1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam

35 618 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 239 KB

Nội dung

Các chuẩn mực về đạođức kinh doanh đặt ra để điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ phápluật và theo những chuẩn mực đạo đức xã hội vốn có từ rất lâu của con người.Ngày nay đạo

Trang 1

Luận văn Đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh

nghiệp tại Việt Nam

Trang 2

PHẦN GIỚI THIỆU

I LÝ DO CHON ĐỀ TÀI

Đạo đức đã được con người nghiên cứu từ rất lâu Nó gắn liền với cuộc sống,

nó có mặt trong tất cả các hoạt động của con người các vấn đề về đạo đức khôngđược qui đinh rõ trong một bộ luật nào nhưng con người xem nó như nhữngchuẩn mực chung, những qui tắc xử sự chung của toàn xã hội Bắt đầu từ khixuất hiện sự trao đổi hàng hóa, thì mối quan hệ giữa con người trở nên phức tạphơn Đạo đức xã hội nói chung không đủ để giải thích những hiện tượng phức tạpnảy sinh trong những mối quan hệ mới này, và cần có thêm những qui tắc ứng xửmới phù hợp để hướng dẫn hành vi con người trong mối quan hệ mới, khi đó mộtngành khoa học mới xuất hiên đó là đạo đức kinh doanh Vậy đạo đức kinhdoanh cũng đã xuất hiên từ rất lâu nhưng nó chỉ bắt đầu được nghiên cứu nghiêmtúc, và phát triển thành một ngành khoa học vào nửa sau thế kỷ XX Đạo đứckinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh,đánh giá và kiểm soát hành vi của chủ thể kinh doanh Các chuẩn mực về đạođức kinh doanh đặt ra để điều chỉnh các hành vi kinh doanh theo khuôn khổ phápluật và theo những chuẩn mực đạo đức xã hội vốn có từ rất lâu của con người.Ngày nay đạo đức kinh doanh rất được nhiều người quan tâm, khi trên thị trường

số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh ngày một tăng Rất nhiều các doanhnghiệp vì lợi nhuận mà đã có những hành vi phi đạo đức trong kinh doanh tiêubiểu cho vi phạm đạo đức trong kinh doanh đó là công ty Vedan, với mục đíchđạt đượclợi nhuận tối cao nên công ty này đã xả chất thải lên tới 1.560 m3/ngàygây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với sông Thị Vải và ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống kinh tế của người dân trong khu vực nơi đây Chính vì vậy em

đã chon đề tài: “ Đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp

tại Việt Nam” để nhằm phác họa lên bức tranh đạo đức kinh doanh của các doanh

nghiệp hiện nay, qua đó đề ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao cũngnhư hạn chế những hành động thiếu đạo đức của các doanh nghiệp đang và sắpdiễn ra

Trang 3

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.1 Mục tiêu chung:

Nêu lên vấn đề đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đóđánh giá tình hình và đề ra giải pháp để góp phần nâng cao cũng như hạn chếnhững khuyết điểm mà các doanh nghiệp đang đối mặt

1.3.1 Không gian: Phạm vi nghiên cứu trên toàn Việt Nam.

1.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh

doanh tại Việt Nam

1.4 Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 5/2011 đến 7/2011

1.5 Phương pháp nghiên cứu:

1.5.1 Phương pháp thu thập số liệu

 Thu thập số liệu thứ cấp trên sách, Internet, báo trí

 Các bài nghiên cứu thứ cấp

 Các website: thesaigontimes.vn, vneconomy.com.vn, vnexpress.net…

1.5.2 Phương pháp phân tích số liệu:

- Tổng hợp các số liệu thứ cấp từ năm 2007 - 2010

- Thống kê và phân tích số liệu từ dữ liệu thứ cấp

Trang 4

1.5.3 Phương pháp thống kê mô tả

- Khái niệm: Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu

thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánhmột cách tổng quát đối tượng nghiên cứu

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 PHÁC HỌA THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 KHÁI QUÁT VÀ NHẬN THỨC CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.1.1 Khái niệm và các nguyên tắc hình thành đạo đức kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tácdụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinhdoanh

Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào tronghoạt động kinh doanh Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh - do kinhdoanh là hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiệntrong ứng xử về đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: tính thựcdụng, sự coi trọng hiệu quả kinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanhnhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế … hoặc sang cácquan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ, con cái thì đó là những thói xấu bị xãhội phê phán Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chiphối bởi một hệ thống giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung

1.1.1.2 Các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh

Tính trung thực

Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa, giữchữ tín trong kinh doanh Nhất quán trong nói và làm Trung thực trong chấphành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế,không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ

có hại cho thuần phong mỹ tục Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giaodịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: không làm hàng giả, khuyến mại giả,quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản

Trang 6

quyền, phá giá theo lối ăn cướp Trung thực ngay với bản thân, không hối lộ,tham ô, thụt két, "chiếm công vi tư".

Tôn trọng con người

Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá, quyềnlợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhânviên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp phápkhác

Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng lợi ích của đối thủ Gắn lợi ích củadoanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn vớitrách nhiệm xã hội Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt

Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh là chủ thể hoạt động kinhdoanh Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh doanh gồm tất cả những ai làchủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh: Tầng lớp doanh nhân làm nghềkinh doanh Khách hàng của doanh nhân: khi là người mua hàng thì hành độngcuả họ đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ

và được phục vụ chu đáo Tâm lý này không khác tâm lý thích "mua rẻ, bán đắt"của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinhdoanh Tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế "Thượng đế" để xâm phạmdanh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức Khẩuhiệu "Bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có" chưa hẳn đúng

Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh

Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan,tác động đến hoạt động kinh doanh: thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhàcung ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công Chức năng

cơ bản của đạo đức là: đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩnmực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôithúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và củagiáo dục

Trang 7

Lắng nghe khách hàng

Để biết rõ họ sẽ phản ứng như thế nào luôn là một công cụ hữu hiệu khidoanhnghiệp muốn sản phẩm hay kế hoạch xúc tiến kinh doanh trở nên hiệu quảhơn Việc lắng nghe khách hàng còn mang lại cho công ty lợi ích khác là giảiquyết những phàn nàn của khách hàng một cách sáng tạo cũng chính là một trongnhững cách pháthiện các ý tưởng mới về sản phẩm hay dịch vụ, cơ hội cải tiến.Bên cạnh đó, lắng nghe ý kiến của nhân viên là điều rất quan trọng nếu muốnlắngnghe khách hàng

Chăm sóc khách hàng

Là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thoả mãn nhucầu và mong đợi của khách hàng, tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họmong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết thiết để giữ các kháchhàng đang có Khách hàng mong muốn dịch vụ cốt lõi trong hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp thực sự đáp ứng nhu cầu của họ Khách hàng luôn mongđợi dịch vụ hậu mãi sau bán hàngcủa doanh nghiệp thực sự tiện lợi

Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, hãy xây dựng một môi trường kinhdoanh thực sự chú trọng cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Đây làcách tốt nhất để tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình Cạnh tranh hiện naykhông chỉ là cạnh tranh về sản phẩm mà còn phải làm tốt công tác chăm sóckhách hàng Chăm sóc khách hàng không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên bánhàng mà bất kỳ cá nhân nào trong doanh nghiệp cũng phải thực hiện nhiệm vụnào đó cho một số người khác trong doanh nghiệp của mình, tức là ai cũng cókhách hàng và đó là khách hàng nội bộ của doanh nghiệp Việc chăm sóc kháchhàng phải bắt nguồn từ sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất và nhất quán trongmọi phòng ban

Tạo sự an tâm của khách hàng đối với nhãn hiệu

Vì người mua thường cảm thấy an tâm khi mua những nhãn hiệu mà mình

đã từng biết, từng nghe nói đến nhiều Một nhãn hiệu nghe lạ tai ít có cơ mayđược khách hàng quan tâm đến

Trang 8

Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp

Thông qua việc giữ chân khách hàng dễ dàng hơn, nhất là khi khách hàng

đã thỏa mãn với nhãn hiệu của doanh nghiệp Khách hàng thường vẫn có tâm lýngại thay đổi nhãn hiệu, thậm chí còn quảng cáo không công cho nhãn hiệu đãquen dùng Mức độ trung thành của khách hàng cao sẽ làm tăng ảnh hưởng đếnkênh phân phối, vì người bán hàng thích bày bán những nhãn hiệu mà kháchhàng muốn mua nhiều

Tin tưởng của khách hàng về chất lượng

Thể hiện thông qua sự cảm nhận của người mua về chất lượng của mộtnhãn hiệu, vì chất lượng của nhãn hiệu không nhất thiết dựa vào sự hiểu biết rõnhững qui cách, phẩm chất của nhãn hiệu mà chất lượng thấy được là những gìkhách hàng cho rằng nó nói lên chất lượng Tin tưởng của khách hàng về chấtlượng sẽ tác động trực tiếp lên quyết định mua hàng cũng như sự trung thành vớinhãn hiệu Nó cũng thuận lợi và biện minh được cho một giá bán cao hơn màngười mua cũng dễ dàng chấp nhận Ngoài ra, nó còn là cơ sở cho doanh nghiệp

mở rộng nhãn hiệu trong các lãnh vực khác có liên quan

Tạo cho khách hàng có sự liên kết giữa sản phẩm và nhãn hiệu

Thông qua việc nối trí nhớ của khách hàng đến với nhãn hiệu một cáchtrực tiếp hay gián tiếp Điển hình như nói đến nước ngọt người ta nghĩ đếnCocaCola, trông thấy cá cơm người ta liên tưởng đến nước mắm Phú Quốc Sựliên kết mạnh của nhãn hiệu có thể là cơ sở cho việc mở rộng nhãn hiệu như tràchanh Lipton có được lợi thế cạnh tranh do sự liên kết của nhãn hiệu Lipton Nếumột nhãn hiệu được định vị một cách vững chắc dựa vào một thuộc tính thenchốt của sản phẩm sẽ là một rào cản đối với các nhãn hiệu khác muốn cạnh tranh

1.1.2 Nhận thức về đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt

Nam

1.1.2.1 Vấn đề nhận thức về đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Trong thời kỳ bao cấp, mọi hoạt động kinh doanh đều do Nhà nước chỉ đạo,

vì thế những hành vi có đạo đức được coi là những hành vi tuân thủ lệnh cấp

Trang 9

trên Do khan hiếm hầu hết hàng hóa tiêu dùng, để mua được đã là rất khó, nênkhông ai có thể phàn nàn về chất lượng hàng hóa Vì cầu vượt quá cung, chấtlượng phục vụ trong mạng lưới cung cấp vô cùng thấp nhưng ít người dám thanphiền Vào thời gian đó, các ngành công nghiệp của Việt Nam chưa phát triển, córất ít nhà sản xuất và hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước, nên không cần quantâm đến vấn đề thương hiệu hay sở hữu trí tuệ Hầu hết lao động đều làm việccho nhà nước, nơi mà kỷ luật và chế độ lương thưởng đều thống nhất và đơngiản Mọi hoạt động trong xã hội đều phải tuân thủ quy định của Nhà nước nênnhững phạm trù trên là không cần thiết.

Thời gian gần đây, do áp lực của tiến trình toàn cầu hóa, đã có khá nhiều bàibáo trên các báo và tạp chí như: Chúng ta (Tạp chí lưu hành nội bộ của công tyFPT, website: www.chungta.com) hay báo Diễn đàn doanh nghiệp (tờ thời báocho giới doanh nhân Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- VCCI phát hành, website: www.dddn.com.vn) và một số báo và tạp chí khácnhư: Saigon Times, Thời báo kinh tế Sài Gòn, báo Lao động Nhưng các bài báonày thường chỉ dừng ở việc nhận định về những sự kiện gần đây ở Việt Nam cóliên quan đến đạo đức kinh doanh hoặc cung cấp về một số vụ việc trên các sáchbáo nước ngoài, chứ không tiến hành khảo sát hay đưa ra một khái niệm cụ thểnào về đạo đức kinh doanh Hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng dạy về kinhdoanh ở Việt Nam đều chưa có môn học này, hoặc nếu có cũng chỉ dừng ở hìnhthức môn tự chọn Trong nội dung của các môn học có liên quan như kinh doanhquốc tế hay quản trị kinh doanh cũng chưa đề cập đến khái niệm này, hoặc nếu

có thì nội dung cũng quá sơ sài Ví dụ, trong giáo trình môn Văn hóa kinh doanhtại một trường Đại học Kinh tế ở Việt Nam có giành một chương cho Đạo đứckinh doanh nhưng lại coi đạo đức kinh doanh là việc tuân thủ pháp luập trongkinh doanh Quan niệm như vậy là quá hạn hẹp, chưa đánh giá hết tầm quantrọng của khái niệm này Do áp lực của tiến trình toàn cầu hóa, các phương tiệnthông tin đại chúng ở Việt Nam đề cập khá nhiều đến vấn đề này nhưng lạikhông đưa ra được một khái niệm chuẩn mực nào Chính vì vậy, mặc dù thườngđược nghe về đạo đức kinh doanh nhưng cách hiểu của người dân, của các doanhnghiệp về vấn đề này còn khá mơ hồ

Trang 10

1.1.2.2 Lĩnh vực tiêu biểu trong vấn đề vi phạm đạo đức kinh doanh tại Việt Nam

Thực phẩm

Thực phẩm không chỉ là nguồn dinh dưỡng mà còn có thể đóng vai tròquan trọng cho việc bảo vệ sức khỏe người dân Chính vì thế mà thực phẩmthường được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan có nhiệm vụ quản lý thuốc

Việc sữa sản xuất từ Trung Quốc có chứa chất melamine dẫn đến tửvong cho một số trẻ em đã được thảo luận khá nhiều trên báo chí Trung Quốc vàthế giới Người ta bàn đến việc đề ra những tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh gắt gaohơn, những quy chế luật pháp để ngăn ngừa một thảm trạng như thế trong tươnglai Tại Việt Nam thì vấn đề vệ sinh anh toàn thực phẩm cũng đang được đưa lênđến mức báo động Từ những quán nhỏ lẻ bên đường với sản phẩm phở, hủ tiếu,cháo… người ta không ngại lừa đối khách hàng bằng những chiêu thức khá tinh

vi như sử dụng những hóa chất nhằm tái sinh nguyên liệu để tăng thêm đồng lời,hay những lò rượu thay vì bán cho khách hàng những sản phẩm chất lượng thì lạibán những giọt rượu mà theo phân tích có đến 70% là cồn Và cho đến nhữngdoanh nghiệp lớn như các công ty thủy hải sản của Việt Nam bị các công ty Mỹtrả lại hàng do phát hiện trong sản phẩm có chứa tạp chất

Vì thực phẩm có liên hệ trực tiếp đến sức khỏe của một cộng đồng, thậmchí dân tộc, công nghệ thực phẩm rất cần một quy ước đạo đức Quy ước đạo đứckhông phải là luật pháp, mà là những điều lệ về hành nghề được các thành viêntrong ngành nghề chấp nhận như là kim chỉ nam cho việc hành nghề Các điều lệnày cho phép, nghiêm cấm, hay đề ra thủ tục về các hành xử cho các tình huốngkhác nhau

Xăng dầu

Dù đã nghe rất nhiều thông tin về chuyên gian lận xăng dầu nhưng hầunhư người tiêu dùng vẫn không thể có cách nào để bảo vệ mình trước các trò gianlận của những chủ cây xăng thiếu đạo đức kinh doanh Chưa có một lĩnh vực tiêudùng nào mà người mua buộc phải nhắm mắt trước các trò gian xảo mà người

bán bày ra như xăng dầu

Tỉnh Bình Dương là địa phương đầu tiên cả nước công bố danh tính cáccây xăng gian lận lên báo Một thống kê giật mình là có đến 62% cây xăng được

Trang 11

kiểm tra là có gian lận Riêng chuyện đo đếm, theo quy định sai số là 0,5% trongkhi các cây xăng sai số này là từ 1 - 8% Trong quá khứ, Bình Dương cũng từngphát hiện có cây xăng ăn gian đến 12,9% khi bơm xăng cho khách "Ba năm nay,tình hình dường như không có cải thiện gì Chủ cây xăng cứ ăn gian còn ngườitiêu dùng cứ phải chịu thiệt" một cán bộ trong đoàn kiểm tra xăng dầu của BìnhDương nói Theo danh sách mới được công bố thì trên địa bàn tỉnh Bình Dương

có đến 9 doanh nghiệp nằm trong "danh sách đen" Ngoài ra, thủ đoạn có vẻ thủcông nhưng vẫn còn nhiều cây xăng áp dụng là cưa rãnh đầu vít - bộ điều khiểnxung - vừa đủ nhỏ để tháo dây kẹp chì, điều chỉnh sai số rồi lắp lại Thủ đoạn nàytương đối dễ phát hiện đối với lực lượng kiểm tra song vẫn là "bất khả phát hiện"đối với người tiêu dùng

Cho đến thời điểm này người tiêu dùng thực sự bó tay trước các thủ đoạnngày càng tinh vi của nhà kinh doanh xăng dầu gian dối Qua vụ việc acetontrong xăng vừa rồi người tiêu dùng lại càng thêm thất vọng

Người lao động

Đảm bảo điều kiện lao động an toàn là hoạt động có đạo đức nhất trongvấn đề bảo vệ người lao động Người lao động có quyền làm việc trong một môitrường an toàn Mặt khác xét từ lợi ích, khi người làm công bị tai nạn, rủi ro thìkhông chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân họ mà còn tác động đến vị thế cạnh tranhcủa công ty

Tuy nhiên, việc cung cấp những trang thiết bị an toàn cho người lao động(hệ thống cứu hỏa, dây an toàn, găng tay và ủng cách điện cho thợ điện, đèn vàđèn pha cho thợ mỏ), chi phí cho tập huấn và phổ biến về an toàn lao động, đôikhi cũng tốn kém nguồn lực và thời gian nên một số công ty không giải quyếtthấu đáo, dẫn đến người lao động gặp rủi ro, điều này đáng lên án về mặt đạođức

Các vấn đề còn tồn đọng về đạo đức kinh doanh đối với người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam

Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn lao động cho người lao động,

cố tình duy trì các điều kiện nguy hiểm và không đảm bảo sức khỏe tại nơi làmviệc

Trang 12

Che dấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc, làm ngơ trước một vụviệc có thể dự đoán được và có thể phòng ngừa được.

Bắt buộc người lao động thực hiện những công việc nguy hiểm mà khôngcho phép họ có cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, bất chấp khả năng và năng lựccủa họ

Không phổ biến kỹ lưỡng các quy trình, quy phạm sản xuất và an toàn lao độngcho người lao động

Không thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn lao động để đề ra cácbiện pháp khắc phục

Không thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm

Không tuân thủ các quy định của ngành, quốc gia, quốc tế về an toàn.Bảo vệ người lao động còn liên quan đến một vấn đề đạo đức rất nhạycảm đó là vấn đề quấy rối tình dục nơi công sở Đó là hành động đưa ra nhữnglời tán tỉnh không mong muốn, những lời gạ gẫm quan hệ tình dục và các hành

vi, cử chỉ, lời nói mang bản chất tình dục ở công sở, làm ảnh hưởng một phầnhoặc hoàn toàn đến công việc của một cá nhân và gây ra một môi trường làmviệc đáng sợ, thù địch hoặc xúc phạm Kẻ quấy rối có thể là cấp trên của nạnnhân, đại diện của cấp trên, giám sát viên trong một lĩnh vực khác hoặc là mộtđồng nghiệp

Thuế

Tiền thuế được thu để phục vụ trở lại xã hội và duy trì bộ máy nhà nước

để quản lý và phục vụ xã hội Do đó, hành vi trốn thuế dù dưới bất kỳ hình thứcnào thì cũng đã vi phạm "đạo đức kinh doanh", chỉ có điều là nhiều hay ít Còntrốn thuế như thế nào thì nó muôn hình vạn trạng, vụ mới nhất là ô tô VAN, nếu

để nguyên chiếc thì chịu thuế ngất trời vì là xe hơi, nhưng nhà nhập khẩu chỉ cầntháo 1 chiếc ghế ra thì đã biến nó thành xe tải, được hưởng thuế ưu đãi

Ngoài trốn thuế như đã nêu trên thì tránh thuế là hành vi cũng liên quantới vấn đề đạo đức kinh doanh

Một số hành vi gian lận thuế có thể kể tới như :

+ Gian lận sổ sách bằng cách tạo ra 2 hệ thống ghi

+ Trả lương bằng tiền mặt Khi trả lương bằng tiền mặt thì không thể ghinhận được các hoạt động này và thu nhập không phải báo cho thanh tra thuế

Trang 13

+ Trao đổi hiện vật, khi trao đổi bằng hiện vật thì theo luật vẫn phải đánhthuế nhưng người ta ít khai báo dạng thu nhập này do khó theo dõi quy mô Bằngviệc làm khó các thanh tra thuế, hành vi tránh thuế được thực hiện Ngoài ra còn

có việc sử dụng các tài khoản ngân hàng không chính thức, rửa tiền, hoặc phân

bổ vào các nguồn thu nhập không chính thức khác.

1.2 CÁC VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.2.1 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và xã hội

1.2.1.1 Thương hiệu doanh nghiệp và khách hàng

Từ trước đến nay các nghiên cứu sự trung thành của khách hàng ở cácnước cũng như ở Việt nam mới chỉ đánh giá sự trung thành về hành vi và nókhông thể giải thích mối quan hệ bất đối xứng giữa sự thoả mãn và sự trungthành như: tại sao một khách hàng thoả mãn không phải lúc nào cũng trung thành

và tại sao một khách hàng không thoả mãn đôi khi lại trung thành? Câu trả lời làthiếu sự cam kết

Một số nghiên cứu vài năm gần đây đã đề cập khái niệm sự cam kết như làyếu tố tâm lý phản ánh sức mạnh mối quan hệ khách hàng với thương hiệu và đolường sự trung thành dựa trên sự cam kết giúp đánh giá thái độ và dự báo hành vikhách hàng trong tương lai Các mô hình trung thành dựa trên sự cam kết baogồm các yếu tố về liên kết chức năng ( sự thỏa mãn về chất lượng sản phẩm/dịchvụ) và liên kết cá nhân ( thuộc tâm lý như sự tín nhiệm, tình cảm) trong đó mức

độ quan hệ tương tác giữa hành vi khách hàng và hành vi thương hiệu tạo nênchất lương quan hệ Chất lượng quan hệ khách hàng-thương hiệu là nguyên nhânquyết định sức mạnh các liên kết chức năng và liên kết cá nhân Mà thương hiệu

là cái đi sâu vào tâm trí khách hàng cần được nuôi dưỡng và thông qua đạo đứckinh doanh của doanh nghiệp

Trang 14

Hành vi thương hiệu Điều kiện quan hệ Cam kết gắn bó Hành vi khách hàng

Tương tác thương hiệu và khách hàng

Mô hình nghiên cứu thương hiệu và khách hàng

Trong bối cảnh thị trường Việt nam đang trong giai đoạn chuyển từ baocấp, độc quyền sang cạnh tranh mãnh liệt trong một nền kinh tế thị trường, việcgiữ chân khách hàng là nhiệm vụ sống còn của các nhà cung cấp

1.2.1.2 Doanh nghiệp và xã hội

Khi cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi

từ khách hàng ngày càng cao và xã hội do đó có cái nhìn ngày càng khắt khe hơnđối với doanh nghiệp về bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì cácdoanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ không chỉ nhữngchuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh phải có lợi nhuận, thậm chí siêu lợinhuận mà cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường laođộng, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyềnlợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm

cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện…

Cụ thể tất cả nội dung trên trong thời hội nhập toàn cầu hoá kinh tế hiệnnay có thể hiểu như sau:

(i) Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng;

(ii) Trách nhiệm về bảo vệ môi trường;

(iii) Trách nhiệm với người lao động

(iv) Trách nhiệm chung với cộng đồng

Thỏa mãn

Liên kết cá nhân

Liên kết chức năng

Trung thành hành vi

Trung thành cam kết

Trang 15

Như vậy, nội hàm bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử củadoanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến cácnhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đếncác cổ đông của doanh nghiệp Trong đó, có cả trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên,môi trường mà thực chất cũng là có trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xãhội, bao gồm cả những hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sựphát triển chung của đất nước

Những người lãnh đạo doanh nghiệp thời nay do đó phải là những người cótầm nhìn xa trông rộng để hướng tới mục tiêu hoạt động toàn diện không chỉ giớihạn bởi thặng dư, lợi nhuận kinh tế đơn thuần Thước đo thành công của họ bắtnguồn từ những tác động mà họ tạo ra đối với nhu cầu xã hội Các doanh nhânnày cần tìm kiếm những giải pháp để thay đổi xã hội theo chiều hướng ngày càngtốt hơn và ngược lại, các doanh nghiệp của họ sẽ có những điều kiện để phát triểnbền vững hơn Lợi ích dài hạn chủ yếu của CSR là cho chính nội bộ doanhnghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhânviên thôi việc, tăng năng suất lao động Ngoài ra, còn giúp nâng cao uy tín củadoanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trongcạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài

1.2.2 Vấn đề sở hữu trí tuệ

1.2.2.1 Thực trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ

Theo báo cáo sơ kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống sản xuất, buônbán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ của Bộ Công an, trong 5 năm (2002-2007), lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế của 43 địa phương đã pháthiện 1092 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả Ngoài ra mỗi năm, các cơ quan chứcnăng đã phát hiện hàng ngàn vụ sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm quyền

sở hữu trí tuệ Trong năm 2006, thanh tra chuyên ngành văn hoá – thông tin tiếnhành kiểm tra 20.414 cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá, phát hiện 5.647 cơ sở viphạm; đã cảnh cáo 519 cơ sở; đình chỉ hoạt động của 289 cơ sở; tạm giữ giấyphép kinh doanh của 160 cơ sở; chuyển xử lý hình sự 09 trường hợp; xử phạt

Trang 16

nghệ tiến hành thanh tra, kiểm tra 1.536 cơ sở về chấp hành các quy định sở hữucông nghiệp, xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và cạnh tranhkhông lành mạnh đã phát hiện 107 cơ sở sai phạm, buộc tiêu huỷ và loại bỏ cácyếu tố vi phạm khỏi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và phạt tiền 224.900.000 đồng.Thanh tra Bộ Văn hoá – Thông tin tiến hành kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sởkinh doanh máy tính lắp đặt, xây dựng các trang Web, cung cấp cho khách hàngcác phần mềm Windows, Micrrosoft office, Vietkey… vi phạm pháp luật về bảnquyền

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay được thực hiệnbằng nhiều phương thức, thủ đoạn mới như áp dụng công nghệ cao, sử dụng cácthiết bị hiện đại để sản xuất hàng hoá làm cho người tiêu dùng và cơ quan quản

lý thị trường khó phát hiện thật - giả Các hành vi vi phạm này ngày càng nguyhiểm hơn ở tính chất vi phạm, có tổ chức chặt chẽ không những trong phạm vilãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài Ví dụnhư, hàng năm sản lượng nước mắm Phú Quốc chỉ đạt tối đa 15 triệu lít, nhưng

có tới hàng trăm triệu lít nước mắm mang tên Phú Quốc tung ra thị trường HoặcCông ty Unilever Việt Nam có thời điểm bị thiệt hại do hàng nhái, hàng giả vàbuôn lậu lên tới hàng chục triệu USD, trong đó đã xác định được 90% hàng giảtheo các nhãn hàng của Unilever là có xuất xứ từ nước ngoài

Nhóm tội phạm thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ có đặc điểm rất phức tạp vìchủ thể của tội phạm hầu hết là những người có điều kiện kinh tế, trình độchuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cao, am hiểu những lĩnh vực mình đang quản lý,một số người còn có chức vụ, quyền hạn nhất định Bên cạnh đó, sự bùng nổ củakhoa học, công nghệ đã tạo nhiều thiết bị, công cụ, phương tiện phạm tội ngàycàng tinh vi nên rất khó phát hiện Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ đã gây rahoặc đe dọa đến thiệt hại nền kinh tế của cả nước cũng như từng lĩnh vực, từngngành, ảnh hưởng đến tài sản, sức khoẻ và tính mạng con người, tác động đếnvới cả cộng đồng, triệt tiêu sức sáng tạo và khiến giới đầu tư e ngại

Tuy nhiên, việc xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn gặp nhiềukhó khăn và bất cập Các vi phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày một gia tăngnhiều hơn nhưng khó bị phát hiện và khi bị phát hiện thì thường chỉ bị xử lý bằngcác biện pháp dân sự hoặc hành chính Điều này cho thấy, công tác đấu tranh

Trang 17

phòng chống tội xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứngđược yêu cầu bảo quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả trước các hành vi xâmphạm ngày một gia tăng và phức tạp, cũng như trước các yêu cầu cấp thiết khiViệt Nam tham gia vào các điều ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trongtiến trình hội nhập thương mại quốc tế của mình.

1.2.2.2 Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệngày một gia tăng Thứ nhất, hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sởhữu trí tuệ luôn tạo ra “siêu lợi nhuận” nên rất có sức hút, lôi kéo được nhiều đốitượng tham gia, kể cả những người lao động thuần túy, trên nhiều địa bàn vànhiều lĩnh vực khác nhau

Thứ hai, trong quá trình hội nhập, ngoài những tác động tích cực góp phầnlàm nên những kết quả đáng kể trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội, còn phát sinh những yếu tố tiêu cực xâm nhập vào nền kinh tế nhiều thànhphần với tính cạnh tranh cao và diễn biến phức tạp của nước ta Các mặt hàng nộiđịa tuy đa dạng, phong phú và có cải tiến nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầucho người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện thu nhập bình quân thấp, giá hànghoá sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao tạo nên sự bất cân đối Vì vậy, nhiều ngườitiêu dùng ưa lựa chọn những sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng côngnghiệp “như thật” mà lại có giá bán thấp Lợi dụng tình trạng này, không ít doanhnghiệp thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu sự tôn trọng người tiêu dùng, vìmục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả, làm nhái những sản phẩm được bảo hộ có

uy tín, chất lượng, kiểu dáng để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng Vì vậy,việc sao chụp, mô phỏng, làm nhái các sản phẩm của nhau để giành giật thịtrường trở thành hiện tượng phổ biến Đây là một trong những nguyên nhânchính dẫn đến sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ tồn tại vàngày càng mở rộng quy mô hoạt động

Thứ ba, phần lớn các chủ sở hữu trí tuệ chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệquyền lợi của mình, chưa có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệuhàng hoá, trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệđối với sức khoẻ, lợi ích của cộng đồng còn rất hạn chế Hiện nay rất ít doanh

Ngày đăng: 21/01/2016, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w