1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dàn dựng và dạy các bài hát trong chương trình mẫu giáo lớn (5 6 tuổi) trường mầm non bế văn đàn, TP sơn la, tỉnh sơn la

63 570 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN DÀN DỰNG VÀ DẠY CÁC BÀI HÁT TRONG CHƯƠNG TRÌNH MẪU GIÁO LỚN 5 - 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN, TP SƠ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

DÀN DỰNG VÀ DẠY CÁC BÀI HÁT TRONG CHƯƠNG TRÌNH MẪU GIÁO LỚN (5 - 6 TUỔI) TRƯỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN, TP SƠN LA,

TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục

Sơn La, tháng 05 năm 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

DÀN DỰNG VÀ DẠY CÁC BÀI HÁT TRONG CHƯƠNG TRÌNH MẪU GIÁO LỚN (5 - 6 TUỔI) TRƯỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN, TP SƠN LA,

TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Giáo dục

Sinh viên thực hiện: Tô Lê Ngọc Duyên Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh

Mè Thị Nhất Giới tính: Nữ Dân tộc: Thái

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, Chúng em chân thành cảm ơn thầy Thạc sĩ Trần Anh Đức - Giảng viên âm nhạc - Khoa Tiểu học - Mầm non, trường Đại học Tây Bắc đã tận tâm hướng dẫn chúng em từng bước hoàn thiện đề tài

Chúng em em xin gửi lời cảm ơn sâu sắn đến Ban chủ nhiệm và các thầy

cô trong Khoa Tiểu học - Mầm non, Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Trung tâm Thư viện - Trường Đại Học Tây Bắc đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em thực hiện việc nghiên cứu của mình

Bên cạnh đó, chúng em cũng xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các cô giáo trong trường mầm non Bế Văn Đàn, TP Sơn La, tỉnh Sơn La cũng

đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ dạy cho chúng em trong suốt quá trình nhóm nghiên cứu thực nghiệm tài trường để bài nghiên cứu của chúng em được tốt hơn

Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong khoa Tiểu học - Mầm non

và các thầy cô trong trường thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện

sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Trân trọng

Sơn La, tháng 5 năm 2017

Nhóm nghiên cứu đề tài

Tô Lê Ngọc Duyên

Mè Thị Nhất

Trang 4

MỤC LỤC

Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

1.1 Cơ sở thực tiễn 1

1.1.1 Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi 2

1.1.2 Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác 3

1.1.3 Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc 3

1.1.4 Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc 5

1.1.5 Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn 6

1.2 Cơ sở thực tiễn 6

2 Mục tiêu của đề tài: 7

3 Đối tượng nghiên cứu: 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu: 7

5 Phạm vi nghiên cứu: 8

6 Phương pháp nghiên cứu: 8

7 Giả thiết khoa học 8

8 Cấu trúc đề tài: 9

Phần II: NỘI DUNG 10

Chương I: Giáo dục âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) 10

1.1 Đặc điểm tâm, sinh lý và khả năng cảm nhận của trẻ mẫu giáo lớn với hoạt động âm nhạc 10

1.1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn đối với hoạt động âm nhạc 10

1.1.2 Khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn 11

1.2 Ý nghĩa của việc dàn dựng các bài hát dạy cho trẻ các lớp mầm non 13

1.2.1 Lịch sử phát triển của giáo dục âm nhạc và ý nghĩa của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non 13

1.2.1.1 Lịch sử phát triển của giáo dục âm nhạc 13

1.2.1.2 Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non 14

1.2.2 Dàn dựng theo cách mới bài hát ở các chủ đề âm nhạc vào chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo lớn 15

1.2.2.1 Hát ru: 15

Trang 5

1.2.2.2 Giáo dục cho trẻ về tình yêu quê hương, đất nước, con người 16

1.2.2.3 Tình yêu gia đình và nhà trường 17

Chương II: Một số phương pháp dàn dựng và dạy các bài hát cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) 18

2.1 Dàn dựng và dạy hát bài - Chiếc đèn ông sao – Phạm Tuyên 18

2.1.1 Phân tích nội dung bài hát 18

2.1.2 Dàn dựng và dạy hát 19

2.2 Dàn dựng và dạy hát bài - Ngày đầu tiên đi học – Nguyễn Ngọc Thiện & Viễn Phương 21

2.2.1 Phân tích nội dung bài hát 21

2.2.2 Dàn dựng và dạy hát 21

2.3 Dàn dựng và dạy hát bài - Bài ca đi học – Phan Trần Bảng 23

2.3.1 Phân tích nội dung bài hát 23

2.3.2 Dàn dựng và dạy hát 23

2.4 Dàn dựng và dạy hát bài - Vì sao con mèo rửa mặt – Hoàng Lang 24

2.4 Dàn dựng và dạy hát bài - Vì sao con mèo rửa mặt – Hoàng Lang 25

2.4.1 Phân tích nội dung bài hát 25

2.4.2 Dàn dựng và dạy hát 25

2.5 Dàn dựng và dạy hát bài - Xòe hoa – Dân ca Thái 27

2.5.1 Phân tích nội dung bài hát 27

2.5.2 Dàn dựng và dạy bài hát 27

2.6 Dàn dựng và dạy hát bài - Em đi chơi thuyền – Trần Kiết Tường 27

2.6 Dàn dựng và dạy hát bài - Em đi chơi thuyền – Trần Kiết Tường 28

2.6.1 Phân tích nội dung 28

2.7 Dàn dựng và dạy hát bài - Chỉ có một trên đời – Trương Quang Lục 29

2.7.1 Phân tích nội dung bài hát 29

2.7.2 Dàn dựng và dạy hát 30

2.8 Dàn dựng và dạy hát bài - Nhớ ơn bác – Phan Huỳnh Điểu 32

2.8.1 Phân tích nội dung 32

2.8.2 Dàn dựng và dạy hát 34

2.9 Dàn dựng và dạy hát bài - Trường của cháu đây là trường mầm non – Phạm Tuyên 36

Trang 6

2.9.2 Dàn dựng và dạy các bài hát 36

2.10 Dàn dựng và dạy hát bài - Chiếc khăn tay – Văn Tấn 38

2.10.1 Phân tích nội dung 38

2.10.2 Dàn dựng và dạy bài hát: 38

2.11 Dàn dựng và dạy bài hát - Đội kèn tí hon – Phan Huỳnh Điểu 39

2.11.1 Phân tích nội dung bài hát 39

2.11.2 Dàn dựng và dạy bài hát 39

Chương III: Thể nghiệm 41

1 Mục đích thể nghiệm 41

1.1 Đối tượng, thời gian và địa bàn thể nghiệm 41

1.1.1 Đối tượng thể nghiệm 41

1.1.2 Thời gian và địa bàn thể nghiệm 41

1.2 Nội dung thể nghiệm 41

1.3 Tiêu chí đánh giá 42

1.3.1 Tiêu chuẩn đánh giá 42

1.3.2 Thang đánh giá 42

2 Tiến hành thể nghiệm 42

2.1 Giai đoạn 1: Thể nghiệm khảo sát 42

2.2 Giai đoạn 2: Thể nghiệm kiểm chứng 43

2.3 Kết quả thể nghiệm 52

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 54

I KẾT LUẬN 54

II KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 7

xã hội, nó có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi Đối với lứa tuổi mầm non, âm nhạc

là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần và có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển cho trẻ về mọi mặt

Khi trẻ được học tập và làm quen với âm nhạc sẽ giúp kích thích quá trình hoạt động của não, trẻ sẽ năng động, quá trình tư duy trong não bộ trẻ được phát triển Khi được làm quen, học tập và tiếp xúc với âm nhạc, trẻ sẽ có được sự hình thành về tình cảm thẩm mỹ, về cái đẹp của nghệ thuật âm nhạc Nhiều nhà hoạt động xã hội đã đánh giá cao vai trò âm nhạc đối với cuộc sống của trẻ, bởi âm nhạc tạo ra cảm xúc, khơi dậy cho trẻ tất cả những cảm xúc đẹp

đẽ, tốt lành và có sức thuyết phục mạnh mẽ Nghệ thuật âm nhạc đã đem đến cho trẻ cái đẹp, đồng thời phê phán một cách tinh tế những cái xấu, do đó tạo nên trạng thái tâm hồn thanh thản, khoan khoái

Đặc điểm ở lứa tuổi mầm non là sự ham thích vui chơi, hoạt động, ham tìm hiểu về thế giới xung quanh, âm nhạc là yếu tố giúp cho trẻ gần gũi và gắn

bó một cách hết sức tự nhiên Đây chính là phương tiện để giúp trẻ phát triển cảm xúc, phát triển tình cảm: biết yêu, ghét, vui, buồn, biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ, cảm thông với thế giới xung quanh; do đó trẻ có sự phát triển trí tuệ, mở rộng nhận thức: đặc biệt là phát triển ngôn ngữ, phát triển tư duy hình tượng và khả năng thẩm mĩ của mình

Hiện nay, vấn đề “Giáo dục âm nhạc” với đối tượng trẻ mầm non, đã

thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục cho trẻ không chỉ ở lứa tuổi mầm non mà còn ở cả lứa tuổi tiểu học và trung học

cơ sở Đặc biệt trong chương trình giáo dục mầm non, môn giáo dục âm nhạc là một môn nghệ thuật hết sức phù hợp với trẻ, hoạt động âm nhạc được trẻ yêu

Trang 8

phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục khác ở trường mầm non

Thực tế cho thấy, trẻ em ở tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người; hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi Quá trình trẻ tiếp xúc

và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực Chính vì vậy, giáo dục

âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng

Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ Tính chất

đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch,

sự trao đổi máu Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động

1.1.1 Giáo dục âm nhạc mọi lúc mọi nơi

Thực tế giáo dục âm nhạc ở độ tuổi mầm non cho thấy, khả năng cảm thụ

âm nhạc của trẻ không thể tự phát triển, mà cần phải trải phải qua một quá

trình: Học - chơi - tiếp xúc thường xuyên, liên tục Giáo viên cần cho trẻ làm

quen với âm nhạc mọi lúc mọi nơi Ví dụ, vào buổi sáng giờ đón trẻ, cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp với lứa tuổi Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe hát và hát được như bạn Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo chủ đề, chủ điểm qua đó giáo dục cho trẻ thông qua

nội dung của các bài hát đó Ví dụ, giờ hoạt động ngoài trời: Quan sát cây

Trang 9

bàng Sau khi trẻ quan sát xong, giáo viên cho trẻ hát bài Em yêu cây xanh Qua

đó trẻ được củng cố lại bài hát đã học Giáo dục cho trẻ biết thế nào là trồng cây,

có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh, hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, môi trường xung quanh

1.1.2 Giáo dục âm nhạc thông qua các giờ học khác

Trong mọi hoạt động, giáo viên đều có thể tích hợp với giáo dục âm nhạc, căn cứ vào những bài đã học, những bài chưa học theo từng chủ đề, chủ điểm của bài dạy để có hướng tích hợp phù hợp nhất

Ví dụ, dạy trẻ đọc thơ “Làm anh”, phần tích hợp cho trẻ hát bài: “Cả nhà thương nhau”, cô hát cho trẻ nghe bài: “Ba ngọn nến lung linh” Qua đó giúp trẻ

làm quen một số bài hát mới hoặc củng cố những bài hát đã học, không những giúp trẻ làm quen âm nhạc mà còn làm cho trẻ hứng thú hơn trong giờ học

Hoặc dạy trẻ giờ Khám phá khoa học, tìm hiểu “Vật nuôi trong gia đình” giáo viên có thể tích hợp hát bài “Gà trống, mèo con và cún con, ai cũng yêu chú mèo, con gà trống ” Qua đó hình thành cho trẻ tình cảm đối với các con

vật, giáo dục trẻ biết ích lợi của vật nuôi đối với đời sống con người, cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi

Mọi tiết học đều có thể tích hợp giáo dục âm nhạc, ngoài việc ôn lại kiến thức cũ, làm quen kiến thức mới còn giúp cho giờ học nhẹ nhàng, hấp dẫn giúp trẻ thoải mái ham thích học hơn

1.1.3 Giáo dục âm nhạc trong giờ học âm nhạc

Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nên khi giáo dục, dạy học cho trẻ, giáo

viên cần tiến hành theo phương châm “Học mà chơi - chơi mà học” theo chương

trình giáo dục mầm non mới Một giờ học âm nhạc cô xây dựng theo các cách khác nhau, mỗi giờ học chọn một phần trọng tâm chủ yếu trong một hoạt động Nếu trọng tâm là học hát, giáo viên cần tập trung vào nội dung chính là tập cho trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc Nếu trọng tâm là nghe hát, giáo viên cần chú ý phần nghe hát phải kéo dài hơn, chủ yếu là trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng với những

Trang 10

Nếu trọng tâm là vận động theo nhạc, cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn Việc dạy trẻ vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu âm nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi lại vững vàng mà nhờ đó, tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng

Nếu trọng tâm là trò chơi âm nhạc, giáo viên xác định mục tiêu phát triển khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ Tạo sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ Cô cần hướng dẫn trẻ cách chơi rõ ràng, cụ thể, dần dần nâng cao yêu cầu của trò chơi, nên cho tất cả trẻ được tham gia chơi Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và hứng thú trong giờ học

Vì sự cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nhận thức, nên giáo viên phải định hướng cho trẻ chú ý, quan sát, tập trung nghe nhạc, so sánh

âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớ những đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc Để thu hút trẻ vào giờ học, giúp trẻ làm quen với hoạt động âm nhạc tốt hơn, giáo viên cần đầu tư, nghiên cứu, sáng tạo trong nội dung, phương pháp dạy học để dẫn dắt trẻ tới tác phẩm, bài học một cách nhẹ nhàng, tự tin không gò bó trẻ

Các giờ học, hoạt động làm quen âm nhạc nên có phần nghe hát và trò chơi

âm nhạc Muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao, đòi hỏi giáo viên phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học Cô hát phải thể hiện tình cảm sắc thái bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung, khuyến khích trẻ hát cùng cô cả bài Cô chuẩn bị nhạc cụ cho trẻ: Phách tre, trống lắc, các loại nhạc cụ gõ Trẻ hát đúng, hát hay chưa đủ, cần dạy trẻ vận động theo nhạc, biết phối hợp âm nhạc với nhịp điệu Trẻ vừa hát vừa vận động theo nhạc giúp trẻ biết cảm nhận

về âm nhạc Hầu hết các bài hát đều có thể cho trẻ vận động múa Vì múa là hoạt động nghệ thuật, dùng hình thể để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của một tác phẩm Múa và âm nhạc có tương quan mật thiết với nhau Với mỗi bài hát nên

Trang 11

cho trẻ làm quen 2, 3 cách vận động khác nhau để thay đổi hình thức, giúp trẻ làm quen với nhiều loại hình tiết tấu và không nhàm chán Có thể cho trẻ mặc trang phục theo bài hát, giúp trẻ biết trang phục của một số vùng miền theo nội dung bài hát Khi chọn bài hát giáo viên cần lựa chọn những tác phẩm có nội dung phù hợp, thể hiện được nội dung chính của bài dạy hát

Theo chương trình giáo dục mầm non mới, hoạt động âm nhạc cho trẻ cần đảm bảo các nội dung: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe nhạc và trò chơi âm nhạc Cách thức tổ chức các hoạt động âm nhạc phải thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt dựa trên thực tế nhóm lớp, và đặc điểm tâm lý trẻ, để trẻ được thoải mái vận động, nhanh nhẹn, tự tin hơn Trong giờ hoạt động âm nhạc cần cho trẻ làm quen với một số bài hát khác, phù hợp với nội dung bài dạy và lứa tuổi, bài hát

có thể do cô sáng tác hoặc sưu tầm

Trong giờ học, giáo viên chú ý khen những trẻ hát đúng, hát hay, vận động thành thạo theo lời ca nhằm khuyến khích trẻ học tốt hơn Tuyệt đối không chê trẻ mà phải tôn trọng trẻ, nhẹ nhàng sửa sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng Hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình giáo dục Do đó, nội dung các bài dạy không chỉ đơn thuần là hoàn thiện nội dung cần dạy cho trẻ mà còn là phương tiện giáo dục Vì vậy giáo viên phải chú ý quan sát, nhận xét xem trong quá trình học tập trẻ có hoạt động không? Có thích thú không? Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không hoà đồng cùng bạn để có hướng giải quyết tình huống, tìm cách đưa trẻ hoà nhập với bạn bè, dần cho trẻ quan tâm, thích thú với các hoạt động âm nhạc

1.1.4 Giáo dục âm nhạc thông qua giờ hoạt động góc

Trong một giờ hoạt động chung, trẻ không thể hát thuộc và vận động thành thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên Cần cho trẻ làm quen âm nhạc mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở góc Trong giờ hoạt động góc, trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản ảnh lại những việc làm của người lớn

Ví dụ: Sau giờ âm nhạc Học hát Cô giáo miền xuôi là hoạt động góc - ở

Trang 12

miền xuôi, Cô và mẹ Trẻ rất thích thú chơi và đóng vai cô giáo, học sinh, dạy

hát và làm theo các cử chỉ của cô như thể trẻ là cô giáo thật

1.1.5 Giáo dục âm nhạc thông qua các hoạt động biểu diễn

Giáo viên nên tổ chức các cuộc thi âm nhạc tại lớp Có đàn, dụng cụ âm nhạc cho các cháu biểu diễn giống như một chương trình văn nghệ, cho trẻ đóng các vai: Ban nhạc, nhạc công, ca sĩ… giáo viên chuẩn bị phần quà cho những trẻ đạt giải Trẻ sẽ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động âm nhạc, thích biểu diễn và say mê với âm nhạc

Sự cảm thụ tích cực của trẻ với âm nhạc không chỉ ở việc cho trẻ hát lại những bài hát được cô giáo truyền thụ Những tri thức, kỹ năng âm nhạc ở trẻ sẽ được hình thành và tồn tại lâu bền hơn khi trẻ được rèn luyện thường xuyên và được tham gia biểu diễn Tất cả các hình thức biểu diễn tác phẩm âm nhạc như: Đồng ca, đơn ca, hát kết hợp múa, hát kết hợp trò chơi, vận động theo nhạc… đều tạo cho trẻ những hứng thú nhất định và nếu biểu diễn thành công sẽ

có giá trị giáo dục sâu sắc Đặc biệt, hoạt động biểu diễn âm nhạc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trước mọi người, trẻ sẽ thích tham gia biểu diễn trong những ngày lễ hội, thích được nghe nhạc… giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học Hình thành những cơ sở đầu tiên cho thị hiếu âm nhạc ở trẻ

Tóm lại, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, âm nhạc gắn liền với con người từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc sống Những tác phẩm âm nhạc được nghe từ thuở bé thường để lại những dấu ấn rất sâu sắc và khá lâu dài trong tình cảm, nhận thức của con người Âm nhạc có sức mạnh vô cùng to lớn, thể hiện một cách tinh tế thế giới nội tâm của con ngườI

1.2 Cơ sở thực tiễn

Qua quá trình tìm hiểu thực tế ở trường mầm non cũng như việc trực tiếp

áp dụng một số phương pháp dạy hát cho trẻ trong thời gian học tập ở ngành sư phạm mầm non tại Khoa: Tiểu học – Mầm non, trường Đại học Tây Bắc, cùng

với tìm hiểu thực tiễn về việc dạy các bài hát trong chương trình cho trẻ mẫu

Trang 13

giáo lớn (5 – 6 tuổi) ở trường mầm non Bế Văn Đàn, chúng tôi nhận thấy việc dàn dựng và dạy các bài hát trong chương trình ở các trường mầm non còn rất đơn giản, hầu như chỉ dạy hát theo tai nghe qua cảm nhận từ băng hình, đĩa tiếng… do vậy nên ít thấy sự đổi mới Hơn nữa ở TP Sơn La, tỉnh Sơn La chưa

có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này, xuất phát từ khoảng trống đó, chúng tôi quyết định đi vào tìm hiểu và nghiên cứu về những phương pháp và cách thức để dàn dựng và dạy các bài hát trong chương trình có sự đổi mới và được nâng cao về chất lượng nghệ thuật, giúp cho hoạt động âm nhạc của trẻ lớp mẫu giáo lớn thêm phần phong phú, hấp dẫn và hiệu quả hơn Bên cạnh việc nâng cao chất lượng về giáo dục âm nhạc, còn góp một phần vào việc phát triển đầy

đủ, có được sự hài hòa giữa thể chất và tâm hồn trẻ thơ Với những lý do trên,

nhóm nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn đề tài: DÀN DỰNG VÀ DẠY CÁC BÀI HÁT TRONG CHƯƠNG TRÌNH CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN TRƯỜNG MẦM NON BẾ VĂN ĐÀN; TPSL; TỈNH SƠN LA

2 Mục tiêu của đề tài:

Đề tài này rất hy vọng sẽ giúp ích cho chúng tôi và sinh viên các lớp mầm non khoa: Tiểu học – Mầm non; trường ĐH Tây Bắc, có được kiến thức về việc dàn dựng và dạy các bài hát cho trẻ mẫu giáo lớn với chất lượng ngày càng được nâng cao

3 Đối tượng nghiên cứu:

a Các lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) trường mầm non Bế Văn Đàn; TP Sơn La; tỉnh Sơn La

b Nghiên cứu về sách giáo dục âm nhạc mầm non dùng cho đối tượng lớp mẫu giáo lớn

c Nghiên cứu giáo án và tổ chức dạy các hoạt động âm nhạc của giáo viên mầm non cho lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Bế văn Đàn; TPSL; tỉnh Sơn la

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

a Tìm hiểu lịch sử của việc giáo dục âm nhạc và phương pháp đưa các bài hát

vào trong chương trình dạy học, đồng thời chỉ rõ tính cấp thiết của việc dàn

Trang 14

b Những giải pháp cụ thể trên phương diện lý thuyết và các bài thực hành ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn

c Nghiên cứu về sách giáo dục âm nhạc mầm non dùng cho đối tượng lớp mẫu giáo lớn

d Nghiên cứu giáo án và tổ chức dạy các hoạt động âm nhạc của giáo viên mầm non cho lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Bế văn Đàn; TPSL; tỉnh Sơn La

5 Phạm vi nghiên cứu:

- Mục đích chính là nghiên cứu về việc dàn dựng theo một số bài hát với cách thức mới, dạy hát dạy cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), trường mầm non Bế Văn Đàn Do đó chúng tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu trong phạm vi mà đề tài đã hướng đến

6 Phương pháp nghiên cứu:

a Thu thập tài liệu

b Đối chiếu so sánh

c Phân tích tổng hợp

d Thống kê, phân tích số liệu

e Thể nghiệm thực tế ở trường mầm non, đánh giá chất lượng

7 Giả thiết khoa học

Hiện nay, việc dàn dựng và dạy các bài hát theo phương pháp mới cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non còn đang rất hạn chế, thường được các cô giáo mầm non nghe, bắt trước băng tiếng, đĩa hình, động tác minh họa… rồi dạy cho trẻ do vậy dẫn đến sự thụ động đáng kể ở lĩnh vực này Sinh viên chuyên ngành mầm non chưa thực sự hiểu rõ được tầm quan trọng của việc dàn dựng các bài hát cho trẻ để có được những bài giảng hay và thu hút trẻ Đề tài này rất hy vọng

sẽ đóng góp được những phương pháp mới và thực hành đạt hiệu quả, sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích, thiết thực đối với việc dạy – học các hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo (5 – 6 tuổi) ở Nhà trường mầm non

Trang 15

8 Cấu trúc đề tài:

Phần I: Mở đầu

a Lý do chọn đề tài

b Mục tiêu của đề tài

c Đối tượng nghiên cứu

d Nhiệm vụ nghiên cứu

e Phạm vi nghiên cứu

g Phương pháp nghiên cứu

h Giả thiết khoa học

Phần II: Nội dung

Chương I: Giáo dục âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi)

Chương II: Một số phương pháp dàn dựng các bài hát cho trẻ mẫu giáo lớn (5

– 6 tuổi)

Phần III: Thực nghiệm và kết luận

Trang 16

Phần II: NỘI DUNG Chương I: Giáo dục âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) 1.1 Đặc điểm tâm, sinh lý và khả năng cảm nhận của trẻ mẫu giáo lớn với hoạt động âm nhạc

1.1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn đối với hoạt động âm nhạc

Âm nhạc gắn liền với đời sống hằng ngày của trẻ, làm cho trẻ thêm linh hoạt, vui tươi, hồn nhiên Âm nhạc là môn nghệ thuật góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách của trẻ

Trẻ mẫu giáo lớn đã hình thành thói quen ca hát và nghe nhạc, ở độ tuổi này trẻ đã biết lựa chọn bài hát, bản nhạc mà mình yêu thích Khả năng chú ý của trẻ đã lâu hơn, trẻ cảm nhận trạng thái chung của âm nhạc, phân biệt được

âm thanh cao – thấp, giai điệu đi lên – xuống, độ to – nhỏ của âm nhạc, thậm chí cả sự thay đổi cường độ âm nhạc mạnh dần hay nhẹ dần, phân biệt âm sắc của một số nhạc cụ như tiếng kèn, tiếng trống, tiếng sáo…và âm sắc giọng hát

Để giúp trẻ phát triển trí nhớ âm nhạc, mở rộng nhận thức và tăng cường khả năng hoạt động tư duy, chúng ta có thể tổ chức trò chơi gắn với âm nhạc để tạo nên sự cuốn hút mạnh mẽ đối với trẻ Trí tưởng tượng phong phú giúp trẻ

có sự liên tưởng, sáng tạo, đồng thời, trẻ được thả hồn mình trong các nhân vật gần gũi thông qua lời ca Đó là hình thức thể hiện sống động phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ, là sự phát triển mạnh mẽ của tính hình tượng tư duy trực quan hành động và nhu cầu ham hoạt động của trẻ

Hiếu động là nét đặc trưng của trẻ, hầu như không lúc nào trẻ ngồi yên Các bé thích chạy nhảy, nô đùa hoặc tìm tòi khám phá thứ xung quanh Giữa

âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp xuất phát từ cơ sở sinh lý, đó là

cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động thăng bằng Trẻ mẫu giáo lớn có thể vận động mạnh mẽ - êm dịu, nhanh - chậm theo tính chất âm nhạc

Nghiên cứu về sinh lý trẻ cho thấy, ở độ tuổi mẫu giáo (5-6 tuổi), các cơ lớn như cơ đùi, cơ vai, cơ cánh tay phát triển trước, còn các cơ lòng bàn tay, bàn chân phát triển chậm hơn Bước đầu, các vận động bằng tay thuận hơn

Trang 17

chân và sự khéo léo trong các động tác vận động âm nhạc của trẻ mẫu giáo

được tăng dần theo độ tuổi cụ thể là: Đa số trẻ mẫu giáo bé chưa gõ được các dạng

tiết tấu có nhịp độ hơi nhanh, còn trẻ mẫu giáo lớn có khả năng vừa hát vừa gõ theo

nhịp, phách, gõ âm hình tiết tấu kếu hợp nốt đen, lặng đen với móc đơn Ngoài khả năng gõ đệm, trẻ mẫu giáo lớn còn thực hiện được những động

tác minh họa theo lời ca hoặc múa Khi nhảy múa, trẻ đã thể hiện sự mềm dẻo,

nhanh nhẹn, biết di chuyển trong đội hình hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn và

định hướng trong không gian Trẻ biểu diễn múa hát không chỉ đúng giai điệu,

nhịp điệu mà còn thể hiện diễn cảm và đã có yếu tố sáng tạo Nhịp 2/4 khá

thuận với lứa tuổi này

1.1.2 Khả năng cảm nhận âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn

Trẻ thơ rất nhạy cảm với âm nhạc Đối với trẻ, âm nhạc là một thế giới kì

diệu đầy cảm xúc vui sướng Thông qua các hoạt động âm nhạc, trẻ phát triển

nhạc cảm, mở rộng nhận thức thế giới xung quanh, phát triển các kĩ năng hoạt

động Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo đã biết cảm thụ và thích thú với những hoạt động

mang tính nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc

- Nghe nhạc:

Những yếu tố của âm nhạc như cao độ, âm sắc, cường độ và nhịp điệu

cũng chính là những yếu tố được dùng khi nói Chính vì thế, âm nhạc sẽ giúp

cho sự phát triển của cơ quan thính giác, cho cơ thể và bộ não khả năng nghe,

tổng hợp và phát âm Có thể coi âm nhạc như một thứ tiền ngôn ngữ nuôi

dưỡng và kích thích đến toàn bộ đời sống của trẻ mầm, đồng thời có ảnh hưởng

đến cơ thể, cảm xúc, trí tuệ và phát triển khả năng thưởng thức vẻ đẹp từ bên

trong, xác nhận và đánh thức phẩm chất không thể diễn tả bằng lời được của

chúng ta

Trẻ mẫu giáo lớn nếu được nghe nhạc có quá trình với nội dung phù hợp

có thể hình thành thói quen tập trung lắng nghe, theo dõi sự phát triển của âm

nhạc, hiểu được tính chất chung và một số đặc điểm của bài hát được nghe, so

sánh một số đặc điểm của bài được nghe với các hiện tượng gần gũi của cuộc

Trang 18

sống Đa số các trẻ mẫu giáo lớn thích nghe những bài nhạc có giai điệu súc tích, dễ nhớ, tiết tấu nhịp nhàng, nhịp độ linh hoạt

Trẻ mẫu giáo lớn đã hình thành thói quen nghe nhạc và đã biết lựa chọn bài hát mà mình yêu thích Nếu như ở mẫu giáo bé, sự tập trung chú ý chỉ là tạm thời không chủ định thì đến mẫu giáo lớn, khả năng chú ý của trẻ đã lâu hơn, trẻ cảm nhận trạng thái chung của âm nhạc, thậm chí cả sự thay đổi cường

độ âm nhạc mạnh dần hay nhẹ dần, phân biệt âm sắc của một số loại nhạc cụ như tiếng kèn, tiếng trống, tiếng sáo, và âm sắc giọng hát Trẻ hiểu được nội dung tác phẩm âm nhạc thông qua lời ca, nhận xét được giọng hát đúng, giọng hát sai của bạn mình Trẻ cảm thụ âm nhạc có định hướng hơn, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc và biết sáng tạo

- Sự phát triển của hoạt động ca hát:

Âm thanh trẻ phát ra yếu do các dây thanh đới còn mảnh và ngắn, hơi thở ngắn, nông Giọng hát của trẻ phát ra yếu do các dây thanh đới còn mảnh và ngắn, hơi thở ngắn, nông Giọng trẻ cao và yếu hơn người lớn, đồng thời sự phối hợp giữa tai nghe và giọng hát chưa thật chủ động, khoang chứa hơi thở trong phổi chưa phát triển do đó trẻ không thể hát được những câu hát dài Trong quá trình học hát sẽ tạo ra sự phối hợp giữa tai nghe và giọng hát: Tai nghe âm thanh, giọng bắt chước Bắt chước có chuẩn xác hay không là do tai nghe kiểm tra Sự phối hợp của người lớn giúp trẻ tái hiện chính xác những gì nghe được trong phạm vi khả năng của trẻ Tuổi mẫu giáo lớn học hát theo lối

“truyền khẩu” (nghe rồi bắt chước) vì các bé chưa biết chữ Thông qua các bài hát mà trẻ hiểu về ý nghĩa của lời ca, ngôn từ Tuy nhiên, trẻ hát một cách tình cảm mà không phải gắng sức, biết điều chỉnh tốc độ vừa phải – hơi nhanh hoặc

từ vừa phải – chậm lại Âm thanh mềm mại, nhẹ nhàng, biết lấy hơi giữa các câunhạc, hát rõ lời, mạch lạc Trẻ biết bắt đầu và kết thúc cùng nhau khi hát tập thể, hát có nhạc đệm hoặc không có nhạc đệm, hát đơn ca, hát nhóm Tầm cữ giọng ổn định hơn, thường hát trong khoảng từ nốt Đô của quãng tám thứ nhất đến nốt Đô của quãng tám thứ hai cùng với sự phối hợp giữa nghe và hát của trẻ cũng tốt hơn

Trang 19

1.2 Ý nghĩa của việc dàn dựng các bài hát dạy cho trẻ các lớp mầm non

Chúng ta đã biết, ở mọi thời đại, giáo dục chiếm một vị trí rất quan trọng Cùng với một số ngành khác, giáo dục góp phần nâng cao nhận thức và đời sống

xã hội của con người Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, giáo dục lại được tổ chức theo những cách thức khác nhau Do đặc điểm lứa tuổi, việc giáo dục cho trẻ mầm non được triển khai theo phương châm “Chơi mà học” Và giáo dục âm nhạc cho lứa tuổi này góp phần không nhỏ vào việc giáo dục toàn diện cho trẻ

1.2.1 Lịch sử phát triển của giáo dục âm nhạc và ý nghĩa của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non

1.2.1.1 Lịch sử phát triển của giáo dục âm nhạc

Trước đây trong các trường lớp mẫu giáo ở nước ta, chương trình “Hát múa mẫu giáo” có nội dung đơn giản, chủ yếu là cho trẻ hát và múa minh họa một

số bài hát để giải trí, gây hứng thú, hấp dẫn trẻ đến lớp mẫu giáo

Năm 1978, Vụ Mẫu giáo Bộ Giáo dục (nay là Vụ Giáo dục Mầm non Bộ

Giáo dục và Đào tạo) đã chính thức biên soạn chương trình “Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non” dựa trên cơ sở khoa học mẫu giáo tiên tiến, cấu trúc bằng

các hoạt động: Ca hát – Nghe nhạc – Vận động theo nhạc và Trò chơi âm nhạc Tuy nhiên do còn nhiều hạn chế về khả năng âm nhạc của giáo viên dạy mầm non, bởi trình độ âm nhạc nói chung, về thiết bị vật chất do đó mới chỉ tiến hành được ở hình thức ca hát là chủ yếu, lấy ca hát làm trung tâm, cho trẻ vừa hát vừa thực hiện các động tác vận động theo bài hát kết hợp với nghe nhạc tạo cho trẻ yêu thích âm nhạc, cảm thụ âm nhạc Như vậy vấn đề đặt ra là phải có nhiều bài hát thích hợp, có nhiều nội dung phong phú cho các cháu

Năm 1979, Vụ Mẫu giáo của Bộ Giáo dục đã sưu tầm, tuyển chọn nhiều bài hát mẫu giáo dạy các cháu vừa hát vừa thực hiện động tác múa minh họa theo nhịp điệu bài hát, đồng thời cũng tuyển chọn những ca khúc có nội dung phù hợp để cô hát cho cháu nghe; Cô dạy cho cháu hát Từ đó phong trào ca hát đã

đi vào nề nếp và phát triển mạnh trong các trường lớp mẫu giáo Giáo dục âm nhạc đã bước đầu góp phần tích cực trong việc đào tạo, giáo dục trẻ toàn diện

Trang 20

Năm 1983, Vụ Mẫu giáo Bộ Giáo dục đã biên soạn và chỉnh lý chương

trình “Giáo dục âm nhạc” cho phù hợp với đặc điểm trẻ mẫu giáo Việt Nam

Chương trình này đã chú trọng đến việc các cháu được làm quen với dân ca Vụ Mẫu giáo đã tổ chức tuyển chọn những bài hát dân ca tiêu biểu các vùng miền, hướng dẫn các giáo viên tổ chức cho các cháu nghe và tập hát

Năm 1992, Bộ Giáo dục đã xuất bản một số tập bài hát dành riêng cho các

cháu ở lứa tuổi mầm non như: “Tập bài hát mẫu giáo”; “Chúng cháu vui hát”; đặc biệt là “Tập bài hát mẫu giáo” gồm trên 100 bài hát phục vụ cho chương

trình “Giáo dục âm nhạc” trong trường cho các lớp mẫu giáo

Như vậy, chương trình giáo dục âm nhạc trong các trường, lớp mẫu giáo đã không chỉ còn là hát múa đơn thuần nữa mà nó đã thực sự trở thành một bộ môn giáo dục nghệ thuật thông qua ca hát

Chuyên đề “Giáo dục âm nhạc” được tiến hành trong ba năm từ 1993 đến

1996 Để chuẩn bị cho chuyên đề này; Vụ Giáo dục Mầm non đã tổ chức tuyển chọn, bổ sung bài hát mới vào chương trình, phối hợp với Nhà xuất bản Âm

nhạc đã xuất bản tập bài hát “Trẻ thơ hát” và tiến hành thu thanh toàn bộ các

bài hát trong cuốn sách, hoàn thành bộ băng cát-sét, được phát hành rộng rãi đến các trường mầm non

Sau ba năm triển khai chuyên đề “Giáo dục âm nhạc”; Vụ Giáo dục Mầm

non đã hướng dẫn, chỉ đạo các trường mầm non xây dựng phòng hoạt động âm nhạc Đến nay các phòng hoạt động âm nhạc đã được hình thành và ở một số nơi đã hoạt động có hiệu quả

Như vậy, việc các tổ chức sáng tác và tuyển chọn trong thời gian qua đã thu lượm được rất nhiều bài hát tốt, những bài hát có tính nghệ thuật cao, nội dung lời ca có ý nghĩa giáo dục phù hợp với trẻ thơ, được các cháu yêu thích

“Hoàng Văn Yến; Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non; Nxb GD năm 2002”

1.2.1.2 Vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non

Giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con người Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khảnăng trí tuệ, phát

Trang 21

triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức cho trẻ qua học tập, vui chơi Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu

tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hòa, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện

cơ thể trẻ Trước hết, âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi của nhịp tim mạch, sự trao đổi ô xi trong máu Vì vậy, giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng cần thiết, đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề Trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động

1.2.2 Dàn dựng theo cách mới bài hát ở các chủ đề âm nhạc vào chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo lớn

Giáo dục âm nhạc là sân chơi bổ ích, lý thú, có sức lôi cuốn, hấp dẫn trẻ Hoạt động giáo dục âm nhạc không những mang đến cho trẻ những hiểu biết, kiến thức về âm nhạc, về cuộc sống mà con tạo cho trẻ sự tự tin, chủ động, linh hoạt, sáng tạo Vậy làm thế nào để hoạt động dạy – học âm nhạc tạo được những tác động tích cực, mang lại những lợi ích sâu sắc và lâu dài đối với trẻ

Để làm được điều này, trước tiên chúng ta phải hiểu và biết cách dàn dựng các bài hát ở các chủ đề âm nhạc vào chương trình giáo dục mầm non ở trẻ mẫu giáo lớn Và dưới đây là một số chủ đề âm nhạc thường gặp trong các bài hát của trẻ mầm non:

1.2.2.1 Hát ru:

Đất nước Việt Nam với nền văn minh dân cư lúa nước và nhà sàn, hát ru

có một ý nghĩa và giá trị to lớn trong đời sống của mỗi dân tộc

Với tư duy và ngôn ngữ riêng của mình các dân tộc trên đất nước ta đều

có những làn điệu hát ru, đã phảnánh được những tình cảm, tâm hồn của chính dân tộc mình

Trang 22

Hát ru là một phương tiện nghệ thuật giúp trẻ phát triển giá trị thẩm mĩ

truyền thống Các nhà nghiên cứu về tâm sinh lý trẻ em cho biết: “Âm thanh đến với con người rất sớm, trẻ em đã nghe được âm nhạc ngay từ lúc nó còn đang nằm trong bụng mẹ ” Lời ru đã được bắt đầu từ tâm hồn người mẹ, rồi

cùng hòa vào tình cảm quê hương, cái đến với con người đầu tiên ấy lại là tiếng

ru ngọt ngào của mẹ Tiếng hát ru của mẹ đã đem đến cho trẻ sự cảm thụ nghệ thuật trong sáng góp phần to lớn vào việc hình thành và phát triển thẩm mĩ truyền thống của dân tộc cho trẻ

Hát ru còn góp phần hình thành nhân cách của trẻ thơ Trong bản tổng kết

về hội thảo hát ru toàn quốc tại TP Huế của Bộ Văn hóa Thông tin vào năm

1992 đã viết: “Hát ru có nội dung giáo dục đối với con người về ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội và về nhân tình thế thái Nội dung giáo dục ấy đã không đến với ta bằng những giáo lý áp đặt, những luận thuyết khô cứng, mà hòa tan vào những câu hát dịu ngọt, êm ái và chân thật của tấm lòng mẹ với con ”

Khi hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) hát những bài hát ru sẽ hình thành nhân cách cho trẻ và đặc biệt giữ gìn bản sắc âm nhạc cổ truyền Việt Nam

Dù chỉ là những tiếng à ơi, ngâm ngợi hay những bài hát ru có nội dung đậm đà, sâu sắc thì chúng ta cũng đã đem đến cho con trẻ một sự bình yên, một tình cảm ban đầu đẹp đẽ nhất trong tiếng ru của mẹ

“Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non; Hoàng Văn Yến; Nxb GD 2002;

1.2.2.2 Giáo dục cho trẻ về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Nói về tình yêu quê hương đất nước, một nhà văn Nga có câu nói nổi

tiếng: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von-ga đi ra biển Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu

Tổ quốc” Tình yêu quê hương, đất nước đã bắt đầu như thế Đó là những tình

cảm vốn có, qua thời gian, tình yêu đó được bồi đắp và càng trở nên mãnh liệt Một đứa trẻ biết tự hào về dân tộc, nguồn gốc của mình sẽ là một đứa trẻ ít làm điều sai trái Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào không phải ở những gì lớn lao mà chính từ những điều giản đơn, bình dị và phù hợp với lứa tuổi các bé Tập cho trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường, không ngừng thi đua

Trang 23

học tập tốt Giúp trẻ yêu quê hương từ việc tìm hiểu các di tích thắng cảnh, những làn điệu dân ca ví dặm để nuôi dưỡng tâm hồn, hun đúc tình yêu quê hương trong con trẻ Bên cạnh đó, chúng ta nên khuyến khích trẻ biết quan tâm, yêu thương mọi người theo cách riêng mà trẻ muốn, lắng nghe những chia sẻ của trẻ, dạy trẻ biết kính trên, nhường dưới, lễ phép, thật thà, biết chia sẻ, đồng cảm với mọi người Dù có đi đâu làm gì, quê hương chính là tất cả những gì tươi đẹp, yêu lấy quê hương cũng như cây có cội sông có nguồn; tình yêu thương con người của trẻ là sự đoàn kết như lá lành đùm lá rách, Qua những bài hát về quê hương, đất nước, con người chúng ta có trách nhiệm phải đem tình yêu đó truyền đến trái tim của những đứa trẻ

1.2.2.3 Tình yêu gia đình và nhà trường

Khi nói đến tình yêu giữa những người trong gia đình, trẻ sinh ra và đón nhận tình yêu vô bờ bến từ ông bà, cha mẹ, anh chị, lớn lên đi học, trẻ nhận được những sẻ chia từ thầy cô và bè bạn, cũng chính bằng tình yêu ấy, trẻ sẽ lớn lên, trưởng thành và biết yêu thương, giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện hơn Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn Ngay khi trẻ đang nằm trong nôi cho đến khi bước những bước chân đầu tiên đến trường, bố mẹ và thầy cô đã phải dạy cho trẻ biết yêu thương, vui cười, biết chia sẻ thông qua việc chơi và trò chuyện với bé, và qua những câu chuyện mà

mẹ và cô giáo kể hàng ngày để từ tình yêu thương nhận được từ người lớn sẽ hình thành trong các bé biết yêu thương gia đình và nhà trường

Trang 24

Chương II: Một số phương pháp dàn dựng và dạy các bài hát cho trẻ mẫu

giáo lớn (5-6 tuổi) 2.1 Dàn dựng và dạy hát bài - Chiếc đèn ông sao – Phạm Tuyên

2.1.1 Phân tích nội dung bài hát

Tết trung thu là tết cổ truyền đã có từ bao đời nay của văn hóa Việt Nam

ta Những đứa trẻ lớn lên nghiễm nhiên mặc định rằng đó là một ngày hội dành riêng cho chúng Bởi lẽ, trong ngày hội này người lớn, bố mẹ, ông bà sẽ dành hết mọi sự quan tâm như tặng quà, chuẩn bị các trò chơi nhằm mang lại niềm vui cho con trẻ

Đây là dịp để các bé có cơ hội được vui chơi, được thỏa thuê bay nhảy với thế giới tuổi thơ thần tiên mơ mộng của mình Các bé sẽ được người lớn tặng quà, sẽ được dẫn đi rước đèn đêm trăng sáng, xem múa lân và đặc biệt là tiết mục trông trăng, mơ màng đến thế giới thần tiên của chú Cuội, chị Hằng rồi cùng nhau phá cỗ

Sự tích về chị Hằng và chú Cuội bay lên cung trăng là hình ảnh thơ mộng tuyệt vời kích thích trí tưởng tưởng cũng như khơi gợi được tâm hồn trong sáng của các bé hướng đến những ước mơ bay bổng và cao đẹp Với ý nghĩa này tết trung thu trở nên lung linh, huyền bí và có tầm ảnh hưởng lớn đến tiềm thức và

cả ý niệm của các bé về sau

Tết trung thu chính là ngày tết của các em thiếu nhi Ngày mà các em háo hức, chờ đợi Ngày hội trung thu, các em được quây quần bến gia đình cũng như là được đi chơi rất nhiều trò chơi vui, một trong số đó chính là trò chơi rước đèn Cầm trên tay chiếc đèn ông sao vừa đi vừa hát bài hát “Chiếc đèn ông sao” rất vui tươi và hồn nhiên

Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã sáng tác (bỏ nên) bài hát “Chiếc đèn ông sao” để dành riêng cho các em nhỏ nhân ngày trung thu để các em hào hứng, có hứng thú đi rước đèn Hình ảnh “ông sao” chiếu sáng muôn màu trong ngày trung thu

đã được tác giả gói gọn vào bài hát, để trẻ có trí tưởng tượng phong phú về hình ảnh ngôi sao trong ngày tết vui này

Trang 25

2.1.2 Dàn dựng và dạy hát

- Hát lần 1: (Sau nhạc dạo đầu) Hát từ đầu đến “đêm rằm liên hoan”

- Hát lần 2: (Sau nhạc dạo giữa) Quay lại hát từ đầu đến “đêm rằm liên hoan” một lần nữa, rồi hát tiến vào điệp khúc một lần kết trước khi vào dạo nhạc giữa bài

- Hát lần 3: (Sau khi dạo nhạc giữa) Hát lại điệp khúc một lần và hát lại câu cuối một lần kết “ánh sao Bác Hồ tỏa sáng nơi nơi”

Trang 27

2.2 Dàn dựng và dạy hát bài - Ngày đầu tiên đi học – Nguyễn Ngọc Thiện

& Viễn Phương

2.2.1 Phân tích nội dung bài hát

“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về”

Trong cuộc đời của mỗi con người, có ai mà chưa từng trải qua mùa thu,

có ai chưa từng ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời khi sang thu Mỗi mùa thu đến là một năm học mới lại bắt đầu Cảm xúc bồi hồi sao xuyến lại ùa về trong mỗi cô cậu học trò Và có mấy ai là quên đi được cái buổi “Ngày đầu tiên đi học” “mẹ dắt tay đến trường”, “cô vỗ về an ủi” Ngày đầu tiên đó, mang lại cho một đứa trẻ những cảm xúc lạ thường: trên đường đi thì lo sợ, nắm lấy tay mẹ

mà òa khóc, nhưng đến lớp rồi, gặp cô giáo hiền, gặp bạn bè vui thì “chao ôi sao thiết tha” Hình ảnh cô giáo “như mẹ hiền” đã khiến cho đứa trẻ thêm yêu trường yêu lớp, yêu cái ngày đầu tiên đi học mà không thể nào quên, đến khi lớn rồi vẫn cứ ngỡ “cô giáo là cô tiên” Bài hát “Ngày đầu tiên đi học” đã thể hiện được thành công những gì mà các cô cậu học trò vương vấn mỗi khi mùa thu đến và báo hiệu cho ngày tựu trường mới

2.2.2 Dàn dựng và dạy hát

- Hát lần 1: (Sau dạo nhạc đầu) Hát từ đầu đến cuối

- Hát lần 2: (Sau dạo nhạc giữa) Hát từ đầu đến cuối rồi quay lại hát từ chỗ “Ngày đầu như thế đó mẹ cô cùng vỗ về” rồi kết

Trang 29

2.3 Dàn dựng và dạy hát bài - Bài ca đi học – Phan Trần Bảng

2.3.1 Phân tích nội dung bài hát

Qua bài hát “Bài ca đi học” của nhạc sĩ Phan Trần Bảng đã giúp chúng ta giáo dục các bé tình cảm yêu mến mái trường, thầy cô, bạn bè và thiên nhiên tươi đẹp

“Bài ca đi học” là một hành khúc tươi vui, rộn ràng, giai điệu bài hát truyền đạt rất rõ ràng nội dung cơ bản của bài hát Bài hát viết ở giọng Rê trưởng đã mở ra trước mắt ta một buổi bình minh vô cùng tươi đẹp, một ngày mới đầy hứa hẹn với cảnh vật vui tươi, tràn đầy sức sống

Bài hát mang tính chất trong sáng, ngân vang, vui tươi Đã diễn tả được một buổi bình minh đang dâng lên tỏa ánh hồng rực rỡ, tô điểm thêm cho những giọt sương long lanh Một ngày mới bắt đầu: “Đàn bướm phơi phới bay trên cành hoa rung rinh Bầy chim xinh xinh hát vang lùm cây xanh xanh”, đàn bướm đang bay lượn tìm hoa hút mật, bầy chim cất tiếng hát vang, tất cả mở ra một không gian thoáng đãng, lôi cuốn bởi lời ca như mời gọi các em học sinh nhanh chân cắp sách đến trường

Ở đoạn 2, âm nhạc tái hiện gần nguyên vẹn đoạn 1, cả tiết tấu, cao độ, hoàn toàn như đoạn 1 chỉ thay đổi chút ít ở phần cuối cùng để kết thúc bài hát một cách trọn vẹn Mỗi sự vật trong sự sống qua đôi mắt tinh tế, tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên của nhạc sĩ đã gợi ra một nét sắc thái riêng, một âm thanh riêng, đó là sự vỗ cánh nhịp nhàng của đàn bướm, tiếng hót trong trẻo của bầy chim, tiếng nước rì rào của hàng cây trong gió và cả tiếng nói cười nô đùa của trẻ thơ

2.3.2 Dàn dựng và dạy hát

- Hát lần 1: (Sau nhạc dạo đầu) Hát từ đầu đến cuối hai lời của bài hát

- Hát lần 2: (Sau dạo nhạc giữa) Hát từ đầu đến cuối lời 2 rồi quay lại từ chỗ “đùa nô tung tăng ” đến kết thúc bài

Trang 31

2.4 Dàn dựng và dạy hát bài - Vì sao con mèo rửa mặt – Hoàng Lang

2.4.1 Phân tích nội dung bài hát

Hình ảnh những chú mèo con đã gắn liền với trẻ mầm non như một người bạn thân thiết Những chú mèo như là nhân vật đại diện cho các bé yêu của chúng ta Và hình ảnh của bạn mèo đó đã được nhạc sĩ Hoàng Long minh họa trong bài hát “Vì sao con mèo rửa mặt”

Lời bài hát kể về bạn Mèo rất là chăm chỉ vệ sinh cá nhân, rửa mặt sạch

“vì sợ đau mắt không ai dám đến gần mèo” như muốn khuyên nhủ các bạn nhỏ đáng yêu rằng hãy học tập bạn mèo xinh, hàng ngày phải vệ sinh, rửa mặt và đi tắm sạch, như thế mới không bị đau mắt mà lại sạch sẽ, thơm tho và sẽ được mọi người yêu mến

2.4.2 Dàn dựng và dạy hát

- Hát lần 1: (Sau dạo nhạc) Hát hai lần từ đầu đến cuối

- Hát lần 2: (Sau dạo nhạc giữa) Hát từ đầu đến cuối rồi quay lại từ “vì sao con mèo rửa mặt ” đến kết bài

Ngày đăng: 29/07/2017, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w