Khái quát chung về các loại hình du lịch tại Đồng bằng sông Cửu

Một phần của tài liệu Báo cáo chương trình khảo sát thực tập thực tế miền Tây đề tài: khảo sát các điều kiện phát triển du lịch và hoạt động du lịch tại 1 số tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

4. Nhận xét về các loại hình du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long

4.1. Khái quát chung về các loại hình du lịch tại Đồng bằng sông Cửu

hiện nay

Ngày 23/01/2015, bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 194/QĐ - BVHTTDL phê duyệt đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).26

Theo đó, các sản phẩm du lịch đặc thù này xây dựng dựa trên các loại hình du lịch hiện có tại ĐBSCL. Như có thể thấy hiện tại khu vực ĐBSCL phát triển rất nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tham quan, du lịch tâm linh, du lịch homestay, du lịch nghĩ dưỡng biển,… Hiện tại ĐBSCL có 13 tỉnh, thành, với mỗi tỉnh, thành lại có thế mạnh về các loại hình du lịch khác nhau. Hơn nữa có những loại hình du lịch thực sự chưa thật sự tạo thành điểm nhấn riêng và cần đầu tư phát triển hơn nữa.

Trong bài báo cáo của nhóm, nhóm chỉ tập trung khái quát và nhân xét về các loại hình tiêu biểu, nổi bật và sẽ có tiềm năng phát triển nhiều hơn trong tương lai. Như đã đề cập, các loại hình du lịch hiện có ở ĐBSCL bao gồm: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tham quan, du lịch tâm linh, du lịch homestay, du lịch nghĩ dưỡng biển,… Với các loại hình du lịch tham quan và du lịch tâm linh, chúng tôi sẽ đề cập và trình bày trong loại hình du lich văn hóa vì cách thức tổ chức, tham quan và trải nghiệm của hai loại hình này tại ĐBSCL mang nhiều đặc trưng của trải nghiệm văn hóa. Chính vì thế trong phần trình bày của nhóm sẽ gồm các loại hình du lịch sau đây:

 Loại hình du lịch sinh thái được phát triển tại các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu với sản phẩm du lịch sinh thái, tìm hiểu đa dạng sinh học vùng sinh cảnh đất ngập nước nội địa, đa dạng sinh học vùng sinh cảnh đất ngập nước ven biển,…

 Loại hình du lịch văn hóa phát triển tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang với sản phẩm du lịch tìm hiểu các di sản văn hóa, tìm hiểu giá trị văn hóa đờn ca tài tử, tìm hiểu văn hóa Khơ - me, tìm hiểu văn hóa tâm linh, lễ hội,…

 Loại hình du lịch homestay tại TP. Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp với việc trải nghiệm sông nước - ở tại nhà dân, tìm hiểu cuộc sống, văn hóa sông nước, tham quan trải

26

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 19

Hình 26: Rừng tràm Trà Sƣ (Nguồn: Internet)

nghiệm cuộc sống cộng đồng gắn với những giá trị cảnh quan sông nước và văn hóa bản địa tại ĐBSCL.

 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển phát triển chủ yếu tại Kiên Giang. Có thể nói đây là loại hình du lịch hy hữu tại ĐBSCL vì chỉ có tại Phú Quốc (Kiên Giang) phát triển đúng mức.

4.2. Nhận xét về các loại hình du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long 4.2.1. Du lịch sinh thái tại đồng bằng sông Cửu Long 4.2.1. Du lịch sinh thái tại đồng bằng sông Cửu Long

4.2.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái

Cũng như khái niệm “du lịch”, du lịch sinh thái có nhiều định nghĩa khác nhau tùy vào quan điểm của từng nhà nghiên cứu. Trong đó, Hector Ceballos- Lascurain, một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái, định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này”

Còn theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”

Vậy có thể hiểu đơn giản, du lịch sinh thái là loại hình du lịch tìm về thiên nhiên, về những giá trị cổ truyền. Trong thời đại văn minh công nghiệp, sống giữa tiếng ồn và khói bụi, nhịp sống dồn dập,... khiến con người mong muốn tìm về tự nhiên. Do đó, du lịch sinh thái hiện là một trong những loại hình thu hút lượng khách du lịch lớn. 27

4.2.1.2. Khái quát du lịch sinh thái tại đồng bằng sông Cửu Long

Việt Nam được mệnh danh là “rừng vàng biển bạc”, được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều điều kiện để phát triển du lịch như đường bờ biển dài hơn 3000 km, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm... nên có thể nói ở nước ta,

27 http://www.123doc.vn/document/77403-tiem-nang-va-dinh-huong-phat-trien-du-lich-sinh-thai-vung-

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 20

Hình 27: Sếu đầu đỏ ở Tràm Chim – Đồng Tháp (Nguồn: Internet)

nơi nào cũng có thể phát triển du lịch sinh thái.

Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có ưu thế rõ nhất. Được bồi đắp bởi phù sa màu mỡ của sông Cửu Long với 2 nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng rừng xanh và biển đảo đã hình thành cho vùng một hệ sinh thái đa dạng, tạo nên những cảnh quan đặc sắc, hấp dẫn. Nơi đây có những vườn quốc gia, sân chim, vườn cò với vô số chim muông và động thực vật quý; nhiều vườn hoa rực rỡ sắc màu và vườn cây ăn trái bạt ngàn, trĩu quả... và những lễ hội, nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc.

ĐBSCL nằm ở cực nam của Tổ quốc, phía đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, đông và nam giáp biển Đông, bắc giáp Campuchia, tây giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Vì có vị trí đặc thù nên nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, thuận lợi cho việc giao lưu về kinh tế, văn hóa, du lịch... trên đất liền và trên biển giữa các nước trong khu vực và thế giới.

Dòng sông Mekong bồi đắp

phù sa cho ĐBSCL màu mỡ, hệ thống kênh rạch chằng chịt giao thoa cùng núi rừng cộng với hệ thống biển đảo đã hình thành một hệ sinh thái đa dạng, kiến tạo những cảnh quan đặc sắc, hùng vĩ, chứa bao điều kỳ thú mời gọi du khách gần xa. Đó là rừng dừa Bến Tre xanh ngát cho trái xum xuê và những sản phẩm từ dừa; Tràm Chim Tam Nông, làng nghề hoa kiểng Sa Đéc (Đồng Tháp) nổi tiếng; chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng (Cần Thơ) đa dạng mặt hàng; biển đảo Hà Tiên và Phú Quốc (Kiên Giang) với hàng trăm đảo nhấp nhô giữa biển khơi gió lộng; phong cảnh vùng Thất sơn (An Giang); rừng đước Năm Căn, đất mũi Cà Mau... đã đi vào lịch sử. Đặc biệt là những cánh đồng lúa vàng mênh mông cò bay thẳng cánh, những xóm thôn quây quần bên các dòng kênh dài miên man hoà quyện với một không gian sông nước ngút ngàn, thơ mộng… cuốn hút và hấp dẫn khách phương xa.28

4.2.1.3. Nhận xét

28 http://www.tai-lieu.com/tai-lieu/chuyen-de-thuc-trang-lien-ket-du-lich-sinh-thai-vung-dong-bang-song- cuu-long-28818/

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 21

Ƣu điểm

Tiềm năng du lịch ĐBSCL là rất lớn và khả năng phát triển đa dạng, phong phú. ĐBSCL đang khảo sát, tìm hiểu, quy hoạch phát triển du lịch; từng bước đầu tư hệ thống cơ sở vật chất cho ngành du lịch; tạo các sản phẩm du lịch đặc thù của vùng sông nước đồng bằng và biển đảo, nâng cao chất lượng dịch vụ, liên kết vùng, tour tuyến để phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng.

Thời gian qua, ĐBSCL đã tổ chức thành công các sự kiện du lịch, lễ hội Văn hoá - Thể thao và Du lịch mang tầm khu vực và quốc gia, như: Liên hoan Du lịch ĐBSCL, Năm Du lịch quốc gia miệt vườn sông nước Cửu Long 2008, lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ hội vía Bà Chúa Xứ, lễ hội Ok om bok và đua ghe ngo, đua bò Bảy Núi, “Những ngày văn hoá Mêkong - Nhật Bản”, các hội thảo, hội chợ, triễn lãm và các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch trong nước và nước ngoài đã để lại những ấn tượng rất tốt đẹp. Đó là những kết quả đáng khích lệ của du lịch ĐBSCL.

Nhƣợc điểm

Tuy nhiên, sở hữu nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, song du lịch vùng ĐBSCL nhiều năm nay phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Thiếu sản phẩm du lịch đặc trưng, sự liên kết vùng dù đã có nhưng hết sức lỏng lẻo. Điểm yếu lớn nhất của du lịch ĐBSCL là thiếu một “nhạc trưởng”.

Hầu hết các địa phương trong vùng đều dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có để phát triển du lịch. Do vậy, các sản phẩm du lịch chủ yếu tập trung vào việc: chở khách tham quan bằng tàu, thuyền; đưa khách tham quan miệt vườn; biểu diễn đờn ca tài tử; tham quan tìm hiểu tại các Vườn quốc gia. Du khách chỉ cần đến một tỉnh là biết sản phẩm du lịch của cả vùng. Chính tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch sông nước, du lịch sinh thái giữa các địa phương trong vùng diễn ra phổ biến đã làm giảm tính hấp dẫn của du lịch ĐBSCL.

Ngoài việc sản phẩm du lịch bị trùng lặp, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc du lịch ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng như nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thiếu đồng bộ; nguồn nhân lực vừa thiếu vừa yếu, đội ngũ làm công tác quản lý du lịch còn mỏng,… Tuy nhiên, nguyên nhân lớn nhất là thiếu một “nhạc trưởng” dẫn dắt, khiến cho việc liên kết phát triển du

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 22

Hình 28: Đờn ca tài tử tại cù lao An Bình (Nguồn: tác giả)

lịch giữa các địa phương trong vùng mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc và hình thức, không phát huy hiệu quả.29

4.2.2. Du lịch văn hóa tại đồng bằng sông Cửu Long 4.2.2.1. Khái niệm du lịch văn hóa 4.2.2.1. Khái niệm du lịch văn hóa

Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”

Người ta gọi là du lịch văn hóa khi hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn.

Du lịch văn hóa là phương thức khám phá nền văn hóa một nước và ở đó du khách thưởng ngoạn di tích lịch sử, tham dự lễ hội, thưởng ngoạn các hình thức nghệ thuật biểu diễn, khám phá các lối sống, nếp sống dân tộc độc đáo.

Một cách hiểu nữa du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà ở đó con người được thụ hưởng những sản phẩm văn hóa của một quốc gia, một vùng hoặc của một dân tộc.30

4.2.2.2. Khái quát du lịch văn hóa tại đồng bằng sông Cửu Long

Vùng ĐBSCL là vùng đất trẻ có lịch sử khai thác cách nay khoảng 300 năm nhưng lại là vùng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, đáng chú ý nhất là nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó vùng còn tồn tại những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc nơi đây như: văn hóa người Chăm (An Giang), văn hóa Khơ - me (Sóc Trăng, Trà Vinh).

Trong đó trọng điểm là du lịch văn hóa tâm linh vùng Bảy Núi – An Giang với các thắng tích nổi tiếng như Cụm di tích Núi Sam với Miếu bà chúa xứ núi Sam, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu; thắng cảnh Núi Cấm với các ngôi chùa nổi tiếng như chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh,

29 http://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/15413

30 http://www.luanvan.co/luan-van/de-tai-thuc-trang-va-tiem-nang-phat-trien-du-lich-van-hoa-o-co-do-hoa- lu-ninh-binh-12329/

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 23

Hình 29: Chùa Dơi- Sóc Trăng (Nguồn: Internet)

tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm,... Một trong những giá trị đặc trưng làm cho vùng này thu hút du khách đó là giá trị văn hóa của bộ môn nghệ thuật Đờn ca tài tử - một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận. Mỗi khi đến các tỉnh miền Tây, nếu như chưa được nghe qua Đờn ca tài tử thì coi như chưa đặt chân đến vùng đất chín rồng này.

Bên cạnh những giá trị di sản vô cùng quý giá, vùng đất miền tây còn là nơi cư trú lâu đời của dân tộc Khơ - me. Người Khơ - me đã để lại một dấu ấn đặc sắc cho vùng đất này với những công trình kiến trúc chùa tháp, các lễ hội đặc trưng,… tập trung chủ yếu tại hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh. Hệ thống chùa chiềng của người Khơ - me tại miền Tây là khoảng gần 500 ngôi chùa với hàng chục ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi, trong đó tại Trà Vinh có hơn 140 ngôi chùa có kiến trúc độc đáo như chùa Âng, chùa Hang, chùa Cò,… tại Sóc Trăng có chùa Chén Kiểu, chùa Dơi,… Ngoài ra, trong năm, người Khơ - me còn có 3 lễ hội chính là lễ mừng năm mới Chol Chnăm Thmây, lễ cúng ông bà Sel Dolta và lễ cúng trăng Ok Om Bok,… Ngoài lễ hội của người Khơ - me, tại ĐBSCL còn rất nhiều lễ hội diễn ra đa dạng với nhiều hình thức độc đáo mang đậm tính dân gian truyền thống như: Lễ hội vía bà chúa xứ núi Sam – An Giang, Lễ cúng biển – tục thờ Nam Hải ở các tỉnh Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,… Tất cả đó tạo nên một sự hấp dẫn mới lạ, độc đáo mà gần gũi là dịp để cộng đồng các dân tộc Kinh – Khơ - me – Hoa – Chăm cùng chung vui, thể hiện tình đoàn kết các dân tộc anh em.31

Bên cạnh đó, TP. Hà Tiên (Kiên Giang) cũng để lại những dấu ấn đặc biệt đối với các hoạt đông du lịch văn hóa cụ thể là các địa điểm du lịch trong “Thập cảnh Hà Tiên” như chùa Tam Bảo, lăng Mạc Cửu, Thạch Động,…Đặc biệt, cộng đồng người Chăm tại An Giang cũng để lại những dấu ấn đặc sắc về tôn giáo, nghề dệt thổ cẩm,… đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến trải nghiệm văn hóa và học hỏi.

Hơn nữa, hiện nay tại ĐBSCL còn tồn tại rất nhiều làng nghề truyền thống phát triển về cả chất lượng và số lượng. Có thể thấy, An Giang với những làng

31

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 24

nghề dệt thổ cẩm, nấu đường thốt nốt, nuôi cá lồng. Vĩnh Long chuyên làm gốm. Sóc Trăng có nghề bánh pía, lạp xưởng. Bến Tre có kẹo dừa, nuôi ong. Cần Thơ có làng nghề bánh tráng, hoa cảnh, đóng ghe xuồng, đan lưới,... Tất cả những đầu đó đã làm nên bức tranh đa sắc màu trong văn hóa của vùng ĐBSCL.

4.2.2.3. Nhận xét

Ƣu điểm

Với những thế mạnh to lớn về du lịch, vùng đã khai thác hợp lí những tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên nhân văn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Những tỉnh đã tạo ấn tượng riêng trong bức tranh văn hóa đa sắc của ĐBSCL không thể không nhắc đến An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang,… Trong đó, An Giang là đại phương đi đầu trong việc thu hút khách bởi mang trong mình giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước, đề án “xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại vùng ĐBSCL” đã được triển khai. Các tỉnh có sự định hướng phát triển hợp lí, xây dựng sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh của từng cụm.

Đặc biệt, ĐBSCL có sự giao thoa nhiều nên văn hóa khác nhau, chính điều

Một phần của tài liệu Báo cáo chương trình khảo sát thực tập thực tế miền Tây đề tài: khảo sát các điều kiện phát triển du lịch và hoạt động du lịch tại 1 số tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)