IV. TÌM HIỂU LỢI ÍCH, GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA HOA HỒNG VÀ ĐÔI NÉT TINH DẦU
4. Sơ lược về chưng cất tinh dầu hoa hồng
Từ xa xưa, khi nhận thấy công dụng tuyệt vời của hoa hồng trong làm thuốc và chăm sóc cho làn da ngườita đã biết cách chưng cất nước hoa hồng để sử dụng lâu dài và để lưu giữ những chất dưỡng đặc biệt trong hoa hồng.
Phải mất khoảng 4.000 kg cánh hoa hồng để cho ra 1kg tinh dầu 100% nguyên chất. Giá của 1 kg là gần 10.000 USD.
Trên thế giới, Ulgaria nắm 70% sản lượng tinh dầu hoa hồng của thế giới, những người mua nhiều nhất đến từ: Pháp, Anh, Đức, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Đặc điểm tinh dầu hoa hồng:
Tinh dầu hoa hồng có mùi hương mạnh mẽ, sang trọng, nồng nàn và quyến rũ. Tinh dầu hoa hồng bao gồm hàng trăm thành phần như: Citronellol, Citral, Carvone, Citronellyl Acetate, Eugenol , Ethanol, Farnesol, Stearpoten, Methyl Eugenol, Nerol, Nonanol, nonanal, Phenyl Acetaldehyd, Phenylmenthyl Acetate và Geraniol Phenyl... Những chất này tạo lên sự khác biệt về hương thơm, màu sắc cũng như đặc tính dược liệu của hoa hồng.
Tinh dầu hoa hồng là một trong những tinh dầu thơm nhất và có nhiều công dụng nhất, chất an thần, làm chịu các chứng bệnh về tiêu hóa, trị đau nhức, căng thẳng thần kinh, suy nhược, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt.
Một số mốc lịch sử sản xuất tinh dầu
Ngay từ thế kỷ thứ 10, ở Ba Tư (nay là Iran), bác sĩ đồng thời là triết gia lừng danh Avicenna có lẽ là người đầu tiên chưng cất hoa hồng – với mục đích chữa bệnh. Cuối thế kỷ thứ 10, tinh dầu hoa hồng và nước hoa hồng được sử dụng rộng rãi ở các nước Arab. Ngày nay, hoa hồng được trồng và thu hái ở nhiều nước, nhưng Bulgari và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là các nước sản xuất hoa hồng lớn nhất. Những thành phần hữu ích có trong cánh hoa và quả hoa hồng biến nó thành một thứ dược mỹ phẩm không thể bỏ phí một giọt.
Việc chưng cất bằng hơi các cánh hoa hồng Damask sẽ cho ra đời tinh dầu hoa hồng Otto. Đây được coi là loại tinh dầu hoa hồng tốt nhất trên thế giới (và cũng là loại đắt nhất) với mùi hương ấm áp, sang trọng và đầy quyến rũ. Từ "otto" được bắt nguồn từ Ottoman. Trong thời kỳ thống trị của đế chế Ottoman giữa thế kỷ 15, tinh dầu hoa hồng được sử dụng ở nhiều vùng miền của Ottoman, trong đó có cả một số khu vực mà ngày nay thuộc địa phận Bulgari. Những khu vực này rất lý tưởng cho việc trồng hoa hồng và đã nhanh chóng trở thành nơi sản xuất hoa hồng Otto chủ yếu. Ngày nay, khoảng 75% sản lượng hoa hồng Otto trên toàn thế giới được cung cấp bởi Thổ Nhĩ Kỳ.
Bằng chiết xuất hòa tan, người ta tách ra rose absolute - tinh chất hoa hồng. Những cánh hoa hồng được đặt trong một bể chứa với dung môi và agitated. Quá trình này chiết ra một chất thơm (với sáp và sắc tố), sau đó dung môi được lấy đi nhờ hút chân không. Tinh dầu được lọc sạch, trộn với cồn, làm bay hơi với áp suất thấp để lần nữa lấy đi cồn và những tạp chất còn lại.
Tinh dầu hoa hồng được tạo ra bởi việc kết hợp cả phương pháp chưng cất bằng hơi và chiết xuất hòa tan. Đây là một quá trình phức tạp, tốn kém nhưng hương thơm chiết ra với đúng hương hoa hồng ban đầu nhất.Sau quá trình chưng cất hơi nước để chiết xuất tinh dầu, phần nước còn lại được gọi là nước cất tinh chất (hydrosol). Nước cất tinh chất chủ yếu là nước với các hợp chất có thể tan trong nước của cây mà không có trong tinh dầu. Chúng thường chứa một lượng rất ít tinh dầu để để có được mùi thơm của tinh dầu đó.
- Ngay từ thời Phục hưng, vùng Grasse, Pháp với những đồn điền hoa hồng và những loài hoa thơm khác đã nổi tiếng là nơi cung cấp hoa đem chưng cất. Để tạo ra được 1 lít tinh dầu, những người làm cần đến 6 tấn cánh hoa hồng.
- Nằm ở miền Trung Italia, Galimard được mệnh danh là nơi chuyên trồng hoa hồng để chế tạo các loại nước hoa hảo hạng. Người ta gọi những nông dân ở Galimard là “nông dân quý tộc” bởi họ luôn được tận hưởng, đắm chìm trong mùi hương quyến rũ của đủ loại nước hoa, từ bình dân tới cao cấp. Mỗi giọt nước hoa nhỏ li ti là thành quả của một quá trình dài với nhiều công đoạn, sử dụng nhiều công nghệ bậc cao, lấy đi của người lao động rất nhiều công sức và thời gian. Đầu tiên là khâu chọn hoa hồng. Buổi sớm, trên cánh đồng hoa hồng vùng Galimard, nông dân thu hái hoa bằng tay. Từ 6 - 7 thế kỷ nay, chứng kiến nhiều sự phát triển tột bậc của khoa học, công đoạn thu lượm hoa hồng vẫn không được phép thay đổi. Nếu dùng máy, những cánh hoa sẽ bị dập nát, hàm lượng tinh chất sẽ giảm sút rất nhiều. Hoa hồng được chuyển về nhà máy trong những chiếc xe lạnh. Ở đây, hoa tiếp tục được phân loại và ngâm tẩm trong nhiệt độ thích hợp để lấy tinh chất. Mỗi hãng nước hoa có một bí quyết tách tinh chất riêng.
Vị trí của hoa hồng trong văn hóa phương tây
Với vẻ đẹp, hình dáng và hương thơm nổi bật, hoa hồng là hoa biểu trưng hay được dùng nhất ở phương Tây, tương ứng trong tổng thể với hình tượng hoa sen ở châu Á, cả hai đều gần gũi với biểu tượng bánh xe. Trong văn hóa Ấn Độ, bông hồng vũ trụ Triparasundari được dùng làm vật đối chiếu với vẻ đẹp của người Mẹ thánh thần, biểu thị một sự hoàn mĩ trọn vẹn và không có thiếu sót. Bên cạnh đó, hoa hồng còn tượng trưng cho phần thưởng cuộc sống, tâm hồn, trái tim, tình yêu, và có thể được chiêm ngưỡng như một Mandala.
Trong hệ tranh tượng Kitô giáo, hoa hồng hoặc là cái chén hứng máu của Chúa Kitô, hoặc là sự hóa thân của những giọt máu này và thậm chí, là chính vết thương của Chúa.
Trong văn hóa phương Tây, hoa hồng thường xuất hiện như là biểu tượng của sự phục sinh huyền bí. Abd Ul Kadir Gilani so sánh hoa hồng với những vết sẹo trên cơ thể sống. Với người Hy Lạp hoa hồng vốn là một loài hoa màu trắng, nhưng khi Adonis bị tử thương, nữ thần Aphorodite chạy đến cứu chàng đã bị đâm phải một cái gai và máu đã nhuộm thẫm những bông hồng cung tiến nàng. Chính ý nghĩa biểu trưng về sự tái sinh đã khiến con người, từ thời cổ đại, đặt những bông hồng lên các nấm mộ, và Hecate, nữ thần âm phủ đôi khi được thể hiện với hình ảnh đầu quấn một vòng hoa hồng có 5 lá.
Hoa hồng đã trở thành biểu tượng của tình yêu và còn hơn thế, của sự dâng hiến tình yêu, của tình yêu trong trắng (còn trinh), tương tự ý nghĩa của hoa sen Ai Cập và cây thủy tiên Hy Lạp.
Hoa hồng lâu đời nhất trên thế giới đã phát triển mạnh mẽ trong hơn 1.000 năm trên các bức tường của Nhà thờ chính tòa Hildesheim (Đức).
Hoa hồng khổng lồ đã được bán 214 triệu hoa tại Hoa Kỳ vào ngày Valentine năm 2008. Trong đó có 59% là màu đỏ. Chỉ trong thời gian cho ngày Valentine, giá bán hoa hồng thường tăng 42%.
Hoa hồng được công nhận là Quốc Hoa của Hoa Kỳ từ năm 1986 theo sắc lệnh Tổng Thống Ronald Reagan.
KẾT LUẬN
Hoa hồng - chúa tể của những loài hoa, kiêu sa, sang trọng luôn là biểu tượng được ưa chuộng của mọi tầng lớp, mọi thời đại. Với sự đa dạng về hình dạng, màu sắc bắt mắt, hoa hồng đã trở thành một sản phẩm được khai thác mạnh, là sản phẩm quan trọng của ngành công nghiệp hoa ở cả Việt Nam và trên thế giới. Hoa hồng trở thành sản phẩm thương mại có lượng cầu cao. Kéo theo đó, nhu cầu về sản xuất giống cây hoa hồng cũng tăng theo. Sản xuất giống cây có thể theo hai hình thức, trong đó nhân giống vô tính đóng vai trò nổi bật hơn cả. Nguyên nhân cho điều này là bởi khả năng cho hệ số nhân giống cao, tạo cây con sạch bệnh và có những đặc tính tốt giống cây bố, mẹ đang được ưa chuộng trên thị trường. Trong số các phương pháp nhân giống vô tính thì nuôi cấy mô đang là phương pháp có triển vọng nhiều nhất và đang trên đường cải tiến, mở ra khả năng nhân giống hoa hồng ngày càng nhanh, ít tốn diện tích và sức lực hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Công Kiên. Kĩ thuật trồng và nhân giống cây hoa hồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Nguyễn Mai Thơm. Luận án tiến sĩ nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo và nhân giống cây hoa hồng (Rosa SPP.L.) năng suất, chất lượng cao cho một số tỉnh miền Bắc Việt Nam (2009).
Siebe van Wijk, Amanda Allbritton - Ảnh hưởng của chuỗi tiêu thụ sản phẩm hoa hồng đến sự phát triển kinh tế miền Bắc.
xttm.agroviet.gov.vn/Site/vi-vn/76/tapchi/69/106/1152/Default.aspx - Trang tin Xúc tiến thương mại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
www.portlandrosesociety.org – Trang thông tin của Hội hoa hồng Portland.
Historicroses.Org
www.vac.com.vn – Trang thông tin Vườn ao chuồng
tailieu.vn/doc/cach-ghep-cay-hoa-hong-553458.html – Trang thông tin tài liệu tổng hợp ở Việt Nam.
cuctrongtrot.gov.vn/ - Trang thông tin của cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
http://khuyennonglamdong.gov.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=214:ky-thuat-trong-hoa-hong&catid=48:quy- trinh-ky-thuat&Itemid=120
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG BÁO CÁO 4
I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây hoa hồng 4
2. Phân loại hoa hồng 5
II. PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY HOA HỒNG 7
1. Nhân giống hữu tính: gieo hạt giống 7
2. Nhân giống vô tính cây hoa hồng 8
Phương pháp giâm cành hoa hồng 8
Phương pháp ghép hoa hồng 9
Phương pháp chiết cành hoa hồng 10
Phương pháp nuôi cấy mô hoa hồng 12
III. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOA HỒNG 16
1. Đặc tính thực vật của cây hoa hồng 16
2. Yêu cầu ngoại cảnh 17
3. Kỹ thuật trồng hoa hồng 18
4. Phòng trừ sâu bệnh 24
IV. TÌM HIỂU LỢI ÍCH, GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA HOA HỒNG VÀ ĐÔI NÉT TINH DẦU HOA HỒNG 35
1. Trang trí, quà tặng 35
2. Mỹ phẩm, dược liệu 36
3. Giá trị kinh tế 36
4. Sơ lược về chưng cất tinh dầu hoa hồng 37
KẾT LUẬN 40