1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận ĐỀ TÀI CÂY KIWI

50 2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát quá trình tạo mô sẹo và ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng, pH môi trường, nồng độ đường và thể tích môi trường đến việc nuôi cấy tế bào

Trang 2

I Tổng quan:

I.1 Mục đích đề tài:

Tìm hiểu về cây Kiwi - một loại cây trồng còn khá mới mẻ ở Việt Nam

Từ đó có một cái nhìn khái quát hơn về lịch sử, nguồn gốc cây Kiwi Qua đề tài: “Cây Kiwi” này, cũng giúp nắm rõ các phương pháp nhân giống cây trồng cũng như kỹ thuật trồng Kiwi trên thế giới, từ đó rút ra được những lưu ý cũng như học tập các kinh nghiệm để ứng dụng vào thực tế trồng trọt tại Việt Nam Đồng thừi cũng cung cấp những thông tin quan trọng về các giá trị to lớn mà cây Kiwi mang lại không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà đặc biệt quan trọng hơn

là ở giá trị dinh dưỡng trong y học và thực phẩm

I.2 Phân bố địa lí:

Hai phần ba tổng sản lượng thế giới của quả Kiwi vào thị trường toàn cầu

và tương đối chiếm vài đối thủ chính cho phần lớn nền thương mại quốc tế trong quả Kiwi OECD các nước thành viên chiếm gần 85 phần trăm của nhập khẩu thế giới của Kiwi năm 2004 (Belrose Inc 2006) và xuất khẩu trên thế giới hiện đang bị chi phối bởi Ý (35 phần trăm), New Zealand (32 phần trăm) và

Chile (15 phần trăm) (HortResearch 2005)

Mười quốc gia sản xuất quả Kiwi Top 2003 – 2005

Trang 3

Ở New Zealand, Kiwi được trồng ở nhiều huyện trên đảo phía bắc và trong khu vực Nelson trên đảo Nam Các vùng trồng nhiều Kiwi ở New Zealand:

Bên cạnh đó Kiwi được trồng tại California từ năm 1935 và hiện được trồng khá rộng rải tại Tây ban Nha, Y, Hy lạp, Ấn Độ, Việt Nam,… Và dĩ nhiên

là Trung Hoa Tân tây lan hiện cung cấp 68% sản lượng thế giới, khoản 300 ngàn tấn mỗi năm(1990) phần còn lại là Hoa Kỳ 12%, Nhật 6%, Pháp 6% Trong khi đó thị trường tiêu thụ cao nhất là Đức 24%, Nhật 25%, Tây Âu 16%,

và Mỹ 12%

I.1 Giới thiệu cây trồng:

Dương đào có nguồn gốc từ Trung Hoa, sống hoang dại tại vùng thung lũng sông Dương tử và là một loại cây leo mọc theo giàn, do đó mới có tên đằng lê (đằng là giây leo rậm-rạp quấn quít) Lá rất đẹp có thể lớn khoản 10cm màu xanh đậm ở mặt trên, màu nhung hoặc trắng nhạt ở mặt dưới với nhiều lông tơ Cây thường trổ hoa vào tháng 5, hoa màu vàng mọc ở kẻ lá khoảng 2.5

- 4cm Quả lớn cỡ trứng gà, vỏ màu nâu đầy lông tơ, phần thịt màu xanh có vị ngon, ngọt Quả thường được hái khi còn xanh chưa chín, cứng và chát Quả được giữ ở nhiệt độ bình thường để chờ trước khi đưa ra thị trường

Trang 4

Cây Dương đào được du nhập vào Tân-tây-lan vào năm 1904 do một du khách đi thăm vùng Dương Tử, nhận thấy người Trung Hoa thích ăn một loại trái đào xanh gọi là Mi hầu đào hay đào của khỉ Du khách này đã đem hạt trái Kiwi về cho ông Alexander Allison, một chủ nhà vườn tại vùng Bắc đảo Tân-tây-lan Sau suốt 30 năm tìm đủ cách để lai tạo và đã đạt được kết quả rất tốt đẹp.

Mãi đến năm 1952 do một sự tình cờ mà quả Kiwi nhập được vào thị trường Anh Quốc : trong một chuyến chở chanh xuất cảng sang Anh, viên chủ tàu có chở thêm 10 thùng Kiwi Nhưng vì gặp phải cuộc đình công kéo dài hơn

1 tháng nên chanh bị hư hại, trong khi đó Kiwi còn nguyên và người tiêu thụ thấy trái này ngon ngọt không kém gì sự pha trộn của chuối, dâu và dứa

I.2 Thành phần hóa học của trái cây Kiwi:

Trang 5

1 Acid và đường:

Acid và đường trong kiwi được nghiên cứu bởi Heatherbell (1975) Sau quá trình tinh sạch bằng cách kết tủa muối chì và trao đổi ion, những loại đường và acid được xác định nồng độ bằng sắc ký khí lỏng với dẫn xuất là trimetylsilyl Kết quả của Heatherbell thì thấp hơn những báo cáo khác bởi vì

có sự khác nhau về độ chín và phương pháp phân tích Matsumoto et al.(1983)

đã báo cáo sự thay đổi của các loại đường trong suốt quá trình chin của trái Kiwi

Những loại đường chủ đạo trong Kiwi là Fructose, glucose và sucrose Acid citric, quinic, và malic là những acid chính có trong Kiwi Acid phosphoric, ascorbic, gluconic và galacturonic, oxalic, succinic, furmaric, oxaloacetic, và P-coumaric cũng xuất hiện với một lượng nhỏ Heatherbell cũng đã nói rằng có 69 mg acid ascorbic / 100g Kiwi được xác định bằng phương pháp sắc ký khí lỏng tương đương với 130 mg/ 100g bằng phương pháp chuẩn độ bằng 2,6 diclorophenolindophenol Những mùa khác nhau sẽ thay đổi hàm lượng của ascorbic và dehydroascorbic acid trong trái Kiwi

Bảng 4.2: phương pháp phân tích hàm lượng đường bằng HPLC trong trái kiwi chín

Trang 6

2 Cholorophyll và Pectin:

Robertson và Swinburne (1981) đã nghiên cứu sự thay đổi cholophyll và pectin trong bảo quản và đóng hộp Kiwi được thu hoạch và bảo quản ở 00C Sau 92 ngày được bảo quản, trái cây sẽ được làm chin đến 130Brix bằng cách giữ ở 250C và được đóng hộp dưới dạng những lát nhỏ trong dung dịch syrup đường Có một sự thay đổi về lượng của chlorophyll và tác nhân pectin sau bảo quản và đóng hộp những nồng độ của chlorophyll tổng vẫn còn hầu như không đổi trong suốt quá trình bảo quản và làm chin Matsumoto (1993) cũng không nhận thấy sự thay đổi đặc biệt của chlorophyll trong suốt quá trình chin sau thu hoạch của trái kiwi Trong suốt quá trình đóng hộp khoảng 90% chlorophyll bị giảm từ phản ứng đầu tiên Tổng hàm lượng pectin tăng lên vượt qua 100% trong suốt quá trình bảo quản lạnh, nhưng lại giảm một cách đáng kể trong quá trình đóng hộp

3 Enzyme protease:

Một loại enzyme thủy phân protein ( actinidin) có trong trái kiwi được cho rằng là chứa đựng nhóm sulfhydryl cần thiết đến cho enzyme hoạt động (MeDowall,1970) Khối lượng phân tử enzyme là 12800 ± 700 được ước tính bởi sắc ký lọc gel trên cột Sephadex G-50 Carne và Moore (1978) nghiên cứu chuỗi amino acid của những peptide có chứa trypsin trong enzyme Họ đã báo cáo rằng có 12 peptide thuộc về trypsin cái mà với một chuỗi polypeptide với

220 acid amin với khối lượng phân tử khoảng 23500 Một cách bất bình thường, khối lượng phân tử cho thấy những loại protease khác nhau được tìm thấy bởi Voordouw et al.(1974) bằng sắc ký lọc gel Cái lý do cho khối lượng phân tử thấp vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, họ đề nghị rằng sự thận trọng khi dùng phương pháp sắc ký lọc gel riêng cho những tính chất của protease với khía cạnh xác định khối lượng phân tử của họ MeDowall (1970) đã thông báo rằng enzyme thủy phân protein tương tự như papain trong phản ứng với benzoyl- arginince ethyl ester

I.3 Đặc tính và phân loại thực vật:

Lá : Thuộc nhóm lá rụng, xanh lá cây.Lá lớn và rộng (12 – 20cm), mọc xen,

bầu dục hình trái tim, bìa lá có răng và gân lá lộ rõ Những lá non được bao phủ bởi một lớp lông đỏ, những lá giàu màu xanh đậm, lá lông ở mặt trên, mặt dưới trắng lông dày đặc

Trang 7

 Hoa: Hoa nhỏ ( 2,5 đến 5 cm đường kính), trước hết màu trắng, kể màu vàng Vành hoa 5 hay 6 hoa và hợp thành nhóm 3 trên thân ở nách lá Hoa thơm và không mật hoa Hoa trổ vào khoảng tháng 6

 Hoa đực: cánh hoa màu trắng kem, nhụy hoa vàng nhỏ hơn, tụ thành nhóm cyme 3 trên thân ở nách lá

 Hoa cái: 3 – 4 cm, mọc đơn độc ở nách lá, nhụy hoa ngắn, phấn hoa

vô tính không thụ

 Thụ phấn: thông thường những hoa phát tán phấn hoa nhờ những côn trùng như những loài ong nhưng trong sự canh tác quy mô, người ta chủ động trong sự thụ phấn, được thực hiện do người thực hiện (nhân môi) Phấn hoa của những hoa đực được thu hoạch và sự thụ phấn trên cây cái bằng phương pháp phun sương hạt phấn

 Trái: hình bầu dục khoảng 6 cm dài Lớp da nâu mỏng được bao phủ bởi lớp lông dày đặc Nạc Kiwi xanh nhạt với trung tâm có khoảng 1000 đến

1200 hạt nhỏ, màu trắng, hiện diện những dòng tia trăng trắng Hương vị chua ngọt

Cây Kiwi thích hợp với đất xốp, thông thoáng nước và có độ pH từ 5.0 đến 6.5 Tùy giống lai tạo, có loại cần phải có mùa đông để ở vào giai đoạn

“mien trạng” cần thiết cho sự phát triển

 Những loại Kiwi được chú ý:

Actinidia Arguta (Kiwi cứng) : Loại này có lưỡng tính nên cần có cây

đực và cây cái đẻ có thể thụ phấn, trái nhỏ màu xanh, cây có thể thu

hoạch sau 3 năm Còn có thêm vài giống phụ như Ananas naja hay đào Mãn Châu ( Anna Kiwi), Hood river Riêng loại hiếm là Issai có thể tự

thụ phấn và cho quả không có hạt

Actinidia chinensis hay Deliciosa : đây là loại nguyên thủy với các loại

phụ nổi tiếng như Hayward, Chico, Vincent và Tomuri.

Actinidia Kolomikta loại này lớn rất nhanh có thể cao đến 4-m với nhiều

lá màu sắc rất đẹp khác nhau từ xanh tới trắng, trắng, sọc xanh và hoa rất

đẹp nên thường được gọi là Arctic Beauty.

Trang 8

Tuy nhiên có rất nhiều loại khác trên thế giới: Bảng các loại Kiwi trên thế giới

Để biểu thị cho khả năng hô hấp của rau trái theo thời gian, ta xác định lượng không khí CO2 (ml/mg) sinh ra trong thời gian một giờ của 1 kg trái tươi Dựa vào cường độ hô hấp có thể xác định thời điểm thu hoạch rau trái và trái coa đỉnh

hô hấp thường có thời gian bảo quản lâu vì có thời gian ngủ Kiwi có cường độ hô hấp là 6 mg CO2/kg.h tại 50C, caj vào bảng phân loại rau trái theo cường độ hô hấp và biểu đồ ( hình) ta thấy kiwi có cường độ hô hấp thấp và thuốc nhóm trái có đỉnh hô hấp

Trang 9

Hình 2.1: Biểu đồ hô hấp (CO2 và Ethylene) của kiwi ở 0oC và 20oC

II.2 Tăng trưởng và chín sinh lý

Sự phát triển của trái cây và hạt giống trồng cây Kiwi sau khi ra hoa đã nghiên cứu bởi Hopping Các đường cong tăng trưởng được đo bằng sự gia tăng trọng lượng tươi với các thừi gian trong ngày sau khi ra hoa được thể hiện trong hình 1

A Sự tăng trưởng có thể được phân chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: (0 – 58 ngày sau khi ra hoa)

Giai đoạn 2: (58 – 76 ngày sau khi ra hoa)

Giai đoạn 3: ( 76 – 160 ngày sau khi ra hoa)

Không có sự phân chia tương đối với cân nặng trái khô Trái cây tăng trưởng trong giai đoạn 1 ban đầu là do sự phân chia tế bào ở lớp vỏ bên ngoài, bên trong

và ở trong lõi trung tâm Phân chia tế bào ở vỏ ngoài và bên trong sẽ chấm dứt tương ứng tại ngày thứ 23 và 33 Nhưng tiếp tục phát triển vào trung tâm lõi cho đến 110 ngày sau khi ra hoa Sự phân chia tế bào ngay lập tức mỡ rộng ra cả 3

Trang 10

mô ngay sau khi ra hoa cho đến khi bắt đầu giai đoạn 2 Có thể thấy các hoạt động gần như phát triển ngay lập tức sau khi thụ phấn và phát triển cho tới 80 ngày Trong khi đó các nhân đang đạt đến kích thước tối đa và dần thay thế cho nội nhũ và lớp nội mạc Khoảng 60 ngày sau khi ra hoa 2 phôi bào tiếp tục phân chia sau đó tiếp tục phát triển kích thước cuối cùng của nó tại 110 ngày.

Wright và Heatherbell (1967) đã nghiên cứu tỷ lệ hô hấp và sự thay đổi hóa lý của Kiwi thu hoạch ở các giai đoạn khác nhau và được lưu trữ ở nhiệt độ khác nhau từ 0 đến 250C Họ kết luận rằng Kiwi là nonclimacteric Ngược lại, Pratt và Rid(1974) báo cáo rằng Kiwi sẽ được Climateric vì mỗi quả sau khi thu hoạch cho thấy sự gia tăng về đường hô hấp cuối cùng, kèm theo làm mềm trái, phát triển các hương thơm, và tạo ra khí ethylene đối với từng loại trái 26 loại trái sinh ra khí ethylene sớm hơn 1 tuần so với đường hô hấp

III Kỹ thuật nhân giống:

III.1 Nhân giống hữu tính:

1 Gieo hạt:

Đây là hình thức nhân giống tương đối phổ biến Dùng hạt của trái Kiwi để gieo trồng

Ưu điểm:

Nhân giống nhanh, số lượng nhiều, hệ số nhân giống cao, có thể tạo giống mới

từ phương pháp nhân giống này bằng khi lai tạo

Nhược điểm :

Do thụ phấn tự do trong tự nhiên nên dễ lẫn giống, cây con không đồng đều, năng suất thấp, hạt hoa thường nhỏ, không hoàn chỉnh nên tỷ lệ nảy mầm thấp Nhân giống bằng gieo hạt ngoài áp dụng đối với một số cây hoa còn đừng để tạo cây gốc ghép từ cây thực sinh với bộ rễ khoé, sinh trưởng mạnh Mặt khác tuổi sinh lý của gốc ghép trẻ do vậy tuổi thọ của cây dài

III.2 Nhân giống Vô tính:

Trang 11

Cây kiwi có thể được nhân giống bằng cách ghép cây giống hoặc bằng cách cắt rễ Cả hai phương pháp đều có thể được sử dụng cho cây giống và cây trồng Cả hai loại này đều có thể trồng phát triển tốt trên các vườn ươm hoặc các chậu chứa cây Các cây kiwi được phát triển đến kích thước lớn nhất trong các vườn ươm và được chuyển vào trồng trong các vườn Kiwi vào mùa đông Các chậu chứa cây được bám ở độ cao trung bình đến cao và có thể chuyển vào vườn Kiwi bất cứ thời gian nào trong năm.

1 Kỹ thuật giâm cành:

o Đầu tiên cho giá thể vào khay: giá thể được làm từ đá

o Kéo cắt cành được sát khuẩn bằng dung dịch khử trùng sau đó rửa kéo bằng nước sạch

o Trước khi giâm ngâm cành trong nước sau đó cắt cành trong nước để không khí không thể vào mao mạch thì nước mới có thể vào được mao mạch tốt

o Trước khi giâm dùng đầu cành nhúng vào chất kích thích ra rễ khoảng 1 cm

o Chọn cành giâm: chọn cành không già quá, không non quá Sau khi giâm xong để khay giâm vào chỗ mát không để nắng trực tiếp chiếu vào cây.Khoảng 1 tháng sau giâm cành cây ra rễ, cứ 2 h tươi phun mưa một lần, khi đánh cây đi trồng không để rễ mọc quá dài

Ưu điểm của phương pháp:

o Giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ

o Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả

o Thời gian nhân giống nhanh

o Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu

Nhược điểm của phương pháp:

Sử dụng phương pháp đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để

có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong nhà giâm

2 Cây cấy ghép:

Trang 12

Hạt giống trồng có thể được lấy từ trái Kiwi chín bất kỳ Các hạt giống sau khi được tách ra sẽ được sấy khô để lưu trữ Khi cần thiết các tờ giấy được bọc trong tờ giấy ướt, bọc trong túi nhựa và đạt trong tủ lạnh 3 tuần để chuẩn bị cho quá trình nảy mầm Tiếp theo chúng được gieo trồng trong đất tiệt trùng và

sẽ nảy mầm trong 3 tuần ở nhiệt độ 18 -24 0C sau đó có thể được cấy vào chậu cao 8 – 10cm ở nhiệt độ 16 – 24 0C Những cây Kiwi có thể cao được đến 35cm với khoảng cách 1m tại các vườm ươm

Cây giống được chăm sóc phát triển bình thường 1 mùa trước khi đưa vào cấy ghép như mong muốn Cây non 1 năm tuổi có thể được cấy ghép với những nhánh gỗ được cắt vào tháng 1, hoặc tháng 4,5 Sau khi cấy ghép cây non sẽ được chăm sóc phát triển đến tháng 12 sau đó được đưa vào trồng trong các vườn cây Kiwi

Ưu điểm của phương pháp:

o Cây cấy ghép sinh trưởng tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của

bộ rễ gốc ghép và khả năng thích ngi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép

o Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân

o Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất

o Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ

o Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh

o Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép

o Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: Ghép nối đầu hay ghép tiếp rễ

Nhược điểm của phương pháp:

Cây ghép dễ bị nhiễm bệnh nếu không chú ý chọn mắt ghép, gốc ghép sạch bệnh Đòi hỏi cán bộ nhân giống phải có trình độ, có tay nghề thành thạo Phải có các dụng cụ chuyên môn: dao ghép, kéo cắt cành, dây nilon… Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống

Trang 13

3 Cây cắt rễ:

Vào giữa hè, rễ cây được cắt để chuẩn bị cho nhân giống có đường kính khoảng từ 1 – 3 cm, mỗi 1 vết cắt từ 2 – 3 đốt rễ dài từ 13 – 20 cm Sau khi kết thúc việc cắt rễ, chúng được ngâm trong các dung dịch indolebutyric acid 4000 – 8000ppm, hoặc trong dung dịch 4% naphtalen acetid…

III.3 Nuôi cấy mô

Ưu điểm :

Cây được sản xuất từ nuôi cấy mô tế bào là sạch bệnh, cây sinh trưởng, phát triển khoẻ, độ đồng đều cao, hệ số nhân giống cao so với các phương pháp nhân giống khác

Sau đây là một nghiên cứu hình thành mô sẹo từ lá và tế bào đơn cây kiwi (Actinidia deliciosa)

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát quá trình tạo mô sẹo và ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng, pH môi trường, nồng độ đường và thể tích môi trường đến việc nuôi cấy tế bào đơn cây Kiwi in vitro Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mẫu lá cây Kiwi in vitro có kích thước 1×1 cm cho khối lượng tươi và khối lượng khô mô sẹo tốt nhất khi nuôi cấy trên môi trường

MS có bổ sung 0,8 mg/l 2,4-D, mẫu lá đặt úp cho khối lượng tươi (0,99 g/bình)

và khối lượng khô (0,067 g/bình) mô sẹo tạo thành nhiều hơn so với mẫu lá đặt ngửa tương ứng là 0,82 g/bình và 0,055 g/bình Số tế bào đơn thu được cao nhất là 342 tế bào/µl sau 16 ngày nuôi cấy; 0,8 g mô sẹo trong 20 ml môi trường MS lỏng có bổ sung 0,6 mg/l 2,4-D; 60 g/l sucrose và pH môi trường là 6,1 Nghiên cứu này sẽ là tiền đề cho các nghiên cứu về tế bào đơn kiwi sau này

Trang 14

Nuôi cấy tế bào đơn hay huyền phù tế bào là phương pháp nuôi cấy thường được sử dụng ở nhiều loài thực vật nhằm thu nhận các hợp chất thứ cấp nói chung và alkaloid nói riêng Bên cạnh đó, việc nuôi cấy tế bào đơn còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau bởi những thuận lợi như: điều kiện nuôi cấy có thể được kiểm soát, từ đó có thể tối ưu cho việc sản xuất các sản phẩm trao đổi chất thứ cấp; tế bào có thể được chọn lọc và cải thiện bằng cách nhân dòng, gây đột biến hoặc biệt hóa bằng phương pháp hóa học hoặc sinh học;

có thể dễ dàng nghiên cứu chuyển hóa các chất trong tế bào và cơ chế của sản phẩm trao đổi chất thứ cấp Hiện nay, đã có nhiều công bố nghiên cứu về nuôi cấy tế bào đơn ở nhiều loài thực vật khác nhau.Teng (1997) đã tái sinh thành công cây Lan ổ rồng (Platycerium bifurcatum) từ huyền phù tế bào lá Nistri & Somporn (2009) đã tái sinh thành công cây Vetiveria zizanioides L từ huyền phù tế bào thông qua mô sẹo từ nuôi cấy phát hoa

Tại Việt Nam, những vùng có khí hậu ôn hòa như Đà Lạt, Sa Pa có thể thích hợp để trồng loại cây này Tuy nhiên, ở Việt Nam loài cây có giá trị này chưa được trồng phổ biến mà chủ yếu được nhập khẩu nên giá bán trên thị trường rất cao, cũng vì vậy, ở Việt Nam còn ít người biết đến loại quả này Với mong muốn kiwi trở nên phổ biến ở Việt Nam cũng như giảm giá thành, chúng tôi tiến hành nhân giống cây Kiwi bằng phương pháp vô tính nhằm tạo ra số lượng lớn giống cây này phục vụ cho việc trồng thử ở Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay mới chỉ dừng lại ở nhân giống cây Kiwi từ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, nuôi cấy chồi bên của thân non hay các lá non, gieo từ hạt mà chưa có nghiên cứu nào thực hiện trong việc nhân giống cây Kiwi từ nuôi cấy tế bào đơn, một phương pháp nhân giống cho hệ số nhân cao Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố lên khả năng tạo mô sẹo từ mẫu lá và quá trình nuôi cấy tế bào đơn cây Kiwi in vitro nhằm tìm ra một số điều kiện thích hợp cho quá trình nuôi cấy tế bào đơn cũng như tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng này

 Vật liệu và phương pháp:

o Vật liệu:

Nguồn mẫu ban đầu là các cây Kiwi (Actinidia deliciosa) in vitro 8 tuần tuổi có tại phòng Sinh học Phân tử và Chọn tạo giống cây trồng, Viện Sinh học Tây Nguyên

o Môi trường nuôi cấy:

Trang 15

Môi trường nuôi cấy được sử dụng trong nghiên cứu này là môi trường

MS có bổ sung 30 g/l sucrose (ngoại trừ thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của sucrose trở về sau), 8 g/l agar (hoặc không bổ sung agar đối với môi trường nuôi cấy lỏng lắc) và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (tùy vào mục đích thí nghiệm) Tất cả môi trường nuôi cấy được điều chỉnh pH về khoảng 5,7-5,8 (trừ thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của pH trở về sau) trước khi hấp khử trùng

ở nhiệt độ 121°C, áp suất 1 atm trong 30 phút

o Điều kiện nuôi cấy:

Tất cả các mẫu thí nghiệm được nuôi cấy trong điều kiện với: thời gian chiếu sáng là 16 giờ/ngày; nhiệt độ là 25 ± 2°C; cường độ chiếu sáng 2.500-3.000 lux và độ ẩm trung bình là 75-80%

o Phương pháp:

Hệ thống nuôi cấy lỏng lắc Dung dịch huyền phù tế bào được nuôi trong các bình 250 ml và đặt trên hệ thống máy lắc (Orbital Shaker SO1, Hoa Kỳ) với tốc độ lắc100 vòng/phút

+ Khảo sát ảnh hưởng của cách đặt mẫu lá lên khả năng tạo mô sẹo từ mẫu

lá cây Kiwi in vitro:

Các mẫu lá cây Kiwi in vitro được cắt với kích thước 1×1 cm, sau đó đặt úp (mặt gân lá hướng lên trên) hoặc đặt ngửa (mặt gân lá tiếp xúc với bề mặt môi trường) trên môi trường MS có bổ sung 30 g/l sucrose, 8 g/l agar với nồng độ 2,4-D tốt nhất ở thí nghiệm trên

+ Khảo sát ảnh hưởng của 2,4-D lên khả năng sinh trưởng và phát triển của

tế bào mô sẹo trong quá trình nuôi cấy lỏng lắc :

Cấy 0,8 g mô sẹo vào môi trường MS lỏng có bổ sung 30 g/l sucrose và

2,4-D ở các nồng độ khác nhau (0,2; 0,4; 0,6; 0,8 và 1,0 mg/l)

+ Khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng và phát triển của

tế bào mô sẹo trong quá trình nuôi cấy lỏng lắc :

Cấy 0,8 g mô sẹo vào môi trường MS lỏng có bổ sung 30 g/l sucrose, nồng

độ 2,4-D tốt nhất ở thí nghiệm trên và pH môi trường được điều chỉnh về 4,9; 5,2; 5,5; 5,8; 6,1; 6,4 hoặc 6,7

Trang 16

+ Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ sucrose đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tế bào mô sẹo trong quá trình nuôi cấy lỏng lắc:

Cấy 0,8 g mô sẹo vào môi trường MS lỏng có bổ sung nồng độ 2,4-D tốt nhất, pH thích hợp thu được ở thí nghiệm trên và đường sucrose ở các nồng độ khác nhau (20, 30, 40, 50, 60, 70 và 80 g/l)

+ Khảo sát ảnh hưởng của thể tích môi trường đến khả năng sinh trưởng và phát triển của tếbào mô sẹo trong quá trình nuôi cấy lỏng lắc:

Cấy 0,8 g mô sẹo vào môi trường MS lỏng có bổ sung 2,4-D, sucrose, pH tốt nhất thu được ở thí nghiệm trên với các thể tích môi trường nuôi cấy khác nhau (10, 20, 30 và 40 ml) Bình nuôi cấy được sử dụng có thể tích 250 ml

+ Xác định đường cong sinh trưởng của tế bào:

Mô sẹo được cấy vào môi trường MS lỏng có bổ sung 2,4-D, sucrose, pH

và thể tích môi trường thích hợp nhất ở các thí nghiệm trên

 Kết quả và thảo luận:

Ảnh hưởng của 2,4-D lên sự hình thành mô sẹo từ mẫu lá cây Kiwi in vitro.Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật là thành phần quan trọng của môi trường nuôi cấy Trong số các auxin, 2,4-D sử dụng rất có hiệu quả trong việc tạo mô sẹo ở nhiều loài thực vật Kết quả thu được cho thấy, tỷ lệ mẫu hình thành mô sẹo ở tất cả các thí nghiệm có bổ sung 2,4-D đều đạt 100%, còn ở môi trường không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thì không có mẫu nào phát sinh mô sẹo (bảng 1,).Sau 2 tuần nuôi cấy, các mẫu cấy bắt đầu cảm ứng hình thành mô sẹo Mô sẹo ban đầu phân bố ở vùng gân chính, sau đó là ở gân hai bên rồi hình thành ở xung quanh rìa lá, ngay vết cắt Ứng với mỗi nồng độ của 2,4-D khác nhau thì khả năng tạo mô sẹo cũng khác nhau Sau 4 tuần nuôi cấy, giữa các công thức đã có sự chênh lệch về khối lượng tươi, khối lượng khô (bảng 1) Ở nồng độ 0,8 mg/l 2,4-D cho các chỉ tiêu về khối lượng tươi, khối lượng khô là lớn nhất (khối lượng tươi đạt 0,99 g/mẫu; khối lượng khô đạt 0,067 g/mẫu) Khối lượng tươi và khối lượng khô của mô sẹo ở các nồng độ còn lại (0,2; 0,4; 0,6 và 1,0 mg/l 2,4-D) không có sự khác biệt nhau rõ ràng (bảng 1)

Bảng 1: Ảnh hưởng của 2,4-D lên khả năng tạo mô sẹo từ mẫu lá cây Kiwi nuôi cấy in vitro sau 4 tuần nuôi cấy

Nồng độ

2,4-D(mg/l)

Tỷ lệ mẫu tạo sẹo(%) Khốilượng tươi (g/bình) Khốilượng khô( g/bình) Hình thái mô sẹo

Trang 17

0 0 0.21c 0.019c Mô sẹo không hình

thành0.2 100a 0.58b 0.049b Mô sẹo màu trắng

đục, cứng

0.4 100a 0.67b 0.054b Mô sẹo màu trắng

đục, cứng0.6 100a 0.80b 0.055b Mô sẹo màu trắng

xanh, hơi mềm

trong, xốp, mọng nước

1.0 100a 0.53b 0.049b Mô sẹo màu trắng,

cứng

Ngo hìhình thái của các mô sẹo được tạo thành ở các nồng độ cũng có sự khác biệt khá rõ rệt Mô sẹo hình thành ở nồng độ 0,2; 0,4 và 1,0 mg/l 2,4-D có màu trắng đục, cứng Mô sẹo hình thành ở nồng độ 0,6 mg/l 2,4-D thì có màu xanh nhạt, trong, mềm Trong khi đó, các mô sẹo thu được ở nồng độ 0,8 mg/l 2,4-D

có màu xanh trong, mềm, xốp, rất thích hợp để làm nguyên liệu cho nuôi cấy lỏng lắc Hình thái này của mô sẹo còn được duy trì tới khoảng 12 ngày nuôi cấy tiếp theo

Từ những kết quả thu được ở trên, ta thấy môi trường MS có bổ sung 0,8 mg/l 2,4-D sau 4 tuần nuôi cấy là thích hợp để tạo mô sẹo từ mẫu lá cây Kiwi

in vitro, vì vậy chúng tôi sử dụng môi trường này cho thí nghiệm tiếp theo.Ảnh hưởng của cách đặt mẫu lá lên khả năng tạo mô sẹo Sau 4 tuần nuôi cấy, các mẫu đặt úp và ngửa đều cho tỷ lệ tạo mô sẹo đạt 100% (bảng 2) Tuy nhiên, các mẫu cấy lá đặt úp cho khối lượng tươivà khối lượng khô của mô sẹo hình thành cao hơn so với các mẫu cấy được đặt ngửa Sau 12 ngày nuôi cấy, các mẫu lá bắt đầu khởi tạo mô sẹo Đối với mẫu cấy đặt úp, các mô sẹo được tạo thành từ gân chính của lá đến các gân phụ rồi dần tới phần còn lại của vết cắt ở lá Đối với mẫu cấy đặt ngửa, quá trình khởi tạo mô sẹo cũng giống với mẫu lá đặt úp,

Trang 18

tuy nhiên, đồng thời với quá trình cảm ứng tạo mô sẹo là sự uốn cong của mẫu

lá Hiện tượng này xảy ra có thể là do tính hữu cực của mẫu cấy Bề mặt trên của lá gồm những tế bào thịt lá có dạng hình bầu dục, xếp thẳng đứng sát nhau với chức năng chính là tổng hợp các chất hữu cơ Trong khi đó, bề mặt dưới gồm các tế bào thịt lá có dạng hình tròn, sắp xếp lộn xộn không sát nhau, tạo thành nhiều khoang chứa khí với chức năng chính là chứa và trao đổi khí Việc đặt úp lá trên bề mặt môi trường tạo điều kiện cho sự hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở bề mặt trên và sự vận chuyển nước thông qua lực mao dẫn Đồng thời bề mặt dưới của lá được tiếp xúc trực tiếp với không khí trong bình nuôi cấy, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí và thúc đẩy sự vận chuyển chất dinh dưỡng Khi đặt ngửa, lá sẽ có chiều hướng phát triển theo hướng có lợi nhất cho sự hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng bằng cách hướng bề mặt trên của lá xuống môi trường, điều này gây ra sự bẻ cong của mẫu lá.Như vậy, các mẫu cấy lá non được nuôi cấy đặt úp trên bề mặt môi trường cho lượng mô sẹo tạo thành cao hơn so với các mẫu cấy được đặt ngửa

Khối lượng tươi (g/bình)

Khối lượng khô (g/bình)

Hình thái mô sẹo

Ảnh hưởng của 2,4-D lên khả năng sinh trưởng và phát triển của tế bào

mô sẹo trong quá trình nuôi cấy lỏng lắc:

Sau 21 ngày nuôi cấy, khả năng sinh trưởng của tế bào ở công thức có bổ sung 0,6 mg/l 2,4-D cao hơn hẳn so với các công thức khác

Khi tăng nồng độ của 2,4-D lên từ 0,2 đến 0,6 mg/l, mật độ tế bào, khối lượng tươi, khối lượng khô sinh khối tế bào thu được cũng tăng dần và các tế bào tồn tại đa số ở dạng cụm tế bào (5-10 tế bào) Điều này có thể giải thích là do tế bào tăng sinh quá nhanh trong khi tốc độ tách rời các tế bào do chuyển động lắc của môi trường không theo kịp sự tăng sinh của tế bào dẫn đến tế bào kết tụ thành từng cụm ngày càng nhiều Tuy nhiên, khi nồng độ 2,4-D vượt quá 0,6 mg/l, sự sinh trưởng, phát triển của tế bào lại giảm xuống Hình thái của các tế

Trang 19

bào giữa các công thức là giống nhau Tế bào đa số có hình cầu, một số ít có hình bầu dục Kích thước của các tế bào giữa các công thức cũng tương đồng nhau Do đó, nồng độ 2,4-D thích hợp nhất cho nuôi cấy lỏng lắc tế bào kiwi là 0,6 mg/l.

Ảnh hưởng của pH lên khả năng sinh trưởng và phát triển của tế bào mô sẹo trong quá trình nuôi cấy lỏng lắc:

Độ pH ảnh hưởng đến sự di chuyển của các ion, sự hấp thụ chất dinh dưỡng giữa mô tế bào thực vật với môi trường Dougall (1980) đã thông qua các tài liệu liên quan đến sự thay đổi pH in vitro và tác giả cho rằng, sự thay đổi này là do sự hấp thụ amoni và nitrate từ môi trường nuôi cấy Dougall đã chứng minh rằng pH banđầu của môi trường có thể ảnh hưởng đến pH môi trường sau khi cấy do ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ nitrate và amoni Khi tế bào thực vật hấp thu amoni, một ion H+được giải phóng làm cho pH môi trường giảm xuống Sự thay đổi pH của môi trường lỏng và môi trường rắn là khác nhau Trong nghiên cứu của Skirvin et al.(1986), môi trường MS rắn và

MS lỏng có pH ở 5,7 thì sau khi hấp 1 tuần, pH có giá trị lần lượt là 4,6 và 4,4 Sau 6 tuần, pH giảm xuống là 4,4 đối với môi trường rắn và 4,1 đối với môi trường lỏng Như vậy, sau khi hấp, giá trị pH thay đổi nhiều hơn trong môi trường lỏng, môi trường trở nên axit hơn Vì vậy, pH tối ưu cho mô tế bào thực vật trên môi trường lỏng và rắn không giống nhau

Kết quả thu được sau 21 ngày nuôi cấy cho thấy, khi tăng pH môi trường

từ 4,9 đến 6,1,mật độ tế bào, khối lượng tươi và khối lượng khô sinh khối tế bào thu được tăng dần Sự thay đổi pH cũng có khả năng gây ra sự xâm nhập tự

do của ion H+vào thành tế bào, tạo ra pH tối ưu cho hoạt động của enzyme nới lỏng thành tế bào Ion H+trong môi trường sẽ xâm nhập vào thành tế bào, hoạt hóa enzymephân hủy các polysacarit liên kết giữa các sợi cellulose làm cho chúng lỏng lẻo và tạo điều kiện cho thành tế bào giãn dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu của không bào trung tâm, kích thích sự sinh trưởng của tế bào Khi

pH môi trường cao hơn 6,1, mật độ tế bào, khối lượng tươi và khối lượng khô của sinh khối tế bào giảm xuống Điều này là do pH môi trường quá thấp hoặc quá cao làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của tế bào từ môi trường, dẫn tới tế bào tăng sinh chậm Như vậy, pH môi trường thích hợp nhất cho nuôi cấy lỏng lắc của tế bào kiwi là 6,1

Ảnh hưởng của nồng độ đường lên khả năng sinh trưởng và phát triển của

tế bào mô sẹo trong quá trình nuôi cấy lỏng lắc

Huyền phù tế bào hình thành từ mô sẹo có chứa các tế bào đơn và cụm tế bào nhỏ riêng lẻ trong môi trường lỏng lắc Khả năng sinh tổng hợp của các tế bào

Trang 20

đơn và cụm tế bào nhỏ này có thể kém hơn so với các tế bào trong khối mô sẹo, chúng cũng yếu hơn về mặt cơ học, dễ chết hay bị vỡ, do đó nhu cầu dinh dưỡng của huyền phù tế bào khác so với nhu cầu dinh dưỡng của mô sẹo trong cùng một dòng Vì vậy, một môi trường giàu nguồn năng lượng (đường) sẽ giúp tế bào phân chia và tăng trưởng tốt hơn Đặc biệt, trong pha tăng trưởng tuyến tính, tế bào thực vật sẽ tổng hợp vách tế bào và tinh bột từ các nguồn đường có sẵn trong môi trường Kết quả thu được cho thấy, khi tăng nồng độ sucrose từ 20 đến 60 g/l, mật độ tế bào, khối lượng tươi và khối lượng khô sinh khối của tế bào thu được tăng dần Khi nồng độ đường vượt quá 60 g/l, mật độ

tế bào, khối lượng khô, khối lượng tươi sinh khối giảm Sự phân chia và tách rời các tế bào diễn ra trong quá trình nuôi cấy lỏng lắc mô sẹo cây Kiwi rất cần nguồn đường để tổng hợp các vật liệu mới cho vách tế bào và tích lũy tinh bột Tuy nhiên, nồng độ đường quá cao có khả năng làm giảm hay thay đổi cân bằng các chất điều hòa tăng trưởng nội sinh trong cây Mặc dù các tế bào đơn

và cụm tế bào nhỏ chưa phải là cơ thể hoàn chỉnh song cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi nồng độ đường quá cao Nồng độ đường sucrose 60 g/l là thích hợp nhất cho sự phân chia và tăng trưởng của tế bào Nếu nồng độ đường thấp hơn

sẽ không đủ cung cấp nguồn hydratcarbon cho sự phân chia và tổng hợp vách

tế bào Mặt khác, ngoài vai trò làm nguồn hydratcarbon, đường còn là một nhân

tố gây nên áp suất thẩm thấu Do đó, nồng độ sucrose cao hơn 60 g/l gây nên một áp suất thẩm thấu bất lợi cho sự tăng trưởng của tế bào huyền phù cây Kiwi, vì thế lượng tế bào huyền phù thu được kém hơn so với nồng độ 60 g/l Như vậy, nồng độ đường sucrose thích hợp nhất cho nuôi cấy lỏng lắc tế bào là

60 g/l

Bảng 3: Ảnh hưởng của các nồng độ đường khác nhau lên mật độ tế bào (N), khối lượng tươi (FW) và khối lượng khô (DW) của sinh khối tế bào trong môi trường MS lỏng lắc sau 21 ngày nuôi cấy

Trang 21

Ảnh hưởng của thể tích môi trường lên khả năng sinh trưởng và phát triển của tế bào mô sẹo trong quá trình nuôi cấy lỏng lắc

Sau 21 ngày nuôi cấy, sự tăng trưởng của tế bào trong môi trường lỏng lắc được xác định qua hệ số nhân của khối lượng tế bào mô sẹo được thể hiện ở bảng 4 Kết quả cho thấy, càng tăng thể tích môi trường nuôi cấy thì khối lượng tươi sinh khối tế bào thu được càng tăng Điều này có thể giải thích là do khi tăng thể tích môi trường, mật độ tế bào giảm dần, môi trường cung cấp đầy đủ hơn chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của tế bào, đồng thời khi tăng thể tích môi trường, sản phẩm tiết ra từ quá trình trao đổi chất của tế bào tích lũy trong môi trường giảm, do đó, sự ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào gây ra bởi các chất này cũng giảm dần, tốc độ phân chia của tế bào tăng lên, vì vậy, khối lượng tươi sinh khối tế bào thu được ngày càng tăng

Hệ số nhân của sinh khối tế bào đạt cao nhất khi tăng thể tích môi trường nuôi cấy từ 10 ml lên 20 ml (2,65 lần ở môi trường có thể tích 10 ml tăng lên 4,78 ở môi trường có thể tích 20 ml) Khi tăng thể tích môi trường từ 20 ml lên40 ml, khối lượng tươi sinh khối tế bào vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với khi tăng thể tích trong khoảng từ 10 ml lên 20 ml (chênh lệch về

hệ số nhân giữa thể tích 10 ml và thể tích 20 ml là 2,13; chênh lệch về số nhân giữa thể tích 20 ml và thể tích 30 ml là 0,73; chênh lệch về hệ số nhân giữa thể tích 30 ml và thể tích 40 ml là 0,39) Mặt khác, nếu càng tăng thể tích môi trường thì càng tiêu tốn nhiều hơn về chi phí môi trường nuôi cấy, đồng thời khả năng bị tạp nhiễm vi sinh vật của môi trường càng cao do trong quá trình lắc, môi trường dễ bị dính lên miệng bình Vì vậy, để tiết kiệm chi phí cho môi trường nuôi cấy và giảm khả năng tạp nhiễm vi sinh vật, nên chọn môi trường

có thể tích là 20 ml cho nuôi cấy 0,8 g mô sẹo trong bình nuôi có thể tích là 250

ml Tóm lại, với bình nuôi có thể tích 250 ml, thì thể tích môi trường tối ưu cho 0,8 g mô sẹo sinh trưởng và phát triển trong môi trường lỏng lắc là 20 ml

Xác định đường cong sinh trưởng của tế bào nuôi cấy in vitro:

Trong thí nghiệm này, mô sẹo cây Kiwi được cấy sang môi trường có bổ sung 0,6 mg/l 2,4-D, 60 g/l sucrose, pH môi trường được điều chỉnh về 6,1 và thể tích môi trường trong bình là 20 ml Sau 28 ngày nuôi cấy, đường cong sinh trưởng của tế bào được thể hiện ở bảng 4 Trong quá trình phát triển trong môi trường lỏng, tế bào đơn của thực vật thường trải qua bốn giai đoạn: thích nghi, tăng trưởng, cân bằng và suy tàn Bảng 4 cho thấy, ở 4 ngày nuôi cấy đầu tiên,

tế bào đang trong giai đoạn thích nghi Tế bào mô sẹo cây Kiwi khi chuyển từ môi trường rắn sang môi trường lỏng sẽ chịu một số xáo trộn nhất định, vì vậy,

Trang 22

cần thời gian để thích nghi với môi trường như điều kiện nuôi cấy, áp suất thẩm thấu, chất điều hòa sinh trưởng…

Khối lượng tươi 0.028 0.032 0.084 0.242 0.213 0.14 0.102Khối lượng khô 0.017 0.02 0.043 0.171 0.132 0.077 0.072

và phát triển của tế bào Quan sát dưới kính hiển vi cũng cho thấy các tế bào đang ở trong các giai đoạn phân chia khác nhau Huyền phù tế bào được duy trì bằng cách cấy chuyền vào đầu pha ổn định, thời điểm này sức tăng trưởng của huyền phù tế bào là mạnh nhất Như vậy, dựa vào đường cong sinh trưởng của

tế bào, chúng tôi nhận thấy rằng thời điểm cấy chuyền thích hợp nhất của tế bào cây Kiwilà vào ngày nuôi cấy thứ 16 Các tế bào đơn thu được trong nuôi cấy lỏng lắc được rải lên trên môi trường thạch là môi trường MS không bổ sung các chất điều hòa tăng trưởng nhằm quan sát sự tái sinh của tế bào đơn Sau 30 ngày và sau 60 ngày nuôi cấy, các tế bào đơn tiếp tục phát triển và hình thành những khối mô sẹo

 Kết luận:

Từ các kết quả thu được ở trên cho thấy,môi trường MS có bổ sung 30 g/l sucrose, 8 g/l agar và 0,8 mg/l 2,4-D với mẫu lá đặt úp là thích hợp nhất cho sự hình thành mô sẹo từ mẫu lá cây Kiwi in vitro Môi trường MS lỏng có bổ sung

Trang 23

0,6 mg/l 2,4-D, 60 g/l sucrose với pH được điều chỉnh về 6,1 là môi trường tối

ưu nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của tế bào mô sẹo trong quá trình nuôi cấy lỏng lắc Thể tích môi trường lỏng 20 ml (đối với bình nuôi có thể tích 250 ml) và cứ sau mỗi 16 ngày thì cấy chuyền là tối ưu nhất cho nuôi cấy 0,8 g mô sẹo cây Kiwi để thu huyền phù tế bào

xa, cây kiwi rất khó phân biệt với cây nho đỏ Lá non màu đỏ, khi già trở nên xanh đậm và có lông tơ trên bề mặt

Cây kiwi cần dựng giàn cho nó phát triển

Cây kiwi cần có hoa đực và hoa cái để thụ phấn Khi trồng cần xét đến tỉ lệ giữa cây đực và cái, tỉ lệ trồng từ 1:8 đến 1:5 Với tỉ lệ cây đực/cây cái là 1:5

Trang 24

thì năng suất thụ phấn tăng lên Thời gian ra hoa của kiwi từ tháng 5 đến tháng

6, kích thước hoa của kiwi là 1/2 inch, hoa màu trắng hoặc màu vàng kem

2 Kiwi Việt Nam

Kiwi là một giống cây xứ mát, ôn đới hay bán nhiệt đới Thường rụng lá ( tính ra thời gian ở Việt Nam thì tầm mùa tết), yêu cầu lạnh khoảng 600-800 giờ (dưới 45 độ F, 7 độ C) để ra hoa, đậu trái đẹp Do đó, ở Việt Nam chỉ có thể ở những vùng núi cao miền Bắc, như vùng núi Hoàng Liên Sơn, vùng núi cao Trường Sơn, Ngọc Linh, Chư Yang Sin, Vọng Phu- Mẹ Bồng Con- Khánh Hòa, vùng Đà Lạt- Tuyên Đức Tuy nhiên, hiện nay giống kiwi ít yêu cầu lạnh cũng

đã phát triển, vì vậy, cũng có thể hi vọng loại kiwi này phát triển ở những khu vực khác như vùng đồi núi Bạch Mã, Bà Nà, Đơn Dương, ngay cả Thất Sơn của Miền Nam nữa

3 Cải thiện cách trồng

Điều kiện khí hậu lí tưởng để trồng kiwi là khi có nắng nhẹ, mưa nhỏ và hơi se lạnh vào mùa đông Trong điều kiện như vậy đất sẽ được bồi thêm dinh dưỡng từ khí trời, với độ PH giao động từ 5 đến 6,8

Thời gian trồng kiwi kéo dài trong 240 ngày trong năm Ở New Zealand mùa

vụ trồng kiwi bắt đầu từ tháng 6, các nhà vườn bắt đầu mùa vụ bằng việc tỉa dây kiwi Qua mùa đông (từ tháng 6 đến tháng 8), cây kiwi mọc lá trở lại

Trang 25

Những nụ hoa đầu tiên xuất hiện vào khoảng tháng 9, đây cũng là thời điểm bắt đầu mùa xuân tại New Zealand Hoa kiwi được thụ phấn hoàn toàn nhờ ong mật được nuôi xung quanh các vườn kiwi

Kiwi là loại thân leo, do đó phải làm giàn, cột leo, tượng dậu leo… tại Việt Nam nay đã phát triển trồng kiwi bằng trụ betong

Kiwi là cây xứ mát, cây cần rụng lá sau đó mới ra hoa đậu trái Khu vực nào mà kiwi không rụng lá vào mùa lạnh thì cầu phải áp dụng phương pháp khiển hoa Tuy nhiên, cần qui định rx thời gian thích hợp để thực hiện phương pháp này nhằm đạt hiệu suất trồng trọt cao nhất

Điều đặc biệt quan trọng nhất của kiwi khi trồng trọt, là càn phải nắm rõ, kiwi là cây biệt chu, có nghĩa là cây đực và cây cái hoàn toàn khác nhau, không cùng một gốc, một cây Cho nên, muốn kiwi cho trái cần phải trồng xen kẻ cây đực và cây cái với nhau để các cây cái được cây đực thụ phấn Nhân giống bằng hột thì kiwi cho cây khác cây mẹ, và cây kiwi khi phát sinh từ hột thường cho nhiều cây cái hơn cây đực tuy nhiên, vì lợi nhuận cũng như giảm tối đa khoảng cách thời gian cho trái thì khi trồng kiwi nên lựa chọn các cây giâm cành, vì thực tế cho thấy, cây phát sinh từ hột thì tầm 6 năm mới có trái trong khi cây giâm cành thì 3 năm đã bắt đầu cho quả

Khoảng cách trồng là mỗi hàng cách nhau 6-7m và trên hàng cây cách nhau 4-5m Trên hàng chẵn thì trồng toàn cây cái, còn hàng lẻ thì cứ 4 cây phải

có 1 cây đực, như vậy đủ thụ phấn ở cây cái và ra trái ở cây cái Khi cây con đã trồng được 1-2 năm rồi, cần xén tỉa để thành cây nhiều thân hay độc một thân Ngoài ra, còn phải tỉa cành hằng năm để điều ha tăng trưởng và ra hoa, đậu nhiều trái Tỉa cành chỉ để lại 2-4 mầm ở mỗi cành Trung bình 4 thân leo kiwi phải sản xuất 200-400kg trái kích thước thương mại mỗi năm Những trái nhỏ, méo mó, không đạt yêu cầu, thì cần được tỉa bỏ khi phát hiện để dành không gian phát triển cho những trái đạt yêu cầu

Ở những vùng khí hậu Địa Trung Hải như Ý, Mỹ, kiwi cần nhiều nước cho nhiều trái Mỗi cây cần 0.5kg phân N ( đạm) mỗi năm, nhưng muốn có năng suất cao, cần bón thêm một ít phân lan, phân potassium ( kali) hay phân vi lượng dưới thể chelat Những vùng đã trồng kiwi lâu năm, sẽ bị nhiều sâu bọ phá hại, như sâu cuốn lá, các loại rệp dính, nhện đỏ có chấm, … phải áp dụng phương pháp hội nhập trừ sau

Kiwi là một cây trái thích hợp phát triển tiêu điền vì cần nhiều nhân công chăm sóc, thu hoạch,… Quy trình trồng Kiwi trong một năm được tóm gọn như sau:

III.5 Chu kỳ sản xuất:

Ngày đăng: 12/01/2016, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w