Những nét đẹp mới của gia đình hiện đại như vai trò bình đẳng, tính chủ động, tích cực của các thành viên trong gia đình, chức năng gia đình được xã hội hoá và nâng cao góp phần tích cực
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐẶNG THỊ HỒNG HẠNH
QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI - 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-
ĐẶNG THỊ HỒNG HẠNH
QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS LÊ THỊ LAN
HÀ NỘI - 2012
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Lê Thị Lan
Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Đặng Thị Hồng Hạnh
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH 9
1.1 Quá trình hình thành và phát triển quan niệm của Nho giáo về gia đình 10
1.1.1 Quan niệm của Nho giáo Tiên Tần về gia đình (Thế kỷ VI trước Công nguyên - Thế kỷ III trước Công nguyên) 10
1.1.2 Sự phát triển của quan niệm Nho giáo về gia đình 14
1.2 Những nội dung cơ bản của Nho giáo về gia đình 20
1.2.1 Tôn ti trật tự trong gia đình 20
1.2.2 Gia đạo và các chuẩn mực đạo đức 23
Chương 2 Ý NGHĨA CỦA QUAN NIỆM NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 38
2.1 Ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo đối với gia đình truyền thống Việt Nam 38
2.1.1 Ảnh hưởng tích cực 38
2.1.2 Những mặt hạn chế 46
2.2 Phát huy các giá trị của Nho giáo về gia đình trong gia đình Việt Nam hiện nay 50
2.2.1 Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay 50
2.2.2 Phát huy mặt tích cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay 73
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức được giai cấp phong kiến Trung Quốc lấy làm hệ tư tưởng thống trị Khi du nhập vào Việt Nam, Nho giáo cũng được giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng làm hệ tư tưởng thống trị và có ảnh hưởng to lớn, lâu dài đến mọi mặt đời sống của dân tộc ta Trong đó, quan niệm và khuôn mẫu của Nho giáo về gia đình với những yêu cầu chặt chẽ về đạo đức thực sự có tác dụng xây dựng và giữ gìn nền nếp của các gia đình, dòng họ, góp phần ổn định trật tự xã hội và định hướng lý tưởng cho hành động của mỗi cá nhân
Tuy nhiên, trong gần một thế kỷ trở lại đây, sự thâm nhập của chủ nghĩa
đế quốc và của nền văn minh công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến gia đình truyền thống, làm thay đổi sâu sắc nhận thức và thái độ ứng xử của mỗi con người về gia đình Những nhà cách tân Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam bắt đầu lên án những điều không hợp lý, thiếu nhân đạo trong các quan hệ gia đình kiểu Nho giáo Ở Trung Quốc, Đàm Tự Đồng, Khang Hữu Vi đã từng nhiều lần lên án sự bất bình đẳng trong đạo lý “luân thường” của Nho giáo Lỗ Tấn là người lên tiếng mạnh nhất đối với cái đạo lý trong gia đình Nho giáo Ông coi chủ trương “vô cải” của Nho giáo (3 năm không thay đổi đạo cha) là “căn bệnh làm cho con cái thụt lùi” Ở Việt Nam, sau khi Pháp xoá bỏ chế độ khoa cử Nho học năm 1919, đặc biệt là từ sau Cách mạng tháng Tám, Nho giáo đã bị đánh đổ cùng với cơ sở chính trị - xã hội của xã hội cũ, thì quan niệm về gia đình theo Nho giáo không còn điều kiện thuận lợi để tồn tại trước sức tiến công của chế độ mới và quan niệm mới xã hội chủ nghĩa về gia đình
Hiện nay, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việc đổi mới, mở cửa và giao lưu kinh tế, văn hoá với thế giới
đã tạo cho Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh tế,
Trang 6xã hội Điều đó đang thúc đẩy Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ từ truyền thống sang hiện đại, trong đó có lĩnh vực gia đình Những chuẩn mực của gia đình truyền thống đã bị mai một và phần nào không còn phù hợp với xã hội hiện đại Sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường tới gia đình đã làm cho lối sống, nếp sống, các mối quan hệ trong gia đình và đặc biệt là suy nghĩ của từng cá nhân thay đổi theo nhiều hướng khác nhau Những nét đẹp mới của gia đình hiện đại như vai trò bình đẳng, tính chủ động, tích cực của các thành viên trong gia đình, chức năng gia đình được xã hội hoá và nâng cao góp phần tích cực vào sự phát triển của xã hội… Nhưng bên cạnh đó, nhiều hiện tượng nhức nhối về đạo đức, văn hoá gia đình đã xuất hiện như: cha mẹ vô trách nhiệm, đối xử tàn ác với con cái, con cái ngược đãi ông bà, cha mẹ, anh em bất hoà, vợ chồng mâu thuẫn… khiến các giá trị gia đình bị xâm phạm nặng
nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như toàn
xã hội Trước nguy cơ các nét đẹp về trật tự và đạo đức của gia đình truyền thống bị mất mát bởi các tác động của cuộc sống hiện đại, khuynh hướng nuối tiếc các tập quán gia đình tốt đẹp mà Nho giáo đã tạo dựng, hy vọng phục hồi trở lại các trật tự gia đình cha ra cha, con ra con, chồng ra chồng, vợ ra vợ… cũng trở nên ngày một mạnh mẽ
Trước thực trạng trên, nhiều vấn đề bức thiết về gia đình đang được đặt
ra như: “Gia đình Việt Nam sẽ biến đổi ra sao và có vai trò như thế nào trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?”; “Những gì đã và đang diễn
ra đối với các nước phương Tây có phải là hình ảnh tương lai của gia đình Việt Nam hay không?”; “Làm thế nào để có sự đánh giá đúng đắn học thuyết Nho giáo về vấn đề gia đình?”… Nhiều nghiên cứu gần đây đã khẳng định đạo đức gia đình Nho giáo vẫn còn nhiều điều hữu ích mà ta đã vội lãng quên hoặc bỏ đi rất cần được nuôi dưỡng trở lại để giáo dưỡng trẻ thơ, tạo dựng gia đình nề nếp, góp phần làm lành mạnh xã hội
Trang 7Như vậy, một hiện thực là cho đến nay, chúng ta chưa có sự thống nhất trong việc đánh giá học thuyết Nho giáo về vấn đề gia đình Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều đề tài nghiên cứu về Nho giáo, về gia đình ở những khía cạnh khác nhau một cách chuyên sâu nhưng đời sống hiện thực đòi hỏi chúng ta phải đánh giá một cách toàn diện và khoa học quan niệm của Nho giáo về gia đình và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Trên
cơ sở đó, chúng tôi chọn đề tài: “Quan niệm của Nho giáo về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay” nhằm làm
sáng tỏ vấn đề trên
2 Tình hình nghiên cứu
Quan niệm về gia đình là một bộ phận của học thuyết Nho giáo vì vậy các công trình nghiên cứu về Nho giáo đều ít nhiều bàn đến vấn đề này Tuy nhiên có nhiều cách nhìn nhận khác nhau, có thể khái quát thành 2 khuynh hướng chính sau:
Khuynh hướng thứ nhất: Phủ nhận giá trị của học thuyết Nho giáo nói chung với xã hội mới, trong đó có quan niệm về gia đình Khuynh hướng này
là phổ biến trước thời kỳ đổi mới
Khuynh hướng thứ hai: Cho rằng Nho giáo có những mặt tích cực và hạn chế nên cần thiết phải phê phán, lọc bỏ những hạn chế và kế thừa phát huy những hạt nhân hợp lý trong quá trình xây dựng xã hội mới Khuynh hướng này đã xuất hiện từ lâu nhưng chỉ trở nên phổ biến từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới Điều này được thể hiện khá rõ trong: “Nho giáo ở Việt Nam” (GS Vũ Khiêu), “Nho giáo xưa và nay” (Quang Đạm), “Đến hiện đại
từ truyền thống” (GS Trần Đình Hượu),… và một số bài viết trên các tạp chí
Như vậy, nghiên cứu về Nho giáo và gia đình không phải là lĩnh vực mới, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
Về Nho giáo:
- Công trình “Chu dịch quốc âm dẫn giải” và “Khổng học đăng” là những tác phẩm bàn về Nho giáo của Phan Bội Châu, một đại diện lớn nhất
Trang 8cho thế hệ các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ XX Ở những tác phẩm này Phan Bội Châu đã đứng ở vị trí một nhà Nho có tư tưởng tiến bộ mà giải thích những kinh điển chủ yếu của Nho giáo Phan Bội Châu đã sớm nhận ra nhiều điểm hạn chế của đạo hiếu trong Nho giáo đã trói buộc bao thế hệ các thanh niên trong việc thực hiện “trung quân, ái quốc” Đặc biệt, trong “Khổng học đăng” ông đã giải thích rõ động cơ, mục đích và cả phương pháp học tập đạo thánh hiền hướng theo tinh thần trung quân, ái quốc, giải phóng con người khỏi những suy nghĩ và khuôn khổ hạn hẹp của đạo hiếu
- “Nho giáo” của Trần Trọng Kim là một tác phẩm khá đồ sộ, về nội dung của tác phẩm này như chính tác giả đã nói “tựa cái bản đồ vẽ cái nền Nho giáo cũ, thì dẫu hay dở thế nào mặc lòng, cốt nhất là phải vẽ cho đúng” [42, tr.10], đặc biệt tác giả còn khẳng định cách học Nho giáo là phải hiểu cái tinh thần và nghĩa lý của Nho giáo, phải theo thời mà biến đổi cho hợp thời -
có thể thấy phương pháp tiếp cận này là có cơ sở hợp lý
- “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam”của GS Phan Đại Doãn - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Hà Nội (1999) đề cập đến một số vấn đề, trong
đó GS phân tích ảnh hưởng của Nho giáo đối với gia đình truyền thống Việt Nam tương đối sâu sắc
- “Nho giáo Trung Quốc” của Nguyễn Tôn Nhan - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin (2005)cho chúng ta cái nhìn toàn diện về sự ra đời và phát triển của Nho giáo qua các triều đại phong kiến Trung Quốc và khái quát diện mạo Nho giáo ở Việt Nam
- “Nho giáo và gia đình” - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội - Hà Nội (1995) của GS Vũ Khiêu phân tích các tư liệu Nho giáo bàn về gia đình một cách khá toàn diện
Ngoài ra còn phải kể đến một số tác phẩm tiêu biểu khác như:
- “Đạo Nho và văn hoá Phương Đông” - Nhà xuất bản Giáo dục (2002) của Hà Thúc Minh
Trang 9- “Sự tái sinh của truyền thống: Cách tiếp cận mới về Nho giáo” - Thẩm Thanh Tùng (Nguyễn Tài Thư dịch) - Nhà xuất bản Phương Đông - Cà Mau (2005)
- “Nho giáo xưa và nay” - Nhà xuất bản Văn hoá - Hà Nội (1994) của tác giả Quang Đạm
- “Nho giáo và phát triển ở Việt Nam” - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
- Hà Nội (1997) - Vũ Khiêu
- “Đến hiện đại từ truyền thống” của GS Trần Đình Hượu - Nhà xuất bản Văn hoá - Hà Nội (1995)
Về gia đình, tiêu biểu là đề tài: “Vai trò của gia đình trong sự hình
thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” (Mã số KX 07-09) thuộc chương trình Khoa học Công nghệ Nhà nước: “Con người Việt Nam: mục tiêu và động lực phát triển kinh tế xã hội (Mã số KX 07) do GS Lê Thi làm chủ nhiệm đề tài
- “Gia đình Việt Nam thời mở cửa” - Nguyễn Thị Oanh - Nhà xuất bản Trẻ (1998)
- Hội thảo khoa học: “Gia đình Việt Nam, các nguồn lực, các trách nhiệm trong sự đổi mới của đất nước và vấn đề xây dựng con người do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ tổ chức tháng 4 năm 1995
Bên cạnh đó, nhiều luận án tiến sỹ cũng bàn về Nho giáo và gia đình ở những khía cạnh khác nhau, tiêu biểu là:
- “Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay” - Luận án Tiến sỹ Triết học: 5.01.01/Nguyễn Văn Bình - H, 2001 (Thư viện quốc gia)
- “Quan niệm Nho giáo về giáo dục con người và ý nghĩa của nó với việc giáo dục con người ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Luận án Tiến sỹ Triết học: 5.01.02/Nguyễn Thị Nga - H, 1999 (Thư viện quốc gia)
Trang 10- “Quan niệm Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người” - Luận án Tiến sỹ Triết học: 62.22.80.01/Nguyễn Thị Tuyết Mai - H,
2005 (Thư viện quốc gia)
- “Sự biến đổi chức năng xã hội hoá của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại” - Luận án Phó tiến sỹ khoa học kinh tế: 5.01.09/Lê Ngọc Văn (Thư viện quốc gia)
- “Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ hiện nay” - Luận án Tiến
sỹ Triết học: 5.01.03/Dương Thị Minh - H, 2003 (Thư viện quốc gia)
Ngoài ra, các tạp chí: Lý luận chính trị, Nghiên cứu lý luận, Triết học, Hán Nôm, Xưa và nay, Đông Nam Á… cũng có nhiều bài viết phản ánh những khía cạnh khác nhau về Nho giáo, gia đình và ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo đối với gia đình Việt Nam hiện nay, tiêu biểu là:
- Nguyễn Đình Chú “Hiện nay với Nho giáo” - Tạp chí Hán Nôm số 1/2005
- Minh Anh “Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay” - Tạp chí Triết học Số 10/2005
- Minh Anh “Về học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo” - Tạp chí Triết học Số 8/2004
- Phan Đại Doãn “Nho giáo Việt Nam” - Tạp chí Xưa và nay Số 230/2005
229 Chương Thâu “Về việc nghiên cứu và ứng dụng Nho giáo, Đạo giáo ở Trung Quốc hiện nay” - Tạp chí Triết học Số 5/2006
- Tử Hoàn “Nho giáo với gia đình Việt Nam truyền thống” - Tạp chí Đông Nam Á Số 12/2004
- Lê Văn Quán “Bước đầu tìm hiểu luân lý đạo đức trong truyền thống văn hoá Nho giáo” - Tạp chí Hán Nôm Số 2/2004
- Lã Minh Hằng “Bàn về công, dung, ngôn, hạnh trong các sách gia
Trang 11Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của chúng tôi có thể nói rằng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống quan niệm của Nho giáo về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Những thành tựu nghiên cứu và những gợi ý của các tác giả nói trên là những tài liệu tham khảo để tôi viết luận văn này
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích của luận văn
Luận văn nhằm trình bày một quan niệm đầy đủ của Nho giáo về gia đình và nêu lên ý nghĩa của quan niệm đó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Một là: Tìm hiểu một cách có hệ thống quan niệm Nho giáo về gia đình Phân tích nội dung của quan niệm đó để thấy được những giá trị và hạn chế của nó
Hai là, phân tích và đánh giá những ảnh hưởng của quan niệm Nho giáo đối với gia đình truyền thống Việt Nam trong lịch sử Từ đó chỉ ra được ý nghĩa của việc phát huy tính tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quan niệm của Nho giáo về gia đình, ảnh hưởng
và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Vì vậy đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung tư tưởng của Nho giáo bàn về gia đình và những quy tắc trong quan hệ gia đình, những quan niệm cơ bản về gia đình của xã hội phong kiến, những quan điểm của Nhà nước ta về gia đình thông qua các văn kiện của Đảng Ngoài những tư liệu chính yếu đó, các quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề trên cũng là đối tượng tham khảo của luận văn
Trang 125 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước là kim chỉ nam cho việc phân tích, đánh giá những quan niệm của Nho giáo về gia đình và mức độ ảnh hưởng của nó
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp logíc kết hợp với lịch sử, theo quan điểm lịch sử - cụ thể của khoa học lịch sử triết học để nghiên cứu Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp… nhằm tái hiện lại một cách chân thực và đánh giá khách quan những quan niệm của Nho giáo về gia đình
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần vào việc hệ thống hóa quan niệm của Nho giáo về gia đình, chỉ ra ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với gia đình Việt Nam hiện nay Từ đó, luận văn góp phần vào việc xây dựng một quan niệm đúng đắn về gia đình và làm lành mạnh hoá các quan hệ trong gia đình theo yêu cầu đạo đức mới trong giai đoạn hiện nay
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc kế thừa, phát huy những giá trị tích cực của Nho giáo về gia đình trong quá trình xây dựng gia đình văn hoá hiện nay
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Lịch sử triết học Phương Đông
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 2 chương, 4 tiết:
Chương 1 Quan niệm của Nho giáo về gia đình
Chương 2 Ý nghĩa của quan niệm Nho giáo về gia đình đối với việc
xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
Trang 13Chương 1 QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH
Thời kỳ lịch sử Cổ - Trung đại, Trung Quốc là một trong những trung tâm văn minh lớn của thế giới Giai đoạn này, Trung Quốc có nhiều phát minh vĩ đại như phát minh ra chữ viết, giấy, nghề in, thuốc súng, thiên văn học… Cùng với Ấn Độ và các dân tộc phương Đông khác, Trung Quốc còn là quê hương của nhiều trường phái triết học lớn, là chiếc nôi của nhiều nhà tư tưởng Trong lịch sử cũng như hiện tại việc đánh giá vai trò của triết học, tôn giáo Trung Quốc đối với sự phát triển của các nước chịu ảnh hưởng Hán hóa vẫn được nhiều người quan tâm bàn luận Trong đó, Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời trong thời Xuân Thu - Chiến quốc, là giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội Trung Hoa cổ đại trong quá trình chuyển biến sang xã hội phong kiến, kéo dài từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ III trước Công nguyên Trong Sử ký, Tư Mã Thiên miêu tả thời kỳ này là thời đại “vương đạo suy vi”, “bá đạo” cường thịnh lấn át “vương đạo”, chế độ tông pháp của nhà Chu bị đảo lộn, đạo lý nhân luân suy đồi “vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con không phải đạo con” [72, tr.28] Trong bối cảnh xã hội như vậy, các nhà tư tưởng có tâm huyết đua nhau tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm ổn định trật tự xã hội Đây là thời kỳ tư tưởng triết học Trung Quốc phát triển nở rộ, nhiều triết thuyết xuất hiện như: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia,… Người ta gọi đó là thời kỳ “bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh” (trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng) Trong số đó, Nho giáo là một trong những học thuyết có sức sống lâu dài nhất và Khổng Tử (551-479 TCN) là người có công sáng lập trên cơ sở tổng kết lịch sử và nâng thành một học thuyết có hệ thống Các triều đại phong kiến Trung Quốc xem Khổng Tử là người thầy của muôn đời “vạn thế sư biểu” Khổng Tử cho rằng: xã hội loạn lạc là bởi con
Trang 14người “vô đạo”, cần đưa con người trở về “hữu đạo” bằng con đường giáo hóa Nghĩa là muốn con người trở nên hữu đạo cần phải dạy bảo, khuyên răn
ấy gọi là giáo “Đạo” nhờ có “giáo” mới vững vàng, sâu sắc, rộng khắp Nho giáo coi gia đình là cơ sở của xã hội nên nơi đầu tiên tiến hành giáo hóa đó là gia đình Nho giáo còn nhấn mạnh việc “trị quốc”, “bình thiên hạ” phải bắt đầu từ “tu thân”, “tề gia” - đó là những tư tưởng cơ bản của Nho giáo để giáo hóa con người, đều lấy điểm khởi đầu là gia đình để góp phần ổn định trật tự
xã hội Mỗi thời điểm lịch sử đều có những quan điểm khác nhau nhưng về cơ bản các nhà Nho đời sau tiếp tục bổ sung và phát triển quan điểm của Khổng
em, vợ lìa chồng thường xuyên xảy ra… Để lập lại trật tự xã hội, các nhà Nho chủ trương dùng “đức trị” Có thể nói, “Nhân” là quan niệm tiêu biểu trong tư tưởng Khổng - Mạnh, trong đó “Hiếu đễ” là gốc của Nhân Hai chữ “Hiếu”,
“Đễ” là biểu hiện của mối quan hệ cha con, anh em trong gia đình
Trong học thuyết Nho giáo, gia đình là một phạm trù lớn, chứa đựng nhiều nội dung thâm thúy, ý nghĩa sâu xa có nhiều ảnh hưởng đến những phạm trù khác về đạo đức và cuộc sống con người Coi gia đình là cơ sở của xã hội,
Trang 15Nho giáo nêu cao nguyên lý thiên hạ quốc gia và dẫn giải rằng: gốc của thiên
hạ là nước, gốc của nước là nhà, gốc của nhà là bản thân (Thiên hạ chi bản tại quốc, quốc chi bản tại gia, gia chi bản tại thân) [14, tr.13] Chính vì thế, muốn trị nước trước hết phải yên nhà (Dục trị kỳ quốc giả, tiên tề kỳ gia) [15, tr.21] Bậc quân tử trước hết phải làm cho nhà mình tề chỉnh thì dân chúng mới làm theo, do đó mà tề chỉnh được mọi nhà dân, trị yên được cả nước “Một nhà nhân hậu thì cả nước dấy lên nhân hậu Một nhà lễ nhượng thì cả nước dấy lên
lễ nhượng” (Nhất gia nhân, nhất quốc hưng nhân; nhất gia nhượng, nhất quốc hưng nhượng) [15, tr.20] Đạo Khổng xem gia đình là một trong ba khâu không thể thiếu của hoạt động con người: Tu thân, tề gia, trị quốc
Nho giáo xây dựng nên những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình
“Cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em, chồng ra chồng, vợ ra vợ, thế
là gia đạo chính” Trong ba mối quan hệ (cha con, chồng vợ, anh em) làm nên cái gọi là “gia đạo chính” ấy, thì quan hệ cha con, anh em tiêu biểu bằng chữ Hiếu và chữ Đễ, đã được Nho giáo tôn lên rất cao, đặt vào một vị trí đặc biệt quan trọng, trở thành cốt lõi của các quan hệ trong toàn xã hội
Nho giáo rất chú trọng yếu tố giáo dục gia đình, coi giáo dục gia đình là toàn bộ giáo dục xã hội Khổng Tử quan niệm, đạo đức gắn liền với chính trị, chính trị chẳng qua là sự mở rộng của đạo đức Trong học thuyết của ông, đạo đức gắn liền với chính trị, quan hệ chặt chẽ với chính trị, bởi vì nó dựa trên cơ
sở huyết thống, lấy huyết thống để xác định liều lượng đậm nhạt của nhân ái Cho nên, quan hệ huyết thống trong gia đình là cơ sở học thuyết nói về người quân tử chú tâm vào gốc rễ, gốc rễ có vững thì đạo mới phát sinh được và Hiếu Đễ chính là gốc rễ của Nhân, là hạt nhân của nội dung giáo dục đạo đức
Nho giáo có chủ đích rõ ràng trong việc xây dựng những quan hệ chặt chẽ trong gia đình và phát triển chúng thành những quan hệ trong toàn xã hội, trong việc xây dựng những tình cảm và đức tính tốt trong gia đình, từ đó vun đắp chúng trở thành những tình cảm và đức tốt trong đạo thờ vua, trị nước
Trang 16Nho giáo nói không che đậy về chủ đích chính trị của việc xây dựng đạo đức gia đình: “Hiếu là để phụng sự nhà vua đấy, Đễ là để phụng sự bề trên đấy,
Từ là để sai khiến dân chúng đấy” (Hiếu giả sở dĩ sự quân giã; đễ giả sở dĩ sự trưởng giã, Từ giả sở dĩ sử chúng giã) [15, tr.20] Nho giáo vì thế rất coi trọng việc giáo dục trong gia đình Đó là trường học đầu tiên để giáo dục con người
đi vào xã hội “Thân yêu cha mẹ mình, vì đó mà cư xử có nhân với người đời” (Thân thân, nhi, nhân dân) [14, tr.252]
Cũng từ quan điểm huyết thống, Nho giáo đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa những thành viên trong cùng một gia đình, một dòng họ Nho giáo kêu gọi họ yêu thương đùm bọc lẫn nhau, khuyến khích nhau giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống của gia đình, của dòng họ Những nghi thức ứng xử hàng ngày, những lời răn dạy của cha ông với những gia huấn, gia ngữ được lưu truyền đến các đời con cháu Việc thờ cúng ông bà cha mẹ trong nhà gắn với việc thờ cúng tổ tiên trong họ, việc xây dựng nhà thờ, sửa sang mồ mả, sưu tầm ghi chép gia phả đều góp phần làm khắng khít thêm các mối quan
hệ trong gia đình, gia tộc Đã có nhiều biểu hiện tốt đẹp của tình người được nảy sinh từ đó
Gia đình trở thành hòn đá tảng của lâu đài phong kiến Từ đạo đức trong gia đình đến chính trị ngoài xã hội đều có liên quan đến nhau Cũng vì vậy, muốn đánh giá được phẩm chất của một người ở ngoài xã hội, muốn xem
có nên cân nhắc và sử dụng họ không, trước tiên người ta phải xem tư cách, thái độ của người ấy trong gia đình ra sao Có đối xử tốt trong gia đình, mới
có thể đối xử tốt ngoài xã hội “Bậc quân tử có ăn ở hợp lý ở trong nhà, mới
có thể dạy người trong nước” (Nghi kỳ gia nhân, nhi hậu khả dĩ giáo quốc nhân) [15, tr.20], và “đã là người hiếu đễ mà lại thích phạm thượng điều đó có
ít thôi Đã không thích phạm thượng mà lại thích làm loạn thì điều đó chưa có bao giờ” (Kỳ vi nhơn giã, hiếu đễ, nhi háo phạm thượng giả, tiển hỹ Bất háo phạm thượng, nhi háo tác loạn giả, vi chi hữu giã) [12, tr.4] Từ đó, Nho giáo
Trang 17khẳng định rằng sự giáo dục từ trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thành công trong việc trị nước “Đem những điều ấy ra mà thi thố trong thiên hạ thì không có điều gì mà không làm được” (Thố chư thiên hạ
vô sở bất hành) (lễ ký)
Có thể nói, toàn bộ giáo dục gia đình theo Nho giáo nhằm tạo nên “phụ phụ tử tử, huynh huynh đệ đệ” (cha ra cha, con ra con, anh ra anh, em ra em) Trong mối quan hệ cha con, anh em ấy thì “phụ từ tử hiếu, huynh lương đệ đễ” (cha nhân từ, con có hiếu, anh rộng lượng, em kính trọng) Như vậy, Khổng Tử và các nhà Nho thời Tiên Tần đã đề ra nghĩa vụ, bổn phận đạo đức
từ hai phía, có đi có lại Tư tưởng ấy càng được Nho giáo suy tôn và củng cố bền vững bằng những thuyết giáo về mặt tình cảm, huyết thống và bằng sự nối liền hai chữ Hiếu - Trung Qúy Khương Tử hỏi: “Muốn cho dân cung kính mình, trung thành với mình và khuyên nhau làm lành, nhà cầm quyền phải làm thế nào?” Khổng Tử trả lời: “Nhà cầm quyền khi đến với dân, nên giữ cốt cách cho nghiêm trang, thì dân cung kính Đối với cha mẹ nên hiếu thuận; đối với con em và mọi người, nên từ ái; thì dân sẽ trung thành với mình” (Lâm chi dĩ trang, tắc kính; hiếu từ, tắc trung) [12, tr.24] Chu Hy giải thích
“Hiếu từ tắc Trung”, có nghĩa là hiếu với cha mẹ, nhân từ với dân thì được dân trung thành với mình Như vậy, ở đây Trung cũng là hệ quả của việc lãnh
tụ chính trị có hiếu với cha mẹ, nhân từ với dân chúng, không liên quan gì đến quan niệm Trung quân, phục tùng vô điều kiện như người đời sau nói tới Tác dụng của giáo dục gia đình theo Nho giáo là nhằm tạo ra con người có nhân trong gia đình, từ đó có nhân với người khác Thậm chí, chỉ cần mọi người thực sự yêu thương cha mẹ bà con mình, thì tự nhiên thiên hạ sẽ được thái bình: “Nhơn nhơn thân kỳ thân, trưởng kỳ trưởng, nhi thiên hạ bình” [14, tr.22] Theo Nho giáo, giáo dục gia đình là nhằm tạo ra nhà nhà hòa mục, cả nước dấy lên hòa mục, gia đình hòa thuận là cái gốc góp vào mối quan hệ xóm làng đất nước hòa thuận Do vậy, muốn xây dựng một xã hội hòa mục
Trang 18thân ái, ổn định trật tự xã hội, cần phải có một chính quyền thống nhất quy về đầu mối duy nhất là thiên tử, khắp nơi có trật tự, thế giới hòa mục trong gia đình Gia đình là đơn vị kết cấu cơ bản nhất của xã hội, sự ổn định của gia đình có tác dụng trong việc củng cố xã hội Nho giáo khẳng định rằng, sự giáo dục từ trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thành công trong trị nước
Tóm lại, Nho giáo thời Tiên Tần rất quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo Hiếu trong gia đình Bởi lẽ, trong các phạm trù đạo đức của Nho giáo thì Nhân giữ vai trò là trung tâm Từ Nhân mà phát sinh ra các đức khác và các đức khác
bị quy tụ cả về với nó Nhân có nội dung phong phú, nghĩa sâu rộng nhưng nghĩa chính là lòng thương người Nhưng lòng thương người phải được thể hiện trước hết từ trong phạm vi gia đình, sau đó mới mở rộng ra họ hàng, làng, nước Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử và Tuân Tử đều đòi hỏi nghĩa vụ đạo đức trong gia đình phải mang tính hai chiều Bề trên phải gương mẫu, làm gương tốt cho kẻ dưới, kẻ dưới phải có bổn phận, nghĩa vụ đối với người trên Ví dụ, trong quan hệ cha - con thì cha phải hiền từ, con phải hiếu thảo Quan hệ cha con yêu cầu cả trách nhiệm làm cha làm mẹ và nghĩa vụ hiếu thảo của con cái Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự phát triển của xã hội, những quan niệm đạo đức gia đình thời Nho giáo tiên Tần cũng có nhiều thay đổi
1.1.2 Sự phát triển của quan niệm Nho giáo về gia đình
Do sự vận động và phát triển của chế độ phong kiến Trung Hoa, cùng với yêu cầu củng cố và phát triển nền chính trị phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế, quan niệm của Nho giáo về gia đình cũng có những bước phát triển mới Điển hình là quan niệm về gia đình, các mối quan hệ trong gia đình, đạo đức gia đình thời Hán và thời Tống
Trang 19Quan niệm của Nho giáo thời Hán (Hán Nho) về gia đình (thế kỷ III trước công nguyên - đầu thế kỷ III sau công nguyên)
Từ thời Mạnh Tử trở đi Nho giáo tồn tại ngang với Lão giáo, Mặc giáo, đến cuối thời Chiến Quốc, Nho giáo phải nhường bước trước Pháp gia Nhưng, đến thời Tây Hán, Hán Nho dần thịnh trở lại và chiếm vị trí độc tôn
Năm 221 TCN nhà Tần tiêu diệt Tề, kết thúc cục diện Chiến quốc Đất nước Trung Hoa lần đầu tiên được thống nhất Nhưng sự thống nhất của nhà Tần dựa trên bạo lực, cơ sở kinh tế xã hội phong kiến còn non yếu, chính trị tàn bạo, văn hoá phản động, khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi Về mặt
tư tưởng, sự thống nhất quốc gia của nhà Tần là biểu hiện sự thành công của
tư tưởng Pháp gia với chủ trương “Pháp trị” trước thể nghiệm của lịch sử Tư tưởng Pháp gia chính là vũ khí tư tưởng quan trọng trong việc đưa nhà Tần đến thống nhất quốc gia, xây dựng chính quyền trung ương tập quyền chuyên chế Tuy nhiên, với sự sụp đổ nhanh chóng của triều đại nhà Tần, việc sử dụng tư tưởng Pháp gia trong trị nước đã bộc lộ những nhược điểm căn bản
Sự hà khác của luật pháp, những chủ trương có tính pháp hình cực đoan như cho đốt hết các sách vở của chư tử trước đây mà họ coi là “ngoại thư” (tức là không phù hợp với tư tưởng Pháp gia của nhà Tần), chôn sống “Nho sinh”…
đã thui chột không khí học thuật lành mạnh, tự do tư tưởng (“Bách gia tranh minh”) của thời Xuân Thu - Chiến quốc, làm cho nhân dân và tầng lớp trí thức trong xã hội cực kỳ công phẫn Thêm nữa, những tàn dư kinh tế và xã hội của chế độ nô lệ thị tộc cũ hãy còn, có xu hướng trở lại trạng thái phân chia, cát cứ càng làm suy yếu quốc gia thống nhất thời Tần
Sau khi tiêu diệt nhà Tần và kết thúc cục diện “Hán - Sở tranh hùng”, trước yêu cầu củng cố chế độ phong kiến trung ương tập quyền hùng mạnh, với đường lối chính trị mềm dẻo để an dân, giai cấp địa chủ phong kiến đã tìm thấy ở Nho giáo khả năng cố kết và sức hướng tâm mạnh mẽ để đáp ứng được đòi hỏi đó “Trong con mắt của các vị hoàng đế Hán triều thì Khổng giáo tỏ ra
Trang 20có lợi cho hoàng đế về các mặt sắp xếp trật tự tôn ty, khép chặt thần dân vào các khâu trong cái lưới thống trị bao la của hoàng đế” [36, tr.42] Trong bối cảnh đó, Đổng Trọng Thư nổi lên như một đại Nho - người có công “chính thống hóa Nho giáo” và biến nó thành công cụ tư tưởng sắc bén phục vụ cho quyền thống trị của tập đoàn phong kiến Hán tộc trong một quốc gia thống nhất rộng lớn Đổng Trọng Thư tự coi mình là người tiếp tục tư tưởng của học phái Nho gia, nhưng thực tế ông đã xuyên tạc, tiếp thu và khuyếch trương những yếu tố duy tâm trong học thuyết của Khổng Tử, Mạnh Tử, của phái
“Âm Dương - Ngũ Hành” và các trường phái khác để nhào nặn nên học thuyết của mình, một thứ học thuyết mang đậm màu sắc chính trị duy tâm thần bí và khắc nghiệt Dưới thời Hán Vũ Đế, Đổng Trọng Thư đã tiến hành việc lựa chọn, sắp xếp lại các sách vở kinh điển cổ của Nho giáo và phân thành năm loại: kinh Thi, kinh Thư, kinh Lễ, kinh Dịch, kinh Xuân Thu Bản thân Đổng Trọng Thư được phong làm “ngũ kinh bác sĩ” (người thông hiểu sâu rộng về ngũ kinh) Từ đây, ngũ kinh trở thành “thánh kinh” của Nho giáo
và không ai được hoài nghi về tính đúng đắn của nó Do tư tưởng của ông phù hợp với nhu cầu của phái bảo thủ trong giai cấp địa chủ quý tộc thời đó, nên
từ thời Hán Nguyên Đế về sau những chủ trương mà ông đưa ra dần dần đã được nhà Hán thực hiện
Điểm nổi bật nhất trong quan điểm của Đổng Trọng Thư về gia đình và đạo đức là ông đã dùng tư tưởng “mệnh trời”, “thiên nhân tương cảm”, “thiên nhân hợp nhất” để thần bí hóa các quan hệ xã hội, các giá trị đạo đức cơ bản, đặc biệt là quan hệ quân thần và đức trung Đổng Trọng Thư cho rằng trong quan hệ giữa người với người trong xã hội có ba mối quan hệ cơ bản là: vua -
bề tôi, cha - con, vợ - chồng (Quân - Thần, Phụ - Tử, Phu - Thê), gọi là “Tam cương”; mở rộng ra hai mối quan hệ nữa là anh - em (Trưởng - Ấu); bạn bè (bằng hữu) thành “Ngũ luân” Thực ra đây là những mối quan hệ đã được Khổng Tử, Mạnh Tử đề cập đến rồi Nhưng, đến Đổng Trọng Thư, ông đã
Trang 21tước đi những yếu tố có tính nhân đạo, tiến bộ, hai chiều trong ngũ luân và đưa vào quan niệm đó những yêu cầu đạo đức một chiều, thần bí, khắt khe Đặc biệt, ông đã đẩy những yêu cầu, quy tắc đạo đức một chiều đó lên mức cực đoan, phi lý, phi nhân bản Trong mối quan hệ vua - tôi, bởi vua là con trời, lĩnh thiên mệnh thay trời cai trị thần dân nên nếu vua xử bầy tôi tội chết (bất kể đúng sai), người bầy tôi phải chết nếu không sẽ mắc tội bất trung (Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung) Trong quan hệ gia đình, cha cũng như trời, là người có quyền uy tối cao, cha bảo con chết con phải chết nếu không mắc tội bất hiếu (Phụ xử tử vong tử bất vong, bất hiếu), chồng bảo vợ phải tuyệt đối tuân theo (phu xướng phụ tùy) Và ông đã dùng thuyết Âm dương (đã bị tước
bỏ mặt duy vật, quy luật của tự nhiên) và viện đến “ý trời” làm cơ sở triết học
để biện minh cho học thuyết đạo đức của mình: Vua là tượng của “trời” nên có đức che chở, hướng dẫn (Thiên vi quân nhi tần tái chi) - Bề tôi là tượng của
“đất” nên có đức chuyên chở, tuân theo (Địa vi thần nhi trì tải chi); Chồng là thuộc khí “dương”, nên có đức sinh, dẫn đầu (Dương vi phu nhi sinh chi) - Vợ
là thuộc khí “âm”, nên có đức phụ trợ, tuân theo (Âm vi phụ nhi trợ chi); Cha
là thuộc “mùa xuân” nên có đức sinh (Xuân vi phụ nhi xuân chi) - Con là thuộc
“mùa hạ” nên có đức dưỡng, tuân theo (Hạ vi tử nhi dưỡng chi); và tất cả là do trời định đoạt (Khả cầu ư thiên) [72, tr.70-71]
Suy cho đến cùng thì học thuyết về luân lý đạo đức của Đổng Trọng Thư trong đó có quan niệm về đạo đức gia đình là nhằm phục vụ mục đích cao nhất là “trung quân”, trung thành tuyệt đối với nhà vua, với bề trên, bảo
vệ chế độ phụ hệ trong gia đình với uy quyền tuyệt đối thuộc về người chồng, người cha
Như vậy, xét trên phương diện nhân văn, những quan hệ và yêu cầu đạo đức Nho giáo qua bàn tay “chế biến” của Đổng Trọng Thư thời Hán (hay còn gọi là Hán Nho) so với Nho giáo thời Khổng Tử, thậm chí cả với thời Mạnh
Tử, là một bước thụt lùi nghiêm trọng Nếu Nho giáo Tiên Tần còn đề cập đến
Trang 22đạo đức gia đình với tính chất hai chiều, dựa trên thực tại quan hệ xã hội giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng thì Nho giáo thời Hán dựa trên cơ sở thần bí hóa các quan hệ xã hội đó, đòi hỏi con cái phải tuyệt đối phục tùng cha mẹ, vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng Do vậy, Trung, Hiếu của Nho giáo thời Hán được thần bí hóa và đẩy đến mức tuyệt đối thành ngu Trung, ngu Hiếu
Quan niệm của Nho giáo thời Tống về gia đình (thế kỷ X - thế kỷ XIII)
Từ giữa thế kỷ thứ IX, Kinh đô Tràng An nhà Đường bị nhiều phen chao đảo bởi các cuộc khởi nghĩa nông dân và những cuộc tấn công của các thế lực phong kiến địa phương Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo ở cuối thế kỷ thứ IX, có quy mô như một cuộc chiến tranh nông dân, đã đánh đòn quyết định vào nền thống trị của nhà Đường Các thế lực phong kiến địa phương nhân đó nổi lên khắp nơi Chu Ôn vốn là một tướng của Hoàng Sào, sau khi tiêu diệt các thế lực quân phiệt địa phương, đã cướp luôn ngôi nhà Đường, lập ra nhà Hậu Lương Đất nước bắt đầu cuộc loạn “Ngũ đại thập quốc” (năm đời mười nước) kéo dài trên nửa thế kỷ Năm
960 Triệu Khuông Dận đã kết thúc cục diện hỗn loạn, thống nhất đất nước Trung Hoa, lập ra nhà Tống, hiệu là Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận lên ngôi quyết tâm thiết lập một chế độ quân chủ tập trung cao nhất nhằm thủ tiêu tình trạng cát cứ địa phương Lúc này Nho giáo trở lại địa vị quốc giáo và được phát triển thêm một bước để phục vụ cho yêu cầu “thống nhất tất cả những cái gì chưa thống nhất trong thiên hạ” Các nhà triết học thời Tống đều đứng trên danh nghĩa bảo vệ và phát triển Nho giáo để trình bày những ý kiến của mình, nhưng thực tế, trong tư tưởng của họ thể hiện rất rõ sự thống nhất tư tưởng của Nho - Phật - Lão Chính những đặc điểm đó đã hình thành một phong cách riêng của các nhà Nho thời Tống, của học thuật thời Tống mà người sau thường dùng những danh từ như “Tống Nho”, “Đạo học”, “Lý học”, Nho giáo mới (Neo Confucianism) để chỉ nó Vì vậy, về mặt chính trị, thời Tống không phải
Trang 23là triều đại lớn nhất của Trung Quốc thời phong kiến, nhưng về phương diện học thuật thì Tống Nho có thể được xem là đạt trình độ phát triển cao nhất của Nho giáo trong hơn 1000 năm tồn tại từ sau Khổng - Mạnh
Nho giáo thời Tống có thể được phân thành hai phái: phái Lý học do Chu Hy (1130-1200) và Trình Hạo (1032-1085), Trình Di (1033-1107) đại diện, phái Tâm học do Lục Cửu Uyên (1139-1193) đại diện
Trong quan niệm về gia đình, có thể nói Nho giáo thời Tống tiếp tục xu hướng nhấn mạnh tính một chiều của quan hệ gia đình thời Hán, đã xem xét rất phiến diện, cứng nhắc, chỉ nhấn mạnh trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, nghĩa vụ của vợ đối với chồng mà không cần quan tâm đến chiều đối xử ngược lại Vì vậy, nó làm cho Nho giáo sơ kỳ bị biến dạng, méo mó đi rất nhiều
Đặc biệt Nho giáo thời này rất đề cao chữ “hiếu” để củng cố cho tư tưởng tôn quân, đề cao chế độ phong kiến tập quyền, củng cố gia đình - đề cao quyền huynh thế phụ, đảm bảo tuyệt đối cho chế độ truyền tử, ngôi vua truyền cho con trưởng Vì vậy quan niệm về “hiếu” trong gia đình trở thành
sự phục tùng vô điều kiện, bởi vì các nhà Nho quan niệm “trong thiên hạ không có cha mẹ nào không đúng” rồi dẫn đến “cha không nhân từ nhưng con không thể không hiếu” Nó đồng nhất tình yêu thương, nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ với tình yêu thương, nghĩa vụ của thần dân đối với ngai vàng của nhà vua, coi sự cung phụng nhà vua là vô điều kiện như sự phụng dưỡng cha mẹ mình
Những quan điểm đạo đức gia đình của Tống Nho dựa trên cơ sở các tư tưởng lý học mang tính siêu hình giải thích về bản chất, sự cấu thành và quy luật vận hành của vũ trụ Các nhà Tống Nho đã đồng nhất các giá trị trung, hiếu, trinh như là sự thể hiện của lý, của thiên đức mang tính quy luật vào trong xã hội Việc bầy tôi trung thành tuyệt đối với nhà vua, người con thực hiện đạo hiếu với cha mẹ, người vợ chung thủy với chồng là thuận theo lý, thuận theo đạo trời và là điều kiện để duy trì sự ổn định, thái hòa của vũ trụ
Trang 24Tóm lại, qua nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Nho giáo qua các thời kỳ, chúng ta thấy rằng tư tưởng Hán Nho về gia đình và đạo đức gia đình không hề bị Tống Nho phủ nhận mà được tích hợp lại và thậm chí còn được cải biến lên một trình độ mới với việc đưa ra cơ sở lý học siêu hình cho những mối quan hệ và giá trị đạo đức này Nho giáo từ đời nhà Hán về sau đã trở thành hệ tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến Trung quốc, nhằm bảo
vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến Mặc dù bản thân Nho giáo mang nhiều yếu tố bảo thủ, tiêu cực, tuy nhiên, đó là một học thuyết giàu sức sống đã tồn tại hàng nghìn năm, nên không thể phủ nhận những giá trị mang tính phổ biến
và chứa đựng nhiều tư tưởng triết học
Có thể thấy rằng với mục đích lập lại trật tự, kỷ cương của xã hội, Nho giáo đề cao tinh thần trung quân và xem đó là yêu cầu đạo đức, phẩm chất cao đẹp của đạo làm người Với quan niệm cho rằng vũ trụ có trời làm chủ, đất nước có vua làm chủ, gia đình có cha làm chủ mọi quan hệ có trật tự nền nếp rõ ràng nên Nho giáo chủ trương xây dựng xã hội dựa trên mô hình gia đình, xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ trong gia đình với mục đích mở rộng nó ra, phát triển lên thành những nguyên tắc đạo đức trong đạo thờ vua, trị nước Những quan niệm về gia đình và đạo đức gia đình từ thời Khổng Mạnh, qua Hán Nho, Tống Nho đã trở thành một hệ thống quan niệm và giá trị ổn định mà về sau các triều đại Minh, Thanh dựa vào đó để làm công cụ tư tưởng, hệ chuẩn giá trị cho việc củng cố gia đình, xã hội theo hướng củng cố chế độ phụ quyền gia trưởng và chế độ phong kiến trung ương tập quyền chuyên chế
1.2 Những nội dung cơ bản của Nho giáo về gia đình
1.2.1 Tôn ti trật tự trong gia đình
Khác với các học thuyết triết học Phương Tây, triết học phương Đông nói chung và đặc biệt là Nho giáo nói riêng, luôn xem xét con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội Chúng ta thấy, trong Nho giáo không tồn tại
Trang 25một con người cá nhân, một cái tôi tách khỏi gia đình và xã hội Chính việc nhìn nhận con người trong các mối quan hệ gia đình và xã hội đã giúp Nho giáo đề ra được những giải pháp giữ gìn tôn ti trật tự trong gia đình và bình ổn ngoài xã hội
Theo quan niệm Nho giáo, mọi người trong xã hội đều bị ràng buộc bởi năm mối quan hệ xã hội cơ bản nhất Đó là quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh
- em, vua - tôi, bạn - bè Năm mối quan hệ này phản ánh hai phương diện của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ gia đình được củng cố bằng chế độ tông pháp gia trưởng, còn các quan hệ xã hội thì được duy trì bởi chế độ chính trị đẳng cấp
Đi cùng với các mối quan hệ đó là những yêu cầu giao tiếp bắt buộc (lễ) mà mỗi thành viên trong gia đình và xã hội phải thực hiện
Tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy phạm đạo đức Đã là gia đình thì phải có vợ - chồng, cha - con, anh - em Trong gia đình thì vợ - chồng phải hòa thuận, phu xướng thì vợ phải tùy, là cha - con thì cha phải hiền từ biết thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập Ngược lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công
ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, biết hiếu thuận với cha mẹ Đã là anh
em thì phải biết đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, là anh chị thì phải biết nhường nhịn, thương yêu, là em thì phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị Xét chung trong mọi mối quan hệ, Nho giáo yêu cầu mỗi cá nhân phải lấy lòng nhân của mình làm chuẩn mực để hành động, đối xử với người khác Cái
gì mình muốn thì cũng làm hết lòng cho người khác và ngược lại, cái gì mình ghét thì cũng đừng đem lại cho người khác
Bên cạnh đó, Nho giáo còn quan niệm rằng, mọi sự bất ổn trong xã hội đều có nguyên nhân từ việc ứng xử không tốt các mối quan hệ xã hội Để bảo đảm sự ứng xử được đúng, Nho giáo yêu cầu mỗi người phải chính danh, làm tốt vai trò của mình Vai trò đó được xác định bởi danh phận của mỗi người
Trang 26do xã hội quy định Đó là phận làm vua, phận làm tôi, phận làm cha, phận làm con Danh phận của mỗi người quy định cách ứng xử của họ Cách ứng xử theo đúng danh phận được Nho giáo quy định gọi là lễ Theo Nho giáo, nếu trong xã hội mỗi người đều làm tốt bổn phận của mình thì xã hội sẽ thái bình Nếu xã hội thái bình thì mọi người ai cũng được an cư lạc nghiệp Khi đó tất
cả những người già cả, trẻ nhỏ và những người cô quả sẽ được mọi thành viên trong xã hội quan tâm giúp đỡ Cảnh tranh giành và chém giết nhau vì cái lợi
sẽ không còn
Để làm được điều đó, Nho giáo đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của gia đình Do đó, một xã hội muốn thanh bình thì trước hết cần phải có những gia đình có tôn ti trật tự, trên dưới hòa thuận Gia đình hòa thuận là gia đình mà mọi thành viên luôn làm đúng với danh phận của mình, quan tâm đến nhau, chăm lo cho nhau theo đúng lễ Trong gia đình đó, chồng là người đứng đầu, cắt đặt, sắp xếp, xướng xuất mọi việc, vợ là người theo ý chồng mà hành động, thực hiện những việc mà chồng đề xướng Tuân thủ tôn ti giữa vợ và chồng tạo nên sự hòa thuận giữa vợ và chồng trong gia đình Cha mẹ phải luôn giữ gìn lời
ăn tiếng nói cũng như tác phong làm việc của mình để làm tấm gương cho con cái noi theo Đồng thời, con cái phải luôn hiếu kính với ông bà, cha mẹ, biết phụng dưỡng chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết làm cho ông bà, cha mẹ được rạng danh và không làm việc gì khiến cho ông bà, cha mẹ phải tủi hổ với hàng xóm láng giềng Một gia đình hoà thuận còn là một gia đình mà anh em biết bảo ban nhau cùng tiến bộ, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau
Như vậy, Nho giáo quy định rất rõ tôn ti trật tự trong gia đình Trong
đó, người gia trưởng đứng đầu gia đình là người có quyền lực và trách nhiệm lớn lao nhất trong sự duy trì, phát triển gia đình Trong gia đình nhiều thế hệ,
vị trí người gia trưởng thuộc về người cụ, người ông hay người cha thuộc ngành trưởng Những người thuộc ngành thứ đều phải tuân theo ý chí quản lý gia đình của người gia trưởng Tôn ti trật tự gia đình này tuân thủ các quy
Trang 27định về trưởng - thứ, nam - nữ, nội - ngoại hết sức chặt chẽ tạo nên chế độ gia trưởng tông tộc trên phương diện gia đình Với tôn ti trật tự này, vai trò, quyền lực của người nam, người gia trưởng trong gia đình được đề cao tuyệt đối (tôn), người phụ nữ, người vợ giữ vị trí thấp, phụ (ti) trong gia đình (nam tôn nữ ti) Từ tôn ti trật tự gia đình mở rộng tới tộc họ rồi tới quốc gia là theo một trật tự như nhau, khiến cho sự ổn định, trật tự trong quan hệ gia đình đảm bảo cho sự ổn định, trật tự trong quan hệ xã hội của một xã hội theo Nho giáo
1.2.2 Gia đạo và các chuẩn mực đạo đức
Đạo cha - con
Đây là mối quan hệ cụ thể gần gũi nhất của bất kỳ gia đình nào trong xã hội Với mối quan hệ này, Khổng Tử, Mạnh Tử và các nhà nho đưa ra yêu cầu rất cụ thể “cha từ con hiếu”, “cha nghiêm mẹ từ”: Cha mẹ phải đối xử nhân từ với các con, yêu thương chúng, phải là tấm gương mẫu mực về mọi mặt để con cái noi theo, làm theo, để làng xóm nhìn vào; còn con cái phải hiếu thuận với cha mẹ Bởi theo Nho giáo, “mình mà hiếu thảo với cha mẹ, thì con mình cũng sẽ hiếu thảo với mình Mình mà bất hiếu, lẽ nào con mình lại có hiếu? Mình hiếu thuận, thì lại sinh ra con hiếu thuận Mình ngỗ nghịch thì lại sinh ra con ngỗ nghịch” [38, tr.64]
Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, cho đi học và dựng vợ gả chồng cho chúng như Kinh Lễ dạy: “Khi một cậu con trai trưởng thành (20 tuổi) thì theo lễ đội mũ, người cha dạy cho con những phận sự của kẻ trượng phu Khi một cô gái đến tuổi xuất giá, người mẹ dạy cho con những phận sự của kẻ làm vợ Khi đưa con về nhà chồng, người mẹ dặn con gái về đạo làm vợ” [13, tr.185]
Ở đây, phận sự của kẻ trượng phu chính là bổn phận, là nghĩa vụ và trách nhiệm của người đàn ông đối với gia đình và xã hội, cụ thể là phải noi theo tiêu chí của các đức nhân, đức lễ và đức nghĩa mà hành động, để khi
“đắc chí” (làm quan) thì chung sức với dân mà thi hành những đức đó; khi
“không đắc chí” thì lui về ẩn dật mà vẫn tu thân hành đạo Suốt đời phải phấn
Trang 28đấu tu dưỡng, rèn luyện theo tinh thần “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” [13, tr.185] Còn người mẹ dạy con gái phận
sự của đạo làm vợ là: “Về nhà chồng phải hòa thuận với người nhà chồng, kính nhường, giữ mình cho khéo, không trái ý chồng, giữ nết thuận tòng và phát huy tứ đức” [13, tr.185]
Các gia đình truyền thống trong xã hội Trung Quốc xưa thường rất chú
ý đến việc tổ chức quan lễ (lễ trưởng thành) cho con trai và kê lễ cho con gái
vì những nghi thức này rất quan trọng, nó đánh giá thành quả giáo dục của gia đình, của cha mẹ đối với con cái, sự trưởng thành của con cái trước gia đình
và xã hội Những nghi thức này đòi hỏi mỗi người khi trưởng thành phải tuân theo những yêu cầu thiết thực của một người chân chính, phải có trách nhiệm với gia đình và xã hội như: Làm con phải hiếu với cha mẹ, làm anh phải khoan dung độ lượng, làm em phải kính nhường, làm thần dân phải trung Khi
đã đủ tư cách của một người trưởng thành thì mới có đủ tư cách phục vụ xã hội và quản lý người khác, lúc đó cha mẹ mới yên tâm và tự hào về con cái
Cha mẹ tuy nhân từ với con cái, thương yêu chúng nhưng phải nghiêm khắc bắt con cái phải chịu khó học tập, rèn luyện như Khổng Tử đã nhận xét
“thương con há không bắt nó chịu khó học tập sao” Ông rất nghiêm khắc nhắc nhở con mình chịu khó học tập Kinh thi, Kinh lễ,… và nêu tác dụng của việc đọc, học các kinh trên Các nhà nho đã tổng kết: “Cha nghiêm thì con trai thảo, mẹ nghiêm thì con gái khéo Thương con thì cho vọt, ghét con thì cho ăn” [38, tr.65] Vì “nuôi con trai mà chẳng dạy bảo là sai lầm, con còn nhỏ không dạy bảo là người đần độn” [38, tr.68]
Trong các câu chuyện cha mẹ dạy con cái, các nhà nho rất ca ngợi và truyền tụng cho nhau chuyện dạy con của mẹ Mạnh Tử, bà đã phải ba lần dời chỗ ở để con được sống trong một môi trường tốt nhất, cũng như nhiều lần nghiêm khắc dạy con nêu cao ý chí học tập tu dưỡng thì sau này mới có thể đền đáp được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bà Bà đã thể hiện được tình cảm
Trang 29yêu thương con tha thiết, có trách nhiệm cao đối với việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái của một người mẹ Bà nghiêm khắc nhưng lại thể hiện tình cảm rất nhân hậu với con cái
Đối với con cái, các nhà nho đặt ra yêu cầu về thái độ cư xử của con cái đối với cha mẹ Họ rèn cặp, giáo dục các con theo khuôn phép đạo đức nho giáo, theo nền nếp gia phong của từng nhà và theo những yêu cầu chung của
xã hội một cách ân cần nhưng nghiêm khắc
Như vậy, trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nho giáo cho rằng cha
mẹ phải đối xử nhân từ với con, phải có trách nhiệm nuôi dạy con cái nên người, lo học hành và cả chăm lo vun đắp hạnh phúc cho chúng sau này Ngoài
ra, cha mẹ còn phải trở thành tấm gương đạo đức mẫu mực cho con cái noi theo Việc đề cao giáo dục đạo đức gia đình, các đức hiếu, đễ, theo nền nếp gia phong của từng gia đình, cũng như việc giáo dục lý tưởng của bậc trượng phu, của đạo làm vợ, đạo làm con cho con cái đã chỉ rõ trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của các bậc cha mẹ đối với thế hệ trẻ Còn con cái là niềm hy vọng và tự hào của cha mẹ khi chúng nên người, là những người nối tiếp nghiệp của cha mẹ, phải đền đáp cho công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ
Ngoài ra, trong gia đình, mặc dù Nho giáo cho rằng cha mẹ phải nghiêm khắc dạy bảo con cái thành người, nhưng Nho giáo cũng phân biệt ranh giới khác biệt giữa quan hệ gia đình và quan hệ xã hội, giữa chuẩn mực đạo đức gia đình và chuẩn mực đạo đức xã hội Điều đó là do sự khác biệt về huyết thống quy định Khổng Tử cho rằng nếu nhà có khách thì dù cha hay con cũng không nên nói điều xấu của nhau: “Khách dù thân hay sơ, hễ đến thì mình phải tiếp đón tử tế; cha không nên nói điều xấu của con, con chẳng nên nói điều lỗi của cha” [38, tr.64-65] và cha con phải che lỗi cho nhau
Ông Diệp Công nói với Đức Khổng: “Xóm tôi có những người giữ phép ngay thẳng rất mực; như cha ăn trộm dê, thì con đứng ra làm chứng khai thật” Đức Khổng nói: “Ở xóm ta, người ngay thẳng cư xử có khác: cha che
Trang 30lỗi cho con, con che lỗi cho cha, tính ngay thẳng ngụ trong đó vậy?” [38, tr.65] Ở đây, chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa đạo đức gia đình và đạo đức
xã hội trong quan niệm của Khổng Tử
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái thời Khổng Mạnh đã thể hiện đạo lý làm người, nó không chỉ của riêng Nho giáo mà còn mang ý nghĩa phổ biến của loài người, trở thành tập tục, truyền thống văn hóa đạo đức của nhiều dân tộc chịu ảnh hưởng của Nho giáo Tuy nhiên, các nhà nho sau này vì mục đích chính trị, vì lợi ích giai cấp phong kiến thống trị đã tuyệt đối hóa một chiều quan hệ cha con Họ buộc người con phải nghe theo lời cha một cách máy móc, mù quáng, bất kể phải trái, đúng sai Đó là điều cần phê phán và loại bỏ bởi nó xâm phạm đến quyền con người, trái với nhân tính và tình cảm của con người
Đạo hiếu, vấn đề nhớ ơn tổ tiên
Bàn về đạo hiếu, Khổng Tử nói nhiều, và tuy nội dung còn giản dị, mộc mạc, nhưng ý nghĩa rất sâu sắc Đến Mạnh Tử và chính Tăng Tử mới là người phát triển nội dung đạo hiếu một cách cụ thể và cặn kẽ
Hiếu là đạo ứng xử của con cái đối với cha mẹ, đồng thời là đạo ứng xử đối với các thế hệ bề trên trong gia đình Theo các nhà nho: Hiếu là “đạo thường của trời, là lẽ phải của đất”, là bản tính tự nhiên vốn có của con người,
là gốc của đạo làm người, là nết đầu trong trăm nết của con người, là cơ sở để con người trở thành người quân tử, thành kẻ đại trượng phu, thậm chí có thể trở thành thánh nhân
Nội dung của đức hiếu được Tăng Tử quy về ba điều (tức ba bậc): “bậc đại hiếu là lòng tôn trọng cha mẹ, bậc thứ là không làm nhục đến cha mẹ, bậc cuối cùng là có thể nuôi được cha mẹ” (Hiếu hữu tam: đại hiếu tôn thân, kỳ thứ nhất nhục, kỳ hạ năng dưỡng) [38, tr.54] Cụ thể hơn nữa là: Con cái phải noi theo chí hướng và sự nghiệp của cha mẹ, phải làm theo ý muốn của cha
mẹ, không được trái nghịch, vui vẻ hòa nhã giúp đỡ cha mẹ, không được đi
Trang 31xa, đi thưa về gửi, phải biết tuổi của cha mẹ, thành kính phụng dưỡng cha mẹ khi họ về già, phải nghe theo cha mẹ trong việc xây dựng gia đình Khi cha
mẹ qua đời phải giữ đạo cha, không thay đổi, lo chôn cất và thờ phụng cho có lễ,… Làm được như thế mới là người con có hiếu
Hiếu là “nết đầu trong trăm nết” Hành vi của người ta không gì lớn bằng chữ “Hiếu”, người con có hiếu có ý thức đầy đủ về tình cảm và bổn phận của mình đối với cha mẹ, đó là sự biết ơn, cù lao chín chữ “cha sinh ra
ta, mẹ nuôi ta, thương thay cha mẹ” (ai ai phụ mẫu, sinh ngã cù lao) (Kinh thi) Đó là ý nguyện thường xuyên làm sao để cha mẹ được vui sướng, dù mình có phải ăn gạo xấu, uống nước lã cũng thỏa lòng (lễ ký) Việc tôn trọng, phụng sự cha mẹ của người con có hiếu theo Nho giáo còn phải giữ gìn bản thân mình, chớ để cha mẹ lo lắng - tức là, việc thờ cha mẹ phải gắn với việc giữ bản thân, người con biết giữ gìn thân thể lành mạnh, trọn vẹn để cha mẹ yên tâm thì cũng đã là việc báo hiếu rồi bởi “bậc cha mẹ chỉ lo sợ con cái
mang bệnh tật mà thôi” [38, tr.59] Trong các việc phải phụng sự thì việc
phụng sự cha mẹ là lớn, còn trong những cái phải giữ gìn thì giữ gìn thân thể mình là căn bản Chính vì thế, người con làm việc gì cũng phải thận trọng như
“đi trên lớp băng mỏng”, không được phép làm càn mà hủy hoại thân thể khiến cha mẹ đau lòng
Nho giáo còn đặt ra yêu cầu, đòi hỏi trong đạo làm con, rằng người con
có hiếu phải nhớ được tuổi của cha mẹ mình Đức Khổng Tử nói rằng: “Làm con phải biết tuổi của cha mẹ mình Nhớ biết như vậy, một là để vui mừng vì cha mẹ được sống lâu, hai là để lo sợ cho cha mẹ già yếu” (phụ mẫu chi niên, bất khả bất tri dã Nhất tắc dị hỷ Nhất tắc dĩ cụ) (Thế thường, người ta hay nhớ tuổi của con mình, mà hay quên tuổi của cha mẹ Như vậy, sao đáng gọi là hiếu? Người có hiếu lúc nào cũng nên nhớ tuổi của cha mẹ, trước để mừng cha
mẹ được trường thọ, sau để dự phòng những sự đau yếu, chẳng may có thể xảy đến cho song thân) [12, tr.61] Ngoài ra, là người con có hiếu còn cần nêu cao
Trang 32thanh danh để làm vinh hiển cho cha mẹ “lập thân hành đạo, nêu cao thanh danh đến đời sau để làm vinh hiển cho cha mẹ” [38, tr.51]; đem cả thiên hạ mà phụng sự cha mẹ, Mạnh Tử nói: “Chỗ chí hiếu của người con, không gì lớn bằng làm cho cha mẹ được tôn trọng; chỗ làm cho cha mẹ được tôn trọng chí
cực, không gì bằng đem cả thiên hạ mà phụng dưỡng cha mẹ” [38, tr.51-52]
Khổng Tử cho rằng lập thân phải lấy hiếu làm gốc: “Lập thân mà có nghĩa thì hiếu làm gốc; việc tang mà có lễ thì buồn thương là gốc, chiến trận
có hàng ngũ thì dũng là gốc; trị chính có lý thì nghề nông là gốc, cư xử việc nước có đạo thì việc lập tự (có con nối dõi) là gốc; làm ra tiền của có thời cơ thì lấy tận lực làm gốc” [38, tr.41]
Tăng Tử nhấn mạnh: Người con có hiếu là phải làm những điều mà Khổng Tử đã dạy Ông ca ngợi tác dụng của đức hiếu đến mức cảm hóa được
cả trời, đất và vạn vật, phản ánh tâm trạng, mong muốn của lớp người cao tuổi với con cháu Coi hiếu là gốc của đạo làm người, cho nên mọi hành động ứng
xử của con người với con người đều quy về một tiêu chuẩn áp đặt mang tính chủ quan của nhà nho nhưng lại thiết thực đối với con người, bởi nó vốn là tình cảm chân thật, thành kính và thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ mà người con có trách nhiệm phải bảo tồn thân thể mình, làm mọi việc chỉ để nhằm vào mục đích cuối cùng là báo hiếu cha mẹ Mạnh Tử thì giải thích và chứng minh rằng, hiếu đễ là bản tính tự nhiên sẵn có của con người, là biểu hiện của lòng nhân và đức nghĩa, nó mang tính khách quan và phổ biến
Theo Khổng Tử, đạo hiếu của con đối với cha mẹ dù rất nhiều mặt nhưng cốt lõi phải ở “tâm thành kính” Một hôm, Tử Du hỏi về đạo “hiếu”, Khổng Tử nói rằng, người có hiếu trước hết phải nuôi cha mẹ Nuôi thì phải kính, chứ không kính không phải là hiếu “Đời nay hễ thấy ai nuôi được cha
mẹ thì người ta khen là có hiếu Nhưng loài thú vật như chó, ngựa người ta cũng nuôi được vậy Cho nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu” [38, tr.59]
Trang 33Theo các nhà nho, để đền ơn, báo hiếu, trước hết con cái phải là người nối chí cha, nối nghiệp cha, thực hiện nguyện vọng của cha mẹ Đức Khổng nói: “Khi cha mình còn sống, mình nên xem xét chí hướng Khi cha thác, mình nên quan sát những việc làm của người Cha mất trong 3 năm mà mình chẳng đổi đạo nghệ của cha, đó mới gọi là hiếu” [38, tr.52] Ông còn yêu cầu:
“Người có hiếu thì giữ được địa vị của ông cha, làm theo lễ của ông cha, tấu nhạc như ông cha, kính những người mà ông cha trọng, mến những người mà ông cha yêu, thờ người thác như người sống, trọng người đã qua như người đang tồn tại” [38, tr.52-53] Về điều này, Khổng Tử ca ngợi vua Võ Vương và ông Chu Công là hai vị có nết hiếu cao rộng, có hiếu vì khéo tiếp tục chí nguyện của ông cha, khéo noi theo sự nghiệp của ông cha
Có người cho rằng hiếu đễ của Khổng Tử là ngu hiếu, là sợi dây ràng buộc con người với gia đình, với cha mẹ Thật ra, Khổng Tử không chủ trương ngu hiếu như vậy Ông có yêu cầu con nên ở bên cha mẹ, nhưng vì nhiệm vụ hay sự thăng tiến của con thì có thể đi xa, nhưng phải cho biết nơi ở
để cha mẹ khỏi lo, để thông tin cho nhau Cho nên ông cũng đã chê trách
“Người đi học mà chỉ nhằm ở yên thân một chỗ, thì không đủ để xứng đáng một người có học đâu?” (sĩ nhi hoài cư, bất túc dĩ vi sĩ hĩ) [12, tr.280] Khổng
Tử khuyên con nên biết vâng lời cha mẹ, nhưng ông cũng nhận thức rằng,
“hậu sinh khả úy” [12, tr.163], nhận thức của con cũng có thể hơn cha mẹ là
lẽ tất nhiên, là đúng quy luật phát triển, nên con cũng có thể không tán thành những ý kiến của cha mẹ không đúng, không hợp thời Song không vì thế mà cãi lại cha mẹ, “xúc phạm” đến cha mẹ, trái lại phải phân tích, giải thích cho cha mẹ hay, cha mẹ rõ cái đúng, cái sai để cho cha mẹ vui lòng Khổng Tử cũng không yêu cầu con phải giữ đạo cha suốt đời, mà chỉ yêu cầu trong 3 năm thôi
Khổng Tử còn khẳng định: “Hiếu là để thờ cha mẹ, thuận là để vâng mệnh người trên, đem những điều ấy mà thi thố ra thiên hạ thì không có điều
Trang 34gì là không làm được” [38, tr.38] Tuy nhiên, không nên quá máy móc bởi Khổng Tử cũng đã dặn: “Con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua
há đã là trung Chỉ có biết xét cái đáng theo mới gọi là hiếu là trung vậy” [38, tr.55] Như vậy, hiếu, trung đều được xem xét và đánh giá theo sự việc và hoàn cảnh lịch sử cụ thể
Nho giáo cũng rất coi trọng và đề cao việc thực hành đạo hiếu, đặc biệt
là việc lo tang lễ khi cha mẹ qua đời Mạnh Tử coi “Phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ còn sống chưa đáng kể là việc lớn lao của kẻ làm con Mai táng cha
mẹ trong cơn tử biệt mới là việc trọng đại hơn hết của người con có hiếu” [14, tr.47] Thời gian để tang cha mẹ được Khổng Tử giải thích: “Công cha mẹ nuôi từ khi sinh đến lúc 3 tuổi mới có thể tự đi lại được một mình, nên tang ba năm là tang thông thường của kẻ làm con” [12, tr.281] Vì thế, Nho giáo quy định, con cái phải lo tang lễ và để tang ba năm, không phân biệt sang hèn, lấy buồn đau thương tiếc làm gốc, không đúng ba năm là bất hiếu Và sau thời gian ba năm ấy tình cảm thương cha mẹ mới dịu dần
Tuân Tử còn cụ thể hóa việc thực hành đạo hiếu của con cái trong việc tang lễ và cúng tế cha mẹ, ông cho rằng: “Tang lễ là cách tỏ tình của người sống đối với người chết, làm cho sự chết thêm phần trang trọng, là suy từ lòng thờ người sống mà tống táng người chết, không coi chết khác sống, không coi mất khác còn, cho sự chấm dứt với bắt đầu là một Cho nên việc đặt ra cái tang ba năm là để tương xứng với nỗi đau thương cực độ Mặc áo xô sổ gấu, chống gậy tre, ở lều, ăn cháo, nằm gai, gối đất là hình thức để tỏ tấm lòng rất mực thương đau khi người thân mất Cha mẹ mất buổi sáng, chiều quên thì khác gì cầm thú” [44, tr.305-310]
Khổng Tử rất coi trọng hiếu, nên cũng rất coi trọng tang, lễ, tế tự Tế tự cũng là biểu hiện sự báo hiếu của con cháu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên Qua việc tế tự sẽ gây tình cảm tốt cho con người và khi con người có nhiều tình cảm có hậu thì con người càng trở nên đạo đức hơn
Trang 35Trong Lễ ký viết: Tế là lấy bụng thành thực cung kính mà đối với tổ tiên Do đó trong Lễ ký nói “Tế không phải là cái vật bên ngoài đến, tự trong bụng ra, ở tâm sinh ra vậy” (Phù tế giả, phi vật tự ngoại chí giả dã, tự tung xuất, sinh ư tâm dã) [42, tr.112] Khổng Tử coi việc tế tự là việc rất quan trọng, nó tạo ra mối liên hệ đạo đức với tổ tiên, thần thánh Vì vậy, Đức Khổng khi cúng tế tổ tiên thì rất mực cung kính, dường như có tổ tiên hiện về, khi cúng tế thần minh thì cũng rất mực cung kính, dường như có thần minh hiện về (Tế như tại, tế thần như thần tại) [38, tr.76] Ngài nói rằng: “Khi ta bận việc chẳng dự được cuộc tế, phái người thay mặt mình đi tế, thì ta ái ngại dường như chẳng có tế vậy” (Tử viết: “Ngô bất dự tế, như bất tế?) [38, tr.76].Tuy nhiên, Khổng Tử cho rằng chỉ nên cúng tế tổ tiên mình mà thôi vì ngài cho rằng nếu không phải tổ tiên mình mà cúng tế, đó là nịnh hót vậy (Phi kỳ quỉ nhi tế chi, siểm dã) [38, tr.76] Ý nghĩa của việc tang lễ và thờ cúng tổ tiên không chỉ dừng lại trong gia đình mà nó còn ảnh hưởng to lớn đến xã hội, đặc biệt là những người ở ngôi trên Nhấn mạnh tác dụng nêu gương của tầng lớp lãnh đạo xã hội trong giáo hóa đạo đức cho người dân, Tăng Tử cho rằng:
“Người ở ngôi trên mà thận trọng trong cuộc tang lễ đối với cha mẹ khi mãn phần, và lo tế tự tổ tiên, thì ở dưới, dân cảm hóa mà quay về với đạo hiếu” (Thận chung, truy viễn, dân đức quy hậu hỹ) [38, tr.79]
Tóm lại, trong Nho giáo, Đạo hiếu và vấn đề nhớ ơn tổ tiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Làm người con có hiếu không chỉ biết đối xử đúng mực với ông bà, cha mẹ khi còn sống mà cả khi qua đời; biết lo ma chay chu đáo, trang trọng, giữ gìn trông nom cho mồ yên mả đẹp; lo tổ chức cúng giỗ
tổ tiên đầy đủ, đàng hoàng; ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ,… Chính lòng hiếu thảo sẽ giúp con người trong sáng, đẹp đẽ, thanh cao hơn; biết sống đẹp, sống tốt giữa cuộc đời và thực sự trở thành người hữu ích cho gia đình và
xã hội
Trang 36Đạo chồng - vợ
Cuộc sống vợ chồng là sự bắt đầu của cuộc sống gia đình, là cơ sở rất quan trọng cho sự phát triển của xã hội Quan hệ này là trung tâm của ngũ luân, là nền tảng của các mối quan hệ xã hội khác vì có vợ chồng mới sinh con đẻ cái, hình thành quan hệ cha con, anh em… từ đó mở rộng ra ngoài hình thành các mối quan hệ họ hàng, vua tôi và bạn hữu Trong quan hệ vợ chồng các nhà nho đặc biệt đề cao vai trò của người chồng, người được coi là người chủ gia đình, là trụ cột trong gia đình và xã hội, hạ thấp vai trò của người vợ, vì vậy người vợ luôn ở địa vị phụ thuộc, không có vai trò độc lập Cho nên, người vợ phải tôn trọng và phục tùng chồng trong mọi chuyện, “phu xướng - phụ tùy” Theo tinh thần Nho giáo, vai trò của cha mẹ với con cái được xác định là “cha sinh, mẹ dưỡng” Người chồng là gia trưởng, phải có trách nhiệm đảm bảo sinh kế của gia đình Người vợ giúp chồng nuôi dạy con cái và lo toan công việc bếp núc trong nhà Theo tinh thần tề gia, Nho giáo yêu cầu người chồng phải đối xử đúng đắn với vợ, phải biết dạy bảo người vợ ngay từ khi mới về theo nền nếp, gia phong nhà mình, nếu không dạy bảo vợ con thì bị coi là khờ khạo, Thái Công nói: “Rước vợ mới về mà chẳng nghiêm dạy là điều khờ” [38, tr.68] Ngoài ra, người chồng cũng phải biết cư xử cho đúng đắn, ăn ở cho hợp với gia phong nhà mình, không được làm gì để vợ con phải hổ thẹn vì mình Có như vậy thì người chồng mới có thể thực hiện được đạo tề gia, trị quốc Kinh Thi có nói rằng: “Kìa cô con gái bước chân vào nhà chồng, phải khéo ăn ở cho hợp ý mọi người trong nhà Bậc quân tử (người chồng) cũng phải ăn ở cho hợp ý mọi người trong nhà mình mới có thể dạy người trong nước”
Một số nhà nho tiến bộ còn đưa ra yêu cầu vợ chồng đối xử với nhau phải “tương kính như tân”, kính trọng lẫn nhau, chung thủy đôi đường, coi tình nghĩa vợ chồng là “tao khang chi thê bất khả hạ đường” (vợ cưới khi còn cực khổ thì không nên hắt hủi) [38, tr.93] Những quy định cụ thể của hôn lễ
Trang 37chứa đựng một tinh thần trang nghiêm, tôn kính, thận trọng, vui vẻ đoàn kết bình đẳng và thân mật giữa hai gia đình, hai họ, giữa vợ và chồng… được ghi chép trong sách Lễ ký đã nói lên điều này Nhưng thực ra, cả trên phương diện lý luận và trong thực tế, yêu cầu người vợ phụ thuộc vào người chồng, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng được chế độ phong kiến thừa nhận và khuyến khích
Đối với người phụ nữ, Nho giáo cho rằng họ khó dạy bảo “phụ nhân nan hóa” Khổng Tử nói: “Chỉ có bọn con gái và bọn tiểu nhân là mình khó nuôi dạy Hễ mình gần gũi thì họ nhờn; còn như mình xa cách, nghiêm nghị thì họ oán” [38, tr.74] Vì coi thường người phụ nữ như vậy nên dưới chế độ phong kiến, phụ nữ thường không được đi học hoặc chỉ được dạy dỗ trong phạm vi gia đình và dạy những điều liên quan đến đạo làm vợ và đạo đức của người phụ nữ “tam tòng, tứ đức” Người mẹ là người chịu trách nhiệm dạy bảo cô con gái trước khi về nhà chồng những trách nhiệm, nghĩa vụ của họ là phải giữ đạo làm vợ “con về nhà của con (tức nhà chồng), thì nên kính nhường, giữ mình cho khéo, đừng trái ý chồng Nên lấy nết thuận tùng làm phép chính, đó là đạo làm vợ” [38, tr.70] Ngoài ra, đạo làm vợ còn đưa ra những yêu cầu rất cụ thể, chi tiết về phép tắc mà người vợ phải tuân theo :
“Lời nói phải nhỏ nhẹ, nết đi phải khoan thai, dừng lại phải hình dung điềm đạm, động bước phải nghiêm trang Tai chớ nghe quá cái cần nghe, mắt chớ nhìn quá cái cần nhìn Nói điều gì chớ ra tuồng gièm siểm Quần áo mặc phải coi cho chỉnh tề Chẳng nên dòm cửa sổ Dậy sớm thức khuya đừng nài khó nhọc Trong lòng phải nơm nớp lo cho khỏi mắc nhục Vợ hiền khiến cho hồng sang, vợ ác khiến cho chồng hư” [38, tr.71] Bên cạnh đó, Nho giáo còn yêu cầu người đàn bà phải thuận theo chồng, không được tự ý làm việc gì và phải thực hiện theo đạo tam tòng: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; vô sở cảm tự toại dã” (Ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con, không dám theo ý riêng mình) [38, tr.72] Điều đó có nghĩa là
Trang 38người đàn bà suốt đời bị phụ thuộc vào người đàn ông, dù người đó là cha, là chồng hay là con trai của mình Người chồng được coi là “rường cột của vợ”, quyết định mọi việc; chồng có thể bỏ vợ hoặc lấy thêm vợ khác tùy ý, nhất là khi vợ chính sinh con một bề hoặc không có con, còn người phụ nữ thì tuyệt nhiên không thể có hai chồng Người phụ nữ đủ tiêu chuẩn làm vợ còn phải
có đủ tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh Trong bốn đức nêu trên, Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh đến đức “Hạnh”, theo ông “người con gái chọn ngày ở chốn buồng khuê, chẳng nên đi xa dù phải đi chịu tang cũng vậy Việc thì chẳng nên tự làm, làm thì chẳng nên làm một mình và không hỏi ai Phải xét trước rồi mới cử động, nghĩ trước rồi hãy nói Ban ngày chẳng nên ra chơi sân, đi đâu phải có đèn, đó là sửa lấy đức hạnh của người làm dâu vậy” [38, tr.72] Thậm chí, người đàn bà chồng chết thì cũng cứ phải ở vậy, đi lấy chống khác
là thất tiết Và theo Trình Y Xuyên, danh nho đời Tống, nếu người đàn ông lại
đi cưới người đã thất tiết thì chính mình là người thất tiết Kể cả những người đàn bà góa, nghèo đói, không nơi nương tựa cũng không nên đi bước nữa, vì theo các nhà nho: “Đói chết là việc cực nhỏ, thất tiết mới là việc cực lớn”
Qua nghiên cứu quan niệm Nho giáo trong quan hệ vợ chồng, chúng ta
có thể thấy rằng đó là mối quan hệ bất công, bất bình đẳng mà người chịu thiệt thòi nhất là người phụ nữ Chính những quan niệm như vậy đã kìm hãm bao ước muốn hạnh phúc của người phụ nữ trong vòng cương tỏa của chế độ phong kiến Mặc dù vậy, quan niệm Nho giáo về đạo vợ chồng cũng có một
số điểm có giá trị như việc đòi hỏi người làm chồng phải là người có năng lực duy trì nền nếp gia phong, đảm bảo sinh kế trong gia đình, đảm bảo danh phận của người phụ nữ trong nhà Việc thực hiện đúng những nghĩa vụ, chức trách mà Nho giáo quy định đối với cả người chồng và người vợ, giúp cho chồng ra chồng, vợ ra vợ là điều kiện để quan hệ vợ chồng ổn định, từ đó, gia đình mới ổn định, quốc gia mới ổn định Chính vì thế, quan hệ gia đình thời
Trang 39phong kiến rất bền chặt, đảm bảo cho chức năng gia đình là “tế bào của xã hội” được thực hiện
Trong Nho giáo, theo chế độ gia trưởng, người anh, nhất là anh trưởng,
có vị trí cao trong gia đình (sau người cha) Anh trưởng là người thay người cha (khi cha đi vắng) làm chủ và điều hành mọi việc trong nhà, em không được trái ý anh, phải tôn kính anh và làm theo ý anh Quan niệm có tính nguyên tắc:
“Quyền huynh thế phụ” đã được mọi người trong xã hội thừa nhận
Trong gia đình, anh em đối xử với nhau hòa thuận mới làm gương cho
xã hội được Kinh Thi nói rằng: “Làm anh thì phải phận anh, làm em phải phận em Ăn ở phải phận anh em, rồi sau mới có thể dạy người trong nước” [38, tr.67] Những yêu cầu của Nho giáo về quan hệ anh em như vậy là thấu tình đạt lý và có giá trị nhân văn sâu sắc
Với tính chất là học thuyết bảo vệ chế độ gia trưởng, tông tộc nên Nho giáo coi việc củng cố quan hệ anh em là một trong ba mối quan hệ quan trọng nhất trong ngũ luân Cùng với việc củng cố quan hệ vợ chồng, cha con thì quan hệ anh em cũng giúp tăng cường sức mạnh đoàn kết của gia đình, của dòng họ, góp phần củng cố vị thế của gia đình, dòng họ trong xã hội Đứng trên quan điểm hiện đại, chúng ta thấy Nho giáo đã tuyệt đối hóa tình anh em yêu thương đùm bọc trong gia đình, biến nó thành tính vị kỷ gia đình, bao che, vun vén, bênh vực lẫn nhau Ngay như vua Thuấn, vị thần tượng của đạo Khổng, đã phong cho em mình, một kẻ hư hỏng, được đi cai trị một địa
Trang 40phương Có người thắc mắc hỏi Mạnh Tử thì được giải thích rằng: “Người nhân đối với em mình, chẳng chứa mối giận hờn, chẳng giữ lòng oán ghét Chỉ một niềm thương mến mà thôi Hễ thân mến em mình thì muốn cho em được sang trọng Hễ thương yêu em thì muốn cho em được giàu có Vua Thuấn phong đất Hữu Tý cho em, tức là muốn cho em được sang trọng, giàu
có vậy Mình làm thiên tử mà em là kẻ thất phu, thì có thể gọi là mình thân mến, thương yêu em chăng?” [38, tr.68] Hơn thế nữa, sau này, Nho giáo còn phát triển tư tưởng coi trọng tình cảm gia đình vào công việc trị nước thành nguyên tắc “thân thân” trong tuyển chọn, sử dụng người thân làm quan trong
bộ máy cai trị, một nguyên tắc điển hình cho đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến
Như vậy, Nho giáo quan niệm đạo vợ chồng, đạo cha con, đạo anh em
là ba nội dung chính của gia đạo góp phần củng cố sức mạnh và vị thế của gia đình, tông tộc trong xã hội Mặc dù nhấn mạnh đạo vợ chồng là gốc của gia đình nhưng trên thực tế, Nho giáo coi trọng đạo cha con và đạo anh em hơn Điều này xuất phát từ quan điểm gia trưởng tông tộc của Nho giáo Những quan niệm này về gia đình và đạo đức gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển khuôn mẫu gia đình Nho giáo, từ đó, ảnh hưởng sâu rộng đối với các phương diện khác của xã hội phong kiến
Tiểu kết chương 1
Như vậy, qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển quan niệm của Nho giáo về gia đình cũng như một số nội dung cơ bản về gia đình theo quan niệm Nho giáo, có thể thấy rằng Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức nhằm củng cố xây dựng, duy trì trật tự xã hội bằng đường lối đức trị dựa trên cơ sở xây dựng, củng cố và phát triển gia đình gia trưởng Những quan niệm của Nho giáo về gia đình đã phần nào phản ánh nhận thức của một thời đại, lập trường của một giai cấp, tồn tại xã hội cũng như đời sống tinh thần của một giai đoạn lịch sử nhất định Chính vì vậy, trên thực tế quan niệm