Bài báo cáo này là một tài liệu được tìm hiểu và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau về giá trị hoa hồng, các phương pháp trồng và nhân giống và cây hoa hồng.. Để nhân giống cây hoa hồng n
Trang 1MỞ ĐẦU
Với sự đa dạng màu sắc, hương thơm và kiểu dáng sang trọng, từ lâu, hoa hồng đã được mệnh danh là chúa tể của những loài hoa Chính vì vậy, hoa hồng không bao giờ lỗi thời, luôn là loại hoa được thị trường tìm kiếm và tiêu thụ với số lượng lớn Nguồn cầu lớn lại thêm vào đặc tính ra hoa quanh năm, thích hợp với nhiều vùng khí hậu và sinh thái khác nhau nên hoa hồng là một trong mười loại hoa được trồng với diện tích lớn nhất
Hoa hồng đã trở thành một sản phẩm thương mại chiếm một thị phần đáng kể trong ngành công nghiệp hoa ở nước ta, các phương pháp và kĩ thuật trồng hoa hồng luôn được quan tâm và cải thiện để thu được nguồn hoa đa dạng, có chất lượng và độ bền cao Bài báo cáo này là một tài liệu được tìm hiểu và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau về giá trị hoa hồng, các phương pháp trồng và nhân giống và cây hoa hồng Để nhân giống cây hoa hồng người ta có thể áp dụng phương pháp nhân hữu tính (bằng hạt) và nhân vô tính bằng cách chiết ghép, giâm cành….Nhân bằng hạt tuy có ưu điểm
là tạo được nhiều cây con, nhưng có nhược điểm là đa số cây con không giữ được những đặc tính tốt của cây bố mẹ Vì thế trong dân gian người ta thường nhân bằn phương pháp vô tính tuy hệ số nhân giống thấp nhưng cây con sau này vẫn giữ được những đặc tính tốt đẹp của cây mẹ mà ta đã lựa chọn Và hiện nay, phương pháp đang được quan tâm, ưa chuộng nhất chính là phương pháp nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô Phương pháp này có ưu điểm cực kỳ lớn là mang lại năng suất rất cao, có thể tạo ra một số lượng hoa lớn, sạch bệnh trong một thời gian ngắn, đảm bảo nguồn cung
ổn định cho thương mại
Bài báo cáo bao gồm bốn phần chính:
Tổng quan về cây hoa hồng
Phương pháp nhân giống cây hoa hồng
Kỹ thuật trồng và sâu bệnh thường gặp ở hoa hồng
Vị trí của hoa hồng trong nền kinh tế-xã hội hiện nay
Trang 2NỘI DUNG BÁO CÁO
I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây hoa hồng
Hồng hay hường là tên gọi chung cho các loài thực vật có hoa dạng cây bụi hoặc cây leo lâu năm thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài tự nhiên, màu hoa đa dạng, phân bố từ miền ôn đới đến nhiệt đới Các loài này nổi tiếng vì hoa đẹp, bắt mắt Ngày nay, người ta không thể thống kê nổi số lượng các loại hoa hồng và giống lai của
nó (hơn 40.000 taxon lai khác nhau)
Cách đây khoảng 5000 năm, Trung Quốc là nơi đầu tiên thuần hoá hoa hồng, nhưng phải đến thế kỉ VIII thì những giống hồng từ Trung Quốc mới được giới thiệu ở châu
Âu và hầu hết những giống hồng ngày nay đều có nguồn gốc từ nó Giống hồng lai đầu tiên xuất hiện vào năm 1867, mang tên “La France” Ngày nay, đã có hàng chục loại hồng mới được sinh ra mỗi năm, luôn tinh tế hơn trong hình dáng và màu sắc Những sự lai tạo như vậy rất phức tạp mà hầu như chúng ta không thể tìm ra gia phả của chúng
Đến đầu thế kỉ 19, người ta chỉ biết ở phương Đông có các chủng hồng được sinh ra
từ các chủng hồng của Pháp (Rosa gallica) Từ các khu vườn của các nhà khá giả vùng
Địa Trung Hải và Cận Đông, các giống này đã được phổ biến ra châu Âu
Theo Nguyễn Xuân Linh (1998), hoa hồng đã được trồng phổ biến từ rất lâu đời ở Việt Nam, có thể cho thu hoạch quanh năm tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác trong cả nước Những năm 1990, trên cả nước đã xuất hiện những vùng chuyên canh cây hoa hồng: Mê Linh (Vĩnh Phúc), Sapa (Lào Cai),…
Trước đây, nông dân các xã Mê Linh, Tiền Phong, Đại Thịnh, Văn Khê, Tráng Việt trồng hoa hồng Đà Lạt, nhưng gần đây giống hoa hồng Đà Lạt bị thoái hóa, hoa nhỏ, chóng tàn, màu sắc không đẹp, nên nông dân Mê Linh đã mạnh dạn trồng những giống hoa hồng nhập ngoại như hoa hồng Pháp, Italia thay thế cho hoa hồng Đà Lạt Những giống hoa hồng nhập ngoại được trồng trên đất Mê Linh đã đem lại giá trị thu nhập cao hơn so với trồng hoa hồng Đà Lạt, vì hoa hồng ngoại rất thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở đây, nên hoa hồng ngoại vừa to, vừa đẹp và lâu tàn hơn so với hoa hồng Đà Lạt
Ở Sapa, khoảng năm 1991-1992, các nhà nghiên cứu người Pháp đã trồng thí điểm hoa hồng trên diện tích 200m2 ở trước cửa nhà khách của UBND huyện Sapa Sau đó, cây hoa hồng bắt đầu được người dân trồng nhỏ lẻ tại vườn nhà Nhiều giống hồng ngoại được lai ghép với giống hồng dại, tạo ra loại hồng có sức sinh trưởng tốt hơn với môi trường địa phương Đến đầu những năm 2000, việc kinh doanh hoa hồng bắt đầu được mở rộng, các công ty đã bắt đầu đầu tư vốn mở rộng diện tích và thuê công nhân
về làm Hiện nay, Sapa là một trong những khu vực cung cấp hoa hồng cho nhiều thị trường trong nước: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, khu vực miền Trung và một số thị trường thế giới
Trang 3Hoa hồngRosa hybrida Hook., họ Rosaceae được trồng ở Đà Lạt từ khá lâu Năm
1958, nông dân Đà Lạt đã nhập các giống mới để khai thác hoa cắt cành Những vùng trồng nhiều hoa hồng tại Đà Lạt là Nguyên Tử Lực, Thánh Mẫu, Thái Phiên, Vạn Thành,
An Sơn, Quảng Thừa,… và rải rác ở nhiều khu vực khác trong thành phố.Các giống hoa
hồng được trồng trong những năm 1960 gồm: Màu đỏ 08 giống (Numéro un, Schweitzer, Rouge Meillend, Michele-Meillend, Hélène Valabrugne, Charles Mallerin, Brigitte Bardot, Brunner); màu hồng 02 giống (Caroline Testout, Betty Uprichard); màu vàng 03 giống (Québec, Mme A.Meilland, Hawaii, Diamont); Màu trắng 02 giống ( Reine des neiges, Sterling Silver; Hai màu 03 giống (J.B Meilland, Mme Dieytoné, Président Herbert Hoover).Giống hoa hồng được nhập nội trong những năm 1990, hiện đang được trồng cắt cành phổ biến như:Màu đỏ 3 giống (Grand Galla, Amadeus, Red Velve); màu vàng 2 giống( Pailine, Alsmeer Gold); màu trắng 2 giống ( Suprême de Meillend, Vivinne) ; Các màu khác ( Sheer Bilss, Jacaranda, Troika,…) ;Hồng tỷ muội khoảng 08 giống ( Alegria, White Lydia, Sereno, Suncity, Macarena, Lydia, Lovely Lydia, Red Micado, )Hàng năm Đà Lạt cung cấp cho thị trường khoảng 80-100 triệu cành hoa hồng.
2. Phân loại hoa hồng
Cây hoa hồng (Rosa sp.) là cây thuộc lớp Hai lá mầm ( Dicotyledoneae), lớp phụ hoa hồng Rosidae, bộ hoa hồng Rosales, họ hoa hồng Rosaceae Juss, họ phụ hoa hồng Rosoideae, chi hoa hồng Rosa L.
Theo Peter Beales (1990) và Võ Văn Chi, chi Rosa được chia thành 4 phân chi:
• Hulthemia (formerly Simplicifoliae, nghĩa là "có lá đơn") gồm 1 hay 2 loài sống ở
Tây Nam Á, R persica và R berberifolia (đồng nghĩa R persica var berberifolia) là
loài hồng duy nhất không có lá kép
• Hesperrhodos (từ Hy Lạp hay "western rose") gồm 2 loài, cả hai có ở Tây Nam Nam Mỹ Tên khoa học là R minutifolia và R stellata.
• Platyrhodon (từ Hy Lạp hay "flaky rose", referring to flaky bark) gồm 1 loài sống
ở Đông Á, R roxburghii.
• Rosa (tên của phân chi) gồm các loại hồng còn lại Phân chi này được chia thành
11 phần
o Banksianae - Hoa hồng trắng và vàng từ Trung Hoa
o Bracteatae - Gồm có 3 loài,2 trong số đó đến từ Trung Hoa loài còn lại đến
o Chinensis - Hoa hồng có màu trắng, hồng, vàng, đỏ và màu hòa trộn từ
Trung Hoa và Myanmar
o Gallicanae - Loài hoa hồng có màu từ hồng đến hoa cà và có sọc ở Tây Á
và Âu
o Gymnocarpae -Gồm 1 nhóm nhỏ sống ở Tây Nam Mỹ(R gymnocarpa),và
ở Đông Á
Trang 4o Laevigatae - Loài hoa hồng trắng từ Trung Hoa
o Pimpinellifoliae - Hoa hồng có màu trắng, hồng, vàng chanh, hoa cà và sọc
sống ở Châu Á và châu Âu
o Rosa (đồng nghĩa sect Cinnamomeae) - Hoa hồng có màu trắng, hồng, hoa
cà, màu dâu tầm và đỏ tươi sống ở nhiều nơi trừ Nam Phi
o Synstylae - Hoa hồng có màu từ sắc trắng, hồng, đến đỏ thắm sống ở nhiều
vùng
Hình 1: Sự đa dạng của chi hoa hồng
Tường vi-Rosa gallica
Hoa hồng vàng
Hồng trắng
Hồng Trung Quốc-Rosa chinensis
Trang 5II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY HOA HỒNG
1. Nhân giống hữu tính: gieo hạt giống
Trồng hoa hồng từ hạt giống chắc chắn không phải là một phương pháp nhân giống nhanh nhưng gieo trồng hoa hồng bằng hạt giống vẫn là một trong những sở thích của một số người dân chơi hoa hồng bên cạnh đó, nhiều giống hoa hồng chuyển từ nước ngoài về thường ở dạng hạt giống khô Do đó, việc hiểu biết cách trồng hoa hồng từ hạt giống vẫn là một trong những kiến thức cần tìm hiểu khi đến với việc trồng, kinh doanh hoa hồng
Quá trình nhân giống bằng gieo hạt cơ bản trải qua các bước sau:
• Nếu là hạt giống tươi, cần được xử lí ban dầu bằng cách ngâm với nước có hydrogen peroxide (H2O2) để có thể ngăn ngừa sự phát triểm của nấm mốc Thông thường, trộn khoảng 7ml H2O2 3% vào khoảng 240mi nước Ngâm hạt giống với dung dịch này trong vòng một giờ cho đến một ngày (Có thể thay thế dung dịch ngâm bằng một số dung dịch khác có tính năng kháng nấm tương tự)
• Thử nghiệm nổi nước: Ngâm hạt giống trong nước sạch trong khoảng bốn giờ và vớt bỏ những hạt nổi Những hạt giống chìm chắc hạt và mang lại kết quả khả thi hơn
• Giữ hạt giống trong bông hoặc giấy ẩm và giũ ở nhiệt độ khoảng 34-380F (khoảng
1-30C) Giai đoạn này có thể kéo dài từ sáu đến mười tuần trước khi hạt giống có thể đem
đi gieo Mỗi tuần, nên lấy hạt giống ra khỏi ngan lạnh từ một đến hai lần và bổ sung thêm vài giọt nước để có thể giữ ẩm cho hạt giống Bước xử lí này được gọi là bước phân tầng, bước này sẽ thúc đẩy sự nảy mầm cho hạt giống khi gieo vào đất
• Gieo hạt vào đất sâu khoảng 15mm, phủ một lớp đất mỏng bên trên Giữ ẩm cho các hạt mới gieo bằng cách phủ một lớp nilon trong ở trên Phun nước khi thấy hết ẩm
Đối với hạt giống đã được ủ phân tầng thì thời gian để hạt nảy mầm là khoảng một tuần, những hạt không được ủ phân tầng thì mất thời gian lâu hơn Sau khi, cây con cao
Hình 2: Thử nghiệm nổi nước
Hình 4: Gieo hạtHình 3: Ủ hạt giống ở nhiệt độ lạn, ẩm
Trang 6được 1-2 inch, có thể bóc lớp nilon và đưa cây dần ra ánh sáng Nhiệt độ thích hợp cho cây là khoảng 65-700F (16-210C) Khi cây cao hơn, có thể đem cây trồng qua chậu mới
và tưới nước, chăm sóc cây theo chế độ thích hợp đối với từng giống hoa hồng khác nhau Một lưu ý là có một số loài hoa hồng không cho hoa trong năm đầu tiên sau khi gieo trồng
2. Nhân giống vô tính cây hoa hồng
Nhân giống cây hoa hồng bằng cách gieo hạt đòi hỏi quá trình tỉ mỉ, lâu dài và khó khăn Trong khi đó, những phương pháp nhân giống vô tính: giâm cành, chiết, ghép, nuôi cấy mô tế bào mang lại kết quả nhanh và ổn định hơn Một tính trạng tốt của cây bố mẹ được chọn ra và nhân giống vô tính sẽ duy trì được tính trạng tốt đó qua nhiều thế hệ
Phương pháp giâm cành
Giâm cành là cắt một cành của cây và giâm xuống đất, chờ ngày ra rễ cây mới sẽ mang những đặc tính di truyền giống hoàn toàn cây mẹ khả năng ra rễ là vấn đề quan trọng và là tiêu chí quan trọng nhất của phương pháp này Có thể giâm cành hoa hồng ở hầu hết các tuổi đời nhưng nên chọn cành có tuổi sinh lí trẻ để có thể cho kết quả tốt nhất.Cành hồng dùng để nhân giống là cành bánh tẻ không quá già hoặc quá non Chọn mắt giâm phải chọn loại mắt ngủ bắt đầu nảy lên bằng hạt tấm, như vậy trong thời gian giâm cành có thể bật lộc ngay Trên cành đã chọn để giâm chỉ nên lấy đoạn giữa của cành không nên lấy đoạn ngọn và gốc.Cành cắt để giâm có chiều dài từ 8-10 cm, có từ 2-3 mắt Phải dùng kéo cắt vát không để vết cắt bị dập nát Trên đoạn cành cắt nên giữ lại từ 2-3 lá chét ở cuống lá mắt trên
Hầu hết các giống hoa hồng không cần xử lí hormone do cành giâm đã có sẵn chất kích thích IAA ( indole acetic acid), kích thích ra rễ tự nhiên Nhưng trên quy mô công nghiệp, cành giâm thường được nhúng với dung dịch IAA hoặc NAA (α-naphthalene acetic acid) với nồng độ từ 500-700ppm trong vòng 3-5 giây rồi cắm sâu khoảng 1,5-2
cm vào giá thể để kích thích ra rễ nhanh hơn Loại giá thể tốt nhất cho việc nhân giống hồng ở Việt Nam là: 2/3 trấu + 1/3 đất đồi, nếu không có thể thay thế bằng đất phùsa hoặc cát, cát vàng Tất cả các loại giá thể trên phải được sàng lọc, phơi khô và khử trùng bằng Viben 1% trước khi đưa vào giâm
Kỹ thuật phun tưới nước và chăm sóc cành giâm:
− Giữ độ ẩm không khí, độ ẩm giá thể đạt mức 95% là tốt nhất Sau 3 ngày, độ ẩm có thể giảm xuống khoảng 80-95% Thông thường, trong các vườn kinh doanh sẽ có hệ thống phun Thời gian đầu, khoảng cách phun là vài giây cho đến vài phút, sau đó thời gian phun thưa hơn, mỗi lần cách nhau 2 giờ
− Ánh sáng phải đầy đủ: trong giai đoạn hình thành rễ, ánh sáng được chiếu từ 10 giờ sáng đến chiều tối Khi trời quá nóng, cường độ mạnh, cần che chắn để tránh khô cành, chết cây
− Thường xuyên nhặt bỏ những cành lá úa để tránh nguồn bệnh hại
Sau khoảng 25-35 ngày, cây mới có thể đem ra trồng ngoài chậu hoặc ruộng sản xuất Một số chỉ tiêu cho cây mới đạt tiêu chuẩn: rễ dài 3-4cm, ra đều xung quanh, còn nguyên
lá, mầm 2-4cm không có vết sâu bệnh Giữ nguyên bầu (rễ và giá thể) đem trồng
Phương pháp ghép hoa hồng
Ghép là sự chắp nối các phần của các cây khác nhau để tạo ra một cá thể cây đồng nhất, có thể sinh trưởng và phát triển bình thường Cây mới sẽ có những đặc tính mới, thường là những đặc tính nổi trội được chọn, từ các phần được ghép Cây mới sẽ bao
Trang 7gồm phần gốc ghép và phần trên từ một cây khác tổ hợp vào gốc ghép Cây ghép sẽ cho những bông thuộc giống quý, hoa to và có sức sinh trưởng tốt nhờ phần gốc ghép là những giống địa phương, có sức sống mạnh Mặt khác, trên cùng một gốc ghép có thể cho nhiều hoa của các loại khác nhau.
Chọn gốc ghép là giống ở địa phương khỏe, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt Ở
nước ta, những giống hồng thường được chọn là giống tầm xuân (Rosa canina), hồng sen (Rosa indica), hay hồng chùm (Rosa multiflora) Các gốc ghép được cắt từng đoạn, giâm
ra rễ, các nhánh phát triển khoảng 3 tháng thì có thể dùng để ghép được
Chọn mắt ghép hoa hồng trên cây sạch bệnh, khỏe và mắt nhỏ (chưa căng) Thời điểm cắt là vào lúc cây hoa có đủ nước Thời gian thuận tiện thường là vào mùa mưa ở phía Nam nước ta hoặc là mùa xuân Thân chọn mắt ghép là thân đã ra hoa, ngắt bỏ bớt lá và đường kính cành tương đương với đường kính gốc ghép
Quá trình liền vết ghép phụ thuộc vào sự hình thành mô sẹo giữa mắt ghép và gốc ghép, sự tiếp xúc giữa các mạch dẫn trong thân Mô sẹo được hình thành ban đầu để có
sự phát triển ngang bằng và chắp nối để tạo ra sự thông suốt giữa các tế bào tượng tầng của gốc ghép và mắt ghép Mô sẹo của mắt ghép và gốc ghép hợp nhất, quá trình phân chia tế bào sẽ đi từ trên xuống Các tế bào mô sẹo nhu mô mới bên trong tượng tầng nhanh chóng tái tạo các chức năng của các tế bào xylem và sau cùng lớp tượng tầng mới bắt đầu tạo ra các tế bào libe
Một số phương pháp ghép áp dụng cho nhân giống vô tính hoa hồng:
Ghép mắt nhỏ có gỗ:
Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ được áp dụng để nhân giống hồng, các cây ăn quả
có múi và một số chủng loại cây ăn quả khác
Chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi
có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào
và cố định dây ghép Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được trùng khớp
Phương pháp này phụ thuộc vào sự sinh trưởng của gốc ghép, có thể thực hiện ở tất cả các thời điểm trong năm Ưu điểm của phương pháp này liền vết ghép rất nhanh và cây ghép sinh trưởng rất khỏe Điểm cốt yếu là chọn được gốc ghép khỏe mạnh, sạch bệnh, đảm bảo cho thế hệ sau Độ chéo của vết mở tốt nhất là 20 độ và không sâu quá một phần
tư đến một phần sáu độ dày thân gốc
Ghép đoạn cành:
Ghép đoạn cành là phương pháp cơ bản để sản xuất số lượng lớn cây con
Tiến hành cắt ngọn gốc ghép (có giữ lại một vài lá gốc) Chọn cành ghép có đường kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 1-2cm, có 2 - 3 mầm ngủ Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều rộng và sâu tương tự với kích thước của vết cắt trên cành ghép Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho ít nhất có một phía tượng tầng được trùng khớp và dùng dây nilon mỏng cuốn lại
Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép vào gốc ghép, sau đó trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại cố định dây tại gốc ghép Mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép
Trang 8Nghiên cứu của Malcolm M Manners (2005) cho thấy độ ẩm thích hợp là 100% Ánh sáng cần duy trì ở mức vừa phải, dưới tán cây, nhà kính hoặc lưới là thích hợp.
Giá thể hay môi trường phải thoát nước tốt, độ ẩm không nên quá cao (theo Kalptaru, 1998) Xử lí IBA nồng độ 200ppm lên vết cắt của mắt ghép trước khi ghép làm tăng tỉ lệ sống và số cây xuất vườn so với mẫu không xử lí (theo James, 1997)
Phương pháp nhân giống hoa hồng bằng cách chiết cành:
Phương pháp chiết cành được áp dụng cách đây rất lâu, nhằm nhân giống những cây khó giâm cành Phương pháp này cũng giống như phương pháp giâm cành, nó không làm hại cây mẹ mà còn thúc đẩy cây mẹ phát triển khi cắt nhánh này Các chồi khỏe mạnh sẽ phát triển ở dưới vị trí chiết
- Cơ chế của phương pháp chiết cành
Chất hữu cơ được lá tổng hợp từ năng lượng mặt trời rồi đi vào mạch libe ( phần màu lục nằm ngay dưới lớp vỏ) để đi xuống rễ Khi những mạch này bị cắt, chất dinh dưỡng
và nước sẽ tập trung ở điểm đó Trong mười ngày sẽ hình thành callus và từ chỗ đó rễ sẽ phát triển Còn phần phía trên vẫn nhận được nước và chất dinh dưỡng từ rễ thông qua mạch mộc nằm sâu bên trong phần gỗ của thân
- Hướng dẫn phương pháp chiết cành
Phương pháp chiết cành có tỉ lệ thành công cao, cây phát triển tốt, bộ rễ khỏe mạnh, giá thành thấp
- Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết thương
- Lấy bọc nilon, gấp nếp vòng qua thân để tạo thành dạng túi Lấy dây cột bọc nilon lại, cách vị trí cắt bên dưới khoảng 1,2cm ( không quá chặt để cây phát triển)
- Mở rộng cái túi ra để dễ dàng đặt chất trồng ( không quá ẩm ướt) vào, cách 2 đầu vị trí cắt 1,5cm Cột chặt túi nhưng không quá chặt để cây phát triển
- Kiểm tra túi định kỳ Phần lớn hoa hồng cho ra rễ trắng sau 21 ngày, đôi khi lâu hơn.Nhân giống hoa hồng bằng phương pháp chiết cành vừa đơn giản, vừa nhanh, sau khi chiết cây mau ra hoa ( 1-2 tháng) Phương pháp này thuận lợi với một số loại hoa hồng, đặc biệt là hồng leo, hồng bụi và một số hồng cắt cành khác Tuy nhiên tỉ lệ cành chiết không cao trên một gốc hồng so với hồng ghép
Trang 9Khuyết điểm của phương pháp chiết cành : Bộ rễ của cây hoa hồng chiết yếu ớt, mau thoái hóa, tuổi thọ cây không cao, mau cỗi và số lượng chồi non trẻ thay thế từ gốc không nhiều.
Phương pháp nuôi cấy mô
Khái quát về phương pháp nuôi cấy mô
Nuôi cấy in vitro được coi là phương pháp nhân giống vô tính hữu hiệu nhất và được tiến hành trên nguyên tắc nuôi đoạn thân có mang chồi ở nách lá, đoạn rễ hay mảnh củ, cánh hoa, có kích thước nhỏ phù hợp với điều kiện vô trùng của ống nghiệm Nó có những ưu điểm sau:
- Tốc độ nhân giống cao, ví dụ trong 1ml dung dịch môi trường có từ 100.000 đến 1000.000
- Chủ động sản xuất, không phụ thuộc vào thời tiết, mùa vụ Có thể công nghiệp hóa cao
do nuôi cấy trong điều kiện ổn định về môi trường dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng, do đó
có thể công nghiệp hóa từ khâu nhân cây giống với số lượng lớn đến khi ươm trồng trong nhà lưới
Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Tính toàn năng của tế bào: mỗi tế bào của một sinh vật sẽ chứa toàn bộ thông tin di truyền cần thiết của một cơ thể hoàn chỉnh, khi gặp điều kiện thuận lợi nhất định, những
tế bào đó có thể sẽ phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh
Sự phân hóa và phản phân hóa tế bào là sự phân hóa tế bào là sự chuyển các tế bào phôi sinh thành các tế bào của mô chuyển hóa, đảm nhận các chức năng khác nhau trong
cơ thể Sự phản phân hóa là khi các tế bào đã chuyển thành mô chức năng nhưng trong điều kiên thích hợp vẫn có khả năng trở về dạng tế bào phôi sinh và phân chia mạnh mẽ bản chất là một quá trình hoạt hóa, phân hóa gen, khi tách riêng tế bào tạo điều kiện cho các gen được hoạt hóa
Cơ sở di truyền qua các thế hệ tế bào
Dựa trên cơ chế nguyên phân, trong nhân giống in vitro nếu lấy các bộ phận sinh dưỡng trong một cây đem nhân giống thì các bộ phận đó có thông tin di truyền giống nhau và tạo nên các cơ thể mới có thông tin di truyền giống nhau và giống cơ thể mẹ Như vậy nếu cơ thể mẹ có các tính trạng di truyền tốt thì các tính trạng đó sẽ được thể hiện ở mọi cơ thể con cái
Môi trường của nuôi cấy mô, tế bào
Môi trường nuôi cấy quyết định sự thành bại của quá trình nuôi cấy Môi trường nuôi cấy của hầu hết các loài thực vật bao gồm các muối khoáng đa lượng, vi lượng, nguồn cacbon, các acid amin, các chất điều hòa sinh trưởng và một số phụ gia khi cần, tùy vào từng loài từng loài, giống, nguồn gốc mẫu cấy, cơ quan khác nhau trên cùng cơ thể mà dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng tối ưu của chúng khác nhau Mỗi môi trường chỉ thích hợp với một hoặc một số loại cây xác định, vì vậy yêu cầu đặt ra khi chọn môi trường là phải thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển tối ưu ở từng giai đoạn của nuôi mô cấy, thành phần và hàm lượng các chất phải thật chính xác và phù hợp với từng đối tượng cụ thể
Điều kiện và môi trường nuôi cấy tế bào mô thực vật phải
- Vô trùng
Trang 10- Ánh sáng: sự phát sinh hình thái của mô cấy chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như thời gian chiếu sáng, cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng Thời gian chiếu sáng thích hợp với đa số cấc loài cây là 12-18h/ngày.
- Nhiệt độ: ảnh hưởng tới sự phân chia tế bào và các quá trình sinh hóa trong cây Tùy vào xuất xứ của mẫu nuôi cấy mà điều chỉnh nhiệt đọ cho thích hợp, nhìn chung nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng tốt ở nhiều loài cây là 250C
Môi trường nuôi cấy mô của tế bào thực vật có nhiều loại môi trường nhưng đều gồm một số thành phần cơ bản sau:
- Các muối khoáng đa lượng và vi lượng
- Nguồn cacbon
- Các vitamin và aminoacid
- Chất bổ sung, chất làm thay đổi trạng thái môi trường
- Các chất điều hòa sinh trưởng
Các công đoạn nuôi cấy mô tế bào
-Giai đoạn chuẩn bị: tạo nguyên liệu thực vật vô trùng để đưa vào nuôi cấy Kết quả của giai đoạn này phụ thuộc vào các lấy mẫu, nồng đọ và thời gian xử lí diệt khuẩn
-Giai đoạn tái sinh mẫu:
Tái sinh một cách định hướng sự phát triển của mô nuôi cấy, quá trình này thường được điều khiển bằng chất điều hòa sinh trưởng
-Giai đoạn nhân nhanh chồi
Mục đích tạo hệ số cao nhất, được coi là giai đoạn then chốt chủa cả quá trình nuôi cấy Để tăng hệ số người ta thường sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, các chất bổ sung
-Giai đoạn tạo cây hoàn chỉnh : chồi được chuyển sang môi trường ra rễ
-Giai đoạn đưa cây ra đất.
Trang 11 Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp
-Nâng cao chất lượng sản phẩm
-Có tiềm năng công nghiệp hóa cao
-Khả năng tiếp thị tốt
• Nhược điểm: đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, kinh phí đầu tư bước đầu cao, thực hiện khó khăn đối với một số cây trồng, sản phẩm bị biến đổi kiểu hình
Nuôi cấy mô hoa hồng
Nhân giống hoa hồng bằng nuôi cấy mô có ưu điểm là hệ số nhân giống lớn trong một thời gian ngắn, dễ dàng sản xuất cây sạch bệnh, khỏe mạnh và có khả năng tái sinh mầm xung quanh một năm
Mẫu cấy có thể là đốt thân, đỉnh sinh trưởng, mẫu lá, phát hoa hay rễ non, Đối với đa
số giống hoa hồng thì mô phân sinh chồi bất định được sử dụng để nuôi cấy mô nhiều nhất
Dung dịch nuôi cấy thường chứa các dịch dinh dưỡng là môi trường thích hợp cho nhiều loại vi khuẩn sinh trưởng Chính vì vậy, mẫu mô phân đem nuôi cần được khử trùng để có thể đảm bảo cho quy trình nhân tạo giống sạch bệnh Các cách khử trùng thông thường phổ biến hiện nay là rửa mô mẫu với các dung dịch khử trùng: xà phòng, nước Javel, và rửa lại bằng nước cất vô trùng
Sơ đồ nuôi cấy mô thực vật
Trang 12Nuôi cấy mô tế bào áp dụng cho hoa hồng bắt đầu từ năm 1945, bắt nguồn từ việc tạo thành công mô sẹo và rễ trên mầm cây con (Nobecourt và Kofler) 1946, Lamments sử dụng nuôi cấy phôi tế bào trong nhân giống hoa hồng một số kết quả nghiên cứu về nuôi cấy mô hoa hồng:
Ở nước ngoài:
Theo Soomro và cộng sự (2003), đẻ tạo rễ của cây Rosa indica đã sử dụng 0,6 mg/l
IBA và 0,1 mg/l NAA sau khoảng thời gian 12 tuần thì rễ sẽ tăng 50%; để tạo chồi của
cây Rosa indica đã sử dụng 2,0 mg/l IBA và 2,0 mg/l IAA sau khoảng 12 tuần tỉ lệ chồi
tăng 70%mg/l
Theo kết quả của Roy và cộng sự (2004), khi sử dụng 1mg/l và 0,5mg/l IAA để tạo rễ
cho cây Rosa sp thì sau 4 tuần đã cho kết quả cao (thành lập rễ 85%).
Một vài loại hồng (Rosa rugosa, R setigera, R laevigata, R banksiae, R roxburghii,
R odorata) và các loại hồng lai được nhân giống trong môi trường có cung cấp chất dinh
dưỡng và các chất kích thích ra rễ ở một tỉ lệ thích hợp Nuôi cấy bằng rễ và chồi bên sử dụng môi trường cơ bản (muối MS-Murashige và Skoog), vitamins, glycine, sucrose, agar), có thêm 0µM-17, 8µ (~4 mg/l) BA (6-benzyladenine) và 0µM -0, 54µM (~0,1 mg/l) NAA (naphthalence acetic acid) Khả năng ra và kéo dài rễ phụ thuộc vào kiểu gene, vị trí chồi, nồng độ MS và các chất kích thích sinh trưởng hầu hết các loài có tỉ lệ nảy chồi cao nhất trong dung dịch nuôi cấy MS có bổ sung 8,9 µM (2 mg/l) BA, mức độ phụ thuộc vào đặc điểm từng loài Rễ tăng cường phát triển khi giảm nồng độ MS Với những loài khó ra rễ, cần bổ sung thêm IAA (indole-3-acetic acid) 11, 4 µM (~2 mg/l) hoặc để mẫu trong khu vực tối, 100C trong vòng khoảng 7 ngày ( Theo Yan Ma, David
H Byrne và Jing Chen, 2005)
Hamed và cộng sự (2006) đã sử dụng 1,5 mg/l BAP sau 7 ngày cho kết quả 100% chồi
của cây Rosa indica L hình thành Trường hợp sử dụng 5mg/l BAP và 0,5 mg/l kinetin thì
sau 10 ngày có 98% chồi hình thành
Ở trong nước
2005, Nguyễn Thị Kim Thanh đã công bố kết quả nhân giống invitro cây hoa hồng đỏ và cây hoa hồng trắng với môi trường cơ bản là MS+20g/l sucrose+5,6 g/l agar Khử trùng mắt ngủ bằng HgCl2 0,5% trong 5 phút hoặc Haiter 10% trong 10 phút cho tỉ lệ mẫu sạch trên 60% Cấy mẫu vào môi trường BA hoặc Kinetin 1mg/l sẽ cho bật chồi 100% sau 14 ngày nuôi cấy Sử dụng 2 mg/l BA đối với giống hồng đỏ cho hệ số nhân giống cao nhất
là 3,47 và 1,5 mg/l BA cho giống hồng trắng cho hệ số nhân cao nhất là 5,94, pH=6 là thích hợp cho cả hai loại cây Môi trường nuôi cấy bổ sung 2 mg/l NAA hoặc 2 mg/l IBA cho hiệu quả tạo rễ trên 60%
Theo Nguyễn Kim Hằng (2005), trên loại hoa hồng Rosa chinansis sử dụng 1,5 mg/l
BA cho hệ số nhân chồi cao nhất; sử dụng NÂ riêng lẽ (1 mg/l) hoặc NÂ (2 mg/l) kết hợp với than hoạt tính (2g/l) để tạo cây hoàn chỉnh là tốt nhất
Nguyễn Hữu Tính (2008), đối với cây hoa hồng nhung Rosa chinensis L: sử dụng 1,5
mg/l BA kết hợp với 0,15 mg/l NAA cho hệ số nhân chồi cao nhất; sử dụng 0,5 mg/l NAA kết hợp với 2 mg/l than hoạt tính để tạo cây hoàn chỉnh là tốt nhất
Ngoài ra, dự án tạo hoa hồng nở trong ống nghiệm của Nguyễn Hồng Vũ thành công cũng mở ra khả năng nuôi cấy tạo giống hồng mới, nhân nhanh giống hoa hồng trong ống nghiệm, tiết kiệm diện tích và thời gian nuôi trồng ngoài vườn
III. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOA HỒNG:
Trang 131. Đặc tính cây thực vật của cây hoa hồng:
- Hoa hồng (Rosa L.) có thể trồng nhiều nơi trên thế giới từ ôn đới đến cận nhiệt đới, tuy nhiên hoa hồng sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu ôn hòa, ẩm độ không quá thấp vào mùa xuân và mùa đông, không có sương muối cũng như nhiệt độ quá cao (> 250C) và không quá thấp (<60C)
- Rễ: hoa hồng thuộc loại rễ chùm, phân nhánh mạnh, chiều ngang tương đối rộng, khi bộ
rễ lớn phát sinh nhiều rễ phụ, phân bố nông trên lớp đất mặt từ 5-30 cm, bộ rễ hoa hồng không chịu được ngập úng, ưa đất ẩm, song phải thông thoáng, thoát nước
- Thân: thuộc loại thân gỗ, dạng cây bụi hoặc cây leo, đa số các loài hoa hồng đều có thân rỗng giữa khi thân đã hóa gỗ Cây hoa hồng có khả năng phân cành rất mạnh, trên thân có gai hoặc không có gai
- Lá: hoa hồng thuộc loại lá kép lông chim với 3, 5, 7, 9, 11, 13 lá chét và có đính lá kèm nhẵn ở cuống lá; lá chét có răng cưa ở mép lá và thường có những gai nhỏ ở trên gân lá Chiều dài lá của hầu hết các loài hoa hồng là từ 5-15cm Tùy theo giống mà lá có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu, hoặc nhiều dạng khác
- Gai: có hình dáng móc câu Gai hoa hồng thường là một gai hoặc bụi gai Nó giúp hoa hồng có khả năng chống chịu tốt với côn trùng đồng thời thích nghi với hạn hán
- Hoa: thuộc loại hoa lưỡng tính, nhụy hoa thường dài hơn nhị hoa, màu sắc nhụy thường đẹp hơn màu sắc của nhị để hấp dẫn côn trùng đế thụ phấn, thụ tinh Các nhị đực đính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy, khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn Tuy nhiên cây hoa hồng là cây khó thụ phấn và tỉ lệ kết hạt thấp trong điều kiện tự nhiên do hoa hồng có tỉ lệ hạt phấn dị dạng khá cao trong điều kiện bình thường
- Đài hoa phân hóa rõ rệt, có màu xanh Cụm hoa chủ yếu có một hoa hay tập hợp ít hoa trên cuống dài, cứng, có gai
- Hoa lớn có cánh dài thường tập hợp thành chén ở gốc, xếp thành một hay nhiều vòng, sít chặt hay lỏng tùy theo giống
Hoa hồng có màu sắc và cấu tạo rất đa dạng, đa số các loại hoa hoang dại và bán hoang dại có màu hoa trắng, 1 vòng cánh hoặc 2-3 vòng cánh, nhưng số lượng cánh hoa ít, sắp xếp cũng đơn giản Hoa hồng có mùi thơm nhẹ, cánh hoa mềm, dễ bị dập nát và gãy
- Quả hoa hồng là quả hạch (rose hip) Quảcó cánh đài-màu xanh lưu lại, khi chín có màu nâu, nâu vàng hoặc đỏ tùy theo màu sắc của hoa, nhưng hầu hết các loài hoa thường
có màu đỏ, một số khác như Rosa pimpineltifoli có màu đỏ thẫm hoặc màu đen
- Hạt: mỗi quả hoa hồng bao gồm một tầng cùi phía ngoài, bên trong chứa từ 5-25 hạt bao bọc trong noãn mịn, có lông màu trắng bao phủ Khả năng nảy mầm của hạt rất kém
do vỏ dày, cứng, nên phải xử lí hạt trước khi gieo
2. Yêu cầu ngoại cảnh:
- Đa số giống hoa hồng rất chịu nắng Ánh nắng trong ngày chiếu càng nhiều giờ càng tốt Do đó, trồng nên trồng nơi thoáng đãng trong mùa nắng, hoa hồngsẽ ít bị sâu bệnh tấn công, cây rất sung sức, cho hoa nhiều và sắc hoa tươi tắn Mùa nắng phải tưới nước đầy đủ, nên tưới nhiều lần nếu không cây sẽ bị xuống sức, dẫn đến chết héo
- Hoa hồng cũng chịu mưa nhưng lượng mưa trung bình từ 1500mm-2000mm mới thích hợp Mưa nhiều và mưa kéo dài, thì hoa hồng càng bị nhiều loại nấm và sâu bệnh tấn công Hoa hồng lại không chịu úng ngập, do đó khi trồng phải khai thông mương rãnh giúp việc thoát nước hữu hiệu Trồng vào vùng có độ ẩm không khí cao, có mùa đông khá lạnh mới tốt
Trang 14- Cây hồng cũng yếu ớt, chỉ đứng vững trước gió nhẹ(3m/s), vì vậy vào những tháng mưa
to gió lớn cần phải có nhiều que chống đỡ mới được
Điều kiện với từng yếu tố ngoại cảnh:
Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và ra hoa của hoa hồng Ánh sáng không những có tác động trực tiếp đến cây mà còn làm thay đổi một loạt các nhân tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, sự thoát hơi nước
Nhiệt độ tối thích cho hoa hồng tuỳ theo giống, nhìn chung là từ 18-25oC Nhiệt độ đêm quan trọng hơn nhiệt độ ngày, đa số các giống thích hợp với nhiệt độ đêm là 16oC Thấp hơn nhiệt độ này, cây sinh trưởng chậm, sản lượng thấp nhưng chất lượng hoa cao
và ngược lại
Độ ẩm phụ thuộc vào nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước Độ ẩm đất 60-70% và độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp nhất cho sinh trưởng của cây hoa hồng
3. Kỹ thuật trồng hoa hồng:
a Tiêu chuẩn cây giống:
- Hoa Hồng có hơn 350 loài được phân bố ở khắp các bán cầu Hiện nay ở Việt Nam đang trồng khoảng 50 chủng loại giống Hồng chính theo màu sắc, có thể phân chúng thành các nhóm giống sau:
1- Nhóm giống đỏ: Đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ
2- Nhóm giống Phấn Hồng: màu hoa đào, màu đỏ thẫm, màu đỏ quỳ
3- Nhóm giống vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam
4- Nhóm giống hồng sen: cánh sen, hồng nhạt
5- Nhóm giống trắng:trắng trong, trắng sữa, trắng ngà
6- Nhóm hệ nhiều màu pha trộn: là màu sắc cánh hoa không đều, màu hỗn hợp và rất nhiều màu trung gian
- Nên chọn giống có màu sắc đẹp, hương thơm nhẹ, sinh trưởng khoẻ và có khả năng chống chịu sâu bệnh
- Cây giống phải dựa trên các tiêu chuẩn về độ tuổi của cây trong vườn ươm; chiều cao; đường kính cổ rễ;số lá, mầm; sức sinh trưởng thân, ngọn, tình trạng và kết quả ghép: vết ghép liền da chưa, có dị hình không, có sâu bệnh không
b Chuẩn bị đất, làm luống và trồng hoa:
- Đất thích hợp cho hoa hồng là đất thịt hoặc đất thịt nhẹ, nên chọn đất nơi cao ráo không
bị ngập úng, bằng phẳng, tơi xốp Đất phải trảng nắng, đất luôn ẩm nhưng không ướt Trồng nơi thiếu ánh sáng, thiếu oxy hoa sẽ không có màu đẹp, mùi thơm sẽ mất
- Vệ sinh đồng ruộng sạch, xử lý cỏ dại, nhặt các gốc cây, rễ cây trên ruộng Sau đó cày sâu 30 - 45cm, bừa kỹ 2 lần, bón vôi cải tạo độ chua của đất kết hợp bón lót phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân trùn quế, lân khi làm đất lần cuối
- Đánh luống: Trồng hàng đôi thì đánh luống 1,3m (rãnh 30cm), còn trồng hàng đơn thì đánh luống 70cm Luống hình chóp nón, cao 25-30 cm, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng
- Khoảng cách trồng: cây cách cây 20 – 30 cm, hàng cách hàng 50 cm, hàng cách mép luống 15 – 20 cm Trồng cây giống thẳng đứng, nên trồng theo kiểu nanh sấu( kiểu từng hàng so le với nhau)
Trang 15- Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, không để phân tiếp xúc với đất Trồng xong tưới thật đẫm nước.Nếu trồng vào những ngày nắng nóng thì phải che bằng lưới đen hoặc rơm, rạ 2– 3 tuần để cây nhanh hồi phục, nâng cao tỷ lệ sống cho cây.
- Có thể sử dụng cây giống nhân bằng phương pháp giâm cành hoặc cây ghép Cây ghép
có ưu điểm nhanh phục hồi, khoẻ nhưng dễ thoái hoá, cây giâm thời gian đầu chậm hơn cây ghép nhưng sản lượng hoa cao, lâu bị thoái hoá giống và dễ áp dụng các biện pháp canh tác khác
8, 17 đối với hoa hồng có ảnh hưởng tốt tới việc tăng diện tích lá, số cành hoa, chiều dài hoa Nhiều K có tác dụng rõ rệt: tăng số lượng và chất lượng hoa vì K tăng vận chuyển sản phẩm quang hợp, tăng khả năng tổng hợp prôtêin và đường Hoa hồng cũng cần nguyên tố vi lượng, các nguyên tố này có tác dụng quan trọng trong việc duy trì sự sinh trưởng của cây.Nhìn chung ít khi cây bị thiếu vi lượng nhưng nếu trồng trong chất nền không đất thì cần bón bổ sung vi lượng.Bón thêm N kích thích sự hút Zn, Fe, Ca và Mo Ngoài ra có thể bón thêm phân hữu cơ: phân chuồng, bã đậu tương, phân bùn…kết hợp với phân vô cơ sẽ cho kết quả tốt Đặc biệt có thể bón phân gà để tăng pH của đất
- Cách bón:
+ Bón lót: toàn bộ phân chuồng, lân, phân vi sinh
+ Bón thúc: 2 tuần bón một lần vớilượng Ure và KCl theo tỉ lệ thích hợp
+ Ngoài ra định kỳ hàng tháng bổ sung 1 lần phun vi lượng
+ Với cây hoa hồng có chu kỳ sinh trưởng kéo dài nhiều năm nên hàng năm phải bón phân chuồng, phân vi sinh, lân, vôi để bổ sung dinh dưỡng cho cây
+ Hoa hồng rất ưa phân hữu cơ, sau khi trồng 1 – 2 tháng là phải tưới phân cho cây Có thể dùng phân hữu cơ ngâm ủ với phân vi sinh sông gianh theo tỷ lệ 2m3 nước cần 300 kg phân hữu cơ + 50 kg phân vi sinh tưới cho 5.000m2 Sử dụng phân chuồng đầy đủ sẽ tăng năng suất, chất lượng hoa đồng thời kéo dài tuổi thọ của vườn hồng
Vôi: Hoa hồng thích pH trung tính, đầu vụ nên bón lót 1500 – 2000 kg/ha và định kỳ 4 tháng/lần cần bón bổ sung 400 – 500kg vôi để điều hòa độ chua của đất Bón vôi đầy đủ còn giúp cho cành hoa được cứng cáp và tăng khả năng hút dinh dưỡng của cây
d Kỹ thuật tưới nước:
- Trồng hoa hồng phải đảm bảo được nguồn nước tưới vì hoa hồng rất cần nước, nhưng cũng từng trường hợp để việc tưới nước có hiệu quả hơn Mùa nắng mỗi ngày nên tưới 2 lần: sáng sớm trước 9 giờ và buổi chiều trước 5 giờ Nếu gặp ngày nắng gắt nên tưới thêm buổi trưa và phải tưới thật đẫm, nếu không đất nóng lên là cây sẽ chết Ban đêm không nên tưới nước, vì nước đọng trên lá sẽ là cơ hội tốt cho các loài nấm mốc xâm nhập Vào mùa mưa, chỉ tưới cho hồng trong những ngày nắng gắt, đồng thời phải có mương rảnh thoát nước tốt vì nếu để nước ngập gốc chỉ trong một buổi là cây hồng đã bị thối rễ rồi chết
- Có 2 phương pháp tưới:
Trang 16+ Tưới nước ngập rãnh tức là bơm nước vào 2/3 các rãnh để 2 tiếng đồng hồ sau đó rút hết nước.
+ Tưới bằng vòi bơm vào mặt luống giữa 2 hàng cây, tránh bắn nước nhiều lên bộ lá và
nụ sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền Nếu tưới bằng vòi bơm thì giữa 2 hàng cây
ta tạo ra 1 rãnh nhỏ để khi tưới nước vào phân không chảy ra ngoài
e Diệt cỏ dại:
- Môi trường sống của hoa hồng rất thích hợp với sự sinh trưởng mạnh của cỏ dại.Đất vừa ẩm vừa nhiều chất bổ dưỡng làm cho cỏ tranh giành thức ăn với cây trồng,sự tốn kém không sao tránh được Vậy nên nếu trồng hoa hồng đại trà thì nên làm cỏ đúng định
kì, còn trồng trong giỏ, trong chậu thì nên nhổ hàng ngày hoặc hàng tuần Nên lợi dụng lúc tưới nước cho hồng, tiện tay, nếu gặp cỏ dại ta nên nhổ luôn Nếu tập được thói quen này thì công việc diệt cỏ dại trở nên nhẹ nhàng
f Kỹ thuật bấm ngọn, vít cành, tỉa nụ điều tiết sinh trưởng:
- Hiệu quả của việc trồng hoa hồng phụ thuộc vào số lượng cành và chất lượng những cành đó Muốn nâng cao hiệu quả của việc trồng hồng cần phải thực hiện các công việc sau:
+ Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây Thường xuyên tỉa bỏ các cành tăm, cành hương, lá già, bị sâu bệnh mặt khác hết sức bảo vệ và duy trì những cành lá còn lại, không được cắt trụi cả cây, chỉ thu hoa ở những cành mầm có chiều cao> 70cm, đường kính > 0,3 cm, những cành còn lại thì khi ra nụ cần vặt bỏ và đè cành ra để nuôi dưỡng cây
- Phương pháp bấm ngọn, vít cành ta có thể đạt được 3 mục đích sau:
+ Làm tăng năng suất từ 3 – 4 lần (có thể thu từ 7 - 9 bông/1gốc/lần thu)
+ Tăng chất lượng cành hoa (chiều dài cành hoa > 70 cm)
+ Điều khiển ra hoa theo ý muốn, tuỳ từng loại giống, từng thời vụ khác nhau mà có thể
ấn định trước thời gian thu hái bằng cách: Tiến hành cắt, uốn, bẻ những cành dùng làm cành mẹ trước thời gian định thu hoạch 50 – 60 ngày, sau cắt từ 5 – 7 ngày các mắt ngủ
sẽ bắt đầu bật mầm và phát triển cành hoa, để tập trung dinh dưỡng cho những cành mang hoa cần kết hợp cắt tỉa những cành già, sâu bệnh
*Lưu ý: Vít cành chỉ áp dụng đối với cây giâm
- Ngoài ra cần thường xuyên tỉa nụ để ổn định số nụ trên cành cây, giúp cho bông hoa to,
đủ dinh dưỡng, giảm sâu bệnh Phương pháp tỉa cành, ngắt ngọn, ngắt nụ, tạo hình cho cây hoa hồng cần được tiến hành thường xuyên, liên tục
- Sửa cành cắt nụ xong nên dùng hóa chất để kích thích cành gốc phát triển
g Kỹ thuật bao hoa trên đồng ruộng:
- Mục đích: Để tránh côn trùng và các tác động của môi trường xung quanh, đồng thời giữ hoa nhanh nở trong vài ngày Có 2 cách bao hoa là
+Bao bằng giấy báo (cắt 1 mảnh giấy báo quấn quanh bông hoa và buộc hoặc dán lại).+Bao bằng lưới bao có sẵn
- Tuy hoa hồng không mẫn cảm với chu kỳ ánh sáng, có thể sản xuất quanh năm, nhưng trong năm có một chu kỳ ngủ nghỉ, có tác dụng tích cực đến sinh lý của cây Bởi vì quá trình cắt hoa đối với bộ rễ cần có thời gian để bù lại dinh dưỡng, đồng thời cũng cần có thời gian để cân bằng kích tố giữa phần trên và phần dưới mặt đất Tuy hoa được cắt