầu tư (Điều 56)
- Trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà
đầu tư (Điều 57)
1.2.2 Về quan hệ kinh tế
Trong luật Đấu thầu 2013, quan hệ kinh tế được thể hiện rõ trong
Chương VIII, Mục 1, Mục 2 từ điều 62 đến điều 72 các quy định về Hợp
đồng
- Loại hợp đồng (Điều 62)
- Điều kiện ký kết hợp đồng (Điều 64)
- Hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn (Điều 65)
Trang 6- Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng (Điều 67)
- Hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn (Điều 71)
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng Hợp đồng (Điều 72)
1.2.3 Về quan hệ dân sự
Trong Luật Đấu thầu 2013, quan hệ dân sự được thể hiện các vấn đề như:
- Trách nhiệm của các bên trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư xây
(Chương IX)
+ Trách nhiệm của người có thẩm quyền (Điều 73)
+ Trách nhiệm của Chủ đầu tư (Điều 74)
- Trách nhiệm của bên mời thầu (Điều 75)
- Trách nhiệm của tổ chuyên gia (Điều 76)
- Trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư (Điều 77)
- Trách nhiệm của tổ chức thẩm định (Điều 78)
- Trách nhiệm của bên mời thầu tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc
gia (Điều 79)
1.3 LUẬT ĐẦU TƯ 2014
Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 (gọi tắt là Luật Đầu tư 2014) do Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 thay thế Luật Đầu tư năm 2005 Luật Đầu tư 2014 gồm 7 chương, 76 điều quy định về hoạt động của nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như quy định về việc đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài Luật Đầu tư 2014 đã thể hiện nhiều điểm mới nổi bật so với quy định của Luật Đầu tư 2005
1.3.1 Về quan hệ hành chính
Luật đầu tư 2014 về cơ bản quy định rõ những thủ tục hành chính về quy trình, thủ tục trong các hoạt động đầu tư như:
- Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư (Điều 17)
- Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
(Điều 32)
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh (Điều 33)
Trang 7- Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng
Chính phủ (Điều 34)
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội (Điều 35)
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Điều 37)
- Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
(Điều 38)
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ
trương đầu tư ra nước ngoài (Điều 55)
1.3.2 Về quan hệ kinh tế
- Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài (Điều 11)
- Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi Pháp luật (Điều 13)
- Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
(Điều 26)
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (PPP) (Điều 27)
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) (Điều 28)
- Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) (Điều 29)
1.3.3 Về quan hệ dân sự
- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6)
- Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Điều 7)
- Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Điều 41)
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư (Điều 68)
- Xử lý vi phạm (Điều 73)
Trang 8PHẦN 2 NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ MỘT TRONG NHỮNG SỰ ĐIỀU CHỈNH THÔNG QUA CÔNG VIỆC THỰC TẾ ĐỐI VỚI LUẬT XÂY DỰNG (2014), LUẬT ĐẤU THẦU (2013), LUẬT ĐẦU TƯ (2014)
Ngày 18/6/2014, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật xây dựng 2014 (Gồm 10 chương, 168 điều, có hiệu lực từ 01/01/2015)
Theo đó, Luật quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; về quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng Luật này
áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam
Luật Xây dựng 2014 với nhiều điểm mới sẽ tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư xây dựng, đảm bảo công khai, minh bạch về quy trình cấp giấy phép xây dựng; khắc phục trình trạng quy hoạch chồng lấn, quy hoạch treo, đảm bảo dự án đầu tư xây dựng đúng mục tiêu, chất lượng, hiệu quả, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về xây dựng
Luật cũng tập trung vào vấn đề đổi mới kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư Trong đó, yêu cầu cơ quan chuyên môn về xây dựng phải tăng cường kiểm soát quá trình xây dựng trong tất cả các khâu nhằm chống thất thoát lãng phí, nâng cao chất lượng công trình xây dựng
Công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng có ý nghĩa quyết định đối với tính khả thi và hiệu quả dự án, trong đó việc lập và kiểm soát đối với thiết kế cơ sở là nội dung cốt lõi của các dự án đầu tư có xây dựng Luật đã điều chỉnh hoạt động đầu
tư xây dựng, đảm bảo cho các hoạt động đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch, và được kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở tăng cường vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng; kết hợp với việc xác lập quan hệ bình đẳng, phân định rõ trách nhiệm giữa các chủ thể tham gia nhằm nâng cao chất lượng xây dựng, khắc phục tình trạng thất thoát lãng phí, hiệu quả thấp, đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng… Tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng;
Trang 9Luật Xây dựng quy định vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được phân cấp gồm: Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, quận, huyện Trong đó cơ quan chuyên môn về xây dựng là các cơ quan trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành; Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện;
Về Thẩm quyền thẩm định dự án: Dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định nhà nước; đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì do Cơ quan chuyên môn về xây dựng (CQCM) chủ trì thẩm định; Vốn nhà nước ngoài NSNN: thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKCS; Cơ quan chuyên môn thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế phần công nghệ, các nội dung khác của dự án; Đối với dự án vốn khác: cơ quan chuyên môn về xây dựng về XD thẩm định Thiết kế cơ sở công trình cấp I, đặc biệt, công trình công cộng có ảnh hưởng an toàn, môi trường; cơ quan chuyên môn về xây dựng của người quyết định đầu tư (QĐĐT) thẩm định công nghệ, các nội dung khác của dự án Các dự án còn lại do người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định;
Về Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng, TKBVTC và dự toán: Dự
án sử dụng vốn vốn NSNN: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKKT (3 bước), TKBVTC (2 bước), dự toán, người QĐĐT phê duyệt thiết kế, dự toán, riêng đối với TKBVTC, dự toán (Trường hợp thiết kế 3 bước) do chủ đầu tư phê duyệt; Dự án sử dụng vốn vốn Nhà nước: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKKT (3 bước), TKBVTC (2 bước), dự toán, riêng phần thiết kế công nghệ do Cơ quan chuyên môn của người QĐĐT thẩm định, người QĐĐT phê duyệt TKKT, dự toán (3 bước), Chủ đầu tư phê duyệt TKBVTC, dự toán (3 bước, 2 bước); Dự án sử dụng vốn khác: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định TKKT, TKBVTC đối với công trình cấp I, đặc biệt, công trình công cộng gây ảnh hưởng an toàn, môi trường cộng đồng, riêng phần thiết kế công nghệ, dự toán do Cơ quan chuyên môn của người Quyết định đầu tư thẩm định, Thiết kế, dự toán do người quyết định đầu tư và chủ đầu tư phê duyệt;
Bộ Xây dựng đã có Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết về việc kiểm tra, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; phân định rõ ràng về trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng; quy định chi tiết một số thủ tục về nghiệm thu, phân cấp công trình phục
vụ công tác quản lý chất lượng, phân cấp sự cố, về xử lý vi phạm trong quản lý chất lượng công trình xây dựng (CLCTXD) và một số nội dung khác như chỉ dẫn kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn Ngoài ra, Thông tư số 10/2013/TT-BXD cũng quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn về xây dựng ở Trung ương và địa phương trong các công tác quản lý CLCTXD; quy định về việc tổng hợp, báo cáo tình hình chất lượng công trình, trong đó có các tiêu chí, các nội dung cụ thể, có định lượng để giúp cơ quan quản lý nhà
Trang 10nước về xây dựng nắm bắt thông tin đầy đủ về tình hình CLCTXD trên toàn quốc
Kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng là một công tác để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước
về CLCTXD; kiểm soát CLCTXD, nhất là các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, khi đưa vào sử dụng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn khai thác, sử dụng Luật Xây dựng và Nghị định 15/2013/NĐ-CP đã quy định tương đối rõ về việc kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng, tuy nhiên Nghị định chưa thể quy định một cách đầy đủ chi tiết về cách thức thực hiện Vì vậy, Thông tư số 10 đã hướng dẫn chi tiết và rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm và nội dung công tác này để cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng, Bộ Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Sở Xây dựng, Sở Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thực hiện Ngoài ra, Thông tư số 10 còn quy định về sự phối hợp giữa các cơ quan nêu trên để tránh chồng chéo trong tổ chức thực hiện, đồng thời cũng giúp các chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục, các yêu cầu của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong việc kiểm tra công tác này
Việc Chính phủ ban hành Luật Xây dựng sửa đổi và Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CLCTXD Thông tư hướng dẫn các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng từ các
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương đến địa phương, các chủ đầu tư, các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng hiểu rõ thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung và trình tự thực hiện công tác quản lý chất lượng một cách rõ ràng để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, an toàn khai thác, sử dụng
Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện công việc em nhận thấy hệ thống Pháp luật nước ta vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục, đó là:
+ Các Văn bản Pháp luật về xây dựng chưa thực sự đồng bộ, thiếu nhất quán (nhiều Văn bản luật còn chồng chéo giữa các bộ ban hành, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau gây rất nhiều khó khăn, rắc rối khi thực hiện)
+ Tính khả thi chưa thật cao, chậm đi vào cuộc sống Cơ chế xây dựng, sửa đổi Pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện Các hướng dẫn ở tầm vi mô còn chậm và chưa kịp thời khắc phục những sai sót hoặc hướng dẫn sơ sài ở các văn bản ở tầm vĩ mô
+ Tiến độ xây dựng Luật và Pháp lệnh còn chậm, Đặc biệt là khi Luật đã ra đời và đi vào thực hiện hàng năm nhưng các Thông tư, Nghị định hướng dẫn vẫn chưa ban hành hoàn thiện, không có hướng dẫn cụ thể sẽ làm cho Văn bản Luật giảm đáng kể tính khả thi của Luật Vấn đề này theo tác giả, khi các Văn bản Luật có hiệu lực, Nhà nước ta nên làm tốt công tác chuẩn bị và ban hành đồng thời các Thông tư, Nghị định để đảm bảo tính khả thi của Luật Khi áp dụng các Văn bản Luật trong thực tế nếu