1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề Tìm hiểu di tích và lễ hội Đền Bảo Lộc xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định

26 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 46,05 KB

Nội dung

Tập hợp những vấn đề lý luận liên quan đến giá trị văn hóa lịch sử nói chung và nghi lễ nghi thức trong lễ hội nói riêng Nghiên cứu và đánh giá về thực trạng quản lý, bảo tồn di tích đền Bảo Lộc Đề xuất một số giải pháp bảo tồn di tích và biện pháp thu hút du lịch cho người dân địa phương.

TÌM HIỂU DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN BẢO LỘC XÃ MỸ PHÚC, HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình, chùa, đền, miếu, lăng tẩm Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử Có sức thuyết phục lớn đối với mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho muôn đời sau Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể Gìn giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá Những di tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Từ đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế phát triển của đất nước, các di tích lịch sử - văn hoá dần dần được phục hồi, tôn tạo và phát huy tác dụng Bên cạnh đó lễ hội được bảo lưu và ngày càng trở nên có ý nghĩa thiết thực hơn Người ta thừa nhận rằng chính các di tích lịch sử - văn hoá đã và đang đóng góp phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện con người, đưa con người tới một cuộc sống tốt đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội nguồn, ngược dòng lịch sử, trở về quá khứ, không lãng quên quá khứ mà trái lại biết trân trọng những thành quả vật chất và tinh thần của quá khứ Từ đó kế thừa, khai thác phục vụ những mục đích hiện tại của con người Một trong những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá ở nước ta là công tác bảo tồn, trùng tu và khai thác những giá trị văn hoá còn ẩn chứa bên trong các di tích lịch sử - văn hoá Chúng ta luôn phải có ý thức bảo vệ, nghiên cứu những viên ngọc quí giá của cha ông để lại Gìn giữ cho hiện tại và tương lai, kế thừa những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước là xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Nam Định là mảnh đất địa linh- nhân kiệt và giàu có về giá trị văn hóa- lịch sử, là nơi phát tích của Vương triều Trần- một trong những triều đại hưng thịnh bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.655 di tích lịch sử văn hóa, trong đó hơn 200 di tích đã được Nhà nước xếp hạng Quần thể di tích này mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc và là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, thu hút đông du khách Đền Bảo Lộc ( xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) cũng thuộc quần thể di tích Trần, hàng năm thu hút hàng vạn du khách thập phương Là người con quê hương Nam Định, tôi muốn tìm hiểu những nghi lễ và công tác bảo tồn di tích đền Bảo Lộc Vì thế tôi thực hiện đề tài “ Tìm hiểu di tích và lễ hội đền Bảo Lộc xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định” để góp phần giới thiệu một cách khái quát nhất và để mọi người có thể hiểu thêm về giá trị văn hóa này 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu để giúp du khách bốn phương biết được, hiểu được những giá trị văn hóa của di tích và tìm hiểu hoạt động, công tác quản lý, tìm ra giải pháp để mọi người có thể tham gia lễ hội một cách văn minh và góp phần bảo tồn di tích đền Bảo Lộc 3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Lịch sử di tích, những kiến trúc, những nghi thức, nghi lễ diễn ra trong lễ hội và hoạt động quản lý của chính quyền và người dân địa phương trong công tác bảo tồn di tích đền Bảo Lộc 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Khu vực đền Bảo Lộc và những điểm di tích xung quanh di tích đền Bảo Lộc tại thôn Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định - Thời gian: Tháng 1- tháng 3 năm 2015 5 NHIỆM VỤ, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Tập hợp những vấn đề lý luận liên quan đến giá trị văn hóa- lịch sử nói chung và nghi lễ nghi thức trong lễ hội nói riêng - Nghiên cứu và đánh giá về thực trạng quản lý, bảo tồn di tích đền Bảo Lộc - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn di tích và biện pháp thu hút du lịch cho người dân địa phương 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu - Phương pháp thực địa ( quan sát thực tế) - Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh Chương 1 GIỚI THIỆU DI TÍCH VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA- LỊCH SỬ ĐỀN BẢO LỘC XÃ MỸ PHÚC, HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ MỸ PHÚC, HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH Vị trí: Mỹ Lộc nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Nam Định Phía bắc giáp tỉnh Hà Nam, ngăn cách bởi sông Lý Nhân và sông Châu Giang, phía nam giáp thành phố Nam Định, phía tây giáp huyện Vụ Bản, phía đông giáp tỉnh Thái Bình, ranh giới là con sông Hồng Mỹ Lộc có lợi thế về giao lưu kinh tế với tất cả các vùng trong cả nước thông qua quốc lộ 10, quốc lộ 21, đường sắt Bắc-Nam và đường sông Diện tích: 73,69 km² Dân số: 71225 người (2008) Hành chính: thị trấn Mỹ Lộc (huyện lỵ) và 10 xã (Mỹ Trung, Mỹ Phúc, Mỹ Hưng, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân) Lịch sử: Mỹ Lộc xưa là một trong các huyện thuộc phủ Thiên Trường Thời thuộc Pháp, vùng đất của huyện Mỹ Lộc rất rộng lớn, bao gồm cả phần đất của thành phố Nam Định ngày nay Từ sau Cách mạng Tháng Tám, huyện Mỹ Lộc đã qua nhiều lần điều chỉnh địa giới Ngày 1/9/1950 cắt bốn xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hạ, Lộc Hoà vào thành phố Nam Định Năm 1953, cắt các xã Mỹ Toàn, Mỹ An, Mỹ Đồng, Mỹ Phong, Mỹ Điền sang huyện Nam Trực Đến ngày 25/9/1954, cắt các xã Lộc An, Mỹ Xá, Lộc Hạ, Lộc Hoà trả về huyện Mỹ Lộc Thời kỳ 19651975, huyện thuộc tỉnh Nam Hà Ngày 13/6/1967, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 76-CP sáp nhập toàn bộ huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định Từ 19751981, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh Sau năm 1981, trở về thuộc tỉnh Nam Định Ngày 16/2/1997, Chính phủ ra Nghị định số 19-CP tái lập huyện Mỹ Lộc trên cơ sở tách ra từ thành phố Nam Định Đặc điểm: Với ưu thế của miền đất sa bồi màu mỡ, Mỹ Lộc là nơi cung cấp rau sạch, hoa tươi cho thành phố Nam Định và các thành phố lớn khác Với thế mạnh về vị trí địa lý và điều kiện giao thông, Mỹ Lộc là lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế Năm 2004, tỉnh Nam Định đã phê duyệt dự án xây dựng khu đô thị mới và khu công nghiệp có diện tích 200 ha tại 3 xã Mỹ Tân, Mỹ Phúc, Mỹ Trung Tương lai, huyện Mỹ Lộc sẽ hình thành khu dịch vụ lớn nhất tại cửa ngõ thành phố Khu điểm tham quan du lịch: Đền Bảo Lộc, lăng mộ Trần Hưng Đạo ( thôn Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc), đền thờ Trần Thủ Độ (thôn Lựu Phố, xã Mỹ Phúc), đền Vạn Khoảnh, đền Cây Quế (xã Mỹ Tân), đình và miễu Cao Đài (xã Mỹ Thành), đình Sùng Văn (xã Mỹ Thuận) và một số làng nghề truyền thống: làng hoa Mỹ Tân, mây tre đan Mỹ Hưng, gỗ mỹ nghệ Mỹ Phúc… Lễ hội tiêu biểu: Lễ hội đền Bảo Lộc ( tháng 8 âm lịch hàng năm), hội đền Lựu Phố, lễ hội đền Cây Quế ( xã Mỹ Tân 22/8 am lịch hàng năm), lễ dâng hương đầu năm ( tổ chức từ đêm 14- rạng ngày 15 tháng giêng hàng năm) , lễ Trần Quốc Toản ra quân ( đêm 24, rạng ngày 25 tháng giêng hàng năm)… 1.1.1.Sự phát triển của xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Là một huyện cửa ngõ của tỉnh Nam Định, Mỹ Lộc có nhiều lợi thế so với các huyện khác trong tỉnh Những tuyến đường huyết mạch qua huyện đã tạo sự kết nối giữa huyện Mỹ Lộc với các trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh bạn như: Thái Bình, Hà Nam Từ trung tâm thành phố Nam Định, theo quốc lộ 21A khoảng 8km là đến trung tâm của huyện Mỹ Lộc Là cửa ngõ của thành phố, nên nhiều năm qua Mỹ Lộc được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng Trên địa bàn huyện có đẩy đủ các loại hình giao thông: đường thủy, đường bộ, đường sắt Từ khi tái lập (tháng 4/1997), huyện Mỹ Lộc đã phát động phong trào làm đường giao thông nông thôn, nhờ đó bộ mặt nông thôn huyện đã được đổi mới, giao lưu kinh tế xã hội được mở rộng, thị trường tiêu thụ hàng hóa ngày càng phát triển Đặc biệt từ khi trục Quốc lộ 21 mới (Phủ Lý – Nam Định) được khởi công, càng tạo lợi thế để Mỹ Lộc bứt phá Đường bộ mới Phủ Lý – Nam Định hình thành sẽ tạo điều kiện cho giao lưu kinh tế của các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và giữ vai trò động lực phát triển của tỉnh Nam Định nói chung và Mỹ Lộc nói riêng Ngoài việc hoàn thành công tác chính trị kinh tế- xã hội, huyện còn chú trọng đến loại hình tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như làng nghề chăn ga gối đêm, may mặc ở xã Mỹ Thắng, tổ hợp làng nghề mây tre đan xuất khẩu tại thị trấn Mỹ Lộc và xã Mỹ Hưng và một số cơ sở sản xuất khác… Để chuẩn bị những nền tảng, huyện sẽ chú trọng vào công tác quy hoạch Trong đó ưu tiên nguồn vốn đầu tư các công trình hạ tầng, các khu di tích lịch sử văn hoá Trần và coi trọng phát triển các loại hình dịch vụ Đặc sắc văn hóa lễ hội Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định là vùng đất cổ giàu truyền thống văn hóa với nhiều loại hình nghệ thuật dân gian phong phú như hát chèo, hát chầu văn, hát trống quân, hát xẩm, rối nước cùng nhiều lễ hội gắn với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa Cũng như ở các địa phương khác, lễ hội ở Nam Định không chỉ đơn thuần mang yếu tố tín ngưỡng thuần túy mà còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân địa phương thể hiện đạo lý tôn kính tổ tiên, tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc đã có công xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước cũng như những bậc tiền nhân đã truyền nghề, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Theo thống kê, toàn tỉnh có chừng trên 200 lễ hội, Từ ngày 3-8 tháng Giêng, một số địa phương tại huyện Vụ Bản và Mỹ Lộc cũng khai hội kỷ niệm các vị tướng của Trưng Vương Vào ngày mồng 7, rạng sáng mồng 8 tháng Giêng, hàng chục vạn người từ khắp nơi nô nức trẩy hội chợ Viềng để mua sắm cầu may Từ 12 đến 14 tháng giêng, du khách xa gần lại về với lễ hội hoa cây cảnh Vị Khê, một làng nghề có bề dày lịch sử 800 năm Ngoài việc chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật hoa cây cảnh, cây thế của các chủ vườn địa phương, du khách còn có dịp chứng kiến tài năng của các nghệ nhân qua các cuộc thi cây cảnh, cây thế, tạo thế cho cây, làm bể cảnh hay đúc hòn non bộ Đặc sắc nhất trong các lễ hội ở Nam Định là lễ khai ấn đền Trần được tổ chức vào giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng Vào ngày lễ hội, du khách từ khắp nơi đổ xô về Khu di tích đền Trần - chùa Tháp để dâng hương tại Đền thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và tham dự lễ Khai ấn đầu năm - một phong tục đặc sắc được truyền lại từ đời vua Trần - để cầu phúc, cầu may Lễ khai ấn là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn thể hiện lòng thành kính biết ơn tổ tiên và cũng là tín hiệu nhắc nhở chấm dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc Một lễ hội khác không thể không nhắc đến là hội Phủ Giầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản), được đánh giá là một trong 5 lễ hội lớn nhất cả nước Hàng năm, từ mùng 3 đến 8 tháng 3 Âm lịch, nhân dân từ mọi miền đất nước lại nô nức hành hương về Phủ Giầy, một quần thể di tích thờ bà Chúa Liễu Hạnh một trong "Tứ bất tử" trong tín ngưỡng của dân tộc Việt Bao gồm 21 di tích, đền, phủ, lăng trong đó có các công trình lớn như phủ Tiên Hương (được xây dựng từ năm 1578), Phủ Vân Cát, lăng Mẫu Liễu Hạnh được xây dựng bằng đá xanh trên diện tích 600 m2 , Phủ Giầy được xem là trung tâm thờ Mẫu lớn nhất cả nước Đến với các lễ hội ở Nam Định, du khách còn có dịp thưởng thức hay trực tiếp tham gia nhiều trò chơi dân gian và hoạt động thể thao đặc sắc như trò bắt chạch trong chum, bịt mắt đánh trống, đẩy gậy, bơi chải, vật dân tộc, múa rồng, chọi gà, thi lấy nước, kéo lửa làm bánh, thi thổi cơm, kéo co, chơi cờ người, cờ đèn dưới nước, hát chầu văn, múa gậy, kéo chữ (Hoa trượng hội) Đặc biệt, lễ hội làng Gạo (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản) có gần 20 trò chơi dân gian mang đậm sắc thái địa phương như tam cúc điếm, thi dệt vải, đua thuyền chở lương, bắt vịt, múa rồng mây, thi thả thơ, đánh cờ đèn dưới nước Ở một số lễ hội làng trong tỉnh còn có những trò chơi diễn lại những sự tích gắn với nguồn gốc tên làng xa xưa, gắn với những giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc như lễ hội Trần Quang Khải (thôn Cao Đài, xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc) có tục yểm lá nhãn ăn thề và trò "thuyền chài đuổi bắt Tàu - Ngô", tưởng nhớ 3 lần đại thắng quân Nguyên – Mông của quân dân nhà Trần Hội chọn vật lễ cũng là một trong những nét độc đáo của các lễ hội mùa Xuân ở Nam Định Tiêu biểu là hội "Trư kiên bảo" (hội chọn lợn), "Kê kiên bảo" (Hội chọn gà) và hội chọn cá trong các lễ hội làng Thượng Linh, Côi Sơn, Quả Linh (Vụ Bản), Hữu Dụng, Làng Mụa (Ý Yên) và một số lễ hội làng ở các huyện Nghĩa Hưng, Mỹ Lộc 1.2 TÊN GỌI, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ LỊCH SỬ DI TÍCH ĐỀN BẢO LỘC 1.2.1.Tên gọi Đền Bảo Lộc xưa kia có tên gọi là đền An Lạc hay đền Hà Lạc, thuộc ấp Thang Mộc của nhà Trần - làng Bảo Lộc, tổng Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, nay thuộc làng Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định Nhân dân xây dựng đền thờ ông ở nhiều nơi trong ấp An Lạc là nơi mà anh hùng dân tộc đã gắn bó thuở thiếu thời Để tưởng nhớ đến công lao to lớn của ông, người dân quê hương đã lập lên đền thờ và lấy tên gọi là đền Bảo Lộc 1.2.2.Vị trí địa lý Đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định được xây dựng trên đất “thang mộc” của An Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và là anh trai của Trần Cảnh - vị vua đầu tiên của vương triều Trần Theo sách Nam Định tỉnh địa dư chí của Ngô Giáp Đậu thì làng Bảo Lộc xưa thuộc ấp An Lạc, hành cung Thiên Trường có thế long chầu, hổ phục nằm dọc theo bờ Hoàng Giang, sông này nối liền với sông Thiên Mạc và một đầu nối với sông Hồng ở ngã ba Tuần Vường - nơi tụ thủy, tụ phúc của làng Ấp An Lạc vốn là thái ấp của An Sinh Vương Trần Liễu, thân sinh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn 1.2.3.Lịch sử di tích Thời Trần, cùng với việc xuất hiện chế độ Thượng hoàng, năm 1262, hương Tức Mặc đổi thành phủ Thiên Trường và được xây dựng quy mô như kinh đô thứ hai sau Thăng Long Bên cạnh việc xây dựng cung điện, nhà cửa nguy nga tráng lệ cho bậc đế vương, nhà Trần còn phong hàng loạt thái ấp cho các quý tộc, bao quanh như một vành đai bảo vệ Thiên Trường Ấp An Lạc ngày đó cách trung tâm Thiên Trường 2km (đường chim bay) về phía bắc Đền Bảo Lộc ban đầu được xây dựng ven sông Châu gồm ba gian gỗ lim lợp ngói mũi hài, sau bờ sông bị sói lở, đền được di chuyển vào vị trí như hiện nay Một thời gian dài tồn tại với quy mô nhỏ, đầu thế kỷ XX, đền Bảo Lộc được Lã Quý Trấn, một chủ thầu khoán có uy thế ở Nam Định quyên tiền nâng cấp thành công trình kiên cố, quy mô khá lớn, kích thước cao rộng Đền được xây theo thiết kế của Đông Phương Bác Cổ, song có sửa chữa lại cho phù hợp với kiến trúc cổ truyền của dân tộc Bắt đầu xây dựng từ năm 1928, phải 5 năm sau công trình mới hoàn thành Đền nằm chính giữa, quay hướng đông, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là phủ thờ Mẫu, phía sau đền là Khải Thánh thờ vương phụ, vương mẫu, phu nhân của ông 1.3 GIÁ TRỊ VĂN HÓA- LỊCH SỬ DI TÍCH ĐỀN BẢO LỘC 1.3.1.Gía trị lịch sử Trong Trần thị gia huấn, việc mất của Hưng Đạo Vương được miêu tả: "Vào ngày 18/8 năm Hưng Long thứ 8 (1300), Vương đang tụng kinh ở trên núi, nghe nói chị mình mắc bệnh, bèn xuống hỏi thăm Bà chị nói ngày tới sẽ về tiên tổ, Vương đáp "em còn chút việc bận, chị hãy đợi em đến sáng 20 cùng đi một thể" Đến ngày đó, Vương không có bệnh gì mà mất Trước khi mất, Vương dặn dò các con rằng: "Khi ta sống ba lần đánh quân Nguyên giết hại chúng rất nhiều, nên sau khi ta mất, họ sẽ tìm mộ ta Trong tháng này, bí mật chôn ta ở vườn An Lạc, giả nói rằng an táng chị ta, táng xong nên để đá rất sâu rồi trồng cây lên trên Sang tháng, về Tức Mặc phao tin ta mất ở đó rồi làm nghi thức an táng Hài cốt phải dùng của viên quan sang trọng, chớ dùng của người thường dân, khó che mắt chúng Ta đã dâng biểu tâu vua cho khu Bảo Lộc làm dân tạo lệ, lúc sống chưa từng đặt chân tới đó, không biết nay như thế nào Vậy phải cho quan coi nơi nào đẹp đẽ hãy làm mộ giả và đốc việc chôn cất cho trang trọng mới che được con mắt ngờ vực của người ngoài"(vì thế nay tại Bảo Lộc có một lăng ghi lăng mộ Hưng Đạo Vương, có quan tài bằng đồng nhưng tương truyền là của một viên bộ tướng) Tương truyền, ấp An Lạc là nơi sinh ra và lớn lên của Trần Quốc Tuấn, một con người tài ba, một nhân cách lớn, một thiên tài quân sự đã làm vẻ vang đất nước với ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông Tài hoa, đức độ, cuộc đời ông là bản anh hùng ca về tinh thần trung – hiếu – nghĩa – chí – tín Ông đã từng khảng khái trả lời vua Trần Nhân Tông trong lúc nguy nan: “Xin hãy chém đầu thần trước, sau hãy hàng giặc Đầu thần còn giữ được, xã tắc vẫn bền vững lâu dài, xin bệ hạ đừng lo” Với công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tháng 4 năm 1288 ông được ban tước hiệu “Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương” Khi ông mất, triều đình lại phong là: “Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo đại vương” Suốt một đời phò vua giúp nước, ông dốc sức xây dựng Đại Việt thành quốc gia “Thái bình thịnh trị” với câu nói nổi tiếng “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy” Chính sách trọng nông, lấy dân làm gốc…không chỉ giúp nhà Trần chiến thắng những kẻ thù mạnh nhất mà còn giúp vương triều tồn tại và phát triển rực rỡ gần đền, ngoài bài vị còn có hai pho tượng thờ Trần Hưng Đạo (một bằng đồng, một bằng gỗ) Pho tượng đồng trong tư thế ngồi nặng 4,8 tấn, đặt ở trung đường Hai bên có tượng Hưng Vũ Vương Nhiễn và Phạm Ngũ Lão là con trai và con rể của ông Pho tượng bằng gỗ trầm hương được đặt tại hậu cung, hai bên là tượng thầy dạy văn và thầy dạy võ Đền Khải Thánh nằm ở phía sau, kiến trúc tương tự như đền chính nhưng phần nền cao hơn 3m, thờ thân phụ, thân mẫu, phu nhân và hai người con gái của Trần Hưng Đạo Cách bài trí thờ tự ở đây thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, trung hiếu vẹn toàn của Hưng Đạo đại vương Khu di tích đền Trần còn bao gồm lăng mộ Trần Hưng Đạo được xây dựng ở đầu làng, cách đền Bảo Lộc chừng 600m, gồm một nhà dâng hương, một mộ có hai lần tường bao Hai con hổ đứng gác cửa vào lăng được dân gian gọi là Thanh hổ đại tướng và Hoàng hổ đại tướng Cho đến nay chúng ta vẫn không thể biết "ống tròn đựng xương" của Vương ở đâu, nhưng dù sao, việc người dân An Lạc cho xây lăng Trần Hưng Đạo tại đây kèm theo câu chuyện để lý giải cho việc đó cũng bộc lộ một khía cạnh của tâm thức dân gian về vị Thánh này 1.3.3.Gía trị nhân văn Tuy Trần Hưng Đạo đã được gia nhập vào nhiều điện thờ ở trên hầu khắp dải đất Tổ quốc - những nơi có dấu chân định cư của người Việt, nhưng, không gian thiêng của ông - vùng không gian cầu viện sự che chở phù trợ của ông một cách phổ biến nhất là xứ Nam (quê hương ông) và xứ Đông (thái ấp và địa bàn chiến trận) Ngoài những nơi thờ chính, Trần Hưng Đạo - Đức Thánh Trần còn được rất nhiều di tích thờ vọng Con số nơi "thờ vọng" này rất khó thống kê chính xác Thông thường, các đền thờ chính thường nằm ở vùng xứ Nam, xứ Đông Còn ở các nơi khác như xứ Đoài, ông thường được thờ vọng bằng một gian thờ hoặc một ban thờ bên cạnh các ban khác Một điều rất đáng chú ý, Trần Hưng Đạo được phối tự trong hầu hết các điện thờ Mẫu dưới dạng ban thờ Trần Triều bên cạnh Tam toà Thánh Mẫu Ngay tại Phủ Giầy, Nam Định- một trung tâm thờ Mẫu ở Bắc Bộ Trong những đền, điện thờ Trần Hưng Đạo, người ta cũng thấy sự hiện diện của hệ thống Tứ phủ Căn cứ vào việc dân gian phối tự Đức Thánh Trần với các vị thần khác có thể nhận ra tính đa dạng trong tâm thức tôn vinh của dân gian đối với Trần Hưng Đạo: lúc thì ông trở thành CHA trong sự đối sánh với MẸ Liễu Hạnh; khi thì ông được đặt trong mối quan hệ với Tứ Pháp, lúc thì ông được thờ như một vị quan quân sự kiểu Quan Vân Trường, khi thì lại đơn giản như thờ cúng ghi công một anh hùng lịch sử Mặt khác, có thể thấy, hiện tượng "xin chân nhang" ở đền Bảo Lộc về để thờ vọng trong các di tích đã khiến cho không gian văn hóa của hiện tượng Đức Thánh Trần khá rộng Nhất là khi khảo sát một số lượng khá lớn di tích thờ phụng Đức Thánh của các tư gia thường được gọi là tĩnh và điện Tuy của tư gia "nhưng được dân chúng tới lễ bái trong các dịp tuần tiết sóc vọng, hoặc muốn cầu xin điều gì Trong các di tích thờ Trần Hưng Đạo, đền Bảo Lộc có ý nghĩa đặc biệt vì mảnh đất này đã gắn với tuổi thơ của ông Bởi vậy dân gian có câu “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc” Hằng năm, vào ngày kỵ của ông (20 tháng 8 âm lịch) rất đông khách thập phương lại có dịp về lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo Bên cạnh yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng, di tích đền Bảo Lộc mang ý nghĩa tôn vinh, thể hiện sự tri ân công đức của các bậc tiền nhân, các danh nhân đã có công khai hoang, mở đất, đấu tranh bảo vệ quê hương, có tác dụng giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau Chương 2 TÌM HIỂU LỄ HỘI TẠI ĐỀN BẢO LỘC 2.1 LỄ HỘI ĐỀN BẢO LỘC 2.1.1 Lễ hội là gì? Lễ hội: là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể của nhân dân sau thời gian lao động vất vả Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên, những người có công với địa phương và với đất nước, có liên quan đến những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện lịch sử - văn hóa Lễ hội là tài nguyên nhân văn quý giá, là quốc hồn của dân tộc Lễ hội góp phần cùng với các tài nguyên nhân văn khác tạo ra những giá trị văn hóa đa dạng, phong phú, đặc sắc của mỗi vùng, mỗi quốc gia Các lễ hội là tài nguyên nhân văn quý giá phục vụ cho mục đích phát triển du lịch bao gồm các: Lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại có quy mô lớn còn bảo tồn được giá trị văn hóa lịch sử truyền thống phong phú, đặc sắc Lễ hội truyền thống được hình thành phát triển và bảo tồn trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài của các địa phương, các quốc gia Các lễ hội thường bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội Phần lễ: thường được tổ chức ở những nơi trang nghiêm như trong hoặc trước cửa đền chùa mục đích là để giao tiếp với thần linh qua các nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo thể hiện nguyện vọng của cộng đồng người Lễ có ý nghĩa thiêng liêng chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị thẩm mỹ và tư duy triết học của cộng đồng Tùy từng vùng, địa phương mà phần lễ được tổ chức long trọng và kéo dài hơn phần hội Phần hội: diễn ra nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của con người thông qua các trò chơi dân gian, địa điểm thường diễn ra ở gần khu tế lễ, những bãi đất trống ở gần khu tế lễ Hội thường tổ chức vui chơi giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, có tác dụng tôn vinh lên phần lễ, tự nhiên nên nội dung của phần hội không chỉ giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống mà luôn có xu hướng bổ sung thêm những thành tố văn hóa mới Ý nghĩa của lễ hội: Tích cực: Bảo lưu các giá trị truyền thống tại làng quê biểu hiện như nếp sống cơ bản: + ý thức về cội nguồn, anh hùng dân tộc + ý thức về đồng loại, cố kết con người về cộng đồng + ý thức về mỹ tục + ý thức về tài năng văn hóa nghệ thuật và thể thao… - Tinh thần dân chủ làng hóa, qua lễ hội , mọi người xích lại gần nhau hơn - Ngày nay lễ hội ũng góp phần giao lưu tiếp xúc văn hóa các dân tộc đồng thời góp phần phát triển kinh tế Tiêu cực: Ngày nay nhiều lễ hội làng quê được phục hồi sai cách làm mất đi các giá trị làng quê vốn co của nó - Thương mại hóa lễ hội - Ô nhiễm môi trường - Tệ nạn xã hội, bói toán, cờ bạc - Hiện đại hóa lễ hội 2.1.2 Lễ hội tại đền Bảo Lộc Lễ hội đền Bảo Lộc gắn liền với lễ hội Trần Có lẽ người dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ ai cũng biết đến câu ca "Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ" Theo lịch sử, Hưng Đạo Vương mất tại Kiếp Bạc ngày hai mươi tháng Tám Tâm thức dân gian coi ngày mất của ông cũng chính là ngày "giỗ Cha" - người Cha thiêng liêng trong sự đối sánh với Mẹ - Mẫu Liễu Hạnh Hàng năm vào tháng Tám âm lịch, người dân ở khắp mọi miền quê lại nô nức đi về Bảo Lộc, Kiếp Bạc, đền Đồng Bằng với tâm thức đi "giỗ Cha" Bởi vậy, đây được coi là thời điểm thiêng nhất của Ngài Tại đền Bảo Lộc, theo truyền thuyết, Hưng Đạo Vương mất ngày 20/8 thì đến ngày 26/8 dân Tức Mặc, Bảo Lộc đã được phép đặt bát nhang thờ và bàn việc sửa nơi ở cũ thành đền thờ Đền Bảo Lộc có hiệu là An Lạc Viên từ, đền Tức Mặc có hiệu là Cố Trạch linh từ Cả hai đền đều do nhà Trần chịu trách nhiệm tế lễ và làm quốc tế Trước ngày 20/8 làm lễ cáo, lễ xôi thịt lợn thịt gà Sáng ngày 20/8, xã Tức Mặc sắm lễ tam sinh ở đền Cố Trạch, xã Bảo Lộc lễ tam sinh ở đền An Lạc rồi rước chân nhang về đền Cố Trạch Vào khoảng cuối giờ Thìn, đầu giờ Tị rước bát nhang Vương sang lễ tại đền Thiên Trường, cuối giờ Tị rước về, sau đó rước kiệu bát cống từ đền Cố Trạch trở về An Lạc tế Thánh Phụ Thánh Mẫu vào đầu giờ Mùi Tối ngày 20 lễ trừ thổ ôn, thổ khí, tà quỉ ở đền An Lạc cho đến tận sáng, trưa 21 lễ tạ ở đền Trưa 21 dân Tức Mặc cũng rước Hưng Đạo Vương sang chùa Tháp tế vua Nhân Tông một tuần rồi rước lại, trời tối thì lễ tạ Theo tác giả Dương Văn Vượng, dựa vào sách Trần gia phả ký năm Chính Hoà thứ nhất (1680) và lời kể của một số cụ trong họ Trần thì trong các kỳ lễ của nhà Trần ở Bảo Lộc rất hay lễ cá Ví dụ, ngày lễ đầu năm (16 tháng Giêng) tế cá Cá gồm một đôi cá triều đẩu (cá quả), 10 con long ngư (cá chép) Cá quả mỗi con một cân, cá chép mỗi con hai cân Tất cả cá sống đựng trong 11 cái thùng sơn đỏ đặt trước bát nhang công đồng Tế từ sáng đến trưa thì thả cá ở sông Hồng Vào ngày lễ Tổ cũng tế 20 con cá chép một cân Sau khi tế, chia cho 14 xã bên, mỗi xã một con thả ở ao làng, 5 con thả ao trước đền Thiên Trường, một con thả ao trước đền Cố Trạch Đây có lẽ là những dấu vết gốc dân chài (thờ cúng cá) của họ Trần Hàng năm, vào dịp kỷ niệm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo (20-8 âm lịch), UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc tổ chức lễ hội Trần theo nghi lễ truyền thống tại hai khu vực Đền Trần - Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, TP Nam Định) và Đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, Mỹ Lộc) để tưởng niệm các vị vua Trần và Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo Lễ hội diễn ra với các nghi lễ long trọng như lễ rước kiệu, lễ dâng hương, tế và phần hội bao gồm các hoạt động văn hoá thể thao truyền thống như hát chèo, hát văn, múa bài bông, múa kiếm, thi đấu võ vật 5 thế hệ gợi lại Hào khí Đông A "Vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục" 3 lần giữ yên giang sơn xã tắc, ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của nhà Trần và công lao của vị anh hùng dân tộc trong 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ 13, nhằm nhắc nhở mọi người phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc trong công cuộc dựng xây quê hương đất nước Hội đền được mở vào ngày Hai mươi tháng Tám hàng năm Hội có tế lễ long trọng và một số trò vui dân gian Ngoài những hoạt động lễ hội điển hình nói trên, ở vùng đất Nam Định còn có nhiều hoạt động văn hoá – tín ngưỡng truyền thống khác 2.1.3 Những nghi lễ trong lễ hội đền Bảo Lộc Một trong các nghi lễ đáng chú ý nhất trong các lễ hội đó là nghi thức hầu đồng Ở lễ hội đền Bảo Lộc, nghi thức hầu đồng cũng được chú trọng và coi như một phần không thể thiếu Cũng như trong lễ thức thờ Mẫu, các hoạt động hầu bóng ở lễ hội Đức Thánh Trần đã có tác dụng bảo tồn hình thức diễn xướng dân gian truyền thống hát chầu văn, múa thiêng và cách trình diễn của loại hình sân khấu tâm linh Đã có một thời gian, hầu đồng bên Trần Triều nhập vào với hệ thống Tứ Phủ thờ Mẫu, nhưng gần đây lại có xu hướng tách ra thành một hệ thống riêng biệt, chủ yếu nhằm chữa bệnh và trừ tà ma Hiện nay, bên cạnh hầu đồng còn có nhiều hình thức khác, ví dụ trong các đền có bán các loại bùa bằng giấy như bùa chấn trạch, bùa hộ mệnh Sau khi lễ Thánh, người ta đem về dán ở nhà hoặc đeo vào người Một số hình thức trừ tà ma trước đây, nay đã mất như xiên lình, rạch lưỡi, phép phù thủy Những người bị bệnh (đặc biệt những bệnh thần kinh, điên, nghi bị ma ám, người mắc chứng vô sinh hay hữu sinh vô dưỡng) vẫn đến đền Bảo Lộc cầu khẩn Đức Thánh Trần Sau khi khấn, xin âm dương, nếu được thì ra chỗ thủ nhang đóng dấu đồng màu đỏ vào giấy bản màu vàng, rồi lại vào cung, đến bàn thờ Đức Thánh Trần lễ trình Sau đó họ mang tờ giấy bản đốt hòa lẫn vào rượu và nước cúng, chắt nước trong uống, bã tro thì dùng để day vào thái dương hoặc xoa từ ngực trở xuống Theo các cụ cho biết, nhiều người đã làm như thế và "khỏi bệnh" Ngoài ra, còn có các hình thức về tâm linh khác như bán khoán cho trẻ em trong vòng 12 năm (Những đứa trẻ khó nuôi, người ta có lệ đem bán cho Đức Thánh Trần, dùng oai của Ngài để trấn mọi ma tà quỉ dữ, cho đứa trẻ lớn ngoan ngoãn và khoẻ mạnh Thậm chí, có người còn đổi họ cho con thành họ Trần.) Ở đền Bảo Lộc, hình thức diễn xướng này được diễn ra khá liên tục Theo thủ nhang cho biết, khi hầu, Đức Thánh Trần rất ít khi "lên", chỉ Đức Thánh Phạm (Phạm Ngũ Lão) thỉnh thoảng có lộ diện Những người hầu đồng phải ăn chay thanh tịnh sạch sẽ Một số người khi hầu mang theo mâm gạo, khi Thánh về sẽ viết chữ phán truyền trên mâm gạo đó - một hình thức giáng bút Trước khi hầu, hay hát chầu văn, họ thường khấn lạy mời Đức Thánh Trần và Đức Vua Đệ nhất (Bát Hải đại vương), và các vị tướng lĩnh của hai ngài về ngự Các bản "Văn Triều Trần", văn "Đức vua Bát Hải" thường được sử dụng Cách thức hầu về cơ bản giống với hầu Tứ Phủ, cả về trang phục, về âm nhạc và múa thiêng: cũng chùm khăn phủ diện mời thần linh nhập vào thanh đồng, nếu thần nhập thì sẽ tung khăn phủ diện (một số đệ tử cho biết, Quan bên hệ thống Trần Triều ra hiệu ngón tay cái, khác với Quan bên hệ thống Tứ phủ ra hiệu bằng những ngón khác) Trong lúc hầu, các cung văn sẽ trổ hết tài nghệ kể sự tích lai lịch của vị thần và tán tụng, ca ngợi Chương 3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐỀN BẢO LỘC 3.1 NHỮNG MẶT TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH Những năm qua, huyện Mỹ Lộc luôn chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích Đối với các di tích được Nhà nước xếp hạng, chính quyền các cấp đều thành lập ban quản lý di tích, có quy chế, tổ chức và hoạt động theo tinh thần Quyết định 681 của UBND tỉnh Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương làm tốt công tác kiểm kê, chống xuống cấp, phát huy giá trị di tích Ban quản lý di tích ở các xã, thị trấn trong huyện tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, giúp nhân dân và khách tham quan hiểu giá trị của di tích Từ nguồn kinh phí tôn tạo di tích hàng năm của Nhà nước, các di tích được tôn tạo đúng quy định, đảm bảo chất lượng và giữ được kiến trúc gốc 3.2 NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN DI TÍCH - Chính quyền khó kiểm soát do không có sự hợp tác của người dân địa phương Hội Đền tổ chức vào dịp giỗ Đức Thánh Trần hằng năm - từ 10 đến 20 tháng Tám âm lịch - thu hút rất đông khách thập phương Đại diện chính quyền huyện cũng thừa nhận việc quản lý của chính quyền địa phương đối với di tích này lâu nay gặp rất nhiều khó khăn Cụ thể, hằng năm, chính quyền xã Mỹ Phúc chỉ thể hiện được vai trò quản lý của mình trong thời gian 11 ngày diễn ra chính hội, thông qua việc thành lập Ban tổ chức lễ hội; những ngày còn lại chính quyền phải đứng ngoài cuộc, nhượng quyền cho các thủ nhang Trong khi đó, các hoạt động tâm linh cùng các dịch vụ kèm theo tại đây diễn ra quanh năm Trước quy mô mở rộng, phát triển nhanh chóng của di tích, từ năm 2007, UBND huyện đã thành lập Ban quản lý (BQL) di tích đền Bảo Lộc Tuy nhiên, do không nhận được sự hợp tác của người dân địa phương nên BQL đã không thể hoạt động Từ đó đến nay, nhiều cuộc đối thoại giữa chính quyền và cộng đồng người dân thôn Bảo Lộc ( xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) đã được tổ chức nhằm tìm kiếm một mô hình quản lý di tích phù hợp, hiệu quả nhưng chưa lần nào 2 bên có được tiếng nói chung Theo một vị lãnh đạo của Huyện, quan điểm của chính quyền là mọi hoạt động trên địa bàn, trong đó có hoạt động tâm linh ở một di tích lớn như đền Bảo Lộc phải được đặt dưới sự quản lý của chính quyền, đảm bảo các hoạt động tại đây diễn ra đúng pháp luật, an toàn, nền nếp, quy củ Trong khi đó, tiếp xúc với phóng viên, một số chức sắc trong thôn Bảo Lộc lại thể hiện quan điểm khác hẳn Theo ý kiến của một số vị chức sắc trong làng cho rằng: đền do dân của thôn lập nên, qua nhiều thế hệ, người dân địa phương có công bảo vệ và tôn tạo di tích người dân có quyền khai thác những lợi ích từ di tích.Theo tìm hiểu, từ nhiều năm nay người dân tại địa phương duy trì thực hiện việc "quản lý, khai thác” di tích đền Bảo Lộc bằng cách: hằng năm tổ chức bầu chọn ra một kíp gồm 3 thủ nhang làm nhiệm vụ trông coi di tích Các thủ nhang được lựa chọn theo tiêu chí: đàn ông, người chính gốc Bảo Lộc Việc lựa chọn được thực hiện quay vòng theo nguyên tắc: ai cao tuổi nhất được chọn trước Cứ sau 1 năm, cụ thể là sau khi kết thúc chính hội, các thủ nhang cũ lại bàn giao "nhiệm vụ” cho các thủ nhang mới Trong khi chính quyền cấp xã Mỹ Phúc và cấp huyện Mỹ Lộc đang loay hoay tìm cách quản lý, thì những năm qua đến với di tích đền Bảo Lộc, du khách thập phương vẫn tiếp tục phải chịu nhiều chuyện phiền lòng, Thời gian qua, tỉnh Nam Định triển khai dự án trùng tu, tôn tạo Quần thể Di tích lịch sử - văn hóa nhà Trần Trong đó có việc mở rộng, nâng cấp tuyến đường dẫn vào đền Bảo Lộc Tuy nhiên, theo ông Vũ Khắc Đông - Phó Trưởng BQL dự án xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh Cũng do không thể giải phóng được mặt bằng, một số tuyến đường thuộc dự án như đường dẫn vào di tích đền Bảo Lộc chỉ nâng cấp, mở rộng được từ 4 đến 5m thay bằng 13,5m như thiết kế ban đầu… Ngoài lễ hội chính vào tháng tám hàng năm, còn một số hoạt động lễ hội vào thời điểm khác như: lễ âng hương đầu năm ( lễ Khai Ấn), Lễ hội Trần Quốc Toản ra quân ( cướp cờ) Đi kèm các lễ hội này là có phần tiêu cực trong lễ hội như bán ấn, bùa, cờ Các công việc như thế được cho rằng nhà đền làm như thế là không phù hợp Trong báo cáo tổng kết đề tài khoa học, công nghệ “Lễ hội và các giải pháp quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh Nam Định” do cơ quan quản lý là Sở Khoa học Công nghệ và cơ quan chủ trì đề tài là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định triển khai năm 2007 nói rõ: “Tại đền Bảo Lộc vào đêm 24 tháng Giêng âm lịch đầu năm có “lễ hội Trần Quốc Toản ra quân Lễ hội này từ trước đến nay chưa bao giờ diễn ra ở đây và trong các tướng lĩnh của Trần Hưng Đạo được thờ ở đền không có bài vị cũng như tượng Trần Quốc Toản.” 3.3 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH TẠI ĐỀN BẢO LỘC - Kết hợp với các tuyến điểm du lịch khác ( kết hợp phát triển du lịch địa phương) Loại du lịch tâm linh đang được nhắc đến rất nhiều hiện nay, tuy vẫn còn mới lạ nhưng lại mang nhiều sức hấp dẫn Việc kết hợp với các tuyến điềm du lịch tâm linh trong tỉnh Nam Định hoặc kết hợp với các điểm du lịch của các tỉnh như Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình Xây dựng các tour du lịch Đền Trần- Đền Bảo Lộc không còn xa lạ nhưng ngoài ra có thể xây dựng các tour du lịch nhiều ngày, kéo dài thời gian để khách du lịch có thể trực tiếp tham gia lễ hội ( diễn ra nhiều ngày) hoặc kết hợp việc tham gia lễ hội đền Bảo Lộc với việc tham quan các làng nghề trong khu vực huyện cũng là một gợi ý mới - Giaỉ pháp về công tác quản lý Giải quyết dứt điểm tình trạng lều quán bán hàng trong khu vực nội tự, gây lộn xộn, mất mỹ quan,Tình trạng người hành khất, ăn xin, người bán hàng rong đeo bám khách… Tại khu vực di tích cần được phân bố thêm các thùng chứa rác lưu động đảm bảo vệ sinh đúng quy định - Giai pháp về đầu tư Một hiện trạng thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định rất thiếu nguồn lực phát triển du lịch đó chính là đầu tư đào tạo hướng dẫn viên du lịch Đầu tư vào phát triển nguồn lực là con người hết sức quan trọng vì chính những người hướng dẫn viên du lịch lại chính là những người trực tiếp hướng dẫn các du khách, là người tiếp cận với du khách có thể hiểu được mong muốn, nhu cầu của khách tham quan di tích cũng như những mặt hạn chế của việc khai thác di tích để từ đó có thể đưa ra các giải pháp khách quan nhất cho việc phát triển du lịch - Giai pháp về bảo tồn, tôn tạo di tích Một trong những mối lo ngại lớn nhất của các nhà quản lý di tích đền Bảo Lộc Nam Định đó là các di tích đang ngày một có đấu hiệu xuống cấp do không tránh khỏi sự khắc nghiệt của thời tiết và do một số nguyên nhân chủ quan như sự thiếu ý thức bảo vệ di tích của một số khách du lịch tham quan hoặc từ chính sự vô ý thức của một số ít người dân trong vùng Vì thế, để bảo tồn di tích một cách có hiệu quả thì các nhà quản lý cần phối hợp chặt chẽ cùng với người dân trong việc thống nhất các biện pháp bảo vệ di tích Một trong những yếu tố hàng đầu là sự quan tâm hơn nữa và sự chỉ đạo, hỗ trợ của nhà nước trong việc bảo tồn như thường xuyên cung cấp kinh phí để tu bổ di tích - Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá lễ hội Ở khu vực đền Bảo Lộc nhất là mùa lễ hội cần được lắp đặt thêm các hệ thống loa đài phát thanh giới thiệu về di tích, lịch sử của đền Đưa đền Bảo Lộc vào các trang web quảng cáo du lịch để không chỉ các du khách của khu vực miền Bắc mà các du khách miền Trung , Miền Nam và du khách nước ngoài có thể biết đến KẾT LUẬN Các di tích văn hóa- lịch sử cùng với các phong tục, tập quán, nghi lễ- lễ hội đang là yếu tố để bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời nay Các di tích không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương, mà khi nhìn về mặt thực tế, các di tích và lễ hội đã mang lại cho người dân địa phương rất nhiều lợi ích về tinh thần Từ thực trang nghiên cứu cho thấy đền Bảo Lộc hàng năm đã mang lại cho người dân huyện Mỹ Lộc không chỉ là niềm tin về tinh thần mà còn mang lại cho người dân nhiều lợi ích kinh tế thông qua việc phát triển du lịch Chính vì thế, việc bảo tồn Di tích không chỉ là nhiệm vụ của lãnh đạo các ban ngành quản lý mà nó còn là nhiệm vụ của chính người dân địa phương và khách du lịch thập phương Các lễ hội không chỉ phản ánh rõ đời sống lao động, đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương mà nó còn phản ánh những ước nguyện của họ Bảo tồn các nghi lễ trong các lễ hội để các tầng lớp người dân địa phương ôn lại các truyền thống quý báu của quê hương, từ đó có tác dụng hướng người dân nhất là giới trẻ Nam Định hướng về cội nguồn, phát triển lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc Với đề tài “ Tìm hiểu di tích và lễ hội đền Bảo Lộc xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định”, tác giả đã đáp ứng một vài yêu cầu chính đó là: - Một số các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến di tích và các giá trị của di tích - Tìm hiểu lễ hội và hiện trạng hoạt động bảo tồn phát triển di tích - Đưa ra một số các giải pháp nhằm bảo tồn di tích và phát triển du lịch Tuy nhiên, trong khuôn khổ thời gian cũng như giới hạn về mặt trình độ và nguồn tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tế của người nghiên cứu, bài luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong có được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên môn và các lời bình của thầy cô và cán bộ hướng dẫn để bài luận được hoàn thiện hơn

Ngày đăng: 15/07/2016, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w