Nhân cách có nhiều khoa học nghiên cứu: Triết học, Xã hội học, Văn học, Nghệ thuật, Kinh tế học, Tâm lý học, Y học… Trong đó, với lĩnh vực Triết học, từ gần 2000 năm trước Nho giáo đã nó
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta, Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề con người, đặc biệt là nhân cách con người Muốn công nghiệp hóa và hiện đại hóa thành công thì phải có con người đạo đức và con người trí tuệ Đó chính là nhân cách
Nhân cách có nhiều khoa học nghiên cứu: Triết học, Xã hội học, Văn học, Nghệ thuật, Kinh tế học, Tâm lý học, Y học… Trong đó, với lĩnh vực Triết học, từ gần 2000 năm trước Nho giáo đã nói nhiều tới con người, đạo đức…
Nho giáo là một học thuyết Triết học và chính trị - xã hội lớn nhất trong lịch sử triết học Trung hoa cổ đại Mặc dù ra đời rất sớm nhưng học thuyết Nho giáo đã sớm phát hiện ra vấn đề con người, bàn nhiều về con người, đặc biệt đề cập khá sâu đến quan niệm con người và đào tạo con người hay nói cách khác là đạo đức, nhân cách con người và quá trình hình thành Đây là một trong những nội dung chủ yếu của học thuyết Nho giáo
Nho giáo đã du nhập và tồn tại ở Việt Nam gần 2000 năm, đã có tác dụng to lớn đối với xã hội và con người nước ta trong lịch sử, đồng thời cũng để lại những ảnh hưởng khá sâu đậm đến xã hội và con người Việt Nam hiện nay Vì vậy nghiên cứu quan niệm về con người và đào tạo con người của Nho giáo có ý nghĩa cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người trong giai đoạn hiện nay Vì vậy trong phạm vi bài tiểu luận nhỏ
Trang 2này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về “Quan điểm của Nho giáo về nhâncách và sự hình thành nhân cách”.
2 Lịch sử vấn đề
Trước hết chúng ta quan niệm nhân cách là bản tính con người hay nhân tính, Lf cái tạo nên phẩm giá đích thực của mỗi cá nhân trong cộng đồng, xã hội thì rõ ràng, lịch sử nghiên cứ vấn đề này luôn luôn diễn ra trongmối quan hệ với lịch sử của tâm lí học, bao gồm cả thời kì hình thành tư duytâm lí học, cùng với sự phát triển nền văn hóa tinh thần nhân loại
Khi phân tích những văn bản ban đầu thời cổ đại, nhà nghiên cứu lịch
sử thường nhắc đến các triết gia Hy Lạp như platon (khoảng 427 – 347 tc.CN), theo học Socrates 8 năm, nổi tiếng với quan niệm về tâm lí học tri giác, tư duy và bản chất của linh hồn; Aristoteles (384 – 322 Tr CN) với tác phẩm “Về linh hồn” đã trở nên quen thuộc; Theophrast (khoảng 371 – 287 Tr.CN), người được coi như sáng lập ra tâm lí học nhân cách nhờ công trình
“các tính cách” phác họa 30 kiểu tính cách độc nhất vô nhị
Nhưng xa hơn nữa là tâm lí học Ấn Độ chịu ảnh hưởng của triết học tôn giáo của Ấn Độ giáo, Phật giáo từ khoảng năm 2000 tr CN, được đặc trưng bởi sự tìm kiếm những đơn vị sinh động của brahman (vĩ đại) là bản chất của thế giới và atnan (nhỏ bé) là bản chất của con người, bởi luật nhân qur thay vì số mệnh…; tâm lí học Trung Hoa được phát triển dần từ những chủ thuyết của Lão tử (khoảng thế kỉ thứ 6 tr CN) về “Đạo” là nguồn gốc của vạn vật, của Khổng Tử (551 – 479 Tr CN) về tính người, về sức mạnh của đạo đức và những thói quen tốt…v.v
Trang 33 Mục đích nghiên cứu
Nhằm làm rõ hơn quan điểm của Nho giáo về nhân cách và sự hình thành nhân cách của con người, từ đó có thể đưa ra được những bài học kinhnghiệm hiện tại
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nhân cách, sự hình thành nhân cách
- Phạm vi nghiên cứu: Triết học Nho giáo
5 Phương pháp nghiên cứu
- Đọc, nghiên cứu, tổng hợp tài liệu
6 Cấu trúc tiểu luận
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1 Các cơ sở lí luận
1 Nguồn gốc của Nho giáo
2 Khái niệm Nhân cách
Trang 4Chương 2 Quan điểm của Nho giáo về nhân cách và sự hình thành nhân cách
1 Bản chất nhân cách
2 Thành phần nhân cách
3 Động lực hình thành và phát triển nhân cách
KẾT LUẬN
Trang 5NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lí luận
1 Nguồn gốc của Nho giáo
- Nho giáo là gì? Nho giáo là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán
Tự từ Nho gồm từ nhân (người) đứng cận chữ Nhu (cần, đợi, chờ) Nho
Giáo còn gọi là nhà nho, người đọc sách thánh hiền, được thiên hạ trọngdụng để dạy bảo người đời, ăn ở cho phù hợp với luân thường đạo lý
- Người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử (551-479 TCN), tên Khâu, Tự Trọng Ni người nước Lỗ, Khổng Tử đã hệ thống hóa những tri thức cũng
như tư tưởng trước đây thành học thuyết gọi là Nho học hay Nho giáo
- Nội dung của Nho giáo được thể hiện trong Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu) hay Tứ Kinh (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) Quan điểm của nho giáo thể hiện trong Tam
Cương đó là các mối quan hệ vua-tôi, cha-con, vợ chồng và Ngũ Thường (
Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín) Nho giáo ảnh hưởng hầu hết các nước phong
kiến phương Đông qua quá trình giao thoa và đồng hòa
- Ở nước ta Nho giáo xuất hiện cùng với sự đô hộ của phong kiến phươngBắc, và phát triển rất nhanh trong khoảng thời gian từ thế kỷ X-XIII Trongthời đại ngày nay Nho giáo được chọn lọc và cần gìn giữ để phát triển nhữngmặt tích cực của nó như coi trọng việc học, tôn sư trọng đạo, giữ gìn nét đẹpvăn hóa trong lối sống gia đình…
- Nói đến nền văn hóa truyền thống Trung Quốc không thể không nói đếnmột nhân vật đó là Khổng Tử Trong thập niên 70 của thế kỷ trước, một học
Trang 6giả Mỹ đã xếp Khổng Tử ở ngôi vị thứ 5, chỉ sau chúa Giê-xu, mâu-ni trong số 100 nhân vật có ảnh hưởng trong lịch sử Đối với người
Thính-ca-Trung Quốc mà nói sự ảnh hưởng của Khổng Tử có thể phải xếp thứ nhất vìmỗi con người ở đấy ít nhiều đều chịu sự ảnh hưởng của học thuyết Khổng
Tử
- Hơn hai nghìn năm qua, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng đối với Trung Quốc
không chỉ về chính trị, văn hoá mà còn thể hiện trong hành vi và phươngthức tư duy của mỗi con người Trung Quốc Có học giả nước ngoài thậm chí
coi tư tưởng Nho giáo là tư tưởng Tôn Giáo của Trung Quốc Trong thực tế, trường phái Nho giáo chỉ là một trong rất nhiều trường phái thời cổ Trung Quốc, nó là một tư tưởng triết học chứ không phải là Tôn giáo, chẳng qua là do được coi là tư tưởng chính thống trong xã hội phong kiến hơn hai nghìn năm ở Trung Quốc và vì người Hoa và Hoa kiều có mặt hầu như trên toàn thế giới, có thể nói sự ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử đã không còn giới hạn ở Trung Quốc và châu Á nữa.
- Khổng Tử sống trong thời Xuân Thu (từ 722 – 481 TCN), thời kỳ này thể
chế quốc gia thống nhất bị phá vỡ, sản sinh ra nhiều nước Chư hầu lớn nhỏ.Khổng Tử sinh sống trong nước Lỗ là nước có nền văn hóa tương đối pháttriển lúc đó Tại sao học thuyết của Khổng Tử lại chiếm vị thế thống trịtrong thời đại phong kiến Trung Quốc ? Đây là vấn đề không dể giải thíchtrong một vài câu Nói một cách đơn giản là tư tưởng đẳng cấp nghiêm ngặt
và tư tưởng cải lương chính trị của ông phù hợp với lợi ích của giai cấpthống trị, có lợi cho ổn định xã hội lúc bấy giờ và xúc tiến xã hội phát triển.Khổng Tử nhấn mạnh qui phạm và trật tự luân lý nghiêm ngặt, cho rằng nếulàm trái với cấp trên hoặc trái với Cha mẹ đều là tội nghiêm trọng Theo lý
Trang 7luận này, Vương Quân phải quản lý tốt đất nước, thường dân phải trungthành với Vương quân Mỗi người đều có nhiều thân phận, có thể là con, cóthể là cha, có thể là thần tử nhưng đều cần phải duy trì ranh giới Tông tôinghiêm khắc Như vậy nhà nước mới thái bình, nhân dân mới có cuộc sốngyên ổn
- Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu Đính và giải thích bộ Lục
Kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và
Kinh Nhạc Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường
được gọi là Ngũ Kinh Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các
lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là
Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra
cuốn Trung Dung
- Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò
của ông chép thành sách Mạnh Tử Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành
nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo tiền Tần (trước đời Tần),
Khổng giáo hay "Tư tưởng Khổng-Mạnh" Từ đây mới hình thành hai khái
niệm: "Nho giáo và Nho gia" Nho gia thì mang tính học thuật, nội dung của
nó còn được gọi là Nho học; còn Nho giáo mang tính tôn giáo vì ở Nho giáo,Văn Miếu trở thành thánh đường và Khổng Tử trở thành Giáo Chủ, giáo lýchính là các tín điều mà các nhà Nho cần phải thực hành
2 Khái niệm Nhân cách
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về nhâncách Ở Việt Nam theo tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn Tâm lý học
Trang 8nhân cách thì chưa có một định nghĩa nhân cách nào một cách chính thống.Song cách hiểu của người Việt Nam về nhân cách có thể theo các mặt sauđây:
1 Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách vànăng lực hoặc là con người có các phẩm chất: Đức, trí, thể, mỹ, lao (laođộng)
2 Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người
3 Nhân cách được hiểu như phẩm chất của con người mới: Làm chủ,yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động
4 Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của conngười
Theo cách hiểu này, tác giả Nguyễn Quan Uẩn trong cuốn tâm lý học đại cương (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu lên định nghĩa nhân cách nhưsau:
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người Nhân cách là sự tổnghoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểmquy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý -
xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân
Đây là định nghĩa về nhân cách được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam.Trên đây là những quan điểm cơ bản của các trường phái tâm lý học về nhâncách Nhìn chung quan điểm khác nhau về nhân cách xoay quanh bảy vấn
đề, quan niệm như sau:
1 Quan điểm sinh vật hoá bản chất nhân cách Nhân cách được coi là bản năng tình dục (S.Phơrơt) là đặc điểm hình thể (Krestchmer), siêu đẳng,
bù trừ (Atle), vô thức tập thể (K.Jung) là các kiểu hoạt động thần kinh cấp
Trang 9cao (những người quá tôn sùng học thuyết Paplôp) Thực chất của các quan điểm trên dù hình thức biểu hiện ở mỗi người có khác nhau, nhưng đều sinh vật hoá bản chất nhân cách, đều mang quan điểm duy tâm siêu hình.
2 Bản chất nhân cách là nhân tính con người đã được trường phái nhân văn nhấn mạnh Đại diện của trường phái này là C.Rôgiơ, A.Matxlâu, G.Ônpooc… Những người ở trường phái này đều quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh của con người, đến những đặc tính riêng của mỗi người, kinh nghiệm của con người A.Matxlâu cho rằng tính xã hội nằm trong bản năng con người Những nhu cầu tiếp xúc, tình yêu, lòng kính trọng đều có tính chất bản năng, đặc trưng cho giống người Nhân cách là động cơ tự điều hành (G Ônpooc), là nhu cầu (A.Murây), là tương tác xã hội (G.H.Mít) là lolắng (K.Hoocnây) Những quan điểm này đều đề cao tính chất tự nhiên sinh vật của con người, phủ nhận bản chất xã hội của nhân cách Do đó cũng cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm
3 Nhân cách được hiểu là toàn bộ mối quan hệ xã hội của cá nhân (Lucien Seve, Zeigarnit, Ogordnikov) Họ lấy các mối quan hệ xã hội của cá nhân như trong quan hệ gia đình, nhà trường, cơ quan công tác, nghề nghiệp,bạn bè… làm chuẩn để đánh giá nhân cách Về thực chất, quan điểm này đã
xã hội hoá nhân cách một cách giản đơn
4 Nhân cách được hiểu đồng nghĩa với hai khái niệm con người Platônôp cho rằng nhân cách là con người có ý thức, có lý trí và ngôn ngữ, làcon người lao động Loại quan điểm này nói về cái chung, cái đặc trưng nhấtcủa con người mà không chú ý đến cái đặc thù, cái riêng của nhân cách
5 Nhân cách được hiểu như cá nhân của con người với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và hoạt động có ý thức (A.G.Kôvaliốp, I.X.Kon) Hiện nay quan điểm này được đa số các nhà tâm lý học xã hội chấp nhận, coi nhân cách là cá nhân là cá thể so với tập thể và xã hội
Trang 106 Nhân cách được hiểu như là các thuộc tính nào đó tạo nên bản chất nhân cách như là các thuộc tính ổn định, các thuộc tính sinh vật hoặc thuộc tính xã hội P.Buêva cho rằng nhân cách là con người với toàn bộ những phẩm chất xã hội của nó Nhân cách là toàn bộ những đặc tính và những quyluật cá nhân (H.Hipsô, M.Phorvec), là tổng số những những đặc điểm cá nhân con người mà không người nào giống người nào (E.P.Hôlenđơ) Nhân cách là tâm thế (Uzơnatze) là thái độ (V.N.Miaxisev), là phương thức tồn tạicủa con người tong xã hội, trong điều kiện lịch sử cụ thể (L.I.Anxưphêrôva).Những quan điểm này chỉ chú ý đến cái đơn nhất trong nhân cách, chưa thể hiện tính toàn diện trong định nghĩa về nhân cách.
7 Nhân cách được hiểu như cấu trúc hệ thống tâm lý cá nhân Trong hàng chục năm lại đây, nhiều nhà tâm lý học đều có xu hướng kiểu nhân cách là cấu trúc, hệ thống tâm lý (A.N.Lêônchiep, K Obuchowxki) Nhân cách là cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong mối quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của con người đó (A.N.Lêônchiep) Với quan niệm bản chất nhân cách là một hệ thống tổ chức K Ôbuchôpxki đã định nghĩa như sau: “Nhân cách là sự tổ chức những thuộc tính tâm lý của con người có tính chất, điều kiện lịch sử xã hội, ý nghĩa của nó cho phép giảithích và dự đoán hành động cơ bản của con người”
Từ bảy quan niệm trên, chúng ta thấy rằng cho đến nay vẫn chưa có một trường phái nào giải quyết một cách thoả đáng, một cách toàn diện về vấn đề bản chất nhân cách Vấn đề nhân cách vẫn luôn luôn là vấn đề nóng bỏng và hết sức quan trọng trong các khoa học về con người nói chung và tâm lý học nói riêng
Trang 11Chương 2 Quan điểm của Nho giáo về Nhân cách và sự hình thành Nhân cách
1 Bản chất nhân cách
Nhân cách không bẩm sinh được hình thành, như Mạnh Tử nói:
“Nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cập, cập tương viễn” nghĩa là con
người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau
Đạo đức là gốc của Nhân cách Nói đến con người trước hết là nói đến
đạo đức Đúng như thiên “Học Nhi” – sách Luận ngữ đã viết: “Làm người
có nết hiếu, đễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên Không thích xúc phạm bề trên
mà thích làm loạn thì chưa từng có Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân…”.
Trước thời Khổng Tử đã xuất hiện khái niệm quân tử “Nhưng thời đó
nó trỏ cái địa vị trong xã hội, chứ không trỏ cái phẩm tính con người Người
có phận cao (tối đại đa số ở trong giai cấp quý tộc) cai trị dân, có đức hay không đều gọi là quân tử” Đến thời mình, Khổng Tử đã đề ra những tiêu chuẩn về tài đức, về tư cách phẩm chất để thành người quân tử đáng được nắm quyền trị dân, nhờ đó tiếng quân tử không còn thuần tuý chỉ người cầm quyền như trước nữa, mà chủ yếu là có nghĩa chỉ người có đức dù họ cầm quyền hay không
Như trên ta thấy, với Khổng Tử, hiếu, đễ là gốc của đạo đức Làm
Trang 12người trước hết phải có hiếu nghĩa, phải đền ơn sinh thành Chính vì vậy ôngtừng mắng Tể Dư là bất nhân, bất hiếu không nhớ công cha mẹ bồng bế ba
năm, mà muốn rút thời gian để tang từ ba năm xuống một năm: “Dư là đứa bất nhân? Đứa trẻ sinh ra, sau ba năm cha mẹ mới thôi bồng bế Dư nó có được cha mẹ bồng bế trong ba năm hay không?” Khổng Tử đề cao đức hiếu
bởi vì làm người phải có lòng kính yêu cha mẹ và người thân trong nhà, thì mới biết yêu thương người ngoài, yêu thương đồng loại Và làm người theo Khổng Tử trước hết phải có “đức”, tu dưỡng “đức” rồi mới học văn Đạo hiếu quan trọng như vậy, nhưng như thế nào là hiếu? Hãy xem Khổng Tử trả
lời Tử Du hỏi về đạo hiếu: “Ngày nay người ta cho hiếu là có thể nuôi cha
mẹ, nhưng đến chó ngựa kia người ta cũng nuôi, nếu không kính cha mẹ thì
có khác gì?” Như vậy, theo Khổng Tử, hiếu đức không phải chỉ là nuôi
dưỡng cha mẹ mà là chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ với sự thành kính, sự yêuthương thật sự
Mặc dù coi trọng hiếu đức như vậy nhưng quan niệm của Khổng Tử
không khắt khe, nghiệt ngã, một chiều mà rất đúng mực “Thờ cha mẹ, nên nhỏ nhẹ khuyên can; nếu thấy cha mẹ không theo ý mình thì vẫn cung kính
mà không xúc phạm cha mẹ; tuy khó nhọc, lo buồn nhưng không được oán hận” Có thể nói quan niệm này của Khổng Tử nếu đặt trong bối cảnh xã hội
hiện đại vị tất đã lỗi thời mà vẫn gợi lên cho chúng ta nhiều suy nghĩ
Sau hiếu, đễ, nói đến “đức” là nói đến tính thiện Khổng Tử quan niệm: “Bản tính tốt chẳng phải học tập theo cổ nhân mà cũng tốt, nhưng không đạt được mức tinh vi của đạo“ Người có “đức”, có tính thiện thì
“thấy việc thiện thì vội vàng như đuổi theo không kịp, thấy việc bất thiện thì như nhúng tay vào nước sôi” Nhưng điều chủ yếu “đức” không phải chỉ là
Trang 13thiện đức mà là hành động Khổng Tử nói: “Biết (đạo lý) không bằng thích
nó, thích nó không bằng vui làm theo nó” và “nghe được điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi đó là những mối lo của ta“
Như vậy, đức là lời nói đi đôi với việc làm đúng như Khổng Tử đã nói: “Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được” và “Người quân tử chậm chạp (thận trọng) về lời nói, mà mau mắn vềviệc làm“
Đọc “Luận ngữ”, chúng ta thấy Khổng Tử nói rất nhiều đến “đức”, nhất là “đức” của người cầm quyền Song đáng chú ý là Khổng Tử quan niệm về “đức” không phải như một cái gì biệt lập mà là trong sự thống nhất chặt chẽ không tách rời với tri thức, tài năng Quan niệm này thực sự nhất quán từ Khổng Tử đến các môn đệ của ông Với Khổng Tử thì “chất phác thẳng thắn văn nhã thì là người quê mùa; văn nhã thẳng thắn chất phác thì là người chép sử (giữ việc văn thư); văn và chất đều nhau mới là người quân tử” Là người hết sức coi trọng đạo đức như vậy đương nhiên, trong hoạt động của mình Khổng Tử bao giờ cũng hành xử theo đúng những chuẩn mực đạo đức mà ông tôn thờ, coi trọng và ra sức tuyên truyền nó trong xã hội, cho dù đời ông như chúng ta biết hết sức long đong, lận đận Khổng Tử cho rằng: “Người có đức thì không cô độc, tất có người đồng đạo kết bạn vớimình như ở đâu thì có láng giềng ở đó” Với ông “sáng được nghe đạo lý, tốichết cũng được (không hận)” Bởi vậy, lẽ sống của Khổng Tử là “để tâm chí vào đạo, giữ gìn đức hạnh, nương theo điều nhân, vui với lục nghệ“ Chính
vì thế mà khi gặp nguy ở nước Tống bị quan tư mã là Hoàn Khôi tìm cách hãm hại, Khổng Tử thản nhiên nói: “Trời cho ta có phẩm đức, Hoàn Khôi làm gì được ta”, hoặc khi ông đau nặng, Tử Lộ xin phép cầu đảo, Khổng Tử
Trang 14nói: “Khâu này cầu đảo từ lâu rồi” (ý nói ăn ở phải đạo thì chẳng cần phải cầu đảo) Thế mới biết ông tin và coi trọng đạo đức đến mức nào.
Điều dễ nhận thấy là tuy Khổng Tử nói nhiều về “đức”, tin vào “đức”
và đề cao về “đức” như vậy, nhưng ông cũng nhận thấy rằng, xã hội thời ôngđang thiếu “đức” một cách nghiêm trọng Chính là thực tế xã hội và cuộc sống đã khiến ông phải buông ra những lời than thở: “Ta chưa thấy ai hiếu đức bằng hiếu sắc“, “Học ba năm mà không có ý cầu bổng lộc, dễ được mấy người?” và “Trung dung là đức cực đẹp vậy Từ lâu rồi, người ta ít có đức đó” Ngay đối với lớp học trò được ông đào tạo theo lý tưởng đạo đức của mình, Khổng Tử cũng phải thừa nhận: “Anh Hồi (Nhan Uyên) lòng ba thángkhông lìa đạo nhân, còn các anh khác chỉ được một ngày, một tháng là cùng” Có lần ông nói với Tử Lộ rằng: “… người biết đạo đức (nghĩa lý) ít lắm” Sống trong một xã hội “vô đạo”, loạn lạc như vậy, một xã hội mà đầy rẫy những cảnh phản loạn, tàn bạo, dâm bôn, đạo đức suy vi, phần nhiều giả dối, nói mà không làm, nhưng Khổng Tử với lòng yêu thương con người thắm thiết, vẫn tin ở con người, tin ở học thuyết của mình có thể cứu vớt
cuộc đời Với ông: “Người ta không thể làm bạn với cầm thú; ta không sống chung với người trong xã hội này thì sống chung với ai? Nếu thiên hạ thịnh trị thì Khâu này cần gì phải đổi nữa?” Chính là trên cơ sở đó, mà Khổng
Tử đã đề xuất đường lối “Đức trị” – đường lối trị nước bằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông Nguyễn Hiến Lê rất có lý khi nhận xét rằng:
“Khổng Tử là người đầu tiên nói nhiều nhất đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận họ phải sửa mình, phải làm gương cho dân, phải giáo hoá dân Ông không tách rời đạo đức và chính trị, ông đã đạo đức hoá chính trị Và tất cả triết lý chính trị của ông gồm trong danh từ đức trị, mà danh từ này có nghĩa là người trị dân, phải trị dân bằng đức, chứ không bằng bạo lực…”
Trang 15Trong bối cảnh xã hội đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường hiện nay, rất cần trở lại với những giá trị đạo đức truyền thống trong đó có tư tưởng đức trị Nho giáo Quan niệm đức là gốc của con người và thiện đức phải biểu hiện ở hành động của Khổng Tử vẫn còn nguyên giá trị và rất cần được tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong xã hội ta ngày nay.
2.Các kiểu nhân cách (Thành phần nhân cách)
Nhân cách được thể hiện ra bên ngoài qua các kiểu nhân cách
2.1.Người quân tử - Kẻ tiểu nhân:
Phân loại con người theo tiêu chuẩn đạo đức thành quân tử và tiểu
nhân là cách phân loại đặc trưng nhất, được đề cập đến nhiều nhất trong Luận ngữ Người ta thường nói, đạo Nho là đạo của người quân tử Bởi vì, Nho
giáo bàn rất nhiều về người quân tử, coi đó là mẫu người lý tưởng, toàn thiện,toàn mỹ nhất Mọi sự cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức đều nhằm đạt đếndanh hiệu cao quý ấy Đó cũng chính là mục đích mà nền giáo dục Nho giáohướng tới
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đạo của người quân tử, như Cái quan niệm người quân tử trong triết học đạo Khổng của Phạm Quỳnh; Kinh Dịch - Đạo của người quân tử của Nguyễn Hiến Lê; Trần Trọng Kim bàn về người quân tử trong cuốn Nho giáo, v.v Nhìn chung, các tác phẩm đó đã đề
cập tương đối toàn diện về người quân tử và xem xét trên nhiều khía cạnh,nhiều phương diện khác nhau Nhưng, mặt đối lập với nó là kẻ tiểu nhân thìlại chưa có được một sự quan tâm, tìm hiểu thích đáng, mặc dù việc nghiên