GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOAN HỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 27 - 30)

VIỆT NAM

3.1 GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH TRỊ

Muốn cho doanh nhân Việt Nam chứng tỏ được tài năng, đạo đức của họ cần phải xây dựng một chế độ dân chủ thực sự, một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa của nó. Nhà nước phải là người đại diện quyền lợi của toàn xã hội, là người điều chỉnh các lợi ích chính đáng của mọi cá nhân, mọi thành phần kinh tế. Từ đó Nhà nước phải ban hành những văn bản pháp luật, có những chính sách công bằng, hợp lý để giúp cho Doanh nhân được tự do “cạnh tranh lành mạnh”, “phát triển bình đẳng”, “phục vụ trung thực”. Hiện nay chúng ta có đến ba bộ luật về doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp nước ngoài, Doanh nghiệp tư nhân, chưa thật bình đẳng, chưa thật hợp lý. Pháp luật cần chặt chẽ, chính xác, quy định những điểm doanh nhân được làm tức là những điều pháp luật không cấm. Vừa qua có những vụ án, các nhà kinh doanh, buôn bán bị quy vào tội danh “lợi dụng kẽ hở” của pháp luật. Đồng thời cũng cần xác định vấn đề hình sự và hoạt động kinh doanh buôn bán, không hình sự hóa những vấn đề phức tạp của hoạt động này.

Ban hành pháp luật là quan trọng, nhưng người thực thi pháp luật mang tính quyết định. Do vậy, cần phải chống tiêu cực trong bộ máy quyền lực của Đảng và bộ máy Nhà nước, loại bỏ những phần tử thoái hóa, biến chất ra khỏi bộ máy Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến các địa phương, các ngành, các cấp. Doanh nhân Việt Nam cần phải tham gia vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay, việc làm này rất khó khăn nhưng có ý nghĩa rất to lớn.

3.2. GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ

Phải xác định rõ thể chế kinh tế và chế độ sở hữu ở nước ta trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào? Trong đó lợi ích của doanh nhân đến đâu? lợi ích xã hội đến đâu? Vấn đề chế độ sở hữu cần được làm rõ, vấn đề sở hữu tư nhân có được

không? Vấn đề sở hữu như một động lực thúc đẩy hoạt động của doanh nhân. Từ vấn đề này dẫn đến xác lập quan hệ đạo đức và giá trị, chuẩn mực đạo đức trong xã hội, đây là những vấn đề có liên quan đến đạo đức của Doanh nhân. Theo Forbes thì “Việc không có một nhà tỷ phú nào cho thấy quốc gia đó còn nhiều hạn chế trong việc khuyến khích làm giàu. Tại đó còn tồn tại nhiều chính sách chưa hợp lý, hệ thống tài chính – thuế khóa chưa minh bạch, cơ chế với sự phát triển của doanh nhân còn bó buộc”.

3.3 VẤN ĐỀ NHẬN THỨC VÀ TƯ TƯỞNG

Liên quan đến đạo đức xã hội và đạo đức doanh nhân là vấn đề “bóc lột” hiện nay. Cần hiểu rõ thế nào là “bóc lột” (hay là sử dụng sức lao động) và quan trọng hơn là “bóc lột” trong điều kiện nước ta hiện nay còn có ý nghĩa nhân văn, nhân bản, ý nghĩa đạo đức không? Bởi hiện nay có rất nhiều người lao động (ở nông thôn và thành thị), họ không có công ăn việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình, họ cần được “bán” sức lao động. Nếu các doanh nhân tạo cho họ công ăn việc làm, đem tài năng và vốn liếng vào việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội, cho bản thân thì đó chính là hành vi đạo đức. Điều này cần được khẳng định, cần được làm rõ ý nghĩa đạo đức tích cực của việc “bóc lột”, bởi do tính tất yếu kinh tế - xã hội hiện nay. Đồng thời cần phải khẳng định giá trị của doanh nghiệp, doanh nhân trong giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay. Nếu trước đây trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước vai trò của các quân đoàn, binh đoàn bộ đội, vai trò của các tướng lĩnh quyết định thắng lợi trên chiến trường, thì ngày nay trong xây dựng kinh tế vai trò của các doanh nghiệp (các tập đoàn kinh tế), vai trò của doanh nhân quyết định chiến thắng trên các thương trường... Do vậy, cần chuyển đổi các giá trị đạo đức cho phù hợp: nếu trước đây tinh thần yêu nước thể hiện ở giá trị đạo đức cao cả là phấn đấu cho độc lập tự do của dân tộc (Không có gì quý hơn độc lập tự do) thì ngày nay tinh thần yêu nước phải phấn đấu vì “dân giàu, nước mạnh” đó là một giá trị đạo đức cao đẹp – doanh nhân phải là người nêu cao giá trị đạo đức mới và là nhân vật tiêu biểu cho giá trị đó.

3.4 VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NHÂN

Vấn đề giáo dục đạo đức cho doanh nhân là vấn đề của toàn xã hội và là vấn đề tự ý thức của chính giới doanh nhân. Đối với xã hội cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của doanh nhân, giá trị xã hội của danh nhân bằng sự tôn vinh doanh nhân. Cần khắc phục những mặc cảm sai lầm về doanh nhân. Chúng ta cần nghiên cứu xây dựng văn hóa doanh nhân Việt Nam với những đặc trưng, đặc điểm mang tính đặc thù của Việt Nam như một thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế.

Chúng ta cần phải bồi dưỡng lý tưởng, đạo lý, triết lý làm giàu cho các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt thế hệ trẻ để họ trở thành những doanh nhân Việt Nam sánh vai cùng doanh nhân các cường quốc năm châu theo tinh thần Hồ Chí Minh. Đồng thời, phải xây dựng truyền thống Doanh nhân Việt Nam với sự tôn vinh Doanh nhân Việt Nam bên cạnh những giá trị cao đẹp khác của dân tộc.

Tóm lại: trên đây là một số vấn đề cơ bản đặt ra đối với đạo đức kinh doanh tại Việt Nam hiện nay. Vấn đề trình bày ở đây như là một yếu tố của văn hóa doanh nhân, văn hóa kinh doanh hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp tại việt nam (Trang 27 - 30)