1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận đề tài lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp cho nhân viên

10 417 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 699,5 KB

Nội dung

Kèm cặp, chỉ bảo tại nơi làm việc - Nhân viên giàu kinh nghiệm, giám sát sẽ bố trí nhân tại nơi làm việc thực tế, chỉ dẫn họ về công việc, những thủ thuật về nghề nghiệp - Cách tiến hành

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÁT TRIỂN VÀ ĐÀO TẠO NHÂN

VIÊN

Đề tài:

Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp

cho nhân viên

GVHD: Th.s Vũ Thanh Hiếu

Họ và tên MSSV

Huỳnh Thị Thuỳ Dương 105401T903 Bùi Thị Nhẫn 0954012325 Nguyễn Thị Trúc Phương 0954012369 Nguyễn Trịnh Đông Sương 0954012412 Đinh Trọng Thắng 0954012469

Tp Hồ Chí Minh, Ngày 12 tháng 11 năm 2012

Trang 2

I LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là nước đang phát triển, đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Do đó, đặt ra rất nhiều thách thức cho nền kinh tế trong hiện tại cũng như trong tương lai Một trong những yếu tố quan trọng, then chốt của nền kinh tế đó là trình độ quản lý của cán bộ quản lý và tŕnh độ tay nghề của công nhân sản xuất Đây là yếu tố quyết định của nền kinh tế một quốc gia Ngày nay, các máy móc thiết bị ngày càng hiện đại, đòi hỏi người sử dụng cũng phải có trình độ mới đáp ứng được

Hơn nữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế xă hội của mỗi quốc gia

Sự đầu tư cho con người thông qua các hoạt động, chương trình đào tạo được xem

là đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế Vì vậy đứng trên phương diện là Ban tổ chức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân viên của mình, nhóm đã đưa ra các phương pháp đào tạo nhân viên phù hợp và một cách có hiệu quả nhất

II MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÙ HỢP VÀO THỰC TẾ

A MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN

1 Kèm cặp, chỉ bảo tại nơi làm việc

- Nhân viên giàu kinh nghiệm, giám sát sẽ bố trí nhân tại nơi làm việc thực tế, chỉ dẫn họ về công việc, những thủ thuật về nghề nghiệp

- Cách tiến hành

- Chuẩn bị của người học

- Giới thiệu các kiến thức, hướng dẫn các hoạt động

- Cho người học làm thử và kiểm tra

Ví dụ thực tế: Ở các công ty may mặc, nhiều nhân viên mới chưa thông thạo

trong công việc, các nhân viên mới được các nhân viên cũ kèm cặp, chỉ bảo một thời gian cho đến khi thông thạo công việc đảm nhận các khâu chính trong dây chuyền sản xuất

Ưu điểm:

 Chi phí không cao

 Không đòi hỏi phải có một không gian riêng, cũng như, máy móc, thiết bị đặc thù để phục vụ cho việc học

 Người học viên có thể nắm bắt ngay bài học, thực hành ngay những gì mà

tổ chức trong mong ở họ sau khóa đào tạo

Nhược điểm:

Can thiệp vào tiến trình sản xuất, có thể làm hư hại máy móc, thiết bị do chưa quen việc, chưa quen sử dụng máy móc, thiết bị vừa học

2 Học nghề

Trang 3

Người học được dạy về lý thuyết trên lớp và thực hành các kỹ năng thông qua thực

tế thực hiện công việc cùng với sự hướng dẫn của những người thầy giàu kinh nghiệm

Cách tiến hành

 Giới thiệu các kiến thức

 Truyền đạt các hoạt động, kỹ năng thực hành

 Cho người học làm thử và kiểm tra lại

Ví dụ thực tế: Nhân viên trong các ngành kĩ thuật cần nâng cao tay nghề về lĩnh vực phần cứng và phần mềm, nhân viên được truyền đạt lý thuyết trong quá trình học tập, sau đó được thực hành trong công việc dưới sự hướng dẫn của người giám sát trực tiếp

Ưu điểm:

Học viên được trang bị kiến thức một cách có hệ thống cả lý thuyết và thực hành

Do đó, chất lượng đào tạo tốt, sau khoá học, học viên có kỹ năng thuần thục Ngoài ra, phương pháp này còn có ưu điểm là có chỗ học lý thuyết và thực hành riêng, không ảnh hưởng tới công việc đang thực hiện tại doanh nghiệp

Nhược điểm:

Tốn kém cả về thời gian và tiền bạc do phải tổ chức lớp học riêng, trang thiết bị riêng cho việc học Việc đào tạo là toàn diện về kiến thức nên có phần không liên quan trực tiếp đến công việc

3 Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ

Nhân viên được cung cấp các thông tin liên quan đến công việc (thư từ, danh bạ điện thoại, mức độ thiếu hàng trong kho, phàn nàn của khách hàng, mẫu báo cáo…) rồi tự họ phải đưa ra quyết định Người hướng dẫn sẽ nhận xét và phân tích

về các quyết định được đưa ra

Cách tiến hành: Phải chuẩn bị kỹ để các thông tin cung cấp cho nhân viên phải thực tiễn, liên quan đến công việc và có khả năng ra quyết định

Ví dụ thực tế: Ở công ty cổ phần và đầu tư xây dựng số 4 –ICON4, thuộc tổng công ty xây dựng Hà Nội, trong đó nhân viên nhận được một loạt các tài liệu, các

bản ghi nhớ, các tường trình, báo cáo, lời dặn dò của cấp trên và các thông tin khác mà một người nhân viên có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc và họ

có trách nhiệm xử lý nhanh chóng và đúng đắn Phương pháp này giúp cho nhân viên học tập cách thao tác xử lí nhanh chóng văn thư, công văn trong công việc hàng ngày

Ưu điểm:

Nhanh chóng có kĩ năng làm việc và ra quyết định

Nhược điểm:

Đôi khi có thể gây ra những thiệt hại cho tổ chức và ảnh hưởng tới công việc của

bộ phận

B MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NHÀ QUẢN TRỊ

1 Nhóm phương pháp đào tạo trong công việc

Trang 4

1.1 Kèm cặp và chỉ bảo (hướng dẫn)

• Đây là phương pháp mà các nhà quản lý giỏi, lâu năm, có kinh nghiệm hướng dẫn, chỉ bảo cho các nhà quản lý trẻ

• Người hướng dẫn trả lời các câu hỏi và lý giải tại sao phải làm như thế đối với người quản lý trẻ

• Đơn giản và được sử dụng rộng rãi, phù hợp với việc đào tạo các nhà quản lý

Ví dụ thực tế:

Với phương châm: “Học thật vui - Làm thật giỏi”, ông Phạm Hoàng Minh, Giám đốc Công ty Hòn Ngọc Việt (561 Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, Tp HCM) cho biết: “ Hiện nay Công ty đang rất cần một vài nhà quản lý thông thạo về các kỹ năng mềm, tiếp cận được với những kiến thức, công nghệ mới trong nghề in nhằm nâng cao năng lực trong quá trình sản xuất kinh doanh”

Vì thế công ty đã thực hiện phương pháp đào tạo các nhà quản lý nâng cao tay nghề bằng việc học tập thường xuyên thông qua đào tạo chuyên sau theo yêu cầu của Công ty như “giám đốc điều hành chuyên nghiệp” sẽ đảm nhiệm việc kèm cặp, hưởng dẫn, chỉ bảo và đào tạo cho các quản lý cấp trung và cấp cơ sở

Sử dụng phương pháp đào tạo: kèm cặp và chỉ bảo

Ưu điểm : Tiết kiệm được chi phí đào tạo, người học có điều kiện để làm công

việc thật, nhanh chóng lĩnh hội được kiến thức

Nhươc điểm: phương pháp và cách thức làm việc không tiên tiến.

Kết quả công ty đạt được: người học không thực sự làm công việc đó một cách

đầy đủ và có thể sẽ bắt chư: bằng phương pháp trên Công ty Hòn Ngọc Việt đã đào tạo được một số nhà quản lý trẻ có kinh nghiệm hơn trong vài trò quản lý của mình và năm vững các kiến thức chuyên môn sâu, làm việc hết mình để đem lại lợi ích cho Công ty

1.2 Luân chuyển và thuyên chuyển công việc

• Đây là phương pháp chuyển người quản lý từ vị trí công

việc này sang vị trí công việc khác nhằm mục đích cho họ

tự tích lũy được kinh nghiệm và quan hệ trong công việc

Ví dụ thực tế:

Trong quá trình khảo sát và tìm hiểu nhóm được biết hiện Phòng nhân sự của Công ty cổ phần Khải Toàn có một quản lý cấp trung đảm nhiệm chức vụ Phó phòng Nhân sự Anh tốt nghiệp bằng cử nhân khoa Quản Trị Kinh Doanh, chuyên ngành Marketing, có kinh nghiệm làm việc 2 năm Tuy nhiên trong quá trình làm việc tại Phòng Nhân sự, có thể do công việc đơn giản, nên dẫn tới việc nhàm chán, không phát huy hết được khả năng của mình Ban tổ chức đào tạo nhận thấy được tình hình diễn ra đối với anh nên quyết định thuyên chuyên anh sang bộ phận khác Thuộc phòng marketing ở đây anh làm việc rất hiệu quả

Sử dụng phương pháp đào tạo: Thuyên chuyển

Trang 5

Ưu điểm: Giúp cho đối tượng được đào tạo không cảm thấy nhàm chán tại công

việc ở vị trí cũ, phát huy được khả năng của mình và học hỏi được nhiều kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cùng một tổ chức

Nhược điểm: Vì quá trình thuyên chuyển thường trong thời gian ngắn nên dẫn

đến việc không hiểu biết được đầy đủ về một công việc

Kết quả đạt được: Sau thời gian thuyên chuyển anh ta đã có rất nhiều kinh

nghiệm bên bộ phận marketing như: các dịch vụ mua bán hàng, dịch vụ chăm sóc khách hang… Đã làm việc hết mình, hỗ trợ cho nhân viên cấp dưới rất nhiều và đem lại doanh số cho Công ty

2 Nhóm phương pháp đào tạo ngoài công việc

2.1 Cử đi học tại các cơ sở đào tạo

• Đây là phương pháp mà các nhà quản lý được cử đi học tại

các cơ sở huấn luyện, đào tạo như các trường Đào tạo, các

cơ sở huấn luyện chuyên biệt

Ví dụ thực tế: Một sốt Doanh nghiệp trong quá trình đào tạo cảm thấy nhân viên

của mình không thể đào tạo bằng các phương pháp tại nơi làm việc như: kèm cặp, chỉ bảo, luân chuyển hay thuyên chuyển… Vì nhân viên này còn thiếu nhiều kỹ năng trong việc quản lý mà chỉ có qua các lớp đào tạo thì mới có thể cải thiện được Mặc dù chi phí rất tốn kém nhưng Doanh nghiệp vẫn bỏ ra để đạt được lợi ích cho Công ty Vì thế sẽ cử một số nhân viên cấp quản lý của mình đi học tại Trường Đào tạo quản lý doanh nghiệp – CBAM Tại trường các nhà quản lý sẽ

được học về một số kỹ năng còn yếu, cần được đào tạo thêm như: Kỹ năng giao việc và giám sát thực hiện (Khóa học được thiết kế nhằm trang bị cho học viên

về những lý thuyết, kỹ thuật và công cụ ứng dụng để nâng cao kỹ năng giao việc cho nhân viên và giám sát hiệu quả việc thực hiện công việc của nhân viên:

Nắm vững các nguyên tắc giao việc

Nâng cao kỹ năng chọn đúng người và giao đúng việc

Biết đào tạo nhân viên đáp ứng các yêu cầu của công việc)

Ngoài ra còn một số kỹ năng khác như: kỹ năng tạo động lực, động viên nhân viên, kỹ năng quản lý thời gian và công việc hiệu quả

Sử dụng phương pháp đào tạo: cử đi học

Ưu điểm: Phương pháp này trang bị tương đối đầy đủ kiến thực cả lý thuyết và

thực hành cho học viên Là phương pháp có hệ thống nhất, mang lại kiến thức toàn diện nhất

Nhược điểm: Rất tốn kém về chi phí và thời gian Vì học viên có thể học tại

trường đào tạo trong vài tháng hoặc có thể lên tới 2- 3 năm thời gian này học viên không thể đi làm

Kết quả đạt được: rất cao, giúp cho học viên hiểu được từ lý thuyết đến thực

hành, sau khi đào tạo sẽ có các kỹ năng và trình độ chuyên môn vững vàng hơn không phí thời gian, tiền bạc và công sức bỏ ra

Tham dự các hội nghị, thảo luận

• Đây là phương pháp đào tạo bằng cách cử các nhà quản lý

Trang 6

đi dự hội thảo, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm.

Bài giảng, bài giảng bằng máy tính

• Đây là phương pháp đào tạo bằng cách sử dụng các tài liệu

đã được biên soạn sẵn (hoặc truyền tải qua mạng, phần

mềm máy tính) cho người học

3 Nghiên cứu tình huống

- Nhà quản trị được mô tả một tình huống ra quyết

định tại doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể

- Yêu cầu nhà quản trị nghiên cứu tình huống, phân

tích vấn đề, đề xuất các giải pháp và lựa chọn

phương án giải quyết

Cách tiến hành

Kiểm soát, quản lý việc thảo luận

Cho phép nhân viên tham gia

Hướng dẫn thảo luận

Ví dụ thực tế : Là một quản trị viên bán hàng của một cửa hàng bán quà tết có

chất lượng tốt Tuy nhiên, bánh mứt tết mà bố chồng chị quản trị viên thích và nhờ mua hộ lại không phải là nhãn hàng của công ty mình, nên chị này đã phải mua một nhãn hiệu khác để "chiều" theo đúng sở thích của bố chồng Cũng chính vì vậy

mà chị bị khách hàng của mình nghi ngờ và đòi huỷ bỏ đơn đặt hàng Đặt mình trong trường hợp chị quản trị viên bạn sẽ làm gì?

Nói một cách cụ thể khi nhà quản trị viên hoặc bất kì nhân viên nào trong công ty dùng hàng của đối thủ cạnh tranh bị khách hàng phát hiện và có suy nghĩ tiêu cực thì nhà quản trị phải làm thế nào?

Nhà quản trị phải phân tích tất cả các khả năng có thể gặp sự phản ứng của khách hàng đề ra các phương pháp rồi sau đó đánh giá và lựa chon.

Có thể mời khách hàng uống nước hoặc ăn bánh sản phẩm mẫu và nói chuyện một cách vui vẻ để lấy lại bình tĩnh cho khách hàng

"Nhãn hiệu này là một đối thủ cạnh tranh của công ty tôi Với vị trí trưởng nhóm bán hàng, tôi mua sản phẩm này về để nghiên cứu sản phẩm của đối thủ Do đó, những chiếc bánh này chỉ để phục vụ cho công việc".Giải thích về việc nói dối khách hàng trong tình huống này, chị Hằng cho rằng: "Nếu như chất lượng bánh của công ty tôi kém hơn đối thủ thật, thì đó là nói dối khách hàng Tuy nhiên, chị quản lí đã khẳng định với khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty Vì vậy, trong trường hợp này, nói dối không có mục xấu vì đó là một lời nói dối vô hại" Nhưng ý kiến này gặp phải sự phản đối là mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để nghiên cứu sao mua những 4, 5 hộp

Nếu khách hàng biết sự thật rằng chị quản lí mua bánh đó để "chiều" theo sở thích của ông bố chồng, thì chị Hằng sẽ nói với khách hàng rằng:"Ngoài việc nghiên cứu phục vụ, ông bố chồng tôi lại là người thích dùng hàng mang nhãn hiệu đó" Chị khẳng định: "Đây là hai việc không hề liên quan đến nhau"

Trang 7

Qua tình huống này, bà Ngô Thanh Thuỷ - Giám đốc khối các định chế tài chính Ngân hàng ANZ có 4 điều muốn chia sẻ "Thứ nhất, nếu là tôi, tôi sẽ nhận lỗi với khách hàng và nói sự thật, bởi vì sẽ trớ trêu hơn nếu chúng ta bị khách hàng phát hiện ra sự dối trá đó Thứ hai, chúng ta nên bình tĩnh xử lý tình huống và đặc biệt phải coi trọng đối tác Thứ ba, khi khách hàng nghi ngờ thì chúng ta chỉ có thể đánh tan sự nghi ngờ bằng cách chứng minh Không chỉ mời khách hàng ăn bánh của công ty mình, chúng ta còn phải mời khách hàng ăn thử sản phẩm của đối thủ

cạnh tranh nữa Khách hàng sẽ là người quyết định sản phẩm nào phù hợp với

khẩu vị của mình Và cuối cùng, phải biết khai thác điểm mạnh từ những tình huống trớ trêu đó"

Ưu điểm

 Nâng cao tính thực tiễn của giải quyết tình huống

 Nâng cao tính chủ động, sáng tạo của nhà quản trị

 Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông

 Nhà quản trị tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn / giải pháp mới từ phía học viên để làm phong phú nội dung giải quyết tình huống

 Các tình huống tốt có tính chất liên kết lý thuyết rất cao

Nhược điểm

 Quá trình này rất tốn thời gian, công sức và là một quá trình liên tục (vì tuổi thọ của một tình huống khá ngắn, do điều kiện môi trường kinh doanh thay đổi rất nhanh)

 Mặt khác, phương pháp nghiên cứu tình huống lại đòi hỏi những kỹ năng phức tạp như cách tổ chức tình huống bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức

và khuyến khích nhân viên thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện

 Khi sử dụng quá liều lượng nó có thể làm phản tác dụng vì chỉ chú trọng giải quyết các tình huống cụ thể và cho rằng thực tiễn luôn diễn ra như tình huống

 Tác động

 Nhà quản trị luôn phải cập nhật thông tin, kiến thức, kĩ năng mới

 Đầu tư thời gian để tiếp cận tình huống mới, thu thập xử lí thông tin và xây dựng tình huống

 Yếu tố khách quan: thiết bị, con người

4 Đóng vai

Mỗi nhà quản trị sẽ được ấn định một vai trò cụ thể trong một tình huống Họ được yêu cầu thể hiện vai trò, ảnh hưởng và tương tác với người khác

Cách tiến hành

 Người học nhập vai được cung cấp các thông tin nền tảng (cơ bản)

 Người học cần nghiên cứu kỹ bảng phân vai

 Nên tiến hành theo nhóm nhỏ

Trang 8

Ví dụ thực tế:

 Trong buổi đào tạo quản đốc tại xưởng may của công ty may Việt Tiến, phương pháp đóng vai đã được áp dụng Sau khi kịch bản được đưa ra một người đóng vai một kiểm soát viên đang cần kỷ luật công nhân nào đó vì anh ta vắng mặt nhiều lần, một người khác sẽ vào vai người công nhân đó Người kiểm soát viên sẽ làm bất cứ điều gì mà người đó nghĩ rằng phù hợp với địa vị đó của mình Hành động đó sẽ là cơ sở cho cuộc thảo luận nhóm

 Hiện nay thường được áp dụng nhiều trong phương pháp giảng dạy của các trường đại học Giảng viên thiết kế kịch bản phù hợp với môn học Học viên- những nhà quản trị tương lai sẽ vào vai và xử lý tình huống trong khoa QTKD cùa trường Đại học Mở TPHCM, các môn học như Hoạch định và tuyển dụng, Phát triển tổ chức, Lãnh đạo, Quản trị chuỗi cung ứng…giảng viên thiết kế kịch bản, sinh viên đóng vai diễn vận dụng kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân vào xử lý tình huống Cụ thể: trong môn Hoạch định và tuyển dụng, Giảng viên lên kịch bản tổ chức cuộc thi Chinh phục nhà tuyển dụng, sinh viên trong Lớp nhân lực 91 chia ra, 1 số sẽ đóng vai nhà tuyền dụng, còn lại thì đóng vai ứng viên đi xin việc, ứng viên viết đơn xin việc và được phỏng vấn bởi các nhà tuyển dụng Qua cuộc thi, sinh viên sẽ học được các kỹ năng viết hồ sơ xin việc, giao tiếp, đồng thời cũng được trải qua kinh nghiệm thực tế về tuyển dụng

Ưu điểm của phương pháp là ngoài học được những kiến thức về thực hành, học

viên còn có cơ hội được đào luyện những kỹ năng thực hành, nâng cao khả năng làm việc với con người và ra quyết định Học viên có khả năng phát triển các kỹ năng mới giúp học viên nhạy cảm với tình cảm của người khác Đồng thời cũng ít tốn kém chi phí khi thực hiện Phương pháp này cũng là biện pháp tốt để kích thích người học tham gia thảo luận và tham gia hoạt động đào tạo

Nhược điểm: Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi tốn nhiều công sức, thời gian để

xây dựng lên các tình huống mẫu Bên cạnh đó học viên khó khăn khi đưa ra các quyết định quản lý, nếu không tổ chức và kiểm soát tốt học viên không dám đưa ra nhận xét của mình và có thể người học dễ xem đóng vai như một trò chơi, không phải là hoạt động đào tạo và dễ bị trệch mục tiêu đào tạo

5 Trò chơi quản trị (quản lý)

Người học được chia thành nhiều đội, trong mỗi đội, nhân viên tham gia được yêu cầu ra các quyết định về các vấn đề liên quan như giá nguyên liệu, kế hoạch sản xuất, vay nợ tài chính…

Cách tiến hành

 Chia người học thành nhiều đội

 Cung cấp một tình huống mẫu (áp dụng chung)

 Phân tích các quyết định của các nhóm để tìm ra

 nhóm thắng cuộc

Trang 9

Ví dụ thực tế:

Công ty Vàng bạc đá quý PNJ đang thực hiện chương trình đào tạo nhân viên theo cách quản trị trò chơi Chuyên viên đào tạo yêu cầu học viên chia thành 3 nhóm khác nhau Các nhóm này đều phải cạnh với thị trường của các nhóm còn lại để lên kế hoạch tổ chức sản xuất một mẫu trang sức mới Mỗi nhóm phải xác định mục tiêu chủ yếu và có thể lựa chọn một số các quyết định khác nhau Người đào tạo sẽ cung cấp các tình huống mẫu ví dụ như phân tích thị trường và xem xét thị trường đã có loại sản phẩm tương tự như các nhóm đang dự định sản xuất chưa và cách giải quyết các tình huống đó Cuối cùng người đào tạo sẽ tổng hợp và phân tích các chiến lược của từng nhóm để tìm ra nhóm thắng cuộc

Ưu điểm

 Con người học được nhiều nhất bằng cách phán đoán những gì ảnh hưởng tới hoạt động của công ty từ thương trường Trò chơi rất hữu ích cho thực tập viên trong việc phải đương đầu với những rắc rối trong kinh doanh

 Trò chơi rất thú vị, hấp dẫn đối với thực tập viên vì tính sinh động hiện thực và tính cạnh tranh của nó

 Giúp các thực tập viên phát triển khả năng giải quyết các vấn đề cũng như phải tập trung đến yêu cầu để đưa ra chiến lược, hoạch định chính sách hơn

là đưa ra các quyết định đơn giản

 Trò chơi rất hữu ích trong việc phát triển khả năng lãnh đạo và khuyến khích khả năng hợp tác làm việc tập thể

Nhược điểm:

Các giải pháp mà học viên đưa ra còn rập khuôn và đơn điệu, nó không thể phong phú bằng kinh nghiệm thực tế trên thương trường

6 Mô hình hóa hành vi

Giúp cho nhà quản trị nâng cao và cải thiện kỹ năng giao tiếp Người học được học thông qua quan sát và tưởng tượng

Cách tiến hành

Chuẩn bị một băng hình (soạn thảo nội dung đặc biệt) để minh họa cho các người học các tình huống

Người học quan sát và rút ra kết luận

Ví dụ thực tế

Tập đòan Nissan những năm cuối thế kỉ 20 đã phải trải qua cuộc khủng hỏang nặng nề tưởng chừng không thể cứu vãn được Carlos Ghosn đã đến và làm một cuộc đại cách mạng vào tận sâu bên trong cốt lõi bộ máy tổ chức của nissan ông

đã mang đến những phuơng pháp đào tạo mới cho nhân viên của nissan, trong đó

có mô hình hóa hành vi Nissan thường xuyên tổ chức những lớp học cho các học viên được minh họa bằng hình ảnh từ những mô hình sản xuất tiên tiến để cải thiện năng suất và tiết kiệm chi phí, giảm bớt gánh năng tài chính cho doanh nghiệp… cho đến những phương thức làm tiếp thị và bán hàng độc đáo Nhờ đó những nhân

Trang 10

viên của nissan ở các cấp độ khác nhau đều có cơ hội cải thiện năng lực chuyên môn của mình, phục vụ đắc lực cho quá trình phục hưng của nissan

Ưu điểm:

 Người học được tiếp thu những thông tin cần thiết một cách sinh động, sát với thực tế trong thời gian ngắn nhất

 Có thể truyền đạt nội dung với một số lượng lớn học viên

Nhược điểm:

Khó nắm bắt được tình hình tiếp thu thông tin của từng học viên

III KẾT LUẬN:

Qua tìm hiểu, nhóm nhận thấy việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoàn thành và phát triển của một tổ chức Đó là một nhiệm vụ khá phức tạp đòi hỏi nhiều công sức tổng hợp, tìm hiểu chính xác về nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo và lựa chọn đối tượng phù hợp để có thể đào tạo đúng người đúng việc theo các phương pháp khác nhau Bên cạnh đó, trong quá trình tìm kiếm thông tin và khảo sát ở một vài công ty, nhóm đã bắt gặp sự lơ là hoặc thiếu nghiêm túc của những công ty tại Việt Nam trong vai trò quan trọng này Mong sao các doanh nghiệp cũng như người lao động hãy xem trọng việc đào tạo nghiệp vụ như là một bước nâng cấp chính bản thân người lao động cũng như tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, đỉnh cao cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 21/03/2016, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w