TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG NỘI SOI QUA NIỆU ĐẠO Nguyễn Trường An* TÓM TẮT Mục tiêu Nghiên cứu nhằm khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, đánh giá độ trầm trọng của u lành tính tuyến tiền liệt
Trang 1TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG NỘI SOI QUA NIỆU ĐẠO
Nguyễn Trường An*
TÓM TẮT
Mục tiêu Nghiên cứu nhằm khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, đánh giá độ trầm trọng của u lành tính
tuyến tiền liệt và kết quả phẫu thuật cắt u lành tính tuyến tiền liệt bằng nội soi qua niệu đạo dựa theo điểm IPSS, QoL.
Đối tượng nghiên cứu gồm 36 bệnh nhân được chẩn đoán u lành tính tiền liệt tuyến có xác nhận bằng kết
quả giải phẫu bệnh lý sau mổ, thời gian từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008 tại Khoa Ngoại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
Phương pháp nghiên cứu tiến cứu mô tả. Đánh giá lâm sàng trước, trong và sau mổ theo thang điểm
IPSS, QoL, QTB. Đánh giá khối lượng u lành tính tuyến tiền liệt bằng siêu âm trên xương mu. Đánh giá kết quả phẫu thuật theo tiêu chuẩn của Yukio Homma và cs ở các thời điểm trước, sau mổ và tái khám sau 3 tháng.
Kết quả: Tuổi trung bình 73,56 ± 8,06 tuổi (53‐89), 69,5% bệnh nhân trên 70 tuổi. Tất cả bệnh nhân đều
có điểm IPSS trước mổ >20 điểm, trung bình IPSS trước mổ là 30,31 ± 3,15 (24‐33). 35/36 bệnh nhân sau mổ và khi tái khám có điểm IPSS < 8, 1 trường hợp có điểm IPSS 16. Trung bình IPSS sau mổ và khi tái khám theo thứ
tự là 6,57 ± 0,92 và 4,74 ± 2,56. Tất cả bệnh nhân có điểm chất lượng cuộc sống QoL trước mổ > 5, điểm trung bình QoL trước mổ, sau mổ và khi tái khám lần lượt là 5,69 ± 2,02; 2,03 ± 0,61 và 1,23 ± 0,55. Lưu lượng dòng tiểu trung bình QTB trước mổ và khi ra viện lần lượt là 1,63 ± 1,80 ml/s và 9,42 ± 1,85 ml/s (6 – 13,7 ml/s). Khối lượng trung bình tuyến tiền liệt theo siêu âm là 55,94 ± 22,47 gam (21‐110 gam). Thời gian phẫu thuật trung bình là 61,39 ± 24,04 phút (40‐140 phút), 75% bệnh nhân có thời gian phẫu thuật trong vòng 60‐90 phút. Lượng dịch súc rửa trung bình trong mổ là 20,7 ± 2,93 lít (17‐23 lít). Biến chứng sau mổ 1 trường hợp chảy máu (2,8%) phải can thiệp lại. Kết quả chung sau mổ có 61,6% rất tốt, 32,5% tốt, 5,9% khá, không có kết quả kém. Số ngày nằm viện sau phẫu thuật trung bình là 5 ± 1,88 ngày (3‐7 ngày).
Kết luận: Phẫu thuật cắt u lành tính tuyến tiền liệt nội soi qua niệu đạo là phẫu thuật an toàn, tỷ lệ biến
chứng thấp, ngày nằm viện ngắn, và kết quả chủ yếu là tốt.
SUMMARY
EVALUATION THE RESULTS OF TRANSURETHRAL RESECTION OF THE PROSTATE
Nguyen Truong An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2008: 187 ‐ 192
The purpose of this study is to evaluate the gravity of symptomatology of benign prostatic hyperplasia and
the results of TURP based on IPSS, QoL.
Materials and methods: Design of study as prospective and cross‐sectional. We perfomed TURP for 36
patients of BPH in The Surgical Department of Hospital of Hue College of medicine and pharmacy. We evaluate the symptomatology and outcomes of TURP after IPSS, QoL, Q average pre‐postoperative and follow up at 3 months. The evaluation based on criteria of Yukio Homma et al.
Results: The mean age of patients was 73.56 ± 8.06 y (53‐89 y). 100% of patients had IPSS>20, QoL> 5.
The means IPSS pre, post‐op and at 3 months were 30.31 ± 3.15 (24‐33), 6.57 ± 0.92 and 4.74 ± 2.56. The means
of QoL pre, post‐op and at 3 months were 5.69 ± 2.02; 2.03 ± 0.61 và 1.23 ± 0.55. The means of Qaverage pre and post‐op were 1.63 ± 1.80 ml/s and 9.42 ± 1.85 ml/s (6 – 13.7 ml/s). The mean weight of prostate was 55.94 ±
*Khoa Ngoại – BV Trường ĐH Y Dược Huế
Trang 222.47g (21‐110g). The mean time of operation was 61.39 ± 24.04 (40‐140 minutes). The mean volume of irrigative fluid was 20.7 ± 2.93 (17‐23 litres). The complication post‐op was 1 cas (2,8%) of haemorrhage and the patient must be reoperated. The general results were 61.6% very good, 32.5% good, 5.9% medium. The mean days in hospital was 5 ± 1.88 (3‐7days).
Conclusion: TURP is a safety operation with minimum complication, the day in hospital is short and the
general results are good.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U lành tính tuyến tiền liệt là bệnh lý thường
gặp ở nam giới lớn tuổi. Theo thống kê của Wei
và cộng sự, ở Mỹ bệnh chiếm tỷ lệ 75% nam giới
trong tuổi 70‐80(13). Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh u
lành tính tuyến tiền liệt là khoảng 50% nam giới
trên 50 tuổi theo nghiên cứu của Trần Đức
Hòe(5). Điều trị ngoại khoa cho bệnh u lành tính
tuyến tiền liệt dành cho những trường hợp có
biến chứng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân. Từ năm 2003, Bệnh
viện Trường Đại học Y Dược Huế đã bắt đầu
triển khai phẫu thuật cắt u lành tính tuyến tiền
liệt bằng nội soi qua niệu đạo với kết quả bước
đầu khả quan song cho đến hiện nay vẫn chưa
có đánh giá cụ thể. Mục tiêu của đề tài này
nhằm khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, đánh
giá độ trầm trọng của bệnh u lành tính tuyến
tiền liệt bằng thang điểm IPSS, QoL và kết quả
phẫu thuật cắt u lành tính bằng nội soi qua niệu
đạo tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Gồm 36 bệnh nhân được chẩn đoán u lành
tính tuyến tiền liệt, điều trị tại Khoa Ngoại bệnh
viện Trường Đại học Y Dược Huế trong thời
gian từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: U lành tính
tuyến tiền liệt có biến chứng (bí tiểu cấp hoặc
mạn, nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại nhiều
lần, sỏi bàng quang, dãn đường tiểu trên, điểm
IPSS > 8…), u lành tính gây ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng cuộc sống (điểm QoL >3). Có kết
quả giải phẫu bệnh lý sau mổ xác nhận u lành
tính của tuyến tiền liệt.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu theo kiểu tiến cứu mô
tả.
Đánh giá trước mổ, trong mổ và sau mổ bao gồm: Đánh giá độ trầm trọng của triệu chứng bệnh theo thang điểm IPSS, QoL. Đánh giá khối lượng tuyến tiền liệt dựa vào đo kích thước bằng siêu âm trên xương mu, đồng thời đo thể tích nước tiểu tồn dư sau đái (PVR). Đo lưu lượng dòng tiểu trung bình. Ghi nhận thời gian mổ, các tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ.
Phương tiện, dụng cụ: máy cắt nội soi hiệu Storz 24 Fr, dao điện Bechtold. Dịch rửa trong
mổ là dung dịch sorbitol 1%, bình chứa dịch rửa đặt cao hơn bàn mổ 60cm. Dụng cụ súc rửa Ellik.
Kỹ thuật mổ: Soi từ niệu đạo vào bàng quang, nhận định ụ núi, các thùy của tuyến tiền liệt, cổ bàng quang, 2 lỗ niệu quản, đánh giá niêm mạc bàng quang. Khởi đầu bằng cắt thùy giữa từ vị trí 5‐7 giờ ở cổ bàng quang đến ụ núi, cắt tuần tự sâu dần cho đến khi thấy các thớ vỏ của tuyến. Tiếp tục cắt thùy phải, cũng tuần tự
từ cổ bàng quang ở vị trí 11‐7 giờ ở cổ bàng quang, hướng về phía ụ núi; tương tự cắt thùy trái ở vị trí 1‐5 giờ ở cổ bàng quang hướng về ụ núi. Kiểm tra tổng quát lô tuyến và hoàn thiện các vết cắt cũng như cầm máu. Hút sạch các mảnh cắt trong lòng bàng quang, rút máy, đặt Foley có hai đường súc rửa bàng quang liên tục. Đánh giá kết quả phẫu thuật khi ra viện và khi tái khám (sau 3 tháng) theo tiêu chuẩn của Yukio Homma(12).
KẾT QUẢ
Trong thời gian từ tháng 3/2007 đến tháng 4/2008, tại Khoa Ngoại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế đã phẫu thuật cắt tuyến tiền
Trang 3từ 53 đến 89, tuổi trung bình 73,56 ± 8,06.
Lý do vào viện: Hơn một nửa số trường hợp
vào viện bì bí tiểu cấp (52,8%), số còn lại là do
rối loạn tiểu tiện. Trong số 19 trường hợp bí tiểu
cấp có 18 trường hợp được đặt thông tiểu và 1
trường hợp dẫn lưu bàng quang trên xương mu.
Triệu chứng lâm sàng bao gồm tiểu khó
(100%), tiểu đêm nhiều lần (91,7%), tiểu buốt
tiểu rắt (80,5%), tiểu không kiểm soát (11,1%),
cảm giác tiểu không hết (88,9%), tiểu ngắt
quãng (86,1%).
Có 9 trường hợp có bệnh lý kèm theo (4 tăng
huyết áp, 2 đái đường, 2 thoát vị bẹn, 1 trĩ), và 10
trường hợp có bệnh lý của hệ tiết niệu (2 u bàng
quang, 2 sỏi bàng quang, 3 sỏi thận, 2 nang thận,
1 suy thận).
Có 4 trường hợp cấy nước tiểu dương tính
trong đó 3 trường hợp là E. Coli và 1 trường hợp
Staphylococcus aureus, cả 4 trường hợp đều có
số lượng khuẩn lạc >105/ml nước tiểu, được điều
trị theo kháng sinh đồ cho đến khi nước tiểu vô
khuẩn mới phẫu thuật.
Khối lượng trung bình tuyến tiền liệt theo
siêu âm là 55,94 ± 22,47 gam, nhỏ nhất 21 gam và
lớn nhất 110 gam.
Thể tích cặn bàng quang trung bình là 53,59
± 38,56 ml.
Bảng 1. Một số chỉ số trước mổ
Tuổi 36 73,56 ± 8,06 53 - 89 69,5% > 70 tuổi
IPSS 36 30,31 ± 3,15 24 - 33 100% > 20
QoL 36 5,69 ± 2,02 5 - 6 100% > 5
Trọng lượng
TTL(g) 36 55,94 ± 22,47 21 - 110
PVR (ml) 17 53,59 ± 38,56 10 - 250
QTB (ml/s) 17 1,63 ± 1,80 1,2 - 6
Bảng 2. Thời gian mổ và lượng dịch súc rửa trong
mổ
Thời gian mổ
(phút) 36 61,39 ± 24,04 40 - 140 75% 60-90 phút
Lượng dịch rửa
(lít) 36 20,7 ± 2,93 17 - 23 77,8% 20-25 lít
34 bệnh nhân được gây tê tủy gai (94,4%), 2 bệnh nhân được gây mê nội khí quản (5,6%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 61,39 ± 24,04 phút, ngắn nhất 40 phút và dài nhất 140 phút, 75% bệnh nhân có thời gian phẫu thuật trong vòng 60‐90 phút. Lượng dịch súc rửa trung bình trong mổ là 20,7 ± 2,93 lít, thấp nhất là 17 lít và cao nhất là 23 lít.
Về tai biến và biến chứng, chúng tôi không gặp trường hợp nào bị hội chứng nội soi, có 01 trường hợp (2,8%) chảy máu kéo dài sau mổ, dịch rửa tiếp tục đỏ sẫm và hồng cầu, Hb hạ thấp, được xử trí chuyền máu và đưa trở lại phòng mổ đặt máy và cầm máu, diễn tiến thuận lợi sau đó.
Tất cả bệnh nhân đều có điểm IPSS trước mổ
>20 điểm, trung bình IPSS trước mổ là 30,31 ± 3,15; thấp nhất 24 và cao nhất 33. 35/36 bệnh nhân sau mổ và khi tái khám có điểm IPSS < 8, 1 trường hợp có điểm IPSS 16. Trung bình IPSS sau mổ và khi tái khám theo thứ tự là 6,57 ± 0,92
và 4,74 ± 2,56. Tất cả bệnh nhân có điểm chất lượng cuộc sống QoL trước mổ > 5, điểm trung bình QoL trước mổ, sau mổ và khi tái khám lần lượt là 5,69 ± 2,02; 2,03 ± 0,61 và 1,23 ± 0,55.
Lưu lượng dòng tiểu trung bình trước mổ và khi ra viện lần lượt là 1,63 ± 1,80 ml/s và 9,42 ± 1,85 ml/s (6 – 13,7 ml/s).
Bảng 3. So sánh IPSS, QoL, QTB trước và sau mổ
Số BN Tỷ lệ % Số BN Tỷ lệ %
IPSS
20 - 35 36 100 0 0 QoL
QTB
< 5 17 47,2 0 0
5 – 10 0 0 24 66,7
> 10 0 0 12 33,3
Bảng 4. Kết quả tái khám 3 tháng sau mổ
Tốt 31 93,9 33 100 Khá 2 6,1 0 0
Trang 4Phân loại IPSS QoL
Xấu 0 0 0 0
Tổng 33 100 33 100
Bảng 5. Đánh giá kết quả phẫu thuật (IPSS và QoL
sau 3 tháng, QTB sau mổ)
IPSS sau
mổ/trước mổ
N = 33
QoL trước mổ-sau mổ
N = 33
QTB sau mổ-trước mổ
N = 17
Tổng hợp
< 0,25 31
(93,9%) > 4
30 (90,9%) > 10 0
Rất tốt (61,6%)
0,26-0,5
2
(6,1%) 3
3 (9,1%) 5-9,9
14 (82,4%)
Tốt (32,5%)
2,5-4,9
3 (17,6%)
Khá (5,9%)
>0,75 0 < 0 0 < 2,5 0 (0 %) Kém
Số ngày nằm viện sau phẫu thuật trung bình
là 5 ± 1,88 ngày (3‐7 ngày).
BÀN LUẬN
Về độ tuổi của bệnh nhân phần lớn là trên 70
tuổi, có 25/36 bệnh nhân trên 70 tuổi chiếm tỷ lệ
69,5%, trong đó tuổi trên 80 có 8 bệnh nhân
(22,2%). Độ tuổi bệnh nhân trong nghiên cứu
này cũng tương đương với các nghiên cứu trong
nước (1,3,7). Đối với bệnh nhân trên 80 tuổi, chúng
tôi lựa chọn phẫu thuật nếu thể trạng tốt, không
có bệnh lý kèm theo hoặc có ở mức độ nhẹ và
được điều chỉnh về mức gần như bình thường
trước mổ. Điều này cũng phù hợp với nghiên
cứu của Nguyễn Hoàng Đức và cs cho rằng cắt u
lành tính tuyến tiền liệt nội soi qua niệu đạo có
thể áp dụng một cách an toàn cho bệnh nhân
trên 80 tuổi(4).
Có 19/36 bệnh nhân (52,8%) vào viện vì bí
tiểu cấp tính, 100% bệnh nhân có điểm IPSS
trong nhóm nặng với điểm trung bình 30,31 ±
3,15. So với các nghiên cứu của Nguyễn Hoàng
Đức điểm IPSS trung bình là 26 ± 45, nghiên cứu
của Đỗ Tiến Dũng trên 54 bệnh nhân có 9 trong
nhóm trung bình (8‐19 điểm) và 45 trong nhóm
nặng (20‐35 điểm); bệnh nhân của chúng tôi ở
mức độ nặng hơn, điều này chứng tỏ số bệnh
nhân này đã mắc bệnh trong một thời gian khá
dài và không có một điều trị nào thích đáng.
Về thể tích nước tiểu sau đái (Postvoid
residual urine – PVR), thể tích trung bình của nhóm bệnh nhân này là 53,59 ± 38,56 ml. Chúng tôi chỉ thực hiện đo thể tích này ở 17 bệnh nhân. Theo McConnell, thể tích nước tiểu sau đái không có tương quan với các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiền liệt, và không chứng
tỏ có tổn thương thận hoặc bàng quang; cũng không có giá trị dự đoán kết quả phẫu thuật(8).
Vì vậy chúng tôi chỉ sử dụng thể tích này như là một chỉ số để theo dõi ở những bệnh nhân chưa phẫu thuật.
Về lưu lượng dòng tiểu trước mổ, chúng tôi chỉ thực hiện đo trên 17 bệnh nhân với lượng nước tiểu > 150ml do có 19 bệnh nhân bí tiểu cấp phải đặt thông tiểu. Kết quả lưu lượng dòng tiểu trung bình là thấp so với các nghiên cứu khác, trung bình là 1,63 ± 1,80 ml/s. Theo Chancellor, lưu lưu lượng dòng tiểu không có giá trị để phân biệt giữa tắc nghẽn lỗ ra bàng quang (BOO) với suy cơ detrusor(9). Chúng tôi không có điều kiện làm xét nghiệm niệu động học, nhưng kết hợp với triệu chứng lâm sàng cũng như đánh giá theo điểm IPSS, chỉ định mổ trong những trường hợp này là hợp lý. Sự cải thiện lưu lượng dòng tiểu trung bình sau mổ cho thấy kết quả là khả quan đã khẳng định lại điều này, trung bình của lưu lượng dòng tiểu sau mổ là 9,42 ± 1,85 ml/s.
Về kỹ thuật phẫu thuật, chúng tôi đồng ý với chủ trương không cần cắt bỏ tối đa mô tuyến trong trường hợp u lành tính quá lớn >80 gam
mà chỉ cần tạo một đường thông đủ rộng từ cổ bàng quang đến ụ núi, một mặt là do thời gian phẫu thuật hạn chế, mặt khác chúng tôi sử dụng máy cắt 24 Fr với chỉ một đường súc rửa càng làm hạn chế hơn về thời gian. Đa số các tác giả đều thống nhất thời gian phẫu thuật nên ở mức
< 90 phút để hạn chế biến chứng hội chứng nội soi. Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Đức và Đào Quang Oánh cũng như một số tác giả nước ngoài cho rằng không có sự tương quan giữa khối lượng mô tuyến cắt bỏ với sự cải thiện triệu chứng lâm sàng(2). Chúng tôi không có điều kiện
để đánh giá khối lượng mô tuyến cắt bỏ được,
Trang 5nhưng sự cải thiện rõ về triệu chứng trong số
bệnh nhân của chúng tôi sau mổ cũng hoàn toàn
phù hợp với kết quả của các tác giả nói trên. Đối
với kỹ thuật cắt thùy bên, chúng tôi tiến hành từ
trên xuống (thường ở vị trí 11 giờ bên phải và 1
giờ bên trái) và từ cổ bàng quang về phía ụ núi.
Chúng tôi không có trường hợp nào phải cắt mô
tuyến ở vị trí 12 giờ, theo các tác giả đây là vị trí
dễ bị tổn thương cơ thắt vân nhiều nhất khi cắt
gần về phía ụ núi. Chính nhờ để lại vị trí 12 giờ
chúng ta có thể hạn chế được biến chứng tổn
thương cơ thắt vân trong phẫu thuật này.
Turner –Warwich phân chia cơ thắt thành 3
vùng: (1) vùng kế cận ụ núi, (2) vùng từ ụ núi
đến vỏ tuyến và (3) vùng bên ngoài vỏ tuyến.
Tổn thương của vùng 2 và vùng 3 sẽ dẫn đến
tình trạng tiểu không tự chủ đáng kể (10). Shah và
cs nhận thấy có 10‐20% mô tuyến tiền liệt vượt
quá ụ núi, vì vậy nên để lại một vành mô tuyến
sát ụ núi để tránh tổn thương cơ thắt (11). Tôn
trọng chặt chẽ các yếu tố này, chúng tôi không
gặp biến chứng tiểu không tự chủ trong nhóm
bệnh của chúng tôi.
Chúng tôi có một trường hợp chảy máu kéo
dài sau mổ phải truyền máu và đưa trở lại cầm
máu tại phòng mổ, phát hiện một điểm chảy
máu ở vị trí 2 giờ gần cổ bàng quang. Chúng tôi
cho rằng những mạch máu ở phần trước của lô
tuyến rất dễ bị bỏ sót, vì vậy cần kiểm tra cẩn
thận phần này trước khi quyết định ngưng phẫu
thuật, ngoài ra sau khi đặt thông tiểu súc rửa
cũng phải theo dõi ít nhất là 5 phút.
Trong số bệnh nhân được phẫu thuật có 2 u
bàng quang được cắt bỏ đồng thời, 2 trường hợp
sỏi bàng quang được lấy sỏi qua một đường mổ
nhỏ trên xương mu, sau đó được đặt dẫn lưu
bàng quang và tiến hành cắt u lành tính nội soi
qua niệu đạo ngay sau đó. Cả 4 trường hợp đều
có diễn biến sau mổ thuận lợi.
Về kết quả của phẫu thuật, ở thời điểm 3
tháng sau mổ, chúng tôi có 93,9% điểm IPSS và
100% điểm QoL là tốt, 6,1% điểm IPSS là khá,
không có bệnh nhân nào có kết quả xấu. Đánh
giá theo tiêu chuẩn của Yukio Homma và cs (12),
chúng tôi không đo được lưu lượng dòng tiểu ở thời điểm 3 tháng sau mổ, vì vậy chúng tôi tạm đánh giá bằng chỉ số QTB khi bệnh nhân ra viện, tổng hợp các tiêu chuẩn IPSS, QoL, QTB chúng tôi có 61,6% rất tốt, 32,5% tốt, 5,9% khá, không
có kết quả kém.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 36 bệnh nhân được phẫu thuật cắt u lành tính tuyến tiền liệt bằng nội soi qua niệu đạo trong thời gian từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, chúng tôi có kết luận sau:
Phần lớn bệnh nhân đều ở giai đoạn muộn, điểm trung bình IPSS và QoL trước mổ là 30,31 ± 3,15 và 5,69 ± 2,02. Một trường hợp phẫu thuật
có biến chứng chảy máu chiếm tỷ lệ 2,8%. Ngày nằm viện trung bình 5 ± 1,88 ngày (3‐7 ngày). Kết quả chung của phẫu thuật dựa trên điểm IPSS, QoL và QTB có các tỷ lệ 61,6% rất tốt, 32,5% tốt, 5,9% khá, không có kết quả kém.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đỗ Tiến Dũng, Phạm Thạnh và cs. Kết quả bước đầu điều trị bướu lành tính tuyến tiền liệt bằng cắt đốt nội soi tại bệnh viện Quy Nhơn. Y Học TP Hồ Chí Minh, tập 7 – 2003, tr. 50‐55.
2 Nguyễn Hoàng Đức, Đào Quang Oánh. Mối tương quan giữa khối lượng mô tiền liệt tuyến cắt qua nội soi với sự cải thiện triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân bướu lành tiền liệt tuyến. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 7 – 2003, tr. 56‐61.
3 Nguyễn Hoàng Đức, Dương Quang Trí. Sự thay đổi của niệu dòng đồ sau cắt đốt nội soi bướu lành tiền liệt tuyến. Y học TP
Hồ Chí Minh, tập 8 – 2004, tr. 150‐159.
4 Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Minh Quang, Vũ Lê Chuyên. Tính an toàn của phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt nội soi cho những bệnh nhân trên 80 tuổi. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 8 –
2004, tr. 160‐166.
5 Trần Đức Hòe. Một số kết quả điều tra dịch tể học u tiền liệt tuyến. Hội nghị khoa học chuyên ngành ngoại khoa Bệnh viện Việt Đức 12/1996, tr. 104‐105.
6 Đào Quang Oánh, Nguyễn Hoàng Đức. Tổng quan về các kỹ thuật cắt tiền liệt tuyến qua ngã niệu đạo. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 6 – 2002, tr. 19‐24.
7 Nguyễn Bửu Triều và cs. Kết quả bước đầu của phương pháp cắt nội soi u lành tính tiền liệt tuyến. Ngoại khoa tập XIII, số 4/1985, tr. 97‐99.
8 McConnell JD, Barry MJ, Bruskewitz RC, et al: Benign Prostatic Hyperplasia: Diagnosis and Treatment. Clinical Practice Guideline. No. 8. (AHCPR publication No. 94‐0582.) Rockville, Md, Agency for Health Care Policy and Research, Public Health Service, U.S. Department of Health and Human Services, 1994.
9 Chancellor MB, Blaivas JG, Kaplan SA, et al: Bladder outlet
Trang 6uroflow. J Urol 1991;145;810–812.
10 Turner‐Warwick R: The sphincter mechanism: Their
relationship to prostatic enlargement and its treatment. In
Hinman F Jr (ed): Benign Prostatic Hypertrophy. New York,
Springer‐Verlag, 1983, pp 809–828.
11 Shah PJR, Abrams PH, Feneley RCL, et al: The influence of
prostatic anatomy on the differing results of prostatectomy
according to the surgical approach. Br J Urol 1979;51:549–551.
12 Yukio Homma, Kazuki Kawabe, Taiji Tsukamoto, Osamu Yamaguchi, Kiyoki Okada, Yoshio Aso, Hiroki Watanabe, Eigoro Okajima, Joichi Kumazawa, Takuhiro Yamaguchi, Yasuo Ohashi. Estimate Criteria for Efficacy of Treatment in Benign Prostatic Hyperplasia. International Journal of Urology, 1996; pp.267‐273.
13 Wei JT, Calhoun E, Jacobsen SJ. 2005. Urologic diseases in
America project: benign prostatic hyperplasia. J Urol,
173:1256–61.