1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRANH CHẤP TRONG NHÓM NHỮNG NGUYÊN TẮC CHO VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

34 544 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Theo quy tắc này, người bán được cho là hoàn tất nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt cạnh mạn tàutại cảng giao hàng, từ thời điểm này người mua sẽ chịu mọi phí tổn về rủi ro về hàng hóa

Trang 1

TRANH CHẤP TRONG

NHÓM NHỮNG NGUYÊN TẮC CHO VẬN TẢI

ĐƯỜNG BIỂN VÀ

ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

FAS – FOB – CFR – CIF

Danh sách thành viên:

TIỂU LUẬN MÔN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Giao dịch thương mại quốc tề càng được mở rộng, khả năng phát sinh tranh chấp càng lớn Giao dịch thương mại quốc tế là hoạt động có sự tham gia của các chủ thể có nhiều quốc tịch khác nhau, hoặc có sự chuyển dịch vốn và tài sản khác từ quốc giá hay vùng lãnh thổ này vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ khác

Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể này được giải quyết bằng tòa án hoặc trọng tài thương mại, nếu chúng không giải quyết được bằng thương lượng Điều này rất tốn kém nhiều chi phí cũng như thời gian của cả hai bên: bên mua và bên bán Vì vậy, bài tiểu luận của nhóm em với tên “Tranh chấp trong nhóm những nguyên tắc cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa” được hình thành để góp phần làm hiểu một cách khái quát về các nhóm nguyên tắc vận tải đường biển và phòng tránh các tranh chấp thường gặp của các nhóm đó

Thay mặt nhóm thực hiện, em xin chân thành cám ơn thầy Tô Bình Minh đã cung cấp phần lớn kiến thức trong tiểu luận này Vì kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn hẹp, chúng em khó tránh khỏi những hạn chế và sai sót trong bài tiểu luận dù đã cố gắng hết sức Mong thầy xem xét và sửa chữa giúp chúng em

Trang 4

I ĐỊNH NGHĨA

Miễn trách nhiệm Dọc mạn Tàu nơi đi (FAS), còn được gọi là " Giao dọc mạn tàu" Theo

quy tắc này, người bán được cho là hoàn tất nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt cạnh mạn tàutại cảng giao hàng, từ thời điểm này người mua sẽ chịu mọi phí tổn về rủi ro về hàng hóa Ngườimua đồng thời có nghĩa vụ làm thủ tục xuất khẩu

Điều khoản này chỉ sử dụng trong vận chuyển đường biển hoặc đường sông Nó có nghĩa làbên bán hàng chi trả cước vận chuyển (nội địa) hàng hóa tới cảng giao hàng Bên mua thanh toáncước phí xếp hàng, vận tải, bảo hiểm, dỡ hàng và vận chuyển (nội địa) từ nơi dỡ hàng tới nơi lưugiữ hàng hóa của mình

Sự chuyển dịch rủi ro diễn ra khi hàng hóa được giao tại cầu cảng nơi giao hang Các bên nênquy định càng rõ càng tốt về địa điểm xếp hàng tại cảng giao hàng chỉ định, vì mọichi phí và rủi

ro về hàng hóa tới địa điểm đó do người bán chịu và các chi phí này và chi phí làm hàng có thểthay đổi tùy tập quán từng cảng Người bán, hoặc phải đặt hàng hóa dọc mạn tàu hoặc mua sẵnhàng hóa đã được giao như vậy

Điều kiện FAS yêu cầu người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có) Tuyvậy,người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả các khoản thuế nhập khẩu hoặc làmthủ tục thông quan nhập khẩu

FAS

Page 3

Trang 5

II TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁN

Cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại

cùng tất cả bằng chứng phù hợp.

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI MUA Thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.

Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

Chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất

khẩu và phải thực hiện mọi thủ tục hải quan

cần thiết để xuất khẩu hàng hóa

Chịu rủi ro và chi phí để lấy được giấy phépnhập khẩu và làm thủ tục hải quan để nhậpkhẩu hàng hóa và vận tải qua nước khác

Hợp đồng vận tải

Không có nghĩa vụ đối với người mua về ký

kết hợp đồng vận tải Tuy vậy, nếu người mua

yêu cầu thì người bán có thể ký hợp đồng vận

tải theo những điều kiện thông thường với

những chi phí và rủi ro do người mua chịu

Người mua phải ký hợp đồng vận tải với chiphí của mình để vận chuyển hàng hóa từ cảnggiao hàng được chỉ định

Hợp đồng bảo hiểm

Không có nghĩa vụ đối với người mua về ký

hợp đồng bảo hiểm Tuy vậy, người bán phải

cung cấp cho người mua nếu người mua yêu

cầu, người mua chịu rủi ro và chi phí, nếu có,

những thông tin người mua cần để mua bảo

hiểm

Người mua không có nghĩa vụ đối với ngườibán về ký kết hợp đồng bảo hiểm

Giao hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ

Chuyển rủi ro

Chịu tất cả rủi ro và mất mát hoặc hư hỏng của

hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao

Chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng củahàng hóa kể từ khi hàng được giao

Phân chia chi phí

Trả mọi chi phí liên quan tới hàng hóa cho đến

khi hàng đã được giao trừ những chi phí do

người mua trả theo quy định

Trả mọi chi phí liên quan tới hàng hóa kể từkhi hàng đã được giao

Chứng từ

Chịu phí tổn để cung cấp cho người mua bằng

chứng thông thường về việc giao hàng, trừ phi

bằng chứng này là chứng từ vận tải

Chấp nhận bằng chứng của việc giao hàngđược quy định

Trang 6

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI MUA

Kiểm tra – đóng gói, bao bì – ký mã hiệu

Trả các chi phí về việc kiểm tra cần thiết để

giao hàng theo quy định

Đóng gói hàng hóa theo qui định, trừ khi thông

lệ của ngành hàng quy định hàng hóa được gửi

đi không cần đóng gói

Bao bì phải được ghi ký mã hiệu thích hợp

Trả các chi phí cho việc kiểm tra bắt buộctrước khi gửi hàng

Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan

Hoàn trả cho người mua tất cả chi phí và lệ phí

phát sinh trong trường hợp người mua đã chi

để lây hoặc giúp đỡ để lấy chứng từ và thông

tin

Thông báo cho người bán kịp thời các yêu cầu

về thông tin an ninh để người bán có thể thựchiện

Hoàn trả cho người bán tất cả chi phí và lệ phí

mà người bán đã chi để lấy hoặc giúp đỡ để lấynhững chứng từ và thông tin

Page 5

Trang 7

III CÁC TRANH CHẤP THƯỜNG GẶP

1 Thời gian giao hàng

Thông thường, khi người bán chậm giao hàng, người mua không được quyền hủyhợp đồng mà chỉ được đòi bồi thường thiệt hại Tuy vậy, trong một số tình huống nhấtđịnh, người mua có quyền hủy hợp đồng ngay khi người bán không thể giao hàng khihết thời hạn.Hợp đồng sẽ bị hủy nếu lịch trình giao hàng đã ấn định trong hợp đồngkhông được thực hiện

Ví dụ thực tế:

Tranh chấp giữa Cty Diversitel Communications Inc (Canada) và công ty Glacier Bay Inc.(Mỹ) Người bán Mỹ không giao hàng khi hết thời hạn quy định trong hợp đồng Hai bêntranh cãi về việc liệu người mua Canada có quyền hủy hợp đồng hay không

Người mua Canada và người bán Mỹ đã ký kết một hợp đồng mua bán hệ thống cách nhiệtchân không, giao hàng theo cách thức FAS Để đáp ứng những thỏa thuận đã tồn tại từ trướctới nay với Bộ Quốc phòng Canada về chất lượng thiết bị và quá trình lắp đặt hệ thống tại mộtnhà máy ở Bắc Cực, người mua đã cố định một lịch trình giao hàng cụ thể

Người mua đã thanh toán theo giá hợp đồng nhưng người bán không giao hàng trong thời gian

đã thỏa thuận Người mua đã kiện người bán ra Tòa án Công lý tối cao bang Ontario yêu cầuhủy hợp đồng Người bán không đồng ý, cho rằng người bán không có đủ căn cứ để hủy hợpđồng

Trang 8

Phán quyết của Tòa án

Tranh chấp được xét xử tại Tòa Công lý tối cao tại Ontario (Ontario Supreme Court of

Justice), phán quyết tuyên ngày 6/10/2003 Về luật áp dụng, Tòa tuyên bố rằng Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa (CISG) sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp vì Canada và Mỹ đều là thành viên của công ước này Để xem xét hợp đồng có thể bị hủy hay không, Tòa đã dẫn chiếu điều 25 CISG: “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra

là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên viphạm không tiên liệu được hậu quả đó và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”

Tòa cho rằng lịch trình giao hàng đã ấn định trong hợp đồng và đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người mua Lý do là vì thiết bị do người bán cung ứng sẽ phải được lắp đặt trongmột khoảng thời gian ngắn tại Bắc Cực Mùa hè ở Bắc Cực rất ngắn nên nếu người bán giao hàng chậm, người mua sẽ không lắp đặt được thiết bị theo thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Canada và như vậy, người mua sẽ không đạt được mục đích của mình khi giao kết hợp đồng với người bán Người bán cũng biết về tầm quan trọng đó vì trên thực tế, người bán đã biết rằng những thiết bị do người bán cung ứng sẽ được lắp đặt tại Bắc Cực tuân theo những thỏa thuận có trước giữa người mua với Bộ Quốc phòng Canada Do vậy, người bán đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng

Với lập luận nói trên, Tòa tuyên bố người mua có quyền hủy hợp đồng (theo điều 49, khoản CISG), đòi lại số tiền đã thanh toán cho người bán

1-Page 7

Trang 9

2 Chuyển giao rủi ro

Hàng hóa gặp sự cố khi giao hàng Cụ thể là do gặp trục trắc với rơ móc nên hànghóa đã rơi xuống tàu mà người mua chỉ định trước khi rơ móc hạ xuống Kết quả đã gâyhỏng một lượng hàng hóa Bên chủ tàu đã đưa ra tổn thất tuy nhiên chủ hàng từ chốiđóng góp tổn thất chung Các bên đã có tranh chấp về việc ai chịu những tổn thất đã xảy

ra Khi đó tùy theo từng tình huống ta sẽ có những mức đóng góp đền bù khác nhau củamỗi bên cho tổn thất chung

Sau đó, Chủ hàng đã gửi đơn tới Tòa án Nhân dân Tp Hải Phòng đề nghị áp dụng biện phápkhẩn cấp tạm thời yêu cầu Chủ tàu “S.B 09” giải phóng ngay 1.200 Tấn hàng cho Chủ hàng

Trang 10

Phán quyết của Tòa án

Ngày 23/07/2008, Tòa án Nhân dân Tp Hải Phòng đã có Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 160/2008/QĐ-APBPKCTP và Quyết định buộc áp dụng biện pháp khẩn cấp

số 159/2008/BPBĐ yêu cầu Chủ tàu trả cho Chủ hàng 1.200 tấn hàng và Chủ hàng phải nộp

số tiền 3,5 tỷ đồng vào tài khoản phong tỏa tại Ngân hàng Agribank Hải Phòng

Phía Chủ tàu đã khiếu nại các quyết định nói trên của Tòa án Nhân dân Tp Hải Phòng

Ngày 19/08/2008, Tòa án Nhân dân Tp Hải Phòng đã có Quyết định số 458/2008-BPKCTT hủy bỏ các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nêu trên đồng thời tiếp tục bảo lưuphong tỏa số tiền 3,5 tỷ đồng của Chủ hàng

Phía Chủ hàng tiếp tục khiếu nại Ngày 24/04/2009, Tòa Phúc thẩm đã có Quyết định số 45/2009/HSPT-QĐ đình chỉ vụ kiện và giải tỏa số tiền đặt cọc 3,5 tỷ đồng của Chủ hàng

Chủ tàu đang nộp đơn kiện Chủ hàng yêu cầu bồi thường thiệt hại do yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sai theo Khoản 1 Điều 101 Bộ luật tố tụng dân sự và / hoặc yêu cầu Chủ hàng phải đóng góp tổn thất chung theo kết quả phân bổ của đơn vị phân bổ tổn thất chung

Page 9

Trang 12

I ĐỊNH NGHĨA

FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách

nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu" Nó là một thuật ngữ trong thương mại

quốc tế, được thể hiện trong Incoterm Nó là tương tự với FAS, nhưng bên bán hàng cần phải trảcước phí xếp hàng lên tàu Sự chuyển dịch các rủi ro diễn ra khi hàng hóa vượt qua lan can tàu tạicảng xếp hàng Về mặt quốc tế, thuật ngữ này chỉ rõ cảng xếp hàng, ví dụ "FOB New York" hay

"FOB Hải Phòng" Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệmcủa bên mua hàng

Theo “Incoterm 2000 & hỏi đáp về Incoterm”, nếu khi cần cẩu bị đứt, hàng rơi xuống biển chưa

qua lan can tàu thì người bán vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ giao hàng nên người bán phải chịutrách nhiệm về rủi ro trên Nếu hàng bị đứt cẩu, rơi xuống sàn, bị rách bao và bị thất thoát, thìngười mua phải là người chịu thiệt hại vì hàng đã qua lan can tàu Trong thực tế người ta sẽ quyđịnh một nơi cụ thể trong đất liền để xác định điểm chuyển giao quyền sở hữu và rủi ro hàng hóa

vì lan can tàu là một điểm khó xác định Chẳng hạn như FOB cảng Hải Phòng thì khi hàng giaotới cảng Hải Phòng thì người mua sẽ hết trách nhiệm và không chịu rủi ro về hàng hóa nữa Sau

đó hàng có thể bị mất cắp tại cảng Hải Phòng trước khi hàng được đưa lên tàu thì lúc này ngườibán sẽ chịu tổn thất

Như vậy, vì sự bất hợp lí và tranh luận khá nhiều về “lan can tàu” nên Incoterm 2010 đã ra đời và

sửa lại thành Free on Board (Giao trên tàu).

FOB

Page 11

Trang 13

II TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁN

Cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại

cùng tất cả bằng chứng phù hợp.

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI MUA

Thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán.

Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác

Chịu rủi ro và chi phí để lấy giấy phép xuất

khẩu và phải thực hiện mọi thủ tục hải quan

cần thiết để xuất khẩu hàng hóa

Chịu rủi ro và chi phí để lấy được giấy phépnhập khẩu và làm thủ tục hải quan để nhậpkhẩu hàng hóa và vận tải qua nước khác

Hợp đồng vận tải

Không có nghĩa vụ đối với người mua về ký

kết hợp đồng vận tải Tuy vậy, nếu người mua

yêu cầu thì người bán có thể ký hợp đồng vận

tải theo những điều kiện thông thường với

những chi phí và rủi ro do người mua chịu

Ký hợp đồng vận tải với chi phí của mình đểvận chuyển hàng hóa từ cảng giao hàng đượcchỉ định

Hợp đồng bảo hiểm

Không có nghĩa vụ đối với người mua về ký

hợp đồng bảo hiểm Tuy vậy, người bán phải

cung cấp cho người mua nếu người mua yêu

cầu, người mua chịu rủi ro và chi phí, nếu có,

những thông tin người mua cần để mua bảo

hiểm

Không có nghĩa vụ đối với người bán về ký kếthợp đồng bảo hiểm

Giao hàng trên con tàu do người mua chỉ định

tại địa điểm bốc hàng

Tiếp nhận hàng từ người chuyên chở tại cảngqui định trong hợp đồng

Chuyển rủi ro

Chịu tất cả rủi ro và mất mát hoặc hư hỏng của

hàng hóa cho đến khi hàng hóa được giao hoặc

trong những trường hợp đặc biệt

Chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng củahàng hóa kể từ khi hàng được giao

Phân chia chi phí

Trả mọi chi phí liên quan tới hàng hóa cho đến

khi hàng đã được giao và chi phí xuất khẩu

Trả mọi chi phí liên quan tới hàng hóa kể từkhi hàng đã được giao, ngoại trừ chi phí xuấtkhẩu

Chứng từ

Chịu phí tổn để cung cấp cho người mua bằng

chứng thông thường về việc giao hàng Chấp nhận bằng chứng của việc giao hàngđược quy định

Thông báo

Thông báo cho người mua những thông báo

cần thiết khi hàng đã được giao hoặc tàu không

nhận hàng

Thông báo cho người bán về tên tàu, địa điểmbốc hàng và thời gian giao hàng mong muốn

Trang 14

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI MUA

Kiểm tra – đóng gói bao bì – ký mã hiệu

Chịu mọi chi phí cho việc kiễm tra – đóng gói

bao bì – ký mã hiệu Trả các chi phí cho việc kiểm tra trước khi gửihàng

Hỗ trợ thông tin và các chi phí liên quan

Chịu mọi chi phí cho việc hỗ trợ của người

mua, hỗ trợ cho người mua kịp thời Thông báo bất cứ yêu cầu nào về an ninh chongười bán và hoàn trả lại cho người bán mọi

chi phí mà người bán phải chịu để giúp đỡngười mua lấy chứng từ

Page 13

Trang 15

III CÁC TRANH CHẤP THƯỜNG GẶP

1 Chuyển giao rủi ro về chất lượng sản phẩm

Sau thời điểm giao hàng, nếu có những điều không may làm tổn thất tới hàng hóathì không còn thuộc trách nhiệm của người giao hàng nữa Tuy nhiên, khi hàng hóa tớicảng đến, bên mua sẽ giám định hàng hóa và nếu thấy hàng hóa bị giảm chất lượng thìbên mua sẽ lập SR để giám định và xác định nguyên nhân Nếu hàng bị giảm chất lượngtrong quá trình vận chuyển thì rõ ràng trách nhiệm thuộc về bên mua Nếu nguyên nhân

là do chất lượng hàng hóa không đúng từ trước (như người bán chọn bao bì không đúngqui cách khiến hàng bị hấp hơi thì người bán cũng phải chịu trách nhiệm), thì tráchnhiệm thuộc về người bán

Ví dụ thực tế:

Ba Lan mua của Việt Nam 11 MT chè đen loại D và 10.5MT chè đen loại PS Tổng giá trị hợpđồng là 21.6950 USD FOB Hải Phòng, Incoterms 1990 Điều khoản về phẩm chất hàng hóaqui định:

Chè phải phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu:

- Thủy phần: tối đa 9,0%

- Tro: tối đa 6,5 %

- Tạp chất: 0,3%

Bên Việt Nam đã mời Vinacontrol giám định và cấp chứng thư, sau đó hàng đã được gửi từHải Phòng đi Gdynia Tại cảng đến Gdynia, Ba Lan nhờ SGS tại Ba Lan giám định sau khihàng đã được dỡ khỏi tàu 6 tháng thì 11 MT chè đen loại D có chứa hàm lượng Ferromagnetic

và tro không tan trong H20 quá cao nên lô hàng này đã không được phép nhập vào Ba Lan dokhông thể dùng vào mục đích thực phẩm Ba Lan đã gửi đơn khiếu nại đến Việt Nam, nhưng 3tháng sau đó, Việt Nam mới trả lời và từ chối mọi trách nhiệm liên quan với lí do hàng đã đểquá lâu (hơn 6 tháng) kể từ ngày cấp vận đơn và 2 tiêu chí trên không được các bên thỏa

Trang 16

Quyết định của Trọng tài

Hội đồng Trọng tài cho rằng dù 2 tiêu chí này không được qui định trong hợp đồng nhưng để giải quyết tranh chấp này, Trọng tài không chỉ dựa vào Hợp đồng mà còn căn cứ vào luật áp dụng trong trường hợp “Hợp đồng không qui định hoặc qui định không đầy đủ về những vấn

đề liên quan đến tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đã kí kết”

Bị đơn cũng không thể viện vào lí do hàng để quá lâu vì cho dù có để lâu hơn nữa (thậm chí làhơn 6 tháng) thì 2 hàm lượng đó không thể tăng lên (hoặc giảm xuống) Vì vậy, Hội đồng Trọng tài cho rằng bên Việt Nam phải chịu trách nhiệm về việc giao hàng không phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam đối với chè đen loại D

Căn cứ vào Quyết định số 1343/TM-PC của Bộ trưởng bộ Thương mại Việt Nam về giám định hàng hoá xuất nhập khẩu, cơ sở để giám định là tiêu chuẩn Việt Nam thuộc diện bắt buộcphải áp dụng Theo tiêu chuẩn Vịêt Nam (TCVN 1454-1993) quy định đối với mặt hàng là chè đen rời loại D thì tiêu chuẩn hàm lượng sắt không được lớn hơn 0,001% Còn biên bản do SGS cấp, ngoài các tiêu chí khác đều phù hợp với hợp đồng, có đưa ra hai tiêu chí hàm lượng tro không tan trong H2O: 11,14% và hàm lượng sắt là: 6.05g/kg Ngoài ra theo tiêu chuẩn của Trọng tài, Vinacontrol đã gửi cho Hội đồng Trọng tài văn bản giải trình về phẩm chất lô chè liên quan đến chứng thư giám định, do Vinacontrol cấp, trong đó, khẳng định rõ rằng chính Vinacontrol cũng đã lưu ý với bị đơn về hàm lượng sắt của lô chè loại D cao hơn mức bình thưòng và Bị đơn đã trả lời sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này nếu bị khiếu kiện

Hội đồng Trọng tài đã quyết định buộc Bị đơn phải hoàn trả cho Nguyên đơn số tiền là 8.778 USD tiền hàng và 1.850 USD tiền cước phí từ Hải Phòng đến Gdynia

Page 15

Trang 17

2 Thời gian tàu đến

Đến ngày giao hàng, hàng đã được vận chuyển tập kết đầy đủ tại cảng đợi bốc lêntàu mà bên mua không điều tàu đến nhận hàng Bên bán phải gửi hàng vào kho cảng, cábiệt hàng hóa của chủ tàu có tàu đến muộn và thông báo cho bên mua rằng đã hết nghĩa

vụ giao hàng và đề nghị bên mua thanh toán

Phán quyết của Tòa án

Tòa án tuyên bố bên Việt Nam đã hoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng vì đã gởi hàng vào khocảng, cô lập được số hàng của chủ hàng có tàu đến muộn và thông báo cho bên Đài Loan.Hàng là của bên Đài Loan và bên Đài Loan phải thanh toán tiền hàng theo hợp đồng cho bên

Ngày đăng: 11/01/2016, 13:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tô Bình Minh, Nguyễn Thành Lân, Trịnh Thu Hương (2010). Incoterm® 2010 – Các quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa, NXB Khoa học và Kĩ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Incoterm® 2010 – Các quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa
Tác giả: Tô Bình Minh, Nguyễn Thành Lân, Trịnh Thu Hương
Nhà XB: NXB Khoa họcvà Kĩ thuật
Năm: 2010
2. Vũ Hữu Tửu (2009). Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Việt Nam: NXB Giáo dục 3. Võ Thanh Thu (2008). Incoterms 2000 & hỏi đáp về incoterms, Việt Nam: NXB Thốngkê• Tài liệu tham khảo từ Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương", Việt Nam: NXB Giáo dục3. Võ Thanh Thu (2008). "Incoterms 2000 & hỏi đáp về incoterms
Tác giả: Vũ Hữu Tửu (2009). Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Việt Nam: NXB Giáo dục 3. Võ Thanh Thu
Nhà XB: NXB Giáo dục3. Võ Thanh Thu (2008). "Incoterms 2000 & hỏi đáp về incoterms"
Năm: 2008
1. leon_nguyen1982 (01 – 12 – 08). Một tình huống thực tế về giao hàng theo đk FOB. Được lấy về từ:http://www.vietship.vn/showthread.php?t=649 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một tình huống thực tế về giao hàng theo đk FOB
2. greengreen (19/03/2009). Hợp đồng XK FOB, hàng bị hụt tại điểm đến, trách nhiệm thuộc về ai. Được lấy về từ:http://www.saga.vn/Nghiencuutinhhuong/15522.saga Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng XK FOB, hàng bị hụt tại điểm đến, trách nhiệm thuộc về ai
3. soibien06b (Jan 05, 2011). Nhập CIF, xuất FOB & thị trường kinh doanh bảo hiểm. Được lấy về từ:http://www.dieukhientaubien.net/t649-topic Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập CIF, xuất FOB & thị trường kinh doanh bảo hiểm
4. larose (02-06-2010). Thắc mắc về FOB !!!!!!. Được lấy về từ:http://ftu-forum.net/forums/showthread.php?32029-th%E1%BA%AFc-m%E1%BA%AFc-v%E1%BB%81-FOB-!!!!!!• Tài liệu tham khảo là giáo trình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thắc mắc về FOB
1. Tô Bình Minh (2011). Giao dịch thương mại quốc tế. Được lấy về từ:http://www.tobinhminh.comTÀI LIỆU THAM KHẢO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao dịch thương mại quốc tế
Tác giả: Tô Bình Minh
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w