Năm 1902: Haberlandt đề xuất phương pháp nuôi cấy mô tế bào đơn bội tuy nhiên chưa mang lại thành công mỹ mãn.
Trang 1PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1 Công nghệ sản xuất thực vật bằng nuôi cấy mô
1.1.1 Lịch sử và thành tựu đạt được trong nhân giống invitro ở thực vật
1.1.1.1 Trên thế giới
Năm 1902: Haberlandt đề xuất phương pháp nuôi cấy mô tế bào đơn bộituy nhiên chưa mang lại thành công mỹ mãn
Năm 1934 mô thực vật mới được cấy bởi A Carrel
Năm 1939,1943,1945: Lần lượt Nobeccourt, White, Gautheret đã công bốthành công sớm nhất về phương pháp nuôi cấy mô trên môi trường thạch
Theo tiến sĩ White (1943) thì lịch sử của nuôi cấy mô tế bào thực vật đã có
từ lâu và mang ý nghĩa quan trọng trong lịch sử phát triển sinh học, tiềm năng của
nó được ứng dụng trong việc cải tiến chất lượng và nhân nhanh giống cây trồng
Năm 1951, Skoog và Miller đã phát hiện ra các hợp chất có thể điều khiển
Năm 1964, Ball là người đầu tiên tìm ra mầm rễ từ việc nuôi cấy chồingọn
Năm 1981: Takayama và Misawa đã thành công trong tự động hoá vi nhângiống bằng các hệ thống bioreactor Đến nay, ngành nuôi cấy mô đã khẳng địnhvai trò quan trọng của mình bằng một kho tàng đồ sộ các công trình nghiên cứucủa mình về thưc vật in vitro
Đầu thế kỉ 21, hàng loạt các công ty về vi nhân giống cây trồng thươngmại với qui mô lớn lần lượt ra đời trên khắp thế giới con số lên đến hơn 600 công
ty Như vậy, kỹ thuật nuôi cấy mô đã thực sự mở ra một cuộc các mạng trongnhân giống thực vật
1.1.1.2 Ở Việt Nam
Từ những năm 1960 công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được dunhập vào nước ta bắt đầu tại miền Nam
Đến đầu những năm 1970 thì đã có tại miền Bắc
Sau 1975, phòng thí nghiệm nuôi cấy mô và tế bào đầu tiên được xây dựngtại viện Sinh vật học, viện Khoa học Việt Nam do tiến sĩ Lê Thị Muội đứng đầu
Trang 2Tuy nhiên chỉ từ cuối những năm 1980 trở lại đây công nghệ mô - tế bàomới phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng, nhiều phòng thí nghiệm, nghiên cứu đãđược xây dựng và triển khai ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước như: Hà NộiThành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Định, Lĩnh vực áp dụng rộng rãi củacông nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật là: bảo quản nguồn gen cây trồng, sự nhângiống vô tính trên qui mô lớn, tạo hạt nhân tạo, sản xuất cây giống sạch bệnh
Nhu cầu cây giống trồng rừng nhân giống bằng phương pháp vô tính nhưcây: xoan ta, chò chỉ, cáng lò, dó bầu đang ngày càng phát triển, đòi hỏi phảiđầu tư nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy
mô Bên cạnh đó, phong trào trồng các loại hoa mang tính hàng hóa như phonglan, đồng tiền, cúc đang ngày càng phát triển cũng đòi hỏi nguồn cây giống vôtính lớn, đồng nhất mà chỉ có sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy mô - tế bào mớiđáp ứng được
1.1.2 Phương pháp nhân giống vô tính invitro ở thực vật
1.1.2.1 Nhân giống vô tính invitro ở thực vật
Định nghĩa
Nhân giống vô tính invitro ở thực vật hay còn gọi là nuôi cấy mô tế bào
thực vật Đây là kĩ thuật cho phép nuôi cấy dễ dàng những tế bào thực vật hay mô
phân sinh sạch bệnh trong môi trường nhân tạo thích hợp để tạo ra những khối tếbào hay những cây hoàn chỉnh trong ống nghiệm
Dễ vận chuyễn và sản xuất quanh năm
Đối với một số loài cây trồng có giá trị thương mại lớn, kĩ thuật nuôi cấyinvitro đã đem lại những hiệu quả kinh tế hết sức rõ rệt
Hạn chế của nhân giống vô tính invitro
Hạn chế về chủng loại sản phẩm: trong điều kiện hiện nay không phải tất cảcây trồng đều được nhân giống thương phẩm bằng vi nhân giống Nhiều cây trồng
có giá trị kinh tế hoặc quý hiếm vẫn chưa thể nhân nhanh để đáp ứng nhu cầuthương mại hoặc bảo quản nguồn gen Nhiều vấn đề liên quan đến nuôi cấy và táisinh tế bào thực vật invitro vẫn chưa được giải đáp
Chi phí sản xuất cao: vi nhân giống đòi hỏi nhiều lao động kĩ thuật thànhthạo nên giá thành sản phẩm còn khá cao so với các phương pháp truyền thốngnhư chiết, ghép và nhân giống bằng hạt
Hiện tượng sản phẩm bị biến đổi kiểu hình: cây con nuôi cấy mô có thể saikhác với cây mẹ ban đầu do hiện tượng biến dị tế bào soma Kết quả là cây con
Trang 3không giữ được đặc tính quý của cây mẹ Tỷ lệ biến dị thường thấp ở giai đoạnđầu nhân giống nhưng có chiều hướng tăng lên khi nuôi cấy kéo dài và làm tănghàm lượng các chất kích thích sinh trưởng.
Ứng dụng của phương pháp nhân giống vô tính invitro
Thời gian ngắn ( 1-3 năm ): vi nhân giống, sản xuất và bảo quản cây sạchbệnh
Thời gian trung bình ( 3-8 năm ): biến dị di truyền, nuôi cấy phôi soma,cứu phôi và lai tạo giống qua nuôi cấy đơn bội
Thời gian dài ( 8-15 năm ): lai tế bào soma và siêu sản xuất các chất thứcấp có hoạt tính sinh học
1.1.2.2 Các phương pháp nhân giống invitro ở thực vật
a Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng bao gồm nuôi cấy chóp đỉnh và chồi bên Saukhi vô trùng mẫu, mẫu được nuôi cấy trên môi trường thích hợp Môi trường thíchhợp sẽ thay đổi theo từng loại cây trồng được đưa vào nuôi cấy nhưng cơ bản môitrường chứa đầy đủ chất dinh dưỡng khoáng vô cơ, hữu cơ và được bổ sung chấtkích thích sinh trưởng thích hợp
Từ một đỉnh sinh trưởng, sau một thời gian nuối cấy nhất định sẽ phát triểnthành một hay nhiều chồi Sau đó, chồi sẽ tiếp tục vươn thân, ra lá, ra rễ và trởthành một cây hoàn chỉnh Cây con được chuyển ra đất có điều kiện phát triểnbình thường Đây là một chu trình ngắn nhất và tiện lợi hơn các phương thức nhângiống thông thường
Dùng để tạo ra dòng cây sạch bệnh, hoàn toàn không có virus với hệ sốnhân giống cao Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể thực hiện được ở một sốloài thực vật nhất định
b Nuôi cấy mô sẹo
Trong điều kiện sự cân bằng các chất kích thích sinh trưởng trong thực vậtthay đổi, cụ thể trong tế bào đỉnh sinh trưởng hay nhu mô được tách ra nuôi cấyriêng rẽ trên môi trường giàu auxin thì mô sẹo được hình thành
Mô sẹo là một khối tế bào phát triển vô tổ chức, có màu trắng Khối mô sẹo
có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh trong điều kiện môi trường không cóchất kích thích sinh trưởng tạo mô sẹo
Nuôi cấy mô sẹo được thực hiện đối với các loài thực vật không có khảnăng nhân giống thông qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng
Cây tái sinh từ mô sẹo có đặc tính giống cây mẹ và từ một cụm tế bào môsẹo có thể tái sinh cùng một lúc nhiều chồi hơn nuôi cấy đỉnh sinh trưởng nhưngphương pháp này tạo ra mức độ biến dị tế bào lại cao hơn
Trang 4khó nẩy mầm trong tự nhiên (chỉ nẩy mầm từ 1-2%) do hạt lan không có chứaanbumin và một phôi chưa phân hóa, có kích thước rất nhỏ nên không chứa chất
dự trữ Vì vậy trong tự nhiên để hạt lan nẩy mầm nó cần cộng sinh với nấm Có 3loại nấm cộng sinh trên nhiều giống lan khác nhau được biết:
Rhizoctonia repéns đặc biệt cho Cattleya, Laelie, Cypripedium
Rhizoctonia mucoroides cho Vanda và Phalaenopsis
Rhizoctonia lanuginosa cho Oncidium, Miltonia
Nấm sẽ cung cấp đường để nuôi cây, phân giải các chất hữu cơ khó hấpthu Bù lại cây sẽ cung cấp nước cho nấm, chỗ ở, các khoáng chất mà nó thu được
từ sương
Dựa trên nguyên tắc này, các phòng thí nghiệm nuôi cấy mô đã tạo môitrường gieo hạt lan trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo có khoáng, đường và hạtlan nảy mầm với tỷ lệ rất cao Hiện nay, phương pháp nuôi cấy mô là phươngpháp duy nhất có thể nhân giống lan trên qui mô công nghiệp
Trái lan khi hái phải đủ già và chưa bị nứt được đem khử trùng Môi trườngcấy chuyền là môi trường gieo hạt nhưng bổ sung thêm 10% nước dừa choprotocorm phát triển nhanh
Khi chồi đã lớn chuyển sang môi trường như môi trường cơ bản, saukhoảng 6 - 7 tháng tùy giống khi cây cao từ 4-5 cm, ra rễ và có từ 4 - 5 lá là có thểmang ra ngoài trồng
Hình 1.1 Hạt lan nẩy mầm sau 30 ngày bằng phương pháp nuôi cấy mô
d Hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời trong nhân giống Lan Hồ Điệp lai – Phalaenopsis hydrid
Hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời là một hệ thống không những tậndụng được các ưu điểm của nuôi cấy lỏng và nuôi cấy trên thạch mà còn hạn chếđược nhược điểm của hai hệ thống nuôi cấy trên giúp tạo ra môi trường nuôi cấythoáng khí, cây con khỏe mạnh, tỉ lệ sống sót cao, giảm chi phí nhân công, tiếtkiệm và giảm chi phí môi trường nuôi cấy do sử dụng ít môi trường trên một mẫucấy và không sử dụng thạch, hệ số nhân được gia tăng nhiều lần so với khi nhângiống trên hệ thống nuôi cấy thông thường
“Ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời trong nhân giống câyLan Hồ Điệp lai (Phalaenopsis hybrid)” nhằm mục đích khảo sát khả năng ứngdụng của hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời trong nâng cao số lượng cũng nhưchất lượng của cây giống Hồ Điệp khi so sánh với các hệ thống nuôi cấy thông
Trang 5thường để góp phần mở ra khả năng sản xuất với số lượng lớn cây giống có chấtlượng tốt đáp ứng với nhu cầu thị trường tại Việt Nam
1 Hệ thống RITA®
Hình 1.2 Hệ thống RITA®, Pha 1: mô không ngập trong môi trường, Pha 2: hiện tượng ngập được hoạt hóa, các van mở ra cho khí đi qua các màng lọc đẩy môi trường lỏng lên ngập mô cấy, Pha 3: sự trao đổi khí trong
hệ thống RITA®, Pha 4: chu kỳ kết thúc, các van đóng lại và môi trường lỏng rút xuống ngăn bên dưới.
Hệ thống RITA® (Hình 1) là công trình của Teisson và Alvard vào năm
1995 Một bình chứa 1 L gồm có hai phần, phần trên chứa mẫu cấy và phần dưới chứa môi trường Một áp suất vượt mức tác động vào môi trường lỏng chứa trong phần dưới và đẩy chúng dâng lên ngăn chứa mẫu cấy Mẫu cấy được ngập chìm trong môi trường lỏng lâu hay mau tùy theo thời gian áp suất vượt mức được duy trì Trong suốt thời gian ngập, không khí được sục vào trong môi trường lỏng, môitrường được chuyển động làm cho mẫu cấy xoay trở được các mặt tiếp xúc với bề mặt môi trường, áp suất vượt mức sau đó được thoát ra bên ngoài nhờ một ngõ ra phía trên đầu hệ thống
2 Hệ thống bình sinh đôi BIT®
Trang 6Hệ thống bình sinh đôi BIT® được thiết kế bởi Escalona và cộng sự (1998) được dự định nhân giống số lượng lớn qua con đường phát sinh phôi soma.Ðối với nhân giống theo con đường phát sinh cơ quan kích thước mẫu cấy đòi hỏi một hệ thống có thể tích lớn hơn và rẻ hơn Con đường dễ dàng nhất để đạt được trạng thái ngập chìm tạm thời theo chu kỳ nhất định là nối hai bình thủy tinh hay plastic có kích thước từ 250 mL - 10 L bằng một hệ thống ống dẫn, và điều khiển tạo ra áp suất vượt mức để đưa môi trường vào bình chứa mẫu và ngược lại Hệ thống BIT® được thiết kế đáp ứng với những yêu cầu trên
Trong nghiên cứu này, hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời sử dụng trongnhân giống thực vật sản xuất tại Đài Loan, Plantima được sử dụng và so sánh vớiphương pháp nuôi cấy thông thường được sử dụng bởi các phòng nuôi cấy mô ởViệt Nam như nuôi cấy trên thạch, nuôi cấy lỏng, lỏng có lắc trong việc nhânnhanh Protocorm-like bodies – PLBs, tái sinh chồi từ PLBs và nuôi cấy cây HồĐiệp con hoàn chỉnh Đối tượng thí nghiệm là một loài Lan Hồ Điệp lai có tên gọi
là Doritaenopsis Taida Salu
3 Hệ thống Plantima®
Hệ thống này được thiết kế tổng thể tương tự như hệ thống RITA® tuy nhiên có thay đổi và cải tiến một số chi tiết như hệ thống bơm và vị trí các màng lọc Hệ thống này được sản xuất và cung cấp bởi Công ty A-tech Bioscientific tại đảo Ðài Loan
Hình 1.4 Các thành phần của Hình 1.5 Hệ thống Plantima với
hệ thống Plantima hệ thống điều khiển chu kỳ ngập
Trong nghiên cứu này, hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời sử dụng trongnhân giống thực vật sản xuất tại Đài Loan, Plantima được sử dụng và so sánh vớiphương pháp nuôi cấy thông thường được sử dụng bởi các phòng nuôi cấy mô ởViệt Nam như nuôi cấy trên thạch, nuôi cấy lỏng, lỏng có lắc trong việc nhânnhanh Protocorm-like bodies – PLBs, tái sinh chồi từ PLBs và nuôi cấy cây HồĐiệp con hoàn chỉnh Đối tượng thí nghiệm là một loài Lan Hồ Điệp lai có tên gọi
là Doritaenopsis Taida Salu
Trong thí nghiệm này, hệ thống TIS được sử dụng để nuôi cấy các chồi Hồ Điệp
in vitro nhằm so sánh hiệu quả của chúng khi so với hệ thống đối chứng là nuôicấy trên thạch thông thường trong bình tam giác 500 ml, loại bình này thường
Trang 7được các nhà nhân giống in vitro Hồ Điệp Đài Loan sử dụng trong giai đoạn ra rễđược sử dụng như là một đối chứng thực tế
e Trồng lan bằng phương pháp thuỷ canh
Trường Cao đẳng Temasek đã sáng chế ra một hệ thống trồng lan theophương pháp thủy canh có điều chỉnh chính xác dòng dung dịch đi vào [PreciseInflux Hydroponic Growth System (PIHGS) ] Hệ thống này sử dụng máy tự động
để phân phát một lượng chính xác dung dịch dinh dưỡng vào vùng rễ của lan màkhông làm cho giá thể quá ẩm ướt
Cách này đã khắc phục được một cách có hiệu quả vấn đề thối rễ mà cácnhà nuôi trồng lan bằng phương pháp thủy canh đang phải đối mặt Công trìnhhợp tác nghiên cứu 3 năm giữa trường Cao đẳng Temasek và cơ quan Agri-FoodVeterinary Authority của Singapore (AVA) đã chứng minh hệ thống PIHGS khikết hợp với một công thức dinh dưỡng thủy canh do trường Cao đẳng Temaseknghiên cứu đã tạo ra một công nghệ mang lại lợi nhuận cao cho việc sản xuất hoalan cắt cành bằng phương pháp thủy canh Hệ thống mới này có các công dụngsau:
Cho phép trồng nhiều cây lan trên một đơn vị diện tích
Loại trừ công việc phun phân bằng tay tẻ nhạt và vấn đề tảo phát sinh
Bỏ bớt việc phải thay chậu định kỳ cho những cây đã lớn, và giảm lượngphân bón sử dụng
Làm tăng đáng kể chất lượng và số lượng của hoa cắt cành khi so sánh vớicác phương pháp trồng truyền thống
Nghiên cứu này xác nhận một lần nữa tính chất đa dụng của công nghệthủy canh trong việc sản xuất thương mại hoa cắt cành ngay cả đối với những cây
dễ bị thối rễ như lan Công nghệ nuôi trồng lan theo phương pháp thủy canh mớinày đã được cấp giấy phép cho một người trồng lan và và một công ty công nghệsinh học để trồng thí nghiệm quy mô nhỏ
1.2.1 Tên khoa học và phân loại
Trang 8Lan Hồ điệp được khám phá vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphiusxác định dưới tên là Angraecum album Đến năm 1753, Linné đổi lại làEpidendrum amabile và 1825, Blume, một nhà thực vật Hà Lan định danh một lầnnữa là Phalaenopsis amabilis Bl., và tên đó được dùng cho đến ngày nay
Tên gọi Phalaenopsis bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp trong đó Phalaina cónghĩa là “con bướm” và Opsis có nghĩa là “giống như”
Phalaeopsis có nguồn gốc ở Đông Nam Á và Châu Úc, mọc ở độ cao
Hoa Lan Hồ Điệp gồm các phần
sau:
- Cánh đài hoa bên ngoài có kích
thước như nhau và màu sắc giống nhau
- Ba cánh bên trong là ba cánh
hoa nằm xen kẽ với ba cánh đài bên
ngoài Có điều hai cánh bên có kích
thước lẫn hình dạng giống nhau và có
cùng màu sắc, cánh hoa thứ ba còn lại có
hình dạng và màu sắc nổi bật hơn, quyến
rũ hơn hai cánh bên nên được đặt tên
riêng là “cánh môi”
- Ở giữa hoa là phần trụ hoa, đây
là cơ quan sinh dục của hoa lan, gồm có
nhị đực và nhị cái (noãn) Sự thụ phấn
của hoa lan cũng giống như sự thụ phấn
của hoa nhiều giống cây trái khác, cũng
nhờ vào các loại côn trùng như ong, bướm
Từ ngày noãn được thụ phấn cho đến ngày trái chín, tùy theo từng loài,nhanh nhất là vài tháng, và chậm nhất là cả năm
Trong thiên nhiên các hạt lan sẽ nảy mầm vào mùa mưa, khi môi trườngxung quanh ẩm ướt, hạt lan nảy mầm nhờ một loại nấm ký sinh nhiễm vào trongcác hạt đó, đó là nấm Rhizoctonia Các loài nấm này có thể là:
Rhizoctonia mucoroides: giúp nảy mầm hạt lan Vanda, Phalaenopsis.Rhizoctonia repens: giúp nảy mầm hạt lan Cattleya, Laelia,Paphiopedilum
Rhizoctonia lanugiosa: giúp nảy mầm hạt lan Oncidium, Miltonia,Odontoglosuum
Ngày nay tất cả các công việc trên đều do con người đảm nhận để có thểthụ phấn được theo ý muốn Công việc này được thực hiện một cách đơn giản vànhanh chóng, chỉ cần dùng 1 que gỗ vót nhọn, cậy bỏ nắp cột nhụy, thì khối phấn
sẽ bám dính lấy đầu chiếc que; sau đấy chúng ta sẽ đưa toàn bộ khối phấn dínhvào que đó đặt trên đầu nhụy ở ngay phía dưới phần của hốc phấn
Hình 1.6 Cấu tạo hoa lan Hồ Điệp
Trang 91.2.2 Một vài đặc điểm của Lan Hồ Điệp
Lan Hồ Điệp gồm các loài có hoa lớn đẹp, cuống ngắn gom lại thànhnhững chùm lỏng lẻo : đơn hay phân nhánh Lá dài và cánh hoa phẳng, trải rộng,thường thì lá đài giống và gần bằng cánh hoa Môi liên tục, có góc trục kéo dài, vìmang một điểm nhú nhỏ ở gốc, phiến bên trải rộng hay hướng lên một ít, phiếngiữa trải ra nguyên vẹn hay có 2 phiến dài, hẹp và có dĩa, những bộ phận phụ códạng thay đổi : trụ bán nguyệt dày ở bên trên, thẳng hay hơi cong
Lan Hồ điệp có màu sắc phong phú, không thua kém bất cứ giống lan nàokhác từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím đến các loại hồ điệp có sọc nằm ngang hoặcthẳng đứng, hoặc có đốm to hay nhỏ v.v…
Những loài lan này luôn bám chặt vào những cái cây ở trong rừng sâuhoặc bám vào đá Chúng có những cái lá to, rộng mọng nước và cuống hoa uốncong mang nhiều hoa Thường một cây có 5 đến 10 lá và nhiều rễ màu trắng Một
số loài cuống hoa mang những hoa tròn to Những loài có cuống hoa ngắn và hoa
có màu sặc sỡ gồm màu trắng, hồng, vàng, hoặc cánh hoa có sự pha trộn các sọc,viền hay đốm Ngoài những loài này, một số lớn giống lai có khả năng thích nghitrong điều kiện nhân tạo hơn so với môi trường tự nhiên Một yếu tố quan trọngcủa lan hồ điệp là trong điều kiện nhân tạo thời gian hoa tàn là 3 tháng Một sốloài khác và giống lai thì thời gian hoa tàn có thể kéo dài hơn Một số giống có thể
ra hoa quanh năm Mùa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5
Lan hồ điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ Bạn có thể đặt nó vào chậuriêng hoặc bỏ chung vào một chậu Những cái chậu thông thường chứa đượcnhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm, nếu chúng được chăm sóc hợp
lý Các cây con có sẵn trong phòng thí nghiệm sẽ được đưa ra ngoài và kích thướccủa cây phụ thuộc vào độ lớn cuả lá, mà độ rộng của lá được đo từ đỉnh lá đếnđiểmđối diện Thông thường, một cây có chiều dài lá khoảng 20cm hoặc lớn hơnđược xác định khi cây có hoa đầu tiên nở, tuy nhiên một số loài chiều dài lá chỉ
Hình 1.7 Lan Hồ điệp
Trang 10đặc biệt hướng mặt trời chiếu vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn là lý tưởng Bạn
có thể cho đèn chiếu sáng nhân tạo Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên củacây và nên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày Trường hợp ở trong nhà kính,bạn nên che bằng tấm vải nhất là trong mùa hè
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-290C và nhiệt độ ban đêm là13-180C Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 160C liên tục trong 3 tuầnkhi cụm hoa bắt đầu xuất hiện Thông thường sự thay đổi bất thường về nhiệt độ
và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ
Ẩm độ và nước tưới
Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm Nếu độ ẩm thấp hơn bạn có thể dùng mànche, nhưng thỉnh thoảng việc làm này có thể gây ra nấm bệnh Một biện pháp đềphòng khác là giữ cây ở trong một cái bát có chứa sỏi hay đá cuội và nước Bạnphải đảm bảo cây phải ở trên sỏi, đá cuội và không chạm vào nước Việc tướinước cho những cây này là quan trọng và nên thực hiện một cách cẩn thận Vàomùa hè, bạn có thể tưới nước cho cây khoảng 2-3 ngày một lần, ngược lại vàomùa đông, khoảng 10 ngày tưới một lần Thời gian tốt nhất để tưới nước là buổitrưa, vì lá sẽ khô cho tới tối Nước dính lại có thể dẫn đến sự thối lá Vì thế, cáchtốt nhất là tưới nước cho cây phù hợp với từng mùa, đồng thời cũng xem xét nhucầu nước và giá thể sử dụng (giá thể thường được sử dụng là vỏ cây, đá trân châu,
vỏ cây dương xỉ, than củi)
Phân bón và thuốc trừ sâu
Phân bón nên được sử dụng thường xuyên hơn vào mùa hè, khi cây đangtrong giai đoạn tăng trưởng Trong mùa đông, cây sẽ sử dụng ít hơn Luôn tướinước cho cây đầy đủ trước khi bón phân Loại phân bón với công thức ổn địnhnhư là NPK 14-14-14 là tốt nhất cho cây Cây đang ra hoa sử dụng công thức cóhàm lượng photpho cao hơn (10-30-20) Suốt những tháng mùa đông bạn có thểgiảm lượng phân bón xuống và bón cho cây một lần trong một tháng
Rất có lợi khi lặp lại việc bón phân cho cây trong suốt thời gian cây nở hoa.Lan hồ điệp đôi lúc cũng thu hút sâu hại giống như sâu đục nụ, nhện, rệp, ốc sên.Khi những con sâu hại bám vào lá sẽ được loại bỏ bằng nước xà phòng sau đó rửasạch lại bằng một miếng vải mềm Thậm chí bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâuthương mại
Kích thích ra hoa
Hoa lan hồ điệp tàn sau khi nở 3 tháng Sau khi hoa tàn, bạn có thể điềukhiển cho cây ra hoa lại bằng cách cắt bỏ toàn bộ cuống hoa Thỉnh thoảng việclàm này cũng có thể cho một cụm hoa mới, mà nó có thể xuất hiện trong vòng 9tháng Phương pháp này rất tốt nếu cuống hoa già và có màu nâu Nhưng, nếucuống hoa còn màu xanh, bạn có thể cắt một đốt trên cuống hoa Đoạn cành cắt bỏdài khoảng 10-12cm Điều này có thể giúp hình thành một cành mới trong vòng 2-
3 tuần
Trang 11Thay chậu
Lan hồ điệp có thời gian sống rất dài Điều đó có nghĩa là các bạn sẽ phảibiết khi nào và làm như thế nào để thay chậu cho cây Có hai lý do mà cây cầnđược thay chậu, hoặc là cây không sinh trưởng được trong chậu đang trồng hoặcgiá thể bị phân hủy và không đủ không khí để duy trì cho rễ phát triển tốt
Việc thay chậu có thể thực hiện một lần trong một năm hoặc hai năm Mùathích hợp nhất để thay chậu là mùa xuân
Rễ cây phát triển lan ra sẽ phủ lên chậu và giá thể ở trong chậu làm bịt kíncác khe hở giữa các rễ, không có khoảng trống giữa giá thể và rễ cây Điểm bắtđầu của thân cây nên được giữ một đoạn ngắn ở dưới giá thể Sau khi thay chậunên giữ cây trong bóng mát và tưới nước sau 3 ngày
Trồng lan không khó hay cầu kỳ Bạn có thể tự hào sở hữu những cây lannhập nội với những bông hoa đầy màu sắc Hãy tự tin, chọn lan hồ điệp để làmcho cuộc sống của bạn tràn đầy màu sắc và hương thơm
1.2.3 Nhu cầu và giá trị kinh tế của Lan Hồ Điệp
Lan Hồ Điệp là loại hoa vương giả, với vẻ đẹp vương giả, quý phái nênkhắp nơi trên thế giới ngày càng có nhiều người thích chơi hoa Lan Chính vì vậy,hoa Lan là sản phẩm trồng trọt luôn có giá trị kinh tế cao Bắt kịp thị hiếu này,ngày nay đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa Lan với nhiều chủng loại, giá
cả khác nhau Thị trường hoa lan hiện nay rộng, nhu cầu của người tiêu dùng rấtcao nhưng có một thực tế là ta vẫn phải nhập hoa thành phẩm từ Thái Lan, ĐàiLoan… Giống hoa đa số cũng nhập từ nước ngoài hoặc một hình thức tạo giốngphổ biến là cấy mô từ giống của người ta vì trong nước cung cấp không đủ giốngcung ứng
Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, diệntích trồng lan ở TP.HCM hiện khoảng trên 50ha, tăng gấp 2 lần so với cách đây 2năm Đô thị hóa nông thôn, diện tích đất sản xuất ngày mỗi thu hẹp khiến ngànhtrồng hoa lan càng lộ rõ ưu thế của nó: chỉ cần diện tích nhỏ nhưng thu được lợinhuận cao Trên một ha đất trồng hoa lan cắt cành, có thể thu về trên một tỉ đồngmỗi năm
Cuối năm 2005, Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng Phú Yên đã cungcấp 20.000 cây lan con được sản xuất từ công nghệ nuôi cấy mô cho một đối tác ở
TP Hồ Chí Minh xuất khẩu đi Đài Loan và Canada Năm 2006 có thể cung cấp300.000 - 500.000 cây lan cấy mô theo yêu cầu của khách hàng
Khác với nhiều loại cây trồng khác, đối với nghề trồng lan cắt cành, giốngmới luôn là yêu cầu đặt ra hàng đầu, bởi thị trường khá nhạy cảm với mặt hàngnày Mỗi tháng, riêng về giống cây lan, TP.HCM nhập khoảng 40.000 cây langiống, giá trung bình 45-50.000/ cây Tính sơ sơ, tiền mua giống cho lan cắt cành,mỗi tháng, TP.HCM phải chi gần 2 tỉ đồng
TP.HCM là một thị trường tiêu thụ hoa lan các loại cực kỳ lớn, mỗi năm
Trang 12nguồn từ Đà Lạt chở về và 50% còn lại phải nhập từ các nước Thái Lan, ĐàiLoan
Chị Hồng, chủ cửa hàng hoa tại chợ Bến Thành cho biết, khách hàng kháchuộng lan cắt cành của Thái và Đài Loan bởi tính đa dạng của nó Trung bìnhmỗi tuần, thị trường TP.HCM nhập hơn 20.000 cành lan Thái và 15.000 cành từĐài Loan Giá nhập tùy loại, giao động từ 4.000-6.000 đồng Như vậy, chỉ tínhriêng nguồn lan cắt cành từ hai nước này, mỗi năm, thành phố phải nhập gần 9 tỉđồng
Trong giới trồng hoa lan cắt cành, trước hết phải nói đến anh Trần VănBạch ( Q.Tân Bình, Tp HCM), được mệnh danh là tỉ phú trồng lan cắt cành Năm
1996, anh Bạch đầu tư 2.000 cây lan giống Vụ đầu, mỗi tuần cắt hai lần, thu lợikhoảng 5 triệu đồng/ tháng Đến nay, với trên 1ha lan cắt cành có trên 50.000 cây,lợi nhuận anh thu về mỗi năm gần tỉ đồng
Tại vườn lan của anh Thanh, mỗi cây lan có giá trung bình từ 100.000 đến200.000 đồng, có cây thuộc loại “hàng độc” giá lên tới 4 – 5 triệu đồng
Từ khi trồng tới lúc thu là khoảng 40 ngày; dùng kéo sắc cắt cành, đónggói, giao cho các chợ đầu mối Giá bán từ 4.000 - 14.000 đ/cành; cây giống25.000 - 45.000 đ/cây (tách từ cây mẹ) Qua việc trồng lan - cắt cành, mỗi năm giađình chị Gấm thu nhập trên dưới 500 triệu đồng, từ việc bán hoa và lan giống
1.3 Các mô hình vườn ươm Lan Hồ Điệp
Hình 1.8 Nhà kính
Trang 13+ Hệ thống tưới phun, xịt những giọt nước đồng dạng và được lắp đặt ởcuối điểm nhà kính, có máng xối thoát nước, cửa trời đường kính 1,3m- chínhgiữa mỗi nhịp tại điểm cao nhất của kết cấu nhà kính.
+ Vị trí nhà kính nên chọn nơi quang đãng, có ánh sang, có hệ thống thoátnước, những nhà kính sử dụng lâu dài phải có nguồn nước ngàm thấp và đảm bảo
độ sạch sẽ làm bằng gạch sẽ bền hơn Các thiết bị như thiết bị phun tưới, thiết bịtăng nhiệt, thiết bị giữ ẩm, thiết bị che bong, các giá hoa và giàn treo
Tuỳ từng vùng, từng địa phương hoặc tuỳ chức năng mà nhà kính có thểđược phân loại như sau:
Nhà kính có những ưu điểm nổi bật như:
+ Điều tiết nhiệt độ, ánh sang,độ ẩm, tạo ra một khu vực có khí hậu nhântạo phù hợp với loại cây đang trồng trong nhà kính hiện tại Hạn chế rửa trôi đất
+ Phòng chống sâu bệnh, ngăn chặn vi sinh vật có hại xâm nhập để câytrồng phát triễn và tăng năng suất chất lượng
+ Quay vòng sử dụng nhanh, cho phép tối ưu sử dụng phân bón và phânphối số lượng trong suốt mùa vụ gieo trồng
+ Kiểm tra thông số sản xuất bao gồm khí hậu, phân bón, kiểm tra sinh họcbệnh cây và côn trùng
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội nhà kính có một vài nhược điểm:
+ Các thiết bị tự động hầu hết nhập từ nước ngoài về, trong nước không tựsản xuất được Đòi hỏi vốn đầu tư và xây dựng cao Chi phí bảo hành các thiết bịtương đối lớn
+ Yêu cầu người vận hành các thiết bị phải có chuyên môn cao, biết sửdụng các thiết bị một cách thành thạo các máy móc lắp đặt trong nhà kính
1.3.2 Nhà lưới
Trước đây nhà lưới được xây dựng khá đơn giản với những khung bằng gỗchống, bao quanh lưới thép và trên phủ lưới nhựa nhưng hiện nay những ngườinông dân đã sử dụng cột bê tông, xà sắt và đầu tư một cách chắc chắn Chiều caocủa nhà lưới tối thiểu là 2m Lưới để lợp mái có ô 2 x 2 mm, lưới treo xung quanh
có ô 1 x 1 mm Nhà lưới có thể lắp đặt các hệ thống phun tưới, làm mát nhưng cònthủ công hơn so với nhà kính
Hiện nay có các kiểu nhà lưới phổ biến trong sản xuất như:
Trang 14Hình1.9 Nhà lưới kín (trái) và nhà lưới hở (phải)
Loại nhà lưới kín
+ Phủ hoàn toàn bằng lưới cả trên mái cũng như xung quanh, cả cửa ra vàocũng được phủ bằng lưới kín
+ Mái bằng và mái nghiêng 2 bên
+ Khung nhà làm bằng cột bê tông hoặc khung sắt hàn hoặc bắt ốc vít.+ Chiều cao h=2-3 m, diện tích S=500-1000m2
+ Lưới che bằng vải mùng màu trắng hoặc xanh lá cây
Loại nhà lưới hở
+ Được che chủ yếu trên mái và 1 phần bao xung quanh
+ Kiểu mái bằng và mái nghiêng 2 bên
+ Khung nhà: cột bê tông hoặc khung sắt hàn hoặc bắt vít
+ Chiều cao của nhà lưới loại này là h=2-2,5m với diện tích S=500-1000m2
+ Mái lợp bằng lưới hoặc nylon màng nẹp bằng dây điện , mái trên máidưới cách nhau một khe hở 25-30 cm ( có tác dụng đối lưu)
Mặc dù nhà lưới có vốn đầu tư ít, dễ làm trong quy mô từng hộ gia đìnhnhưng nó cũng có những nhược điểm cơ bản về vật liệu như độ bền không cao,thời gian sử dụng ngắn, thời gian sử dụng tốt nhất là khoảng 6-8 tháng sau đó lưới
bị rách và hư hỏng Những vấn đề mà nhà lưới cũng chưa thể giải quyết được như:
+ Quy trình kỹ thuật canh tác cây trồng trong nhà lưới chưa được nghiêncứu một cách khoa học mà chủ yếu áp dụng từ quy trình canh tác ngoài đồngruộng Vấn đề sâu bệnh phát sinh trong nhà lưới do canh tác liên tục
+ Chưa giải quyết được bài toán ảnh hưởng của gió, nhiệt độ cao trong nhàlưới Chưa đảm bảo độ kín gió do đó dễ dàng bị các loại sâu hại có kích thước nhỏxâm nhập
+ Quy mô, diện tích nhà lưới chưa được xác định bao nhiêu là tối ưu phùhợp số lượng xác định, khả năng cơ giới hoá, hiệu quả kinh tế
1.3.3 Mô hình vườn ươm kết hợp
Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam hiện nay có những mô hình kết hợpgiữa nhà lưới và nhà kính tạo ra một quy mô vườn ươm khá hoàn chỉnh, vừa tiếtkiệm chi phí mà vẫn thu được năng suất và chất lượng cao Để áp dụng cho mô
Trang 15hình sản xuất thu hiệu quả kinh tế cao thì vườn ươm chia làm các khu nhà nhỏ nhưkhu huấn luyện cây mô, khu chăm sóc cây con, khu chăm sóc cây trưởng thành,khu chuẩn bị đất, phân bón, giá thể và để các nguyên vật liệu khác…Các khu nhànhỏ này có chức năng riêng biệt ứng với tên gọi Chúng được phân cách bằng cácluống đất hoặc các tấm lưới che bằng tre hoặc lưới sắt có mắt nhỏ Các lối đithông nhau trong các nhà nhỏ này khoảng 1-1,5m Bên cạnh đó, các giàn tướiphun, các hệ thống giữ ẩm, hệ thống làm mát, hệ thống điều chỉnh ánh sáng cónhững điểm khác nhau nhằm phục vụ mục đích riêng của từng khu nhà.
Trang 16PHẦN II QUY TRÌNH SẢN XUẤT LAN
2.1 Quy trìnhcông nghệ sản xuất lan Hồ Điệp
Hình 2.1 Sơ đồ quy trìnhcông nghệ sản xuất lan Hồ Điệp
Lấy mẫu (phát hoa)
Xử lý mẫu
Cấy vào môi trường nuôi cấy tạo cụm chồiCấy chuyềnTái sinh cây hoàn chỉnh
Pha chế môi trường MS
có bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng
Pha chế môi trường
Knudson C
5 tháng
Xuất bán cây lấy hoa(300.000 cây/năm)
Tạo cây hoàn chỉnh
Tạo cây lấy hoa
Trang 172.2 Thuyết minh quy trình sản xuất lan
2.2.1 Lấy mẫu
Hồ điệp là một loại lan rất khó nhân giống, thường cho hệ số nhân giốngrất thấp, để đáp ứng nhu cầu vào mẫu với số lượng lớn Hơn nữa, chúng ta khôngthể dùng đỉnh sinh trưởng cho quá trình này được do phương pháp này thực hiệnkhó một cách thành công, đỉnh sinh trưởng quá bé nhỏ nên không thể tái sinh hoặcchết đi qua bước khử trùng Chính vì thế ta dùng phát hoa làm vật liệu nuôi cấy,phát hoa Hồ điệp có chứa các mắt ngủ ở phần gốc, có bề mặt nhẵn bóng dễ khửtrùng tỷ lệ thành công cao mà vẫn tạo được dòng cây về mặt di truyền
Chọn phát hoa: Phát hoa lan Hồ điệp được thu khi hoa đã nở hết trên cành.Chọn những phát to khoẻ, cắt những đốt chứa mắt ngủ dài 4cm, tách bỏ vỏ baoquanh mắt ngủ Tình trạng mắt ngủ phải còn trắng xanh hay hơi đỏ của màu pháthoa, loại bỏ những mắt ngủ bị hoá đen và bị trầy sướt
Tiến hành rửa lại mẫu bằng nước cất vô trùng (3-5 lần)
Loại bỏ các phần bị hỏng, cấy mẫu lên môi trường MS có bổ sung BA3mg/l
Điều kiện nuôi cấy: mẫu nuôi cấy được đặt trong điều kiện 250C, chiếu sáng 12h và độ ẩm là 80%
Sau 10 tuần nuôi cấy, các chồi sinh dưỡng hình thành từ mắt ngủ phát hoa
và mang các lá non đủ rộng để làm nguyên liệu khởi tạo protocorm từ mô lá
Trang 182.2.3 Tạo cụm chồi
Các mẫu lá thu được từ các chồi sinh dưỡng được cắt theo kích thước
5x5 mm Các mẫu lá được đặt nuôi trên môi trường MS có bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng thực vật NAA 1mg/l, BA 10 mg/l, Adenin 10mg/l
Để thuận tiện cho việc pha các môi trường nuôi cấy người ta thường chuẩn bịtrước dưới dạng đậm đặc (dung dịch mẹ), sau đó chỉ cần pha loãng khi sử dụng Cácdung dịch đậm đặc được bảo quản dài ngày trong tủ lạnh thường hoặc tủ lạnh sâu.Các dung dịch mẹ sau khi pha chế, sử dụng tối đa trong 3 tháng, và tốt nhất là sửdụng trong tháng
Chuẩn bị môi trường Murashige - Skoog (MS, 1962)
Chia môi trường MS ra làm 5 phần, pha riêng từng phần
Hình 2.2 Tái sinh chồi từ phát hoa
Trang 19Bảng 2.1 Thành phần 1 lít môi trường MS
Dung dịch mẹ Nồng độ
(mg/L)
Dung tích dùng cho 1 L môi trường
cho vào cốc thủy tinh thứ nhất
Bổ sung các chất điều khiển sinh trưởng cần thiết ở các nồng độ khác nhau
Thêm 20 g saccharose vào và khuấy tan.
Lấy 8 g agar cho vào 1 cốc thủy tinh khác , bổ sung 300 ml nước cất và đun
Trang 20Đổ môi trường đã chuẩn bị vào các bình nuôi cấy, thể tích 40 ml/l bình.Cần chia xong môi trường thật nhanh trước khi dung dịch nguội xuống dưới 50oC.
Dùng nút bông không thấm nước đậy kín lại rồi đem hấp khử trùng ở nhiệt
2.2.4 Cấy chuyền
Trung bình cứ một cụm chồi ban đầu sau 2 tháng sẽ cho 6 cụm chồi mới.Các cụm chồi này có thể chia ra và tiếp tục nhân lên Thực hiện thao tác cấychuyền như sau:
- Dùng que cấy lấy hết cụm chồi trong bình nuôi ra đĩa petri sạch vô trùng,dùng dao cấy phân cắt cụm chồi thành các cụm nhỏ, trung bình cứ 1 cụm chồi tachia được 6 phần nhỏ
+ Lấy 1 phần nhỏ đem đi nuôi cấy trong bình có chứa môi trường MS
bổ sung để sau có thể nhân tiếp
Hình 2.3 Thể protocom
Trang 21+ 5 phần còn lại ta nuôi trong bình nuôi cấy có chứa môi trường
Knudson C để tái sinh cây Như vâỵ, hệ số nhân chôì ở đây là 5 Cứ 1 phần nhỏ sẽ
cấy trong một bình môi trường tái sinh cây
Các bình sau khi nuôi cấy, đem nuôi trong giàn nuôi cấy với điều kiện nhiệt
độ 22-27 0C, cường độ chiếu sáng là 2000 - 4000 lux
2.2.5 Tái sinh thành cây hoàn chỉnh
Sau khi nhân nhanh ta tiến hành tái sinh thành cây hoàn chỉnh có đầy đủ
các bộ phận dinh dưỡng bằng cách cấy chuyền vào môi trường Knudson C để tái
sinh cây Quá trình tái sinh cây phụ thuộc rất lớn vào thành phần môi trường,
thông thường chúng ta có thể dùng môi trường Knudson C bình thường nhưng để
quá trình này nhanh hơn thì thường bổ sung thêm BA (1mg/l) vào môi trường này
Bảng 2.2 Thành phần 1 lít môi trường Knudson C
Lan có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh trong điều kiện invitro khá lâu
ở nhiệt độ 22- 270C, cường độ chiếu sáng 2000 - 4000 lux, quang kỳ là 14 giờ,thời gian khoảng 4-6 tháng
2.2.6 Tạo cây con hoàn chỉnh
Sau khoảng 6 tháng cây lan nuôi cấy mô sẽ đạt kích thước khoảng 8-10 cm
có đầy đủ các bộ phận dinh dưỡng thì có thể được xuất ra thị trường tiêu thụ ởnhững nơi có yêu cầu Vì cây nuôi cấy mô nằm trong bình nên rất dễ vận chuyển
Trang 22Trước khi đưa cây lan ra nhà kính nuôi lan chúng ta cần huấn luyện nhằmmục đích để cây lan quen dần với nhiệt độ bên ngoài vườn ươm bằng cách:chuyển các bình chứa lan ra nhiệt độ bình thường bên ngoài, tránh nắng trực tiếpchiếu rọi vào các bình nuôi cây lan, thời gian để ở ngoài có thể từ 1 đến 2 tuần.
Chai hoặc hộp nuôi cấy mô lấy ra từ phòng thí nghiệm được đặt vào kệ vườnươm cho thích nghi dần điều kiện vườn ươm
- Lấy lan con ra khỏi chai hoặc hộp mô bằng cách cho nước sạch vào chaihoặc hộp lắc nhẹ để tách lớp thạch và cây ra Sau đó dốc ngược vào thau nước sạchcho thạch và cây tuột ra khỏi chai/hộp
- Rửa sạch môi trường bám trên lan con bằng cách rửa nhiều lần nước sạchtrong thau nhựa Tránh làm tổn hại đến lá, rễ… và loại bỏ các lá bị hư thối Khôngnên để cây con quá lâu trong môi trường nước vì lá, rễ có bị thương thì dễ bị úng, thốichết
- Ngâm lan con vào thau nhựa chứa nước pha thuốc nấm nồng độ1‰ trongvòng 2 phút, sau đó vớt ra cho vào rổ nhựa, sắp xếp các cây theo thứ tự lớn nhỏ đểcho ráo nước
2.2.8 Chuẩn bị chậu và giá thể
Chuẩn bị chậu
Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, có lỗ xung quanh đều khắp, kích cỡtuỳ loại và độ tuổi Chọn chậu không sâu, nhỏ, màu trắng hoặc trong suốt thì thuậnlợi cho bộ rễ phát triển
Thường chọn chậu có nhiều lỗ thoáng để dễ thoát nước và lưu thôngkhí Tuỳ theo giai đoạn và tuổi cây mà thay dần các chậu lớn hơn cho phù hợp.Các châụ lan cần chọn cùng kích cỡ, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từngkhu vực để dễ chăm sóc
Chuẩn bị giá thể
Sử dụng than gỗ, xơ dừa, mụn dừa, vỏ dừa, rêu nước, than gỗ, gạch non, đábọt bazan, dớn cọng, dớn mềm, rêu Chi Lê, một số loại đá khoáng tự nhiên làm giáthể để trồng lan
- Than gỗ cần chặt khúc, kích thước 1 × 2 × 3 cm, than phải ngâm, rửa
Trang 23sạch, phơi khô
- Cám dừa được sàng sạch, loại bỏ tạp chất, ngâm trong nước vôi 5% trong
3 ngày, vớt ra rồi ngâm rửa sạch nước vôi, phơi khô và bảo quản nơi khô ráo
- Xơ dừa xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin rồi đem phơi khô.Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô Vỏ dừa chặt khúc 1 × 2 × 3 cm xử lý bằngnước vôi 5%
Tỷ lệ phối trộn giá thể cho lan Hồ điệp
Lan từ 0 - 6 tháng tuổi: dùng giá thể là 100% cám dừa hay dớn trắng Cácgiá thể trước khi trồng phải được ngâm và xả nước nhiều lần và phải xử lý thuốcnấm để phòng bệnh
- Tiến hành trồng cây ra vỉ nhựa, bên dưới mỗi đáy ly ta lót một miếng xốp
để giúp hút nước và thoát nước Cách trồng: quấn quanh lớp rễ bằng miếng xơ dưahoặc là dớn trắng Sau đó cho vào vỉ hoặc chậu
- Cho vỉ trồng ra nơi thuần dưỡng Dùng bình xịt tưới nước 2-4 lần/ngàytuỳ theo mùa nắng hay mùa mưa Chú ý chỉ tưới nước ướt lá
Hình2.4 Vỉ trồng lan
Lan từ 6 tháng tuổi trở lên: 60% than củi +20% vỏ dừa chặt khúc +20% rêunước (nếu là rêu Chi Lê thì càng tốt)
Trang 24Hình2.5 Vỏ dừa chặt khúc
2.2.9 Kỹ thuật chuyển chậu
Sau khi đưa từ bình thủy tinh ra trồng trong khay nhựa, khoảng 3-4 tháng
có thể chuyển chậu 1 lần Đối với Lan Hồ điệp, thời gian từ khi trồng cây cấy môđến lúc ra hoa là khoảng hơn 1 năm
Từ cây con, sau khoảng 3- 4 tháng trồng, chúng ta sẽ chuyển chậu và câycon sẽ phát triển thành cây trung Cứ thế sau khoảng 3- 4 tháng trồng, chúng tatiếp tục chuyển chậu, cây trung sẽ phát triển thành cây đại rồi thành cây vòi mang
nụ hoa và bắt đầu trổ bông Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng, nhu cầu nước tưới,ánh sáng, độ ẩm… cần được cung cấp và điều chỉnh hợp lí theo từng giai đoạn
+ Kỹ thuật chuyển chậu lần thứ nhất
Sau khi trồng được từ 4 - 6 tháng, lan được chuyển sang chậu có đườngkính 8,3cm Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồitrồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ Dưới đáy chậu nênlót 1 - 2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng
Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 phải phun dung dịch diệtkhuẩn Trong từ 3 - 5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm chocây cũng như môi trường xung quanh
+ Kỹ thuật chuyển chậu lần thứ hai
Lúc này cây được từ 16 - 20 tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt
12 cm Cách thay chậu lần này tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéosắc cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại
Trang 25Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau: ánh sáng mùa hè giảm
từ 60-70%, mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ từ 20 – 280C, độ ẩm từ 70 - 85%
Sau khi chuyển chậu lần thứ 2: từ 5-6 tháng cây có từ 4 lá và bắt đầu phânhoá mầm hoa Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18 – 250C hoặcnhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8 – 10 0C Lan Hồ điệp có hoa liên tục do đó xử
lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn.Nếu nhiệt độ trên 25 0C thì không thể phân hoá hoa và dưới 15 0C thì không ra nụ,
ra hoa
2.2.10 Chăm sóc lan
Yêu cầu về ánh sáng và nhiệt độ
Lan hồ điệp cần ánh sáng để phát triển tốt Lan hồ điệp ưa thích một vị trígần nơi có ánh sáng nhưng ánh sáng mặt trời trực tiếp thì không nên, đặc biệthướng mặt trời chiếu vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn là lý tưởng Ta có thểcho đèn chiếu sáng nhân tạo Các đèn chiếu sáng nên đặt ở phía trên của cây vànên chiếu ít nhất 12 đến 16 giờ hàng ngày Trường hợp ở trong nhà kính, ta nênche bằng tấm vải, nhất là trong mùa hè
Loài lan này cần nhiệt độ ban ngày là 18-290C và nhiệt độ ban đêm là13-180C Trong suốt mùa thu, nhiệt độ nên duy trì dưới 160C liên tục trong 3 tuầnkhi cụm hoa bắt đầu xuất hiện Thông thường sự thay đổi bất thường về nhiệt độ
và độ ẩm có thể là nguyên nhân làm rụng nụ
Ẩm độ và nước tưới
Lan hồ điệp cần 50-80% độ ẩm Nếu độ ẩm thấp hơn bạn có thể dùng mànche, nhưng thỉnh thoảng việc làm này có thể gây ra nấm bệnh
Mùa hè tưới nước 7 ngày/lần; mùa đông tưới nước 10 ngày một lần
Nước tưới cho lan phải là nước sạch, nếu nước giếng khoan phải qua hệthống lọc Lan Hồ điệp có đặc điểm chịu ẩm, nhưng không chịu nước do đó chúng
ta chỉ nên tưới nước cho lan ở gốc Nếu nước nhiễu từng giọt trên lá, lá sẽ dễ bị