CÁC TRANH CHẤP THƯỜNG GẶP

Một phần của tài liệu TRANH CHẤP TRONG NHÓM NHỮNG NGUYÊN TẮC CHO VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA (Trang 26 - 31)

1. Con tàu không thích hợp

Người bán có thể thuê 1 con tàu hoàn toàn có thể vận chuyển hàng hóa này nhưng sẽ gặp khó khăn trong quá trình bốc hàng, vận chuyển. Và người chuyên chở thiếu thận trọng trong quá trình bốc hàng dẫn đến mất mát hư hỏng.

Để xác định người chịu trách nhiệm, người bán cần phải tìm hiểu kĩ đâu là tổn thật do người mua thuê tàu không thích hợp, đầu là tổn thất do người chuyên chở để có thể đồi mức bồi thường thỏa đáng.

Ví dụ thực tế:

Năm 1992, Người bán ở Ý bán cho Người mua ở Pháp một lô phân bón Amonium Nitrate đóng bao theo điều kiện CIF cảng dỡ hàng Pháp. Khi dỡ hàng ở cảng đích, một số bao phân bón bị rách dẫn tới tổn thất trị giá 150.000 USD. Người mua ở Pháp đã thuê công ty giám định hàng để xác định nguyên nhân. Thông thường với loại hàng này, tàu vận chuyển phải là loại tàu 1 boong, nhưng Người bán ở Ý đã thuê loại tàu 2 boong. Tàu 2 boong thì móc cẩu sau khi móc vào các mã hàng ở tầng 2 phải dịch chuyển ngang làm cho một số bao phân bón bị va đập và rách. Một số vật dụng của tàu sắp xếp dưới hầm tàu không đúng trật tự cũng là một trong những nguyên nhân làm rách các bao phân bón khi sắp xếp dỡ hàng. Từ đó người mua cho rằng con tàu không phù hợp và đòi bòi thường 100% thiệt hại. Người bán ở Ý thừa nhận rằng tàu 2 boong không hợp lý để chở phân bón đóng bao, nhưng điều đó không có nghĩa là loại tàu này không thể tham gia vận chuyển những loại hàng này. Trong thực tế, các tàu 2 boong chở phân bón không phải là không có. Ngoài ra, Người bán ở Ý còn lập luận rằng trong quá trình xếp dỡ hàng, móc cẩu và mã hàng phải di chuyển ngang cũng không có vấn đề nếu công nhận điều khiển cẩu thận trọng, đặt móc cẩu vào đúng vị trí và thận trọng trong quá trình dỡ hàng, thì có thể tránh va chạm với các dụng cụ ở trong hầm hàng.

Quyết định của Trọng tài:

Hội đồng Trọng tài kết luận người bán đã không thuê một con tàu thích hợp thông thường vẫn sử dụng để chuyên chở loại hàng đóng bao này. Trọng tài cho rằng chỉ 15% thiệt hại là do bên bán. Việc dỡ hàng không cẩn trọng cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất. Rủi ro về hư hỏng tổn thất hàng đã chuyển từ người bán sang người mua khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng. Vì vậy, người mua phải khiếu nại tàu để đòi bồi thường 85% thiệt hại còn lại.

Ví dụ thực tế:

Bên mua Hoa Kỳ và bên bán Đức ký kết hợp đồng mua bán máy hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) với hình thức CIF New York. Máy MRI đã được bên bán chuyển giao cho bên vận chuyển với tình trạng hoạt động tốt nhưng khi đến Hoa Kỳ thì xuất hiện dấu hiệu hư hỏng. Bên mua yêu cầu bồi thường thiệt hại bởi vì quyền sở hữu hàng hóa vẫn chưa được chuyển giao cho bên mua tại thời điểm chuyển giao cho người vận chuyển.

Bên bán dẫn định nghĩa về điều kiện giao hàng CIF của Incoterms thì theo đó bên mua sẽ chịu mọi rủi ro xảy ra đối với hàng hóa kể từ thời điểm bên bán chuyển giao hàng tại cảng vận chuyển.

Bên mua phản đối và cho rằng định nghĩa của Incoterms không được áp dụng vì không được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng.

2. Thời điểm chuyển giao rủi ro

Nếu trong hợp đồng người bán không có nghĩa vụ giao hàng cho người mua tại một địa điểm xác định thì rủi ro được chuyển sang người mua khi người bán giao hàng xong cho người vận chuyển phù hợp với các điều kiện của hợp đồng. Nếu người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển tại một địa điểm xác định nào đó, rủi ro chưa được chuyển sang người mua khi hàng chưa được giao cho người vận chuyển tại địa điểm đó. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và thời điểm chuyển giao rủi ro có thể là hai thời điểm hoàn toàn khác nhau.

Phán quyết của Tòa án:

Tòa án giải thích Incoterms là một tập quán điều chỉnh về việc giao thương quốc tế phổ biến do vậy những điều khoản về chuyển giao hàng hóa liên quan đến điều kiện giao hàng CIF sẽ được giải thích tuân theo Incoterms. Tòa án khẳng định việc chuyển giao rủi ro không liên quan đến việc ai là chủ sở hữu hàng hóa. Chứng từ liên quan đến việc sở hữu hàng hóa của bên bán không ảnh hưởng đến việc chuyển giao rủi ro, ngụ ý rằng việc chuyển giao quyền sở hữu và chuyển giao rủi ro không nhất thiết phải diễn ra cùng thời điểm. Tòa án đã bác đơn.

Tài liệu tham khảo là sách:

1. Tô Bình Minh, Nguyễn Thành Lân, Trịnh Thu Hương (2010). Incoterm® 2010 – Các

quy tắc của ICC về sử dụng các điều kiện thương mại quốc tế và nội địa, NXB Khoa học

và Kĩ thuật

2. Vũ Hữu Tửu (2009). Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Việt Nam: NXB Giáo dục 3. Võ Thanh Thu (2008). Incoterms 2000 & hỏi đáp về incoterms, Việt Nam: NXB Thống

Tài liệu tham khảo từ Internet:

1. leon_nguyen1982 (01 – 12 – 08). Một tình huống thực tế về giao hàng theo đk FOB. Được lấy về từ:

http://www.vietship.vn/showthread.php?t=649

2. greengreen (19/03/2009). Hợp đồng XK FOB, hàng bị hụt tại điểm đến, trách nhiệm

thuộc về ai. Được lấy về từ:

http://www.saga.vn/Nghiencuutinhhuong/15522.saga

3. soibien06b (Jan 05, 2011). Nhập CIF, xuất FOB & thị trường kinh doanh bảo hiểm. Được lấy về từ:

http://www.dieukhientaubien.net/t649-topic

4. larose (02-06-2010). Thắc mắc về FOB !!!!!!. Được lấy về từ:

http://ftu-forum.net/forums/showthread.php?32029-th%E1%BA%AFc-m%E1%BA %AFc-v%E1%BB%81-FOB-!!!!!!

Tài liệu tham khảo là giáo trình:

1. Tô Bình Minh (2011). Giao dịch thương mại quốc tế. Được lấy về từ:

http://www.tobinhminh.com

Một phần của tài liệu TRANH CHẤP TRONG NHÓM NHỮNG NGUYÊN TẮC CHO VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w