Chính trong thời điểm này nhu cầu được giáo dục giới tính GDGT ở trẻ vị thành niên là rất cao đặc biệt là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì - giai đoạn trẻ rất cần được sự giúp đỡ, giáo dục
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là sự xuất hiện của nhiều thứ văn hóa phẩm không lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ ở lứa tuổi vị thành niên (VTN) Theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số năm 1999 ở nước ta VTN chiếm 22.7% dân số và hiện nay VTN
có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngày càng tăng, đặc biệt là các thành phố lớn [9]
Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng của một con người, nó xuất hiện với những biểu hiện thay đổi rất đặc trưng về mặt tâm sinh lý Đó là giai đoạn từ tuổi thơ đang dần trở thành người lớn với sự trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn rất sâu sắc Trong thời kỳ này trẻ bắt đầu có những băn khoăn, suy nghĩ về sự biến đổi của cơ thể, những khác biệt giới tính giữa nam và nữ,
và với những nhu cầu về tình bạn, tình yêu, tình dục…Tuổi dậy thì ở mỗi nền văn hóa có những đặc điểm riêng nhưng nói chung đều bộc lộ sự thay đổi về nhân cách và tâm lý, trẻ VTN luôn muốn thử sức, luôn muốn tự khẳng định, thích mạo hiểm nhưng khi gặp khó khăn, đau buồn hay thất bại lại chưa đủ bản lĩnh để lí giải, chống chọi và vượt qua Chính trong thời điểm này nhu cầu được giáo dục giới tính (GDGT) ở trẻ vị thành niên là rất cao đặc biệt là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì - giai đoạn trẻ rất cần được sự giúp đỡ, giáo dục để hình thành nhân cách xã hội và phát triển định hướng giáo dục giới tính nhằm xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm với bạn bè, gia đình, biết tôn trọng bản thân và bạn khác giới
Nhà giáo dục học Makarenco đã từng khẳng định “GDGT chỉ là một khía cạnh của giáo dục toàn diện và không thể tách rời ra được, như một cánh tay dính liền với cơ thể Muốn cho cánh tay khỏe mạnh thì phải làm cho toàn bộ cơ thể khỏe mạnh và ngược lại nếu có cơ thể khỏe mạnh về mọi mặt chỉ có cánh tay GDGT là bị bỏ bê và nhức nhối thì người đó không thể thưởng thức sự lành
mạnh của phần cơ thể còn lại" [4] Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc
Trang 2GDGT cho trẻ VTN và không thể xem GDGT như là một điều mới lạ trẻ phải học ở trường khi tới tuổi dậy thì.
Tuổi vị thành niên nói chung, học sinh phổ thông trung học nói riêng rất cần có nhận thức đúng đắn về giới tính, tình yêu, cần được trang bị kiến thức về giới tính và tình dục cũng như các biện pháp tránh thai Ở Việt Nam hiện nay, theo chương trình giáo dục mà Bộ Giáo Dục Đào Tạo quy định thì giáo dục giới tính đã được đưa vào giảng dạy lồng ghép từ cấp THCS Vậy thực trạng nhận thức của các em học sinh THPT về GDGT hiện nay ra sao? Tình trạng dạy và học GDGT như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn tới nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT? Với tất cả những lí do trên tôi tiến hành đề tài nghiên cứu:
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về Giáo dục giới tính
(nghiên cứu trường hợp trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên)
2 Ý nghĩa khoa học - ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa khoa học.
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học như: Lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết hành động xã hội, lý thuyết nhu cầu, lý thuyết vai trò
Kết quả nghiên cứu giúp tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về GDGT đồng thời cũng làm rõ vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc GDGT cho học sinh THPT
2.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Kết quả nghiên cứu còn giúp học sinh THPT có nhận thức sâu sắc
về vấn đề GDGT cũng như nhu cầu được GDGT Nhận thức được điều đó sẽ giúp các em trang bị kiến thức đầy đủ về GDGT, giải quyết được những băn khoăn, thắc mắc cũng như những sai lầm trong giai đoạn tuổi dậy thì
Kết quả nghiên cứu còn giúp gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội hiểu rõ vai trò quan trọng của mình trong việc GDGT cho học sinh THPT
Trang 3Giúp các nhà quản lý, nhà khoa học tham khảo, đưa ra những biện pháp cũng như phương án giúp học sinh THPT có kiến thức toàn diện hơn về vấn đề này.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT cũng như các yếu tố tác động đến nhận thức này Qua đó đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nâng cao chất lượng GDGT cho trẻ em vị thành niên
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, mẫu nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về Giáo dục giới tính
4.2 Khách thể nghiên cứu
Học sinh trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên
4.3 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi khảo sát
Trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên
• Thời gian khảo sát
Từ ngày 3 đến 7 tháng 5 năm 2007
4.4 Mẫu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên số liệu thu thập được từ 150 bảng hỏi cho học sinh lớp 10, 11, 12 trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên với cơ cấu mẫu như sau:
Trang 4• Cơ cấu giới tính: Nam : 45.3%
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện với tính cách là phương pháp
luận khoa học để nhận thức và giải thích các hiện tượng và các quá trình của đời sống xã hội trong mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau có tính quy luật giữa chúng,
đi tìm nguồn gốc của các quá trình xã hội ở trong những mâu thuẫn biện chứng khách quan nội tại của chúng
Do vậy khi nghiên cứu thực trạng về nhận thức của học sinh THPT về vấn
đề GDGT cũng phải xem xét trên nhiều khía cạnh, đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố khác Ở đây, với mong muốn tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT cần phải xem xét quá trình tiếp nhận những kiến thức về GDGT ở nhà trường, gia đình và xã hội ra sao, quá trình có tác động như thế nào đến nhận thức của học sinh về vấn đề giới tính
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và
tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường
cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội ở trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, có những lí luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định
Trang 5Vì vậy, khi giải thích các hiện tượng xã hội và những biến đổi của nó, chủ nghĩa duy vật lịch sử xuất phát từ những điều kiện hiện thực của sự hoạt động của con người trong thời đại cụ thể
Khi nghiên cứu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề giáo dục giới tính cần đặt vấn đề nghiên cứu trong sự phát triển biến đổi của đất nước
về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá để có thể hiểu được những khía cạnh khác nhau tác động đến quá trình tiếp thu kiến thức GDGT của học sinh cũng như những biến đổi trong vai trò giáo dục nhận thức cho học sinh của nhà trường
Những nguyên tắc và quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đóng vai trò nền tảng và là cơ sở phương pháp luận của toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài
5.2 Phương pháp thu thập thông tin cụ thể
• Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu có thu thập, phân tích và tham khảo tài liệu, các công trình nghiên cứu và báo cáo khoa học có liên quan đến đề tài nhằm làm
rõ cơ sở lý luận và tổng quan của đề tài, góp phần bổ sung cho những nhận định của mình
Ngoài ra đề tài còn sử dụng, phân tích các báo cáo về địa bàn nghiên cứu
• Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát qua bảng hỏi với kích thước mẫu là 150, nghiên cứu được tiến hành đối với học sinh lớp 10, lớp 11, lớp 12 trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên Cách chọn mẫu là ngẫu nhiên thuận tiện Mỗi khối chọn đại diện 3 lớp
Đề tài sử dụng các thông tin định lượng thu được từ bảng hỏi dưới dạng thông tin đã xử lý bằng chương trình SPSS 13.0
• Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được thực hiện để thu thập những thông tin định tính, nhằm làm phong phú thêm cho những thông tin định lượng Đặc biệt phương pháp này tập trung chủ yếu vào những ý kiến của các em học sinh về vai trò của nhà trường, gia đình, các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc giáo dục giới tính Qua đây đi sâu tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em để làm rõ
Trang 6hơn vấn đề nghiên cứu của mình Phỏng vấn sâu được tiến hành với số lượng là
5 mẫu trong đó có 4 đối tượng là học sinh và 1 đối tượng là giáo viên trường THPT Ngô Quyền với các đặc điểm khác nhau về giới tính, khối học
6 Giả thuyết nghiên cứu
• Học sinh trường THPT Ngô Quyền đã có những hiểu biết về vấn đề GDGT nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu những kiến thức chung về lĩnh vực giới tính
• Gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè có vai trò quan trọng trong việc GDGT cho học sinh THPT Tuy vậy, vẫn còn có những lĩnh vực bị bỏ ngỏ như: quan hệ với bạn khác giới, vấn đề tình dục và quan hệ tình dục… Học sinh thường tìm đến các phương tiện truyền thông đại chúng
để lấp đầy những kiến thức còn thiếu hụt
Trang 77 Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế xã hội
Học sinh trường THPT Ngô Quyền
Thực trạng nhận thức của học sinh THPT Ngô Quyền về GDGT
Tâm lý
tuổi dậy
thì
Cơ quan sinh dục nam nữ
Các biện pháp tránh thai
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Trang 8NỘI DUNG CHÍNH
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận
Hành động xã hội có tính chuẩn mực, luôn phụ thuộc vào hệ giá trị chuẩn mực của xã hội Nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT đều được điều chỉnh bởi quan niệm của xã hội về giá trị chuẩn mực đã được các thành viên trong
xã hội chấp nhận vì vậy nhận thức và hành vi về vấn đề GDGT của các em không thể không tính đến hệ giá trị - chuẩn mực của xã hội
Hành động có tính duy lý, nghĩa là phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của chủ thể Các cá nhân một mặt tuân theo hệ giá trị chuẩn mực của xã hội, mặt khác vẫn hành động rất khác nhau, chứ không nhất thiết theo khuôn mẫu cứng nhắc Vì vậy các cá nhân tuỳ thuộc vào nhu cầu, mức độ quan tâm của mình mà có những nhận thức và hành vi khác nhau về vấn đề GDGT
• Thuyết cấu trúc - chức năng.
Theo lý thuyết câú trúc chức năng thì xã hội là một hệ thống tương đối chặt chẽ được cấu thành từ các tiểu hệ thống Đến lượt mình mỗi tiểu hệ thống lại được coi là một hệ thống được cấu thành từ các tiểu hệ thống nhỏ hơn Mỗi
bộ phận của hệ thống hoặc tiểu hệ thống đều giữ những vai trò nhất định phù hợp nhằm duy trì sự ổn định và đảm bảo sự phát triển của toàn bộ hệ thống Mở rộng ra cho bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong xã hội cũng đều có những
Trang 10chức năng riêng của mình, mà nếu thiếu đi sự vật, hiện tượng ấy cùng những chức năng tương ứng của nó thì xã hội không thể tồn tại được.
Vận dụng quan điểm này có thể xem xét nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội là những tiểu hệ thống và hoạt động giáo dục tri thức khoa học cũng như GDGT là những tiểu hệ thống nhỏ hơn Và trong đời sống xã hội nếu thiếu
đi bất cứ một tri thức nào thì con người khó có thể phát triển bình thường Việc Giáo dục giới tính cho các em học sinh THPT phải được xem là việc cần làm ngay
và là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội nhằm giúp các em có thể phát triển một cách hài hoà về thể chất và tâm hồn
• Lý thuyết nhu cầu của Maslow.
Nhu cầu thể hiện sự đòi hỏi của cơ thể sống đối với môi trường bên ngoài thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm, nếu không thì thiếu những điều kiện tồn tại và phát triển
Maslow là người đầu tiên đưa ra hệ thống các nhu cầu của con người Thuyết về thang phân cấp nhu cầu của ông được chia thành 5 bâc: từ nhu cầu vật chất đến nhu cầu hoàn thiện và phát huy tiềm năng của bản thân
1 Các nhu cầu về sinh lý: ăn, ngủ
2 Các nhu cầu về an toàn an sinh
3 Nhu cầu về xã hội văn hoá
4 Nhu cầu tự trọng
5 Nhu cầu tự thể hiện, tự khẳng định
Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những nhu cầu nhất định Mỗi cá nhân khác nhau trong hoàn cảnh khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau và ở cấp bậc khác nhau, nhưng phải đáp ứng được nhu cầu bậc thấp mới đi đến đáp ứng được nhu cầu bậc cao hơn
Trang 11Sử dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu để chỉ ra rằng: việc trẻ trong
độ tuổi dậy thì có nhu cầu được hiểu biết các vấn đề về giới tính là tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của chính bản thân các em
• Lý thuyết vai trò
Theo Ralph Linton, vai trò là một quan điểm cơ bản trong lý thuyết xã hội học nó đánh giá cao những mong đợi xã hội gắn với những vị thế cụ thể và phân tích thực hiện những mong đợi Mỗi cá nhân có một loại vai trò được đem lại từ những hình mẫu xã hội khác nhau mà anh ta tham dự Trong tiến trình cuộc đời của mỗi cá nhân thực hiện một số những vai trò khác nhau lần lượt hoặc đồng thời và tổng hợp tất cả các vai trò xã hội của anh ta được thực hiện từ khi sinh ra cho đến lúc chết tạo thành nhân cách xã hội của anh ta Ralph Linton nói chúng
ta giữ địa vị nhưng chúng ta đóng các vai trò Vai trò và địa vị không thể tách rời nhau Không thể có vai trò mà không có địa vị hoặc ngược lại Vai trò trở thành tập hợp các quyền và nghĩa vụ đã được thể chế hoá có nghĩa là với vị trí
mà các nhân xã hội hay tổ chức nắm giữ thì chủ thể xã hội đó cần thực hiện tốt những mong đợi, bổn phận, trách nhiệm ở vị trí đó
Ở đề tài này có thể thấy vai trò của nhà trường, gia đình và cộng đồng
xã hội là có trách nhiệm giáo dục những tri thức khoa học cũng như những tri thức xã hội cho học sinh Vai trò đó được thực hiện khi nhà trường, gia đình, cộng đồng xã hội tham gia vào việc giáo dục học sinh thoả mãn những mong đợi của xã hội đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của trường học
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chưa bao giờ GDGT được quan tâm nhiều như hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, nhất là sau hai hội nghị quốc tế ở Cairo 1994 ( Dân số và phát triển) và Bắc Kinh 1995 ( Diễn đàn phụ nữ) vì xã hội đã nhận thấy những nguy
cơ hiển nhiên của việc không coi trọng đúng mức ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa của bộ môn GDGT này
Trang 12Hầu hết các nước Châu Âu đều coi GDGT là một vấn đề lành mạnh Còn
ở nhiều nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, vấn đề GDGT vẫn được coi là vấn đề “ nhạy cảm” do xuất phát từ tư tưởng phong kiến Nhưng trong những năm trở lại đây, trước xu thế phát triển của xã hội, vấn đề GDGT được đề cập nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng qua sách báo, TV
Cuốn sách “ Sức khoẻ vị thành niên” là tài liệu do Trung tâm Bảo vệ bà
mẹ trẻ em kế hoạch hoá gia đình hợp tác với Thụy Điển đem lại những thông tin quý giá giúp định hướng hành động GDGT và chăm sóc SKSS vị thành niên
Cuốn sách “ Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành niên” của bác
sĩ Đào Xuân Dũng đã cho thấy sự cần thiết phải GDGT cho trẻ ở độ tuổi vị thành niên
TS Hoàng Bá Thịnh chủ biên với cuốn sách " Một số nghiên cứu về SKSS
ở Việt Nam sau Cairo" của NXB Chính trị quốc gia
Ngoài những cuốn sách nói về GDGT phải kể đến các công trình nghiên cứu, các bài báo trên tạp chí
Trường ĐH Y Thái Bình với “ báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu SKSS Vị thành niên ở 5 tỉnh của Việt Nam” Nghiên cứu cho biết tỉ lệ VTN có được thông tin từ nhà trường trong các lĩnh vực SKSS
Nguyễn Linh Khiếu với bài viết “ Tình bạn, tình yêu, tình dục tuổi vị thành niên” (t/c Khoa học về phụ nữ, số 3/2000) Bài viết là kết quả nghiên cứu khía cạnh tình bạn, tình yêu trong một dự án về SKSS vị thành niên năm 1998
Một bài báo khác đăng trên t/c Khoa học về Phụ nữ, số 3/2003 của Nguyễn Phương Thảo, “ Vị thành niên và vấn đề Sức khoẻ sinh sản” Bài viết phân tích hiểu biết của VTN về những nội dung cơ bản của SKSS như: tuổi dậy thì, tình dục, mang thai, các biện pháp tránh thai
Tạp chí Khoa học và phụ nữ số 3/2001 của các tác giả Đoàn Kim Thắng
và Dương Chí Thiện đã có nghiên cứu về “ Giáo dục giới tính và SKSS VTN” Bài viết đã đưa ra thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ em VTN đối với giáo dục SKSS VTN và GDGT
Trang 13Nghiên cứu khác được thực hiện tại Hà Nội với nội dung “ Nhu cầu GDGT và SKSS của học sinh THPT” nghiên cứu trường hợp 4 trường nội thành
Hà Nội ( tạp chí XHH số 4, 2002) của 3 tác giả Đoàn Kim Thắng, Phạm Thị Văn, Phạm Quốc Thắng Nghiên cứu nêu lên thực trạng nhận thức, thái độ, hành
vi và nhu cầu học sinh THPT về GDGT
Ngoài ra còn các khoá luận tốt nghiệp
“ GDGT cho con cái trong gia đình hiện nay” năm 1997 của Phạm Thị Kim Xuyến
“Tìm hiểu nhận thức và hành vi chăm sóc SKSS của VTN Việt Nam hiện nay” của Bùi Thu Hương năm 2002
“Vai trò của cha mẹ trong việc Giáo dục SKSS VTN trong các gia đình công nhân viên chức ở thị xã Tam Điệp, Ninh Bình hiện nay” của Nguyễn Thanh Hương năm 2005
Tuy nhiên có rất ít các đề tài nghiên cứu về thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT Việc dạy và học GDGT trong các trường THPT hiện nay ra sao? Nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội đóng vai trò như thế nào trong việc GDGT Đề tài nghiên cứu này mong muốn làm rõ những vấn đề trên
Trang 141.3 Một số khái niệm công cụ
Như vậy, nhận thức là sự phản biện biện chứng thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người, là quá trình xâm nhập ý chí con người vào hiện thực làm cho hiện thực chịu sự chi phối của chủ thể và quá trình nhận thức chính là quá trình con người làm phong phú thêm tri thức bằng những tri thức mới
Nhận thức nảy sinh, bộc lộ và phát triển trong sự tương tác giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức trong quá trình phản ánh hiện thức khách quan
Chủ thể nhận thức là con người, trong tính hiện thực của nó,mà bản chất
con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Con người với tư cách là chủ thể nhận thức, nhận thức của con người bị chi phối bởi các yếu tố sau:
Nhu cầu lợi ích: mỗi cá nhân, nhóm người đều có những nhu cầu lợi ích nhất định
Truyền thống văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau được phản ánh khác nhau ở những người khác nhau
Các tri thức của thế hệ trước để lại đối với tong cá nhân có sự kế thừa hay bác bỏ ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của họ
Đặc điểm tâm sinh lý của từng người: Vì chủ thể nhận thức là con người nên phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sinh học di truyền, bẩm sinh
Trình độ phát triển cụ thể của mỗi cá nhân về mặt sinh học
Trang 15Khách thể nhận thức: Là đối tượng mà nhận thức hướng vào, khách thể
nhận thức không đồng nhất với thế giới vật chất vì khách thể nhận thức không những chỉ hướng vào thế giới vật chất mà còn hướng vào thế giới tinh thần
Khách thể nhận thức của nghiên cứu này là toàn bộ quá trình giáo dục giới tính bao gồm: nội dung GDGT, công tác tuyên truyền giáo dục, …
Giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời trong quá trình nhận thức Khách thể nhận thức được phản ánh mang đậm tính cá nhân thông qua cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, tư tưởng…làm cho chủ thể nhận thức có thái độ, tình cảm đối với khách thể nhận thức và hành động tương ứng
Hoạt động xã hội và nhận thức có mối quan hệ biện chứng Cội nguồn của nhận thức là tính tích cực hoạt động, hiệu quả hoạt động phụ thuộc vào nhận thức V.I Lênin đã viết:" Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan"
Nhận thức là sự phản ánh thế giới xung quanh," nhận thức là biết được, hiểu được, ý thức được" thế giới xung quanh thông qua các hoạt động thực tiễn
và từ sự nhận thức đó con người tiến hành các hoạt động thực tiễn, thông qua đó nâng cao hiểu biết của mình
1.3.2 Khái niệm vị thành niên:
Vị thành niên là thời kỳ chuyển đổi từ trẻ con thành người lớn Nó được đánh dấu bằng những thay đổi xen lẫn nhau về thể chất, trí tuệ và mối quan hệ
xã hội chuyển từ giản đơn sang phức tạp ( WHO, 1979) Thời kỳ này kéo dài khoảng 10 năm từ 10 – 19 tuổi, có trường hợp đến 21 tuổi Đây là giai đoạn đứa trẻ có nhiều biến động lớn về thể chất, tâm lý, phát triển trí tuệ, về mối quan hệ với bạn cùng lứa tuổi, với thầy cô giáo, với cha mẹ và đặc biệt có sự thay đổi về hoạt động chức năng sinh sản Những thay đổi vừa phức tạp vừa đột biến đến mức đã có người định nghĩa “ Vị thành niên là một thời kỳ bão tố của những dao động lớn giữa những điều cực kỳ trái ngược nhau”(Neillk,1979)
Trang 161.3.3 Khái niệm giáo dục
Theo từ điển tiếng việt: “ Giáo dục là những hoạt động nhằm tác động một các hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng này dần có được những phẩm chất, năng lực, những yêu cầu đặt ra” [12]
Theo Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê (Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, 1999)
Giáo dục theo nghĩa hẹp : "bao gồm quá trình hoạt động nhằm tạo ra cơ
sở khoa học của thế giới quan, lý tưởng đạo đức, thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực của con người, kể cả việc phát triển nâng cao thể lực Quá trình này được xem là một bộ phận của quá trìn giáo dục tổng thể, kết quả không chỉ được xem xét về ý thức mà căn cứ trên hành vi, thói quen, hiểu biết của trình độ phát triển ( cao hay thấp) của trình độ có giáo dục của mỗi người” [5]
Theo các nhà xã hội học thì giáo dục là tất cả các dạng hoạt động của con người, ở đâu có sự giao lưu hoạt động, truyền đạt và lĩnh hội những giá trị, kinh nghiệm xã hội thì ở đó có giáo dục Khi đó giáo dục đồng nghĩa với xã hội hoá Nhà XHH người Nga Andreeva định nghĩa: “ Xã hội hoá là một quá trình hai mặt, một mặt cá nhân tiếp nhận những kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội hoá Mặt khác sản xuất một cách chủ động hệ thống vào mối quan hệ xã hội”
1.3.4 Khái niệm giới tính:
Theo từ điển tiếng việt: “ Giới tính là sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ” [12]
1.3.5 Khái niệm giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của giáo dục đời sống gia đình, giúp thế hệ trẻ:
Trang 17• Có những hiểu biết cơ bản về các đặc điểm giới tính, về quá trình sinh sản
ở người, về các bệnh lây lan do quan hệ tình dục
• Có ý thức và biết đánh giá đúng đắn hành vi của mình và của người khác trong mối quan hệ với người khác giới, xây dựng đúng đắn tình bạn, tình yêu chân chính
• Chuẩn bị về mặt tâm lí và thực tiễn cho cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, tư cách làm cha, làm mẹ trong tương lai
( Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, NXB từ điển Bách khoa Hà Nội, 2002)
Như vậy, Giáo dục giới tính nhằm giáo dục mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm giữa nam và nữ trên các khía cạnh sinh học, sức khoẻ sinh sản và tính dục GDGT là một khoa học liên ngành ( tâm lý, y học, xã hội học)
Giáo dục giới tính là sự chuẩn bị cho thanh thiếu niên những hiểu biết để bước vào đời để để biết ứng xử với nhau một cách tôn trọng và có trách nhiêm
và cũng để biết tự bảo vệ sức khoẻ sinh sản
1.4 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Trường THPT Ngô Quyền nằm ở phía tây thành phố Thái Nguyên, trên địa bàn phường Thịnh Đán Trường được thành lập từ năm 1966 Lúc đầu là trường cấp 3 Đồng Hỷ ( từ năm 1966 - 1986) Sau đó, tháng 9 năm 1986 được đổi tên là trường THPT Ngô Quyền - TP Thái Nguyên Trường thu hút học sinh
ở 7 xã phường miền tây TP Thái Nguyên: phường Thịnh Đán, phường Tân Thịnh, phường Thịnh Đức, xã Quyết Thắng, xã Phúc Trừu, xã Phúc Xuân và xã Bình Sơn
Trong những năm gần đây, trường đã ổn định về cơ cấu, số lượng và quy
mô đào tạo
• Về cơ sở vật chất:
Trường THPT Ngô Quyền có diện tích khuôn viên là 25.000 m2
Trường có 20 phòng học đủ bàn ghế, quạt, điện cho học sinh học tập Ngoài ra còn có các phòng chức năng như: khu hiệu bộ, phòng tin học với 25
Trang 18máy tính, phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng dạy giáo án điện tử, hội trường nhà đa năng và sân chơi, sân tập giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.
• Về đội ngũ giáo viên:
- Tổng số giáo viên: 61 người
- Đảng viên: 24 người
- Trình độ: Thạc sĩ: 7 giáo viên
Đại học: 62 giáo viênCao đẳng, trung cấp: 6 giáo viên
- Độ tuổi: Dưới 30 tuổi: 4 giáo viên
Từ 31- 40 tuổi: 23 giáo viên
Từ 41 - 50 tuổi: 41 giáo viên
- Trường có 6 tổ bộ môn:
Tổ Toán - Tin: 15 giáo viên
Tổ Văn: 10 giáo viên
Tổ Lý - Hoá: 13 giáo viên
Tổ Xã hội: 8 giáo viên
Tổ Ngoại ngữ: 6 giáo viên
Tổ Sinh - Thể: 9 giáo viên
Trong đó Nam: 808 học sinh
Nữ: 732 học sinh
( Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm học 2006 - 2007)
Trang 20CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
THPT NGÔ QUYỀN VỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
2.1 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi vị thành niên.
Vị thành niên (VTN) là những người ở lứa tuổi từ 10-19 Năm 1998, trong một tuyên bố chung giữa Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số liên hợp quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại nam nữ còn trẻ tuổi thành 3 loại như sau:
Vị thành niên ( Adolescent) : 10 - 19 tuổi
Thanh niên ( Youth): 15 - 24 tuổi
Người trẻ (yong people): 10 - 24 tuổi
Với định nghĩa nói trên, VTN chiếm 20% dân số thế giới Trong khi khái niệm thanh niên khác nhau theo từng nền văn hoá thì toàn thế giới ngày càng nhất trí rằng tuổi VTN là một giai đoạn khác biệt và quan trọng trong cuộc sống con người
Trong nghiên cứu này thì chú ý đến VTN ở lứa tuổi từ 15 -17 tuổi ( đang học THPT) Đây là lứa tuổi đã và đang trong giai đoạn dậy thì, là giai đoạn thay đổi một cách toàn diện về tâm sinh lý và tình cảm ở mỗi cá nhân
Về thể chất:
Thời kỳ dậy thì ở tuổi VTN trong giai đoạn này diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ
về thể chất như: sự thay đổi của cơ thể, phát triển và hoàn thiện về chiều cao, cân nặng…Ở nước ta, theo một số chương trình nghiên cứu khoa học, tuổi dậy thì của các em chậm hơn từ 1 -3 năm so với thế giới Các em gái Việt Nam có tuổi dậy thì khoảng 12 tuổi, chậm vào khoảng 18 tuổi Các em gái ở đô thị thường bước vào tuổi dậy thì sớm hơn các em gái ở nông thôn
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì tuổi dậy thì của các em ngày nay đến sớm hơn thế hệ trước Một số liệu cụ thể sau đây cho thấy: Trước khi trẻ lên
8, trọng lượng toàn bộ bắp thịt chiếm 27% trọng lượng toàn thân Trước khi trẻ lên 14 tuổi, trọng lượng toàn bộ bắp thịt chiếm 32% trọng lượng toàn thân Đến
Trang 2115 - 16 tuổi thì tăng vọt về trọng lượng vì chỉ riêng trọng lượng bắp thịt đã chiếm 43% trọng lượng toàn cơ thể.
Như vậy, có nghĩa là từ 8 tuổi đến 14 tuổi trọng lượng các bắp thịt chỉ tăng có 5% Từ 14 - 16 tuổi trọng lượng các bắp thịt tăng lên tới 12% Do ảnh hưởng của một số nội tiết như tuyến giáp trạng ( bao quanh bên ngoài phía trên
cổ họng ) và tuyến yên ( như một cái mấu nằm phía dưới bộ óc) tiết ra những chất kích thích làm xương phát triển nhanh
Mặt khác, do tuyến yên hoạt động mạnh cho nên các tuyến sinh dục cũng phát triển mạnh dần lên và tiết ra nhiều chất hoocmon có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các cơ quan có chức năng thực hiện quá trình sinh đẻ sau này Vì vậy thời ký này về mặt chuyên môn người ta goi sự biến đổi trong cơ thể các em
là sự phát dục [3]
Về tâm lý
Cùng với sự phát triển về sinh lý, thể chất của tuổi dậy thì, sự biến đổi về tâm lý cũng diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp Xuất hiện nhiều cảm xúc về giới tính được bộc lộ ra mà trước đây chỉ ở dạng tiềm năng Xuất hiện nhiều những thắc mắc, băn khoăn lo lắng trước sự biến đổi của cơ thể
Trong thời kỳ này, do hệ thống tuần hoàn máu nảy sinh hiện tượng mâu thuẫn tạm thời, cụ thể là tim của các em phát triển mạnh có nhiều khả năng hoạt động nhưng mạch phát triển chậm hơn gây trở ngại, khiến cho tim hoạt động không đều Hậu quả của tình trạng này là máu của óc khi tăng khi giảm Điều này đã ảnh hưởng đến tâm trạng của các em, nhất là các em gái "đa cảm", các
em thường có cảm giác "căng thẳng, mệt mỏi, đôi lúc hoa mắt chóng mặt Hệ thần kinh đối với hoạt động của hệ tim mạch chưa hoàn thiện, do đó nhiều khi nhịp tim của các em bị kích thích nhưng thần kinh không kiểm soát được, nhịp
tăng lên đột ngột dễ gây những cảm xúc tiêu cực bột phát: giận dỗi [3]
Tính cách đặc trưng của lứa tuổi VTN là tính trẻ con và tính người lớn pha trộn - một người lớn chưa đủ chín chắn, thích bắt chước người lớn nhưng lại không có trách nhiệm của người lớn, chuẩn bị trở thành người lớn nhưng lại chống đối và bỡn cợt cả người lớn Chính vì tính cách đó mà VTN luôn muốn
Trang 22thử sức, luôn muốn tự khẳng định , thích mạo hiểm nhưng một khi gặp khó khăn, đau buồn, hay thất bại lại chưa đủ bản lĩnh để lí giải, chống chọi và vượt qua, cho nên nhiều khi rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lí, mất cân bằng, không làm chủ được bản thân
Những nét cơ bản về tâm sinh lý tuổi VTN sẽ giúp chúng ta nhận biết rõ hơn về những thay đổi của của VTN nói chung và học sinh THPT nói riêng Đặc biệt, đối với đề tài nghiên cứu này, việc hiểu biết một cách rõ ràng và khoa học
là một điều quan trọng và cần thiết cho việc phân tích nội dung nghiên cứu ở chương sau Ngoài ra, nhận thức rõ về đặc điểm tâm sinh lý của VTN còn giúp cho việc hoạch định các hoạt động GDGT trong nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội
2.2 Nhận thức của học sinh trường THPT Ngô Quyền, TP Thái Nguyên về GDGT
Rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh thanh thiếu niên ngày nay dậy thì sớm hơn trước Những năm cuối cấp tiểu học các em gái đã có hành kinh Các em trai ở năm đầu trung học cơ sở đã có hiện tượng mộng tinh, điều
đó không hiếm Cuộc điều tra quốc gia về Vị thành niên và thanh niên (SAVY) năm 2003 là cuộc điều tra lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên ở Việt Nam
đã cho thấy rằng, tuổi trung bình có kinh nguyệt lần đầu ở nữ là 14.5 tuổi và mộng tinh / xuất tinh ở nam là 15.6 tuổi Cũng theo kết quả điều tra của SAVY thì phần lớn thanh thiếu niên ở độ tuổi này chưa có quan hệ tình dục nhưng tác động tâm lý xã hội do các thay đổi trong cơ thể có thể là những thách thức thực sự Nếu không được chuẩn bị sẵn tinh thần và có đầy đủ các thông tin thì những thay đổi rất bình thường và phổ biến này ở lứa tuổi vị thành niên có thể gây nên những hoang mang không cần thiết Chính vì vậy việc cung cấp thông tin về những thay đổi trong thời kì dậy thì cho nam nữ bắt đầu tuổi thanh thiếu niên là rất cần thiết
Trong thời gian gần đây, những nội dung của giáo dục giới tính đã được nhiều cấp, ngành quan tâm và đã được Bộ Giáo dục đưa vào chương trình giảng dạy từ bậc trung học cơ sở Tuy nhiên giáo dục giới tính chưa phải là một bộ
Trang 23môn riêng biệt như các bộ môn khác mà nội dung này chỉ được giới thiệu lồng ghép vào các môn Sinh học hay Giáo dục công dân Trong nghiên cứu này sẽ tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh THPT về vấn đề GDGT và qua đó biết được vai trò của nhà trường, gia đình, các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc GDGT cho học sinh THPT.
Như đã nói ở phần thao tác hoá khái niệm, những kiến thức về vấn đề GDGT như sự cảm nhận về tâm lí tuổi dậy thì, tình bạn, tình yêu, tình dục, về các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể được xem là những nội dung cơ bản trong kiến thức về lĩnh vực GDGT
Ở độ tuổi dậy thì, cùng với những thay đổi về cơ thể thì tính tò mò của trẻ cũng phát triển hơn Chúng bắt đầu quan sát với những suy nghĩ và những nhận xét riêng của mình Đôi khi bố mẹ thực sự bối rối khi trẻ hỏi về những điều chúng nghe và nhìn thấy qua TV hay trong đời sống hàng ngày Và chúng không bao giờ ngừng đi tìm câu trả lời khi chưa được giải đáp thắc mắc một cách cụ thể Bên cạnh những thông tin được cung cấp tại trường học, thì gia đình, bạn bè
và các phương tiện truyền thông đại chúng là những nơi mà trẻ cũng tiếp nhận các kiến thức GDGT Với nguồn cung cấp thông tin đa dạng, phong phú và không có sự kiểm soát như vậy, những kiến thức về giới tính của các em hiện nay đang ở mức độ nào? các em đang thiếu hụt về thông tin gì?
Khi hỏi 150 học sinh trường THPT Ngô Quyền có nghe về GDGT không thì 98% (147/150) học sinh trả lời là có Đây là điều có thể lí giải được vì chương trình GDGT đã được lồng ghép vào môn Sinh học và Giáo dục công dân trong nhà trường THCS Mặc dù chưa trở thành môn học chính thức nhưng học sinh đã được nghe, được học về một số nội dung của GDGT Ngoài ra, qua điều tra thì được biết trong trường THPT Ngô Quyền cũng có
tổ chức các cuộc thi, các buổi toạ đàm về GDGT Hơn nữa, hiện nay cụm từ " Giáo dục giới tính" đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: sách báo, đài, TV, internet Và như vậy, cụm từ "Giáo dục giới tính" không còn xa lạ với học sinh THPT là điều dễ hiểu
Trang 24Trên cơ sở có biết về GDGT, chúng tôi đi đến tìm hiểu xem các em học sinh trường THPT Ngô Quyền nắm được những vấn đề gì của GDGT.
Qua biểu đồ có thể thấy, tỷ lệ học sinh biết những kiến thức về GDGT là khá cao nhưng lại có sự chênh lệch giữa các nội dung về GDGT mà các em biết đến 99.3% học sinh được hỏi trả lời rằng đã được cung cấp thông tin về tình bạn, 86% là tỷ lệ học sinh được cung cấp thông tin về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kiến thức về tuổi dậy thì là 85.3%, kế đến về tình yêu là 78.7%, các biện pháp tránh thai là 78% Những hiểu biết về tình dục chiếm tỉ lệ thấp hơn Chỉ có 58.7% học sinh trả lời là có biết đến những kiến thức về tình dục
Những số liệu trên đã chứng minh rằng, các em ít nhiều đều có những kiến thức nhất định về GDGT Phần lớn những kiến thức của các em thường tập trung vào những nội dung: tâm lí tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục nam nữ, các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục Còn những kiến thức
về tình dục các em ít được cung cấp hơn Có thể giải thích được sự khác biệt này
là do những kiến thức về cơ quan sinh dục, các biện pháp tránh thai là những nội dung đã được giảng dạy tại trường Qua đó, những thông tin này được trang
bị một cách đầy đủ và khoa học Hơn nữa, phần lớn các em tìm hiểu những kiến thức nào mà mình quan tâm, những kiến thức có lợi cho bản thân các em như
Trang 25phòng chống các bệnh lây qua đường tình dục, sự phát triển tâm sinh lý tuổi dậy thì
Có lẽ các vấn đề liên quan đến tình dục vẫn còn là vấn đề nhạy cảm nên ngay cả trong gia đình, nhà trường vẫn còn khá e dè, ngại ngùng khi nói đến vấn
đề này Có nhiều quan niệm cho rằng việc dạy GDGT cho các em ở thời điểm này là quá sớm, là “ vẽ đường cho hươu chạy”, sẽ khiến các em nảy sinh sự tò
mò, có thể dẫn đến những hậu quả như: yêu đương sớm, bỏ bê học hành sẽ dẫn đến những hậu quả xấu như: quan hệ tình dục trước hôn nhân, mang thai sớm Nhưng thực ra không phải vậy, nếu gia đình, nhà trường không giảng dạy cho các em thì các em cũng tự tìm hiểu để thoả mãn trí tò mò của mình Đối với trẻ VTN không có gì nguy hại hơn là những tri thức đó được nhận biết một cách vụng trộm Khi bản thân trẻ bắt đầu thức dậy một cách tự nhiên những thay đổi tâm sinh lý thì cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất là giảng dạy GDGT một cách chính thống Khi các em được cung cấp thông tin, được giáo dục một cách đúng đắn và đầy đủ, các em sẽ tự giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc, điều chỉnh kịp thời những hành vi sai lệch của mình Từ đó, các em sẽ tự ý thức về bản thân và sống có trách nhiệm với bản thân hơn
Qua số liệu trên cho thấy những kiến thức về GDGT của các em học sinh cuối cấp THCS là khá phong phú, đa dạng Hầu hết các em đã biết đến những nội dung của GDGT Vậy những thông tin mà các em có được đang ở mức độ nào?
về học sinh, con em mình
Bảng 1: Những biểu hiện dậy thì ở nữ (%)
Biểu hiện dậy thì ở nữ Số lượng Tỉ lệ (%)
Trang 27Biểu đồ 2: Biểu hiện dậy thì ở nữ(%)
Qua biểu đồ có thể thấy một tỉ lệ khá cao các em học sinh nhận biết được những biểu hiện dậy thì ở nữ Chiếm tỉ lệ cao nhất ở các dấu hiệu: có kinh nguyệt chiếm 98.7%, phát triển vú là 98%, mọc lông mu và nách là 92.7% Đây
là ba dấu hiệu cơ bản của tuổi dậy thì ở nữ và phần lớn các em đều biết được những biểu hiện này Tiếp theo là những biểu hiện còn lại là những thay đổi về ngoại hình ( 86.7%), những thay đổi về tính cách (80%), xuất hiện những tình cảm khác giới (72.7%) Những con số trên cho thấy một tỉ lệ lớn các em cho rằng những biểu hiện của tuổi dậy thì thường tập trung vào những dấu hiệu hình dáng bên ngoài, còn về những thay đổi về tính cách, tình cảm chiếm tỉ lệ thấp hơn Tuy nhiên những con số này cũng không đáng kể
Qua phỏng vấn sâu các học sinh nữ thì hầu hết các em đã chỉ ra được những dấu hiệu cơ bản của tuổi dậy
" Dấu hiệu dậy thì ở nữ là có kinh nguyệt, phát triển vú Ngoài ra trong thời kỳ này, tính cách có nhiều thay đổi, chơi với các bạn trai không còn thoải mái, vô tư như trước nữa "
Nữ, học sinh,16 tuổi, lớp 10.
Có thể hiểu được điều này bởi chính các em đã trải qua giai đoạn này và không ai có thể hiểu bản thân các em hơn chính các em
Vậy còn những biểu hiện của tuổi dậy thì ở nam thì ra sao?
Bảng2: Những biểu hiện dậy thì ở nam (%)
Trang 28Biểu hiện dậy thì ở nữ Số lượng Tỉ lệ (%)
Biểu đồ 3: Những biểu hiện dậy thì ở nam (%)
Qua biểu đồ có thể thấy một tỉ lệ nhận biết được các biểu hiện dậy thì ở nam cũng khá cao Tuy nhiên, phần lớn tập trung vào những thay đổi sinh lý: vỡ giọng ( 99.3%), mọc lông mu và nách ( 89.3%), những thay đổi về ngoại hình ( 90%) So với những dấu hiệu tuổi dậy thì khác thì tỉ lệ học sinh cho rằng mộng tinh là biểu hiện tuổi dậy thì ở nam là thấp hơn chỉ có 78%
Các cuộc phỏng vấn sâu đều cho thấy rằng, hầu hết các em chỉ tập trung vào những thay đổi bên ngoài, những biểu hiện dễ nhận thấy, còn về những biến đổi của tâm lý, tình cảm ít được đề cập đến hơn Trong khi đó, ở lứa tuổi này, đời sống tâm sinh lý của các em có những biến đổi sâu sắc Những thay đổi chủ yếu nhất của lứa tuổi này là thái độ cư xử với bạn khác giới, tính cách độc lập, nhu cầu có bạn bè
Trên đây là một số nhận thức của các em học sinh về những biểu hiện của tuổi dậy thì ở nam và nữ Vậy còn các bạn nam có những hiểu biết như thế nào về những biểu hiện dậy thì ở các bạn nữ?
Bảng 3: Tương quan giữa giới tính
Trang 29với những hiểu biết về tuổi dậy thỡ ở nữ (%)
Giới tớnhBiểu hiện
Biểu đồ 4: Tương quan giới với những hiểu biết
về biểu hiện của tuổi dậy thỡ ở nữ
Qua biểu đồ cú thể thấy tỉ lệ nhận biết những biểu hiện dậy thỡ ở nữ của cỏc bạn nam là khỏ cao và hầu như khụng cú sự khỏc biệt giới mấy về vấn đề này 97.1% cỏc bạn nam cho rằng biểu hiện dậy thỡ ở cỏc bạn nữ là cú kinh
Mọc lông
mu và nách
Xuất hiện những tình cảm khác giới
Những thay
đổi về tính cách
Những thay
đổi về ngoại hình
Trang 30nguyệt, phát triển vú là 97.1%, mọc lông mu và nách là 94.1% Nhìn chung, các bạn nam đã nhận biết được những dấu hiệu cơ bản ở tuổi dậy thì của nữ Có ý
kiến của một bạn nữ cho rằng:" Các bạn nam biết nhiều về vấn đề này Ngoài những kiến thức được dạy ở trường thì các bạn ấy tự tìm hiểu qua sách báo, internet " Biết và hiểu rõ về bạn khác giới là một điều tốt bởi từ đó sẽ hình
thành những suy nghĩ, hành động đúng mực với bạn khác giới nhất là trong tuổi dậy thì - lứa tuổi có những thay đổi rất mạnh về tâm sinh lý, xuất hiện những tình cảm khác giới, thứ tình cảm không hẳn là tình bạn nhưng cũng chẳng phải
là tình yêu Tuy nhiên, những kiến thức này cần được giảng dạy một cách khoa học và hệ thống để tránh gây ra những hậu quả xấu sau này Bởi hiện nay có rất nhiều thứ văn hoá phẩm độc hại có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của trẻ trong thời kỳ này
Còn các bạn nữ có nắm được những biểu hiện cơ bản của tuổi dậy thì ở nam không?
Bảng 4: Tương quan giữa giới tính với những hiểu biết về tuổi dậy thì ở nam (%)
Giới tínhBiểu hiện
Trang 31Nhìn chung, phần lớn học sinh trường THPT Ngô Quyền đã có những nhận thức cơ bản về tuổi dậy thì Có thể lí giải được điều này bởi chính các em
đã và đang trải qua tuổi dậy thì Hơn nữa đây là những kiến thức cơ bản đã được giảng dạy trong giờ Sinh học lớp 8 Ngoài ra, những số liệu này cũng thể hiện một điều các em học sinh không chỉ có những quan tâm và những hiểu biết về tuổi dậy thì của chính mình mà còn có những kiến thức nhất định về bạn khác giới
Trang 322.2.2 Nhận thức về cơ quan sinh dục
"Cơ quan sinh dục hay còn gọi là bộ phận sinh dục là phần cơ thể của mỗi người mà dựa vào đó ta biết được một người là nam hay là nữ Cơ quan sinh sản của nam giới khác với cơ quan sinh sản của nữ giới Chức năng cơ bản của cơ quan sinh sản là giúp cho người ta có thể sinh con và cũng chính là nơi đem lại những khoái cảm về tình dục cho mỗi người Bởi vì cơ quan sinh sản có nhiệm
vụ duy trì nòi giống và đây cũng là nơi được xem như là phần riêng tư nhất của
mỗi người, cơ quan sinh sản cần được chăm sóc và bảo vệ cẩn thận" (Theo sổ tay cho người làm công tác sức khỏe cộng đồng về cơ quan sinh sản và những điều cần biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục của FHI ( Sức khoẻ gia đình quốc tế) phối hợp với USAIDS ( Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kì)
Cơ quan sinh dục là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với mỗi người Biết và hiểu rõ về bộ phận sinh dục là cách để bảo về sức khỏe chính bản thân mình Qua phỏng vấn sâu một số em học sinh thì phần lớn các em đều trả lời là
có nghe và biết về bộ phận sinh dục:
" Đây là những kiến thức bọn em được học trong giờ sinh học Bọn em được học về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nam nữ Nhưng kể tên
và nêu cụ thể của các bộ phận ra thì em không nhớ rõ lắm "
Nữ, học sinh, 17 tuổi, lớp 11
Có thể nói, phần lớn các em đều được học những kiến thức này trong nhà trường THCS nhưng không phải ai cũng nắm rõ và hiểu rõ những kiến thức này Một phần là do đây vẫn là nội dung khá nhạy cảm nên vẫn còn tồn tại tình trạng
cô giáo giao về nhà cho học sinh tự tìm hiểu, một phần là do chính bản thân các
em chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của GDGT Chủ yếu các em chỉ biết
sơ sơ: cơ quan sinh dục thực hiện chức năng sinh sản, duy trì nòi giống, còn cụ thể các bộ phận ấy như thế nào, thực hiện chức năng gì thì hầu như là không biết
Trang 33Trong trường học những kiến thức về các bộ phận sinh dục thường đề cập đến ở mức giải phẫu sinh lý còn một phần rất quan trọng nữa là việc chăm sóc
và bảo vệ cơ quan sinh dục vẫn bị bỏ ngỏ Phần lớn việc chăm sóc và bảo vệ cơ quan sinh dục được cha mẹ hướng dẫn cho con khi bước vào tuổi dậy thì
" Ở trường thầy cô chỉ dạy theo trong SGK mà trong SGK không có phần nào nói về việc chăm sóc và vệ sinh cơ thể Chủ yếu vấn đề này là mẹ em hướng dẫn, ngoài ra qua bạn bè, sách vở em cũng biết thêm"
Nữ, học sinh, lớp 11
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ở một số gia đình vấn đề này ít được nói đến Có thể với tâm lí ngại ngùng các em không dám bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ Điều này cho thấy cần phải có sự phối hợp giáo dục giới tính của cả nhà trường, gia đình và xã hội để có thể trang bị cho các em những kiến thức GDGT đầy đủ, đúng đắn và hệ thống nhất
Như vậy, những kiến thức về bộ phận sinh dục còn nhiều hạn chế, không đầy đủ, chỉ dừng lại ở việc nghe đến tên và hiểu sơ qua về chức năng hoạt động của các bộ phận Việc chăm sóc và bảo vệ cơ quan sinh dục cũng không được hướng dẫn đầy đủ Việc không hiểu biết đầy đủ khiến các em không thể tự chăm sóc và tự bảo vệ cơ quan sinh sản của mình đúng cách Điều này có thể làm phát sinh bệnh tật và ảnh hưởng đến khả năng các em sinh ra những đứa con khoẻ mạnh trong tương lai
2.2.3 Nhận thức về tình bạn và tình yêu
Tình bạn là tình cảm trong sáng nhất của đời sống con người Đó là một nhu cầu tinh thần thiết yếu Tình bạn tồn tại suốt cả cuộc đời Ở mỗi lứa tuổi khác nhau tình cảm bạn bè cũng mang những màu sắc khác nhau
Ở lứa tuổi này đa phần các em đều có xu hướng tìm cho mình những người bạn, những nhóm bạn chơi phù hợp với mình Qua điều tra tại trường THPT Ngô Quyền cho thấy có 145 học sinh chiếm 96.7% được hỏi trả lời rằng có chơi với một nhóm bạn Chỉ có 3.3 % trả lời là không chơi với một nhóm bạn nào cả Điều này một lần nữa cho thấy rằng kết bạn là nhu cầu thiết yếu của lứa tuổi vị thành niên và con người không thể sống thiếu tình bạn
Trang 34Tình bạn lứa tuổi VTN bị thử thách mạnh mẽ nhất bởi đang trong giai đoạn tâm sinh lý thay đổi Sự kết bạn ở tuổi VTN cũng bắt đầu khác trước: sự chuyển từ nhóm bạn cùng giới sang nhóm bạn lẫn lộn cả hai giới và sự hình thành những đôi bạn thân khác giới là những bước quá độ
Có 113/145 học sinh được hỏi chiếm 77.9% trả lời rằng trong nhóm bạn chơi đó có cả nam và nữ Hầu như không có sự khác biệt giới trong vấn đề này ( 78.5% nam và 77.5% nữ) Điều đó cho thấy xu hướng kết bạn khác giới ngày càng lớn trong lứa tuổi VTN
Tại trường THTP Ngô Quyền, TP Thái Nguyên, số học sinh có bạn thân
là người khác giới là khá cao Kết quả cho thấy trong tổng số 150 bạn học sinh được hỏi có 102 học sinh khẳng định có bạn thân khác giới chiếm 68% Ranh giới từ tình bạn sang tình yêu là rất mong manh nhất là khi đã có nhiều thời gian
hiểu nhau Ý kiến của một bạn nữ:" Cho dù luôn ý thức đó đơn thuần là tình bạn nhưng với sự đồng cảm, hợp nhau, luôn giúp đỡ nhau, lo lắng cho nhau thì
đã dần thành một thứ tình cảm không còn là tình bạn vô tư như trước nữa"
Tuy nhiên, kết quả từ cuộc điều tra cho thấy chỉ có 12.7% bạn học sinh trả lời là có nghĩ đến việc vượt qua giới hạn tình bạn, có nghĩa là xuất hiện những rung cảm với người bạn thân khác giới của mình, 25.3% trả lời là không biết Và
đa số học sinh khẳng định không có suy nghĩ là đi xa hơn tình bạn với người bạn khác giới của mình ( 62%)
Bảng 5: Có suy nghĩ vượt quá giới hạn tình bạn (%)
Trang 35có "cảm giác ngại", " hay chú ý đến bạn đấy hơn" Ở lứa tuổi này các em đã bắt đầu ý thức về giới tính của mình
" Không hiểu sao đến lớp em chỉ chú ý tìm xem bạn ấy đã đến lớp chưa, đang làm gì Cũng không phải là có việc gì tìm bạn ấy đâu mà tự nhiên cứ muốn như thế "
Nữ, học sinh, 17 tuổi lớp 11
Với những trạng thái cảm xúc, những rung động mới xuất hiện trong quan
hệ với bạn khác giới như xao xuyến, bồi hồi, hồi hộp tình bạn với bạn khác giới trong độ tuổi này không còn mang tính chất vô tư trẻ con nữa mà tình bạn đã thúc đẩy và cuốn hút bởi lực hấp dẫn giới tính và mang tính định hướng bản năng Tuy nhiên những cảm xúc mới này không phải là toàn bộ mối quan hệ tình bạn của lứa tuổi VTN cũng như lứa tuổi đang học THPT mà nó chỉ là nét biểu hiện đặc trưng riêng của tình bạn ở lứa tuổi này
Ranh giới giữa tình bạn và tình yêu là rất mong manh Theo kết quả điều tra thì 33.3% học sinh trường THPT Ngô Quyền đã từng hoặc đang có người yêu Đáng chú ý là có sự khác biệt giới trong vấn đề này 39.7% học sinh nam khẳng định là đã có hoặc đang có người yêu Trong khi đó ở nữ chiếm 28%
Trang 36Quan điểm của các em học sinh về việc có nên yêu trong độ tuổi còn đang đi học phổ thông cũng rất khác nhau:
Bảng 7: Nên yêu khi đang học phổ thông (%)
Phần lớn các bạn học sinh đều cho rằng không nên yêu khi còn đang
học phổ thông ( 61.3%) Lí do để các bạn học sinh đưa ra là "Vì tuổi của chúng ta là tuổi đang đi học nên yêu sẽ không học được Chúng ta chưa đủ kinh nghiệm để hiểu một người bạn khác giới" (Nữ, học sinh,17 tuổi,lớp 11)
" Vì đang là học sinh thì không nên yêu quá sớm, nếu yêu đương sớm thì sao nhãng học tập, dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng giải quyết vì còn đang phụ thuộc vào cha mẹ" (Nữ, học sinh,
16 tuổi, lớp 10)
Hay một ý kiến khác:" Vì những thứ gọi là tình yêu ở tuổi đang đi học phổ thông chỉ được coi là tình bạn và ở tuổi này vẫn chưa hiểu hết về những vấn đề này vì vậy không nên yêu " ( Nam, học sinh, 16 tuổi, lớp 10)
Hầu hết những lí do mà các bạn học sinh đưa ra để dẫn chứng cho ý kiến của mình là đang trong độ tuổi đi học, phải tập trung vào việc học tập Hơn nữa, các bạn còn cho rằng ở độ tuổi này chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ chín chắn để
Trang 37" Bất cứ ai đến tuổi vị thành niên cũng xuất hiện một tình cảm khác giới, mỗi người có một cách quan niệm khác về tình yêu, sự vô tư, chân thành, sự hiểu biết để có một tình yêu đẹp sẽ giúp họ có một tình yêu trong sáng mà không ảnh hưởng đến việc học tập cũng như tu dưỡng" (Nữ, học sinh, 17 tuổi, lớp 11)
" Khi còn học phổ thông, tuy nhận thức chưa cao về tình yêu nhưng tình yêu không phải lúc nào cũng có hại đến chúng ta Nếu là tình yêu chân chính, nó sẽ trở thành động lực trong học tập" (nam, học sinh, 17 tuổi, lớp
11)
Vì các bạn học sinh đang trong độ tuổi đi học vì vậy chúng tôi đưa ra câu hỏi về ảnh hưởng của tình yêu đến học tập nhằm tìm hiểu nhận thức của các bạn học sinh về tình yêu thời học sinh
Biểu đồ 6: Ảnh hưởng của tình yêu đến học tập.
Qua biểu đồ có thể nhận thấy, đa số các bạn học sinh cho rằng tình yêu khi còn đang đi học có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập 69.3% bạn học
sinh cho rằng tình yêu làm mất nhiều thời gian hơn " Vì phải mất rất nhiều thời gian suy nghĩ về chuyện này Bình thường thời gian đi học đã chiếm gần hết thời khoá biểu, nay còn chuyện yêu đương nữa thì thời gian giành cho việc học cũng bị chia sẻ Hơn nữa, nhiều khi không tập trung vào việc học được"(Nam,
Trang 38cấm bạn ấy yêu sớm nên bạn ấy chống đối, thành ra một con người khác hẳn: nổi loạn, chơi bời hơn, kết quả học tập giảm sút"
" Từ khi bạn ấy có người yêu vào, bạn ấy không còn hay đi chơi hay đi học cùng bọn em nữa, lúc nào hai bạn ấy cũng kè kè cạnh nhau"
Và chỉ có 14.7% cho rằng tình yêu làm cho kết qủa học tập tốt hơn
Độ tuổi vị thành niên là độ tuổi đang dần hoàn thiện nhân cách Ở độ tuổi này xuất hiện những tình cảm với người khác giới là không tránh khỏi Vấn đề
là làm thế nào giúp các em nhận biết và xây dựng tình bạn đích thực và có trách nhiệm trong tình yêu Điều này cho thấy GDGT trong gia đình và nhà trường là rất cần thiết cho các em Cần phải biết rõ thời điểm nào là thích hợp nhất cho việc GDGT và những nội dung phù hợp tuỳ theo từng lứa tuổi Có như vậy mới giúp trẻ VTN cũng như học sinh THPT nhận thức được và lựa chọn những hành
vi đúng đắn và phù hợp với sự phát triển cả về sinh học và xã hội của các em
2.2.4 Nhận thức về tình dục
Có thể nói, do ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống nên ở các nước phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng, vấn đề giới tính, tình dục vẫn là vấn đề tế nhị, thầm kín Khi đề cập đến vấn đề này, nhiều người vẫn còn e ngại, cho là " vẽ đường cho hươu chạy" nhưng thực tế là " chưa vẽ đường thì hươu đã chạy rồi" Sự bùng nổ thông tin và sự phát triển của nền kinh tế thị trường , thông tin đến với mỗi
cá nhân rất đa dạng và trong đó có những yếu tố tiêu cực: văn hóa đồ truỵ, sách báo, video độc hại đã làm ảnh hưởng tác động mạnh đến trẻ VTN Một hệ quả mà
dễ dạng nhận thấy là tỉ lệ VTN có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai và nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ngày càng tăng, đặc biệt là các thành phố lớn
Trang 39Vậy các em học sinh có nhận thức như thế nào về vấn đề tình dục?
Bảng 8: Có nghe nói về quan hệ tình dục (%)
Những con số trên cho thấy thông tin về tình dục và QHTD vẫn là một vấn đề "nhạy cảm", "khó nói" đối với các bạn học sinh THPT Bởi đến một nửa học sinh không biết và không trả lời vấn đề này
“Bọn em hay nói chuyện với nhau về tình bạn, tình yêu, đó là những vấn
đề mà bọn em quan tâm Em chưa bao giờ nghĩ đến hay nói với ai về tình dục hay quan hệ tình dục cả”
Trang 40Đa số học sinh không tán thành có QHTD trong độ tuổi VTN Lí do đưa
ra là " QHTD sớm sẽ đem lại những hậu quả xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ: mang thai sớm,, mắc các bệnh về tình dục " (Nam, học sinh, 18 tuổi, lớp 12)
"Tình yêu học trò rất đẹp và trong sáng, hãy để nó trong sáng đúng nghĩa của nó Em không tán thành việc QHTD trong độ tuổi này" ( Nữ, học sinh, 17
tuổi, lớp 11)
Qua phỏng vấn sâu cho thấy, các bạn học sinh trường THPT Ngô Quyền có thái độ rất cương quyết đối với vấn đề QHTD trong độ tuổi VTN Các bạn đều nhận thức được rằng QHTD trong độ tuổi này có ảnh hưởng đến sức khoẻ Hơn nữa, đang ở độ tuổi VTN cần phải tập trung cho việc học tập
Có 20/150 học sinh không có ý kiến Không ý kiến có nghĩa là không đồng tình cũng không phản đối hay là còn ngại ngùng không muốn trả lời vấn đề này?
Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, có 7 học sinh chiếm 4.7% trả lời tán thành việc QHTD trong độ tuổi VTN Đặc biệt trong 7 bạn này thì có 6 bạn là đã từng có hoặc đang có người yêu Mặc dù đây là con số nhỏ, không mang tính đại diện những phần nào cũng cho thấy trong tình yêu của học sinh THPT đã có những xúc cảm tình dục Xúc cảm tình dục là những tình cảm nảy sinh khi bị cuốn hút mạnh mẽ về tâm hồn và thể chất với một người nào đó: có khi chỉ là những động tác vuốt ve, âu yếm Những xúc cảm này tất yếu sẽ dẫn đến khi đến tuổi dậy thì và đặc biệt chỉ có 2 người yêu nhau với nhau Vì vậy điều quan trọng đối với nam nữ tuổi VTN, đặc biệt là còn đang đi học là cần được giáo dục
về GDGT về quan hệ bạn bè, tình yêu tình dục tuổi VTN, và làm thế nào để VTN hiểu rằng QHTD có trách nhiệm là sự chia sẻ của cả hai phía và chỉ trong khuôn khổ hôn nhân mới đem lại an toàn và hạnh phục bền lâu?
Vậy giữa nam và nữ có quan điểm giống nhau trong vấn đề này không?