1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

áo yếm trong trang phục truyền thống của Việt Nam 2003

31 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 711,5 KB

Nội dung

Vì vậy nghiên cứu chiếc áo yếm truyền thống của người việt là việc làm có ýnghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần hiểu rõ hơn văn hóa trang phục truyềnthống của dân tộc.Qua quá trình giao

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HÓA HỌC

YẾM CỦA PHỤ NỮ VIỆT NAM

SINH VIÊN: NHUYỄN THỊ HIỀN MSSV: 1056140009

LỚP: VĂN HÓA HỌC K04

SỐ TT:

TPHCM, NĂM 2012

Trang 2

Mục lục:

Phần dẫn nhập 4

1 Lý do chọn đề tài 4

1.1 Lý do khách quan 4

1.2 Lý do chủ quan 5

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 9

5 Phương pháp nghiên cứuvà nguồn tư liệu 9

6 Bố cục 9

Chương I những vấn đề chung 11

1 Cơ sỡ lý luận 11

1.1 Khái niệm 11

1.1.1 Định nghĩa 11

1.1.2 Phân loại 11

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển áo yếm ở Việt Nam 12

1.3 Cách thắt yếm 13

1.4 Đặc điểm chiếc áo yếm 13

2 Cơ sỡ thực tiễn 14

2.1 Mang bản sắc tộc người và địa phương 14

2.2 Mang giá trị lịch sữ - văn hóa 14

Trang 3

2.3 Tôn lên chiếc lưng ong của người phụ nữ 15

2.4 Nghệ thuật tạo hình chiếc yếm 15

Chương II Yếm trong đời sống trần tục của người Việt Nam 17

2.1 Chiếc yếm mặc lúc lao động 17

2.2 Yếm mặc lúc ở nhà 19

2.3 Yếm mặc lúc hội hè, lễ tết 20

2.4 Yếm trong tình yêu – lễ cưới 22

2.5 Yếm trong thơ ca, ca dao, dân gian 24

3.1 Người làm yếm 27

3.2 Chiếc áo yếm 28

Kết luận 29

Tài liệu tham khảo 30

Danh mục hình ảnh HÌNH 1: CHIẾC YẾM NÂU TRONG CUỘC SỐNG NGƯỜI PHỤ NỮ 17

HÌNH 2: CHIẾC YẾM TRẮNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG THƠ CA 19

HÌNH 3: SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG NGÀY HỘI 20

hình 4: Yếm đào nét đẹp duyên dáng 21

Trang 4

Vì vậy nghiên cứu chiếc áo yếm truyền thống của người việt là việc làm có ýnghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần hiểu rõ hơn văn hóa trang phục truyềnthống của dân tộc.

Qua quá trình giao lưu, tiếp xúc, phát triển của đất nước với nhiều quốc giadân tộc trên thế giới Người việt đã tiếp biến không ít loại trang phục từ bênngoài Tuy nhiên tiếp biến không chỉ diễn ra từ một chiều mà luôn có sự dunghợp với văn hóa Việt Nam Vì thế nghiên cứu cũng góp phần nào tìm hiểu sựgiữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc

Ngày nay những nét văn hóa truyền thống của chiếc áo yếm đang bị phainhạt và biến đổi không ít quá trình phát triển của đất nước Đặc biệt trong bốicảnh xã hội đang tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây Do đó tìm hiểu đặctrưng vai trò của chiếc áo yếm truyền thống là một vấn đề cấp thiết hôm nay

Trang 5

1.2 Lý do chủ quan

Là người tập nghiên cứu chúng tôi rất có hứng thú với sự đa dạng, phongphú của trang phục dân tộc Khai thác đề tài này chúng tôi nghĩ áo yếm khôngđơn thuần chỉ là trang phục để mặc che ngực che thân là tấm vải vuông có haidây quàng sau cổ và buộc sau lưng mà nó biểu đạt nhiều văn hóa tinh thần củangười Việt

Trong khuôn khổ chương trình đào tạo cử nhân chuyên nghành văn hóahọc Chúng tôi chọn đề tài “áo yếm trong trang phục truyền thống Việt Nam”làm bài nghiên cứu khoa học trong văn hóa học Đây là hướng tếp cận có ýnghĩa vì văn hóa trang phục luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền vănhoa dân tộc Việt Nam

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của bài nghiên cứu là góp phần làm rõ và bao quát chiếc

áo yếm truyền thống trên lĩnh vực văn hóa Qua đó một lần nữa khẳng định áoyếm là trang phục truyền thống của người việt, tồn tại từ xưa tới nay Nhậndiện chiếc áo yếm trong hệ thống trang phục truyền thống Việt Nam

Bình thường ai cũng biết áo yếm dùng để mặc trong, che ngực phụ

nữ, phổ biến ở thời xưa Nhưng do quá quen thuộc nên ít ai để ý áo yếm xuấtphát từ đâu xuất phát từ nhu cầu nào? Đề tài này giúp nhận biết đặc trưng vănhóa của con người trong thời gian văn hóa

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Trang 6

Mặc dù đề tài trang phục rất phong phú, song cho tới nay chưa thấy mộtchuyên khảo nào viết về áo yếm truyền thống một cách đầy đủ và rõ ràng nhất.

Có thể khái quát một số công trình mà chúng tôi tham khảo trong quá trìnhnghiên cứu như sau:

- Trong văn hóa trang phục từ truyền thống đến hiện đại (12-1998) của

Nguyễn Thu Phương có nói: Cái yếm là bộ phận mặc trong cùng nhằm tạo nétgọn gàng cho khuôn ngực người phụ nữ Cái yếm tạo cho khuôn ngực ngườicon gái gọn mà không bị cứng đờ, đã trở thành thi hứng cho rất nhều sáng tácnghệ thuật, câu thơ, điệu hò Chiếc yếm mang nét đáng yêu của người con gái,

nó cũng được thể hiện ngay trên tranh dân gian Đông Hồ Người ta nói rấtnhiều về chiếc yếm, bản thân nó như một bài thơ nồng cháy, là chiếc bìnhphong hững hờ che bộ ngực của người đàn bà Vừa là vật che chắn vừa là vậttrang điểm, lịch sử hình thành chiếc yếm: cái yếm của phụ nữ có từ thời HùngVương và được định hình từ thời Lý Đặc điểm áo yếm: là miếng vải vuông đặtchéo trước ngực người mặc, có nói tới các loại yếm và công dụng của nó Ngàyxưa ai cũng là được chiếc yếm cho mình, không ai bán ngoài chợ, phơi cũngphải kín đáo Phụ nữ chính là chủ thể sáng tạo ra trang phục

- Qua tìm về bản sắc văn hóa Việt nam (2001) phần mặc và làm đẹp của con người và cơ sỡ văn hóa Việt nam của Trần Ngọc Thêm có đề cập chiếc

yếm với những vấn đề: Yếm là một mảnh vải vuông đặt chéo che ngực phụ nữ,góc trên khoét hình bán nguyệt, đính hai sợi dây vải buộc ra sau cổ, ở hai goácđối diện nhau vắt sang hai bên sườn đính thêm hai sợi dây nữa buộc ra saulưng, bốn sợi dây này gọi là dải yếm Đây là một loại đồ mặc đặc thù củangười Việt, với nhiều cổ, nhiều mà phong phú Yếm âu mặc đi làm thườngngày ở nông thôn, yếm trắng mặc thường ngày ở thành thị, yếm đào, yếm

Trang 7

hồng, yếm thắm dùng trong lễ hội Chiếc yếm đi vào thơ ca, là biểu tượng củatình yêu đôi lứa Đồng thời chiếc yếm để đối phó với khí hậu nóng bức

- Với bài viết các đồ trang phục trong công trình văn hóa Việt nam đỉnh

cao đại việt (2004) của Nguyễn Đăng Duy đề cập: đồ mặc vữa người trên của

phụ nữ xưa là chiếc yếm Yếm được may từ một vuông vải mỗi bề khoảng40cm, góc yếm được khoét cổ tròn đính hai dải buộc ra sau gáy, hai góc bêntrái đính hai dải buộc ra sau lưng Góc dưới dắt vào trong cạp váy Yếm mặcngày thường khác với mặc lễ tiết, hội hè, cưới hỏi Yếm chủ yếu dùng để che

bộ ngực, bụng Yếm trở thành biểu tượng tình yêu, đi vào ca dao Ngày nayyếm vẫn được mặc bởi phụ nữ Mường hoặc các diễn viên sân khấu diễn nhữngcảnh thích hợp

- Trong cuốn cơ sỡ văn hoá Việt nam (3-2005)của Trần Diễm Thúy

có nói: chiếc yếm là mảnh vải che trước ngực có hai dây trên cột ra sau cổ, haidây dưới buộc thắt lưng ong Bốn sợi dây này gọi là dải yếm màu sắc của yếmđược sữ dụng trong những hoàn cảnh khác nhau Yếm đi vào ca dao, thể hiệntình cảm của người phụ nữ

- Trong trang phục Việt nam từ truyền thống đến hiện đại (2005) qua

bài viết các quy định về trang phục của triều đình của Nguyễn Thị Đức: Yếm

là một miếng vải vuông đặt chéo trước ngực người mặc Ở một góc (trên)khoét hình tròn làm cổ yếm hay khoét hình chữ V Thường là xẻ nông nhữngcũng có loại xẻ sâu xuống phía dưới, có đặc điểm ở góc nhọn yếm cổ xẻ có bađường khâu nối như hình chân chim có tác dụng trang trí, đồng thời giữ cho cổyếm dể bị rách Hai dầu dải yếm có hai dải nhỏ để buộc ra sau gáy, hai dải ởhai góc bên cạnh sườn để buộc ra sau lưng

- Cuốn trang phục triều Lê Trịnh (2008) của Trịnh Quang Vũ nói: yếm

là một loại áo che trước ngực, được tạo thành từ một vuông vải, khoét hai góc

ở phần tiếp giáp với cổ, là đồ lót mặc sát người của phụ nữ việt Thường ngày

Trang 8

phụ nữ chỉ mặc yếm cho mát, khi có công việc thì mặc thêm áo ngoài Yếm có

3 loại: yếm cổ xây, yếm cổ xẻ, yếm cổ thìa Phố Hàng Đào là nơi ngày xưa tậptrung buôn bán vải lụa và cổ yếm, nói tới truyền thuyết về dải yếm và hội yếmđào

- Trong cuốn hỏi đáp về ẩm thực và trang phục Hà nội xưa và nay

(2010) của Trần Thị Hà có nói: Phụ nữ phía trong mặc yếm kín ngực, chiếcyếm cổ tròn sát có trang trí những tấm hình hạt gạo Cũng có những loại áocánh ngắn, cổ vuông, để hở một phần vai và ngực hoặc kíc ngực, hở một phầnvai và trên lưng Hai loại sau có thể là loại mặc chui hay cài khuy bên trái.Chiếc yếm được mặc chung với các loại áo thời xưa khác

- Ngoài ra còn có trong cuốn những giá trị văn hóa truyền thống Việt

nam (10-2010) của Ngô Đức Thịnh (chủ biên): chiếc yếm vừa là loại trang

phục mặc choàng vừa là loại chui đầu Đó là loại trang phục mặc trong khá phổbiến của các dân tộc nước ta Các loại áo khoét cổ, mặc kiểu chui đầu là sảnphẩm của cư dân bản địa nay còn thấy phổ biến ở các dân tộc miền Trung vàmiền Nam Từ chiếc áo chui đầu này phát triển thành loại áo cánh tứ thân, xẻngực, mặc cài khuy hay không cài khuy cũng là loại áo đặc trưng có nguồn gốcbản địa

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là chiếc áo yếm truyền thống của phụ nữ ngày xưa,vai trò, công dụng, tác động của chiếc yếm

Phạm vi nghiên cứu là chiếc yếm trong tổng thể trang phục truyền thốngViệt Nam trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu hình thành (thời vua Hùng) tớikhi chiếc yếm trở thành trang phục truyền thống và được sữ dụng phổ biến(đầu thế kỷ XX) Để nằm trong một hệ thống hoàn chỉnh về thời gian nên bài

Trang 9

nghiên cứu có đề cập một khía cạnh nào đó về chiếc yếm ngay nay ( bổ sung)

và đặc biệt nghiên cứu trong giới nữ

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Về lý luận: Bài nghiên cứu làm sáng tỏ áo yếm là trang phục truyền thốngcủa chính người Việt Nam sang tạo không phải do du nhập ở ngoài vào Ngay

từ thời Hùng Vương đã xuất hiện áo yếm có đầy đủ các yếu tố để trở thànhtrang phục truyền thống Đồng thời bài nghiên cứu cung cấp tư liệu một cách

có hệ thống có thể dùng làm tài liệu cho sinh viên không chuyên ngành vàchuyên nghành văn hóa học, những người quan tấm đến vấn đề trang phục

Về lý luận thực tiễn: Khơi dậy niềm tự hào đối vơi trang phục truyền thốngcủa người việt, trau dồi thêm kiến thức, ý thức giữ gìn giá trị truyền thống cholớp trẻ hiện nay Đồng thời phát huy vai trò áo yếm trong thời đại ngày nay

5 Phương pháp nghiên cứuvà nguồn tư liệu.

Sữ dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, chứng minh, nêu vấn đề, hệthống vấn đề

Nguồn tư liệu bản văn là chính, ngoài ra còn có tài liệu nghe, nhìn, Internet

Chương 2: Khái quát về chiếc yếm

Trang 10

Chúng tôi nêu khái quát vị trí, vai trò, cách thức của chiếc yếm trong cuộcsống: lao động, hằng ngày ở nhà, hội hè, lễ tết, tình yêu-lễ cưới, ca dao, dân ca.Chương 3: vai trò của chiếc yếm trong đời sống người phụ nư

Nêu khái quát những tâm thức của người Việt Nam nhìn về chiếc yếmtruyền thống

Dựa vào những đặc điểm, vai trò, từ góc nhìn bên ngoài đời sống và tâmthức bên trong của người Việt Nam, những cơ sỡ lý luận và thực tiễn trênchúng tôi chia làm ba chương như trên Trong hai chương: chương 2 vàchương 3 thì chương 2 là trọng tâm của vấn đề, nhưng để có một góc nhìnhoàn thiện về chiếc yếm, chúng tôi nghiên cứu thêm chương 3 Chương 3 sẽ cónội dung, số trang ít hơn chương 2

Trang 11

Áo yếm là một thứ trang phục (nội y) không thể thiếu của người phụ nữViệt xưa, gồm một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào

cổ và buộc vào sau lưng, được dùng như một dạng áo trong để che ngực

Chiếc yếm gồm có 3 loại

- Yếm cổ tròn: là một vuông vải, lấy hình tròn miệng bát úp xuống mộtgóc, đánh dấu rồi cắt theo Người ta dung them một dải vải màu trắng để viền

cổ yếm Đường viền nhỏ , lé lên một vành tròn màu trắng rộng độ 3 dến 4 ly,tạo thành một đường trang trí kép nổi ở cổ yếm, hai đầu vòng tròn nối với dảiyếm dài được khâu lộn đường khâu trốn vào trong, dải yếm ở phần cuối cóhình mái chèo

- Yếm cổ xây: là loại yếm có cổ đã được chế tác sẵn do người thợchuyên nghiệp làm cổ yếm bán sẵn cổ yếm được khâu bằng bốn lớp vải lộndấu vào trong thành một vành tròn gấp liền khéo léo có ngoàm sẵn trên dưới.Viền yếm cổ xây có bề rộng chừng 5 ly nổi lên bề mặt

- Yếm cổ thìa: là loại yếm thường được khoét hình chữ V, người có tuổihay mặc yếm cổ này, nó phù hợp với mùa hè Khi chẻ cổ yếm xong thì gập vảikhâu đột chỉ, phần chân chữ V được cắt một miếng vải hoặc lụa, gấm phíatrong so le với thớ vải yếm khâu bù vào chỗ hụt có tác dụng tăng độ chắc, đồngthơi tăng thêm nét thẫm mỹ

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển áo yếm ở Việt Nam.Cách đây khoảng 4000 năm vào thời đai đồng thau phát triển, nước ViệtNam thời đó gọi là Văn Lang, người dân khắp nơi đã biết sinh sống bằng sănbắt, hái lượm và trồng trọt Chiếc áo yếm ra đời từ đó (thời Hùng Vương) sangtới tận thời Lý (thế kỷ XII) mới định hình một cách rõ nét Cái yếm đã đi cùngdân tộc từ thưỡ sơ khai đến khi có sự gặp gỡ của hai nền văn hóa Đông –Tây

Trang 12

để từ đó người phụ nữ lựa chọn, nhập thân chiếc yếm cổ truyền vào nhữngchiếc yếm hiện đại Chiếc yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẫm mỹqua những lần cải tiến Ở thế kỷ XVII, nghề dệt lụa phát triển, có buôn bán vớiphương Tây, trang phục phát triển phong phú Đặc biệt đời nhà Lý trang phụcrất được chú trọng phát triển, song cái yếm vẫn chưa có sự thay đổi lớn lao vềhình thức Mãi tới thế kỷ XIX, cái yếm mới có dạng hình vuông vắt chéo trướcngực người mặc, góc trên khoét làm cổ, hai đầu của lỗ đính hai dây để cột rasau gáy Bước sang thế kỷ XX, áo yếm được sữ dụng rất phổ biến, rộng rãi vớinhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.

Ngày xưa, số hàng hóa do các thợ dệt sản xuất và bán ra thị trường cũngkhá nhiều và địa điểm trao đổi buôn bán chủ yếu của nghành dệt ở các đô thị,đặc biệt là ở phố Thăng Long và Phố Hàng Đào Đến cuối thế kỷ XIX thực dânPháp đã đặt tên cho phố Hàng Đào là “phố tơ lụa” “Phường Hàng Đào nhuộmđiều”, phường này thời Lê-Trịnh có đình Đồng Lạc lưu giữ tấm bia thờ bàDiệu Duyên là tổ nghề làm cổ yếm, nơi đây xưa kia là chợ bán cổ yếm củaKinh Đô (nay là số nhà 38 phố Hàng Đào) Qua các thờ Đinh, Lê, Trịnh,Nguyễn, trên các pho tượng cổ đều thấy hiện diện chiếc áo yếm

Ngày nay có nhiều nhà thiết kế đã trở lại với chiếc yếm truyền thống, vớirất nhiều mẫu mã phong phú, đa dạng, cải tiến phù hợp với thời đại hơn, vớinhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng, trắng nhưng vẫn giữu được nét đẹp của chiếcyếm truyền thống Yếm vân xuất hiện ở những nhà hàng mang phong cáchtruyền thống, vẫn đi cùng những cô gái hát quan họ, diễn viên trên sân khấu ởnhững hoàn cảnh thích hợp, những lễ hội truyền thống của dân tộc, các cụ già

ở mieemd bắc cũng còn mặc yếm thường ngày trong chiếc áo cánh, một số phụ

nữ Mường cũng vẫn còn mặc yếm

1.3. Cách thắt yếm.

Trang 13

Mặc yếm có hai cách thắt yếm.

- Dải yếm được kéo qua cổ phía sau lưng buông lơi, tết nút hoa, hai đầudải yếm như hai giọt lệ so le rủ xuống mông

- Sau khi buộc cổ yếm, phần thân yếm được nới dài thắt chéo hình chữ

V rồi vắt ra đằng trước, sau đó tết nút buông dải yếm trước bụng dấu ẩn ởtrong yếm Cách thắt này tạo nét thon cho thân hình và kín đáo Có thể đínhmột dây xà tích hình quả đào có chạm trỗ hoa văn bằng bạc đựng vôi ăn trầu.Đây là trang phục truyền thống của người việt cổ rất độc đáo

1.4. Đặc điểm chiếc áo yếm

Yếm là mảnh vải vuông đặt chéo trước ngực phụ nữ, góc trên khoét hìnhbán nguyệt, đính hai sợi dây buộc ra sau ổ, ở hai góc đối diện nhau vắt sang haibên sườn đính thêm hai sợi dây nữa buộc ra sau lưng, bốn sợi dây này gọi làdải yếm Đây là loại đồ mặc trong đặc thù của người việt Chiếc yếm có đặcđiểm rất đơn giản, dễ dàng cắt may, duyên dáng, nhẹ nhàng, thanh thoát nó vừa

là loại mặc choàng vừa là loại mặc chui đầu Đặc điểm của chiếc áo thay đổiqua thời gian, qua từng thời kỳ phát triển của dân tộc

2 Cơ sỡ thực tiễn.

2.1. Mang bản sắc tộc người và địa phương.

Theo nghĩa rộng, trang phục bao gồm tất cả các loại quần áo, khăn mũ,guốc dép, các hình thức trang trí trên quần áo…trong đó áo yếm thuộc trangphục từ thời cổ đại cho tới nay, bất cứ hình thcs trang phục nào cũng biểu hiệnhai mặt, thứ nhất, nó là thứ vật dụng do con người sáng tạo ra nhằm mục đíchbảo vệ cơ thể chống lại những diều kiện bất lợi của môi trường; và thứ hai, làdấu hiệu biểu đạt một ý nghĩa nào đó về nhiều phương diện của con người, như

Trang 14

dân tộc, địa phương, giới tính, tín ngưỡng, thẫm mỹ, vị trí xã hội… tấtnhiên hai chức năng này không tách rời mà chúng kết hợp với nhau một cáchhài hòa.

Chất liệu tạo ra áo yếm, cách thức may cắt và việc sữ dụng nó để giữ

ẩm, che ngực hay làm mát cơ thể, chống lại côn trùng Tất cả đều liên quanmật thiết đến môi trường tự nhiên cũng như trình độ phát triển cộng đồngngười lúc này Những hình khối, đường nét, màu sắc của chiếc yếm biểu đạt vềthẩm mỹ, biểu tượng tinh thần của con người, của xã hội

2.2. Mang giá trị lịch sữ - văn hóa.

Thời nào thì con người cũng có thể ăn mặc theo sỡ thích riêng nhưng cái đókhông thể thoát ly khỏi sự ràng buộc của truyền thống và sự quy định của thờiđại Ăn mặc là tổng hòa giữa con người với tự nhiên và xã hội Chiếc yếm tậptrung tính truyền thống và tính hiện đại, nó cho thấy từ thời Lý, Trần trangphục đã phát triển và xuất hiện nhiều kiểu cách hơn

Ăn mặc phải phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, để bảo vệ sức khỏe,chống lại môi trường bất lợi Những nguyên liệu may áo yếm đều có sẵn trong

tự nhiên như tơ chuối, sợi đay, gai, tơ tằm, sợi bông, những loại vải nhẹ,thoáng mát phù hợp với thời tiết nóng ẩm

2.3. Tôn lên chiếc lưng ong của người phụ nữ.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt, một cô gái đẹp là phải có cáilưng ong thắt đáy nhỏ nhắn như cái lưng ong Người Việt xưa cho rằng những

cô gái với cái lưng ong không chỉ mang một dáng hình đẹp mà còn đầy đủnhững đức hạnh của một người vợ, người mẹ

Đàn bà thắt đáy lưng ong

Trang 15

Người Việt cổ sống gắn liền với nền văn minh lúa nước, luôn mong muốncon đàn cháu đống để tăng sức lao động, chỉ quan tâm đến sự sinh sản thịnhvượng của mùa màng, lúa gạo, hoa trái và nhân lực làm ruộng, nên đã tự nhiên

mà theo tín ngưỡng phồn thực, và điều đó đã chi phối quan niệm về vẻ đẹp của

họ Người con gái được coi là đẹp phải có lưng ong và phải biết tôn vinh cáilưng ong ấy bằng trang phục yếm - váy cổ truyền

2.4. Nghệ thuật tạo hình chiếc yếm.

Trang phục Việt truyền thống không chỉ đơn thuần là sản phẩm của tư duykhoa học kỹ thuật thủ công mà đó còn là sản phẩm của tư duy mỹ học, củanghệ thuật trang trí dân gian được chắt lọc và tiếp nối qua nhiều thế hệ

Nghệ thuật như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định đó là sự biểu hiện củatâm hồn con người, ý chí và tư duy nhận thức của con người trước thiên nhiên

và trong xã hội Chiếc yếm trong tổng thể cũng như trong từng bộ phận của nó.Trong tổng thể của bộ trang phục, cái yếm là bộ phận mặc trong cùng nhằmtạo nét gọn gàng cho khuôn ngực

Ở Quan Hố, có mười điều đáng yêu của cô gái thì điều thứ năm là: nămthương dải yếm đeo bùa Rồi ở những bức chạm khắc thế kỷ 17, 18 nổi tiếng,hay trong tranh Đông Hồ đều có những phụ nữ mang yếm lá sồi hoặc lá senbồng bềnh

Chiếc yếm với một mảnh vải đủ để che ngực và bụng, không quá hỡ hang,thậm chí có thể mặc một mình mà không như những chiếc áo ngực ngày nay.Với hai dải yếm xinh xinh thắt cái lưng ong của người con gái, làm nổi lên vẽđẹp nữ tính của người con gái, vẽ đẹp mà theo quan niệm ngày xưa thì cái lưngong là đẹp nhất đối với người con gái Những mà yếm được sữ dụng trongnhưng điều kiện hoàn cảnh khác nhau

Ngày đăng: 14/01/2016, 13:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB giáo dục năm 2000 Khác
2. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Diễm Thúy, NXB đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 3-2005 Khác
3. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, GS. Trần Văn Giàu, NXB thành phố Hồ Chí Minh năm 1993 Khác
4. Giá tri tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, GS. Trần Văn Giàu, NXB khoa học xã hội, Hà Nội năm 1980 Khác
5. Hỏi đáp về ẩm thực và trang phục Hà Nội xưa và nay, Trần Thị Hà, nxb quân đội nhân dân năm 2010. (96 – 109) Khác
6. Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, GS, TS Ngô Đức Thịnh (chủ biên), NXB. Chính trị quốc gia 10-2010. (247 – 267) Khác
7. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS,viện sĩ: Trần Ngọc Thêm, NXB.TP. Hồ Chí Minh năm 1996, 1997, 2001. (382 – 383) Khác
8. Trang phục Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, Nguyễn Thu Phương biên soạn, NXB lao động năm 2005. (43 – 63) Khác
9. Trang phục Việt Nam, Đoàn Thị Tĩnh, NXB mỹ thuật 8-2011 Khác
10. Trang phục triều Lê - Trịnh, họa sĩ Trịnh Quang Vũ, NXB từ điển bách khoa năm 2008. (259 – 267) Khác
11. Trang phục Thăng Long - Hà Nội, ts. Đoàn Thị Tình, NXB Hà Nội.(19 – 26, 227 – 229, 280 – 281) Khác
12. Truyền thống và hiện đại: vài suy nghĩ đề xuất, Phan Huy Lê, tạp chí cộng sản năm 1996 Khác
13. Văn hóa Việt Nam đỉnh cao đại Việt, Nguyễn Đăng Duy, NXB Hà Nội năm 2004. (214 – 223) Khác
14. Văn hóa trang phục từ truyền thống đến hiện đại, Nguyễn Thị Đức, NXB văn hóa thông tin 12-1998. (15 – 103) Khác
15. Về truyền thống dân tộc, Trần Quốc Vượng, tạp chí cộng sản năm 1981.Tài liệu mạng Khác
20. Đại từ tiếng việt Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB văn hóa thông tin 21. Từ điển từ và ngữ Việt Nam Nguyễn Lân, NXB TP. Hồ Chí Minh 22. Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng Khác
23. Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB từ điển bách khoa Hà Nội 2005 Khác
1. Hướng tiếp cận đề tài: Tiếp cận tài liệu bằng phương pháp đọc tài liệu văn bản nghe nhìn. Trước hết lập đề cương chi tiết sau phần đọc tài liệu sau đó thực hiện từng phần theo dề cương Khác
2. Kế hoạch làm việc:- Sưu tầm tài liệu 30%- Xữ lý tài liệu 30%- Viết bài 30%- Thơi gian dự trữ là 10% Khác
3. Tài liệu tham khảo thu thập được cho tới lúc lập đề cương gồm có 8 tài liệu văn bản, 5 tài liệu mạng, 4 tài liệu tra cứu Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w