Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học.” Tại Khoản 2, Điều 28 luật Giáo Dục năm 2005 quy định: “Phương pháp giáo dục đào tạo phải phát huy tính tích cực, tự gi
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO THUỶ
TRƯỜNG THCS GIAO THUỶ
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
DẠY NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC DỰ ÁN
Tác giả: Trần Thị Thanh Nịu
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn
Chức vụ: Giáo viên
Nơi công tác: Trường THCS Giao Thuỷ
Giao Thủy, tháng 03 năm 2015
Trang 21 Tên sáng kiến:
DẠY NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC DỰ ÁN
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn THCS
3 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 20 tháng 12 năm 2014
đến ngày 10 tháng 02 năm 2015
4 Tác giả
Họ và tên: Trần Thị Thanh Nịu
Năm sinh: 13/ 09/ 1983
Nơi thường trú: Khu 3 - Thị trấn Ngô Đồng - Giao Thủy - Nam Định
Trình độ chuyên môn: Đại học - Chuyên ngành Ngữ văn
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THCS Giao Thủy
Điện thoại: 01693 860 266
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Giao Thủy
Địa chỉ: Khu 4A, thị trấn Ngô Đồng, Giao Thủy, Nam Định
Điện thoại: 03503 737 456
Trang 3BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề trọng tâm củanền giáo dục thế giới trong nhiều năm gần đây, cũng là một trong những chủtrương quan trọng về giáo dục của Đảng và Nhà nước ta Mục tiêu và phương
hướng phát triển đất nước 5 năm từ 2010 - 2015, Đảng ta đã xác định: “ đổi
mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học.” Tại Khoản 2, Điều 28 luật Giáo Dục năm 2005 quy định:
“Phương pháp giáo dục đào tạo phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại nhiều niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh” Chỉ thị số 47/2008/CT- BGDĐT ngày 13/ 08/
2008 cũng nêu rõ: “ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và
học” Như vậy, đổi mới phương pháp dạy và học là một nhu thiết yếu của ngành
giáo dục nói chung và cũng là nhiệm vụ thiết thực của mỗi giáo viên nói riêng.Hơn nữa, từ khi Bộ giáo dục tiến hành thay sách giáo khoa theo tiêu chítích hợp và đồng tâm, nghị luận xã hội trở thành mảng kiến thức quan trọng vớihọc sinh trung học các cấp, và là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc đềthì tuyển sinh vào lớp 10 của học sinh THCS và đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh đạihọc của học sinh lớp 12 Như trong chương trình Ngữ Văn 9, phần kiến thức nàyđược dạy trong 5 tiết lí thuyết và 2 tiết thực hành Nghị luận xã hội trong nhàtrường thường xoay quanh các vấn đề về tư tưởng, đạo đức, lối sống (nghị luận
về một tư tưởng, đạo lí) gần gũi đối với tuổi trẻ, hay bày tỏ ý kiến về hiện tượngtốt xấu, đáng quan tâm trong đời sống xã hội (Nghị luận về một sự việc, hiệntượng đời sống) Vì vậy, đổi mới trong dạy học nghị luận xã hội là một nhu cầuthiết yếu của quá trình dạy học Ngữ văn
II MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1 MÔ TẢ GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN.
Thế nhưng, việc dạy học môn Ngữ văn nói chung ở trường THCS hiện
nay có một thực trạng là học sinh chưa hoàn toàn đóng vai trò chủ động, tích cựctrong tìm hiểu và lĩnh hội tri thức; các em chưa đóng vai trò trung tâm và cũngchưa vận dụng tốt những kiến thức liên môn mà đặc biệt là công nghệ thông tinvào giải quyết vấn đề môn học Thậm chí lối giảng văn, đọc chép, nhìn chép (khigiáo viên sử dụng phương tiện dạy học là máy chiếu) với giáo viên làm trung
tâm, học trò thụ động tiếp thu tri thức vẫn còn diễn ra khá phổ biến.
Trang 4Với việc dạy phần nghị luận xã hội nói riêng, đây là phần kiến thức cần họctrò phải bày tỏ tư tưởng, chính kiến của mình; phải biết cách lập luận; đặc biệt làphải có được những dẫn chứng xác thực - nhất là các dẫn chứng từ thực tiễncuộc sống nên càng đòi hỏi tính tích cực, chủ động của học trò trong học tập,nhất là kĩ năng sưu tầm, chọn lọc tài liệu mà Internet là công cụ hữu hiệu Vấn
đề này vẫn chưa được giáo viên quan tâm và phát huy tốt Nhiều nơi giáo viênvẫn là người chủ động, thậm chí là giáo viên xây dựng dàn ý chi tiết và học sinhthì chỉ cần thụ động học thuộc Điều đó vừa không phù hợp với yêu cầu đổi mớitrong dạy học, vừa không phát huy được những hiểu biết xã hội và chính kiếnriêng của học trò
a Ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống:
- Người dạy là trung tâm nên sẽ chủ động về kiến thức, phương pháp và
thời gian dạy học
- Học sinh lĩnh hội tri thức từ giáo viên, thuộc và nhớ kiến thức, biết vậndụng kiến thức để giải bài tập
b Hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống:
- Không phát huy được vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong quátrình học tập, nhất là đối với phần kiến thức cần sự sáng tạo và chính kiến củahọc sinh như Nghị luận xã hội thì đây là một hạn chế rất lớn
- Ít có tính liên môn vốn là một yêu cầu quan trọng trong dạy học tích hợphiện nay
- Không khơi gợi được hứng thú và niềm đam mê môn học, khiến học sinhnhàm chán vì lối học chay, học vẹt thụ động
- Học sinh không được rèn luyện nhiều kĩ năng khác như: kĩ năng sử làmviệc theo nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, nhất
là kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết những vấn đề thực tiễn
Để cải thiện tình trạng nêu trên, chúng ta cần áp dụng những phương phápdạy học đổi mới tích cực và phù hợp với môn học, bài học Một trong nhữngphương pháp ấy là phương pháp dạy học theo dự án (DHTDA) Đây là mộtphương pháp dạy học hiện đại đã và đang được nhiều quốc gia có nền giáo dụctiên tiến áp dụng rất thành công Bản thân tôi, tuy mới tiếp xúc với phương phápnày nhưng tôi đã nhận ra nhiều ưu điểm nổi trội của nó, nhất là trong giảng dạynhiều đơn vị kiến thức Ngữ văn lớp 8, 9 như: Thể loại văn thuyết minh mà nhất
là mảng văn nghị luận xã hội Phương pháp này không chỉ giúp học sinh vậndụng kiến thức, thực hành kĩ năng nhiều môn học mà còn khơi dậy được tínhchủ động, tích cực và hứng thú học tập ở một bộ môn ngày nay không phải là
môn học thời thượng như môn Ngữ văn.
2 MÔ TẢ GIẢI PHÁP SAU KHI TẠO RA SÁNG KIẾN.
Trang 5Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy môn Ngữ Văn lớp
9, cụ thể là dạy nghị luận xã hội bằng phương pháp dạy học dự án
2.2 Tính mới, sự khác biệt của phương pháp dạy học dự án so với phương pháp dạy học truyền thống.
Tiêu chí Dạy học truyền thống Dạy học dự án
Mục tiêu Học sinh thuộc và nhớ
kiến thức, biết vận dụngkiến thức để giải bài tập
Học sinh hiểu kiến thức và biết vậndụng kiến thức để giải quyết các vấn
đề thực tiễn
Nội dung - Do sách giáo khoa và
giáo viên quyết định
- Ít có tính liên môn
- Do giáo viên và học sinh đề xuấttrên cơ sở năng lực và hứng thú củahọc sinh
- Thường liên quan đến nhiều mônhọc và nhiều lĩnh vực
Phương
pháp
- Người dạy là trung tâm,
tổ chức kiến thức thànhcác nhiệm vụ giao cho họcsinh
- GV đưa ra các phươngpháp làm việc
- Hiểu biết dẫn tới thànhcông
- Người học là trung tâm, thực hiệnnhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV
để xây dựng kiến thức cho mình
- HS tự lựa chọn phương pháp làmviệc trong hoặc ngoài nhà trường
- Thành công sẽ dẫn tới hiểu biết
HS hình dung trước về sản phẩm vàhiện thực hóa nó trong quá trình họctập
2.3 Cách thức thực hiện phương pháp mới.
2.3.1 Phần lý thuyết
a Khái niệm.
- Thuật ngữ dự án.
Thuật ngữ dự án, tiếng Anh là “Project”, được hiểu theo nghĩa phổ thông
là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch, cần được thực hiện nhằm đạt mục
Trang 6đích đề ra Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vựckinh tế - xã hội và trong nghiên cứu khoa học Sau đó, khái niệm dự án đã đi từlĩnh vực kinh tế, xã hội vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo không chỉ với ý nghĩa làcác dự án phát triển giáo dục mà còn được sử dụng như một hình thức hayphương pháp dạy học.
- Khái niệm dạy học dự án.
Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó ngườihọc thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và
thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người
học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác
định mục đích, lập kế họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh,
đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của
DHDA
b Lịch sử của phương pháp DHDA
Ý tưởng tổ chức dạy học thông qua một dự án ra đời cùng với sự xuất hiệncủa các trường dạy nghề trong các cơ sở công nghiệp từ nhiều thế kỉ trước.Nhưng phải đến cuối thế kỉ XIX thì phương pháp này mới được áp dụng trongcác trường học tích cực ở châu Âu và Bắc Mĩ Lúc này người ta mới bắt đầunghiên cứu những điều kiện cần thiết cho sự hiệu quả của nó Đi tiên phongtrong lĩnh vực này là các nhà giáo dục của Mĩ, Liên Xô và Pháp
Ngày nay, dạy học theo dự án còn mang tính toàn cầu và càng phát triểnhơn nữa với sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại, đặc biệt là mạng In-
tơ - net Nhiều trường học ở Đức hàng năm giành riêng tuần lễ cuối năm học cho
việc dạy học theo dự án và gọi đó là tuần lễ dự án cuối năm học Trong tuần lễ
này, giáo viên các môn học hoặc học sinh tự đề xuất các dự án có liên quan đếnnhững kiến thức đã học Học sinh tự đăng kí tham gia vào các dự án mà họ yêu
thích Tổ chức Trinh sát và Hướng đạo của Pháp đã tiến hành cho trẻ em và
thanh niên trên toàn thế giới cùng thực hiện những dự án học tập với các mụcđích giáo dục về nhân cách, giới tính, lối sống cộng đồng và sự tôn trọng thiênnhiên
Phương pháp dạy học dự án du nhập vào nước ta từ năm 2003 Chương
trình “Dạy học cho tương lai” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí
điểm dạy học dự án tại 20 trường học thuộc 9 tỉnh thành trong cả nước Hiệnnay, khi cơ sở vật chất ở nhiều trường học được nâng cao, trình độ tin học củahọc sinh các cấp đã được trang bị khá bài bản, đặc biệt là yêu cầu đổi mớiphương pháp dạy và học trở nên cấp thiết thì việc nghiên cứu và ứng dụngphương pháp dạy học tiên tiến này càng được coi trọng
Riêng trong giảng dạy bộ môn Ngữ văn THCS, việc tìm tòi, đổi mớiphương pháp dạy học đã và đang được triển khai rộng rãi Nhưng việc áp dụngphương pháp DHDA vào dạy bộ môn chưa thật hiệu quả, mới chỉ dừng lại ởmức thí điểm ở từng địa phương hoặc còn trên lý thuyết của các công trìnhnghiên cứu nhỏ lẻ của một vài giáo viên trong cả nước
Trang 7Sáng kiến của chúng tôi nhằm mục đích ứng dụng rộng rãi, hiệu quả hơnphương pháp dạy học mới này vào giảng dạy môn ngữ văn 8, 9 nói riêng vàtrong môn Ngữ văn các cấp nói chung.
c Đặc trưng cơ bản của DHDA
c.1 Người học là trung tâm của dạy học dự án
- Dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, hứng thú của người học: người họcđược trực tiếp tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng vàhứng thú của cá nhân Dạy học dự án là một phương pháp dạy học quan trọng đểthực hiện quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm
- Người học tham gia tích cực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạyhọc, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra,điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Giáo viên chủ yếu đóng vaitrò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực, tự lực, tính tráchnhiệm, sự sáng tạo của người học
- Người học không chỉ nghe, ghi nhớ, nhắc lại mà cần thu thập thông tin từrất nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra tri thức chomình
- Người học không chỉ tiếp thu kiến thức về các sự kiện mà còn áp dụng lýthuyết vào thực tế, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề
c.2 Dạy học thông qua các hoạt động thực tiễn của một dự án
- Trong quá trình thực hiện dự án, người học tiếp thu kiến thức và hìnhthành kỹ năng thông qua các hoạt động thực tiễn
- Chủ đề của dự án luôn gắn liền với những tình huống của thực tiễn xã hội,với những nghề nghiệp cụ thể, đời sống có thực…
- Người học thường đóng một vai gì đó khi thực hiện dự án
- Các dự án học tập góp phần gắn liền nhà trường với thực tiễn đời sống xãhội, với địa phương, với môi trường và có thể mang lại những tác động tích cựcđối với xã hội
c.3 Hoạt động học tập phong phú và đa dạng
- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn họckhác nhau nhằm giải quyết một vấn đề có thực mang tính thách đố Dự án cótính liên môn, có nghĩa là nhiều môn học liên kết với nhau Một dự án dù là củamôn nào, cũng phải đòi hỏi kiến thức của nhiều môn học để giải quyết Đặcđiểm này giúp dự án gần với thực tế hơn vì trong cuộc sống ta cần kiến thứctổng hợp để làm việc
- Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên cứu và vậndụng lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành Thông qua đó, kiểm tra,củng cố, mở rộng hiểu biết về lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động,tích lũy kinh nghiệm thực tiễn
- Trong dạy học dự án, việc kiểm tra đánh giá đa dạng hơn, kiểm tra quahoạt động nhiều hơn, nên giảm kiểm tra kiến thức thuần túy và kiểm tra viết
Trang 8- Trong dạy học dự án, phương tiện học tập đa dạng hơn, công nghệ thôngtin được tích hợp vào quá trình học tập.
c.4 Kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân
- Các dự án thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có sự phân công vàcộng tác làm việc giữa các thành viên
- Làm việc theo nhóm giúp cho sản phẩm chất lượng hơn, tốn ít thời gianhơn vì nó kết hợp và phát huy được sở trường của mỗi cá nhân
- Các dự án đòi hỏi kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên, giữa họcviên và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác cùng tham gia trong
dự án Nhờ đó, hoạt động trong dạy học dự án có tính xã hội cao
c.5 Quan tâm đến sản phẩm của hoạt động
- Trong quá trình thực hiện dự án, người ta quan tâm nhiều đến các sảnphẩm được tạo ra Sản phẩm có thể là vật chất, hoặc phi vật chất, một bản thiết
- Giáo viên cùng với người học đánh giá sản phẩm dựa trên tính thực tế,tính hữu ích của sản phẩm và sự kết hợp làm việc giữa các thành viên trongnhóm
- Những sản phẩm đem lại nhiều ích lợi đối với xã hội thường được đánhgiá cao Chúng có thể được công bố, giới thiệu rộng rãi và đưa vào sử dụngtrong thực tế
d Tiến trình dạy và học theo phương pháp dự án.
d.1 Các bước trong DHDA.
Để dạy học theo dự án, cần thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
- Tìm trong chương trình học tập các nội dung cơ bản có liên quan hoặc cóthể ứng dụng vào thực tế
- Phát hiện những gì tương ứng đã và đang xảy ra trong cuộc sống Chú ývào những vấn đề lớn mà xã hội và thế giới đang quan tâm
- Giáo viên phân chia lớp học thành các nhóm, hướng dẫn người học đềxuất, xác định tên đề tài Đó là một dự án chứa đựng một nhiệm vụ cần giảiquyết, phù hợp với các em, trong đó có sự liên hệ nội dung học tập với hoàncảnh thực tiễn đời sống xã hội Giáo viên cũng có thể giới thiệu một số hướng đềtài để người học lựa chọn
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
Trang 9- Giáo viên hướng dẫn người học xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiếnhành, kế hoạch thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dựkiến, vật liệu, kinh phí…
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩnăng của bài học/chương trình, những kĩ năng tư duy bậc cao cần đạt được
- Việc xây dựng đề cương cho một dự án là công việc hết sức quan trọng vì nómang tính định hướng hành động cho cả quá trình thực hiện, thu thập kết quả vàđánh giá dự án
Bước 3: Thực hiện dự án
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên
- Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra Khi thực hiện dự
án, các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác độngqua lại với nhau; kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án
- Học viên thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phântích và tích lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc Như vậy, các kiếnthức mà người học tích lũy được thử nghiệm qua thực tiễn
Bước 4: Thu thập kết quả
- Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng dạng ấn phẩm (bảntin, báo, áp phích, thu hoạch, báo cáo…) và có thể được trình bày trên PowerPoint, hoặc thiết kế thành trang Web…
- Tất cả học viên cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiếnthức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án (theo nhóm hoặc cá nhân)
- Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm người học, giớithiệu trước lớp, trong trường hay ngoài xã hội
Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
- Giáo viên và người học đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án dựatrên những sản phẩm thu được, tính khúc chiết và hợp lý trong cách thức trìnhbày của các em
- Giáo viên hướng dẫn người học rút ra những kinh nghiệm cho việc thựchiện các dự án tiếp theo
- Kết quả dự án có thể được đánh giá từ bên ngoài
d.2 Xây dựng đề cương cho một dự án
Trang 10II Nội dung dự án
- Thực hiện các công việc được giao
- Thu thập số liệu, báo cáo kết quả
- Các tài liệu học tập và tham khảo
- Bài học liên quan đến dự án
- Câu hỏi định hướng người học khi thực hiện và rút ra những kết luận từ
dự án
đ Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án
đ.1 Vai trò của học sinh
- Học sinh là người quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp
và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó
- Học sinh tập giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kĩ năngcủa người lớn thông qua làm việc theo nhóm
- Chính học sinh là người lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từnhững nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quátrình làm việc của chính các em
- Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thểtrình bày, bảo vệ sản phẩm đó
- HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dựán
- Cuối cùng, bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trênNhững gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thứctrình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó
đ.2 Vai trò của giáo viên:
Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung
Trang 11là chỉ là người hướng dẫn và tham vấn chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho
HS của mình Theo đó, giáo viên không dạy nội dung cần học theo cách truyềnthống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống,hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho họcsinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học (thiết kếcác bài tập cho học sinh)…
Tóm lại, giáo viên không còn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học
mà trở thành người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợinhất cho các em trên con đường thực hiện dự án
đ.3 Vai trò của công nghệ:
Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với phương phápDHDA nhưng nó có thể nâng cao kinh nghiệm học tập và đem lại cho học sinh
cơ hội để hòa nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy các nguồn tài nguyên và tạo
ra sản phẩm Một vài giáo viên có thể không cảm thấy thoải mái với những côngnghệ mới hoặc có thể cảm thấy lớp học chỉ với một máy tính sẽ là trở ngại đốivới việc phải dùng máy tính như là một phần của công việc dự án Những thửthách này có thể vượt qua Nhiều giáo viên cần sẵn sàng chấp nhận rằng họkhông phải là chuyên gia trong mọi lĩnh vực và học sinh của họ có thể biết nhiềuhơn họ, đặc biệt là khi tiếp cận với công nghệ Cùng học các kỹ năng mang tính
kỹ thuật với học sinh hoặc nhờ học sinh giúp đỡ như một người cố vấn kỹ thuật
là một vài cách để vượt qua chướng ngại này
e Tác dụng của dạy học dự án
e.1 Dạy học dự án làm cho nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn
- Trong dạy học dự án, nội dung học tập trở nên có ý nghĩa hơn bởi vì nóđược tích hợp với các vấn đề của đời sống thực, từ đó kích thích hứng thú họctập của người học
- Dạy học dự án gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhàtrường và xã hội, giúp việc học tập trong nhà trường giống hơn với việc học tậptrong thế giới thật
- Người học có cơ hội thực hành và phát triển khả năng của mình để hoạtđộng trong một môi trường phức tạp giống như sau này họ sẽ gặp phải trongcuộc sống
e.2 Dạy học dự án góp phần đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi phương thức đào tạo
- Học tập dự án chuyển giảng dạy từ "giáo viên nói" thành "học viên làm".Người học trở thành người giải quyết vấn đề, ra quyết định chứ không phải làngười nghe thụ động Họ hợp tác theo nhóm, tổ chức hoạt động, tiến hànhnghiên cứu, giải quyết vấn đề, tổng hợp thông tin, tổ chức thời gian và phản ánh
về việc học của mình
- Dạy học dự án tạo điều kiện cho nhiều phong cách học tập khác nhau, sửdụng thông tin của những môn học khác nhau Nó giúp người học với cùng mộtnội dung nhưng có thể thực hiện theo những cách khác nhau
Trang 12- Dạy học dự án yêu cầu học viên sự tư duy tích cực để giải quyết vần đề,kích thích động cơ, hứng thú học tập.
- Dạy học dự án khuyến khích việc sử dụng các kỹ năng tư duy bậc cao,giúp cho người học hiểu biết sâu sắc hơn nội dung học tập
- Dạy học dự án là hình thức quan trọng để thực hiện phương thức đào tạocon người phát triển toàn diện, học đi đôi với hành, kết hợp giữa học tập vànghiên cứu khoa học
e.3 Dạy học dự án tạo ra môi trường thuận lợi cho người học rèn luyện và phát triển
- Dạy học dự án giúp người học học được nhiều hơn vì trong hầu hết các dự
án, học viên phải làm những bài tập liên quan đến nhiều lĩnh vực
- Học viên nào cũng có cơ hội để hoạt động vì nhiệm vụ học tập đến đượcvới tất cả mọi người Học viên có cơ hội để thử các năng lực khác nhau của bảnthân khi tham gia vào một dự án
- Học viên được rèn khả năng tư duy, suy nghĩ sâu sắc khi gặp những vấn
đề phức tạp Học viên có điều kiện để khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợpthông tin
- Học viên được rèn khả năng vận dụng những gì đã học, đặc biệt các kiếnthức về khoa học, công nghệ
- Khi lập đề cương cho dự án, người học phải tưởng tượng, phác họa những
dự kiến, kế hoạch hành động, vì vậy trí tưởng tượng cùng với tính tích cực, sángtạo của họ được rèn luyện và phát triển
- Phát triển năng lực đánh giá Dạy học dự án đòi hỏi nhiều dạng đánh giákhác nhau và thường xuyên, bao gồm đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhaucủa học viên, tự đánh giá và phản hồi
- Học viên có cơ hội lựa chọn và kiểm soát việc học của chính mình, cũngnhư cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp làm tăng hứng thú học tập
- Dạy học dự án giúp học viên tự tin hơn khi ra trường do họ được pháttriển những kỹ năng sống cần thiết: khả năng đưa ra những quyết định chínhxác; khả năng giải quyết những vấn đề phức tạp; khả năng làm việc tốt với ngườikhác; sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo
e.4 Dạy học dự án phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học
- Người học là trung tâm của dạy học dự án, từ vị trí thụ động chuyển sangchủ động, vì vậy dạy học dự án vừa tạo điều kiện, vừa buộc người học phải làmviệc tích cực hơn
- Dạy học dự án cho phép người học tự chủ nhiều hơn trong công việc, từxây dựng kế hoạch đến việc thực hiện dự án, tạo ra các sản phẩm Nhờ thế dạyhọc dự án phát huy tính tích cực, tự lực, tính trách nhiệm, năng lực sáng tạo,năng lực giải quyết các vấn đề của người học
e.5 Dạy học dự án giúp người học phát triển khả năng giao tiếp
Trang 13- Dạy học dự án không chỉ giúp người học tiếp thu kiến thức, mà còn giúp
họ nâng cao năng lực hợp tác, khả năng giao tiếp với người khác
- Dạy học dự án thúc đẩy sự cộng tác giữa các học viên và giáo viên, giữacác học viên với nhau, nhiều khi mở rộng đến cộng đồng
g Những hạn chế và khó khăn của dạy học dự án
g.1 Hạn chế
- Dạy học dự án đòi hỏi nhiều thời gian Đây là trở ngại lớn nhất, nếukhông được bố trí thời gian hoặc giáo viên không có sự linh hoạt thì buộc nhữngngười thực hiện phải làm việc ngoài giờ Điều này lí giải tại sao một phươngpháp dạy học có nhiều ưu điểm như dạy học dự án lại rất khó đi vào thực tiễndạy học ở nước ta
- Không thể áp dụng dạy học dự án tràn lan mà chỉ có thể áp dụng vớinhững nội dung nhất định trong những điều kiện cho phép Dạy học dự án khôngthể thay thế phương pháp thuyết trình trong việc truyền thụ những tri thức lýthuyết hay việc thông báo thông tin
- Dạy học dự án đòi hỏi có sự chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo thì mớilôi cuốn được người học tham gia một cách tích cực
- Hoạt động thực hành, thực tiễn khi thực hiện dạy học dự án đòi hỏiphương tiện vật chất và tài chính phù hợp
- Dạy học dự án khó áp dụng ở cả bậc đại học cũng như trung học, tiểu học
g.2 Những khó khăn khi dạy học dự án
* Người học thường gặp khó khăn khi:
- Xác định một dự án, thiết kế các hoạt động và lựa chọn phương phápthích hợp
- Thiết lập mục tiêu rõ ràng cho các giai đoạn khác nhau của dự án
- Tiến hành điều tra, tìm những câu hỏi để thu thập thông tin một cách khoahọc
- Quản lý thời gian, giữ đúng thời hạn cho từng công việc và khi kết thúc
dự án
- Phối hợp và hợp tác trong nhóm
* Giáo viên thường gặp khó khăn khi:
- Muốn hiểu đúng và đầy đủ về dạy học dự án
- Thiết kế một dự án vừa gắn với nội dung dạy học vừa gắn với thực tiễnđời sống
- Tổ chức thực hiện, theo dõi dự án, giám sát tiến độ, quản lý lớp học
- Đưa ra phản hồi và hỗ trợ khi cần thiết
- Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ dự án
- Thiết kế các tiêu chí đánh giá cho một dự án cụ thể
h Một số giải pháp
h.1 Đối với giáo viên
Trang 14Giáo viên phải từ bỏ thói quen chỉ đạo mọi hoạt động của học sinh trongquá trình dạy học, cố gắng tạo cho mình thói quen mới: nói ít, góp ý và tư vấnchứ không ép buộc, dân chủ và bình đẳng trong dạy học, sẵn sàng thay đổi vaitrò để trở thành người học trong một số trường hợp, lắng nghe ý kiến của họcsinh
Để xây dựng được một dự án lôi cuốn học sinh và phù hợp với nội dung bàihọc, giáo viên phải dựa vào mục tiêu bài học, chọn lọc nội dung trong bài liênquan đến thực tiễn để xây dựng dự án Vấn đề thực tiễn mà giáo viên chọn đểthiết kế dự án nên là một vấn đề thời sự hay một sự kiện thực tế đang được xãhội quan tâm thì dự án mới hấp dẫn và cuốn hút học sinh
Xây dựng một lịch trình đánh giá hiệu quả đòi hỏi giáo viên cần thực hiệncác công việc sau:
Trước khi lập kế hoạch đánh giá, giáo viên cần xác định rõ mục đích củaviệc đánh giá là:
+ Đánh giá nhu cầu học sinh
+ Khuyến khích việc học tập có định hướng và hợp tác, theo dõi tự tiến bộcủa học sinh
+ Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh
Sau khi xác định được mục tiêu đánh giá, giáo viên cần tự đặt cho mình cáccâu hỏi như:
+ Ai sẽ đánh giá: Bản thân từng học sinh, các bạn trong lớp hay chính giáoviên là người đánh giá?
+ Việc đánh giá sẽ diễn ra vào lúc nào?
+ Phải sử dụng những công cụ đánh giá nào?
Trong lịch trình đánh giá, giáo viên có thể dùng Bảng tiêu chí đánh giá sảnphẩm dự án Bảng tiêu chí này không chỉ là công cụ để giáo viên đánh giá họcsinh trong và sau dự án mà còn là công cụ để học sinh tự định hướng trong quátrình thực hiện dự án Các tiêu chí đánh giá phải được giáo viên xây dựng cụ thể,vừa tầm với học sinh
Theo dõi và tư vấn cho học sinh trong quá trình thực hiện dự án, giúp họcsinh tự định hướng và tiến bộ là quá trình khó khăn và làm mất nhiều thời giancủa giáo viên Nếu có điều kiện, giáo viên có thể lập wiki, diễn đàn… để tiệnviệc theo dõi, phản hồi hay tham vấn cho học sinh khi cần
Đối với các hoạt động diễn ra trên lớp, giáo viên phải ghi chép mọi hoạtđộng của học sinh để theo dõi sự tiến bộ của các em Giáo viên cần thườngxuyên lắng nghe các ý kiến thảo luận của học sinh một cách dân chủ và khuyếnkhích sự sáng tạo, ý tưởng mới lạ của các em
Để có thời gian cho dự án, giáo viên có thể tận dụng những phút cuối giờtrong mỗi tiết dạy để trao đổi thông tin với các nhóm học sinh về dự án hay sửdựng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ…
h.2 Đối với học sinh
Trang 15Là trung tâm của mọi hoạt động học tập, phải tư duy nhiều hơn khi học tậptheo dự án, mỗi học sinh phải biết tự mình vượt qua “sức ỳ” cá nhân, chiếnthắng thói quen lười hoạt động, lười suy nghĩ của mình
Để thực hiện dự án, học sinh phải đóng những vai có thực trong xã hội để
tự mình tìm kiếm thông tin và giải quyết công việc Học sinh cần tìm hiểu xemtrong xã hội, những vai mình được giao thường làm những công việc gì, có vaitrò, nhiệm vụ gì Nắm vững những điều đó, học sinh sẽ thực hiện dự án theođúng mục tiêu đã đề ra và xây dựng sản phẩm dự án có chất lượng Học sinh cần có kĩ năng làm việc theo nhóm khi thực hiện dự án Theo kết quảthu được sau khi thực hiện điều tra thực trạng sử dụng phương pháp học theo dự
án, việc hợp tác tốt và phân chia công việc với các bạn trong nhóm là một trongnhững khó khăn lớn nhất đối với học sinh Để học sinh có thể phối hợp tốt vớinhau thì tự bản thân các em phải trang bị cho mình một số kĩ năng cộng tác, đólà:
+ Nghe tích cực và phê bình mang tính xây dựng
Nghe tích cực và phê bình mang tính xây dựng có nghĩa là lắng nghe, suynghĩ về những điều người khác nói và kiểm tra xem mình hiểu ý của người nóiđến mức nào trước khi đưa ra ý kiến phản hồi Trong những buổi làm việc nhóm,học sinh có kĩ năng nghe tích cực và phê bình mang tính xây dựng sẽ giúp cuộcthảo luận của nhóm diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, kích thích được sự sáng tạocủa mọi thành viên trong nhóm
+ Hợp tác
“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, câu thành
ngữ này rất đúng trong bối cảnh lớp học DHTDA Tuy nhiên, đây không chỉ đơnthuần là việc học sinh “làm việc cùng nhau” mà là cùng hợp tác trong học tập.Hợp tác theo nhóm giúp học sinh thực hiện dự án dễ dàng hơn, hiệu quả hơn Một vấn đề khiến nhiều giáo viên, học sinh và phụ huynh rất băn khoăn khi họcsinh làm việc nhóm là đa phần các học sinh khá giỏi đảm nhiệm hết các côngviệc của nhóm Do vậy, hiệu quả công việc không cao, không có sự công bằnggiữa các thành viên trong nhóm… Để việc học tập hợp tác hiệu quả hơn và để sửdụng tối u thời gian trên lớp, học sinh cần phải xác định rõ mục tiêu của nhóm
và trách nhiệm của từng cá nhân trong nhóm, có sự kiểm tra và đánh giá côngviệc giữa các thành viên trong nhóm dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáoviên Khi có sự phân chia công việc hợp lí giữa các thành viên trong nhóm và có
sự giám sát, đánh giá của tập thể nhóm và giáo viên, học sinh sẽ ý thức hơn vềtrách nhiệm của mình và sẽ phải cố gắng hoàn thành tốt công việc được giao
+ Chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc
Trong nhóm cần có sự phân công công việc hợp lí để từng thành viên trongnhóm ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình Tuy nhiên, với sự phân chiacông việc đó, không phải thành viên nào cũng dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ vìnhững lí do khác nhau về điều kiện khách quan hay về năng lực cá nhân Trongnhững tình huống như vậy, sự chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau của các thành viêntrong nhóm là rất cần thiết
Trang 16Để lập được một kế hoạch khả thi, tất cả các thành viên trong nhóm phảicùng nhau xác định mục tiêu cần hướng tới, nhiệm vụ phải làm, sản phẩm dựkiến, cách triển khai thực hiện dự án, phân công công việc, thời gian thực hiện
và hoàn thành sản phẩm
Trong nhiệm vụ định hướng học tập và tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân,học sinh cần phải:
+ Bám sát mục tiêu dự án;
+ Bám sát bộ câu hỏi định hướng;
+ Làm việc theo kế hoạch đã đặt ra;
+ Phối hợp với giáo viên để đánh giá bản thân và các thành viên trongnhóm;
+ Theo sát các tiêu chí giáo viên đưa ra;
+ Tham khảo ý kiến của các thành viên trong nhóm và giáo viên khi cầnthiết
Khả năng sáng tạo trong công việc rất cần thiết để học sinh thực hiện dự ánthành công Sáng tạo là nhìn nhận một vấn đề, thực hiện một công việc… theomột cách khác với cách thông thường Có nghĩa là chúng ta nhìn nhận vấn đề từmột góc độ không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi chuẩn mực
Ai trong chúng ta cũng có thể sáng tạo, nếu bạn thấy mình chưa sáng tạo, bạn cóthể học Công việc càng khó thì não bạn hoạt động càng tích cực Theo cácnghiên cứu, thiên tài chỉ mới sử dụng 15% hiệu suất não của mình Cho nên, họccách sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể
DHTDA đòi hỏi sự nỗ lực làm việc của cả giáo viên và học sinh Để khỏimất nhiều thời gian với khối lượng công việc khá lớn: học trên lớp, học phụ đạo,học thêm, làm bài tập, thực hiện các công việc của dự án… thì việc sắp xếp mộtthời gian biểu và làm việc một cách khoa học là rất cần thiết đối với học sinh.Chúng tôi đề xuất một số biện pháp sau giúp học sinh quản lí được thời gianhiệu quả khi học tập theo dự án:
+ Lập thời gian biểu cụ thể cho từng ngày
+ Làm việc theo thời gian và kế hoạch mà nhóm đã vạch ra để đảm bảocông việc hoàn tất đúng tiến độ
+ Thảo luận, chia sẻ thông tin qua các mạng xã hội hoặc các trang webcộng tác
+ Các thành viên trong nhóm thường xuyên kiểm tra và đốc thúc lẫn nhautrong mọi công việc
i Các tiêu chí đánh giá
Một dự án tốt phải đáp ứng các tiêu chí sau:
1 Nhiệm vụ của dự án phù hợp với khả năng thực hiện của người học
2 Dự án tập trung vào những nội dung học tập quan trọng, cốt lõi củachương trình
Trang 173 Các nhiệm vụ của dự án kích thích được cảm hứng, say mê của ngườihọc.
4 Người học được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để thực hiện công việc cóchất lượng tốt
5 Phát huy tối đa năng lực cá nhân của người học khi họ đảm nhận nhữngvai trò khác nhau và hợp tác làm việc trong các nhóm
6 Dự án phải gắn với đời sống thực tế của người học Người học có điềukiện để tiếp xúc với những đối tượng thực tế, các nguồn lực cộng đồng, thamkhảo các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu
7 Kết quả của dự án được thể hiện kết tinh trong sản phẩm của người học.Ngay từ khi triển khai dự án, các kết quả dự kiến phải được làm rõ và luôn được
rà soát nhiều lần
8 Người học có điều kiện thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua báo cáo
và sản phẩm
9 Dự án có các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên
10 Dự án có sự tham gia của công nghệ hiện đại Người học được tiếp cậnvới nhiều công nghệ khác nhau để hỗ trợ việc phát triển kỹ năng tư duy và tạo rasản phẩm có chất lượng tốt
2.3.2 PHẦN THỰC HÀNH
DẠY NGHỊ LUẬN XÃ HỘI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN
I Tên dự án dạy học:
Truyền thông về Biến đổi khí hậu với chủ đề:
“ Biến đổi khí hậu- cuộc chiến không của riêng ai”
( Phần nghị luận về hiện tượng, sự việc đời sống)
II Mục tiêu dạy học: Sau khi hoàn thành dự án, học sinh đạt được các mục tiêu
2 Về kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết, nói văn thuyết minh
- Góp phần hình thành các kĩ năng sau:
Trang 18+ Thu thập và xử lí thông tin.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập
- Tự giác tìm hiểu, tuyên truyền về chống biến đổi khí hậu
- Có ý thức tự giác, tích cực, nghiêm túc và có trách nhiệm trong quá trìnhlàm việc nhóm cũng như trong học tập
4 Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
III Thiết bị dạy học, học liệu
1 Nguồn công nghệ:
a Đối với học sinh:
- Kĩ năng tìm kiếm, tải thông tin trên mạng
- Kĩ năng đánh máy, chèn bảng biểu, hình ảnh, phim…
- Kĩ năng mở và tạo bài trình diễn trên PowerPoint
b Đối với giáo viên:
- Danh sách học sinh
- Phiếu bốc thăm chia nhóm
- Bảng photo kế hoạch dự án cho mỗi nhóm
- Bảng photo phiếu hướng dẫn nghiên cứu cho mỗi nhóm
- Bảng photo thang điểm đánh giá cho sản phẩm
2 Tài liệu tham khảo:
a Đối với học sinh:
SGK Ngữ văn 9, tập hai; các sách, báo, tài liệu khác có liên quan đến dựán
b Đối với giáo viên:
Ngoài các tài liệu như học sinh, giáo viên cần tham khảo sách giáo viênNgữ văn 9; ý kiến đánh giá của các tổ chức quốc tế, trong nước… về hiện tượng
Trang 19IV Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
1 Bài tập dành cho học sinh:
Giáo viên in và phát trực tiếp cho các nhóm
Em hãy đóng vai một tuyên truyền viên của Ban liên Chính phủ về
biến đổi khí hậu thực hiện một chương trình truyền thông với tên gọi:
“ Biến đổi khí hậu- cuộc chiến không của riêng ai”.
Để hoàn thành bài tập này, các em sẽ làm việc theo nhóm 10 người vàhoàn thành các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Hãy tìm hiểu về thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam(những biểu hiện, tác hại của biến đổi khí hậu)
- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu
- Đề xuất các giải pháp hiệu quả để chống biến đổi khí hậu
- Nhận thức của bản thân về chống biến đổi khí hậu
- Kết quả cần đạt: Một bài trình diễn đa phương tiện trên màn hình
để hoàn thiện dự án
- Học sinh đọc kĩ dự án để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
- Giáo viên sẽ đóng vai trò hỗ trợ, hướng dẫn, động viên học sinh trong quátrình thực hiện dự án
3 Các bước chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn kế hoạch dự án, phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thang điểm đánh giá,tài liệu hỗ trợ học sinh
- In các tài liệu trên phát cho các nhóm
4 Các bước hướng dẫn học sinh thực hiện dự án.
Bước 1 Giới thiệu thời gian thực hiện dự án (2 tuần).
Tuần 1: Nhận nhiệm vụ, thu thập và xử lí thông tin, chuẩn bị bài trình diễn
đa phương tiện
Tuần 2: Báo cáo sản phẩm và tổng kết dự án: 2 tiết (Mỗi nhóm trình bàytrong vòng 15 phút.)
Bước 2 Tổ chức nhóm, phát phiếu nghiên cứu và hướng dẫn học sinh thực hiện.
GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, 1 thư kí
GV phát tài liệu dưới dạng giấy in cho các nhóm, gồm: kế hoạch dự án,phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thang điểm đánh giá
Trang 20GV hướng dẫn học sinh cách tìm kiếm thông tin, cung cấp các tài liệu (nếucó).
Bước 3 Thực hiện dự án: Các nhóm thực hiện các nhiệm vụ đã nêu ra trong
phiếu nghiên cứu, có sự hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nảy sinh trong quá trìnhnghiên cứu của GV
Bước 4 Nộp sản phẩm cho GV.
Nhóm trưởng nộp kết quả là bài trình diễn trên PowerPoint đã lưu trong
đĩa CD về cho GV trước ngày báo cáo sản phẩm ít nhất 1 ngày
Bước 5 Báo cáo kết quả và tổng kết dự án.
- GV hướng dẫn cho các nhóm lần lượt cử đại diện lên trình bày kết quả
- Các nhóm nhận xét, cho điểm lẫn nhau
- GV góp ý, chỉnh sửa HS ghi chép để hoàn thiện kiến thức
- GV tính điểm và công bố cho từng nhóm (tuyên dương, khen thưởng nếucó)
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện (nếu có đính chính, bổ sung) và nộp lạicho GV lưu làm tài liệu tham khảo cho lớp, trường
Trang 21Năm học: 2014- 2015
Tên lớp: 9
Tên nhóm:
Cán bộ Viện Khoa học Khí tượng
Thủy văn và Môi trường.
PHIẾU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
Dự án
Truyền thông về Biến đổi khí hậu với
Chủ đề:
“ Biến đổi khí hậu- cuộc chiến không
của riêng ai”
1 Biến đổi khí hậu là gì ?
………
………
………
………
………
2 Hãy tìm hiểu những biểu hiện biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam. ……….………
………
………
………
………
………
3 Hãy tìm hiểu những tác hại của biến đổi khí hậu. ………
………
………
………
Trang 22Năm học: 2014- 2015
Tên lớp: 9
Tên nhóm:
Đại diện tổ chức chống biến đổi khí
hậu thế giới (IPCC)
PHIẾU HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
Dự án
Truyền thông về Biến đổi khí hậu với
Chủ đề:
“ Biến đổi khí hậu- cuộc chiến không
của riêng ai”
1 Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.