TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG CBÁO CÁO SÁNG KIẾN DẠY HỌC DỰ ÁN TÌM HIỂU VỀ CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TRUNG QUỐC – BÀI 10, SGK ĐỊA LÍ 11 – BAN CƠ BẢN Tác giả: Vũ Thị Ngọc Hoài Trình độ chuyên môn:
Trang 1TRƯỜNG THPT XUÂN TRƯỜNG C
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
DẠY HỌC DỰ ÁN TÌM HIỂU VỀ CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TRUNG QUỐC – BÀI 10, SGK ĐỊA LÍ 11 – BAN CƠ BẢN
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Hoài
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lí
Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THPT Xuân Trường C
Trang 2Nam Định, ngày 20 tháng 5 năm 2015
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1 Tên sáng kiến
Dạy học dự án tìm hiểu về chuyên đề địa lí Trung Quốc – Bài 10, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
- Học sinh môn Địa lí khối 11
3 Thời gian áp dụng sáng kiến
- Tháng 4 năm 2015
4 Tác giả
Họ và tên: Vũ Thị Ngọc Hoài
Năm sinh: 24/9/1987
Nơi thường trú: Xuân Đài – Xuân Trường – Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Địa lí
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường THPT Xuân Trường C
Địa chỉ liên hệ: Vũ Thị Ngọc Hoài – Trường THPT Xuân Trường C
Điện thoại: 01696304871
5 Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường THPT Xuân Trường C
Địa chỉ: xã Xuân Đài, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Điện thoại: 03503888209
Trang 3DẠY HỌC DỰ ÁN TÌM HIỂU VỀ CHUYỂN ĐỀ ĐỊA LÍ
TRUNG QUỐC – BÀI 10, SGK ĐỊA LÍ 11 – BAN CƠ BẢN
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực Chuyển từ
xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
và truyền thông trong dạy và học” Chính vì vậy giáo dục phổ thông nói chung
cũng như dạy học bộ môn Địa lí nói riêng hiện nay cũng đang có bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, chuyển đồi từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng hình thành năng lực và phẩm chất người học
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học định hướng hành động, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành để tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Để làm được điều đó, người học phải có tính tự lực cao trong học tập, đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm,
sự sáng tạo của người học
Là một giáo viên giảng dạy môn Địa lí, trong thời gian qua, tôi nhận thấy đa số học sinh còn xem môn Địa lí là môn phụ, môn học thuộc nhàm chán nên ít quan tâm, học đối phó, học bị động Nhằm thay đổi cách học, nhận thức của học sinh về môn Địa lí cũng như định hướng phát triển năng lực cho học sinh, tôi đã áp dụng
Trang 4hình thức dạy học dự án với đề tài: “Dạy học dự án tìm hiểu về chuyên đề địa lí
Trung Quốc – Bài 10, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản”.
II MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯƠNG CỦA ĐỀ TÀI
1 Mục đích của đề tài
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên
- Nhằm định hướng phát triển các năng lực chung và cốt lõi của môn Địa lí ở học sinh Từ đó khơi dậy niềm đam mê, hứng thú sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Địa lí ở trường THPT
2 Đối tượng của đề tài
- Giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn Địa lí 11 của trường THPT Xuân Trường C
III NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Đưa ra cách thức tiến hành dạy học dự án về chuyên đề địa lí Trung Quốc – Bài 10, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Phạm vi nghiên cứu: bài 10 – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, SGK Địa lí 11 – ban cơ bản
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Tháng 4 năm 2015
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi có sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
- Phương pháp điều tra quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
Trang 5PHẦN HAI: NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự hướng dẫn tổ chức, điều khiển của giáo viên, học sinh tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, biết tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm tự hình thành tốt các mục tiêu dạy học Để thực hiện tốt quá trình dạy học thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh theo kiểu: thầy thiết kế, trò thi công
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, có tạo ra sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ Đây là một hình thức dạy học có các đặc điểm sau:
+ Định hướng tính thực tiễn: Chủ đề của dự án phải phù hợp với trình độ và khả năng của học sinh, góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội
+ Định hướng học sinh: Tạo ra sự hứng thú học tập của học sinh trong quá trình thực hiện dự án và sau dự án; rèn luyện kĩ năng hành động, cộng tác, làm việc nhóm cũng như kinh nghiệm thực tiễn ở người học
+ Định hướng sản phẩm: sản phẩm của dự án không giới hạn trong thu hoạch lí thuyết mà bao gồm cả sản phẩm vật chất có thể sử dụng, giới thiệu, công bố
Tham gia hình thức dạy học dự án, học sinh được phát triển các năng lực sau:
* Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự
quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ
* Năng lực chuyên biệt của môn Địa lí: Năng lực tư duy theo lãnh thổ, năng
lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí…
Tóm lại, dạy học dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy học định hướng vào người học, góp phần gắn lí thuyết với thực hành, tư
Trang 6làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học
II CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, đại đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa sống còn của việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí Nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình với làm việc nhóm, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí
So với học sinh THCS, học sinh bậc THPT nói chung và học sinh lớp 11 nói riêng đã có nhiều đặc điểm tâm sinh lí thay đổi nhiều về chất Trên cơ sở năng lực quan sát sâu sắc, nhạy bén hơn và khả năng tư duy trừu tượng cao hơn, đặc biệt là khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh trừu tượng hóa, khái quát hóa, các em ở lứa tuổi này không thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của giáo viên Các
em thích tranh luận, thích bày tỏ ý kiến riêng biệt của cá nhân mình về những vấn
đề lí thuyết và thực tiễn Đây là một thuận lợi căn bản để giáo viên khai thác khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học trong môn Địa lí
Sách giáo khoa ở trường THPT nói chung và sách giáo khoa Địa lí 11 nói riêng được viết theo hướng mở Nhiều nội dung của các bài trong sách giáo khoa không được trình bày một cách trọn vẹn mà có những phần để trống, dành cho sự tham gia bổ sung trực tiếp của học sinh thông qua các hoạt động học tập đa dạng dưới sự hướng dẫn của giáo viên Điều này đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phải làm việc thực sự
Tất cả những điều trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học Địa lí, đặc biệt là phương pháp dạy học dự án trong chương trình Địa lí 11
III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Dạy học theo dự án được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau: phân loại theo chuyên môn, theo sự tham gia của giáo viên, theo quỹ thời gian, theo
nhiệm vụ “Dạy học dự án tìm hiểu về chuyên đề địa lí Trung Quốc – Bài 10,
SGK Địa lí 11 – ban cơ bản” là một loại dự án dạy học trong môn Địa lí với sự
tham gia của các nhóm học sinh trong một lớp học (cụ thể là lớp 11A1, 11A3 –
Trang 7Trường THPT Xuân Trường C) dưới sự hướng dẫn của tôi – giáo viên giảng dạy môn Địa lí của lớp Dự án được diễn ra trong thời gian 3 tiết học:
1 Các bước tiến hành dạy học dự án
Dạy học theo dự án được thực hiện theo 5 bước sau:
- Khơi gợi sự hứng thú: tập thể nhóm phải động viên, khích lệ thể hiện sự say
mê, hứng khởi trong việc nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ
- Thảo luận thường xuyên giữa các thành viên trong nhóm để giải quyết các vấn
đề và kiểm tra tiến độ
- Xây dựng sản phẩm: tập hợp các kết quả thành sản phẩm cuối cùng
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm dự án trước tập thể
Trình bày, giới thiệu sản phẩm bằng các cách: bài viết, pwerpoint, video, bản
đồ, tranh ảnh, mô hình, kể cả việc đóng kịch, kể truyện
Bước 5: Đánh giá kết quả đạt được so với mục đích xác định
Trang 8- Học sinh tự rút ra những bài học từ việc học theo dự án: đã học được gì? Hình thành được những thái độ tích cực nào? Có hài lòng với kết quả đạt được không?
Đã gặp những khó khăn gì và đã giải quyết như thế nào? Những cảm nhận của cá nhân sau khi thực hiện xong một dự án?
- Giáo viên: đánh giá chất lượng sản phẩm giới thiệu, kết quả tự đánh giá, phương pháp làm việc
2 Giáo án thực nghiệm
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Về kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc
- Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế Trung Quốc
- Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển nền kinh tế, một số ngành kinh tế quan trọng và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới Phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế Trung Quốc
- Giải thích được sự phân bố của kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải
- Hiểu được mối quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam
- Ghi nhớ một số địa danh: Hoàng Hà, Trường Giang, Bắc Kinh, Hồng Kông…
2 Về kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, sự phân bố dân cư và kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc
- Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc
3 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
- Năng lực giao tiếp
Trang 9- Năng lực tư duy theo lãnh thổ
- Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí…
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Phiếu câu hỏi định hướng
- Phiếu đánh giá bản báo cáo
- Các bản đồ tư duy tổng kết kiến thức bài học
2 Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa, tài liệu, tranh ảnh thu thập qua Internet, sách báo
- Các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO DỰ ÁN
Hoạt động 1: Giới thiệu dự án – Tuần 1 – tiết 1
Khi lên lớp, giáo viên giới thiệu với học sinh: “Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em một hình thức học tập khác với hình thức học tập mọi ngày, đó là hình thức học theo dự án – một hình thức mà các em là người khai phá, tự tìm ra kiến thức của bài học thông qua việc hợp tác của các thành viên trong nhóm và sự tìm hiểu tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau của bản thân các em Vì vậy, trong quá trình học của tiết học hôm nay các em phải hết sức chú ý và ghi những điều cô hướng dẫn vào vở ”
Sau đó, giáo viên giới thiệu về bài mới: “Trong 3 tiết tới chúng ta sẽ làm dự án
về một quốc gia có đặc điểm như sau: Đây là quốc gia láng giềng ở phía bắc của nước ta, có dân số đông nhất thế giới, đã tổ chức rất thành công thế vận hội Olympic 2008 Theo các em đó là quốc gia nào?”
Học sinh trả lời: Trung Quốc
Giáo viên nhận xét: “đó chính là Trung Quốc hay còn gọi là cộng hòa nhân dân Trung Hoa Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về tự nhiên, dân cư - xã hội cũng như kinh tế của quốc gia này và mối quan hệ Việt Trung”.
- Giáo viên nêu các yêu cần phải đạt được sau dự án về kiến thức, kĩ năng, thái
độ hành vi, các năng lực cần hình thành
Trang 10- Giáo viên phân nhiệm vụ cho học sinh: giáo viên chia lớp thành 3 nhóm theo
3 tổ với các nội dung cụ thể:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên của Trung Quốc
Phiếu câu hỏi định hướng 1
2 Nêu các đơn vị hành chính của Trung Quốc Kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các khu tự trị của Trung Quốc
3 Trình bày đặc điểm tự nhiên của Trung Quốc Nêu sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa 2 miền Đông và Tây của Trung Quốc Đánh giá thuận lợi, khó khăn về
tự nhiên của từng miền đối với sự phát triển KT-XH của Trung Quốc
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về dân cư – xã hội Trung Quốc và mối quan hệ Việt – Trung
Phiếu câu hỏi định hướng 2
Tên nhóm:
Các thành viên:
Nhiệm vụ: Sưu tầm các tài liệu kết hợp SGK, bài 10 – SGK Địa lí 11 – ban cơ bản và những kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1 Trình bày đặc điểm dân cư và tác động của chúng tới KT-XH của Trung Quốc
2 Chính sách dân số chính của Trung Quốc là gì? Chính sách đó có tác động như thế nào đến cơ cấu dân số và các vấn đề KT-XH Trung Quốc cũng như tác động của nó đến các quốc gia láng giềng, trong đó có Việt Nam?
Trang 113 Nêu đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc Tại sao lại có sự phân bố đó?
4 Văn hóa, xã hội Trung Quốc có gì đặc biệt? Kể tên một số thành tựu nổi bật về văn hóa Trung Quốc mà em biết
5 Nêu đặc điểm của mối quan hệ Việt Trung Lấy ví dụ chứng minh Liên hệ với tình hình biển Đông và vấn đề chủ quyền biển đảo trong thời gian gần đây
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về kinh tế Trung Quốc
Phiếu câu hỏi định hướng
3 Trình bày các đặc điểm của ngành nông nghiệp Trung Quốc (điều kiện phát triển, đường lối phát triển, thành tựu, phân bố) Giải thích sự phân bố nông nghiệp
ở Trung Quốc
4 Trình bày các đặc điểm của hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc: nêu cách
vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc và nhận xét
- Học sinh các nhóm suy nghĩ và thảo luận với nhau về nhiệm vụ của nhóm mình (phân công công việc cho từng thành viên, bầu ra nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí và lên kế hoạch làm việc của nhóm) và trao đổi với giáo viên về những điều còn thắc mắc
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các nhóm lập kế hoạch làm việc và gợi ý cho các nhóm một số nguồn có thể tham khảo:
+ http://google.com + http://www.gso.gov.vn
Trang 12+ http://www.fao.org/ + http://atlas.aaas.org/flash/
+ http://vnlaw.vdcmedia.com/ + http://worldatlas.com/
+ http://vi.wikipedia.org + http://www.mofa.gov.vn
+ Sách báo liên quan đến Trung Quốc có ở thư viện trường
- Giáo viên hẹn lịch gặp giải đáp các thắc mắc cho học sinh trong quá trình làm việc theo nhóm
Hoạt động 2: Triển khai dự án – Tiết 2 – Tuần 2
- Học sinh các nhóm làm việc theo nhóm được phân công dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng mỗi nhóm
- Giáo viên theo dõi, đôn đốc quá trình làm việc của các nhóm; góp ý về nội dung trình bày cũng như hỗ trợ về công nghệ thông tin cho các nhóm học sinh
- Cuối tiết, giáo viên hẹn lịch gặp giải đáp các thắc mắc cho học sinh cũng như nhắc nhở các nhóm hoàn thiện sản phẩm của nhóm mình, chuẩn bị cho tiết học tuần sau trình bày trước lớp
Hoạt động 3: Kết thúc dự án – Tuần 3 – Tiết 3
- Đại diện học sinh trình bày sản phẩm của nhóm trong thời gian 5-7 phút
- Giáo viên yêu cầu các học sinh còn lại lắng nghe trình bày của các nhóm, ghi chép các nội dung chính, đồng thời đặt các câu hỏi về nội dung trình bày của các nhóm và tích vào phiếu đánh giá bản báo cáo
- Mỗi nhóm sau khi trình bày xong, các thành viên trong nhóm sẽ trao đổi và trả lời các câu hỏi của các bạn trong lớp về nội dung nhóm đã trình bày
- Cuối tiết, giáo viên yêu cầu học sinh nộp lại sản phẩm của các nhóm, bản ghi chép và bản đánh giá bản báo cáo
IV TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP (tiết ngoài giờ lên lớp)
Trang 132 Hướng dẫn học tập
- Giáo viên tổng kết bài học, chốt lại những nội dung chính của bài thông qua
Bản đồ tư duy do giáo viên chuẩn bị (phụ lục)
3 Đánh giá thực nghiệm
Sau khi kết thúc bài 10 – Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo hình thức dạy học
dự án ở hai lớp 11A3, 11A1 và lớp 11A5 không dạy theo hình thức dạy học dự án; tôi đã tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh ở các lớp trên
qua bài kiểm tra 20 phút (phụ lục)
- Về mặt kiến thức: Mục đích của bài kiểm tra là củng cố những nội dung cơ bản sau bài học để đánh giá được hiệu quả và mức độ đạt được của mục tiêu bài học
- Về mặt kỹ năng: Thông qua bài kiểm tra đồng thời cũng đánh giá được kỹ năng của học sinh làm việc theo nhóm chủ đề
Bên cạnh đó, ở các lớp dạy dự án, tôi tiến hành trao đổi, trò chuyện với học sinh tìm hiểu về thái độ (phản ứng) của các em khi giáo viên dạy học theo hình thức dự án
4 Kết quả thực nghiệm
- Hai lớp 11A1, 11A3 được tôi áp dụng dạy học theo hình thức dự án đều tạo ra
được sản phẩm của mỗi nhóm tại mỗi lớp bằng video hoặc bản trình chiếu
Powerpoint (phụ lục) và trình bày trước tập thể lớp và nhóm giáo viên giảng dạy
các bộ môn Địa lí, Giáo dục công dân của nhà trường và được các giáo viên đánh giá rất cao
- Thông qua việc chấm bài kiểm tra kiến thức 20 phút, thống kê số điểm của học sinh từ thấp đến cao; đánh giá và đối chiếu kết quả giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; sử dụng thang điểm 10 để đánh giá các bài kiểm tra kiến thức theo mức độ: (tính theo tỉ lệ %)
Điểm 8-10: loại giỏi
Điểm 7: loại khá
Điểm 5-6: loại trung bình
Điểm <5: loại yếu
Tôi đã thu được kết quả của bài kiểm tra trên tiến hành ở lớp TN (thực nghiệm)
và lớp đối chứng (ĐC) như sau: