1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề: Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền

23 877 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 41,92 KB

Nội dung

Nghiên cứu tìm hiểu nguồn gốc, nét đặc trưng nghệ thuật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền. So sánh với trang phục truyền thống của phụ nữ các dân tộc anh em để thấy được nét riêng biệt trong trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền. Đề ra các biện pháp để giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống đang bị mai một thông qua hình ảnh trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền

Trang 1

NÉT ĐẶC SẮC TRONG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA

PHỤ NỮ DAO TIỀN ( TÌM HIỂU TẠI XÃ KIM BÌNH, HUYỆN CHIÊM HÓA,

ở của đồng bào dân tộc nhưng có lẽ dễ nhận biết nhất chính là qua trang phục của

họ Mỗi dân tộc đều có một trang phục riêng mang đậm nét văn hoá mỗi vùng miền và không lẫn với bất cứ nơi đâu Đây cũng chính là giá trị khác biệt mà cũng

là giá trị văn hoá vô giá mà chúng ta cần gìn giữ

Tuyên Quang là một trong những tỉnh thuộc miền núi Đông Bắc của nước

ta, không chỉ được nhắc đến với những di tích lịch sử nổi tiếng trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, những món ăn đặc trưng cho núi rừng Đông Bắc mà Tuyên Quang còn đặc biệt hơn cả là địa bàn cư trú của 22 dân tộc tương ứng với

22 dòng trang phục truyền thống Với dân số 730.800 người ( năm 2011) trong đó dân tộc Dao đông thứ ba sau 2 dân tộc Kinh, Tày Trang phục của người Dao đặc biệt là trang phục của người phụ nữ được biết đến khá nhiều với áo, yếm, xà cạp,

Trang 2

dây lưng, khăn vấn đầu, váy dài cùng đồ trang sức vàng bạc … Trong trang phục của người Dao, chỉ có duy nhất phụ nữ nhóm Dao Tiền không mặc quần, chỉ mặc váy in hoa Người Dao Tiền rất tự hào về trang phục truyền thống của mình

Tìm hiểu về trang phục phụ nữ nhóm Dao Tiền tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là giải mã những thông tin “ ẩn chứa bên trong” về văn hóa Dao Tiền, đó là cuộc sống gần gũi của đồng bào Dao Tiền với thiên nhiên,những quan niệm trong đời sống văn hóa tinh thần (điều này được thể hiện trên cáchoa văn trên trang phục phụ nữ Dao Tiền) thể hiện sự quan sát tinh tế của phụ nữ Dao Tiền, là một trong những con đường để dựng lại cuộc sống cổ truyền của người Dao Tiền , là cơ sở để hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về sắc thái văn hóa mang tính địa phương của cộng đồng người Dao nơi đây

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, nhóm Dao Tiền là một trong những nhóm Dao tiêu biểu bên cạnh nhóm Dao đỏ và Dao Quần Trắng nên các công trình nghiên cứu về trang phục của người Dao nói chung và trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền nói riêng không phải là ít nhưng hầu như chưa có công trình

chuyên khảo nghiên cứu một cách toàn diện về trang phục của phụ nữ Dao Tiền mà chỉ dừng lại ở sự mô tả, liệt kê một cách sơ lược, chưa đi sâu vào so sánh và phân tích để chỉ ra được nét riêng có Cuốn “ Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang” của nhà xuất bản văn hóa dân tộc cũng đề cập đến thông tin về văn hóa Dao Tiền, đó là tài liệu tham khảo quý báu tạo điều kiện, cơ sở để tôi thực hiên đề tài : “ Nét đắc sắc trong trang phục truyền thống của phụ nữ Dao

Tiền”

Trang 3

3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích

Thấy được nét đẹp riêng biệt trong trang phục phụ nữ Dao Tiền đồng thời giúp ý thức và nhận biết phương pháp để lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa trong trang phục của phụ nữ Dao Tiền nói riêng và của người Dao nói chung

Đề ra các biện pháp để gữi gìn và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống đang

bị mai một bởi sự hội nhập và tân tiến của nền kinh tế thông qua hình ảnh trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền

4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài đi sâu vào nghiên cứu trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Dao Tiền trong đời sống xã hội như sinh hoạt ngày thường, lễ hội, lễ tết, trong ngày cưới, tang ma, những hình ảnh tiêu biểu trên bộ trang phục của phụ nữ Dao Tiền tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện thời gian kiến tập không cho phép, chúng tôi chỉ lựa chọn địa điểm xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang là phạm vi nghiên cứu cho đề tài của mình

Trang 4

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Báo cáo sử dụng phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp đặc biệt là phương pháp điền dã dân tộc, thâm nhập vào cộng đồng để lấy tư liệu tại thực địa Cùng với quá trình quan sát, chúng tôi sử dụng các công cụ phỏngvấn sâu, chụp ảnh với đối tượng là phụ nữ dân tộc Dao Tiền

6 BỐ CỤC CỦA BÀI BÁO CÁO

Nội dung chính của bài báo cáo được chia làm 03 chương:

Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Dao Tiền ở xã Kim

Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Chương 2: Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Tiền- nét đẹp riêng

biệt và tinh tế

Chương 3: Giữ gìn vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ dân tộc DaoTiền, nét

đặc sắc trong kho tàng văn hóa vật thể của nhân loại

Trang 5

Chương 1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC DAO TIỀN Ở

XÃ KIM BÌNH, HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ KIM BÌNH, HUYỆN CHIÊM HÓA,

TỈNH TUYÊN QUANG

1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Kim Bình là xã nằm phía Đông Nam huyện Chiêm Hoá, cách trung tâm huyện

15 km và cách thành phố Tuyên Quang 60 km Nằm ở vị trí địa lý từ 22002’14” đến

22008’28”vĩ độBắc và từ 105018’16” đến 105021’54” kinh độ Đông.Phía Bắc giáp xãNgọc Hội và xã Phú Bình; phía Tây giáp xã Vinh Quang và xã Bình Nhân; phía Đônggiáp xã Tri Phú; phía Nam giáp xã Kiến Thiết huyện Yên Sơn

Về địa hình : Là xã có diện tích tự nhiên rộng, song chủ yếu là đồi, núi chiếm

khoảng 83% tổng diện tích tự nhiên toàn xã Với đặc điểm của địa hình chủ yếuđồi núi, phân bố đất sản xuất theo lưu vực các con suối và đồi núi thấp, do đó hìnhthành 3 khu vực dân cư thuộc 13 thôn

- Khu vực Yên linh gồm 5 thôn: Khuổi Pài, Đèo Lang, Tông Bốc, TôngĐình, Pác Kéo

- Khu vực Kim Quang gồm 4 thôn: Pác Chài, Khuổi Chán, Đồng Ẻn, ĐồngCột

- Khu vực Phú An gồm 4 thôn: Bó Củng, Khuân Nhự, Nà Loáng, Đèo Nàng

- Diện tích đất nông nghiệp chủ yếu chạy theo các chân đồi và dọc theo cáckhe suối Các khu dân cư và các công trình công cộng, công trình sự nghiệp chủyếu nằm ở những khu vực thấp

Trang 6

- Độ dốc phổ biến vùng đồi núi là 200-250, cao độ trung bình 250 m Lưu vựccác suối Cổ Linh, Phú An, Yên Linh địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ trungbình dao động từ 40 m – 70 m

Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa

mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình từ

250C - 260C Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết hanh khô, lạnh và

ít mưa, nhiệt độ trung bình từ 100C - 120C Lượng mưa trung bình năm 1.500 1.700 mm, nhiệt độ bình quân năm 220C - 240C, ẩm độ không khí trung bình năm

-từ 70- 80%

Điều kiện tự nhiên mang lại cho Kim Bình nhiều lợi thế, sự giàu có về tài nguyên khoáng sản cũng như thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp Rừng Kim Bình có nhiều lâm thổ sản và nhiều muông thú quý hiếm : Đinh, lim, nghiến, lát gấu, nhím, tê tê, tắc kè Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản như : Ăngtimoan, mangan, vàng sa khoáng Đất đai có độ phong hoá cao, lượng mưa và độ ẩm thích hợp Kim Bình có đầy đủ các điều kiện để trồng cây lương thực (lúa, ngô, sắn) Cây công nghiệp (sả, chè, các cây họ đậu, mía) chăn nuôi gia súc gia cầm và phát triển nghề rừng cũng như các ngành công nghiệp khai thác, chế biến

1.1.2 Văn hóa- xã hội

Dân số: toàn xã có 4.943 khẩu với 1.161 hộ, gồm 7 dân tộc anh em cùng

sinh sống như: Tày, Nùng, Dao, Kinh, Hoa, Cao lan, Mường; trong đó dân tộc Tàychiếm 69,10%, dân tộc Kinh chiếm 15,19%, dân tộc Dao chiếm 14,45%, còn lạicác dân tộc khác

Mật độ dân số bình quân 1,19 người/km2; tốc độ tăng dân số tự nhiên bìnhquân hành năm là 1,15%; cư dân sống phân tán trải đều xen lẫn với đất sản xuất

Trang 7

nông nghiệp Số hộ lao động sản xuất nông nghiệp chiếm 98,5%, các hộ này chủyếu là thuần nông sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi, có một số ít hộ kết hợpkinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ, lao động trong các cơ quan nhà nước Vì dân

cư thuần nông nên sự thay đổi trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa xã hội chưa

có nhiều biến chuyển nhiều theo thời gian Đó là mặt khó khăn nhưng đồng thờicũng là một điều thuận lợi để Kim Bình giữ được những nét văn hóa truyền thốngtiêu biểu.với các tỉnh bạn, có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng

Văn hóa- lịch sử: Kim Bình là nơi diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại của đất

nước- Đại hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Kim Bình, nơi có địa thế núirừng hiểm trở, đảm bảo an toàn bí mật nhưng cũng rất thuận lợi cho việc liên lạc

Từ Kim Bình có thể cơ động đi Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, đi lên Hà Giang,xuống Tuyên Quang, có thể đi tắt sang căn cứ địa Tân Trào sang Thái Nguyên.Người dân Kim Bình vốn có truyền thống cách mạng một lòng tin tưởng vào Đảng,Bác Hồ Bởi thế, Kim Bình được chọn làm nơi tổ chức Đại hội II của Đảng

Lễ hội: Kim Bình cùng giống như nhiều địa phương khác trong huyện đang

đứng trước nguy cơ mai một và biến sắc một số lễ hội cũng như phong tục truyềnthống của địa phương Tuy nhiên lễ hội lớn như lễ cấp sắc, lễ hội lồng tông vẫnluôn được người dân quan tâm và chú ý bảo tồn

1.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC DAO TIỀN

Người Dao cũng như nhiều tộc người thiểu số ở Việt Nam rất ít được các sửgia phong kiến ghi chép Tác giả viết về người Dao đầu tiên ở Việt Nam là nhà báchọc Lê Quý Đôn Trong tác phẩm “Kiến văn tiểu lục” (1777), Lê Quý Đôn có viết

ở xứ Tuyên Quang có “Bảy chủng tộc người Mán Trong ấy có 3 chủng tộc SơnTrang, Sơn Tử và Cao Lan mặc áo màu chàm xanh, tay áo rộng, hoặc áo màu trắng

để tóc dài, búi tóc nhọn, Sơn Mán, Sơn Bản và Sơn Miều cũng thế) Các chủng tộc

Trang 8

này đều ở nơi đại sơn lâm, cày cấy thì đốt nương, đào hố bỏ thóc, chỗ ở nay đâymai đó

Khác với các thành viên khác trong cộng đồng 22 dân tộc trong tỉnh, dân tộcDao có nhiều nhóm khác nhau cộng cư với các dân tộc khác ở 6/6 huyện thị Căn cưvào lời kể của các già làng cũng như các sách cúng, gia phả của người Dao, có thểthấy rằng: Từ rất xa xưa, do nhiều biến cố lịch sử như bị hạn hán, mất mùa, chiếntranh, xung đột sắc tộc, phong kiến Trung Quốc áp bức tàn tệ… khối Dao ở TrungQuốc phải chia làm nhiều nhóm nhỏ, rời cái nôi của mình vào nhiều thời kì khácnhau, phân tán đi các nơi để sinh sống Mỗi nhóm Dao chịu ảnh hưởng các yếu tố vănhóa của các dân tộc khác đồng thời hình thành những yếu tố mới Theo các nhànghiên cứu, người Dao còn được gọi là Mán, Động, Trại, Đại Bản, Tiểu Bản

Sự phân loại các nhóm Dao chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn chính là tiêng nói vàhình thức bên ngoài Ví dụ trong cuốn Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao,Sán Dìu ở Tuyên Quang của nhà xuất bản văn hóa dân tộc có phân loại “nhóm DaoTiền có đặc điểm nổi bật là trên hai nẹp áo và cổ áo liền nẹp phía trước của bộ nữphục có đính 9 nửa đồng tiền tròn bằng bạc, khi cài áo sẽ tạo thành các đồng tiềntròn có đường kính 4- 5 cm, nhìn rất đẹp Nhóm Dao Tiền là nhóm duy nhất phụ

nữ không mắc quần chỉ mặc váy in hoa văn màu xanh nhạt”

Trang 9

Chương 2 TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ DAO TIỀN- NÉT ĐẸP

RIÊNG BIỆT VÀ TINH TẾ

2.1 NÉT KHÁC BIỆT TRONG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA PHỤ NỮ

DAO TIỀN

2.1.1 So sánh với trang phục của phụ nữ Tày

Như chúng ta đều biết, mỗi một địa phương đều có một sắc thái văn hóakhác nhau, mỗi một tộc người lại có một bộ trang phục truyền thống khác nhau, nónhư là một câu chuyện mà thế hệ trước dăn dò cho thế hệ sau của mình phải luônnhớ đến cội nguồn của Trang phục truyền thống của người Dao Tiền ở TuyênQuang cũng mang những nét riêng biệt đồng thời lại chịu ảnh hưởng bởi sự giaothoa văn hóa giữa các tộc người đặc biệt là các tộc người lớn như người Kinh,người Tày Sau đây bài báo cáo xin được giới thiệu đôi nét về trang phục truyềnthống của phụ nữ dân tộc Tày- một dân tộc anh em có nhiều nét văn hóa được coi

là gần gũi nhất với văn hóa Dao trong khu vực Đông Bắc nói chung và địa bàn xãKim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang nói riêng nhằm mục dích tìm ranhững nét đặc sắc trong trang phục của người Dao Tiền nơi đây

Trang 10

Trang phục của người Tày thường đơn giản, chủ đạo là sắc chàm Phụ nữTày tóc vấn ngang đầu, ngoài chùm khăn vuông mỏ quạ, áo dài màu chàm, gàikhuy đồng bên phải, ngang lưng thắt dải chàm, hai đuôi dải buông dài xuống đằngsau, chân đi hài vải Áo cánh là loại 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, có hai túi nhỏ phíadưới hai vạt trước, thường được cắt may bằng vải chàm hoặc trắng Khi đi hội

thường được mặt lót phía trong áo dài Vì vậy người Tày còn được gọi là gần slửa khao (người áo trắng) để phân biệt với người Nùng chỉ dùng màu chàm Áo dài

cũng là loại 5 thân, xẻ nách phải cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn, ống tay và thânhẹp, có eo Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; đó làloại quần về nguyên tắc cắt may giống nam giới, kích thước có phần hẹp hơn.Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo giống kiểu

“mỏ quạ” của người Kinh Nón của phụ nữ Tày khá độc đáo Nón bằng nan tre lợp

lá có mái nón bằng và rộng Trang sức phụ nữ Tày đơn giản song có đủ các chủngloại cơ bản như vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích Trang sức giá trị nhất bằngbạc, thường thì phụ nữ Tày chỉ đeo chiếc kiềng bạc vừa đủ để tạo nên độ sáng lấplánh trên nền áo chàm

Nét đặc biệt nhất của trang phục Tày chính là ở những hình mẫu hoa văntrang trí trên vải của họ Loại vải dệt hoa văn mầu đen trên nền vải trắng là loại vải

để may mặt chăn, loại hình trang trí này phổ biến trong các dân tộc nói ngôn ngữTày-Thái Người ta còn dùng một thuật ngữ để gọi đồ án trang trí hoa văn như thếnày là lái ăm - có nghĩa là vằn đồ đan, giống như các vằn nổi trên đồ đan Họa tiếtđược kỷ hà hóa để thích hợp với việc dệt trên khung dệt Bố cục họa tiết theophương pháp ô quả trám có các đường viền xung quanh tạo thành các đường diềmgãy khúc Trong các ô quả trám là họa tiết cách điệu hóa hình hoa, hình ngọn raubầu, bí, là loại cây có liên quan nhiều đến nền văn hóa cổ, tín ngưỡng cổ của nhiều

cư dân nông nghiệp ở phía Bắc nước ta, trong đó có người Tày

Trang 11

Trên cơ sở của loại bố cục hoa văn một mầu đen trên nền trắng, người Tàylại phát triển trang trí theo một hướng khác, gài mầu vào từng đoạn họa tiết, từngmảng họa tiết tùy trình độ thẩm mỹ, ý thích của người dệt trên khung dệt thủ công,

có tên gọi là thổ cẩm, mang ý nghĩa là một loại gấm của địa phương

2.1.2 So sánh với trang phục của phụ nữ Dao Đỏ

Trong 9 nhóm Dao khác nhau, nhóm Dao Đỏ là nhóm người đông đảo nhất,riêng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, dân cư Dao Đỏ sinh sống trên 27 xã thuộchuyện Na Hang và Chiêm Hóa Văn hóa của người Dao Đỏ đã là cơ sở của rấtnhiều đề tài nghiên cứu khoa học Mặc dù cùng thuộc tộc người Dao nhưng nhómDao Đỏ và nhóm Dao Tiền lại có nhiều sự khác biệt trong văn hóa đặc biệt là sựkhác biệt ngay trên bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Để phân biệtDao đỏ và Dao tiền thì điều dễ nhận biết nhất là trên trang phục của họ Sở dĩ,nhóm Dao tiền có tên như vậy là vì họ trang trí trên y phục là những đồng tiền xubằng bạc; còn y phục nữ Dao đỏ màu sắc trang trí chủ đạo là màu đỏ với hai chuỗibông đỏ được gắn trên áo của phụ nữ Hoa văn trang trí trên vải của người Dao vôcùng đặc sắc, phong phú, chủ yếu là những hình ảnh thường thấy trong sinh hoạthằng ngày, như: hình hoa lá, cỏ cây, hình tổ tiên, những loài vật gắn bó với họtrong cuộc sống Chính những hình ảnh này tạo nên sắc thái riêng biệt trong nétvăn hóa riêng của dân tộc Dao

Trong trang phục của người Dao Đỏ quan trọng nhất là chiếc áo dài Theophong tục, phụ nữ Dao Đỏ không mặc áo ngắn mà chỉ mặc áo dài Áo tứ thân màuchàm hoặc đen, không khoét nách mà tay đấu thẳng vào thân Nẹp cổ liền với nẹpngực được thêu kín các họa tiết trang trí bằng chỉ màu đỏ Hai đầu của nẹp ngựcđính nhiều chuỗi hạt cườm và tua đỏ Cửa tay áo, nẹp xung quanh tà áo trước vàsau đều được thêu bằng chỉ màu đỏ và trắng Riêng ở gấu vạt trước và sau người tathêu hai nẹp tách rời nhau, trông xa như hai áo mặc lồng nhau, áo ngoài ngắn hơn

Ngày đăng: 15/07/2016, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w