Tiểu luận: Thực trạng công viên, lịch sử văn hóa dân tộc, quận 9 TP HCM. Môn không gian công cộng khoa đô thị học.công viên lịch sử văn hóa dân tộc tọa lạc tại phường Long Bình quận 9.Hiện nay công viên chỉ xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu cổ đại là đền tưởng niệm của vua hùng.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC
-
TIỂU LUẬN:
THỰC TRẠNG CÔNG VIÊN LỊCH SỬ VĂN HÓA DÂN TỘC QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Môn: Không gian công cộng
GVHD: Trần Thị Ngọc Nhờ
SVTH: Tôn Thị Anh Trúc
MSSV: 1356170107
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05/ 2015
Trang 2I Giới thiệu
Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc (CVLSVHDT) tọa lạc tại phường Long Bình, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có tổng diện tích xây dựng 408 ha gồm
381 ha thuộc phường Long Bình, quận 9, TP.HCM và 27 ha thuộc xã Bình An, huyện Thuận An (nay là phường Bình Thắng, thị xã Dĩ An), tỉnh Bình Dương
Quy hoạch xây dựng gồm 4 phân khu chức năng:
+ Khu cổ đại (khu I) với diện tích gồm 80ha, khu này xây dựng khu tưởng niệm các vua Hùng
+ Khu trung đại (khu II) với diện tích gồm 33ha, bố trí các công trình lịch sử
ở phía Nam, phía Bắc bố trí khu dịch vụ, giải trí,… + Khu cận hiện đại (khu III) với diện tích gồm 30ha có quảng trường Độc lập và đài Thống Nhất
+ Khu sinh hoạt văn hóa (khu IV) với diện tích gồm 265ha, bao gồm Cù Lao Bà Sang (40 ha) Khu này tổng hợp nhiều khu về lịch sử, văn hóa, giải trí công cộng, nghỉ dưỡng,… như Khu bảo tàng lịch sử tự nhiên, Khu làng văn hóa dân tộc, Khu tái hiện rừng trường sơn, Khu công viên điện ảnh, Khu công cộng…
Ngoài ra, còn có các khu du lịch nghỉ dưỡng như Khu làng văn hóa – du lịch suố
ở
Mục tiêu xây dựng:
+ Là nơi giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Tạo điều kiện giao lưu văn hóa trong nước và giới thiệu về văn hóa Việt Nam với nước ngoài
+ Tạo nên một cảnh quan thiên nhiên thoáng rộng, góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường của thành phố
Với quy hoạch thành 4 khu vực nhằm xây dựng các công trình giới thiệu những sự kiện lịch sử và những công trình văn hóa tiêu biểu của dân tộc từ thời các vua Hùng dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh Đồng thời xây dựng các công trình sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí và cảnh quan Kèm theo việc xây dựng mỗi khu vực là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và các công trình có quy mô thích hợp Như Giáo sư Đỗ Thái Đồng đã phát biểu trong hội thảo khoa học xây dựng Quần thể công
trình Lịch sử - Văn hóa tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào năm 1995, “Khu đền
Hùng ở phía Nam tự nó là một hệ thống biểu trưng cho nền văn hiến Việt Nam của thời đại hiện nay, thời đại Hồ Chí Minh Đối tượng phục vụ của công trình là người Việt Nam hiện nay và mai sau với những sứ mệnh hoàn toàn mới mẻ”
Trang 3Dự án mang lại nhiều giá trị:
- Giá trị văn hóa: tái hiện và tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc
- Giá trị xã hội: tạo công ăn việc làm cho người dân sống xung quanh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
- Giá trị giải trí: sự xuất hiện của một công viên quy mô lớn sẽ làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của người dân
- Giá trị thẩm mỹ: sự tụ hội của những kiểu kiến trúc vừa tạo nên nét cổ kính vừa tạo nên nét hiện đại cho công viên
II Thực trạng
Hiện nay, công viên chỉ xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu cổ đại là đền tưởng niệm các vua Hùng Tại đây đã diễn ra nhiều hoạt động học tập, vui chơi như lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” vào năm 2014 , hội thi “Gói, nấu bánh Tét”, lễ dâng cúng bánh Tét mừng xuân Ất Mùi, đặc biệt đây là nơi tổ chức lễ giỗ Quốc Tổ hàng năm tại TPHCM Ngoài ra, các trường, các đội nhóm cũng chọn nơi đây để tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi giải trí ngoài trời Đây là công viên công cộng nên mọi người có thể thoải mái vào tham quan
Công viên còn xây dựng lối đi dành cho người khuyết tật nên người khuyết tật có thể
dễ dàng vào tham quan đền một cách dễ dàng
Các sinh viên trường đại học Sài Gòn đang tổ chức
hội trại tại công viên (ảnh chụp ngày 10/05/2015)
Một nhóm các bạn đang tổ chức cắm trại tại công viên
(ảnh chụp ngày 10/05/2015)
Trang 4(ảnh chụp ngày 10/05/2015)
Bên ngoài cổng vào công viên còn có quán nước Sau khi tham quan xong, khách có thể đến đây nghỉ ngơi, uống nước giải khát và trò chuyện
Công viên có tuyến xe buýt 76 đi từ Long Phước đến ngay trước cổng công viên Với giá vé chỉ từ 2.000 VND đến 6.000 VND, mọi người có thể thường xuyên đến đây học tập và vui chơi Ngoài ra, công viên còn có bãi đậu xe rộng rãi, phục vụ cho việc giữ
xe của khách
Sau một buổi sáng tham gia hội trại, các bạn sinh viên đang ngồi nghỉ ngơi uống nước và nói chuyện với nhau
(ảnh chụp ngày 10/05/1025) Quán nước trước cổng công viên
(ảnh chụp ngày 10/05/2015)
Trang 5Công viên đã trồng mới hơn 30ha rừng (trong đó có 12ha rừng gỗ quý như cẩm lai, sao, lim…), đồng thời cải tạo và trồng thêm gần 100ha cây xanh
(ảnh chụp ngày 10/05/2015) Bãi xe buýt CVLSVHDT (ảnh chụp ngày 10/05/2015) Bãi đậu xe CVLSVHDT (ảnh chụp ngày 10/05/2015)
Trang 6(ảnh chụp ngày 10/05/2015)
Nổi bật nhất chính là “Đường Tre” đi bộ theo trục Nam – Bắc, đường được đào sâu theo chiều dốc tự nhiên của khu đất Đồi Viễn Đường rộng khoảng 10m, hai bên vách đường trồng 2 hàng tre 6m, có các hàng cọ trồng điểm bên cạnh Đường Tre dài khoảng 360m (tạo dốc lên xuống để tạo cảm giác không gian và để không thấy nhàm) tạo thành một lũy tre để cho người đi trên con đường một cảm giác gần gũi nhưng thiêng liêng Hai bên tường khi đi vào đền Hùng được phủ đầy rêu xanh tạo cảm giác
êm dịu, tươi mát cho người đi Ngoài ra, phía lề hai bên đường đi được xây dựng có rãnh thoát nước, vừa tránh gây ngập cho công viên, vừa tạo sự ngăn cách không gian cây xanh với không gian đi lại Công viên đã trồng rất nhiều cây xanh để tạo mảng xanh Theo UBND TP.HCM, công viên còn có chức năng là mảng xanh cho thành phố, trong quy hoạch cần phủ xanh đến 60% diện tích ở đây
Trang 7(ảnh chụp ngày 10/05/2015)
Tuy nhiên, tiến độ xây dựng công trình bị tạm dừng vì gặp nhiều trở ngại Trong số 400ha đất được giao, đến nay đã thu hồi được khoảng 320ha, vẫn còn nhiều hộ chưa
di dời Đến nay đã giải quyết vấn đề nhà ở cho 300 hộ và 1.000 căn hộ chung cư tại khu tái định cư Long Sơn, Long Bình, quận 9 Nhưng khu tái định mới không đáp ứng
đủ điều kiện sống cho người dân Ông B (KP Thái Bình 1) cho biết: “Tôi nhận tiền
đền bù từ năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa được nhận nền tái định cư, chỉ biết là sẽ
có một suất bên khu tái định cư Long Sơn Nhưng tôi qua đó xem rồi, cả khu tái định
cư rộng bao la như vậy mà không có chợ, đường sá thì bất tiện, khoảng cách gần mà phải chạy đường vòng cả 5-6km mới qua được Ở bên này tôi còn cho mướn mảnh đất sau nhà lấy đồng ra đồng vào, giờ chuyển sang đó chưa biết làm gì sinh sống Suốt từ hai năm nay chúng tôi sống biệt lập ở đây, không còn tổ dân phố, không còn họp hành đoàn thể gì nữa cả Nhà xây đã 22 năm, không được phép sửa chữa, không làm được giấy tờ, khi Nhà nước làm dự án thì chúng tôi cũng chấp hành Nhưng chúng tôi mệt mỏi quá rồi, chỉ mong sao được nhanh chóng tái định cư, ổn định cuộc sống để còn lo làm ăn.” (nguồn tuoitre.vn)
Kiến trúc sư Cao Hữu Niên, Phó Trưởng ban Quản lý khu CVLSVHDT, cho biết:
“Hiện nay, vướng mắc vẫn là công tác đền bù và giải phóng mặt bằng, đặc biệt là khu
Trang 8vực mặt tiền xa lộ Hà Nội Riêng các dự án của công viên, vì hạ tầng cơ sở trước đây không có nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốn rất nhiều thời gian và kinh phí Khó khăn nhất là thủ tục xây dựng Chúng tôi phải chờ quy hoạch, chờ thẩm định, chờ phê duyệt, cộng thời gian thiết kế nội dung, tổ chức thi lấy ý tưởng Tuy nhiên, đây là công trình trọng điểm nên được thành phố chỉ đạo thực hiện tập trung Đó là thuận lợi lớn nhất của dự án CVLSVHDT” (nguồn sggp.org.vn)
Khi công bố quy hoạch tổng thể mặt bằng vào tháng 10/1996, chính quyền phường đã chấp hành không cấp phép sửa chữa, xây dựng, mua bán, sang nhượng nhà cho 500 hộ dân ở khu vực này Tuy vậy, do thời gian chờ đợi quá lâu và chưa quy hoạch được khu vực tái định cư, nhiều hộ dân đã tự sửa chữa và xây dựng mới hơn 20 căn nhà
Ông Cao Văn Hoàng, Phó chủ tịch UBND phường, cho biết: “Chúng tôi cũng biết vấn
đề này, nhưng chỉ thực hiện được việc lập biên bản, cam kết giữ nguyên hiện trường như ban đầu để đền bù về sau chứ không đình chỉ được Dân cũng đồng tình với việc xây dựng công viên và sẵn sàng di chuyển về khu tái định cư, nhưng sao quy hoạch rồi mà không triển khai để bà con phải khổ ” (nguồn vietbao.vn)
Người dân sống tại đây cho biết: “Tôi biết đến dự án khi chưa sinh đứa con đầu lòng,
nay nó đã 17 tuổi rồi Nhà dột cột xiêu không được phép sửa chữa Tôi muốn cất thêm một quán nước nhỏ, chỉ chống mấy cây cột sắt lên rồi lợp mái lá cho khách ngồi, kiếm tiền sinh sống qua ngày nhưng phường không chịu, bắt tôi phải tự tháo dỡ Tôi có lên phường trình bày xin cam kết sẽ tự tháo dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện dự án
và không yêu cầu bồi thường nhưng phường cũng không chịu Chính quyền đã kiểm kê tài sản từ cách đây ba năm nhưng đến nay tôi vẫn chưa nhận được tiền bồi thường Nhà nước chưa bồi thường, chưa thu hồi đất thì cứ để chúng tôi sử dụng để làm ăn, sao nỡ cấm cản ” (nguồn tuoitre.vn)
Ông Nguyễn Thành Tuấn, Bí thư Đảng ủy phường Long Bình nhận xét rằng diện tích
công viên quá lớn, đồng thời nêu ý kiến: "Cứ cho dân xây dựng, sửa chữa nhà để có
điều kiện sinh sống, làm ăn bình thường Bao giờ thực hiện dự án thì dời dân về khu vực khác Nếu có thể thì lãnh đạo thành phố cần quy hoạch lại diện tích công viên cho phù hợp!” (nguồn vnexpress.net)
Ngoài khó khăn của việc hoàn tất công tác đền bù giải tỏa thì chủ đầu tư còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư Khi được hỏi về kết quả thực hiện các gói thầu của Dự án, vị đại diện này cho biết, sau khi hoàn thành Khu tưởng niệm các Vua Hùng, đến nay các gói thầu còn lại của Khu cổ đại vẫn chưa thể triển khai với lý do nguồn vốn đầu tư tiếp theo rất khó khăn
Trong suốt 13 năm qua, ngoài khu tưởng niệm các vua Hùng, công viên chỉ mới làm được một số tuyến đường nội bộ và trồng cây xanh Vì thế, chỉ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương hằng năm, công viên mới thu hút một lượng lớn khách đến tham quan; còn các
Trang 9ngày khác trong năm thì rất ít Công viên lại nằm ở ngoại thành, xa trung tâm, lại chưa
có dịch vụ giải trí cũng như nội dung vui chơi gì nên hầu như nơi đây chưa trở thành điểm đến của người dân Công viên thu hút quá ít khách tham quan nên công tác quản
lý còn hạn chế Tình trạng mất vệ sinh của công viên ít được quan tâm, chai nhựa, bịch, giấy,… xuất hiện rải rác khắp nơi Số lượng nhà vệ sinh trong công viên rất ít và không có biển chỉ dẫn nên rất khó tìm Thêm nữa, trong khuôn viên công viên rất ít bảo vệ trông coi công viên nên rất khó quản lý được hết công viên
Chai nhựa rải rác khắp nơi trong công viên (ảnh chụp ngày 10/05/2015)
Một người nào đó đã viết bậy lên tường của công viên
(ảnh chụp ngày 10/05/2015)
Trang 10III Giải pháp
- Ban quản lý dự án Công viên LSVHDT cần tổ chức các cuộc thi lấy ý tưởng thiết kế về các công trình
- Tiến hành làm các dự án mặt tiền xa lộ, dự án hạ tầng nội bộ khu cổ đại gồm đường giao thông, hệ thống điện, cấp – thoát nước, cây xanh,…
- Công viên cần có chính sách thu hút, kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp đầu tư cho các dự án
- Tiến hành quảng bá cho CVLSVHDT trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, tạp chí, các trang website,…
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lan Điền (2014), Công viên văn hóa trống vắng, <
Nguyên Minh (2012), Chậm trễ vì thiếu tính công khai, <
Mục tiêu xây dựng khu công viên lịch sử - văn hóa - dân tộc (giai đoạn từ nay đến năm 2030), < http://www.cvlsvhdt.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/muc-tieu-va-
chien-luoc?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_
id=center-top&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_struts_action=%2Fext%2Farticlevie w%2Fview&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=10217&_EXT_ARTICLEVIEW_artic leId=108055&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_i=0&_ EXT_ARTICLEVIEW_curValue=1&_EXT_ARTICLEVIEW_redirect=%2Fweb%2F