Chương 2: Những vấn đề lí luận về Marketing Trình bày cơ sở lí luận về Chiến lược marketing, markeitng hỗn hợp và các vấn đề liên quan Chương 3: Chiến lược marketing hỗn hợp cho sản phẩm
Trang 1MỤC LỤC i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Lí do chọn đề tài 1
Mục tiêu bài báo cáo 1
Đối tượng và phạm vi báo cáo 2
Phương pháp thực hiện báo cáo 2
Kết cấu bài báo cáo 2
II: NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NGÂN THỊNH PHÁT 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4
1.2 Cơ cấu tổ chức 5
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 6
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ MARKETING 8
2.1 Khái niệm sản phẩm phái sinh 8
2.2 Khái niệm Marketing và Marketing hỗn hợp 8
2.3 Mục tiêu hoạt động Marketing đối với doanh nghiệp 11
2.4 Chiến lược Marketing hỗn hợp 12
2.4.1 Chiến lược sản phẩm 12
2.4.2 Chiến lược giá 17
2.4.3 Chiến lược phân phối 21
2.4.4 Chiến lược chiêu thị 23
Trang 2CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM NỆM GHẾ NGOÀI TRỜI CỦA CÔNG TY TNHH
NGÂN THỊNH PHÁT 26
3.1 Phân tích thị trường và định hướng phát triển của Công ty 26
3.1.1 Thị trường đồ nội – ngoại thất trong và ngoài nước 26
3.1.2 Thị trường nệm ghế khu vực phía Nam 29
3.1.3 Định hướng phát triển Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát 30
3.2 Tổ chức công tác Marketing tại Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát 31
3.3 Khảo sát chiến lược Marketing hỗn hợp cho sản phẩm nệm ghế ngoài trời tại Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát 32
3.3.1 Chiến lược sản phẩm 33
3.3.2 Chiến lược giá 37
3.3.3 Chiến lược phân phối 39
3.3.4 Chiến lược chiêu thị 42
3.4 Phân tích ma trận SWOT 45
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM NỆM GHẾ NGOÀI TRỜI CỦA CÔNG TY TNHH NGÂN THỊNH PHÁT 49
4.1 Nâng cao hiệu quả làm việc của Bộ phận Marketing 49
4.2 Một số kiến nghị về chiến lược marketing hỗn hợp cho sản phẩm nệm ghế ngoài trời của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát 50
4.2.1 Chiến lược sản phẩm 50
4.2.2 Chiến lược giá 51
4.2.3 Chiến lược phân phối 51
4.2.4 Chiến lược chiêu thị 53
III KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP: Thành phố
GVTH: Nguyễn Thị Thúy
Trang 4DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát 5
Hình 2.1: Các mức độ cấu thành của sản phẩm 13
Hình 2.2: Quyết định tên nhãn hiệu cho sản phẩm 14
Hình 2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá 18
Hình 3.1: Kênh phân phối cho khách hàng doanh nghiệp 39
Hình 3.2: Kênh phân phối đại lý 1 cấp 40
Hình 3.3: Kênh phân phối trực tiếp 40
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức đề xuất cho bộ phận Marketing của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát 49
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tình hình tài sản – nguồn vốn và kết quả kinh doanh của Công ty
TNHH Ngân Thịnh Phát 6
Bảng 2.1: Chiến lược Marketing – mix trong từng giai đoạn sản phẩm 16
Bảng 2.2: So sánh các chiến lược phân phối 22
Bảng 3.1: Các dòng sản phẩm của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát 34
Bảng 3.2: Chính sách chiết khấu cho sản phẩm nệm ghế ngoài trời 38
Bảng 3.3: Phân tích ma trận SWOT 45
GVTH: Nguyễn Thị Thúy
Trang 6I ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động không nhỏ đến thị trường trongnước, lượng cầu suy giảm, lạm phát, chi phí sản xuất liên tục tăng lên, thiếusản Đứng trước nguy cơ đó, các doanh nghiệp phải ngày càng hoàn thiện vàđổi mới mình để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường Lựa chọn chiếnlược marketing phù hợp sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhanh chóng thích nghivới những biến động thị trường và phát triển bền vững trong môi trường cạnhtranh
Ở Việt Nam, nội – ngoại thất được đánh giá là thị trường có nhiều cơ hộiphát triển với nhu cầu rất lớn, song mức độ cạnh tranh lại rất cao, đặc biệt làcạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan,… Kếtquả là sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước rất khó khăn khi tìm chỗđứng trên thị trường
Nhận thức được những thách thức trong ngành và vai trò quan trọng củamarketing trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Ngân ThịnhPhát đang ngày càng hoàn thiện hơn nữa để bắt nhịp thị trường và đạt đượcnhững mục tiêu tăng trưởng nhất định Sản phẩm nệm ghế ngoài trời là mộtlựa chọn độc đáo của Ngân Thịnh Phát khi xâm nhập vào thị trường nội –ngoại thất trong nước và trở thành sự lựa chọn của nhiều khách hàng nhờCông ty sử dụng chiến lược chiêu thị hiệu quả mặc dù còn một số hạn chế cầnđổi mới và hoàn thiện
Xuất phát từ thực tế trên cùng với những trang bị kiến thức của mình, tôi
đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược Marketing hỗn hợp cho sản phẩm nệm ghế ngoài trời của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát” làm báo cáo
thực tế của mình
Mục tiêu bài báo cáo
Báo cáo được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Trang 7- Tìm hiểu thực trạng về chính sách marketing hỗn hợp cho sản phẩmnệm ghế ngoài trời của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing hỗnhợp cho sản phẩm nệm ghế ngoài trời của Công ty Ngân Thịnh Phát
Đối tượng và phạm vi báo cáo
Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát, sản phẩm nệm
ghế ngoài trời và một số đối thủ cạnh tranh của Công ty Ngân Thịnh Phátkinh doanh sản phẩm ghế nệm ngoài trời
Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Chiến lược Marketing hỗn hợp cho sản phẩm nệm ghế ngoài
trời của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát
- Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 10/04/2012 –
20/05/2012
Phương pháp thực hiện báo cáo
Thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp: Các thông tin về Marketing, thị
trường nội – ngoại thất, công ty TNHH Ngân Thịnh Phát,… tham khảo từwebsite, sách, báo, tạp trí, các đề tài nghiên cứu liên quan và các thông tin,
số liệu được cung cấp từ Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát
Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp toán học: Từ các thông
tin thu thập được, tiến hành phân tích và tổng hợp nội dung
Kết cấu bài báo cáo
Nội dung báo cáo tập trung tìm hiểu về chính sách Marketing hỗn hợp cho sản phẩm nệm ghế ngoài trời của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát, bao gồm 3 phần chính:
Trang 8Trong phần này, gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Ngân Thịnh Phát
Nội dung chương đề cập đến các vấn đề: Lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
Chương 2: Những vấn đề lí luận về Marketing
Trình bày cơ sở lí luận về Chiến lược marketing, markeitng hỗn hợp và các vấn đề liên quan
Chương 3: Chiến lược marketing hỗn hợp cho sản phẩm nệm ghế ngoài trời của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát
Trình bày cơ sở thị trường liên quan đến hoạt động marketing của Công ty: thị trường nội – ngoại thất, thị trường nệm ghế
Trình bày định hướng phát triển, tổ chức công tác marketing tại Công ty
Trình bày thực trạng triển khai Chiến lược Markeitng hỗn hợp cho sản phẩm nệm ghế ngoài trời của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát: chiến lược sản phẩm, giá, phân phối và chiêu thị
Phân tích ma trận SWOT
Chương 4: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược marketing hỗn hợp cho sản phẩm nệm ghế ngoài trời của Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát
- Kiến nghị về tổ chức lại Bộ phận Marketing
- Kiến nghị một số biện pháp liên quan đến chiến lược marketing hỗn hợp cho sản phẩm nệm ghế
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Kết luận nội dung báo cáo
Trang 9II: NỘI DUNGCHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NGÂN THỊNH PHÁT 1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát có trụ sở tại Quốc Lộ 13, thị trấn AnThạnh, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương Công ty được thành lập năm
2005 theo giấy phép 3124/GP do Bộ kế hoạch đầu tư cấp ngày 25/05/2012.Với tổng số vốn ban đầu là 3 tỷ Qua 7 năm hoạt động, công ty ngày càng lớnmạnh và trở thành nhà cung cấp tin cậy cho nhiều doanh nghiệp, hộ tiêu dùng Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát chuyên sản xuất, gia công, mua bán hàngmay mặc, dệt; sản xuất, mua bán sản phẩm bằng: kim loại, gỗ, giấy, nhựa,mây, tre, nứa, da và giả da; hàng thủ công mỹ nghệ, giày, dép (trừ gia công cơkhí, tái chế phế thải, xi mạ điện, sản xuất gốm – sứ, thủy tinh, luyện cán cao
su, chế biến gỗ, tẩy, nhuộm, hồ, in, gia công hàng đã qua sử dụng) Trong đó,sản phẩm thế mạnh và chiến lược của Công ty là các loại nệm ghế ngoài trời,
áo ghế, áo dù, vải ghế
Công ty hoạt động tại:
Địa chỉ: 432/9 Quốc Lộ 13, Thị trấn An Thạnh, Thuận An, Bình Dương Điện thoại: (84-650) 3745506, 3745507
Trang 10Xưởng may Xưởng chế tạo Phòng kinh
doanh – Marketing
Kho vận Phòng kế toán
Nhà Phân phối
Trang 111.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
Bảng 1.1: Tình hình tài sản – nguồn vốn và kết quả kinh doanh của
Tổng nguồn vốn 51.255.813.668 69.671.100.469 18.415.286.801 35,93
Nợ phải trả 38.190.408.231 55.683.779.977 17.493.371.746 45,81 Vốn chủ sở hữu 13.065.405.437 13.987.320.492 915 921.055 7,01
Tổng doanh thu 44.052.489.319 43.633.930.576 -418.558.743 -0.95 Tổng chi phí 42.536.035.881 43.008.893.926 472.858.045 1.11 Lợi nhuận sau
thuế 1.516.453.438 625.036.650 -891.416.788 -58.78
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Ngân Thịnh Phát)
Theo bảng tổng hợp ta thấy: Tài sản và nguồn vốn của Công ty có xuhướng tăng qua 2 năm 2010 – 2011, năm 2011 tăng 35,93% tương ứng vớitrên 18 tỷ so với năm 2010 Trong năm 2011, mặc dù chịu ảnh hưởng chung từkhó khăn của nền kinh tế, song Công ty đã mạnh dạn vay thêm vốn Ngân hàng
để đầu tư dây chuyền công nghệ cho xưởng chế tạo, để nâng cao chất lượngruột gối bằng chất liệu cao su
Ảnh hưởng của nền kinh tế Châu Âu, cũng tác động không nhỏ đến thịtrường trong nước Năm 2011, cũng là năm gặp nhiều khó khăn của Công ty,doanh thu giảm gần 1% so với năm 2010, bên cạnh đó các chi phí nguyên vậtliệu đầu vào lại tăng do ảnh hưởng của lạm phát, khiến chi phí tăng hơn 1% sovới năm 2010 Doanh thu giảm, chi phí tăng làm cho lợi nhuận của công tynăm 2011 giảm rõ rệt, tới gần 59% so với năm 2010
Trang 12Năm 2012 là năm doanh nghiệp kỳ vọng sẽ khắc phục khó khăn, gia tăngdoanh số và đưa Công ty trở lại đà phát triển.
Trang 13CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ MARKETING
2.1 Khái niệm sản phẩm phái sinh
Sản phẩm phái sinh là sản phẩm mà kết quả của nó được tạo ra từ kếtquả của một sản phẩm khác
“Tài sản khác” này thường được xem là tài sản cơ sở (underlyingassets) Tài sản cơ sở có thể là cổ phiếu, trái phiếu, tiền hoặc là hàng hóa, tất
cả chúng đều là tài sản Tài sản cơ sở cũng có thể là một yếu tố ngẫu nhiênchẳng hạn như thời tiết, đây không phải là một tài sản Ở nước ta, sản phẩmphái sinh được tiếp cận chủ yếu trong lĩnh vực tài chính
Trong trường hợp báo cáo này, sản phẩm cơ sở là các loại đồ nội –ngoại thất sử dụng nệm và sản phẩm phái sinh là nệm ghế Nệm ghế chỉ được
sử dụng kèm theo các sản phẩm ghế nội – ngoại thất, do đó việc tiêu dùng nệmghế sẽ chịu tác động của thị trường đồ nội – ngoại thất
2.2 Khái niệm Marketing và Marketing hỗn hợp
Marketing là khái niệm được hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau Có
nhiều người vẫn nghĩ Marketing là quảng cáo hay Marketing là tiếp thị, chàohàng và là hoạt động kích thích tiêu thụ sản phẩm Vì vậy, theo họ “Marketingchẳng qua là hệ thống các biện pháp mà người bán sử dụng để cốt làm sao bánđược hàng và thu được tiền cho họ” Thậm chí nhiều người đồng nhấtMarketing với nghề đi chào hàng, giới thiệu dùng thử hàng
Thực tế, theo quan điểm hiện đại, Marketing có thể được hiểu là “một quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn mục tiêu của cá nhân, tổ chức và xã hội” (Hiệp hội Marketing Hoa
Kỳ - năm 1985)
Khái niệm này được đánh giá là khái niệm hoàn hảo về Marketing,trong đó sản phẩm không còn giới hạn ở những hàng hóa hữu hình mà cả sảmphẩm vô hình là những ý tưởng, dịch vụ, mục tiêu mà hoạt động Marketing
Trang 14hướng tới không chỉ dừng lại ở mục tiêu lợi nhuận mà còn vì những mục tiêu
xã hội Và như vậy, Marketing cũng không chỉ là chào hàng hay tiếp thị nữa
mà đó là cả một quá trình với những quyết định về sản phẩm, giá, chiêu thị vàphân phối, hay chính là quan điểm Marketing 4P đang được sử dụng rộng rãihiện nay
Ngoài ra Marketing còn có thể được hiểu là:
“Quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu thực sự của người tiêu dùng về một mặt hàng cụ thể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo công ty thi được lợi nhuận như dự kiến” (Viện Marketing Anh Quốc)
“Marketing là tiến trình qua đó cá nhân và tổ chức có thể đạt được nhu cầu và ước muốn thông qua sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên” (Philip Kotler).
“Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường, hay nói cách khác là lấy thị trường làm định hướng” (I Ansoff –
Chuyên gia nghiên cứu Marketing của Liên Hợp Quốc)
Qua các quan niệm trên chúng ta có thể thấy, Marketing là hoạt độngcủa nó xuất phát và gắn liền với nhu cầu, nhu cầu của cá nhân, tổ chức, của thịtrường, từ đó doanh nghiệp quyết định bán sản phẩm, nhưng không phải là báncái doanh nghiệp có mà bán sự thỏa mãn cho nhu cầu hay bán cái mà thịtrường cần Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phải thực hiện quá trìnhnghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhu cầu, và không ngừng tự đổi mới mình để
có sự phản ứng linh hoạt với biến động thị trường
Thông thường người ta cho rằng, Marketing chỉ áp dụng hoạt động kinhdoanh, song thực tế, Marketing được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàngngày Marketing cũng không chỉ còn là công việc của người bán mà người
Trang 15mua cũng làm Marketing để có được nhà cung cấp tốt nhất Hoạt độngMarketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực.
Như vậy, Marketing hiểu là tổng hòa nhiều hoạt động, với mục đích rõràng và là hoạt động quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trongbáo cáo này, tiếp cận Marketing dưới góc độ của người bán, khái niệmMarketing được xây dựng trên cơ sở mô hình 4P hay chiến lược Marketinghỗn hợp
Marketing hỗn hợp (marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị
được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trườngmục tiêu Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1953 khi NeilBorden, là chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý tưởng công thứcthêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp Một nhà tiếp thịnổi tiếng, E Jerome McCarthy, đề nghị phân loại theo 4P năm 1960, đến nay
đã được sử dụng rộng rãi
Marketing hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thịđược doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trườngmục tiêu, bao gồm 4P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối),Promotion (chiêu thị)
Product (sản phẩm): là một đối tượng hữu hình hoặc một dịch vụ vô
hình đó là khối lượng sản xuất hoặc sản xuất trên quy mô lớn với một khốilượng cụ thể của đơn vị Sản phẩm vô hình là dịch vụ như ngành du lịch vàcác ngành công nghiệp khách sạn hoặc mã số các sản phẩm như nạp điện thoại
di động và tín dụng
Price (Giá cả): Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản
phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp Nó được xác định bởi một số yếu tố trong
đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trịcảm nhận của khách hàng với sản phẩm Việc định giá trong một môi trườngcạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức
Trang 16Nếu đặt giá quá thấp, nhà cung cấp sẽ phải tăng số lượng bán trên đơn vị sảnphẩm theo chi phí để có lợi nhuận Nếu đặt giá quá cao, khách hàng sẽ dầnchuyển sang đối thủ cạnh tranh
Place (phân phối): đại diện cho các địa điểm mà một sản phẩm có thể được
mua Nó thường được gọi là các kênh phân phối Nó có thể bao gồm bất kỳcửa hàng vật lý cũng như các cửa hàng ảo trên Internet Việc cung cấp sảnphẩm đến nơi và vào thời điểm mà khách hàng yêu cầu là một trong nhữngkhía cạnh quan trọng nhất của bất kỳ kế hoạch marketing nào
Promotions (chiêu thị hoặc hỗ trợ bán hàng): hỗ trợ bán hàng là tất cả các
hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụcủa bạn, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự.Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, quan hệ công chúng, khuyến mãi,
…
2.3 Mục tiêu hoạt động Marketing đối với doanh nghiệp [1]
Marketing là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, nhất
là trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay Thực hiệnchiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu sau:
Mục tiêu lợi nhuận: Lợi nhuận là mục đích của hoạt động sản xuất
kinh doanh, là mục tiêu quan trọng nhất trong các mục tiêu của chiến lượcMarketing Lợi nhuận là điều kiện vật chất để để tái sản xuất mở rộng, cảithiện điều kiện làm việc, nâng cao mức sống cho người lao động Lợi nhuận làđộng lực mạnh mẽ nhất chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp, chi phối cácmục tiêu khác của Marketing
Mục tiêu tăng cường thế lực trong kinh doanh: Thế lực trong kinh
doanh thể hiện ở hệ thống các chỉ tiêu: mức độ tăng trưởng của số lượng hànghóa và doanh số bán ra trên thị trường, tốc độ tăng thị phần, tỷ suất lợi nhuận,quy mô kinh doanh,…
Trang 17Mục tiêu an toàn trong kinh doanh: An toàn luôn là mối quan tâm
hàng đầu của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh luôn ẩn chứa nhiều rủi ro,mọi rủi ro không dự kiến được sẽ gây nên những tổn thất to lớn trong kinhdoanh An toàn trong kinh doanh là cần thiết đối với sự phát triển bền vữngcủa doanh nghiệp Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng vì mụctiêu này mà bỏ qua những cơ hội kinh doanh có thể đem lại lợi nhuận cao màdoanh nghiệp phải đưa ra những quyết định trên cơ sở phân tích thị trường,mạo hiểm, chấp nhận rủi ro, nắm bắt cơ hội kinh doanh và có phương án đềphòng, ngăn ngừa và khắc phục rủi ro
Tất cả các mục tiêu trên của Marketing đối với doanh nghiệp có mốiquan hệ mật thiết với nhau, lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu, làđiều kiện vật chất cơ bản cần thiết để thực hiện hai mục tiêu trên Ngược lại,lợi thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường càng cao, môi trường kinhdoanh an toàn sẽ giúp doanh nghiệp tăng sản lượng tiêu thụ, tăng doanh số,tăng lợi nhuận,…Trong mỗi giai đoạn, doanh nghiệp phải dựa vào mục tiêuchính của mình để có những quyết định Marketing phù hợp
2.4 Chiến lược Marketing hỗn hợp
2.4.1 Chiến lược sản phẩm
Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm theo quan điểm Marketing, “Sản phẩm là tất cả những cái,
những yếu tố thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng” [2] Sảnphẩm không chỉ là những vật thể hữu hình mà cả vô hình, nó bao gồm cả yếu
tố vật chất và tinh thần Trong việc triển khai sản phẩm người lập kế hoạchcần suy nghĩ sản phẩm ở 3 mức độ:
Trang 18Hình 2.1: Các mức độ cấu thành của sản phẩm
Nguồn: Website http://lvc.edu.vn
Như vậy, khi triển khai sản phẩm, các nhà Marketing trước hết phải xácđịnh những nhu cầu cốt lõi của khách hàng mà sản phẩm sẽ thoả mãn Sau đóphải thiết kế được những sản phẩm cụ thể và tìm cách gia tăng chúng để tạo ramột phức hợp những lợi ích thoả mãn nhu cầu, ước muốn của khách hàng mộtcách tốt nhất
Các quyết định về sản phẩm
Quyết định nhãn hiệu sản phẩm: Người tiêu dùng cảm nhận về nhãn
hiệu hàng hoá như một phần thực chất của sản phẩm Việc lựa chọn nhãn hiệu
có thể làm tăng giá trị cho sản phẩm Bao gồm: tên hiệu, dấu hiệu và nhãnhiệu Công ty phải quyết định có nên đặt tên nhãn hiệu không:
Trang 19Hình 2.2: Quyết định tên nhãn hiệu cho sản phẩm
Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm liên quan trực tiếp đến ý đồ định vịsản phẩm và xây dựng hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường Vìvậy, việc lựa chọn nhãn hiệu phải hết sức cẩn thận Nhãn hiệu phải cho biết vềlợi ích và chất lượng sản phẩm, sự khác biệt của sản phẩm và phải dễ đọc, dễnhận ra và, dễ nhớ Nhãn hiệu cũng phải độc đáo
Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm: Bao gói là yếu tố tiếp xúc
trực tiếp đầu tiên của khách hàng và sản phẩm, nó được hầu hết giớiMarketing đều cho là một yếu tố trong chiến lược sản phẩm Bao gói bao gồm:lớp đầu là cái trực tiếp chứa sản phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc và bao bì vậnchuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả trên bao gói Bao bì là một công cụmarketing quan trọng, bao bì thu hút khách hàng, mô tả được ích dụng của sảnphẩm, tạo niềm tin và ấn tượng tốt đẹp về sản phẩm Người tiêu dùng sẵn sàngmua sự tiện lợi, kiểu dáng đẹp, mức đáng tin cậy và uy tín của một bao bì tốt.Bao bì giúp cho khách hàng nhận ngay ra công ty hoặc sản phẩm nào đó Việctriển khai một bao bì hữu hiệu cho một sản phẩm mới đòi hỏi nhiều quyếtđịnh Bao bì phải nhất quán đối với việc quảng cáo, định giá, phân phối và cácchiến lược marketing khác Bên cạnh đó, dịch vụ khách hàng cũng là một yếu
tố quan trọng trong chiến lược sản phẩm Lựa chọn nội dung ra sao, chấtlượng như thế nào, chi phí bao nhiêu và hình thức cung cấp nào cho dịch vụ,
Trang 20công ty phải căn cứ vào nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khả năngcủa công ty mình.
Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm: gồm các quyết định
liên quan đến việc lựa chọn chủng loại sản phẩm, danh mục sản phẩm, bềrộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của danh mục sản phẩm.Tùy thuộc vào khả năng của mình và mục tiêu mà công ty theo đuổi mà doanhnghiệp đưa ra những lựa chọn về chủng loại và danh mục sản phẩm phù hợp
Quyết định sản phẩm mới: do những thay đổi nhanh chóng về thị hiếu,
công nghệ, cạnh tranh, công ty không thể tồn tại và phát triển chỉ dựa vàonhững sản phẩm hiện có Sản phẩm mới không chỉ là những sản phẩm mớihoàn toàn, mà có thể là sản phẩm được cải tiến từ sản phẩm hiện có hoặc nhãnhiệu mới cho sản phẩm, định vị lại sản phẩm… Quyết định sản phẩm mớithường trải qua 8 giai đoạn: tìm ra những ý tưởng mới, chọn lọc và đánh giá ýtưởng, soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới, hoạch định chiến lượcmarketing cho sản phẩm mới, phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ, thiết kế
và sản xuất thử sản phẩm mới, thử nghiệm trên thị trường, triển khai sản xuấthàng loạt và tung ra thị trường Thiết kế, sản xuất một sản phẩm mới là việclàm cần thiết, song không đơn giản đối, doanh nghiệp có thể thất bại do nhiềunguyên nhân Do đó việc tuân thủ và tiến hành hiệu quả, chính xác các giaiđoạn của quá trình thiết kế và marketing cho sản phẩm mới là rất cần thiết
Chiến lược trong mỗi chu kỳ sống của sản phẩm: Sự biến động của thị
trường làm cho khả năng thích ứng của sản phẩm cũng thay đổi Nghiên cứuchu kỳ sống của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợptrong từng giai đoạn nhằm đat được hiệu quả tối đa
Bảng 2.1: Chiến lược Marketing – mix trong từng giai đoạn sản phẩm
Trang 21INTRODUCTION- Giới thiệu
Tăng trưởng
GROWTNH- Trưởng thành
MATURITY-DECLINE- Suy thoái Mục Tiêu
Marketing
Tạo nhận thức nhu cầu, nhận biết thương
hiệu và kiến thức sản phẩm, khuyến khích dùng thử
Tối đa hóa thị phần
Củng cố bảo vệ thị phần và tối đa hóa lợi nhuận
Cắt giảm chi phí, khai thác triệt để
từ thương hiệu
CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING TƯƠNG ỨNG TỪNG GIAI ĐOẠN
SẢN
PHẨM
Sản phẩm cơ bản Mở rộng sản phẩm,
gia tăng dịch vụ khách hàng
Cải tiến và đa dạng hóa mẫu mã, nhãn
hiệu
Loại bỏ bớt các sản phẩm yếu kém
GIÁ
Giá thẩm thấu hoặc
giá hớt váng
Xem xét điều chỉnh giá do chi phí giảm
Giá cạnh tranh với các đối thủ
phối
Tối đa cường độ hoạt động và số lượng trung gian trong hệ thống phân
phối
Chọn lọc và loại bỏ bớt những kênh không còn hiệu quả
mãi, khuyến khích
tiêu dùng thử
- Truyền thông xây dựng nhận thức về thương hiệu
- Tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm qua các chương trình khuyến mãi
- Truyền thông nhấn mạnh sự khác biệt giữa các thương hiệu, duy trì khách hàng trung thành
- Khuyến mãi lôi kéo khách hàng của đối thủ.
- Cắt giảm tối đa các chi phí truyền thông
- Tập trung khuyến mãi giảm giá để tận thu sản phẩm
(Nguồn: Giáo trình marketing căn bản – Trường Cao đẳng tài chính – hải quan)
2.4.2 Chiến lược giá
Giá và vai trò của giá
Trang 22Xây dựng và quản lý chiến lược giá đúng đắn là điều kiện quan trọngđảm bảo doanh nghiệp có thể xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường và hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả cao Tuy nhiên giá cả chịu sự tác động của nhiềuyếu tố Sự hình thành và vận động của nó rất phức tạp Việc quản trị chiếnlược giá hợp lý đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp và đồng bộ.
Giá được định nghĩa “là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách
hàng chấp nhận bỏ ra để có được một sản phẩm với chất lượng nhất định ở một nơi nhất định và một khung cảnh nhất định” [3]
Giá có vai trò quan trọng đối với công việc kinh doanh của doanhnghiệp, đối với quyết định của người tiêu dùng và đối với nền kinh tế vĩ mô
Là yếu tố duy nhất mang lại thu nhập cho doanh nghiệp trong khi các yếu tốkhác sinh ra chi phí, là công cụ cạnh tranh hữu hiệu, Người tiêu dùng sửdụng giá như một căn cứ tin cậy trong việc đưa ra quyết định mua hàng Ngoài
ra, giá ảnh hưởng đến sự phân phối các yếu tố sản xuất, thu nhập người laođộng, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước,…
Các chiến lược giá
Các yếu tố ảnh hưởng đến giáXác định được những nhân tố ảnh hưởng đến cấu thành và động tháicủa giá, giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định đúng đắn trong lựa chọngiá bán cho sản phẩm
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bao gồm:
Trang 23Hình 2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá
(Nguồn: Giáo trình Marketing căn bản – Trường Đại học kinh tế quốc dân)
Các phương pháp định giáNhững phương pháp định giá cơ bản trong marketing thường sử dụng
đó là: định giá dựa vào chi phí, định giá theo cảm nhận của khách hàng vàđịnh giá cạnh tranh Cách phân chia này dựa trên căn cứ mà doanh nghiệp lựachọn để định giá nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
Định giá dựa vào chi phí: Căn cứ chính để xác định giá là chi phí bỏ ra
để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bao gồm 2 phương pháp định giá: phươngpháp cộng chi phí và định giá theo lợi nhuận mục tiêu Đây là phương phápđơn giản nhất, đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh, doanh thu đảm bảo
bù đắp chi phí và có lãi, đồng thời tạo sự công bằng cho người tiêu dùng và cảdoanh nghiệp khi có biến động về cầu thị trường Tuy nhiên, đây cũng là mộtnhược điểm của phương pháp này, do không có sự điều chỉnh giá theo cầu,ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ của sản phẩm, dẫn đến doanh nghiệp mất đi cơhội tăng lợi nhuận khi thị trường cho phép Ngoài ra, phương pháp này cũng
bỏ qua ảnh hưởng của yếu tố cạnh tranh và tâm lý khách hàng đến giá sảnphẩm
Định giá theo cảm nhận của khách hàng: Với phương pháp này, các
doanh nghiệp định giá bán sản phẩm dựa vào cảm nhận của khách hàng về giátrị chứ không phải chi phí Doanh nghiệp cần phải xác định được những yếu tốtạo nên giá trong cảm nhận của khách hàng, khách hàng cảm nhận như thế nào
về sản phẩm, từ đó tránh được việc định giá thấp so với mong muốn của khách
Các nhân tố bên trong
Các nhân tố bên ngoài
Đặc điểm của thị trường
và cầu Bản chất và cơ cấu cạnh tranh
Các nhân tố khác
Trang 24hàng hay “thổi phồng” giá trị sản phẩm cao hơn mức giá mà khách hàng sẵnsàng chi trả Phương pháp này, giúp doanh nghiệp xác định mức giá phù hợp
và được khách hàng chấp nhận theo mong đợi của họ Tuy nhiên, việc xácđịnh được mức giá mong muốn của khách hàng rất khó thực hiện, với việcđịnh giá này, doanh nghiệp bỏ qua yếu tố chi phí, cạnh tranh, điều này ảnhhưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và có thể giá sản phẩm sẽ không phùhợp với giá trị thực của nó
Định giá cạnh tranh: Giá của đối thủ cạnh tranh được sử dụng làm cơ
sở định giá đối với phương pháp này Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, thịtrường, doanh nghiệp có thể lựa chọn mức giá cao hơn, thấp hơn hoặc ngangbằng với giá của đối thủ Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong cáctrường hợp khó xác định chi phí và giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế về giátrong cạnh tranh, song nó chỉ thực sự là giải pháp tốt khi đảm bảo lợi nhuậncho doanh nghiệp
Như vậy, tương ứng với mỗi phương pháp định giá sẽ tạo ra các phương
án khác nhau về mức giá Mỗi phương án có những ưu điểm và hạn chế nhấtđịnh Doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho sản phẩm một mức phù hợp trên cơ
sở xem xét riêng biệt hoặc kết hợp cả 3 căn cứ và những khác yếu tố khác ảnhhưởng đến giá
Các chiến lược giá Trên cơ sở định giá, các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình nhữngchiến lược giá cụ thể để có thể thích ứng nhanh chóng với biến động thịtrường
Đối với sản phẩm mới: Doanh nghiệp có thể định giá hớt váng hay định
giá thẩm thấu
Đối với danh mục sản phẩm: Việc định giá cho danh mục sản phẩm khá
phức tạp, doanh nghiệp cần phải xem xét mối quan hệ giữa các sản phẩm, mức
Trang 25độ cạnh tranh và cả mục tiêu, định hướng chiến lược tổng thể để xác định mứcgiá hợp lý Bao gồm:
Định giá dòng sản phẩm: Là cách định giá cho những sản phẩm cùng
loại nhưng khác nhau về chất lượng hoặc kiểu dáng, mẫu mã Khi định giá chodòng sản phẩm cần phải tính đến chênh lệch giá thành, cách đánh giá củakhách hàng về tính năng mỗi sản phẩm, giá của sản phẩm canh tranh,
Định giá cho sản phẩm tự chọn đi kèm: Nhiều sản phẩm được chào bán
với sản phẩm đi kèm Việc định giá sản phẩm tự chọn đi kèm có thể sử dụngnhư một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Định giá cho sản phẩm bổ trợ, bổ sung: Sản phẩm bổ trợ, bổ sung là
sản phẩm phải được dùng với sản phẩm chính, không có sản phẩm chính thìkhông thể sử dụng các sản phẩm này Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh củadoanh nghiệp, chi phí cho sản phẩm phụ và chính mà doanh nghiệp đưa ra giácho sản phẩm bổ trợ, bổ sung
Định giá sản phẩm trọn gói: Thay vì bán riêng lẻ một sản phẩm, doanh
nghiệp có thể bán một tập hợp các sản phẩm, dịch vụ có liên quan, bổ sungcho nhau Giá của gói sản phẩm phải thấp hơn giá bán riêng lẻ từng sản phẩm,khuyến khích một khách hàng mua hàng
Chiến lược điều chỉnh giá: Ngoài việc định giá ban đầu cho sản phẩm
mới, cho danh mục sản phẩm, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá bán củamình tùy theo biến động thị trường Doanh nghiệp có thể sử dụng phươngpháp định giá chiết khấu, giảm giá, định giá phân biệt, khuyến mãi hay định
Trang 26giá tâm lý,… để điều chỉnh giá bán Doanh nghiệp có thể chủ động thay đổigiá bán hoặc điều chỉnh theo tình hình cạnh tranh của thị trường.
2.4.3 Chiến lược phân phối
Phân phối là một phần quan trọng trong chiến lược marketing hỗn hợp,
nó giúp giải quyết vấn đề hàng hóa, dịch vụ đến với người tiêu dùng như thế
nào hay đó là “tiến trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau” [4] Phânphối bao gồm các nội dung:
Kênh phân phối
“Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức hay cá nhân tham gia vào quá trình lưu chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng” [5]
Các hình thức tổ chức kênh phân phối:
Kênh phân phối truyền thống: Thường là tập hợp ngẫu nhiên của các tổ
chức, cá nhân độc lập với nhau Từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng có thểthông qua các trung gian thương mại như các đại lý, nhà bán buôn, bán lẻ,…hoặc không có trung gian thương mại Song, không có sự kiểm soát hay gắnkết nào giữa các thành viên
Kênh phân phối dọc: Kênh phân phối này khắc phục nhược điểm của
kênh phân phối truyền thống Nó bao gồm nhà sản xuất, một hay nhiều nhàbán sỉ, bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất, hợp tác với nhau nhằm pháttriển kênh
Kênh phân phối ngang: Các doanhh nghiệp không đủ năng lực tài chính
hay e ngại rủi ro khi thực hiện kênh phân phối dọc, khi đó hai hay nhiều doanhnghiệp trong cùng một cấp kênh phân phối có thể liên kết với nhau thực hiệnphân phối theo chiều ngang
Trang 27Hệ thống đa kênh: Tùy thuộc vào đặc điểm thị trường, doanh nghiệp có
thể kết hợp nhiều hình thức tổ chức kênh phân phối khác nhau nhằm đạt đượchiệu quả tối đa của hoạt động phân phối
Các chiến lược phân phốiMỗi hình thức tổ chức kênh phân phối có những đặc điểm khác nhau vànhiều loại trung gian phân phối Để thực hiện phân phối một cách hiệu quả,doanh nghiệp cần đưa ra quyết định về số thành viên của kênh phân phối, và
có những điều chỉnh hợp lý với những thay đổi của thị trường Doanh nghiệp
có thể thực hiện điều này thông qua sử dụng các chiến lược phân phối: chọnlọc, rộng rãi hay độc quyền
Bảng 2.2: So sánh các chiến lược phân phối Phân phối độc quyền Phân phối chọn lọc Phân phối rộng rãi
Số lượng trung gian không hạn chế
Số lượng
điểm tiêu
thụ
Sử dụng một địa điểm trong khu vực để bán hoặc lắp đặt sản phẩm
Sử dụng hạn chế địa điểm tiêu thị trong khu vực đã định trước
Các nhiều các điểm bán hàng trong khu vực càng tốt vì khách hàng cần nhiều điểm bán hàng thuận tiện Yêu cầu của
nhà sản xuất
trung gian
Nhà trung gian cần có kiến thức và năng động.
Nhà trung gian không bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Nhà sản xuất sẽ loại
bỏ những trung gian phân phối có tình hình tài chính không tốt hoặc lượng đặt hàng quá ít.
Nhà sản xuất sẽ mất quyền kiểm soát về
sự sắp xếp, trưng bày, dịch vụ lèm theo và giá cả sản phẩm.
Ưu điểm Nâng cao ấn tượng sản
phẩm và có lãi cao hơn
Không tốn tiền chi phí để bao quát toàn
bộ địa điểm tiêu thụ.
Tạo cơ hội tăng thị phần và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Áp dụng Sản phẩm kỹ thuật cao
(xe hơi, thép,…), hàng
xa xỉ phẩm (kim cương,
Hàng có giá trị cao (hàng kim khí điện máy, thời trang,…)
Hàng tiêu dùng (thuốc lá, kẹo, vật liệu xây dựng, nước
Trang 28…) ngọt,…)
(Nguồn: Giáo trình marketing căn bản – Trường Cao đẳng tài chính – hải quan)
2.4.4 Chiến lược chiêu thị
Một trong những hoạt động không thể thiếu trong chiến lược marketing
hỗn hợp đó là chiêu thị Đó là “các hoạt động của doanh nghiệp để truyền đạt thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và khuyến khích khách hàng mua sắm sản phẩm, cũng như hiểu rõ về các hoạt động của doanh nghiệp”[6] Chiến lượcchiêu thị sử dụng nhiều hoạt động khác nhau, sự phối hợp giữa các hoạt độngtạo thành hỗn hợp chiêu thị hay xúc tiến hỗn hợp, truyền thông marketing.(promotion – mix)
Chiêu thị giúp truyền đạt thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp tới thịtrường, nó kích thích lòng ham muốn mua hàng của khách hàng một cách chânchính, đồng thồi đẩy mạnh việc bán hàng, phát triển khách hàng và tạo dựngthương hiệu cũng như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Quy trình tiến hành hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Xác định người nhận tin
Người nhận tin chính là khách hàng mục tiêu của sản phẩm, có thể là kháchhàng tiềm năng hay khách hàng hiện tại Doanh nghiệp cần xác định chính xácđối tượng nhận tin và những đặc điểm của họ, điều này có ý nghĩa rất lớn đốivới quyết định lựa chọn phương thức, nội dung, thông điệp, phương tiệntruyền thông,…
Xác định phản ứng của người nhận tin
Tạo ra hành động mua hàng của người nhận tin là mục đích của hoạt độngtruyền thông Vì vậy, cần phải xác định trạng thái hiện tại của người nhận tin,hoạt động truyền thông đưa họ tới trạng thái nào, để đưa thực hiện hoạt độngtruyền thông phù hợp nhằm dẫn đến quyết định mua hàng của họ Các trạngthái của người nhận tin tồn tại ở 3 mức độ: nhận thức, cảm thụ và hành vimua Người truyền thông sẽ lựa chọn chiến lược thích hợp với mức độ trạng
Trang 29Lựa chọn phương tiện truyền thông
Kênh truyền thông có thể là kênh trực tiếp hoặc kênh không trực tiếp, căn
cứ vào khách hàng mục tiêu, đặc điểm của các phương tiện, công ty đưa ra lựachọn kênh truyền thông thích hợp
Lựa chọn và thiết kế thông điệp
Người truyền thông không thể truyền tải mọi thông tin về sản phẩm cũngnhư doanh nghiệp tới khách hàng của họ, mà phải lựa chọn được điểm nhấncho chiến dịch truyền thông trên cơ sở khách hàng mục tiêu của họ là ai Việclựa chọn và thiết kế thông điệp rất quan trọng, phải đảm bảo được cả nội dung,cấu trúc và hình thức của thông điệp Nội dung thông điệp vừa thể hiện được ýtưởng của người truyền thông vừa hướng vào những đề tài thiết thực với đốitượng nhận tin Cấu trúc thông điệp cần phải logic và hợp lý nhằm tăng cường
sự nhận thức và tính hấp dẫn của nội dung Để thu hút sự chú ý, thông điệpphải có hình thức sinh động, mới lạ, có kích cỡ và vị trí đặc biệt,…
Chọn lọc những thuộc tính của nguồn tin
Hiệu quả của truyền thông không chỉ phụ thuộc vào người nhận tin,phương tiện hay thông điệp truyền thông mà còn phụ thuộc vào thuộc tính củanguồn phát tin Nguồn tin có độ tin cậy cao sẽ tăng cường tính thuyết phục.Một nguồn tin thuyết phục phải đảm bảo được 3 yếu tố: tính chuyên môn, tínhđáng tin cậy và tính khả ái
Thu nhận thông tin phản hồi
Người làm truyền thống phải tiến hành nghiên cứu hiệu quả của chiến lượctruyền thông Thu thập thông tin phản hồi một cách đầy đủ, chính xác mới cóthể đánh giá đúng mức hiệu quả của hoạt động truyền thông Từ đó, có nhữngđiều chỉnh thích hợp nhằm hướng vào mục tiêu của hoạt động truyền thông vànâng cao hiệu quả của nó
Các hoạt động hỗn hợp chiêu thị
Trang 30Hiện nay, có nhiều hoạt động giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lượcchiêu thị, trong đó mỗi hoạt động có những đặc điểm riêng, tùy thuộc vào đặcđiểm sản phẩm, khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới cũng như ngân sách
mà doanh nghiệp chi cho hoạt động chiêu thị, doanh nghiệp đưa ra quyết địnhlựa chọn hoạt động nào hoặc phối kết hợp các hoạt động để đạt hoạt độngchiêu thị đạt hiệu quả cao nhất
Quảng cáo: Bao gồm mọi hình thức giới thiệu một cách gián tiếp nhằm
đề cao những ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu củachủ thể quảng cáo và họ phải trả phí quảng cáo Đây là phương tiện truyềnthông được sử dụng khá phổ biến, được thực hiện trên nhiều phương tiện khácnhau: báo, tạp trí, tivi, radio,…
Quan hệ công chúng (PR): Xây dựng mối quan hệ công chúng tốt sẽ
giúp đưa hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm một cách tin cậy hơn so với quảngcáo Doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động PR bằng các công cụ: xuất bản
ấn phẩm, tổ chức sự kiện, tài trợ các chương trình,… PR là hoạt động manghiệu quả lâu dài, song tác dụng của nó lại khá chậm và cũng khó đo được hiệuquả và chi phí
Khuyến mại, khuyến mãi: Là những biện pháp tác động tức thời, ngắn
hạn để khuyến khích việc bán và mua sản phẩm Khuyến mại có thể sử dụngchính sách chiết khấu thương mại, hoa hồng, thưởng doanh số,… Đối vớikhuyến mãi có thể có cách hình thức như: tặng hàng mẫu, rút thăm trúng
thưởng, giảm giá, tặng quà,…
Bán hàng cá nhân: là hình thức bán hàng mà người bán và người mua
tiếp xúc trực tiếp, có thể tại nhà, văn phòng của khách hàng, tại hội chợ,…Vớibán hàng cá nhân, doanh nghiệp phải giải quyết tốt các vấn đề liên quan đếnđội ngũ bán hàng, huấn luyện nhân viên, chính sách đãi ngộ cho lực lượng bánhàng,…
Trang 31Marketing trực tiếp: Là cách sử dụng các phương tiện quảng cáo trả lời
trực tiếp để bán hàng và tìm hiểu về một khách hàng cụ thể Những công cụchủ yếu là: Marketing bằng cataloge, bằng thư điện tử, thư giấy, điện thoại,…