1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh hà tỉnh

27 2,2K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 356,36 KB

Nội dung

Trong thời gian qua với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Hà Tĩnh đã phấn đấu và đã có những bước phát triển công nghiệp khá. Tuy nhiên do một số yếu tố khách quan và chủ quan nên nhiều tiềm năng và nguồn lực của tỉnh chưa được khai thác tốt, kết quả thu được chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển. Để phát huy hết các nguồn lực, lợi thế và vận hội mới, việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn là một trong nhưng phương hướng cơ bản và điều kiện để thực hiện chủ trương CNHHĐH, đảm bảo cho phát triển công nghiệp một cách chủ động có kế hoạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư thuận lợi nhất, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân nhất là các khu vực lân cận các khu công nghiệp của tỉnh. Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh đang trên đà phát triển khu công nghiệp lớn Vũng Áng. Tuy thời gian qua ngành công nghiệp cũng gặt hái được những thành quả nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại làm cản trợ thu hút vốn đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định vì phát triển nhanh thì sẽ dẫn tới những hậu quả về ô nhiễm môi trường, xã hội cho tỉnh Hà Tĩnh. Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành công nghiệp của tỉnh hà Tĩnh từ nay tới năm 2020 nên chúng em chọn vần đề: “Phát triển ngành công nghiệp ở Hà Tĩnh”Mục tiêu nghiên cứu:Đánh giá thực trạng của tỉnh Hà Tĩnh những năm gần đây về mọi mặt sau đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh.Nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.Đề xuất những giải pháp phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh đễn năm 2020.

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP NHÓM

BỘ MÔN : Kế hoạch hóa phát triển kinh tế- xã hội

Đề tài: “Phát triển ngành công nghiệp ở Hà Tĩnh”

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

1 Đậu Thị Sương K46C_KHĐT Cô: Nguyễn Thị Thúy Hằng

2 Hoàng Thị Phương K46C_KHĐT

3 Nguyễn Thị Trà Linh K46B_KHĐT

4 Lê Hữu Vinh K46B_KHĐT

5 Trương Văn Trung K46B_KHĐT

6 Vũ Thị Thúy K46B_KHĐT

7 Trần Hữu Hoàng K46B_KHĐT

8 Trần Chí Thanh K46B_KHĐT

HUẾ, 11/2014

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN II: NỘI DUNG 2

1 PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 2

1.1 Yếu tố địa lý, tự nhiên 2

1.1.1 Vị trí địa lý 2

1.1.2 Đặc điểm về địa hình tự nhiên 2

1.1.3 Khí hậu 4

1.1.4 Đất đai, tài nguyên đất đai và sử dụng 4

1.1.5 Trữ lượng khoáng sản 4

1.1.6 Tài nguyên Rừng 4

1.2 Lao động và nguồn nhân lực 5

1.2.1 Dân số và nhà ở 5

1.2.2 Lao động 5

2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TĨNH 6

2.1 Thực trạng phát triển kinh tế 6

2.1.1 Các chỉ số phát triển kinh tế vĩ mô cơ bản: 6

2.1.2 Trồng trọt, chăn nuôi,lâm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh tế nông thôn 7 2.1.3 Công nghiệp và Xây dựng 8

2.1.4 Thương mại và Dịch vụ 9

2.2 Thực trạng phát triển xã hội 9

2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 10

2.3.1 Giao thông 10

2.3.2 Thuỷ lợi và cấp nước 11

2.3.3 Điện và năng lượng 12

2.3.4 Bưu chính - viễn thông 12

3 TỔNG HỢP CÁC VẤN ĐỀ THEN CHỐT 13

3.1 Điểm mạnh 13

3.2 Điểm yếu 14

3.3 Cơ hội 15

Trang 3

3.4 Thách thức 16

4 XÂY DỰNG CÂY VẤN ĐỀ 17

5 XÂY DỰNG CÂY MỤC TIÊU 18

6 XÂY DỰNG CÁC CHỈ TIÊU, CHỈ SỐ 19

6.1 Chỉ tiêu, chỉ số nhánh cấp 1 19

6.2 Chỉ tiêu ,chỉ số nhánh cấp 2 20

7 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở HÀ TĨNH 21

PHẦN III KẾT LUẬN 22

Trang 5

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời gian qua với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Hà Tĩnh

đã phấn đấu và đã có những bước phát triển công nghiệp khá Tuy nhiên do một sốyếu tố khách quan và chủ quan nên nhiều tiềm năng và nguồn lực của tỉnh chưađược khai thác tốt, kết quả thu được chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển

Để phát huy hết các nguồn lực, lợi thế và vận hội mới, việc hình thành và pháttriển các ngành công nghiệp trên địa bàn là một trong nhưng phương hướng cơ bản

và điều kiện để thực hiện chủ trương CNH-HĐH, đảm bảo cho phát triển côngnghiệp một cách chủ động có kế hoạch, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững,tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư thuận lợi nhất, giải quyết việc làm cholao động địa phương, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân nhất làcác khu vực lân cận các khu công nghiệp của tỉnh Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh đangtrên đà phát triển khu công nghiệp lớn Vũng Áng Tuy thời gian qua ngành côngnghiệp cũng gặt hái được những thành quả nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tồn tạilàm cản trợ thu hút vốn đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp, tiềm ẩn nguy

cơ mất ổn định vì phát triển nhanh thì sẽ dẫn tới những hậu quả về ô nhiễm môitrường, xã hội cho tỉnh Hà Tĩnh

Xuất phát từ tầm quan trọng của ngành công nghiệp của tỉnh hà Tĩnh từ nay tới

năm 2020 nên chúng em chọn vần đề: “Phát triển ngành công nghiệp ở Hà Tĩnh”

Mục tiêu nghiên cứu:

đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh

- Nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của ngành côngnghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

đễn năm 2020

Trang 6

PHẦN II: NỘI DUNG

1 PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1.1 Yếu tố địa lý, tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Tĩnh là một trong sáu tỉnh nằm ở duyên hải Bắc Trung Bộ với tổng diện tích5.997,18 km2, chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích cả nước, trong tọa độ 17°53'50"-18°45'40"vĩ độ Bắc, 105°05'50" - 106°30'20"kinh độ Đông Hà Tĩnh giáp Nghệ

An ở phía Bắc, Quảng Bình ở phía Nam, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ở phíaTây và biển Đông ở phía Đông, với hơn 137km đường bờ biển Tỉnh có 12 đơn vịhành chính trực thuộc bao gồm thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và cáchuyện: Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê,Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà (thành lập 2007) Đến cuối năm 2010tỉnh có 262 xã phương, thị trấn, trong đó có 235 xã, 12 thị trấn, 15 phương HàTĩnh có vị trí rất thuận tiện cho việc hợp tác, trao đổi và thương mại với các tỉnh

và các nước khác trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan Tỉnh có hệ thốnggiao thông rất thuận lợi như: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đương sắt BắcNam, quốc lộ 8A, quốc lộ 12A Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng có cửa khẩu quốc tế CầuTreo, cảng nước sâu Vũng Áng – Sơn Dương là trung tâm thương mại tạo thuậnlợi trong việc trao đổi và hợp tác với các nước trong khu vực Việc tăng cườngphát triển tiểu khu vực Hành lang kinh tế Đông-Tây của lưu vực sông Mekong làmột cơ hội cho Hà Tĩnh phát triển và hội nhập kinh tế

1.1.2 Đặc điểm về địa hình tự nhiên

Căn cứ điều kiện địa hình, địa mạo, tính chất đất đai, khí hậu, sông, suối… cóthể chia ra Hà Tĩnh 04 vùng theo địa hình như sau:

Tổng diện tích của vùng ven biển vào khoảng 41,4 ngàn ha chiếm 6,9% diệntích đất tự nhiên của tỉnh, chạy dọc từ huyện Nghi Xuân đến đèo Ngang của huyện

Trang 7

Kỳ Anh; địa hình vùng này dốc thoải từ Tây sang Đông, có cao độ tự nhiên từ+2,00 đến +4,00 m, khu vực sát biển có cao độ tự nhiên từ +1,00 trở xuống, phầnlớn đất đai chưa và bị nhiễm mặn Sản xuất, canh tác vùng này chủ yếu là trồnglúa và màu Các vùng ven cửa sông, cửa biển chủ yếu là sinh vật mặn, lợ sinhsống, vùng này rất thích hợp với nuôi trồng thuỷ sản

Vùng đồng bằng Hà Tĩnh có diện tích khoảng 55,8 ngàn ha, chiếm 9,3% diệntích đất tự nhiên của tỉnh, bao gồm các huyện, thị xã dọc trục đường quốc lộ1A từthị xã Hồng Lĩnh đến Kỳ Anh và một phần của huyện Đức Thọ dọc đường quốclộ8A từ thị trấn Đức Thọ đến thị xã Hồng lĩnh Vùng này có cao độ tự nhiêntừ+2,00 đến +4,00 m, cục bộ một số điểm có cao độ +5,00 đến +6,00 m Vùngđồng bằng mang đậm nét đặc trưng của dải đồng bằng Bắc Trung Bộ, có độnghiêng dần từ Tây sang Đông, bề ngang hẹp, đất đai màu mỡ hơn các vùng khác,rất phù hợp với cây lúa nước

Diện tích khoảng 30 ngàn ha chiếm 5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, là vùng

có địa hình đồi dạng úp bát, có độ cao trung bình +10,00 đến +50,00 m so với mựcnước biển Phía dưới chân đồi tạo thành từng dải đất bao quanh theo kiểu thảmtương đối bằng phẳng, phù hợp với sản xuất cây lúa nước; phía lưng đồi phù hợpvới các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và phát triển trang trại chăn nuôigia súc tập trung

vv Thảm thực vật chủ yếu là rừng già nguyên sinh và rừng tái sinh Đặc biệt có

Trang 8

khu bảo tồn rừng Quốc gia Vũ Quang, Kẻ Gỗ, có độ che phủ tự nhiên cao và cónhiều loại sinh vật quý hiếm đang đươcc bảo vệ.

1.1.3 Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Hà Tĩnh có đặc trưng là thời tiết khắc nghiệt vàcực đoan trong suốt cả năm Những hiện tượng thời tiết bất lợi bao gồm mưa kéodài, bão, lũ lụt, những đợt lạnh và gió Lào khô nóng thổi từ phía Tây Nam HàTĩnh dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tái diễn và mối đe dọa lâu dài của biến đổi khíhậu

1.1.4 Đất đai, tài nguyên đất đai và sử dụng

Hà Tĩnh có tổng diện tích là 5.997,18 km2, với 3 loại địa hình đặc trưng — khuvực miền núi, vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển Phần lớn đất đai của tỉnh làđịa hình đồi núi và đất đai phần lớn là đất cằn, bạc màu Những đặc điểm thổnhưởng đặc trưng này là thách thức lớn đối với việc phát triển đất đai và nôngnghiệp

Tỷ lệ che phủ rừng của Hà Tĩnh hiện nay là 52,8%, bao gồm cả rừng tự nhiên

và rừng trồng 74% số xã trong tỉnh đều có đất rừng 351.147 ha đất lâm nghiệp ở

Hà Tĩnh đựợc chia thành 3 loại theo mục đích sử dụng

đựợc khai thác để cung cấp gỗ, đặc biệt là gỗ nguyên liệu

khu vực như Khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang Ở đây trú ngụ đa dạng các loại

Trang 9

động thực vật đựợc bảo vệ và là nơi đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môitrường và kiểm soát lũ lụt.

1.1.7 Nguồn nước và biển

Hà Tĩnh có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào, bao gồm nhiều lưu vực sông,hàng năm cung cấp cho tỉnh khoảng 11–13 tỷ m3 nước Hà Tĩnh có 5.178 ha nuôitrồng thủy sản nước ngọt và 2.572 ha nuôi trồng thủy sản nước mặn

Hà Tĩnh có 13 con sông bắt nguồn từ dãy Trưuờng Sơn, với tổng chiều dài hơn400km

1.2 Lao động và nguồn nhân lực

1.2.1 Dân số và nhà ở

2010, dân số của tỉnh Hà Tĩnh đã giảm từ1.273.000 xuống còn 1.223.000, với tỷ lệtăng dân số bình quân hàng năm là -0,36% Do xu hướng dân số này, năm 2010

Hà Tĩnh chỉ chiếm 1,41% dân số của Việt Nam

chung cả nước, nhưng tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố cộng lại tương đương vớimức bình quân của cả nước Với tỉ lệ nhà ở kiên cố chiếm 79%, Hà Tĩnh tốt hơnkhu vực Bắc và Nam Trung bộ trong lĩnh vực cung cấp nhà ở chất lượng cho nhândân

1.2.2 Lao động

Lực lượng lao động Hà Tĩnh năm 2010 có 659.762 người (trong tổng số709.874 người trong độ tuổi lao động), chiếm khoảng 54% tổng dân số Mặc dùlực lượng lao động chỉ tăng trưởng bình quân hàng năm là 1,1% từ năm 2001 đếnnăm 2010 (có giảm nhẹ từ năm 2008), số người tham gia lực lượng lao động vẫntăng mạnh hơn tốc độ gia tăng dân số của tỉnh trong cùng thời kỳ Cơ cấu kinh tếhiện nay tập trung vào nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (Hình 25) Đây làngành có năng suất thấp và sử dụng đến 64% lực lượng lao động, so với mức 52%

Trang 10

của cả nước Tuy nhiên, kinh tế Hà Tĩnh đang dần đa dạng hóa và lao động đangdần chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hoặc dịch vụ.

Từ năm 2000, lực lượng lao động tham gia trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷsản giảm, với mức thay đổi bình quân năm là -1,1%, trong khi đó, số lao độngtham gia vào lĩnh vực công nghiệp- xây dựng

2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TĨNH

2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

2.1.1 Các chỉ số phát triển kinh tế vĩ mô cơ bản:

Hà Tĩnh đã đạt được hầu hết các mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn

2001-2010 Tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn bình quân cả nước, đồng thời tỉnh cũngthành công trong việc bắt đầu đa dạng hóa nền kinh tế, giảm dần tỷ trọng nôngnghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp Tỉnh đã đạt nhiều chỉ tiêu đề ra Tuy nhiên, nềnkinh tế vẫn còn tụt hậu so với cả nước nói chung Cụ thể là:

- Tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP 9,4%2, cao hơn nhiều trung bình cả nước là7,07% và mục tiêu đặt ra trong Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là8%

- Năm 2010, GDP bình quân đầu người của tỉnh đạt 12,9 triệu đồng, đứng thứ

53 trong 63 tỉnh thành cả nước, tăng 1,63 so với giai đoạn 2001-2005, vượt xa chỉtiêu tăng 1,4 lần đề ra trong kế hoạch phát triển 2001-2010, tăng 2,61 lần từ năm

2001 đến 2010 (cao hơn nhiều chỉ tiêu 1,8 lần)

- Giảm thành công tỷ trọng nông nghiệp, lâm và ngư nghiệp từ 51,31% năm

2000 xuống còn 33,7% (mục tiêu là 33%) Tăng trưởng bình quân đạt 2,3%/năm,thấp hơn mục tiêu 5,93%

- Tỷ trọng Công nghiệp- xây dựng trong GDP tăng từ 13,45% năm 2000 lênmức 33,6% năm 2010, vượt xa chỉ tiêu 25% Tăng trưởng bình quân 23%/năm,cao hơn nhiều mục tiêu đề ra 14-16%

Trang 11

- Tỷ trọng ngành dịch vụ tương đối ổn định, dao động từ 35,24% năm 2000 đến32,7% năm 2010 (mục tiêu là 42%), trong khi vẫn tăng trưởng về giá trị với tốc độtrung bình 10% trong giai đoạn này, thấp hơn mục tiêu 15-20%.

- Giá trị xuất khẩu trong năm 2005 đạt 40,8 triệu USD (đạt mục tiêu 40-45 triệuUSD) Tuy nhiên, năm 2010 giá trị này chỉ đạt 62,4 triệu USD thấp hơn so vớimục tiêu 80 triệu USD Tốc độ tăng trưởng trung bình cả giai đoạn là 14,8%

- Thu ngân sách địa phương năm 2001 đạt 260 tỷ đồng, chỉ chiếm 7,1% GDPtỉnh, năm 2005 đạt 554 tỷ đồng, chỉ chiếm 9,1% GDP tỉnh (mục tiêu là 16%) Năm

- Nhìn chung, tỉnh đã có nhiều bước tiến trong 10 năm qua và do đó có tiền đề

để đạt được kết quả kinh tế cao hơn nữa trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế xã hội 2011–2020

2.1.2 Trồng trọt, chăn nuôi,lâm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy

sản và kinh tế nông thôn

Hà Tĩnh đã có những tiến bước tiến đáng kể trong khu vực nông, lâm, ngưnghiệp Theo giá cố định, GDP khu vực này tăng 4,2% trong giai đoạn 2001–

2005, từ 1.746 tỷ đồng năm 2000 lên 4.035 tỷ đồng năm 2005 và 0,2% giai đoạn2006–2010, đạt giá trị 5.356 tỷ đồng Điều này cho thấy năng suất của khu vực đãtăng trong thập niên qua

Giá trị sản lượng trồng trọt tăng lên 4.690 tỷ đồng vào năm 2010, tốc độ tăngtrưởng trung bình hàng năm đạt 1,8% trong giai đoạn này Diện tích trồng trọt của

Trang 12

Hà Tĩnh có nhiều thay đổi trong giai đoạn này, tăng từ 185.924 ha năm 2000 lên190.234 ha năm 2005 và lại giảm xuống 184.318 ha năm 2010 Tuy nhiên, giá trịnăng suất trung bình đã tăng lên, từ 5,85 triệu đồng/ha năm 2000 lên 7,03 triệuđồng/ha năm 2010.

2.1.3 Công nghiệp và Xây dựng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005-2010

và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Chương trình hành động củaUBND tỉnh, 5 năm qua nhiều chính sách phát triển ngành được ban hành, các quyhoạch phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ được triển khai thực hiện mộtcách quyết tâm, vì vậy hoạt động công nghiệp và xây dựng đã có những bước pháttriển đáng kể Công nghiệp và xây dựng tăng nhanh trong giai đoạn 2001–2010.Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp bình quân hàng năm đạt trên 14%, giá trịsản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 18,7% Theo giá cố định, tỉ trọngcông nghiệp và xây dựng trong GDP của Hà Tĩnh đã tăng từ 457,720 tỷ đồng năm

2000 lên 1.569,188 tỷ đồng năm 2005 tức 28%/năm, và tiếp tục tăng lên 5.333 tỷđồng năm 2010, tương đương 18%/năm trong cả giai đoạn Như đã đề cập, HàTĩnh vượt chỉ tiêu đề ra về tỷ trọng đóng góp cho GDP từ ngành công nghiệp vàxây dựng so với nông nghiệp Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2001–2010,tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực như khai khoáng và khaithác đá, vật liệu xây dựng và chế tạo máy Ngoài ra, Hà Tĩnh đã tạo được nền tảngvững chắc cho việc phát triển mỏ sắt Thạch Khê và khu kinh tế Vũng Áng Cả 2

dự án trên dự kiến sẽ có đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh.Những thành tựu tỉnh đạt được đều có sự hỗ trợ từ việc xây dựng các khu kinh tế

và khu công nghiệp trong tỉnh

2.1.4 Thương mại và Dịch vụ

Ngoài nông nghiệp và công nghiệp, Hà Tĩnh còn phát triển về thương mại vàdịch vụ Hoạt động xuất và nhập khẩu đã có bước tăng trưởng Nhập khẩu tăng từ

Trang 13

15,7 triệu USD năm 2000 lên 68,7 triệu USD năm 2010 Tương tự, xuất khẩu tăng

4 lần từ 15,8 triệu USD năm 2000 lên 62,5 triệu USD năm 2010 Tăng trưởng xuấtkhẩu chủ yếu từ các mặt hàng như: tôm đông lạnh, mực đông lạnh, gỗ; Ngoài ra,xuất khẩu các sản phẩm lạc và chè khô cũng có xu hướng tăng Hoạt động thươngmại nội địa cũng tăng lên trong giai đoạn này Doanh thu bán lẻ tăng mạnh từ1.538.164 triệu đồng năm 2001 lên 3.376.844 triệu đồng năm 2005 và 14.645.548triệu đồng năm 2010 Nhìn chung, Hà Tĩnh đã đạt được hầu hết các mục tiêu mởrộng và phát triển thị trường và thương mại bán lẻ, ví dụ như mục tiêu tăng doanhthu bán lẻ 15-20% từ năm 2001 đến 2010 Tuy nhiên, hoạt động thương mại tronggiai đoạn này vẫn còn nhỏ bé về quy mô Đóng góp của thương mại cho nền kinh

tế còn thấp hơn trung bình cả nước Năm 2010, thương mại đóng góp 1.857 tỷđồng, tức 11,69% cho GDP tỉnh Mức đóng góp này trung bình cả nước là 283.947

tỷ đồng, tương đương 14,3% tổng GDP năm 2010

2.2 Thực trạng phát triển xã hội

Cùng những thành tựu kinh tế trong giai đoạn 2001–2010, Hà Tĩnh đã đạtđược hầu hết các mục tiêu xã hội đề ra Nhìn chung, tỉnh đã có bước tiến đáng kểtrong giảm nghèo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe Những thành tích trên có được lànhờ đã bảo vệ và duy trì được 1 môi trường trong lành và hạn chế ô nhiễm từ pháttriển công nghiệp Từ năm 2000 đến 2010, dân số Hà Tĩnh giảm từ 1,27 triệuxuống còn 1,23 triệu người Cũng trong thời gian này, tỉnh có tốc độ đô thị hóahàng năm là 4,3% Năm 2001, 10% diện tích tỉnh là thành thị, 90% là nông thôn.Đến năm 2010, diện tích thành thị chiếm 15% và nông thôn chiếm 85% Hà Tĩnhđạt và vượt rất nhiều chỉ tiêu xã hội đề ra trong giai đoạn này, cụ thể là:

(26,1% theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015) Đây là tỷ lệ cao nhất cả

Ngày đăng: 14/01/2016, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w