Du lịch homestay tại Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Báo cáo chương trình khảo sát thực tập thực tế miền Tây đề tài: khảo sát các điều kiện phát triển du lịch và hoạt động du lịch tại 1 số tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 32)

4. Nhận xét về các loại hình du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long

4.2.3. Du lịch homestay tại Đồng bằng sông Cửu Long

4.2.3.1. Khái niệm du lịch homestay

Du lịch homestay là một hình thức du lịch dựa vào cộng đồng

 Một số khái niệm về hình thức du lịch dựa vào cộng đồng

Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas đưa ra khái niệm: “Du lịch cộng đồng là hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý. Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương”

Viện nghiên cứu phát triển du lịch miền núi đưa ra khái niệm về du lịch cộng đồng như sau: “Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong du lịch và có cơ chế tạo ra các cơ hội cho cộng đồng”

“Du lịch cộng đồng là quá trình tương tác giữa cộng đồng (chủ) và khách mà sự tham gia có ý nghĩa của cả hai phía mang lại lợi ích kinh tế, bảo tồn cho cộng đồng và môi trường địa phương”

 Khái niệm về du lịch homestay

Theo Vũ Thanh Minh (hướng dẫn viên du lịch chuyên tổ chức tour kiểu homestay): “Homestay là hình thức du lịch bền vững, quảng bá văn hoá, con người và cảnh đẹp một cách chân thật, rút ngắn khoảng cách giữa khách với cư dân bản địa. Du lịch homestay đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam”

Theo bài viết du lịch Homestay tại Hội An (báo Hoian.vn): “Hiểu một cách “bình dân” thì “homestay” là hình thức du lịch nghỉ ngơi và sinh hoạt với những cư dân bản địa ngay chính trong nhà của họ. Hiểu rộng hơn, homestay là cách mà nhiều du khách lựa chọn để có cơ hội trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu văn hóa của

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 26

Hình 30: Nghề làm cốm tại homestay cù lao An Bình (Nguồn: tác giả)

Hình 31: Nhà homestay tại cù lao An Bình (Nguồn: Internet)

Nói một cách cụ thể, từ cách hiểu của nhiều người, nhất là “dân Tây” thì homestay chính là việc “xâm nhập” vào đời sống gia đình của người dân bản xứ thông qua con đường học tập, lịch, tham quan, tìm hiểu văn hóa,… Đặc biệt theo hình thức này du khách sẽ được “cùng ăn, cùng ở và cùng làm” với chủ nhà cũng như luôn được xem là người nhà. Có thể nói, đây thật sự là một sự hòa nhập hấp dẫn và thú vị trong những chuyến lữ hành sang một vùng đất mới.32

4.2.3.2. Khái quát du lịch homestay tại đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi phát triển nhiều loại hình du lịch đặc sắc, một trong số những loại hình du lịch phát triển mới hiện nay đó chính là loại hình du lịch homestay. Du lịch homestay ở đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu được biết đến từ sau chương trình tàu Thanh niên Ðông Nam Á, cập cảng lần đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1995. Homestay là một loại hình du lịch gắn với cộng đồng theo xu hướng tích cực khám

phá, tìm hiểu văn hóa bản địa, cùng làm, cùng sống và trao đổi trực tiếp với người dân bản xứ.

Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều so với các vùng lân cận, hệ thống sông rạch chằng chịt, bốn mùa khí hậu ôn hòa, mát mẻ, có những vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả cùng với các sản phẩm mĩ nghệ từ dừa, lục bình, nón,… nổi tiếng trong và ngoài nước.

Không chỉ về mặt tự nhiên phù hợp với du lịch khám phá sông nước, du lịch miệt vườn, chiêm ngưỡng và mua sắm những sản phẩm mĩ nghệ, đồ

32

http://tailieu.vn/doc/khoa-luan-tot-nghiep-van-hoa-du-lich-phat-trien-loai-hinh-du-lich-homestay-tai- xa-viet-hai-cat-ba-1697899.html

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 27

lưu niệm làm quà cho người thân, bạn bè. Du khách còn được hòa vào không gian sống và sinh hoạt của người dân vùng sông nước và trải nghiệm với các hoạt động thường ngày của người dân nơi đây như tát ao, bắt cá, thu hoạch trái cây, đi chợ nổi, cùng chủ nhà nấu những món ăn dân dã, nghe và được thử hát đờn ca tài tử cùng với các “nghệ nhân nông dân” theo phương châm 3 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”. Bên cạnh các hoạt động đó các công ty lữ hành cũng phối hợp với các homestay để tổ chức một số tour đậm chất miền Tây như: “Về quê tát mương bắt cá” tại Cồn Phụng (Bến Tre), “Một ngày làm nông dân” ở Cái Bè (Tiền Giang), “Tây ở nhà ta” (Vĩnh Long),…

Đối tượng khách du lịch của các homestay tại đồng bằng sông Cửu Long khá đa dạng, không chỉ có “Tây ba lô” mà còn có các doanh nhân, bác sĩ, kỹ sư đến từ Pháp, Bỉ, Ðức, Hà Lan, Nhật,… cũng sẵn sàng tham gia loại hình du lịch này. 33

4.2.3.3. Nhận xét

Ƣu điểm

Loại hình du lịch homestay tại ĐBSCL đã góp phần bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử của người dân bản địa nới đây; tạo ra sự giao lưu văn hóa, phong tục tập quán giữa các dân tộc và các quốc gia khác nhau khi khách du lịch đến đây tham quan và du lịch.

Du lịch homestay tác động mạnh đến kinh tế ĐBSCL như: thu hút các nhà đầu tư vào du lịch và các lĩnh vực khác như: hệ thống giao thông, trường học, mở rộng và nâng cấp các làng nghề truyền thống, trùng tu các di tích lịch sử,… Đồng thời, tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, tạo cơ hội việc làm cho nhiều hộ gia đình tại địa phương.

Đồng thời khi xây dựng và triển khai loại hình du lịch homestay cũng là cách thức có tính khả thi và đem lại hiệu quả từ việc nhận thức homestay là một hình thái tích cực của du lịch cộng đồng – loại hình du lịch có sự tham gia chính của cộng đồng địa phương nơi đến.

Khuyết điểm

Hoạt động homestay tại ĐBSCL vẫn còn nhỏ lẻ, theo kiểu tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức và khả năng ngoại ngữ.

Năng lực tổ chức trong các chương trình homestay tại đây còn thụ động, mang tính hình thức.

33

http://tailieu.vn/doc/giai-phap-phat-trien-du-lich-homestay-tai-cac-cu-lao-o-khu-vuc-dong-bang-song- cuu-long-1581150.html

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 28

Mặc dù là chủ thể của loại hình du lịch này song đa số người dân địa phương chỉ là nhân viên thời vụ mỗi khi các công ty lữ hành đưa khách đến với địa phương mình.

Một hạn chế khác trong việc phát triển homestay ở đồng bằng sông Cửu Long là đều “na ná” trong khâu tổ chức. Các hoạt động du lịch phổ biến thường là tham quan cù lao, ngắm cảnh sông nước, tham quan vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử, ghé thăm nhà cổ, thăm các lò sản xuất kẹo dừa, mật ong, rồi đi thăm chợ nổi... Với lộ trình quen thuộc đó, du khách sẽ nhận thấy không có sự khác biệt khi đến homestay ở Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre hay Cần Thơ.

Xét về khía cạnh quản lý nhà nước, hiện tại vẫn chưa có bộ tiêu chí hay quy định cụ thể nào để áp dụng cho loại hình du lịch này trong việc khẳng định chất lượng các homestay tại Việt Nam.

4.2.4. Du lịch nghỉ dƣỡng tại Phú Quốc (Kiên Giang) 4.2.4.1. Khái niệm du lịch nghỉ dƣỡng

Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch giúp cho con người phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống.

Cách đây không lâu, chúng ta thường quan niệm rằng: du lịch chỉ đồng nghĩa với việc tham quan thưởng ngoạn những đất nước xa xôi, những danh lam thắng cảnh, hay tiếp xúc với những con người có phong tục tập quán, văn hóa khác với mình. Điều đó cũng đã đem lại vô vàn thú vị và hạnh phúc, khiến bao nhiêu người làm lụng chỉ cốt dành tiền đi du lịch cho biết đó đây. Nhưng thời gian gần đây khái niệm về “du lịch nghỉ dưỡng” đã bước vào đời sống hiện đại. Đó là việc kết hợp giữa du lịch với bồi bổ sức khỏe hoặc chữa bệnh. Những hình thức này đã được nhiều người ở những nước kinh tế phát triển rất ưa chuộng.34

4.2.4.2. Khát quát du lịch nghỉ dƣỡng biển tại Phú Quốc

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tài nguyên và tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch trong đó phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển tại Phú Quốc (Kiên Giang) là một tiềm năng rất lớn đã đang và sẽ được khai thác phục vụ khách du lịch rất hiệu quả.

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 29

Hình 32: Vinpearl Phú Quốc (Nguồn: Internet)

Hình 33: Resort ở Phú Quốc (Nguồn: internet)

Nói về du lịch nghỉ dưỡng tại ĐBSCL thì có thể nói rằng đây là loại hình du lịch hy hữu tại ĐBSCL vì khi nhắc đến ĐBSCL thì sẽ nghĩ ngay đến du lịch sinh thái, văn hóa hay homestay. Nhưng thật sự với du lịch nghỉ dưỡng tại Phú Quốc (Kiên Giang) nếu được đầu tư và phát triển đúng mức thỉ đây chắc chắn sẽ là một thế mạnh lớn và riêng của vùng tạo nên ấn tượng đặc biệt với khách du lịch mỗi khi đặt chân đến vùng đất chín rồng.

Tiềm năng phát triển của du lịch nghỉ dưỡng biển tại Phú Quốc thật sự rất lớn, qua những gì mà Phú Quốc đã làm được cho đến thời điểm hiện tại cũng có thể cho thấy rằng trong tương lai nới đây chắc chắn sẽ trở thành một thiên đường nghỉ dưỡng tuyệt vời. Có thể thấy, Phú Quốc có những tiềm năng sau đây:

 Cảnh quan lý tưởng của một đảo ngọc. Địa hình đa dạng,

khí hậu nhiệt đới với hai mùa mưa nắng rõ rệt và thuộc khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận năm 2006.

 Về cơ sở hạ tầng: hiện nay Phú Quốc đã có sân bay, bến cảng, hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước hình thành, kết nối giao thông đường hàng không với nhiều nước, kết nối đường bộ vượt biển qua hai đầu cảng An Thới và Thanh Thới.

 Sản phẩm du lịch nghĩ dưỡng cao cấp. Có nhiều công trình quan trọng như các khách sạn đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao, nhà hàng, khu Resort, khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí, hệ thống cơ sở phục vụ các sự kiện tầm khu vực và quốc tế .

 Trong đó, khách sạn Vinpearl Resort Phú Quốc trở thành thiên đường du lịch và nghỉ dưỡng với khách sạn 5 sao lớn nhất Phú Quốc, gồm 750 phòng

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 30

tiện nghi, có thể đón tối đa lên đến 2000 khách lưu trú và tham gia các môn thể thao lướt sóng, dù bay, chèo thuyền, lặn biển và sân golf 27 lỗ đạt chuẩn quốc tế,…35

4.2.4.3 Nhận xét

Ƣu điểm

Hoạt động hiệu quả và không ngừng cải thiện chất lượng, tạo sự hứng khởi cho khách tham quan du lịch nghỉ dưỡng.

Trong đó quần thể du lịch nghỉ dưỡng 5 sao Vinpearl Phú Quốc đã mở ra bước ngoặt cho hạ tầng lưu trú nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tạo động lực phát triển cho ngành du lịch Phú Quốc nói riêng và kinh tế huyện đảo nói chung.

Vì Phú Quốc là một hòn đảo hoang sơ vừa được đầu tư và phát triển nên khi hoạt động nghỉ dưỡng nơi đây phát triển thì chắc chắn sẽ tạo được công ăn việc làm, cải thiện đời sống người dân, thu hút đầu tư và quan tâm của nhiều cá nhân và tổ chức, chính điều này đã góp phần mở ra trang mới cho du lịch Phú Quốc.

Khuyết điểm

Vấn đề quy hoạch, xây dựng các khu du lịch, nghĩ dưỡng, các khu vui chơi giải trí, vẫn trong giai đoạn thi công nên chưa đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách du lịch cũng như các vấn đề về tổ chức các sự kiện.

Khi đến mùa du lịch lượng khách đến đây rất đông. Tuy nhiên, tình trạng chưa đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách du lịch vẫn chưa khắc phục.

Yêu cầu về nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch ở Phú Quốc thực tế vẫn còn nhiều hạn chế nhất định về các kỹ năng phục vụ, kỹ năng giao tiếp, nhất là sử dụng ngoại ngữ.36

5. Nhận xét về chuyến khảo sát thực tập

Chuyến đi thực tập thực tế cơ sở diễn ra trong thời gian 4 ngày 3 đêm đến các tỉnh miền Tây lần này không chỉ mang đến cho chúng tôi những thông tin kiến thức vô cùng thú vị và bổ ích, bên cạnh đó còn đọng lại rất nhiều kỷ niệm đẹp, để 35 http://kiengiangvn.vn/portal/index.php?pageid=4997&topicid=77&pagenum=1 36 http://www.bvhttdl.gov.vn/vn/details/tra-loi-chat-van-dbqh/phat-trien-du-lich-o-cac-tinh-dong-bang- song-cuu-long.html

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 31

lại những kinh nghiệm học tập và làm việc quý báu trong lĩnh vực du lịch. Ngoài ra, nhóm chúng tôi cũng nhận thức được những ưu - khuyết điểm của bản thân và trong công tác tham gia bài tập nhóm. Sau đây là một số nhận xét như sau:

5.1. Về bài học từ chuyến đi

Chuyến đi thực tập thực tế tạo cho chúng tôi nhiều cơ hội để xác minh lại những kiến thức đã tìm hiểu trước đó, đồng thời có thể cập nhật thêm nhiều thông tin chính xác, bổ ích. Bên cạnh đó, qua quá trình tham quan, chứng kiến và được chia sẻ kiến thức giúp cho việc tiếp thu trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Chúng tôi được làm quen với việc nhận diện những điều kiện để phát triển du lịch của từng địa phương thuộc tuyến thực tập như điều kiện về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, điều kiện về giao thông vận tải, điều kiện về cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phục vụ trong du lịch, những đặc trưng về sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch,…

Chúng tôi có sự tiếp xúc trực tiếp và làm quen với môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch, nhận được sự chia sẻ bài học cũng như kinh nghiệm quý báu của cô chú/ anh chị hướng dẫn tại các điểm tham quan. Qua chuyến đi, chúng tôi đã bước đầu hiểu được các thức chuẩn bị và thực hành thuyết minh tại điểm tham quan du lịch, nắm bắt được các quy trình của công tác điều hành một chương trình tham quan du lịch, bước đầu nắm bắt được các quy trình phục vụ khách tại nhà hàng – khách sạn, hiểu rõ những yêu cầu đối với người làm công tác phục vụ trong ngành du lịch.

Chuyến đi giúp chúng tôi hiểu và nhận diện được các hoạt động tham quan du lịch, các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch của địa phương. Nhận diện được các sản phẩm du lịch đang được khai thác tại từng địa phương. Ngoài ra, qua quá trình học hỏi và trao đổi trực tiếp đồng thời giúp chúng tôi biết thêm những đặc trưng và sự tác động của tính thời vụ đối với các hoạt động du lịch tại từng địa phương riêng biệt.

Đồng thời bên cạnh đó, với sự phân công hợp lý hoạt động của mỗi nhóm theo từng ngày, chúng tôi có dịp thử trải nghiệm những công việc của hướng dẫn viên du lịch bao gồm lên kế hoạch tìm hiểu thông tin điểm đến, nắm bắt và giới thiệu các sản phẩm du lịch đang được khai thác tại từng địa phương, chia sẻ trực tiếp kiến thức của bản thân tại điểm tham quan và tham gia hoạt náo.

Chuyến đi còn là cơ hội để chúng tôi có thể thử sức và rèn luyện cho bản thân những phẩm chất và kỹ năng của một người làm du lịch. Đầu tiên là giữ sức

Nhóm 6 Báo cáo thực tập thực tế

Trang 32

khỏe bản thân thật tốt, tiếp đến là tuân thủ kỷ luật về giờ giấc, trang phục, chú ý trong lối giao tiếp ứng xử. Chuyến đi còn mang lại những khoảng thời gian thú vị

Một phần của tài liệu Báo cáo chương trình khảo sát thực tập thực tế miền Tây đề tài: khảo sát các điều kiện phát triển du lịch và hoạt động du lịch tại 1 số tỉnh đồng bằng sông cửu long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)