1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo chương trình khảo sát thực tập thực tế miền Tây đề tài: khảo sát các điều kiện phát triển du lịch và hoạt động du lịch tại 1 số tỉnh đồng bằng sông cửu long

42 3,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 2,37 MB

Nội dung

Báo cáo chương trình khảo sát thực tập thực tế miền Tây đề tài: khảo sát các điều kiện phát triển du lịch và hoạt động du lịch tại 1 số tỉnh đồng bằng sông cửu long bộ môn du lịch.Đối với sinh viên ngành du lịch thì được đi thực tập là điều vô cùng quan trọng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN DU LỊCH

_   _

BÁO CÁO

CHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT - THỰC TẬP THỰC TẾ MIỀN TÂY

VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lớp: Du lịch K04 Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015

Trang 2

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang i Nhận xét của giảng viên

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày….tháng….năm 2015

Trang 3

Trang ii

Trích yếu

Học đi đôi với hành, đó luôn là kim chỉ nam cho những ai đam mê học

tập và thật sự muốn làm chủ tri thức của mình Đặc biệt, đối với sinh viên

ngành du lịch thì được đi thực tập thực tế cơ sở là điều vô cùng quan trọng và

cũng chính là một cơ hội rất quý giá để cụ thể hóa kiến thức được học ở trường,

hiểu sâu và áp dụng những điều bổ ích đó vào thực tế Hiểu được mong mỏi

trên của sinh viên, ban giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn, cùng với các thầy cô thuộc bộ môn Du lịch đã tạo điều kiện cho chúng tôi

được đi thực tập và có cơ hội trải nghiệm, học hỏi những kiến thức vô cùng bổ

ích

Thông qua chuyến đi, chúng tôi đã thực sự được tận mắt quan sát những

điều kiện để phát triển du lịch (tự nhiên, nhân văn, cơ sở vật chất – kĩ thuật,…)

của từng địa phương, nhận diện được các hoạt động tham quan, khu du lịch,

điểm du lịch và tuyến du lịch, các sản phẩm du lịch đang được khai thác Đặc

biệt, hiểu rõ hơn về tính thời vụ trong phát triển du lịch của các địa phương

trong tuyến khảo sát Ngoài ra chúng tôi còn học hỏi thêm được nhiều kiến

thức bổ ích về chuyên môn, có cơ hội nâng cao những kĩ năng mềm và đặc biệt

là thắt chặt thêm mối quan hệ thầy trò, bạn hữu trong suốt chuyến thực tập Tất

cả những điều vừa nêu trên chính là hành trang vững chắc cho chúng tôi trong

bước đầu làm quen với nghề và với cuộc sống

Trang 4

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang iii

Lời cảm ơn

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân Văn, bộ môn Du lịch và các giảng viên hướng dẫn đã tạo điều

kiện cho chúng tôi tham gia chuyến thực tập thực tế cơ sở lần này và hơn hết đã

giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ dạy chúng tôi rất tận tình, chu đáo trong quá trình

chuẩn bị cũng như xuyên suốt chuyến thực tập

Chúng tôi xin cám ơn các bạn trong ban cán sự lớp và trong Đoàn - Hội

đã tích cực chuẩn bị chu đáo các khâu hậu cần cho chuyến đi và luôn quan tâm

đến sức khỏe, giữ gìn kỉ luật cho cả đoàn

Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cám ơn đến các thành viên của nhà xe

đã góp công sức không nhỏ giúp chuyến thực tập được thành công tốt đẹp

Trân trọng!

Nhóm 6

Trang 5

Trang iv

Mục lục

Trang

Nhận xét của giảng viên i

Trích yếu ii

Lời cảm ơn iii

Mục lục iv

Khái quát chương trình thực tập v

NỘI DUNG CHÍNH 1

1 Nhật kí hành trình 1

2 Minh họa cung đường tuyến thực tập qua bản đồ 4

3 Thông tin về các điểm tham quan theo ngày trong chuyến thực tập 5

3.1 Ngày 1 (7/4/2015) 5

3.2 Ngày 2 (8/4/2015) 9

3.3 Ngày 3 (9/4/2015) 13

3.4 Ngày 4 (10/4/2015) 15

4 Nhận xét về các loại hình du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long 18

4.1 Khái quát chung về các loại hình du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 18

4.2 Nhận xét về các loại hình du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long 19

4.2.1 Du lịch sinh thái tại Đồng bằng sông Cửu Long 19

4.2.2 Du lịch văn hóa tại Đồng bằng sông Cửu Long 22

4.2.3 Du lịch homestay tại Đồng bằng sông Cửu Long 25

4.2.4 Du lịch nghỉ dưỡng biển tại Phú Quốc (Kiên Giang) 28

5 Nhận xét về chuyến khảo sát thực tập 30

KẾT LUẬN 33

Tài liệu tham khảo 34

Trang 6

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang v

Khái quát chương trình thực tập

- Chuyên đề: Chương trình khảo sát - Thực tập thực tế miền Tây

 Tuyến: TP.HCM - Đồng Tháp – An Giang – Hà Tiên – Cần Thơ

– TP.HCM

 Thời gian: 4 ngày 3 đêm (7 – 10/4/2015)

 Phương tiện: đi, về bằng xe ô tô

- Giảng viên hướng dẫn

 TS Ngô Thanh Loan (Trưởng đoàn)

 ThS Trần Duy Minh

 Thầy Nguyễn Quang Vũ

 Cô Dương Thị Hữu Hiền

- Nhóm học tập: Nhóm 6

Để hoàn thành chuyến thực tập thực tế cơ sở và viết báo cáo thực tập,

nhóm chúng tôi đã tự đặt ra những mục tiêu như sau:

 Chú trọng áp dụng các kiến thức được học trên lớp để quan sát

thực tế nhằm hiểu sâu hơn, đồng thời tìm cách vận dụng khi có cơ hội

 Tập dần các thói quen, kĩ năng trong nghề như giữ gìn kỉ luật,

trang phục đúng quy cách, thuyết trình, hoạt náo trước đám đông,…

 Cố gắng hòa đồng và xây dựng tình thầy trò, tình đoàn đoàn kết

giữa các thành viên trong nhóm, trong lớp ngày càng chặt chẽ hơn

Để hoàn thành những mục tiêu trên, nhóm chúng tôi đã có sự phân chia

công việc như sau (trong khâu chuẩn bị trước chuyến đi và khâu viết báo cáo):

Trang 7

Trang vi

Họ & Tên Mã số sinh

Nguyễn Thị Ngọc

Bích 1356180003 Tổng quan TP Hà Tiên

Nhận xét về loại hình du lịch homestay tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Võ Khánh Duy 1356180008 Các địa điểm du lịch dọc kênh

Thông tin các địa điểm trong chuyến thực tập

Nguyễn Văn Giàu 1356180016 Người Chăm và người Khơ - me tại

An Giang

Thông tin các địa điểm trong chuyến thực tập

Không hoàn thành nhiệm vụ phân công

Nguyễn Khánh Hà 1356180018 Các địa điểm tham quan trên núi

Cấm

Thông tin các địa điểm trong chuyến thực tập

Thường xuyên vắng họp

Chiêm Tú Linh 1356180038 Quốc lộ N1, cây thốt nốt Viết phần nhận xét sau chuyến đi (bài

học, kinh nghiệm và khuyết điểm) Hồng Văn Lợi 1356180043 Kênh Vĩnh Tế, Thoại Ngọc Hầu Nhận xét về loại hình du lịch văn hóa

tại ĐBSCL

Làm việc thiếu trách nhiệm

Nguyễn Phước Tiến

(Nhóm trưởng) 1356180094

Huyện Tịnh Biên, rừng Tràm Trà

Sư, Bảy núi An Giang

Phân chia công việc, viết các phần còn lại, sửa chữa và trình bày báo cáo

Trần Thanh Thúy Vi 1356180111

Các địa điểm tham quan của Thập cảnh Hà Tiên (Mũi Nai, Thạch Động)

Nhận xét về loại hình du lịch nghĩ dưỡng biển tại tại Phú Quốc (Kiên Giang)

Phạm Hoàng Vỹ 1356180112

Các địa điểm tham quan của Thập cảnh Hà Tiên (cửa khẩu Xà Xía, chùa Tam Bảo)

Thông tin các địa điểm trong chuyến thực tập

Làm bài không cẩn thận và đầu tư

Trang 8

6h35 Đoàn di chuyển trên cao tốc Trung Lương 7h15 Đoàn dùng điểm tâm tại Mekong Rest Stop Tiền Giang và tham quan 7h50 Đoàn tiếp tục di chuyển trên quốc lộ 1A hướng đi cầu Mỹ Thuận sau đó rẽ sang

quốc lộ 80 qua TP Sa Đéc – Đồng Tháp 9h30 Đoàn tới TP Sa Đéc

9h40 – 10h30 Đoàn đến tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, nghe thuyết minh và tham quan học

tập

10h45 – 11h15 Đoàn dừng tại trạm dừng chân Út Thẳng sau đó di chuyển đến TP Long Xuyên

11h45 Đoàn đến phà Vàm Cống 12h20 – 13h05 Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng Đông Xuyên - Long Xuyên

CHIỀU

VÀ TỐI

Theo quốc lộ 91

– TP Châu Đốc

15h – 15h20 Đoàn dừng tại Làng cá bè Tân Phong tham quan và nghe thuyết minh

15h35 – 15h55 Đoàn đến làng thổ cẩm người Chăm, nghe thuyết minh và tham quan

16h – 16h15 Đoàn đến trước cổng thánh đường Hồi Giáo Ehsan nghe thuyết minh

16h30 – 17h50 Đoàn di chuyển bằng thuyền trên kênh Vĩnh Tế đến tham quan các di tích ở núi

Sam: Miếu Bà Chúa Xứ, chùa Tây An và lăng Thoại Ngọc Hầu

18h15 Tập trung và di chuyển về khách sạn 18h20 Đoàn check-in, dùng bữa tối và nghỉ ngơi tại khách sạn Đông Nam

Buổi tối Khảo sát dịch vụ tại TP Châu Đốc

NGÀY 2: CHÂU ĐỐC – TP HÀ TIÊN

Trang 9

10h00 – 10h30 Lên xe trung chuyển, di chuyển về bãi đỗ xe

10h45 Lên xe, di chuyển đến địa phận thành phố Hà Tiên

11h10 Đoàn di chuyển ngang qua địa phận Ba Chúc 12h30 Đoàn dừng chân tại Hà Tiên, dùng cơm trưa và nghỉ ngơi

14h35 Đoàn tập trung lên xe, di chuyển đến Thạch Động 14h40 – 15h20 Tham quan Thạch Động

15h40 Đoàn đến tham quan cửa khấu Xà Xía (cửa khẩu Hà Tiên) 15h50 Đoàn tập trung về lại xe, bắt đầu đi đến Mũi Nai

16h10 – 17h30 Tham quan biển Mũi Nai 19h00 Check-in tại khách sạn và ăn tối tại khách sạn Dủ Hưng Buổi tối Khảo sát và tham quan tự do tại TP Hà Tiên

NGÀY 3: TP HÀ TIÊN – RẠCH GIÁ – CẦN THƠ

11h45 - 12h30 Ăn trưa tại Rạch Giá (quán Sáu Minh) rồi khởi hành về Cần Thơ

18h10 Đoàn check-in tại khách sạn Á Châu

Trang 10

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 3

Buổi tối Khảo sát các dịch vụ về đêm ở Cần Thơ

NGÀY 4: CẦN THƠ – VĨNH LONG – TP HCM SÁNG TP Cần Thơ quốc

điểm tham quan tại cù lao

9h45 Đoàn dừng chân tại lò gạch cũ, tiến hành tham quan học tập (10h10’ rời khỏi lò

gạch để đến địa điểm tiếp theo) 10h25 Đoàn đến cù lao Minh: ghé nhà dân, tham quan quá trình làm bánh cốm nổ, kẹo

dừa, bánh tráng, rượu Sau đó đoàn dùng bữa tráng miệng và nghỉ ngơi, mua sắm quà lưu niệm

10h50 Đoàn đi bộ vào làng, đến nhà Út Trinh tham quan loại hình du lịch homestay và

dùng bữa trưa, nghe đờn ca tài tử, tham quan nhà Út Bình

14h45 Đoàn lên xe về TP.HCM Trên xe nghe thuyết minh bổ sung về những điểm đã

tham quan, tổ chức sinh hoạt và giáo viên theo đoàn nhận xét về chuyến đi 17h30 Về đến cơ sở Đinh Tiên Hoàng của trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân

Văn TP.HCM

Trang 11

Trang 4

2 Minh họa cung đường tuyến thực tập qua bản đồ

Chú thích:

A: Đại học khoa học xã hội và

nhân văn – Cơ sở Đinh Tiên

Hoàng

B: Mekong Rest Stop Tiền

Giang

C: Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

D: Cơ sở nem Út Thẳng – Lai

Vung

E: Phà Vàm Cống

F: Làng cá bè Tân Phong, làng

dệt thổ cẩm Chăm và thánh

đường hồi giáo Ehsan

G: Các địa điểm du lịch tại núi

Trang 12

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 5 Hình 1: Mekong Rest stop (Nguồn: Internet)

I, K: Một số địa điểm dọc kênh

 Sau đó theo đường 23A ra quốc

lộ 1A về trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Cơ sở Đinh Tiên Hoàng

3.1 Ngày 1 (7/4/2015)

3.1.1 Trạm dừng chân Mekong Rest Stop Tiền Giang

Trạm dừng chân Mekong Rest Stop nằm ở quốc lộ 1A, Châu Thành, Tiền Giang Trạm dừng chân Mekong Rest Stop Tiền Giang nối liền ba vùng TP.HCM, miền Tây và Đông Nam Bộ

Ngay khi vừa đặt chân đến đây, du khách sẽ cảm nhận được không khí trong lành của vùng sông nước Du khách được thưởng thức các món ăn dân giã rất ngon vùng đồng bằng nam

bộ như: cá tai tượng chiên xù cuốn bánh tráng và đặc biệt là hủ tiếu Mỹ Tho

Với cơ sở hạ tầng hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phong cảnh

đẹp Mekong Rest Stop đã thu hút rất nhiều đoàn du khách du lịch trong và ngoài

nước dừng chân trong chuyến hành trình khám phá vùng đất phương Nam.1

3.1.2 Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2,

thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp Do ông Huỳnh Cẩm Thuận xây dựng vào

năm 1895

1

http://www.hotel84.com/nha-hang/mekong-rest-stop-tien-giang.html

Trang 13

cổ còn nổi tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới giữa cô Marguerite Duras (Pháp) với ông Huỳnh Cẩm Thuận vào những năm đầu thế kỷ 20 Năm 2008, nhà cổ đã được chứng nhận là di tích cấp tỉnh, và

đã được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2009

Với ngôi nhà vẫn còn khá nguyên vẹn, thuyết minh viên về ngôi nhà có sự hiểu biết về ngôi nhà cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền thì

ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê đã khai thác du lịch ngày càng hiệu quả.2

các món ăn truyền thống, đặc sản của

tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng Nam

bộ nói chung như cá lóc nướng chuôi,

chuột nướng,… đặc biệt là món nem

Lai Vung đặc sản của tỉnh Đồng Tháp

Với lợi thế là nằm gần bến phà Vàm Cống nối liền hai tỉnh Đồng Tháp và

tỉnh An Giang, và đặc biệt đây là cơ sở sản xuất nem Lai Vung lớn của tỉnh Đồng

Tháp nên nơi đây luôn là điểm ghé mua quà lưu niệm của các đoàn khách du lịch.3

3.1.4 Làng cá bè

Nằm trên quãng sông chảy từ thành phố Châu Đốc đến Cồn Tiên, làng cá

bè là một địa điểm không thể bỏ qua khi đến An Giang

3

http://thuonghieutoancau.vn/vi/info/CO-SO-NEM-LAI-VUNG-UT-THANG-13080.html

Trang 14

Được coi là “đặc sản” của vùng

Châu Đốc (An Giang), làng cá bè trên

sông Hậu mang đặc trưng của vùng

sông nước miền Tây đang trở thành

điểm thu hút khách du lịch Trong bè,

người dân chủ yếu nuôi các loại cá như

tra, ba sa, nhằm phục vụ nhu cầu xuất

khẩu

Làng cá bè không những là nơi

cư ngụ của các hộ dân làm nghề nuôi

cá như trước mà ngày nay dần trở thành

điểm tham quan lí thú cho du khách

đến khám phá, tìm hiểu về cuộc sống bà con làm cái nghề nổi tiếng nơi này Với

những chuyến du lịch đến Châu Đốc, nếu không ghé qua làng cá bè thì hành trình

đã mất đi hơn nửa sự thú vị.4

3.1.5 Làng dệt thổ cẩm Chăm

Qua phà Châu Giang để đến với Cồn Tiên, nơi có cộng đồng người Chăm sinh sống tại An Giang Làng bình yên với những thánh đường Hồi giáo cùng nhiều ngôi nhà sàn truyền thống độc đáo Đến với làng Chăm, du khách có dịp hiểu biết thêm về văn hóa, sản phẩm dệt thủ công và thưởng thức hương vị ẩm thực độc đáo nơi đây

Nghề dệt của người Chăm ra đời khá sớm, là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người Chăm ở An Giang Thổ cẩm của người Chăm với những hoạ

tiết hoa văn phong phú, độc đáo đã chiếm được cảm tình của nhiều du khách trong

nước và quốc tế Vì vậy hiện nay nhiều làng dệt đã trở thành một điểm dừng chân

cho du khách ghé thăm, quan sát và tìm hiểu về quá trình làm nên những sản phẩm

tinh tế có giá trị cao này 5

Trang 15

Trang 8

Hình 6: Thánh đường Hồi giáo Ehsan

đang sửa chữa (Nguồn: tác giả)

Hình 7: Miếu Bà Chúa Xứ (Nguồn: tác giả)

3.1.6 Thánh đường hồi giáo Ehsan

Ehsan được xem là một thánh đường tiêu biểu có lối kiến trúc độc đáo mang đậm tính tôn giáo của cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi

Thánh đường hồi giáo Ehsan nằm trong xã Đa Phước, huyện An Phú,

An Giang Thánh đường Hồi giáo được xây dựng năm 1937, tu sửa và tôn tạo vào năm 1992, là công trình kiến trúc văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Chăm Nơi đây thu hút số lượng lớn người Chăm tề tựu về hành

lễ, sinh hoạt văn hóa cũng như khách

du lịch bốn phương đến chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo và chiêm ngưỡng

cảnh đẹp 6

3.1.7 Cụm du lịch Núi Sam

3.1.7.1 Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là một di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng của tỉnh An Giang Đây

là một công trình kiến trúc đẹp và tôn nghiêm, là “Ngôi miếu lớn nhất Việt Nam” có “Tượng Bà bằng đá sa thạch xưa và lớn nhất Việt Nam”

Hằng năm hàng vạn người đổ về đây tham gia lễ hội “Vía Bà Chúa Xứ núi Sam” cùng với nhiều hoạt động thú

vị, sôi nổi Miếu Bà Chúa Xứ ngày nay đã trở thành một điểm đến thu hút khách

bốn phương tham quan, cúng bái, hành hương, cầu mong những điều thiêng liêng

Trang 16

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 9

Hình 8: Chùa Tây An (Nguồn: tác giả)

Hình 9: Lăng Thoại Ngọc Hầu (Nguồn: tác giả)

Tọa lạc tại ngã ba dưới chân núi Sam (Châu Đốc, An Giang) Chùa Tây An

được biết đến như là một biểu tượng lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt

Nam và Ấn Độ

Kiến trúc ngôi chùa độc đáo, ấn tượng bởi sự kết hợp hài hòa giữa phong cách vườn tháp, điêu khắc thuần Việt và nét tỉ mỉ, cầu kì, sặc sỡ của dấu ấn kiến trúc Ấn Độ

Đây là một điểm không hề xa lạ với bất kì du khách nào đã đến Châu Đốc và ngày càng thu hút nhiều hơn lượt du khách đến tham quan, tìm hiểu 8

3.1.7.3 Lăng Thoại Ngọc Hầu

Lăng Thoại Ngọc Hầu là một

trong số nhiều di tích ở chân núi Sam

Đây là một công trình kiến trúc bề thế,

tuyệt mỹ, mang ý nghĩa văn hóa, lịch

sử, kiến trúc cao

Lăng vừa là lăng mộ, vừa bao gồm

đền thờ Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại

Ngọc Hầu) – một vị quan triều

Nguyễn đã có những cống hiến vĩ đại

cho vùng đất này Nơi đây thu hút du

khách đến thưởng ngoạn không gian

yên bình và quan trọng hơn là thể hiện lòng thành kính đối với những bậc tiền

nhân thuở trước 9

Trang 17

Trang 10

Hình 10: Hồ Thủy Liêm trên núi Cấm (Nguồn: tác giả)

Hình 11: Chùa Tam Bảo (Nguồn: tác giả)

Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) là nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang bởi

dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và xanh tươi Trên núi có rất

nhiều danh lam, thắng cảnh cũng như một số điểm tham quan thú vị dọc theo lối

mòn từ chân lên tới đỉnh núi như chùa Phật Lớn, chùa Linh Phước, tượng phật Di

Lặc,…

Ngoài ra, khu du lịch Núi Cấm

được xây dựng và dần hoàn thiện với

hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, vui

chơi góp phần hoàn thành quy trình

“viếng chùa – thưởng ngoạn – giải trí

– thư giãn và ẩm thực”, hứa hẹn sẽ là

một điểm đến khó bỏ qua.10

3.2.2 Các điểm tham quan trong “Thập cảnh Hà Tiên”

3.2.2.1 Chùa Tam Bảo (Sắc Tứ Tam Bảo tự)

Chùa Tam Bảo do Thống binh Mạc Cửu dựng vào năm 1730, nay ở số

328, tổ 2, ấp Ao Sen, đường Phương Thành, thị xã Hà Tiên

Khuôn viên chùa có 16 mộ tháp

Ở điện phật, có pho tượng đức phật A

Di Đà bằng đồng Phía trước chùa là tượng Quan Âm Bồ Tát đứng trên đài sen Cổng chùa có hai câu đối: “Nhất trần bất nhiễm bồ đề địa/ Vạn thiện đồng qui bát nhã môn” (ý: ở đây không nhiễm bụi trần)

Di tích lịch sử văn hoá chùa Tam Bảo là địa điểm du lịch hành hương hấp

dẫn trong các chuyến tour du lịch tỉnh Kiên Giang và vùng Tây Nam Bộ.11

Trang 18

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 11

Hình 12: Lăng Mạc Cửu (Nguồn: tác giả)

Hình 13: Cửa Thạch Động (Nguồn: Internet)

Lăng Mạc Cửu là một công trình kiến trúc khá đồ sộ, nằm trên đường Mạc

Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc thị xã Hà Tiên, Kiên Giang Là một trong “Hà

Tiên thập cảnh”, nước non hữu tình làm mê lòng khách phương xa

Đây là công trình có giá trị lịch

sử gần 3 thế kỷ tọa lạc trên thắng cảnh

quốc gia núi Bình San Du khách đến

viếng thăm lăng sẽ được nghe những

câu chuyện về dòng họ Mạc, một

dòng họ có nhiều công lao trong việc

khai thác và trấn giữ đất Hà Tiên

Tuy nhiên, việc giữ gìn một di

sản dân tộc như vậy còn kém: dọc

đường lên viếng mộ ông có thể thấy

rất nhiều rác thải nhưng không được

dọn dẹp, gây phản cảm cho du khách 12

3.2.2.3 Thạch Động

Còn được gọi là Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây), đây là ngọn núi đá vôi dựng đứng như một ngọn tháp, đường kính chân chừng 45m nhưng cao đến 93m so với mặt nước biển

Địa hình caxtơ tập trung, bao gồm hệ thống hang động kỳ ảo trong lòng ngọn tháp đá, với nhiều thạch nhũ hình thù lạ mắt Đây cũng chính

là nơi phát tích truyện cổ tích Thạch Sanh Bên trong Thạch Động có chùa Tiên Sơn được xây dựng năm 1790

Thạch động được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm

1989 Thạch động là một địa điểm không thể bỏ qua khi đến Hà Tiên.13

13

http://bazantravel.com/thach-dong-ha-tien/

Trang 19

Trang 12

Hình 14: Biển Mũi Nai (Nguồn: tác giả)

Hình 15: Cửa khẩu Hà Tiên (Nguồn: tác giả)

3.2.2.4 Mũi Nai (Lộc Trĩ thôn cƣ)

Nằm ven bờ vịnh Thái Lan, xã Mỹ Đức, cách trung tâm thị xã Hà Tiên

5km, là Mũi Nai - một bán đảo nhỏ cao 100m nhô mình ra biển, hình dạng giống

như đầu một con nai đang nhếch mỏm

Bờ biển cát nâu Mũi Nai có hai

bãi cát đẹp là Bãi Nô (nằm cạnh xóm

chài, nhiều nhà cửa nên đông vui) và

Bãi Bằng (cát phẳng, thích hợp tắm

biển) Với hệ thống xe trượt ống dài

đưa du khách lên lầu Vọng Cảnh trên

đỉnh núi Tà Pang

Được công nhận thắng cảnh

quốc gia 1/1989, Mũi Nai là bãi tắm

tuyệt đẹp để ngắm hoàng hôn trên

biển.14

3.2.3 Cửa khẩu Xà Xía (cửa khẩu Hà Tiên)

Cách thị xã Hà Tiên khoảng 7km, cửa khẩu quốc tế Hà Tiên nằm trên quốc lộ 20 Xà Xía, Mỹ Đức, Hà Tiên, nối với Lốc, tỉnh Kampot, Campuchia

Cột mốc 313 biên giới Việt Nam - Campuchia được khởi công xây dựng, nằm giữa cặp cửa khẩu quốc tế của hai nước và cũng nằm trên tuyến đường Xuyên Á - hành lang ven biển từ Thái Lan – Campuchia - Việt Nam qua địa phận tỉnh Kampop (Campuchia) và tỉnh Kiên Giang (Việt Nam)

Việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới góp phần phát triển du lịch

các tỉnh giáp biên giới của nước ta.15

15

http://tourdulich.org.vn/thong-tin-du-lich/du-lich-cua-khau-ha-tien/

Trang 20

Chùa Hang cao 181m thuộc sơn hệ Hòn Chông, toạ lạc nơi chân núi An

Hải Sơn, thuộc xã An Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam

Hải Sơn Tự nằm trọn vẹn trong một hang rất lớn có hai cửa rộng: cửa hướng Tây thông ra biển, cửa hướng Bắc nối tiếp với con đường dẫn vào Chùa từ đất liền Có nhiều tượng Phật thuộc hệ phái Nam Tông, các thạch nhũ tạo thành nhiều hình thù lạ mắt, khi gõ vào âm thanh ngân lên như tiếng chuông

Ở đây có thể tham quan Hòn Phụ Tử, Kim Cương động, , là một trong ba địa điểm tham quan quan trọng trong thắng cảnh Hòn Chông nổi tiếng.16

3.3.1.2 Hòn Phụ Tử

Hòn Phụ Tử nằm trên eo biển

Khu du lịch Chùa Hang, thuộc xã Bình

An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang,

được xem là biểu tượng cho cảnh đẹp

Kiên Giang, và được công nhận là danh

lam thắng cảnh quốc gia vào năm 1989

Hòn lớn cao chừng 33,6 mét

được hình dung là cha và khối đá nhỏ

hơn chừng 32,9 mét là con Hai bên Hòn

Phụ Tử là hai đảo có hình dáng giống như một con thỏ quỳ hai chân sau để giỡn

với sóng biển Thiên nhiên khéo tạo cho Kiên Giang một cảnh quan kỳ thú Có

người ví phong cảnh Hòn Chông là “Vịnh Hạ Long của Phương Nam.”17

17

http://bazantravel.com/hon-phu-tu-ha-tien/

Trang 21

Trang 14

Hình 19: Nhà hàng tại khách sạn Cửu Long

(Nguồn: tác giả)

Gắn liền với các truyền thuyết và gắn liền với các sự kiện lịch sử, đặc biệt

là sự kiện khoảng 3 giờ 45 phút ngày 9 tháng 8 năm 2006, phần Phụ của hòn Phụ

Tử đã đột ngột ngã xuống biển làm cho hòn Phụ Tử ngày càng nổi tiếng và thu hút

càng nhiều khách du lịch

3.3.2 Đình Bình Thủy

Đình Bình Thủy còn gọi là Long Tuyền Cổ Miếu, toạ lạc trên đất phường

Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ

Đình Bình Thủy là một công

trình có giá trị về kiến trúc ở miền Tây

Nam Bộ, vùng đất mới khai phá với

những mảng chạm, những họa tiết

trang trí, khắc gỗ rất tinh tế và sinh

động mang nhiều nét kiến trúc dân tộc

Hằng năm vào các ngày cúng đình, lễ

thượng điền hạ điền, người dân tổ chức

cúng bái, các trò chơi dân gian, hát

Liên tục trong ba năm từ

2008-2010 nhà hàng khách sạn Cửu Long liên tiếp được bình chọn và nhận cúp Top ten 3 sao hàng đầu Việt Nam do

Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt Nam trao tặng, đạt huy

chương vàng tại liên hoan ẩm thực toàn quốc năm 2009

Ngày đăng: 12/01/2016, 15:12

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w