Khái niệm nhà nước pháp quyền Về mặt khái niệm, có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhìn chung có thể kháiquát lại: Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó c
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã có một lịch sử rất lâu đời, tư tưởng này
ra đời nhằm chống lại Nhà nước chuyên chế, chống lại sự độc đoán, lạm quyền vànằm trong trào lưu chung của hệ tư tưởng giải phóng
Trong thời điểm hiện nay, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi phảithay đổi hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ dựa trên nguyên tắc tôn trọng tính tốicao của pháp luật và pháp chế
Với tính cách là một hình thức chính trị pháp lý hợp lý, Nhà nước pháp quyền
là một trong những giá trị quý báu chung của toàn nhân loại, được xếp ngang vớinhững giá trị khác như nhân quyền, dân chủ và chế độ lập hiến
Với ý nghĩa to lớn về nhà nước pháp quyền như trên, và để nhằm hoàn thànhmôn Triết học trong chương trình cao học Hành chính công Em xin chọn đề tài:
“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam” làm tiểu luận kết thúc môn học
Trong quá trình nghiên cứu viết tiểu luận kết thúc môn học, em xin chânthành cám ơn sự giảng dạy và hướng dẫn tận tình của Phó giáo sư, Tiến sĩ TrươngQuốc Chính – giảng viên của Học viện Hành chính Quốc gia
Tiểu luận bao gồm 3 chương:
- Chương I: Lý luận chung về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa tại Việt Nam
- Chương II: Một số thành tựu và hạn chế trong quá trình xây dựng nhà nước
pháp quyền ở Việt Nam
- Chương III: Một số phương hướng nhằm hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận chắc chắn còn có nhiềuthiếu sót và khiếm khuyết Rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của thầy giáohướng dẫn để nội dung của tiểu luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn./
Trang 2CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC
VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia thành những giai cấp đối kháng - chủ
nô và nô lệ Mâu thuẫn giữa các giai cấp, cuộc đấu tranh giữa giai cấp đó khôngngừng diễn ra và ngày càng quyết liệt không thể điều hoà được Để bảo vệ lợi íchcủa mình, giai cấp chủ nô đã lập ra một bộ máy bạo lực, trấn áp Bộ máy đó là nhànước
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ, tiếp đó là nhànước phong kiến, nhà nước tư bản đều xuất hiện từ mâu thuẫn đối kháng giai cấpvốn có của mỗi xã hội đó Như vậy, nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của nhữngmâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được Ở đâu có mâu thuẫn giai cấp khôngthể điều hoà thì ở đó nhà nước xuất hiện
Bản chất nhà nước là nền chuyên chính của một giai cấp này đối với giai cấpkhác và đối với toàn xã hội Nhờ có bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị chiếm số íttrong dân cư duy trì được sự áp bức, bóc lột của mình đối với giai cấp bị trị bao giờcũng chiếm số đông Bản chất đó được thể hiện ở chức năng và đặc trưng của nhànước
Với tính cách là nền chuyên chính của một giai cấp đối với giai cấp khác, nhànước của giai cấp bóc lột không thể là kẻ "công bằng" bảo vệ lợi ích cho các giaicấp trong xã hội
Theo bản chất đó, nhà nước, là một bộ phận quan trọng nhất của kiến trúcthượng tầng của xã hội có giai cấp Do đó, "Nhà nước nói chung chỉ là sự phản ánh,dưới hình thức tập trung của những nhu cầu kinh tế của giai cấp thống trị trong sảnxuất"
Về mặt chức năng, Nhà nước có chức năng gia cấp, nhà nước là công cụ đắclực bảo vệ chế độ xã hội hiện hành; trấn áp phản kháng của giai cấp khác Đồngthời nhà nước còn thực hiện chức năng quản lý các hoạt động chung của xã hội; xãhội hóa một số lĩnh vực hoạt động xã hội Hai chức năng này có mối quan hệ mậtthiết với nhau, xong chức năng giai cấp chiếm vị trí quyết định
Trang 3II Cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1 Khái quát sự hình thành và nội dung tư tưởng về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại
1.1 Sự hình thành và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dânchủ đã hình thành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tưtưởng của thời cổ đại như Xôcrat (469-399 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN),Xixêrôn (l06-43 Tr.CN) Những tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị vàpháp lý tư bản sau này như John Locke (1632 - 1704), Montesquieu (1698 - 1755),J.J.Rút-xô (1712 - 1778), I.Kant (1724 - 1804), Hêghen (1770 - 1831)… phát triểnnhư một thế giới quan pháp lý mới
1.2 Khái niệm và đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
Khái niệm nhà nước pháp quyền
Về mặt khái niệm, có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhìn chung có thể kháiquát lại:
Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó có
sự ngự trị cáo nhất của pháp luật, với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân
Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền
- Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ Dân chủ vừa làbản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước
- Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
- Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong cácmối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội
Cho đến nay, ở nước ta chưa có một khái niệm thống nhất về Nhà nước phápquyền Nhưng qua các công trình nghiên cứu thì các học giả đều có chung quanđiểm đó là một cách tổ chức quyền lực Nhà nước, chứ không phải là một kiểu Nhànước Khác với Nhà nước thần quyền, Nhà nước độc tài, chuyên chế, Nhà nướcpháp quyền đề cao dân chủ, coi trọng pháp luật và phân công thực hiện quyền lực(quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp) trong nhà nước Đặc biệt, trongNhà nước pháp quyền, quyền con người luôn luôn được coi trọng; pháp luật quyđịnh đầy đủ về quyền con người và được bảo đảm thực hiện trong thực tế
Trang 4Về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền với tính cách là những giá trị phổbiến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ Trong ý nghĩa này nhà nước phápquyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhànước và xã hội trên nền tảng dân chủ Điều này có ý nghĩa là nhà nước pháp quyền gắnliền với một nền dân chủ, tuy không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lýluận về hình thái kinh tế - xã hội, nhưng không thể xuất hiện trong một xã hội phi dânchủ Điều này cắt nghĩa vì sao ý tưởng về một chế độ pháp quyền đã xuất hiện từ rất xaxưa, thậm chí từ thời cổ đại bởi các nhà tư tưởng phương Tây, hay tư tưởng pháp trị tạiTrung Hoa cổ đại, nhưng mãi đến khi nhà nước tư sản ra đời, với sự xuất hiện của nềndân chủ tư sản, nhà nước pháp quyền mới từ nhà nước ý tưởng dần trở nên một nhànước hiện thực.
2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền XHCN
Ở nước ta, tư tưởng Nhà nước pháp quyền đã có từ lâu Nghiên cứu các bảnHiến pháp nước ta từ trước tới nay (Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992) cho thấycác yếu tố đặc trưng của Nhà nước pháp quyền đã được hình thành
Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện các mặt đời sống xã hội do Đảng Cộngsản Việt Nam khởi xướng từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), trong đó
có việc đổi mới tư duy lý luận, chống duy ý chí trong lý luận, nhận thức… thì quanniệm về Nhà nước pháp quyền đã dần dần được ghi nhận, hình thành và phát triển
Từ Đại hội VII đến Đại hội VIII, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềnhà nước pháp quyền đã có bước phát triển Nếu như ở Đại hội VII, Đảng ta mớichỉ xác định yêu cầu phải xây dựng nhà nước pháp quyền và mới chỉ định hìnhđược rằng, đó là nhà nước có năng lực định ra một hệ thống luật pháp đồng bộ đểquản lý mọi mặt đời sống xã hội, thì đến Đại hội VIII, Đảng ta lại xác định thêmtính “xã hội chủ nghĩa” cho nhà nước pháp quyền, tức là chủ trương xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Ở đây, chúng ta thấy bước phát triển tư duy lýluận của Đảng về nhà nước pháp quyền là ở chỗ đã đề cao tính pháp chế, coi đó làđặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền, đồng thời cũng coi trọng khía cạnh đạođức như một thuộc tính của xã hội chủ nghĩa
Tại Đại hội IX, Đảng ta tiếp tục chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa và xác định bản chất của nhà nước, đó là của dân, do dân và vì dân.Đồng thời với chủ trương tăng cường pháp chế, các Nghị quyết của Đại hội IXcũng chủ trương mở rộng dân chủ - là cơ sở chính trị - xã hội của nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Còn về cơ sở kinh tế - chính trị của nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa được Đảng ta dựa trên bản chất định hướng xã hội chủ nghĩa củanền kinh tế thị trường
Chủ trương xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đãđược Đảng ta khẳng định lại ở Đại hội X: “Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đềuthuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợpgiữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Hoànthiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản
Trang 5pháp luật Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháptrong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền”
Như vậy, ở đây chúng ta vẫn dễ dàng nhận thấy rằng, tính pháp chế là đặctrưng cơ bản của nhà nước pháp quyền và bản chất của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Về mặt tư duy lý luận, có lẽđiểm khác biệt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam so với các nhànước pháp quyền khác là ở cơ chế vận hành của nhà nước, bởi vì ở các nhà nướcpháp quyền tư sản thì cơ chế vận hành phổ biến là “tam quyền phân lập” ViệcĐảng ta xây dựng cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiệnquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo đảm quyền lực nhà nước là thốngnhất, chính là dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về nhà nước vàpháp luật
Qua quá trình đổi mới và phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có thể thấy:
Một là, Đảng đã chỉ rõ tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và coi đó là yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng vàNhà nước
Hai là, nhận diện được hình hài của nhà nước pháp quyền: là phương thức tổchức dân chủ quyền lực nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiệnquyền lực cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể trong xã hội
Ba là, nhất quán chỉ rõ bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhànước đều thuộc về nhân dân
Bốn là, nhận rõ đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền là tính pháp chế,khẳng định vai trò, vị trí của pháp luật trong quản lý nhà nước và xã hội, tính tốicao của Hiến pháp trong đời sống xã hội
Năm là, xác định được cơ chế vận hành của các cơ quan quyền lực nhà nước:quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quantrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
Sáu là, thấy rõ yêu cầu mở rộng dân chủ đồng thời với việc tăng cường kỷluật, kỷ cương, giáo dục đạo đức trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa
Bảy là, khẳng định nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam đối với Nhà nước trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam Điều đó không chỉ mang tính nguyên tắc được khẳng định từ lýluận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn là kết luận chắc chắn được rút ra
từ thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay Tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằmbảo đảm cho nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân, thực sự là nhà nướccủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Sự lãnh đạo của Đảng tạo điều kiện phốihợp và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp nhà nước hoànthành mọi nhiệm vụ của mình và giữ vững tính chất xã hội chủ nghĩa của nhà nướcpháp quyền
Trang 6Quan điểm trên của Đảng đã được thể chế hóa bằng pháp luật của Nhà nước
ta Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung tại mục 2 điều 1 Nghị quyếtsố: 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992) quy định như sau: “Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, vì nhân dân, do nhân dân.Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân…Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quanNhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”; đến nayHiến pháp sửa đổi năm 2013 vẫn tiếp tục khẳng định và bổ sung hoàn thiện quanđiểm trên
3 Những đặc trưng của nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa
- Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Khi nói Nhà nước của dân, ý muốn nói nhân dân là người chủ quyền lực Nhànước - nguyên lý ấy là nền tảng, là cái bất biến của Nhà nước ta trong suốt gần 70năm xây dựng và trưởng thành Quyền lực Nhà nước bắt nguồn từ nhân dân “Chế
độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ; nước ta là nước dân chủ, địa
vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” Nhân dân, người chủ của Nhà nước, bắt nguồn từthực tế nhân dân là người sáng tạo chân chính của lịch sử và làm ra mọi của cải vậtchất, tinh thần cho xã hội
Sự tồn tại, hoạt động của Nhà nước cũng phải “do dân” Bằng kết quả đấutranh cách mạng lâu dài của nhân dân mà Nhà nước được thành lập Các cơ quan,nhân viên Nhà nước là do dân lựa chọn cử, bầu ra
Mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các cán bộ, công chức phải quántriệt quan điểm vì dân Một Nhà nước vì dân coi việc đem lại quyền lợi chính đángcho dân là mục tiêu hoạt động của mình Sứ mệnh “vì dân” hàm chứa một nội dungcực kỳ súc tích thể hiện đầy đủ vai trò, bản chất, chức năng của một Nhà nước dânchủ
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổsung, phát triển năm 2011) đã xác định: “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhândân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” Liên minh công - nông - tríthức bao hàm những nội dung chính là: liên minh về chính trị, liên minh về kinh tế
và liên minh về xã hội
- Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhằm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại tới lợi ích hợp pháp của công dân từ phía Nhà nước Đây là vấn đề vừa khoa học, vừa thực tiễn; phức tạp và rất nhạy cảm.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, chứ không phải là cơ quan được giaotất cả quyền lực của nhân dân Nghĩa chữ cũng đã rõ ràng: “Cao nhất” khác với
“Toàn bộ” Toàn bộ quyền lực thì ở và chỉ ở nhân dân mà thôi Đó là tư tưởng HồChí Minh
Trang 7Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định nhữngvấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối vớitoàn bộ hoạt động của Nhà nước.
Chính phủ, cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chánh Nhà nướccao nhất của đất nước, có quyền ra các văn bản pháp quy (Nghị định, Nghịquyết…) gọi tắt là quyền lập quy tức quyền ra các văn bản có giá trị dưới luật.Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Nhà nước
Trên lĩnh vực hoạt động tư pháp, tòa án là cơ quan xét xử độc lập, các thẩmphấn khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật
Quyền lực Nhà nước là thống nhất Quan điểm có tính nguyên tắc này thể hiệnquyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Nhân dân là chủ thể duy nhất thực hiệnquyền lực Nhà nước Đó là một Nhà nước mà mọi quyền hạn và hiệu lực đều ở nơidân Đại hội XI của Đảng đã bổ sung, phát triển quan điểm: “Nhân dân thực hiệnquyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và cáchình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện” (1)
Quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhưng phải có sự phân công và phối hợphiệu quả giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hànhpháp và tư pháp Điều đó có nghĩa là phải coi trọng việc xác định rõ chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ba quyền đểhạn chế đến mức thấp nhất sự lạm quyền, lộng quyền, xâm hại lợi ích hợp pháp củacông dân từ phía Nhà nước, hoặc chồng chéo, cản trở công việc chung
- Tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương
Tập trung dân chủ hay dân chủ tập trung đều bao hàm hai thành tố: tập trung
và dân chủ Hai thành tố đó không hề đối lập nhau mà có mối quan hệ biện chứngvới nhau và cùng phát triển theo tỷ lệ thuận Tập trung càng cao thì dân chủ càngđược mở rộng, và ngược lại Tập trung ở đây không phải là tập trung quan liêu, tậptrung độc đoán Dân chủ ở đây là dân chủ thực sự, chứ không phải dân chủ mangtính hình thức, hay dân chủ “không giới hạn”, dân chủ cực đoan, muốn làm gì thìlàm Tập trung trên cơ sở dân chủ thì tập trung sẽ thúc đẩy dân chủ rộng rãi và cóchất lượng cao hơn Tập trung là đòi hỏi của chính bản thân dân chủ Ngược lại,dân chủ trên cơ sở tập trung sẽ dễ dàng đạt tới sự thống nhất cao Lúc đó, dân chủtrở thành đòi hỏi của chính bản thân tập trung Dân chủ mà không tập trung, vềthực chất, là xóa bỏ dân chủ Tập trung mà không dân chủ, về thực chất, cũng làxóa bỏ tập trung
Xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước,
bộ máy Nhà nước sẽ kém hiệu lực và sức mạnh Quan điểm này được biểu hiện cơbản nhất ở cách thức tổ chức và phân công quyền lực giữa các cơ quan Nhà nước, ở
sự phân cấp giữa chính quyền Trung ương và địa phương, ở chế độ giao quyền và
tự chịu trách nhiệm giữa cá nhân và tập thể Nội dung của nguyên tắc tập trung dân
Trang 8chủ thường được thể hiện ở mối quan hệ giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấpdưới, giữa cá nhân phụ trách với tập thể lãnh đạo.
Tăng cường sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Trung ương,đồng thời phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương, khắc phục khuynhhướng phân tán cục bộ và tập trung quan liêu
- Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức.
Trên cơ sở đó, giữ vững được bản chất giai cấp, quyền lực Nhà nước sẽ thốngnhất và tập trung nơi nhân dân; nguyên tắc tập trung dân chủ có điều kiện để trởthành hiện thực Đây là một quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là biện pháp cần thiết để bảo đảm dânchủ, thể hiện ở việc thể chế hóa đầy đủ bằng pháp luật quyền làm chủ của nhân dântrên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và quyết tâm đưa pháp luật vào cuộc sống,thực thi pháp luật; đặt Hiến pháp và các đạo luật ở vị trí cao nhất trong việc điềuchỉnh các quan hệ thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội
Hệ thống pháp luật luôn luôn được đổi mới theo yêu cầu toàn diện của nhiệm
vụ quản lý xã hội về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học
và công nghệ… Đồng thời phải coi trọng công tác giáo dục pháp luật, nâng cao đạođức
Nhà nước bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, mọi tổchức đảng, mọi cơ quan Nhà nước, đoàn thể…đều phải hoạt động theo Hiến pháp
và pháp luật Không một tổ chức, cá nhân dù ở cương vị nào được đứng trên phápluật Tất nhiên, đối với các hoạt động phá hoại, gây rối, thù địch thì pháp luật phảinghiêm trị
- Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân là trọngtrách của Đảng cầm quyền, là một tất yếu khách quan, yêu cầu cần thiết mà thựctiễn đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta đặt ra
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nhà nước, pháp luật là bộ máy và phươngtiện chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng vào cuộc sống Đảng lãnh đạo nhândân làm cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân, và Đảng tiếp tục lãnh đạoxây dựng Nhà nước, lãnh đạo hoạt động của Nhà nước nhằm xây dựng chủ nghĩa
xã hội là lẽ đương nhiên
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền củadân, do dân, vì dân phải bao quát toàn bộ tổ chức, hoạt động của Nhà nước
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phải gắn liền và dựa trên cơ sởĐảng thường xuyên được đổi mới, chỉnh đốn, xứng đáng là đội tiên phong của giaicấp công nhân, thật sự là một Đảng cách mạng chân chính
Nhà nước còn chịu sự giám sát và phản biện xã hội của nhân dân, Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Với những đặc trưng nêu trên, Nhà nước pháp quyền của ta đã thể hiện những
tư tưởng quan điểm tiến bộ, phản ánh khát vọng của nhân dân đối với công lý, tự
do, bình đẳng trong một xã hội còn tồn tại giai cấp
Trang 94 Một số nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay
Nghiên cứu lý luận về Nhà nước pháp quyền, quán triệt quan điểm của chủnghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như đường lối, chiến lược, chínhsách của Đảng, có thể rút ra một số nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng Nhà nướcpháp quyền ở nước ta hiện nay như sau:
Một là, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân Nhân dân sử dụngquyền lực Nhà nước vừa trực tiếp vừa gián tiếp, thực hiện quyền giám sát tối caođối với cơ quan Nhà nước trong việc sử dụng quyền lực mà nhân dân giao phó.Quyền giám sát đó được đảm bảo bằng cơ chế và công cụ pháp lý hữu hiệu
Hai là, các quan hệ cơ bản phải được điều chỉnh bằng pháp luật, chứ khôngphải chỉ bằng đạo lý Pháp luật đóng vai trò là khuôn mẫu cho hành vi, là qui tắc xử
sự mang tính bắt buộc chung, tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho xử sự của từng
cá nhân, tổ chức trong toàn xã hội Ở nghĩa này, Nhà nước không “làm ra” luật màchỉ hình thức hoá các quy tắc, các mô hình phổ biến của các hành vi xã hội Cácthiết chế của Nhà nước phải là công cụ đắc lực để thực thi pháp luật
Ba là, pháp luật phải giữ vị trí chủ đạo trong toàn xã hội, trong mọi xử sựcủa các chủ thể quan hệ xã hội Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức phải tuyệt đốituân thủ tính thống nhất của pháp luật, trong đó tính tối cao của hiến pháp và luậtphải được đặc biệt coi trọng; Các văn bản dưới luật phải phục tùng chúng, phải bảođảm tính hợp pháp, tính hợp hiến và tính pháp chế
Bốn là, không một tổ chức, cá nhân nào được đặt mình đứng ngoài pháp luậthoặc thậm chí đứng trên pháp luật; Đảm bảo nguyên tắc: Mọi công dân đều bìnhđẳng trước pháp luật Đồng thời với nguyên tắc này, Nhà nước tiến tới thực hiệnnguyên tắc: “Có thể làm tất cả những gì luật không cấm” đối với công dân, tấtnhiên phải trong khuôn khổ đạo đức xã hội, phải tôn trọng lợi ích của xã hội và củangười khác Con người phải là mục tiêu cao nhất để pháp luật bảo vệ và có giá trịcao nhất Công dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội
Với những nguyên tắc trên, Nhà nước pháp quyền do đó phải là một Nhà nướcđích thực của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trong đó, tất cả quyền lực phảithực sự thuộc về nhân dân
Trang 10CHƯƠNG II.
MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM
1 Một số thành tựu trong tư duy lý luận của Đảng về nhà nước pháp quyền
a Những thành tựu quan trọng
Quá trình hình thành và phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam
về vấn đề nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta là mộtquá trình khó khăn, phức tạp và không phải không có những do dự; những cân nhắcnhất định Song có thể khẳng định, cho đến nay, trong nhận thức và quan điểm củaĐảng về vấn đề nhà nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền nước ta đãđạt được những kết quả quan trọng
- Từ chỗ còn mơ hồ trong nhận thức về mô hình “nhà nước pháp quyền'', thậmchí xem nhà nước pháp quyền là sản phẩm của chính trị hội tư sản, gắn với nềnchính trị và dân chủ tư sản, coi nó là một kiểu nhà nước, một chế độ nhà nước củagiai cấp tư sản, chỉ tồn tại trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, thì Đảng ta đã điđến thừa nhận nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức và hoạt động củanhà nước hàm chứa những giá trị có tính phổ biến, có thể và cần phải được vậndụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Từ chỗ nhận thức rõ hơn vị trí, vai trò của pháp luật, Đảng ta đã đi đến chínhthức thừa nhận và sử dụng khái niệm ''nhà nước pháp quyền” và từng bước xácđịnh rõ ràng hơn, cụ thể hơn những yêu cầu, đặc trưng phù hợp với các đặc điểm vềchính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của nước ta, nhất là những đặc điểm đó đượcđặt trong bối cảnh của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nuớc
Từ chỗ sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như: ''Nhà nước cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam''; ''Nhà nước của dân do dân, vì dân”, ''Nhà nước pháp quyền, ViệtNam”, ''Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; ''Nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân” v.v đến nay, trong các văn kiện chính thức của Đảng đã thống nhất
sử dụng khái niệm ''Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
- Quá trình hình thành quan niệm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam cũng chính là quá trình nhận thức và suy tư, trăn trở, tìm cáchvận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, học thuyết Mác-Lênin về nhà nước nóiriêng cho phù hợp vời đặc điểm cụ thể và định hướng phát triển của xã hội ViệtNam
Trong bối cảnh phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kháng chiến và kiếnquốc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủnghĩa ở miền Bắc, và sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đưa cảnước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, những kết quả đã được trong tư duy về nhànước pháp quyền Việt Nam là rất đáng ghi nhận
Có thể khẳng định rằng, những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin vềnhà nước đã được Đảng ta nhận thức và vận dụng ngày càng nhuần nhuyễn và hiệuquả trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam