Vai trò của con người trong việc xây dựng CNXH ở việt nam hiện nay

30 678 1
Vai trò của con người trong việc xây dựng CNXH ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay. MỤC LỤC MỤC LỤC .1 LỜI MỞ ĐẦU .2 NỘI DUNG .3 A.LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI 3 1. Quan niệm về con người trong thiết học trươc Mác .3 3. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội .7 4. Vai trò quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử 10 B. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM 13 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh 13 2. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực 16 KẾT LUẬN .28 TÀI LIỆU THAM KHẢO .29 Trang 1 Vai trò của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay khi khoa học công nghệ đã phát triển đến một mức độ nhất định đòi hỏi con người cần có trình độ cao hơn, hiểu biết rộng rãi hơn, chuyên môn cao hơn mới có thể ứng dụng tốt những thành tựu đó để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Đối với đất nước ta hiện nay thì sao? Câu hỏi đặt ra thật không dễ trả lời tình hình đất nước đặt ra thực sự cấp thiết. Thời kỳ quá độ lên CNXH đã đem đến cho nước ta nhiều khó khăn và thử thách, công cuộc xây dựng đó còn dài không thể hoàn thành trong ngày một ngày hai được mà đó là cả một quá trình nỗ lục phẫn đấu không ngừng của Đảng, nhà nước va nhân dân ta. Đứng trước những khó khăn đó đòi hỏi sự nỗ lực cống hiến của tất cả mọi người. Trong đó con người trở thành đối tượng có vai trò quan trọng nhất, to lớn nhất. Và sau này khi cuộc sống va nhu cau cuộc sống đã được nâng cao thì chắc chắn vai trò của con người càng được đề cao hơn nữa. Tất cả những điều kiện trên đã chứng minh rằng con nhười là trung tâm là động lực cho sự phát triển, chỉ có con người mới đem lại thành công cho công cuộc xây dựng CNXH nước ta. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của con người chúng ta hãy cùng tìm hiểu và phân tích vai trò của con người qua bài tiểu luận này với đề tài: “Vai trò của con người trong việc xây dựng CNXH Việt Nam hiện nay”. Bài tiểu luận này còn nhiều thiếu sót nhưng hy vọng rằng khi đọc và tìm hiểu kĩ về bài viết mọi người sẽ hiểu hơn về vai trò của chính bản thân mình cần làm gì để cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước, sự nghiệp tiến lên CNXH đưa nước nhà thoát khỏi khó khăn tạo ra những thời cơ và nắm bắt những cơ hội trong kỷ nguyên mới. Rất mong được sự đóng góp ý kiến và sự đồng tình của giáo viên hướng dẫn và bạn đọc.Em xin chân thành cảm ơn. Trang 2 Vai trò của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay. NỘI DUNG A. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI. 1. Quan niệm về con người trong thiết học trươc Mác. 1.1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông. Ngay từ khi triết học còn sơ khai thì vấn đề triết học về con người đã được hình thành và là một nội dung lớn trong lịch sử triết học nhân loại. Có nhiều câu hỏi đặt ra cho các nhà triết học chẳng hạn như: Con người là gì? Con người bắt đầu từ đâu? Bản chất tính chất con người? Con người đã đang và sẽ làm được những gì? Mối quan hệ giữa con người và thế giơi thực chất là mối quan hệ như thế nào? Nhiều câu hỏi như vậy đã khiến cho các nhà ngiên cứu và nhà triết học phải tìm tòi suy nghĩ đẻ trả lời cho chúng thât không hề đơn giản chút nào. Nhưng khi ngiên cứu, tìm hiểu một kết luận đã được đưa ra đó là: tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi lên những vấn đề này hoặc vấn đề kia. Đồng thời tuỳ theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học lại có những phát hiện đóng góp khác nhau trong việc lý giải về con người. Đối với triết học phương Đông chúng ta hãy cùng tìm hiểu hai nền triết học cổ thụ là triết học Trung Hoa và triết học Ấn Độ cùng với các nhà triết học lỗi lạc bàn về con người. Trước hết là triết học Trung Hoa:các nhà tư tưởng Nho Giáo và Pháp Gia lấy đạo đức làm cơ sở để giải thích con người. Khổng Tử cho rằng bản chất con người do “thiên mệnh” quyết định “đức nhân” làm giá trị cao nhất của con người. Mạnh Tử đưa ra quan niệm “duy thiện” cho rằng tính con người vốn “thiện”. Tuân Tử đưa ra quan niệm “duy ác”cho rằng tính con người vốn ác vì con người luôn bị chi phối bởi các ham muốn vật chất. Còn Lão Tử cho Trang 3 Vai trò của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay. rằng con người sinh ra từ “đạo” vì vậy cần phải sống “vô vi”và đi tới kết luận bản tính tự nhiên của con người. Khác với nền triết học Trung Hoa các nhà tư tương của triết học Ấn Độ mà tiêu biểu là trường phái Đạo Phật lại tiếp cận tư giác độ khác, giác độ suy tư về con người và đời người tầm chiều sâu triết lý siêu hình đối với vẫn đề nhân sinh quan. 1.2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây. Trước hết phải nói rằng thực tế lịch sử đã cho thấy giác độ tiếp cận giải quyết các vấn đề triết hoc về con người trong triết học phương Tây có nhiều điểm khác so với triết học phương Đông. Nhìn chung ,các nhà triết học theo lập trường triết học duy vật đã lựa chọn giác độ khoa học tự nhiên để lý giải về bản chất con người và các vấn đề liên quan. “Con người được xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học” đây là quan niệm về con người trong triết học Hy Lạp cổ đại: Tiêu biểu cá các quan niệm của Prôtago, ông cho rằng con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ nếu ta xét trong một phạm vi nhất định, đó cũng là một trong những tiền đề lý luận của quan niệm duy vật về con người trong triết học Mác. Trái với các nhà triết học duy vật, triết học Tây Âu trung cổ lại quan niệm tằng con người là sản phẩm do thượng đế, số phận con người do thượng đế sắp đặt, trí tuệ con người thấp hơn lý trí thượng đế. Triết học Tây Âu phục hưng-cận đại lại đề cao vai trò trí tuệ con người, xem con người là một thực thể có lý tính. Đặc biệt triết học cổ điển Đức, đề cao con ngườivai trò hoạt động tích cực của con người trong việc nhận thức và cải ttạo nhận nhức, hiện thức. Hêghen cho rằng con ngườihiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. Phoiơbac cho rằng con người là sản phẩm phát triển của thế giới tự nhiên, là thực thể biết tư duy. Trang 4 Vai trò của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay. Nhìn chung, các quan niệm của triết học trước Mác xem xét con người một các trừu tượng vừa lại phiếm diện trong phương pháp tiếp cận lý giải các vấn đề triết học về con người, các quan niệm còn phi thực tiễn trong lý giải nhân sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thưc nhằm giải phóng con người. Mặc dù quan niệm về con người trong triết học trước Mác còn nhiều mặt hạn chế chưa hoàn chỉnh và mang tính khoa học nhưng cũng đã để lại mật số quan niệm làm cơ sở tiền đề cho triết học sau này giải quyết. Những hạn chế trên sẽ được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lê Nin về con người. 2. Quan niệm của triết học Mác-Lê Nin về bản chất con người. 2.1. Con người là một thực thể thống nhất về mặt sinh học và mặt xã hội sống. Con người trước hết là một tồn tại sinh vật, biểu hiện trong những cá nhân sống, là tổ chức cơ thể của con người các mối quan hệ của nó đối với tự nhiên. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật, là phương diện xã hội của nó. Tính xã hội của con người được biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của con người được biểu hiện qua quá trình hình thành và phát triển cảu con người thường bị quy định bởi ba hệ thống quy luật đó là quy luật tự nhiên, tâm lý ý thức và xã hội. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với động vật. Mặt sinh học là cơ sở để hình thành mặt xã hội còn mặt xã hội tác động lớn tới mặt sinh học, chúng kiềm chế định hướng các hành vi sinh học của con người. Hai mặt trên thống nhất Trang 5 Vai trò của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay. với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự nhiên-xã hôi. 2.2. Trong hính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội. Con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người, cả ba mối quan hệ đó là quan hệ xã hội giữa người với người. Để nhấn mạnh nó, C.Mác đã nêu lên một luận đề nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbách “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thưc của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.(1). Luận đề khẳng định rằng không có con người trừu tượng thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại, quan hệ chính trị, kinh tế, cá nhân .) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. Quan niệm bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội đã giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi cách biểu hiện lệch lạc về mặt tự nhiên cũng như sinh vật trong con người. 2.3. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Những điều đã tìm hiểu trên ta dễ dàng kết luận rằng con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của thế giới hữu sinh, là chủ thể của lịch sử-xã hội. C.Mác đã khẳng định “cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và giáo dục . Cái học thuyết ấy quên rằng những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần được giáo dục”(1). Ph. Ăngghen cũng cho rằng: “thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng. Nhưng lịch sử ấy Trang 6 Vai trò của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay. không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng không hề biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”(2). Từ đây ta nói rằng, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hôi. Trong quá trình cải biến đó con người cũng làm ra lịch sử của mình. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất tinh thần thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao phù hợp với nhu cầu của mình. Bản chất con người không phải là hệ thống đóng kín mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người, con ngườivai trò tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tao. Không có hoạt động của con người thì không có quy luật xã hội, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người. Vì những lẽ đó mà để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực thì cần phải làm cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người hơn nữa. Đó là biện chứng mỗi quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người. 3. Quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 3.1. Khái niệm cá nhân và nhân cách. 3.1.1 Cá nhân. Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Trang 7 Vai trò của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay. Cũng có thể hiểu cá nhân là một chỉnh thể đơn nhất, vừa mang tính cá biêt vừa mang tính phổ biến, là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội. Đặc trưng của cá nhân trong mỗi quan hệ với xã hội được biểu hiện qua các điểm sau: Thứ nhất: Nó là phương thức tồn tại của loài người, vừa có tính đơn nhât, vừa có tính phổ biên. Thứ hai: Là phần tử tạo thành xã hội. Thứ ba: Là chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách, được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội. Thứ tư: Là hiện tượng lịch sử. 3.1.2. Nhân cách. Khái niệm: Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân, và nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân. Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý xã hội tạo nên đặc trưng riêng của mỗi cá nhân, đóng vai trò cụ thể tự ý thưc, tự đánh giá tự khẳng định và tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Nhân cach phụ thuộc ba yếu tố sau đây. Thứ nhât: Tiền đề sinh học và tư chất di truyền học. Thứ hai: Môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách thông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường, xã hội . Đối với cá nhân. Thứ ba: Thế giới quan cá nhân chính là hạt nhân của nhân cách. Trang 8 Vai trò của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay. 3.2. Biên chứng giữa cá nhân và xã hội. Cá nhân-cá thể người với tính cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là chủ thể của lao động của mọi quan hệ xã hội và của nhận thức. Phạm trù cá nhân đặc trưng cho con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất giữa khả năng riêng có của người đó với chức năng xã hội do con người thực hiện. Xã hội là sản phẩm của mỗi quan hệ giữa người với người. Theo nghĩa rộng đó là xã hội loài người theo nghĩa hẹp là những hệ thống xã hội như quốc gia, dân tộc, giai câp, chủng tộc.v.v. Mỗi quan hệ giữa cá nhân và xã hội là mỗi quan hệ biện chứng mang tính tất yếu khách quan vừa là tiền đề vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội và cá nhân. Cơ sở của mỗi quan hệ ấy là quan hệ lợi ích. Xã hội không phải chỉ là tổng số của các cá nhân độc lập tách rời nhau. Cá nhân là một loài sinh vật xã hội mà sự tồn tại và phát triển với tư cách con người nằm trong mỗi quan hệ chặt chẽ với những người khác, những mỗi quan hệ xã hội. Vì vậy cá nhân là sản phẩm của xã hội. Xã hội là mội trường, điều kiện và phương tiện để cá nhân phát triển. Hoàn cảnh xã hội, quan hệ xã hội tạo nên bản chất con người. Tuy nhiên điều đó không phải là con người thụ động trước hoàn cảnh mà luôn thụ động trước sự tác động của hoàn cảnh và tiếp nhận nó một cách có ý thức. Do đó con người làm chủ được hoàn cảnh và có khả năng tác động lại hoàn cảnh, cải biến cho nó phù hợp hơn với nhu cầu của con người. Vì vậy cá nhân có vai trò thúc đẩy xã hội phát triển. Vai trò của cá nhân ảnh hưởng tới xã hội tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách. Những cá nhân có nhân cách lớn, phẩm chất tốt, tài năng cao và có trách nhiệm cao với xã hội thì có tác dụng tích cực đến xã hội. Ngược lại những cá nhân bị suy thoái về nhân cách thì gây hậu quả xấu đến xã hội, trở thành gánh nặng cho xã hội. Trang 9 Vai trò của con người trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Việt Nam hiện nay. Như vậy cá nhân vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của xã hội. Sự phát triển của cá nhân góp phần thúc đẩy tiến độ xã hội phát triển. Xã hội càng phát triển thì mỗi cá nhân lại tiếp nhận được ngày càng nhiều những giá trị vật chất, tinh thần do xã hội ấy đáp ứng thoả mãn nhu cầu chính đáng của cá nhân, là động lực liên kêt mọi thành viên xã hội và là mục đích của sự liên kết đó. Do đó, cơ sở của mỗi quan hệ giữa cá nhân và xã hội là quan hệ lợi ích. Tuỳ theo trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội và tính chất của chế độ xã hội cùng sự nhận thức, vận dung quy luật về sự kết hợp lợi ích mà mỗi quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội được giải quyết một cách khác nhau. Bảo đảm công bằng về quyền lợi đối với mọi công dân, phát huy nhân tố con người, lấy việc phục vụ lợi ích vì con người là mục đích cuối cùng của mọi hoạt động và là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là yêu cầu bức thiết trong công cuộc xây dựng và đổi mới xã hội ta hiện nay. 4. Vai trò quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. 4.1. Khái niệm quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử. 4.1.1. Khái niệm quần chúng nhân dân. Căn cứ vào điều kiện lịch sử xã hội va những nhiệm vụ đặt ra của mỗi thời đại lại khác nhau. Quá trình vận động, phát triển của lịch sử diễn ra thông qua hoạt động của khối đông đảo con người được gọi là quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ chức nhằm thực hiện mục đích và lợi ích của mình. Quần chúng nhân dân bao hàm những thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp khác nhau. Như vậy, quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân,một tổ chức hay Đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định. Nội dung của quần chúng nhân dân: Trang 10

Ngày đăng: 23/12/2013, 19:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan