Chiếc áo yếm

Một phần của tài liệu áo yếm trong trang phục truyền thống của Việt Nam 2003 (Trang 25 - 29)

Với câu chuyện tình lãng mạn liên quan đến chiếc yếm đã nổi rõ lên tâm thức của người Việt.

Truyện kể ngày xưa ở thị trấn Tào Xuyên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa. Vào một ngày xuân, hoa đào nỡ rộ. Chàng võ sinh họ Đỗ làng nghĩa nhà nghèo, đi thơ thẩn ra bến sông vắng theo lối hoa đào, ngắm nhìn mọi cảnh vật xung quanh. Chàng đang lúc buồn nên bước sang làng Vĩnh lúc nào không hay biết. Bỗng chàng thấy thấp thoáng một bóng cô thôn nữ. Chàng Đỗ nhận ra là cô hàng rượu xinh đẹp, nết na vẫn thường mời gọi chàng nếm thử rượu, tuy

chàng không có tiền mua mà nàng vẫn quẩy rượu gọi chàng. Nay bóng hình cô hàng rượu với dải yếm đào, ẩn hiện trong tết thanh xuân đầm ấm ở làng Vĩnh .

Thời gian đã thay đổi, chàng ra đi theo vua Lê tung hoành trận mạc 10 năm, sau đó chàng trở về làng, trống dong cờ mỡ, do chàng có nhiều công trạng nên đã được thờ Thành Hoàng làng. Trước đây cô hàng rượu làng Vĩnh hay tin chàng bỏ làng ra đi vên phẫn uất, ủ bệnh tương tư đã mất từ lâu. Tướng công họ Đỗ mang một mối sầu tư cho đến lúc mất. Dân làng nghĩa mơ thấy ông dẫn cô hàng rượu năm xưa về làng, chuyện kỳ lạ thay dân làng Vĩnh cũng mơ thấy ông đến xin phép đón dâu…từ đây lễ hội yếm đào làng nghĩa ra đời và tồn tại cho tới ngày nay, trở thành hội hoa mùa xuân ghi lại sự tích xưa diễn ra hàng năm từ thế kỷ XV. Đây là câu chuyện về trang phục chiếc yếm đào xưa của truyền thống người Việt ở làng Tào Xuyên, Hoằng Hóa, Thanh Hóa nơi có nền văn hóa Đông Sơn cổ của người Việt từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Đây là câu chuyện được người dân dựng nên để tôn người con gái với chiếc yếm đào.

Kết luận

Từ khi con người biết chinh phục tự nhiên, làm chủ và khai thác tự nhiên thì văn hóa cũng dần đó xuất hiện theo và tồn tại mãi cho tới ngày nay. Trong quá trình vừa xây dựng xã hội đấu tranh bảo vệ dân tộc nhân dân ta đã dần ý thức sâu sắc hơn về văn hóa trang phục. Dần nhận diện rõ hơn sự quan trọng của trang phục là một trong những chủ trương để xây dựng một dân tộc đậm đà bản sắc dân tộc.

Cùng với việc phát triển các phương diện khác, nhân dân ta đã sáng tạo ra cho dân tộc một loại trang phục để rồi nó đã trở thành trang phục truyền thống

của dân tộc. Nó có những đóng góp lớn cho trang phục Việt, cho con người Việt. Song giá trị, vai trò của nó đang dần mờ nhạt trọng cuộc sống hiện đại ngày nay, hiện nay chiếc yếm không còn là trang phục mặc trong không thể thiếu, là trang phục được ưa chuông nhất của phụ nữ ngày xưa nữa, đã có nhiều loại trang phục ra đời phù hợp hơn, đa dạng về kiểu cách. Nhưng nó vẫn xuất hiện và hoàn toàn không lúc nào bị quên đi.

Ngày nay chiếc yếm còn xuất hiện trên mình các diên viên, ca sĩ, cũng có những kiểu cách không còn truyền thống, không gợi được nét đẹp như chiếc yếm truyền thống. Một số thì là nhưng chiếc yếm truyền thống nhưng không phải sữ dụng với mục đích truyền thống, chỉ với mục đích làm đẹp cho bản thân, khoe cái lưng trần của mình, hay từ ngữ hiện nay có thể nói là, mặc yếm để “khoe hàng”. Từ đó mà giới trẻ hiện nay cần phải chấn chỉnh lại những suy nghĩ và hành động không đẹp với chiếc yếm truyền thống của dân tộc, để những nét đẹp truyền thống luôn được xuất hiện một cách đúng với bản thân nó. Nên hội nhập theo thời đại nhưng đừng bao giờ đánh mất truyền thống, bởi những giá trị truyền thống là những thứ ta nên tự hào, bởi những giá trị truyền thống mới có một Việt Nam riêng, không lẫn với các quốc gia khác trên thế giới. Có những giá trị truyền thống đó mọi người mới biết Việt Nam là như thế nào và con người Việt như thế nào.

Tài liệu tham khảo

1. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB giáo dục năm 2000. 2. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Diễm Thúy, NXB đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 3-2005.

3. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, GS. Trần Văn Giàu, NXB thành phố Hồ Chí Minh năm 1993.

4. Giá tri tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, GS. Trần Văn Giàu, NXB khoa học xã hội, Hà Nội năm 1980.

5. Hỏi đáp về ẩm thực và trang phục Hà Nội xưa và nay, Trần Thị Hà, nxb quân đội nhân dân năm 2010. (96 – 109).

6. Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, GS, TS Ngô Đức Thịnh (chủ biên), NXB. Chính trị quốc gia 10-2010. (247 – 267).

7. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS,viện sĩ: Trần Ngọc Thêm, NXB.TP. Hồ Chí Minh năm 1996, 1997, 2001. (382 – 383).

8. Trang phục Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, Nguyễn Thu Phương biên soạn, NXB lao động năm 2005. (43 – 63).

9. Trang phục Việt Nam, Đoàn Thị Tĩnh, NXB mỹ thuật 8-2011.

10. Trang phục triều Lê - Trịnh, họa sĩ Trịnh Quang Vũ, NXB từ điển bách khoa năm 2008. (259 – 267).

11. Trang phục Thăng Long - Hà Nội, ts. Đoàn Thị Tình, NXB Hà Nội. (19 – 26, 227 – 229, 280 – 281).

12. Truyền thống và hiện đại: vài suy nghĩ đề xuất, Phan Huy Lê, tạp chí cộng sản năm 1996.

13. Văn hóa Việt Nam đỉnh cao đại Việt, Nguyễn Đăng Duy, NXB Hà Nội năm 2004. (214 – 223).

14. Văn hóa trang phục từ truyền thống đến hiện đại, Nguyễn Thị Đức, NXB văn hóa thông tin 12-1998. (15 – 103).

15. Về truyền thống dân tộc, Trần Quốc Vượng, tạp chí cộng sản năm 1981.

Tài liệu mạng:

16. http://www. sưutam-si.blogspot.com/2012/04/ao-yem.html 17. http://www. Nguồn Vitinfo (Hoàng Triều tổng hợp)

18. http://Wikipedia

19. http://Yếm đào _ trang phục nghệ thuật.jpg. Tài liệu tra cứu

20. Đại từ tiếng việt Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB văn hóa thông tin 21. Từ điển từ và ngữ Việt Nam Nguyễn Lân, NXB TP. Hồ Chí Minh 22. Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng

Những chuẩn bị cho việc thực hiện công trình nghiên cứu.

1. Hướng tiếp cận đề tài: Tiếp cận tài liệu bằng phương pháp đọc tài liệu văn bản nghe nhìn. Trước hết lập đề cương chi tiết sau phần đọc tài liệu sau đó thực hiện từng phần theo dề cương.

2. Kế hoạch làm việc: - Sưu tầm tài liệu 30% - Xữ lý tài liệu 30% - Viết bài 30%

- Thơi gian dự trữ là 10%

3. Tài liệu tham khảo thu thập được cho tới lúc lập đề cương gồm có 8 tài liệu văn bản, 5 tài liệu mạng, 4 tài liệu tra cứu.

Một phần của tài liệu áo yếm trong trang phục truyền thống của Việt Nam 2003 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w