1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HOẠT ĐỘNG của các tổ CHỨC tài CHÍNH PHI NGÂN HÀNG và tác ĐỘNG của nó tới nền KINH tế VIỆT NAM

25 676 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 372,5 KB

Nội dung

Đề tài thảoluận tập trung nghiên cứu các tổ chức tài chính Phi ngân hàng hoạt động dưới các loại hình tổchức sau: Công ty tài chính; Công ty cho thuê tài chính; Quỹ đầu tư.; Các tổ chức

Trang 1

THẢO LUẬN MÔN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG VÀ

SỰ PHÁT TRIỂN NHÓM 2 - LỚP 16 Q

ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG VÀ TÁC

ĐỘNG CỦA NÓ TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

tế của đất nước trong quá trình hội nhập

Điểm cốt lõi của các tổ chức tài chính phi ngân hàng là chúng xuất hiện từ những giới hạn

và rào cản trong kinh doanh dịch vụ ngân hàng, sử dụng những công cụ và cách thức tổ chứcthích hợp để đáp ứng các nhu cầu tín dụng chuyên biệt Tùy thực tế từng nước mà hình thành nêncác đặc thù của tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng như vị thế của chúng trong hệ thống tàichính mỗi quốc gia Vì vậy sẽ tốt hơn nếu tiếp cận từ góc độ các tổ chức tài chính Đề tài thảoluận tập trung nghiên cứu các tổ chức tài chính Phi ngân hàng hoạt động dưới các loại hình tổchức sau: Công ty tài chính; Công ty cho thuê tài chính; Quỹ đầu tư.; Các tổ chức tài chính củaChính phủ và địa phương; Bảo hiểm; Công ty chứng khoán

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động của các Tổ chức tài chính phi Ngân hàng củanước ta ; hiệu quả hoạt động cũng như những khó khăn, tồn tại vướng mắc và cơ chế chính sách

về quản lý nhà nước… để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển

I - TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG

Định chế tài chính Phi Ngân hàng là loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động Ngân hàng như là hoạt động kinh doanh thường xuyên nhưng không được nhận tiền gửi không kì hạn và không làm dịch vụ thanh toán.

Các tổ chức tài chính phi Ngân hàng bao gồm: Công ty Bảo hiểm, Công ty Tài chính, Công tycho thuê tài chính, Quỹ đầu tư, các định chế tài chính phi Ngân hàng khác (Quỹ cho vay củachính phủ, các công ty chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán…)

Các Tổ chức tài chính phi Ngân hàng có một số đặc điểm chung như:

 Huy động các món tiền gửi có kỳ hạn để đưa vào lĩnh vực đầu tư

 Cung cấp một số loại hình dịch vụ ngân hàng như nhận đại lý, môi giới, ủy thác… và mỗiloại hình còn có chức năng đặc biệt tùy theo mục tiêu hoạt động

 Không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và không làm dịch vụ thanh toán cho khách hàngnên không tham gia vào quá trình tạo tiền và do đó không bị chi phối, điều hành, kiểmsoát chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương

Trang 2

 Nếu như các khoản đầu tư của Ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào lĩnh vựcthương mại và công nghiệp thì các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tập trung chủ yếuvào lĩnh vực chứng khoán, cho vay tiêu dùng và thế chấp

 Các Ngân hàng thương mại không ngừng mở rộng dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng, còncác tổ chức tài chính phi ngân hàng lại tăng cường dịch vụ trên các mặt môi giới, đại lýchứng khoán và các dịch vụ ủy thác

Những đặc điểm trên giúp chúng ta phân biệt được Ngân hàng và các định chế tài chính phi ngânhàng Tuy nhiên ranh giới phân biệt này ngày càng bị xóa nhòa do những thay đổi trong cơ cấu

và xu hướng pha trộn các hoạt động nghiệp vụ giữa các loại hình trung gian tài chính

II - HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG CỦA NƯỚC TA

CÔNG TY BẢO HIỂM:

1 Khái niệm về công ty Bảo hiểm

Công ty bảo hiểm là một định chế tài chính trung gian thực hiện việc huy động vốn bằng cáchbán các hợp đồng bảo hiểm, đồng thời sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư, bù đắp cho ngườimua bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra theo các điều khoản ký kết trong hợp đồng bảo hiểm Các hợpđồng bảo hiểm có thể do các công ty bảo hiểm nhân thọ hoặc công ty bảo hiểm phi nhân thọ cungcấp

Công ty bảo hiểm thực hiện trung gian tài chính bằng cách sử dụng phí bảo hiểm đã thu đượcthông qua việc bán các hợp đồng bảo hiểm để đầu tư kinh doanh sinh lời Từ kết quả hoạt độngđầu tư, công ty bảo hiểm sử dụng thanh toán cho các khoản tổn thất do rủi ro bất ngờ trong phạm

vi được quy định trong hợp đồng bảo hiểm

2 Sự hình thành các Công ty Bảo hiểm ở Việt Nam

Cùng với sự mở rộng kinh tế thị trường, thu hút nguồn lực đầu tư của nước ngoài, phát triển kinh

tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam cũng rất quan tâm và đánh giá cao đến việc phát triển thị trườngbảo hiểm một cách toàn diện, lành mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế,dân cư và cũng rằng việc phát triển ngành bảo hiểm đồng hành với sự phát triển kinh tế - xã hội

Hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm diễn ra khá phong phú Các công ty bảo hiểm có thể

sử dụng các nguồn như: vốn điều lệ, quỹ dự trữ bắt buộc; quỹ dự trữ tự nguyện; các khoản lãi củanhững năm trước chưa sử dụng và các quỹ được sử dụng để đầu tư, chúng được hình thành từ lợitức để lại của doanh nghiệp và nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Trang 3

3 Qúa trình phát triển của các Công ty Bảo hiểm ở Việt Nam

Thông qua hoạt động kinh doanh, các công ty bảo hiểm đã tạo lập được nguồn tài chính lớn đểđầu tư trở lại nền kinh tế, thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường vốn Tổng nguồn vốnthực tế đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam tăng nhanh qua các năm Năm 1993 là 74 tỷđồng thì đến năm 2002 đã là 7.391 tỷ đồng, tăng gấp gần 100 lần, đến năm 2004 hầu hết các công

ty bảo hiểm đều tăng vốn kinh doanh, đưa tổng số vốn tăng 16 lần so với năm 2000 Tính đếncuối năm 2006, đã có trên 34.400 tỉ đồng, chiếm 4,07% GDP, được các công ty bảo hiểm đầu tưtrở lại nền kinh tế Với hơn 800 sản phẩm các loại, nguồn thu chủ yếu của ngành là từ phí bảohiểm Mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm của ngành từ 1993 đến 2004 là 38%/năm Đónggóp của doanh thu phí bảo hiểm vào GDP cũng có tăng trưởng đáng kể Từ 0,37% năm 1993 tănglên 2,13% vào cuối năm 2006 Tổng số tiền bồi thường bảo hiểm cho các tổ chức kinh tế và dân

cư từ năm 2000 - 2005 đạt trên 12.300 tỉ đồng

Nghị định 45-46 sửa đổi Nghị định số 42-43 và các thông tư hướng dẫn về hoạt động kinh doanhbảo hiểm được ban hành cùng với các cam kết của Việt Nam về gia nhập WTO có hiệu lực từ1/1/2007, đã tạo nhiều cơ hội cho hoạt động khai thác dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm cóvốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Một số văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành đã tácđộng tích cực tới khả năng tăng trưởng doanh thu bảo hiểm cho toàn thị trường như Nghị định bắtbuộc về bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm xe cơ giới, hay Nghị định mới qui định về bảo hiểm y tếthay đổi cách thức chi trả (bệnh nhân tự đóng 20%), Nghị định qui định chi tiết luật du lịch yêucầu các công ty lữ hành mua bảo hiểm bắt buộc cho khách

Tính đến thời điểm này, toàn thị trường có 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có 7doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới thành lập đã đi vào ổn định và bắt đầu mở rộng hoạt độngnhư:

- BIC phát triển mạnh nhờ sự hỗ trợ tích cực của BIDV trong các dự án đầu tư lớn,

- Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) tận dụng khai thác triệt để ở các dịch vụ bảo hiểm kỹ thuật

và tài sản từ các cổ đông lớn là SFC (Công ty bay dịch vụ) và EVN

- Vietnam Airlines cũng đang có kế hoạch thành lập công ty bảo hiểm

Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Bảo hiểm, 12 doanh nghiệp bảo hiểm trong nước vẫn nắm giữthị trường bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần doanh thu phí bảo hiểm đạt hơn 80%, trong đó tậptrung chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn như Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và Pjico

A, Bảo hiểm Phi nhân thọ

Nền kinh tế tiếp tục phát triển với sự tăng trưởng của nông nghiệp, công nghiệp, thương mại xuấtnhập khẩu, đầu tư nước ngoài và đầu tư toàn xã hội đã tạo đà cho các Doanh nghiệp bảo hiểm(DNBH) Phi nhân thọ một tiềm năng khai thác tốt Tuy nhiên, biến động của thị trường chứngkhoán cũng làm cho các DNBH thận trọng hơn trong việc đầu tư từ vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn

và dự phòng nghiệp vụ vào lĩnh vực này

Trang 4

THỊ PHẦN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN

THỌ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008

Bảo Việt 31%

PVI 20%

Bảo Minh 18%

PJICO 9%

Cty khác 22%

Nguồn: Website: www.pvi.com.vn

06 tháng đầu năm bảo hiểm phi nhân thọ đạt doanh thu 5.562 tỉ đồng tăng 43% so với cùng kỳnăm 2007 Dẫn đầu doanh thu là Bảo Việt 1.700 tỉ đồng, PVI 1.124 tỉ đồng, Bảo Minh 997 tỉđồng, PJICO 511 tỉ đồng Chiếm tỉ trọng lớn là các nghiệp vụ bảo hiểm Xe cơ giới 1.699 tỉ đồng,

BH thân tàu và TNDS chủ tàu 602 tỉ đồng, BH sức khỏe và tai nạn con người 583 tỉ đồng Toànthị trường đã giải quyết bồi thường 1.940 tỉ đồng tỉ lệ bồi thường 35% Top 3 nghiệp vụ có tỉ lệbồi thường cao bao gồm BH Con người 55,5%, BH Thân tàu và TNDS chủ tàu 49,2%, BH Xe cơgiới 44,5% Top 3 doanh nghiệp có tỉ lệ bồi thường cao bao gồm Bảo Long 50,4%, PVI 43%,Bảo Minh 41,3% Như vậy tỉ lệ bồi thường 6 tháng đầu năm có nhiều khả quan nhưng chưa xétđến những tổn thất đã xảy ra đang xử lý hồ sơ bồi thường

B, Bảo hiểm nhân thọ

Kết quả 6 tháng năm 2008, Tổng doanh thu phí Bảo hiểm nhân thọ đạt 5.027 tỉ đồng (trong đóphí bảo hiểm các sản phẩm chính đạt 4.853 tỉ đồng), tăng 13,58% so với năm 2006 Xét về mặttổng doanh thu phí, dẫn đầu là Prudential với 2051 tỉ, tiếp đến là Bảo Việt với 1.709 tỉ đồng,Manulife là: 508 tỉ đồng

THỊ PHẦN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2008

MANULIFE 10%

CTY KHÁC 15%

PRUDENTI AL 41%

B Ả O VI Ệ T 34%

Nguồn: Website: www.pvi.com.vn

Trang 5

Trước những khó khăn về kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng tăng cao lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăngđột biến, thị trường chứng khoán suy giảm trong 6 tháng đầu năm các DNBH Nhân thọ đã cónhiều cố gắng, số phí bảo hiểm khai thác mới trong 6 tháng vẫn có mức tăng trưởng cao, đạt 997

tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước tăng ấn tượng 40 % Các sản phẩm hỗn hợp vẫn là các sảnphẩm bán được nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2008 với doanh thu gần 610 tỉ đồng, bên cạnh

đó các sản phẩm đầu tư (liên kết chung và liên kết đơn vị) tuy mới được tung ra thị trường từ đầunăm 2008 nhưng đã đóng góp doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới chiếm 16.68% tổng sốdoanh thu khai thác mới (154 tỉ đồng), là sản phẩm bảo hiểm đóng góp doanh thu nhiều thứ haitrên tổng doanh thu khai thác mới

Các DNBH Nhân thọ đã tập trung nhiều vào tính hiệu quả khai thác của các hợp đồng bảo hiểmvượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay bằng cách phát triển nhiều sản phẩm bảo hiểm mới, nângcao số tiền bảo hiểm từ đó tăng được doanh thu phí bảo hiểm Các sản phẩm bảo hiểm liên kếtchung và liên kết đơn vị cũng đóng góp đáng kể cho phát triển doanh thu bảo hiểm nhân thọ Sốtiền bảo hiểm bình quân trên một hợp đồng khai thác mới trong năm 2008 là 41,81 triệuđồng/hợp đồng tăng 40% so với chỉ tiêu này cùng kỳ năm 2007 (30,24 triệu/hợp đồng) Vì vậy,mặc dù số lượng hợp đồng khai thác mới không tăng nhưng phí bảo hiểm các hợp đồng khai thácmới vẫn tăng trưởng ấn tượng

4 Vai trò của các Công ty Bảo hiểm trong nền kinh tế

Kinh doanh bảo hiểm là một ngành đã được hình thành từ lâu đời và phát triển mạnh mẽ trên thếgiới ngày nay, ngành kinh doanh bảo hiểm đã có một vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế quốcdân Hoạt động của bảo hiểm thâm nhập vào mọi lĩnh vực, có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sựphát triển toàn bộ nền kinh tế - xã hội

Trên thế giới những quốc gia có nền kinh tế công nghiệp phát triển bảo hiểm là một tổ chức trunggiai tài chính lớn, có chức năng huy động các nguồn vốn và cung ứng vốn trung, dài hạn cho đầu

tư phát triển và ngành kinh doanh bảo hiểm đóng góp từ 5% đến 10% GDP của các nước đó

So với thế giới ngành bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ, các công tư bảo hiểm trong nước chỉ thật

sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh những năm gần đây Vai trò của các công ty bảo hiểmđối với sự phát triển của nền kinh tế còn hạn chế

Ngành bảo hiểm đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của hệ thống tài chính nóiriêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một kênhquan trọng trên thị trường vốn, thể hiện tất cả các vai trò trên thị trường tài chính Đó là đảm bảo

sự ổn định thông qua việc tập trung và phân tán rủi ro, tăng cường ổn định tài chính trong hộ giađình và doanh nghiệp, huy động vốn dài hạn và đầu tư dài hạn, giảm áp lực đối với ngân sách nhànước thông qua hệ thống bảo hiểm xã hội

Bên cạnh đó, thị trường Bảo hiểm Việt Nam vẫn còn một số tồn tại như:

- Quy mô của thị trường bảo hiểm còn nhỏ

- Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế - xã hội còn hạn chế

- Hoạt động tái bảo hiểm còn dựa vào chế độ bắt buộc

- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm còn thấp

- Môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh

Trang 6

- Hoạt động môi giới chưa phát triển, chất lượng đại lý bảo hiểm chưa cao.

- Văn bản pháp quy còn thiếu và chưa đồng bộ (Luật Cạnh tranh chưa được ban hành)

5 Một số kiến nghị nhắm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Công ty bảo hiểm

Về cơ chế chính sách

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, hành lang môi trường pháp lý

- Cần sớm nghiên cứu và ban hành Luật cạnh tranh để hạn chế tình trạng cạnh tranhkhông lành mạnh giữa các đơn vị

- Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm

- Phát triển mạng lưới bảo hiểm chuyên nghiệp, môi giới bảo hiểm và các kênh phân phốikhác

- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ thông tin

- Thực hiện ưu đãi thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm

- Phát hành thêm các trái phiếu chính phủ

Đối với Công ty bảo hiểm:

- Nâng cao năng lực thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm:

Doanh nghiệp phải phát huy được mọi tiềm năng, huy động được cao nhất mọi đối tượngtham gia bảo hiểm nhằm nâng cao doanh thu-cơ sở cho nguồn vốn đầu tư của doanhnghiệp, Nhà nước và các doanh nghiệp phải bằng mọi biện pháp nâng cao được năng lựckinh doanh bảo hiểm trên thị trường Giải pháp đặc biệt quan trọng đối với các doanhnghiệp là nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

- Đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm:

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu triển khai các sản phẩm bảo hiểmmới, đặc biệt là các sản phẩm bảo hiểm phục vụ chương trình phát triển nông, lâm, ngưnghiệp Phấn đấu trong tương lai gần mỗi hộ gia đình trong cả nước ít nhất phải tham giamột loại sản phẩm bảo hiểm Tiến đến mỗi cá nhân ở các thành phố lớn ít nhất phải chọnđược cho mình một loại sản phẩm bảo hiểm Còn các tổ chức, các doanh nghiệp thì xembảo hiểm là một công tác không thể thiếu được khi lập kế hoạch hàng năm cho mình

- Kích thích nhu cầu tham gia bảo hiểm:

+ Tăng cường tuyên truyền quảng cáo, thực hiện ở cả hai cấp độ Về phía Nhà nước, các

cơ quan quản lý bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm và doanh nghiệp

+ Phát triển các kênh phân phối (môi giới và đại lý chuyên nghiệp)

- Quản lý nợ phí bảo hiểm hiệu quả hơn bằng biện pháp: Thành lập Ban quản lý công nợcủa công ty

- Phối hợp hiệu quả hơn với hệ thống NH thông qua các lĩnh vực :

+ Sử dụng dịch vụ thu tiền hộ của hệ thống ngân hàng

+ Khuyến khích thanh toán qua ngân hàng

Trang 7

+ Sử dụng dịch vụ chuyển tiền tự động của ngân hàng.

- Về biện pháp nâng cao tính chuyên nghiệp trong đầu tư:

+ Doanh nghiệp chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, am hiểu vềthị trường tài chính và đầu tư tài chính

+ Mỗi công ty bảo hiểm nên thành lập một công ty đầu tư để nâng cao vai trò, tráchnhiệm của công tác đầu tư

- Áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ công nghệ: Nhất là công nghệ thông tin tronglĩnh vực đầu tư, trên cơ sở thực hiện chiến lược đầu tư phát triển công nghệ của toàn hệthống

Tóm lại, mục tiêu quan trọng nhất để thành công trong việc cạnh tranh của một công ty là phải làm tăng được giá trị của công ty trên thị trường Một công ty có nguồn vốn dồi dào, các quỹ dự trữ được trích đầy đủ và đều đặn hàng năm, doanh số và hiệu quả ngày càng phát triển đó là mục tiêu chung của tất cả các công ty.

CÔNG TY TÀI CHÍNH

1 Khái niệm Công ty tài chính:

Công ty Tài chính (theo NĐ 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 quy định về tổ chức, hoạt động củaCTTC) là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huyđộng và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ

và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 01 năm.

 Hoạt động gần tương tự như các NH Để tăng khả năng cạnh tranh với các NH, các CTTC tậptrung chuyên môn hóa sâu vào các lĩnh vực dịch vụ như đầu tư tài chính, quản lý vốn, thu xếpvốn, dịch vụ tư vấn

2 Sự ra đời các Công ty tài chính ở VN

Công ty tài chính có hoạt động đa dạng gần như ngân hàng thương mại, nhưng khác với ngânhàng thương mại, công ty tài chính không được thực hiện dịch vụ thanh toán và không được huyđộng vốn không kỳ hạn, dưới một năm Các công ty tài chính thường tạo khả năng đặc trưngbằng cách chuyên môn hoá sâu một số dịch vụ tài chính như: đầu tư tài chính, quản lý vốn, thuxếp vốn và một số dịch vụ tư vấn Chính vì vậy, công ty tài chính còn được phân loại là trunggian tài chính đầu tư

- Do chính sách quản lý tiền tệ chặt chẽ, hoạt động ngân hàng bị thu hẹp Các điều kiện thành lậpmới NH cũng trở nên ngày một khắt khe, VD: vốn điều lệ tối thiểu 1000 tỷ, đối với cttc là 300 tỷ.Trong bối cảnh đó, các CTTC có cơ hội ra đời mạnh mẽ

- Xuất phát từ nhu cầu huy động vốn cho đầu tư, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đều đẻ racác CTTC để phục vụ cho mục đích trên Ví dụ như: PVFC của Petro Việt Nam, CTTC Vinashincủa Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy VN, Dệt may, Bưu điện, Điện lực, Cao su

Trang 8

- Nhận thấy tiềm năng to lớn của các dịch vụ trên thị trường VN mà các NH chưa quan tâm hoặcchưa đáp ứng được như vay tiêu dùng, vay mua nhà, vay mua xe hơi, thẻ tín dụng nhiều tậpđoàn tài chính, NH, bảo hiểm của nước ngoài đã nối đuôi thành lập các công ty tài chính ở VNnhư CTTC Prdential Việt Nam, Societe Generale của Pháp, PPF của Czech, Toyota VN.

3 Quá trình hoạt động và phát triển của CTTC ở VN

Như đã nói ở phần trên, do điều kiện thành lập NH chặt chẽ, nhu cầu huy động vốn và tiềm năngcủa thị trường lớn, các công ty tài chính lần lượt ra đời

Thành lập từ năm 2000 và đến tháng 3-2008, Công ty Tài chính Dầu khí (thuộc Tập đoàn Dầukhí quốc gia VN - Petro VN) đã “nâng cấp” lên thành Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí(PVFC) với vốn điều lệ lên tới 5.000 tỷ đồng để phù hợp với yêu cầu mới Năm 2007, tổng tàisản đạt 47.993 tỷ đồng, doanh thu đạt 3.144 tỷ đồng và thu được lợi nhuận trước thuế là 616 tỷđồng

Đó là, với các dự án đang phát triển đến năm 2015, Petro VN cần khoảng 100 tỷ USD Do vậy,Petro VN rất cần có một “cỗ máy” huy động, điều phối nguồn vốn này Hơn nữa, PVFC còn tiếptục củng cố để hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính vào năm 2010 Vào cuối năm

2005, nhờ đã có CTTC mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được Bộ Tàichính ưu tiên cho vay lại 750 triệu USD từ việc phát hành trái phiếu quốc tế

Từ đó đến nay, CTTC Vinashin liên tục phát triển, vốn điều lệ đã tăng từ 140 tỷ đồng (cuối 2005)lên trên 1.000 tỷ đồng Qua gần một nǎm hoạt động, Công ty đã huy động được nguồn vốn 230 tỷphục vụ cho nhu cầu của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Cùng thời điểm đó, Tập đoànĐiện lực VN (EVN) đang rất “khát vốn”, cũng xin được vay một phần nguồn vốn 750 triệu USDtrên nhưng không được chấp thuận vì chưa đảm bảo về năng lực quản lý vốn Có lẽ vì thấy được

sự thua thiệt của mình nên EVN cũng tích cực tìm cách mở ra CTTC Đến tháng 7-2008, mongmỏi của EVN đã thành sự thật Với sự liên kết của nhiều đối tác, CTTC EVN ra đời và sẽ hỗ trợđáng kể cho yêu cầu phát triển đến năm 2010 của EVN với nhu cầu vốn lên đến hàng trăm ngàn

tỷ đồng Ngoài hai tập đoàn trên, nhiều “đại gia” khác của VN cũng mở CTTC như Dệt May, Cao

su, Bưu điện, Sông Đà, Xi măng Qua 8 năm hình thành và phát triển, tốc độ tăng trưởng bìnhquân hàng năm của CTTC Cao su đạt 178% đến cuối quý 3 năm 2006, vốn điều lệ đạt500.000.000.000đ, vốn nhận ủy thác của cơ quan đầu tư phát triển Pháp (AFP) 300 tỷ đ, Tổng tàisản đạt 1.100 t ỷ đ

Bên cạnh các CTTC trong nước, các tập đoàn nước ngoài cũng đổ xô thành lập CTTC 100% vốnnước ngoài Đầu tiên là Prudential, một tập đoàn bảo hiểm hàng đầu thế giới, đã đến VN gần 10năm qua Từ 7,5 triệu USD lúc mới thành lập (10-2006) đến nay CTTC Prudential đã tăng vốnđiều lệ lên trên 23 triệu USD Đồng thời, công ty cũng đã xây dựng được hệ thống với năng lựcphục vụ đến 50.000 lượt khách hàng mỗi ngày với sản phẩm đa dạng như vay tiêu dùng, vay muanhà, thẻ tín dụng, vay mua xe hơi, vay vốn khởi nghiệp… Nhìn thấy được tiềm năng to lớn củamảng dịch vụ trên khi các NH đều hạn chế đáp ứng loại hình này, nhiều tập đoàn khác cũng “nốiđuôi” như Societe Generale (Pháp), PPF (Czech), Toyota VN

4 Vai trò của các Công ty Tài chính trong nền kinh tế

Trang 9

Mặc dù công ty tài chính ở nước ta mới thực sự phát triển mạnh khoảng 5 năm trở lại đây, nhưngcác công ty đã sớm khẳng định được vai trò quan trọng trong việc tạo lập thêm một kênh tài trợtín dụng mới, hữu hiệu cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn và mở rộng phục vụ tổ chức, cánhân ngoài Tập đoàn Hoạt động của các công ty tài chính cũng đồng thời góp phần làm phongphú thêm các dịch vụ tài chính - ngân hàng, đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của thị trường tàichính - tiền tệ trong nền kinh tế thị trường Cá biệt một số công ty tài chính đã đạt được nhữngkết quả khả quan, tạo được vị thế trên thị trường, là các đối tác tin tưởng của các định chế tàichính lớn trong nước và quốc tế Tiểu biểu cho nhóm này là: Công ty tài chính Dầu khí và Công

ty tài chính công nghiệp Tàu thuỷ

Tuy nhiên, những kết quả đạt được của các công ty tài chính chưa tương xứng với tiềm năng vàvai trò của mình trong hệ thống tài chính, thị trường tài chính và nền kinh tế Trong thời gian tới,

để phát triển mạnh hơn nữa, các công ty tài chính cần phải sử dụng các nhân tố có ảnh hưởng tíchcực và quyết định đến sự phát triển

5 Một số kiến nghị đối với Công ty tài chính:

Trước kia, lĩnh vực cho vay tiêu dùng và vay tín chấp cũng là một trong những dịch vụ chủ lựccủa các NH Tuy nhiên, với tình hình kinh tế khó khăn gần một năm qua, đa số NH đã buông lơimảng sản phẩm này Cùng với đó, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ ngàycàng tăng cao trong lúc dòng tiền tệ bị “quản” chặt đã tạo ra cơ hội để các CTTC hình thành.Theo quy định hiện hành, CTTC hoạt động tương tự như ngân hàng với chức năng sử dụng vốn

tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn vềtài chính, tiền tệ… Yêu cầu về vốn điều lệ thì chỉ cần tối thiểu 300 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với1.000 tỷ đồng đối với NH Hơn nữa, với hoạt động tín dụng tiêu dùng và vay tín chấp thì rủi ro

nợ xấu khá thấp Điểm khác là CTTC không được làm dịch vụ thanh toán và không được nhậntiền gửi dưới 12 tháng Cuối năm 2007, nước ta có gần 10 CTTC và gần 20 bộ hồ sơ xin thànhlập Đến nay số CTTC đã lên gấp rưỡi và vẫn còn trên chục hồ sơ xếp hàng chờ ngày “khai sinh”

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, các CTTC ra đời nhiều là xu hướng tích cực khi nhu cầu vayvốn đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đầu tư vào các ngành nghề mới, và tín dụng tiêu dùng,ngày càng tăng trong lúc khả năng đáp ứng của NH lại hạn chế Bên cạnh đó, hiện tại, tỷ lệ ngườidân VN sử dụng các dịch vụ tài chính NH chỉ khoảng 10% trong lúc nguồn vốn trong dân còn rấtlớn, ước chừng 50.000 - 60.000 tỷ đồng

Do vậy, “đất sống” của các CTTC là rất lớn Nhiệm vụ chính của các CTTC do các tập đoàn kinh

tế VN lập ra là luân chuyển hiệu quả dòng vốn trong các đơn vị “người nhà” và các DN trong cáckhu công nghiệp tập trung Thế nhưng với tình hình kinh tế hiện nay, các DN đều hoạt động cầmchừng và lại thiếu vốn nên mục tiêu của các CTTC này rất khó đạt được khi đầu vào của CTTCchủ yếu là vốn nhàn rỗi của các DN, đầu ra cũng chủ yếu là DN, cho vay hoặc thông qua NH bảolãnh cho vay Vì vậy, nếu cứ mở CTTC tràn lan sẽ dễ rơi vào cảnh “ăn xổi ở thì”, “bạo phát bạotàn” tốt nhất là số lượng CTTC nên dao động quanh tỷ lệ 1/5 số lượng NH

Ngoài ra, cũng có hiện tượng CTTC có “vỏ nội” nhưng “ruột ngoại”, điều này sẽ đẩy các CTTCvào thế không chủ động được nguồn vốn và nguy cơ phá sản khi đối tác nước ngoài “tháo chạy”

Trang 10

để nâng cao chất lượng thì vốn điều lệ tối thiểu của CTTC nên nâng lên mức 50 triệu USD.CTTC thường là bước đệm để phát triển lên NH Do vậy, để đảm bảo các CTTC ra đời hoạt độngđược an toàn, hiệu quả và bền vững, NHNN sẽ xem xét khắt khe hơn khi cấp giấy phép thành lậpCTTC; và hiện nay các bộ phận chức năng của NHNN đang soạn thảo quy định về điều kiệnthành lập CTTC, trong đó mức vốn điều lệ sẽ được nâng cao hơn

CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

1 Khái quát chung về công ty cho thuê tài chính:

Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam;được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức: CTCTTC trách nhiệm hữu hạn haithành viên trở lên; CTCTTC trách nhiệm hữu hạn một thành viên và CTCTTC cổ phần Việcchuyển đổi sở hữu, thay đổi hình thức CTCTTC thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhànước Việt Nam

2 Quá trình ra đời và phát triển các CTTC tại Việt Nam

Thời gian qua, việc phát triển thị trường vốn và tiền tệ nhằm thu hút các nguồn vốn trong xãhội, giảm mạnh các hình thức bao cấp trong cung ứng vốn là để từng bước giải quyết nhu cầutrên Sự ra đời của các định chế tài chính đa dạng bên cạnh hệ thống ngân hàng như các công tytài chính, công ty bảo hiểm, công ty cho thuê tài chính, các quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ phát triển,nhằm đảm bảo có thêm nhiều chủ thể cung ứng vốn cho nền kinh tế Bên cạnh hoạt động tín dụngcủa ngân hàng thì các công ty cho thuê tài chính cũng là một kênh dẫn vốn trung, dài hạn hữuhiệu Thật vậy, luật pháp đã công nhận cho thuê tài chính (CTTC) là hoạt động tín dụng trung,dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác.Đối với nền kinh tế, phương thức tài trợ này đã đa dạng hóa hoạt động tín dụng lại có những ưuđiểm như: đối với bên đi thuê nhận tài sản (100% vốn vay) mà không phải thế chấp hoặc chỉ cần

ký quỹ một số tiền nhỏ tương đương 5-10% giá trị tài sản Đối với bên cho thuê thì phương thứcnày hạn chế được rủi ro, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, an toàn

Ở Việt Nam, hoạt động này ra đời trong thời gian gần đây trên cơ sở Nghị định 64/CP củaChính phủ ban hành ngày 9.10.1995 Hiện nay, trên cả nước có 12 công ty CTTC hoạt động dưới

3 loại hình gồm :

-6 công ty CTTC trực thuộc các ngân hàng thương mại (NHTM

-4 công ty CTTC 100% vốn nước ngoài

-2 công ty CTTC liên doanh

Hiện nay nguồn vốn hoạt động của các công ty CTTC chủ yếu là vốn tự có và vốn huy động

Về vốn tự có thì mức vốn pháp định do Chính phủ quy định đối với các công ty CTTC trongnước là 50 tỷ đồng và công ty vốn nước ngoài 100% là 5 triệu USD Về vốn huy động thì theo quy định của nghị định 16, các công ty CTTC chỉ được nhận tiền gởi có kỳ hạn trên mộtnăm và phát hành các loại giấy tờ có giá nếu được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước, ngoài

Trang 11

ra còn có thể huy động từ tiền ký quỹ của khách hàng thuê và đi vay của các ngân hàngthương mại

Các công ty CTTC đã sử dụng nguồn vốn có được cho hoạt động chính của mình là cho thuêtài chính Dư nợ đến tháng 7 năm 2007 của các công ty này đạt gần 10.000 tỷ đồng Con sốnày tuy còn khiêm tốn so với thị trường VN rộng lớn với gần 300.000 DN trong đó chủ yếu là

DN vừa và nhỏ, tuy nhiên, theo nhận xét của các công ty CTTC, các DN vừa và nhỏ đã chọnkênh huy động vốn này Khách hàng của các công ty CTTC chủ yếu là các doanh nghiệp vừa

và nhỏ, các doanh nghiệp và công ty tư nhân mới thành lập Điều đó chứng tỏ phương thứctài trợ này đã khắc phục những hạn chế của phương thức cho vay bằng tiền và là kênh dẫnvốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện vay vốn ngân hàng

Hiện nay, tài sản cho thuê tài chính chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết

bị đáp ứng được tỷ lệ 37% so với nhu cầu của nền kinh tế Tiếp đến là máy móc thiết bị vàdây chuyền công nghệ cũng chỉ đáp ứng được 34% so với nhu cầu của nền kinh tế Máy móc,thiết bị của một ngành khác được tài trợ bằng phương thức thuê tài chính như thiết bị ngành

in, máy móc công trình sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản cũng chiếm một tỷ trọng thấp

so với nhu cầu của nền kinh tế

* TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

* Về nguồn vốn:

- Tổng nguồn vốn hoạt động đến hết quý 4/2006 là

29.710.330 trđ tăng so với cùng kỳ năm trước 147,1%, trong đó: vốn tự có2.531.319

trđ (chiếm gần 8,5% tổng nguồn vốn) tăng so cùng kỳ năm trước 240,%; vốnhuy động:

5.879.344 trđ (chiếm 19,8% tổng nguồn vốn), tăng so cùng kỳ năm trước119,2%

* Về sử dụng vốn:

- Tổng dư nợ cho vay, cho thuê tài chính:

Trang 12

10.391.903 trđ (chiếm 36% tổng sử dụng vốn), tăng 66,5% so với cùng kỳnăm trước;

tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt mức 36,3%; tài sản có sinh lời so với tổng tàisản có là

82,3%

* Về kết quả kinh doanh:

- Đối với TCTD phi ngân hàng: chênh lệch thu nhập – chi phí lũy kế đến

31/12/2006: 176.196 trđ, tăng 121,5% so cùng kỳ năm trước, hầu hết các CTTC đều

kinh doanh có lãi

3 Vai trò của các Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam

Qua thời gian thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính ở Việt Nam cho thấy những lợi ích mànghiệp vụ cho thuê tài chính mang lại là rất lớn, nó làm giảm những khó khăn về nguồn vốn đầu

tư dài hạn vào máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cậnvới thiết bị và công nghệ hiện đại; cho thuê tài chính tỏ ra rất thích hợp đối với các doanh nghiệpđang trong giai đoạn tái cấu trúc và cơ cấu lại dây chuyền công nghệ sản xuất các doanh nghiệpmới thành lập

Các ngân hàng thương mại thường cho các doanh nghiệp lớn, có uy tín đã hoạt động lâu năm vayvốn trung, dài hạn và phải có tài sản đảm bảo chắc chắn Còn với các công ty cho thuê tài chínhthì lại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê tài chính(trang bị tài sản cố định) mà không cần tài sản thế chấp và thủ tục cho thuê nhanh gọn, khôngphức tạp

4 Những mặt còn tồn tại :

Thứ nhất, mặc dù đã xuất hiện 10 năm trên thị trường Việt Nam nhưng sự quảng bá, giới thiệu đểcộng đồng doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ về lĩnh vực cho thuê tài chính còn hạnchế

Thứ hai, mạng lưới hoạt động của các công ty cho thuê tài chính mới chỉ có mặt tại một vài trungtâm kinh tế lớn, chưa trải rộng trong cả nước cũng như chưa có sự phối hợp với các ngân hàngthương mại để có thể quảng bá hoặc bán trọn gói sản phẩm

Thứ ba, trình độ của cán bộ kinh doanh trong các Công ty cho thuê tài chính chưa chuyên nghiệp,không năng động trong việc tiếp cận và tư vấn cho doanh nghiệp về cơ cấu nguồn vốn

Thứ tư, quy định về đối tượng cho thuê tài chính tại Việt Nam chỉ bó hẹp trong động sản, đối vớidây chuyền sản xuất lại yêu cầu tỷ lệ tham gia vốn lớn

5 Một số kién nghị đối với các Công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam

5.1 Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện của một giao dịch cho thuê tài chính Theo các văn bản

hiện hành, một giao dịch cho thuê tài chính thoả mãn các điều kiện là: Khi kết thúc thời hạn chothuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo sự thỏathuận của hai bên Để được quyền sở hữu tài sản thuê, bên thuê mua lại tài sản thuê theo giá danhnghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại Thời hạn cho thuê một tài sản

ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê Tổng số tiền thuê một loại tài

Ngày đăng: 20/01/2016, 13:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w