1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

DẠY học dự án tìm HIỂU một số vấn đề MANG TÍNH TOÀN cầu (bài 3 địa lí lớp 11 ban cơ bản)

11 805 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 383 KB

Nội dung

Trong khuôn khổ dự án, HS sẽ tìm hiểu về 3 vấn đề - Bùng nổ dân số thế giới - Biến đổi khí hậu toàn cầu - Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương Đây là những vấn đề quen thuộc,

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG

-

 -BÀI DỰ THI Giáo viên sáng tạo trên nền tảng

công nghệ thông tin (Năm học 2013 – 2014)

ĐỀ TÀI: DẠY HỌC DỰ ÁN TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

(bài 3 - địa lí lớp 11 ban cơ bản)

Tác giả: Hà Diệu Hương

Chức vụ: Giáo viên Địa lí

Nơi công tác: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Trang 2

Nam Định, 2014

Trang 3

GIÁO ÁN DẠY HỌC

Người soạn: Hà Diệu Hương

Chức vụ: Giáo viên Địa lí

Trường: THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định

Lớp dạy: 11 Sử

BÀI 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU

I Tóm tắt bài dạy

Cùng với việc bảo vệ hòa bình, thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, nghèo đói, bệnh tật… gây ra những hậu quả nghiêm trọng

Để giải quyết các vấn đề này cần có sự đồng tâm, đoàn kết của tất cả các cá nhân, tổ chức, các quốc gia, của toàn nhân loại Trong khuôn khổ dự án, HS sẽ tìm hiểu về 3 vấn đề

- Bùng nổ dân số thế giới

- Biến đổi khí hậu toàn cầu

- Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương

Đây là những vấn đề quen thuộc, gần gũi và có liên quan trực tiếp tới cuộc sống của HS Thông qua việc thực hiện dự án, HS sẽ được đóng vai vào các nhân vật khác nhau, là người lập kế hoạch, thực hiện công việc, báo cáo, điều tra, thu thập xử lí thông tin Các câu hỏi và nội dung của bài học sẽ được lồng ghép và giải đáp trong quá trình thực hiện dự án

II Nội dung dự án

GV quyết định một số dự án có liên quan đến bài học

- Dự án 1: Giả sử em là chủ tịch Ủy ban dân số gia đình và trẻ em Việt Nam, em hãy tìm hiểu tình hình bùng nổ dân số thế giới, phân tích nguyên nhân, đánh giá hậu quả của bùng nổ dân số, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp hạn chế gia tăng dân số

- Dự án 2: Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH toàn cầu Em là Bộ trưởng bộ tài nguyên môi trường Việt Nam, có

Trang 4

trọng trách tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện của BĐKH toàn cầu và các giải pháp hạn chế tình trạng trên

- Dự án 3: Với vai trò là một xứ giả môi trường của LHQ em hãy tìm hiểu thực trạng ô nhiễm nước ngọt, biển và đại dương; những tác động của nó tới tự nhiên, con người và từ đó đưa ra các giải pháp

III Mục tiêu của dự án

Sau khi hoàn thành dự án HS có khả năng:

- Kiến thức:

+ Biết được khái niệm bùng nổ dân số, trình bày biểu hiện của bùng nổ dân số, phân tích nguyên nhân của bùng nổ dân số, đánh giá hậu quả của bùng

nổ dân số, đưa ra giải pháp giảm tốc độ gia tăng dân số

+ Nêu được khái niệm về biến đổi khí hậu, phân tích các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, chứng minh biểu hiện biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn

ra trên thế giới, đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình trên

+ HS hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường biển – đại dương và ô nhiễm nguồn nước ngọt, phân tích được các nguyên nhân gây ô nhiễm nước ngọt, biển và đại dương, trình bày hiện trạng, hậu quả ô nhiễm nước ngọt, biển và đại dương, đưa ra giải pháp bảo vệ MT nước ngọt, biển và đại dương

- Kĩ năng:

+ Kĩ năng nghiên cứu khoa học

+ Kỹ năng phân tích bảng số liệu, biểu đồ

+ Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin

+ Kỹ năng tra cứu tài liệu

+ Kỹ năng liên hệ thực tế

+ Kỹ năng làm việc theo nhóm

+ Kỹ năng thuyết trình trước lớp

- Thái độ

+ Có ý thức tìm hiểu, tuyên truyền chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

Trang 5

+ Hình thành kĩ năng sống thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường

IV Kế hoạch thực hiện dự án

Dự án hoàn thành sau 4 buổi học:

- Tuần 1: Trên lớp

+ GV phổ biến nội dung, kế hoạch, đưa ra yêu cầu và tiến hành phân nhóm

+ GV cung cấp tài liệu tham khảo cho HS và hướng dẫn HS khai thác tài liệu trên internet và sách báo

+ GV hướng dẫn HS ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế trên Powerpoint

- Tuần 2: các nhóm lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc, tiến hành tìm hiểu thu thập tài liệu, xử lí thông tin,

- Tuần 3: các nhóm hoàn thành bài dự án trên máy tính

- Tuần 4: HS trình bày kết quả, GV tổng kết, đánh giá

Trong quá trình thực hiện, GV theo dõi, đôn đốc HS, định kỳ kiểm tra tiến

độ thực hiện Các nhóm trao đổi, chia sẻ, thông báo cho nhau về những công việc (kết quả) đã thực hiện được GV gặp HS theo lịch để giải đáp các câu hỏi

và hỗ trợ HS về công nghệ

V Phương tiện dạy học

- Các phần mềm ứng dụng như Word, PowerPoint; phần mềm xử lý ảnh, phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Imindmap, trình duyệt Web…

- Các thiết bị được sử dụng như: máy tính, máy in, máy chiếu

- Các biểu đồ, bản đồ, số liệu thống kê, các hình ảnh, đoạn video liên quan đến nội dung bài học…

VI Các bước tiến hành bài dạy

1 Hoạt động 1: GV giới thiệu dự án và hướng dẫn học sinh thực hiện

dự án

Trang 6

- GV giới thiệu về nội dung bài học: “Cùng với việc bảo vệ hòa bình, thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức mang tính toàn cầu như: bùng nổ dân số, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, nghèo đói, bệnh tật… gây

ra những hậu quả nghiêm trọng Là một HS của thế kỉ 21 em sẽ làm gì để có chiến lược phát triển dân số hợp lí, em sẽ làm gì để chống ô nhiễm môi trường

và biến đổi khí hậu toàn cầu? Để trả lời các câu hỏi này, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 3 – một số vấn đề mang tính toàn cầu bằng cách thực hiện một

dự án ”

- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm: GV chia lớp thành 2 ban, trong các ban chia thành từng nhóm nhỏ Sau đó HS đăng kí tham gia các ban, nhóm với GV

+ Ban 1 : Ban tổ chức

Nhóm 1: Xây dựng kịch bản chương trình, lên danh sách khách

mời và viết giấy mời, chuẩn bị trang thiết bị…

giao lưu với khán giả giữa các báo cáo, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ

trường không khí và phỏng vấn HS trong trường về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu

2 Hoạt động 2: Triển khai dự án (Trong 3 tuần 1-2-3)

HS làm việc theo nhóm được phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ

cụ thể:

- Ban tổ chức lên kịch bản chương trình và thiết kế giấy mời

- Ban chuyên môn sưu tầm các tài liệu về nội dung bài học (bài báo, tạp chí, video, số liệu thống kê ) và viết báo cáo về các vấn đề đã được giao

- Nhóm tuyên truyền viết một bức thư tuyên truyền trong HS về việc bảo vệ môi trường, sưu tầm các đoạn video, hình ảnh về thực trạng dân số, môi trường, phỏng vấn HS

Trang 7

- Nhóm dẫn chương trình viết lời dẫn xây dựng các câu hỏi giao lưu với khán giả giữa các báo cáo

GV theo dõi, đôn đốc HS, định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện Các nhóm trao đổi, chia sẻ, thông báo cho nhau về những công việc đã thực hiện được

GV gặp HS theo lịch để giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ HS về công nghệ

3 Hoạt động 3: Báo cáo kết quả dự án (tuần 4)

Tiến hành hội thảo HS trình bày các dự án đã thực hiện được trong hội thảo với các vai: ban tổ chức chương trình, báo cáo viên, người tham gia hội thảo

4 Hoạt động 4: Đánh giá tổng kết dự án (tuần 4)

- GV chủ trì cuộc họp rút kinh nghiệm, phát các phiếu đánh giá (phụ lục)

- HS tự đánh giá quá trình thực hiện dự án

- Các nhóm thảo luận, rút kinh nghiệm, đề nghị khen thưởng cá nhân có đóng góp tích cực

- GV tổng kết bài học, chốt lại những điểm chính của nội dung, đánh giá quá trình làm việc thực hiện dự án của từng nhóm, đánh giá kết quả học tập theo các sản phẩm sau: Các nhóm chuyên môn hình thành bản báo cáo (toàn văn) dưới dạng file (Word) và bản in trên giấy khổ A4 không quá 10 trang, báo cáo trình chiếu trong buổi hội thảo bằng phần mềm Power Point (mỗi nhóm không quá 25 sile), các ấn phẩm tuyên truyền: dưới dạng khẩu hiệu, băng rôn, tranh ảnh, báo bảng, phim video

Trang 8

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

(LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU)

1 Thời gian, địa điểm, thành phần

- Địa điểm:

- Thời gian: từ giờ đến giờ Ngày tháng năm

- Nhóm số: …… ; Số thành viên: Lớp: ………

Số thành viên có mặt

Số thành viên vắng mặt

2 Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành) ………

3 Bảng phân công cụ thể

hoàn thành

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Trang 9

4 Kết quả làm việc

………

5 Thái độ tinh thần làm việc ………

6 Đánh giá chung ………

7 Ý kiến đề xuất ……

Thư kí Nhóm trưởng

Trang 10

Phụ lục 2:

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÁC BÁO CÁO (ẤN PHẨM)

Nhóm thực hiện: ……… Ngày: …

Nhóm đánh giá: ………

Nội

Người đánh giá

Nhóm thực hiện

Nhóm đánh giá

Đánh giá của GV

1.

Bố

cục

- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người

xem

- Cấu trúc mạch lạc, lôgic

- Nhất quán trong cách trình bày

tiêu đề và nội dung

0,75

0,75 0,5

2.

Nội

dung

- Thể hiện được kiến thức cơ bản,

có chọn lọc xác định được trọng

tâm

- Sử dụng thông tin chính xác

- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức

2

1 1

3.

Hình

thức

- Nội dung được trình bày rõ ràng,

khoa học, (không sai lỗi chính tả,

các slide đều có các tiêu đề cụ thể,

mỗi slide đều được thể hiện rõ

ràng) có tính thẩm mĩ

- Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ

hợp lý Số lượng slide đúng quy

định

- Hiệu ứng trình chiếu sinh động,

hấp dẫn

0,5

0,5

0,5

4.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có

điểm nhấn, thu hút người nghe

1

Trang 11

bày

của

HS

- Trả lời được hết các câu hỏi

thêm từ phía GV hoặc bạn học

- Không bị lệ thuộc vào phương

tiện, có sự phối hợp nhịp nhàng

giữa diễn giảng và trình chiếu

- Phân bố thời gian hợp lý

0,5

0,5

0,5

Ngày đăng: 04/11/2016, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w