Lý do chọn đề tài: Qua khảo sát, dự giờ của một số đồng nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đông về việc thực hiện chương trình giảng dạy môn Âm nhạc trong thời gian qua, tôi rút ra được một
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Qua khảo sát, dự giờ của một số đồng nghiệp trên địa bàn huyện Nam Đông
về việc thực hiện chương trình giảng dạy môn Âm nhạc trong thời gian qua, tôi rút
ra được một số hạn chế và nêu rõ những vấn đề cần chú trọng trong quá trình dạy các bài hát của giáo viên
Tôi nghiên cứu đề tài “Dạy các bài hát trong chương trình Âm nhạc THCS
theo hướng tích hợp”.
2 Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao kiến thức, hướng dẫn lối sử dụng, rèn luyện khả năng hoạt động và nêu rõ những vấn đề cần chú trọng trong quá trình dạy các bài hát trong chương trình Âm nhạc THCS cho giáo viên
- Giáo viên dạy hát vận dụng được phương pháp mới, phương pháp tích hợp các kiến thức âm nhạc, đó là sự vận dụng:
+ Lý thuyết âm nhạc
+ Kỹ thuật thanh nhạc
+ Lịch sử âm nhạc
+ Các kỹ năng hoạt động âm nhạc
Trong chương trình âm nhạc ở trường THCS, phân môn học hát chiếm một phần quan trọng và chủ yếu Muốn dạy hát tốt giáo viên dạy hát phải biết phân tích bài hát, phải nắm vững các phương pháp dạy hát, các khả năng thanh nhạc cơ bản Đồng thời người dạy phải nắm được thể loại và tích chất của bài hát để thực hiện được ý đồ của tác giả Mỗi bài hát là một cảm xúc, một tâm trạng, một cách nhìn thế giới khách quan và thể hiện mỗi tâm trạng khác nhau Muốn dạy hát tốt không
chỉ là những thao tác riêng lẽ mà là một hoạt động tổng hợp của kiến thức, kỹ
năng và nhận thức thẫm mỹ Đó là sự tích hợp của các nội dung học tập Âm nhạc trong quá trình dạy hát.
Qua quá trình thực hiện việc dạy các bài hát theo hướng tích hợp kết đạt được như sau:
- Kĩ thuật hát: học sinh hát đúng rõ lời, biết ngắt giọng, lấy hơi đúng chỗ
- Học sinh giữ nhịp rất đều, các em biết bắt giọng vào đàn, hát tốt
- Nhiều học sinh có ý thức tự rèn luyện mình
- Học sinh có khả năng tiếp thu bài rất tốt
Đối với những học sinh có năng lực cảm thụ âm nhạc đây là cơ hội để các em thể hiện mình trong các phong trào văn hoá, văn nghệ ở trường, ở địa phương và các nơi khác trong tương lai
3 Đối tượng nghiên cứu:
- Giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở các trường THCS
4 Phạm vi nghiên cứu:
Trang 2- Giáo viên giảng dạy môn Âm nhạc phân môn học hát ở các trường THCS trên địa bàn huyện Nam Đông
IV Những giải pháp chính và cách thức tiến hành của sáng kiến cải tiến
kỹ thuật.
Chương trình THCS – môn Âm nhạc được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mục tiêu môn Âm nhạc như sau:
- Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh (HS), tạo
cho các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và
hài hòa nhân cách
- Rèn luyện một số kỹ năng đơn giản về ca hát và tập đọc nhạc, bước đầu hát diễn cảm
- Khích lệ HS hăng hái tham gia hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu
Để đạt được mục tiêu đó, môn Âm nhạc ở Trường THCS có những chức năng sau đây:
- Cung cấp cho các em một số hiểu biết sơ giản về kỹ thuật âm nhạc
- Xây dựng khả năng hoạt động âm nhạc, giúp thêm việc phát triển trí lực
- Giáo dục tình cảm đạo đức trong sáng lành mạnh, làm phong phú đời sống tinh thần cho các em
- Giúp cho HS có trình độ văn hóa Âm nhạc nhất định, góp phần phát triển
toàn diện, hài hòa nhân cách HS
- Qua môn học nhằm phát triển những học sinh có năng khiếu về âm nhạc, tạo điều kiện giúp các em phát triển năng khiếu của mình
Từ mục tiêu và chức năng của môn học, chúng ta hiểu rằng:
1 Môn Âm nhạc trong Trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ… mà chính là thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em, góp phần cùng với các môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như mục tiêu của bậc học Nhận thức này hết sức quan trọng để từ đó định ra nội dung học tấp và phương pháp giảng dạy thích hợp
2 Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS là một quá trình học tập, rèn luyện Muốn thực hiện được phải cho các em tiếp cận với âm nhạc, tham gia ca hát, nghe âm nhạc Nội dung học tập giảm bớt lý thuyết xoay quanh những ký hiệu ghi chép âm nhạc đơn thuần, những bài tập nặng nề về kỹ thuật đọc nhạc
3 Giáo dục thẫm mỹ trong nhà trường phổ một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức – Trí – Thể - Mĩ Âm nhạc và Mĩ thuật là những môn học chủ yếu
để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thẩm mĩ Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác
Trang 3dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới Chân – Thiện – Mĩ
Giáo dục Âm nhạc trong Trường phổ thông ngoài việc cho HS được hoạt động Âm nhạc thông qua các giờ học hát, phải chú ý cho các em nghe nhạc dân gian của các nhạc sĩ trong nước và thế giới, đem tới cho các em niềm vui và những cảm xúc cao thượng
4 Hiểu biết sơ giản về nghệ thuật Âm nhạc đối với học sinh THCS là:
- Biết hát một số bài hát quy định trong chương trình từng lớp
- Có ý thức phân biệt hát đúng – sai, hay – dở và cảm nhận được nội dung, tính chất, tình cảm của bài hát
- Biết một số kí hiệu ghi chép nhạc và bước đầu biết cách thể hiện những bài tập đọc nhạc đơn giản
- Biết một số tác giả, tác phẩm âm nhạc tiêu biểu trong nước và thế giới
- Có một số hiểu biết thông thường về dân ca, các nhạc cụ, về các hình thức biểu diễn âm nhạc, mối quan hệ và tác dụng của âm nhạc với đời sống xã hội
5 Môn Âm nhạc trong Trường THCS còn tạo cho HS có một “trình độ văn
hóa âm nhạc nhất định” Trình độ văn hóa phổ thông hay trình độ học vấn phổ
thông ở bậc THCS là do tất cả những hoạt động giáo dục và tất cả các môn học tạo
dựng nên, trong đó có “Văn hóa âm nhạc”, “Học vấn âm nhạc” Muốn có trình độ
văn hóa âm nhạc nhất định ở bậc THCS, học sinh phải được học chương trình Âm nhạc từ lớp 6 đến hết học kỳ I lớp 9 với thời lượng mỗi tuần một tiết Trình độ văn hóa âm nhạc bao gồm những hiểu biết (kiến thức), năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ âm nhạc Ở bậc THCS, giáo dục cho HS có năng lực hiểu biết, năng lực cảm thụ sẽ được chú trọng đối với đại trà, còn năng lực thực hành tốt phần lớn dành cho các em có năng khiếu và những em thực sự say mê, ham thích đối với nghệ thuật âm nhạc
6 Cần phải giáo dục thị hiếu âm nhạc tốt cho HS để các em biết yêu thích âm nhạc lành mạnh, giàu tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc Giáo dục thị hiếu âm nhạc tốt sẽ góp phần làm trong sáng tình cảm đạo đức và làm phong phú đời sống tinh thần của các em trong hiện tại và tương lai
NỘI DUNG
1 Những vấn đề tích hợp trong quá trình dạy hát:
So với nhiều môn học truyền thống đã được giảng dạy lâu năm ở trường phổ thông, âm nhạc là môn học còn tương đối mới mẻ, đội ngũ giáo ít và phương pháp giảng dạy còn hạn chế Việc dạy âm nhạc nói chung và môn hát nói riêng cần được quan tâm, cải tiến để nâng cao chất lượng Điều đầu tiên tôi suy nghĩ là phải giảng dạy theo hướng tích hợp: Tích hợp trong một tiết dạy âm nhạc gồm 3 phân môn (Học hát, Nhạc lý – Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức), tích hợp ngay trong từng phân môn
Thế nào là tích hợp trong giảng dạy âm nhạc? Nếu học ngôn ngữ, người ta chú ý đến hoạt động và kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết thì việc học âm nhạc ở
Trang 4trường phổ thông phải chú ý đến Nghe – Hát – Đọc – Ghi và cảm thụ Dạy âm nhạc theo hướng tích hợp chính là sự phối hợp các hoạt động đó trong mỗi bài học, mỗi tiết học từ nội dung đến phương pháp, từ cách truyền thụ của giáo viên đến cách học tập và tiếp thu âm nhạc của học sinh
Tích hợp trong dạy hát, ngoài những yêu cầu chung như đã nêu trên còn là sự kết hợp, vận dụng các kiến thức và kỹ năng của lý thuyết âm nhạc, kỹ thuật thanh nhạc, hình thức âm nhạc, lịch sử âm nhạc và các kỹ năng hoạt động âm nhạc.
Bấy lâu có người thường quan niệm việc dạy hát một cách đơn giản Đơn thuần chỉ là giáo viên hát mẫu từng câu, học sinh hát theo sau đó cả lớp hát và cứ thế tiết học được tiến hành một cách khá đơn điệu, học sinh không được giới thiệu, củng cố những kiến thức, kỹ năng cần thiết để nâng cao trình độ Việc dạy như vậy thực ra chỉ phù hợp các buổi hoạt động dã ngoại, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt Đoàn Đội, lửa trại…
Dạy hát trong chương trình SGK ở trường phổ thông, dạy hát theo hướng tích hợp cần kết hợp và vận dụng các vấn đề sau:
1.1 Lý thuyết âm nhạc:
Người dạy hát không thể không nắm hoặc nắm không chắc các kiến thức về lý thuyết âm nhạc
* Trong quá trình dạy hát giáo viên phải nắm chắc các loại nhịp để hướng dẫn
HS gõ phách, gõ nhịp
* Bài hát có những chỗ nào đảo phách hoặc nghịch phách, dấu nhấn trọng
âm ở nốt nào, nêu rõ để HS hiểu và thực hiện.
* Các loại dấu:
Dấu nối: Để HS ngân đủ phách.
Dấu luyến: Ngân chính xác và đủ nốt.
Dấu chấm: Các loại nốt trắng có dấu chấm dôi, đen có chấm dôi và đặc biệt là
nốt móc đơn có dấu chấm dôi (móc giật) khi có dấu luyến hoặc không có dấu luyến được ứng với lời ca như thế nào
Các loại dấu hóa thường xuyên thể hiện đầu khuông nhạc (hóa biểu), dấu hóa bất thường thể hiện trước các nốt nhạc… giáo viên phải chú ý hướng dẫn HS hát
chuẩn xác
Các dấu hóa trong bản nhạc và sự tiến hành giai điệu âm nhạc giúp cho giáo
viên xác định được Điệu tính của bài hát (Đô trưởng hoặc La thứ; Son trưởng hoặc
Mi thứ; Pha trưởng hoặc Rê thứ; …)
1.2 Kỹ thuật thanh nhạc:
Kỹ thuật thanh nhạc là một vấn đề cần thiết đối với một giáo viên âm nhạc và
nó càng phải được vận dụng vào trong cả quá trình hoạt động dạy hát, tiết dạy hát ở trường phổ thông
1.2.1 Về tư thế ca hát:
Trang 5Phải hướng dẫn HS thể hiện đúng tư thế ca hát Tư thế đứng hoặc tư thế ngồi đều giữ cho người thẳng, không lệch vai, so vai và giữ cho trạng thái cơ bắp của cơ thể thoải mái Ngực hơi ưỡn mà không căng cứng để có thể hít thở dễ dàng và sâu
1.2.2 Hơi thở:
Là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất trong ca hát Khi dạy hát, giáo viên hướng dẫn HS thở sâu trước khi hát, còn khi hát thì phải kìm giữ hơi thở từ từ Tập cho HS cùng lấy hơi đúng chỗ ở từng câu hát Hơi thở đúng sẽ dẫn đến sự phong phú về mặt diễn xuất, về khả năng biểu hiện ý đồ của tác giả
1.2.3 Nhả chữ, phát âm:
Để tránh hát giọng mũi, giọng bẹt, tránh la hét
- Khẩu hình:
Tròn, tươi phù hợp với từng câu hát
Trong quá trình dạy hát giáo viên cần vận dụng các phương pháp phù hợp để hướng dẫn HS thể hiện đúng với từng câu, từng đoạn của bài hát:
- Phương pháp hát liền tiếng:
Hát liền tiếng (legato) là kỹ năng hát cơ bản, quan trọng để thể hiện các bài hát trữ tình, các bài hát ru
- Phương pháp hát nảy tiếng:
Hát nảy tiếng (staccato) là kỹ thuật hát nảy âm để diễn tả tình cảm rộn ràng, vui tươi, sự náo nhiệt, sôi động Âm thanh trong sáng, vang, nảy
1.3 Hình thức âm nhạc:
Trong quá trình giảng dạy âm nhạc, người giáo viên cần không ngừng trao dồi vốn kiến thức đồng thời phải biết vận dụng các kiến thức đó vào bài dạy
Khi dạy các bài hát, giáo viên phải biết phân tích bài hát, nắm chắc các đặc điểm, nội dung, chủ đề, thể loại và cấu trúc hình thức:
Trước hết giáo viên cần phân biệt giữa Hình thức và Thể loại âm nhạc Khái niệm Hình thức âm nhạc theo tư duy rộng là sự vang lên toàn bộ tác phẩm từ
nốt đầu đến nốt cuối với tất cả những yếu tố của nó là giai điệu, hòa âm, nhịp độ,
sắc thái…, còn khái niện Hình thức âm nhạc theo tư duy hẹp là một quá trình chứa
đựng các phần, các chủ đề của một tác phẩm Trên cơ sở của những quá trình ấy, các hình thức âm nhạc mẫu mực khác nhau được khẳng định như: Hình thức một đoạn đơn, hai đoạn đơn, ba đoạn đơn, hình thức biến tấu, hình thức Rông đô…
Còn thể loại âm nhạc là những loại, những kiểu tác phẩm có liên quan chặt
chẽ trong phạm vi nhất định với phương pháp diễn tả cơ bản của âm nhạc như: Bài hát lao động, bài hát ru, bài hát hành khúc…
1.3.1 Thể loại:
Các bài hát trong chương trình - SGK âm nhạc THCS có thể phân chia chủ yếu thành các thể loại sau:
- Bài hát hành khúc:
Là những bài hát có đặc điểm chung ở nhịp độ vừa phải, hợp với bước đi, bước hành quân, âm điệu rõ ràng, hơi khỏe mạnh
Trang 6Trong bài hát Hành khúc, đường nét giai điệu thường có các quãng nhảy (quãng 4, quãng 5) mang tính chất kêu gọi, thôi thúc, điễn hình như: các bài hát
Quốc ca - Văn Cao, Tiếng chuông và ngọn cờ - Phạm Tuyên, Vui bước trên đường
xa - Dân ca Nam Bộ, Hành khúc tới trường - Nhạc Pháp…
- Bài hát trữ tình:
Là những bài hát có giai điệu mượt mà, du dương, êm ái, dịu dàng… Bài hát trữ tình thường có nhịp độ khoan thai, chậm rãi, vừa phải Tính chu kỳ của tiết tấu
trong bài hát trữ tình không nổi lên rõ rệt như: Niềm vui của em - Nguyễn Huy
Hùng, Khát vọng mùa xuân - Mô Da…
Nhiều bài hát dân ca các dân tộc, các miền đã thể hiện rõ tính trữ tình trong
giai điệu rất đặc sắc, mang dáng vẽ rất gợi cảm như: Đi cắt lúa - Dân ca Hơ rê, Mưa rơi - Dân ca Xá…
- Bài hát nhanh vui:
Là những bài hát thường có nhịp độ nhanh, thể hiện sự náo nhiệt, sôi nổi bằng
âm thanh linh hoạt, sáng sủa, sắc gọn như: Tiếng ve gọi hè - Trịnh Công Sơn, Mùa
hạ và những chùm hoa nắng - Nguyễn Thanh Tùng, Tia nắng hạt mưa - Khánh
Vinh, Mùa thu ngày khai trường - Vũ Trọng Tường, Nụ cười - Nhạc Nga, Lí cây đa
- Dân ca Quan học Bắc Ninh…
1.3.2 Hình thức:
Các bài hát trong chương trình Âm nhạc THCS thường được viết dưới các hình thức sau:
- Hình thức một đoạn đơn:
+ Một đoạn đơn có hai câu:
Vui bước trên đường xa (Dân ca Nam Bộ)
Hành khúc tới trường (Nhạc Pháp)
Niềm vui của em (Nguyễn Huy Hùng)
Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa)
Lí cây đa (Dân ca Quan họ Bắc Ninh)
Đi cắt lúa (Dân ca Hơ rê)
Lí dĩa bánh bò (Dân ca Nam Bộ)
Chim bay (Dân ca Trung Bộ)
+ Một đoạn đơn có ba câu:
Tiếng ve gọi hè (Trịnh Công Sơn)
+ Đoạn nhạc có cấu trúc phức tạp:
Mưa rơi (Dân ca Xá)
Gà gáy (Dân ca Cống Khao- Tây Bắc)
- Hình thức hai đoạn đơn:
+ Hình thức hai đoạn đơn có tái hiện:
Khát vọng mùa xuân (Mô Da)
Làng tôi (Văn Cao)
+ Hình thức hai đoạn đơn không có tái hiện, kiểu tương phản:
Trang 7Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên)
Tia nắng hạt mưa (Khánh Vinh- Lệ Bình)
Mùa thu ngày khai trường (Vũ Trọng Tường)
- Hình thức ba đoạn đơn:
Em là bông hồng nhỏ (Trịnh Công Sơn)
Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn)
Biết ơn Võ Thị Sáu (Nguyễn Đức Toàn)
1.4 Lịch sử âm nhạc:
Quá trình dạy âm nhạc, các tiết dạy bài hát bao giờ giáo viên cũng có phần giới thiệu về tác giả tác phẩm cho HS hiểu thêm
1.4.1 Bài hát do nhạc sĩ sáng tác:
- Giáo viên phải giới thiệu về Tiểu sử Nhạc sĩ Tên tác giả, bút danh (nếu có)
ngày tháng năm sinh, quê quán, đã sống và tham gia hoạt động âm nhạc vào thời kỳ nào? (Thời kỳ chống Pháp, thời kỳ chống Mỹ, nhạc sĩ trưởng thành sau chiến thắng 1975…)
- Giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu của tác giả: Ngoài bài hát sẽ hát trong tiết học, giáo viên cần giới thiệu thêm những bài hát khác mở rộng tầm hiểu biết cho HS
- Giới thiệu những đóng góp của nhạc sĩ trong nền Âm nhạc Việt Nam hiện đại Những giải thưởng lớn nếu có (Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, giải thưởng của Hội nhạc sĩ…)
1.4.2 Bài hát là Dân ca Việt Nam:
- Giới thiệu là Dân ca Vùng - Miền nào?
- Những phong cách riêng biệt của Dân ca Vùng - Miền đó (Ví dụ: Do sự khác nhau về môi trường sống, hoàn cảnh địa lý và đặc biệt là ngôn ngữ cho nên Dân ca Tây Nguyên khác với dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc, Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ dễ phân biệt với dân ca Nam Bộ…)
Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng gồm nhiều thể loại khác nhau: Dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Xoan, hát Ví, hát Trống quân ở làng quê Bắc Bộ, hát Ví dặm ở Nghệ An, Hà Tỉnh, các điệu Hò, điệu Lí ở Trung Bộ và Nam Bộ…
- Giáo viên cần nêu và trích dẫn các bản Dân ca khác của vùng miền bài hát đang dạy
1.4.3 Bài hát là ca khúc hoặc Dân ca nước ngoài:
- Phải nêu được tác giả sống ở thời kỳ nào, trường phái nào? (Cổ Điển, Lãng mạn, Hiện đại, Đương đại…)
- Nêu tên một vài tác phẩm cùng thời hoặc một vài tác phẩm khác của chính
tác giả đó (Ví dụ: Khi đang dạy bài hát Khát vọng mùa xuân của nhạc sĩ Mô Da,
giáo viên nên giới thiệu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Mô Da với hơn 600 tác phẩm trong đó có 52 bản giao hưởng, 24 vở nhạc kịch và nhiều tác phẩm âm nhạc khác trong khi ông chỉ sống có 35 tuổi Đó là một thiên tài của nền văn hóa nhân loại)
Trang 81.5 Các kỹ năng hoạt động âm nhạc:
Bên cạnh các kiến thức về lý thuyết âm nhạc, kỹ thuật thanh nhac… như đã nêu trên, trong tiết dạy hát người Giáo viên cần phải kết hợp các hoạt động Âm nhạc một cách nhuần nhuyễn và tinh tế
1.5.1 Sử dụng nhạc cụ:
Là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với một người dạy hát Sử dụng nhạc cụ làm cho giáo viên dạy hát được chuẩn hơn về cao độ, không bị chênh, bị phô đồng thời HS có chỗ dựa âm thanh để hát chuẩn xác
Nhạc cụ của giáo viên (nếu là đàn Organ) còn có những tiết tấu, nhịp độ phù hợp với bài hát làm cho HS hát dễ dàng và hứng thú hơn
1.5.2 Hướng dẫn gõ đệm:
Dạy Âm nhạc theo phương pháp mới là không thể để cho HS chỉ ngồi yên để
hát Bởi Âm nhạc luôn luôn động, âm nhạc không chỉ có giai điệu mà nó còn có
tiết tấu Khi hát giáo viên phải hướng dẫn cho HS gõ đệm theo nhịp, theo phách,
theo tiết tấu, nhịp điệu một cách nhuần nhuyễn
1.5.3 Đánh nhịp:
Khi HS vừa hát, vừa gõ đệm thì GV bao quát HS và đánh nhịp để hướng dẫn
HS hát đúng, gõ đúng Một số giáo viên gần như đứng yên chỉ để đánh đàn trong suốt cả tiết dạy là không phù hợp với phương pháp mới Bởi như vậy giáo viên sẽ không bao quát được lớp học, không có điều kiện sửa sai cho HS, làm giảm sinh động của tiết dạy
1.5.4 Múa - vận động phụ họa:
Khi đã dạy hát xong, một số bài hát cần được thực hiện một số vận động phụ họa như nghiêng người, nhún chân… hoặc cao hơn là thực hiện một số động tác múa đơn giản để HS trình bày, trình diễn trong tiết ôn tập bài hát làm cho bài hát được sinh động và hấp dẫn hơn Những vấn đề đó cũng là một yêu cầu của người giáo viên dạy hát
Những vấn đề tôi nêu trên nhằm để tích hợp vào trong quá trình dạy hát Tuy nhiên tất cả những kiến thức và những hoạt động đó được vận dụng vào bài dạy một cách nhuần nhuyễn và tinh tế
Trong một tiết dạy không thể bê hết tất cả những kiến thức đó một cách nặng
nề mà phải được vận dụng một cách khéo léo vào chỗ này, chỗ khác thật phù hợp trong tiến trình dạy học
Có khi một vấn đề lại chỉ được nêu trong một câu, một vài câu, một vài ý trong bài dạy cũng sẽ mở rộng kiến thức cho HS
2 Một số bài dạy theo hướng tích hợp:
Trong quá trình dạy, giáo viên cần phải tích hợp các kiến thức và các kỹ năng hoạt động Âm nhạc vào bài dạy Tôi xin nêu một số bài dạy để đồng nghiệp tham khảo:
2.1 Dạy bài hát “Tia nắng hạt mưa” (Tiết 26-Lớp 6)
TIA NẮNG HẠT MƯA
Trang 9
2.1.1 Kiến thức về lịch sử âm nhạc:
- Giới thiệu về tác giả tác phẩm:
Nhạc sĩ Khánh Vinh tên thật là Nguyễn Khánh Vinh sinh năm 1954 Ông làm việc ở Đài Truyền hình Cần Thơ sau đó chuyển về Đài Truyền hình Việt Nam ở TP
Hồ Chí Minh Nhạc sĩ Khánh Vinh viết khá nhiều ca khúc cho thiếu niên Đây là một bài hát thành công của ông
Tia nắng hạt mưa là bài thơ của Lệ Bình Tia nắng hạt mưa qua cách nhìn
bằng con mắt trẻ em của nhà thơ cho thấy tác giả có sự phát hiện, tưởng tượng và liên hệ thật thú vị
Tia nắng có nét tinh nghịch của bạn trai, hạt mưa có nụ cười duyên của bạn
gái Tia nắng hát theo tiếng ve, trong hạt mưa đọng lại dòng lưu bút… tất cả đều
hình như và hình như… rồi những hờn dỗi vô cớ những nổi buồn không đâu, mùa
hoa phượng vẫn rực đỏ vô tư, những Tia nắng hạt mưa vẫn luôn trẻ mãi…
Đồng cảm với dòng thơ đó Nhạc sĩ Khánh Vinh đã phổ nhạc thành công
Nhạc: Khánh Vinh Thơ: Lệ Bình
Nhanh vừa-vui, lôi cuốn
Trang 10Bài hát được giải A cuộc thi sáng tác ca khúc của báo Hoa học trò và Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1992
2.1.2 Kiến thức về lí thuyết Âm nhạc:
- Bài hát viết ở nhịp 2/4: là loại nhịp có 2 phách, trường độ mỗi phách bằng 1/4 tròn
- Bài hát viết ở giọng Mi thứ
- Các ô nhịp 21, 23, 31, 32, 33, 35, 37, 39 đảo phách
- Bài hát có nhiều nốt luyến láy (hoa mỹ), các dấu lặng đơn… tạo những cái ngắt cần thiết
- Các loại dấu nhắc lại, dấu quay lại, khung thay đổi… nhằm giới thiệu và củng cố cho HS
2.1.3 Kiến thức về hình thức âm nhạc:
- Bài hát thuộc thể loại nhanh, vui
- Cấu trúc hình thức hai đoạn đơn không tái hiện, dạng tương phản.
+ Đoạn a có 2 câu (16 nhịp) Mỗi câu 8 nhịp, câu 2 nhắc lại câu 1 có thay đổi chút ít và kết ở âm chủ
+ Đoạn b có 2 câu (17 nhịp) Câu 1 gồm có 8 nhịp, câu 2 gồm có 9 nhịp
Đoạn b tương phản với đoạn a bằng kết cấu âm nhạc có tính tổng hợp và sử dụng đảo phách liên tục, Âm nhạc đoạn b nghe trong sáng, tha thiết
2.1.4 Về kỹ thuật thanh nhạc:
- Lấy hơi ở giữa các ô nhịp 4, 8, 12, ở cuối các ô nhịp, 20, 24, 28, 33
- Ngắt hơi ở các ô nhịp: 18, 22, 26, 30
- Đoạn a hát nảy tiếng Phát âm gọn, rõ lời
- Đoạn b hát liền tiếng ở đầu câu 1, câu 2, giữ âm hay phát ra nghe du dương, tha thiết
- Phần cuối các câu trong đoạn b hát nảy tiếng, hát rõ đảo phách, âm lượng nhỏ hơn, như lời nhẵn nhủ
2.1.5 Kỹ năng hoạt động âm nhạc:
- Sử dụng nhạc cụ:
+ Đánh đàn từng câu nhạc để làm chuẩn cho HS hát
+ Cài đặt phần dạo nhạc và phần đệm để sau đó đệm máy
- Hướng dẫn HS gõ đệm:
Gõ theo nhịp, theo phách Chú ý cho HS phân biệt phách mạnh, phách nhẹ
- Hướng dẫn bắt vào:
+ Các câu đoạn a: 2 – 1
+ Các câu đoạn b: 1 – 2
- Đánh nhịp:
+ Giáo viên bao quát toàn lớp và đánh nhịp 2/4
+ Cho HS vận động phụ họa hoặc múa đơn giản (chú ý đúng phách mạnh, phách nhẹ của nhịp 2/4)
2.2 Dạy bài hát: “Khát vọng mùa xuân” (Tiết 18-lớp 8)