1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Thức ăn gia súc

93 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Thức ăn bổ sung protein: các thực liệu chứa 20% protein hay hơn tính theo VCK có nguồn gốc động vật kể cả các sản vật được ủ cũng như các loại tảo, bánh dầu .... Khiếm khuyết Ca và một s

Trang 1

GIÁO TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC

Biên soạn: TH.S Nguyễn Thị Hồng Nhân -

NTHNHAN@CTU.EDU.VN

Chương 1

PHÂN LOẠI THỨC ĂN

Việc phân loại các thực liệu dùng làm thức ăn gia súc thành các nhóm mà chúng ta nghiên cứu sau đây chỉ có giá trị tương đối nhưng rất tiện dụng trong nuôi dưỡng gia súc, gia cầm và rất cần thiết trong trao đổi, mua bán thức ăn giá trên thị trường nội địa hoặc

xuất nhập khẩu

1.1 CÁC CÁCH PHÂN LOẠI THỨC ĂN

Có nhiều cách phân loại thực liệu làm thức ăn gia súc dựa theo giá trị năng lượng của thực liệu, căn cứ theo nguồn gốc, dựa trên thành phần hóa học hoặc giá trị dinh dưỡng

1.1.1 Phân loại theo giá trị năng lượng

Dựa theo giá trị năng lượng của thực liệu mà người ta chia chúng thành 2 nhóm: thức ăn tinh và thức ăn thô

Theo các nhà khoa học Nhật, được xếp là thức ăn tinh khi giá trị năng lượng của thực liệu tương đương với 45% đơn vị tinh bột hay hơn và là thức ăn thô khi thấp hơn 45%

Theo các chuyên gia Liên xô khi 1 kg thực liệu chứa ít hơn hay bằng 0,6 đơn vị thức ăn (< 1.500 kcal ME) thì được xếp vào nhóm thức ăn thô, ngược lại thuộc về thức ăn tinh

Theo qui định về thức ăn của Canada thì một thức ăn năng lượng không chứa hơn 16% protein và 18% xơ

1.1.2 Phân loại thức ăn theo nguồn gốc

Trang 2

Dựa vào nguồn gốc của thực liệu ta có thể chia chúng thành các nhóm thức ăn: thực vật, động vật, khoáng vật, vi sinh vật và tổng hợp hóa học

Thức ăn gốc thực vật bao gồm tất cả các loại thức ăn xanh, các sản phẩm chế biến chúng

để tồn trữ (cỏ khô, cỏ ủ xanh, cỏ làm héo ủ chua, bột cỏ và cỏ cắt đoạn), phụ phẩm trồng trọt (rơm, cùi bắp, thân lá còn lại sau khi thu hoạch sản phẩm chính), khoai củ và các phụ phẩm của ngành rau quả (ngọn củ cải, carrot, lá bắp cải già), các loại quả (dưa, bầu, bí), các loại hạt, các phụ phẩm ngành xay xát, làm bột, ép dầu, mía đường (hoặc củ cải đường), chế biến bia, tinh bột, công nghiệp rượu và chế biến rượu nho

Thức ăn gốc động vật như sữa và các sản phẩm của ngành chế biến sữa, các phụ phẩm công nghiệp chế biến thịt, đóng hộp cá, thứ phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm, phế phẩm của lò ấp, của công nghiệp chế biến lông, len và da động vật

Nhiều ngành công nghiệp khác nhau cung cấp cho ngành chăn nuôi các thức ăn bổ sung khoáng, men thức ăn gia súc, các chế phẩm vitamin, các chế phẩm có chứa nitơ (urê, muối ammonium, các acid amin), kháng sinh, các chế phẩm enzym, hormon và phòng trị bệnh

1.1.3.Phân loại thức ăn theo các tính chất lý hóa và cách sử dụng thông thường

Ðây là cách phân loại thức ăn gia súc quốc tế do Harris và Harris et al., đề nghị cùng với danh pháp đã được chấp thuận bởi mạng lưới các trung tâm thông tin quốc tế về thức ăn gia súc, ủy ban nghiên cứu (NRC) trực thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Mỹ cũng đề ra cách phân loại dựa theo tiêu chuẩn trên

Các thực liệu được phân nhóm thành 8 hạng loại dựa theo các đặc điểm hóa lý và phương pháp sử dụng chúng trong khẩu phần được phối hợp Do sự cần thiết, các hạng loại này

có tính chất khuyến cáo và trong các trường hợp ngoại lệ một thức ăn sẽ được xếp cho một hạng loại tùy thuộc vào cách sử dụng phổ biến của nó Tính theo chất khô, các thức

ăn chứa hơn 18% xơ thô hoặc 35% vách tế bào thì được xếp vào thức ăn thô (forages hay roughages), những thức ăn chứa dưới 20% protein và dưới 18% xơ thô được xếp loại thức ăn năng lượng và những thức ăn chứa trên 20% protein hay hơn thì xếp loại thức ăn

bổ sung protein

Bảng 1.1 Các hạng loại thức ăn xếp theo các đặc điểm lý hóa:

Số hạng loại Tên hạng loại và giải thích

1 Thức ăn thô khô và xác vỏ: bao gồm các thức ăn thô khô và xác vỏ được cắt và phơi sấy và các sản vật khác với hơn 18% xơ thô hoặc chứa hơn 35% vách tế bào (tính theo

Trang 3

VCK) Chúng có mức năng lượng thuần thấp trên mỗi đơn vị trọng lượng thường, bởi vì hàm lượng vách tế bào cao

Ví dụ về thức ăn thô: cỏ khô, rơm, thân cây bắp

5 Thức ăn bổ sung protein: các thực liệu chứa 20% protein hay hơn (tính theo VCK) có nguồn gốc động vật (kể cả các sản vật được ủ) cũng như các loại tảo, bánh dầu

6 Thức ăn bổ sung khoáng

7 Thức ăn bổ sung vitamin (kể cả nấm men được ủ)

8 Các chất phụ gia: các chất bổ sung cho thức ăn như kháng sinh, chất tạo màu, mùi, hormon và các loại thuốc

Cách phân loại thức ăn của NRC Mỹ đề ra cũng tương tự như trên với vài khác biệt nhỏ trong ví dụ minh họa

Bảng 1.2 Phân loại thức ăn theo NRC

Số hạng loại Tên hạng loại và thực liệu tiêu biểu

1 Thức ăn thô khô và cây thức ăn khô: cỏ khô; cây họ đậu hoặc không phải họ đậu; rơm; cây thức ăn khô; phần thân lá còn lại sau khi thu hoạch sản phẩm chính; các thức ăn khác

có hơn 18% xơ (vỏ trấu, vỏ trái)

2 Ðồng cỏ, cỏ đồng và thức ăn thô xanh

3 Thức ăn ủ chua: bắp, cây họ đậu, cỏ hòa thảo

4 Thức ăn năng lượng hay thức ăn cơ bản: hạt ngũ cốc, phụ phẩm xay xát, trái, quả hạch, khoai củ

Trang 4

5 Thức ăn bổ sung protein: động vật, hải sản, gia cầm, thực vật

6 Thức ăn bổ sung khoáng

7 Thức ăn bổ sung vitamin

8 Các chất phụ gia không có giá trị dinh dưỡng: kháng sinh, chất tạo màu, chất tạo mùi, hormon, thuốc

Cách phân loại thức ăn quốc tế hoặc của NRC rất hữu dụng trong phối hợp khẩu phần trên máy tính và trong trao đổi mua bán quốc tế

1.1.4 Phân loại thực dụng

Trong thực tiễn chăn nuôi ta có thể phân các thực liệu thành các nhóm sau đây:

1 Thức ăn nhiều nước (Succelents): thức ăn xanh, thức ăn ủ chua, khoai củ, quả mọng

2 Thức ăn thô khô (roughages): cỏ khô, rơm, thân khô

3 Thức ăn tinh (concentrates):

a Gốc thực vật giàu năng lượng: hạt và phụ phẩm

b Gốc thực vật giàu đạm: bánh dầu, hạt họ đậu

c Gốc động vật: sữa và sản phẩm chế biến, bột cá, bột thịt, bột thịt xương

d Thức ăn hỗn hợp

4 Thức ăn khoáng: muối ăn, bột vỏ sò, bột xương, các phosphat, muối vi lượng

5 Các vitamin và premix

6 Các thức ăn khác: mật đường, hèm rượu, bã bia, nấm men

1.2 CáCH GọI T£N MộT THựC LIệU THEO DANH PHáP QUốC Tế

1.2.1 Danh sách thức ăn gia súc quốc tế

Danh sách thức ăn gia súc quốc tế do Harris et al., (1980) đề nghị bao gồm 6 khía cạnh với các thuật ngữ mô tả được dùng để định danh từng mặt và những qui định đặc biệt cho việc sử dụng chúng trong việc diễn đạt các tên thức ăn Hệ thống này đã lưu hành để mô

tả các thực liệu Ở BẮC VÀ NAM MỸ, MỘT PHẦN CHÂU ¢U, TRUNG ÐÔNG, ÚC, TRIỀU TIÊN VÀ CHÂU Á Hệ thống này đã được phát triển khắc phục những dị biệt trong thức ăn được gọi tên bằng cách cung cấp một cái tên đã mô tả cho mỗi loại thức ăn

Trang 5

Ðể đơn giản và rõ ràng khi áp dụng chúng, danh pháp thức ăn quốc tế đề nghị một phương cách nhằm chuẩn hóa việc gọi tên các thức ăn trên phương diện quốc tế

Khi thiết lập các tên thức ăn quốc tế, các mô tả (trong mỗi khía cạnh) đã được chọn lọc

để tiêu biểu cho các đặc điểm giữa các thức ăn, điều này có liên hệ đến các khác biệt về giá trị dinh dưỡng Mỗi tên thức ăn quốc tế được thành lập bằng cách dùng các mô tả từ một hoặc nhiều hơn trong 6 mặt Ðó là:

1 Vật liệu gốc (nguồn gốc) chứa tên khoa học (chi, loài, giống), tên thông thường (loài, giống hoặc loài, dòng), và thành phần hóa học

2 Phần sử dụng: phần dùng làm thức ăn do nó bị ảnh hưởng bởi quá trình chế biến

3 Cách chế biến hoặc xử lý phần được dùng làm thức ăn

4 Giai đoạn thành thục (áp dụng cho thực vật và một số động vật)

5 Thời kỳ thu hoạch (cắt): áp dụng cho thực vật

6 Hạng (chất lượng): các hạng chuẩn chính thức và các bảo đảm luật định

Mỗi thức ăn phải được định danh rõ ràng (để không có 2 nghĩa) và với một sự chọn lựa định hướng theo tên một thức ăn quốc tế dùng tới 6 mô tả chọn lọc từ 6 khía cạnh nêu trên

Các tên thức ăn quốc tế được nêu ra nhằm đáp ứng các yêu cầu chính xác của các thủ tục xuất nhập khi sử dụng máy tính Hệ thống này thống nhất, trong đó mỗi mô tả là một code (số qui ước) theo thứ tự ABC có thể được để phân loại các mục đích

Trong định danh thực liệu do NRC (Mỹ) đề nghị còn có thêm một mô tả nữa đó là số hạng loại và danh pháp của NRC bao gồm 8 đặc điểm

1.2.2 Tên quốc tế của thực liệu

Việc diễn đạt một tên gọi nhằm đảm bảo không thể hai nghĩa khi định danh một thực liệu

có thể theo các tên thức ăn quốc tế nhưng không thuận lợi cho việc lưu thông phân phối thường nhật Vì thế, một tên quốc tế của thức ăn có thể được lập nên bằng cách thay đổi hoặc bỏ qua vài khía cạnh như: phần sử dụng (2) và cách chế biến (3) Các mô tả được cải tiến để cho phù hợp hơn trong thương mại Thí dụ, sự tổ hợp của các MÔ TẢ (PHẦN TR£N KH¤NG - PH¥I NẮNG) nói chung có thể trở thành "cỏ khô trong lưu thông bình thường Tuy nhiên, các khía cạnh 1 (vật liệu gốc), 4 (độ trưởng thành), 5 (thu hoạch) và 6 (hạng) luôn như nhau trong cả 2 trường hợp

-

Trang 6

CHƯƠNG 2

THỨC ĂN NĂNG LƯỢNG

Thức ăn năng lượng (energy feeds) thường được dùng trong các khẩu phần nuôi heo và gia cầm từ 60-90% nên còn gọi là thức ăn cơ bản (Basal feeds) Theo phân loại đó là những thức ăn có hàm lượng protein thô dưới 20% và xơ thô dưới 18% (tính theo vật chất khô) Thường dùng nhất là các loại hạt ngũ cốc và các phụ phẩm chế biến chúng Các loại khoai giàu tinh bột như khoai mì cũng khá quen thuộc Tùy theo địa phương mà sản phẩm phụ của việc chế biến nông sản cũng được dùng làm nguồn cung cấp năng lượng cho gia súc, gia cầm như mật đường, hèm rượu, bã BIA

2.1 ÐẶC ÐIỂM VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TỔNG QUÁT

2.1.1 Hạt ngũ cốc

Ðây là thức ăn tinh giàu carbohydrate, thành phần chính của chất khô là tinh bột của nội nhũ Hàm lượng vật chất khô của hạt tùy vào phương cách thu hoạch và các điều kiện tồn trữ, nhưng thông thường trong khoảng 80-90%

Hạt cấu tạo bởi 3 phần chính: vỏ, phôi và nội nhũ Tỷ lệ giữa vỏ, phôi và nội nhũ thay đổi tùy theo loại ngũ cốc

Bảng 2.1 Tỷ lệ vỏ, phôi và nội nhũ (% trọng lượng)

Loại hạt Vỏ Phôi Nội nhũ

có thể đạt đến 22% Protein của chúng khiếm khuyết một số acid amin không thể thay thế, đặc biệt là lysin mà methionin Giá trị protein đối vời gà con đang tăng trưởng giảm dần theo thứ tự yến mạch, đại mạch, bắp hoặc lúa mì cũng do mức độ giới hạn về acid

Trang 7

amin Giá trị tương đối cao của protein yến mạch đối với sự tăng trưởng phụ thuộc vào hàm lượng lysin cao không đáng kể của nó

2 Béo: hàm lượng béo của hạt ngũ cốc biến động tùy theo loài, yến mạch giàu béo nhất (4-6%) và lúa mì ít béo nhất (1-2%) Phôi mầm CHỨA CHẤT BÉO NHIỀU HƠN NỘI NHŨ Ở lúa mì, phôi có từ 100-170g chất béo/kg trong khi nội nhũ chỉ có 10-20 g/kg Dầu của hạt ngũ cốc đều chưa bảo hòa, các acid béo chính là acid limoleic và oleic, và vì thế chúng rất dễ bị ôi do oxy hóa cũng như làm cho mỡ động vật nhão Ðiều này thể hiện

rõ khi nuôi bằng yến mạch và bắp, những loại hạt chứa chất béo 2 lần nhiều hơn đại mạch

và lúa mì

3 Chất xơ: hàm lượng xơ thô cao ở những loại hạt có vỏ trấu như yến mạch và lúa và thấp nhất ở các loại hạt "trần" như lúa mì và bắp Vỏ trấu có một ảnh hưởng xấu đến hạt nguyên và làm giảm giá trị năng lượng một cách tỷ lệ Trong các loại hạt ngũ cốc, yến mạch có mức năng lượng trao đổi thấp nhất và bắp cao nhất, thí dụ đối với gia cầm lần lượt là 10 và 13,8 Mj/kg (hay 2400 và 3300 kcal/kg)

4 Chiết chất không đạm: chủ yếu là tinh bột Tinh bột chứa trong nội nhũ của hạt dưới dạng các lạp, kích thước và hình dạng của chúng thay đổi tùy theo loài Tinh bột của hạt ngũ cốc khoảng 25% amylose và 75% amylopectin, các loại tinh bột "dẻo" (như nếp) chứa lượng amylopectin nhiều hơn

5 Chất khoáng: ngũ cốc đều khiếm khuyết về calci, thường chứa ít hơn 0,15% Hàm lượng phospho cao hơn, từ 0,3-0,5%, nhưng một bộ phận hiện diện dưới dạng phytat do

đó làm giảm giá trị hữu dụng của P phytat có tính chất có thể làm bất động calci và có lẽ

cả Mg của khẩu phần, phytat của yến mạch hữu dụng hơn so với của đại mạch, lúa mì

6 Vitamin: hạt ngũ cốc nghèo vitamin D và tiền vitamin A (ngoại trừ bắp vàng) Chúng

là nguồn vitamin E và B1 tốt nhưng hàm lương vitamin B2 tương đối thấp Phần lớn các vitamin tập trung trong lớp aleuron và mầm hạt, cho nên cám rất giàu vitamin, đặc biệt là thiamin

Chất lượng của hạt ngũ cốc dùng làm thức ăn cũng thay đổi tùy theo trọng lượng riêng (g/lít) của hạt Hạt to và trung bình có giá trị dinh dưỡng cao hơn, thường người ta không dùng hạt nhỏ (lép) để nuôi gà thịt hoặc gà trứng cao sản Thí dụ, trọng lượng riêng của lúa miến biến động từ 670-730 g/l, của bắp từ 680-820 g/l và được xếp là hạt to khi 1 lít nặng hơn 700 g, hạt trung bình từ 650-700 g và hạt nhỏ khi dưới 650 g

Heo và gia cầm phụ thuộc vào hạt ngũ cốc và phụ phẩm xay XÁT LÀM NGUỒN NĂNG LƯỢNG CHÍNH Ở một số giai đoạn sinh trưởng, tỷ lệ này có thể lên đến 90% trong khẩu phần Tuy là thành phần chủ yếu của khẩu phần thức ăn tinh nhưng hạt ngũ cốc chiếm một tỷ lệ rất thấp trong toàn bộ tiêu chuẩn ăn của gia súc nhai lại

2.1.2 Khoai củ và những thực liệu khác

2.1.2 a Củ (root):

Trang 8

Các đặc điểm chính của củ là nhiều nước (75-94%) và ít xơ (4-13% VCK) Chất hữu cơ chủ yếu của củ là các loại đường (của cải thức ăn 600-700 g/kg VCK, củ cải đường 650-750) và tỷ lệ tiêu hóa cao (80-87%) Nói chung các loại củ đều nghèo protein mặc dù cũng như các loại hoa màu khác, thành phần này có thể bị ảnh hưởng do việc bón phân

N Hàm lượng protein có thể biến động từ 4-8% tính trên VCK Thành phần và giá trị dinh dưỡng cũng thay đổi theo kích thước củ

2.1.2.b Khoai (Tuber)

Khoai khác củ là có chứa tinh bột hay fructan thay vì sucrose làm nguồn carbohydrate dự trữ Chúng có hàm lượng chất khô cao hơn và xơ thấp hơn vì vậy thích hợp hơn củ khi dùng làm thức ăn thay thế hạt ngũ cốc cho heo và gia cầm Hàm lượng cũng như chất lượng của protein, vitamin, khoáng không đáng kể Cũng như trường hợp củ, thành phần

và giá trị dinh dưỡng của các loại khoai cũng biến động theo cở củ

2.1.2 c Mật đường và nước ép đường

Trong chăn nuôi việc sử dụng mật đường làm nguồn thức ăn năng lượng là khá phổ biến Ngòai ra ở những vùng sản xuất đường quan trọng, nếu có lãi thì nước ép tươi hoặc cô lại

từ mía hoặc củ cải đường cũng được sử dụng trong chăn nuôi Ðôi khi đây là một giải pháp có lợi nếu giá đường thực phẩm sụt giảm và tiêu thụ không hết Mật đường có hàm lượng chất khô khoảng 70-75%, đường chiếm khoảng 50% Mật đường rất nghèo protein,

ở mật đường củ cải chỉ có 2-4% và phần lớn là các hợp chất nitơ phi protein trong đó chứa amin, betain, chất này có khả năng TẠO MÙI "CÁ" KHÓ CHỊU TRONG SỮA

2.2 CÁC LOẠI THỨC ĂN NĂNG LƯỢNG DÙNG PHỔ BIÉN

2.2.1 Thóc và các phụ phẩm

Lúa nước là cây trồng chính ở nước ta và là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người, đồng thời cũng là nguồn thức ăn năng lượng quan trọng cho gia súc, gia cầm dưới dạng các phụ phẩm xay xát như tấm cám và phần nhỏ là thóc trong chăn nuôi gia cầm (nhất là chăn nuôi vì trong người dân)

2.2.1.a Thóc

Thóc chỉ được sử dụng nguyên dạng trong chăn nuôi vịt chạy đồng, một lượng rất nhỏ trong chăn nuôi gà gia đình Ðôi khi thóc ẩm mục không thích hợp cho xay xát cũng được nghiền nuôi heo thay thế một phần tấm cám Cần lưu ý ảnh hưởng gây xay xát cơ giới thành ống tiêu hóa do vỏ trấu nghiền

Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng (%) của thóc

VCK Ðạm thô Béo thô Xơ thô Ca P TDN

Trang 9

88,6 8,48 6,13 7,97 0,22 0,12 74,79

Theo Piccioni hàm lượng P dưới dạng phytat chiếm đến 61%

Theo Usuelli hàm lượng các acid amin của thóc khá hơn của lúa mì, tính theo % protein như sau: lysin (3,2/2,7), trytophan (1,3/1,2), methionin (3,4/2,0), cystin (1,4/1,3), histidin (1,5/1,5), phenylalanin (6,3/5,7)

2.2 Các phụ phẩm: quan trọng nhất là các phụ phẩm xay xát Theo số liệu của công nghiệp xay xát, bình quân từ 100 kg thóc ta có được: 19 kg trấu; 7,2 kg cám to và mịn; 0,8 kg phôi; 6,2 kg tấm; 0,8 kg bột vụn và 66 kg gạo chuốt (bóng) Trong 7,2 kg cám thì cám 1 là 3,7 kg, cám 2 là 1,5 kg và cám 3 là 2 kg Tỷ lệ gạo lẫn tấm đạt 70-72%, cám 5-8% và 20-22% trấu

2.2.1.B CÁM GẠO: Ở ta hiện nay có khuynh hướng phân làm 2 loại cám: cám to (rice bran) có được sau quá trình tách trấu để có gạo sô (lức, brown rice), và cám mịn (rice polishing) có được sau khi đánh bóng gạo thành gạo thương phẩm (polished rice) Ðôi khi người ta gộp chung cả 2 loại thành cám gạo để sử dụng trong chăn nuôi hoặc chế biến dầu cám Thuật ngữ rice bran cũng được dùng để chỉ cám gạo nói chung

Khuynh hướng chung của thế giới là tăng khối lượng cám được ép hoặc trích ly dầu Dầu cám được ưa chuộng trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm nhờ hàm lượng acid lioleic cao hơn hẳn đến 35% Bánh dầu cám có hàm lượng đạm cao, ít béo (75% là các acid béo chưa no như linoleic và cleic) nên thuận lợi trong việc bảo quản và

sử dụng Hàm lượng chất béo của cám gạo ở nước ta đạt 14-15%

Thóc rất dễ dự trữ nhưng sau khi xay xát enzym lipolytic (phân giải chất béo) trở nên hoạt động do đó làm tăng nhanh hàm lượng acid béo tự do (chưa no) Có thể ngăn chặn mức độ này bằng xử lý nhiệt ngay sau khi xay xát Có thể sử dụng hơi nước nóng 100oC trong 4-5 phút để làm chậm quá trình này, cũng có thể sấy trống quay ở 200oC trong 10 phút, hoặc làm giảm ẩm độ xuống dưới 4% Các chất ức chế hóa học tỏ ra không có hiệu quả

Cám gạo là một thức ăn giàu vitamin nhóm B và rất hấp dẫn đối với mọi vật nuôi Tuy nhiên chất béo của nó có ảnh hưởng là nhão mỡ vật nuôi và mềm bơ sữa Vì vậy nếu chú

ý đến hàm lượng dầu của cám thì đây là một loại thức ăn có giá trị cho tất cả các gia súc, gia cầm ở vùng nhiệt đới Lượng tối đa trong khẩu phần của bò là 40% Ở HEO KHÔNG NÊN VƯỢT QUÁ 30-40% KHẨU phần để tránh thịt nhão và nên giảm thấp ở những tuần cuối trước khi xuất chuồng Có thể đưa vào khẩu phần của gia cầm đến 25% và trong thí nghiệm cũng đã thành công với tỷ lệ cao gấp đôi Cám chưa khử béo là một chất phối hợp thông dụng trong các hỗn hợp trộn sẵn Cám gạo thường bị trộn lẫn với vỏ trấu nên hàm lượng xơ thô lên đến 10-15% Khi cám chứa một lượng lớn vụn trấu thì tên thương mại của nó là "rice mill feed" (cám bổi), có giá trị dinh dưỡng thấp hơn nhiều Cám lau được sử dụng rộng rãi hơn cám gạo và ít xơ hơn Nó được dùng trong các khẩu phần nuôi heo, gà nhưng sử dụng giới hạn ở heo con theo mẹ vì có thể gây tiêu chảy Do

Trang 10

hàm lượng béo cao nên cũng phải sử dụng hạn chế trước khi hạ thịt Có thể sử dụng đến 5

kg trong khẩu phần nuôi bò sữa

2.2.1.c Tấm (broken rice, brewers rice): tấm được tách ra sau quá trình đánh bóng và có giá trị tương đương với gạo lau Gạo chứa càng nhiều tấm thì giá trị càng hạ nên tùy theo nhu cầu tiêu thụ của con người mà tỷ lệ tấm xuất dùng trong chăn nuôi thay đổi

Tấm là một thực liệu ngon miệng, giàu năng lượng nên được ưa dùng cho mọi hạng vật nuôi, đặc biệt nhờ giàu năng lượng và ít xơ nên rất có giá trị trong khẩu phần nuôi gà đang lớn

Trang 11

Có nhiều giống bắp được trồng nhưng các loại bắp đá (flimt, round maize) và bắp răng ngựa (dent, horsetooth maize) là phổ biến trong chăn nuôi

Bắp hạt là thực liệu giàu carbohydrate dễ tiêu hóa và được dùng để nuôi các hạng gia súc, gia cầm, tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ đạt đến 90% Thành phần hóa học trung bình, tính theo % VCK, trong số đó: protein 8,5-10,3; chất béo 4-4,3; xơ thô 3,5-4,3; chiết chất không đạm 64,8 và tro 1,97

Trên một đơn vị thức ăn (2500 kcal) chỉ có 57-60 g protein tiêu hóa, protein này lại nghèo lysin, methiomin và tryptophan Khiếm khuyết Ca và một số khoáng chất, vitamin (đặc biệt nhóm B và caroten) do đó cần phải sử dụng phối hợp bắp chung với các thức ăn khác nhằm đảm bảo dinh dưỡng động vật nuôi, cân đối về protein, các chất khoáng và vitamin

Các loại bắp vàng chứa từ 1,5-9 mg caroten/kg là thành phần không thể thiếu được trong tất cả các loại thức ăn hỗn hợp

Các loại bắp này lại giàu lysin chứa lượng lysin cao gấp 1,5-1,8 lần so với bắp thường và

có thể đạt tới 4,6-5,4% tính theo protein, do đó có giá trị sinh học cao hơn bắp thường dẫn đến việc có thể giảm tỷ lệ dùng trong khẩu phần Các nghiên cứu cho thấy có thể tiết kiệm 18-25% protein trong nuôi vỗ heo ở giai đoạn đầu và 10-35% ở giai đoạn sau Có thể dùng bắp giàu lysin để thay thế 3% bánh dầu đậu nành, tăng tỷ lệ nạc thêm 2% ở quày thịt heo mà các chỉ tiêu khác như tăng trọng, tiêu tốn thức ăn tương đương với khẩu phần đối chứng Hai dòng bắp lai giàu lysin là Opaque và Floury 2 có thành phần hóa học tương tự nhau trong hạt của Floury 2 mềm hơn Hàm lượng protein và khoáng trong bắp giàu lysin hơi thấp hơn, nhưng béo và xơ thì cao hơn so với bắp thường

Bắp thường được cho ăn dưới dạng nghiền: nghiền thô cho trâu bò, cừu và mịn cho heo

và mảnh cho gia cầm Bắp nghiền rất dễ bị hỏng so với hạt nguyên, do đó chỉ nên nghiền trước trong thời gian ngắn (không quá 2 tháng) Chế biến bằng cách rang, cán ép, hấp ép có thể làm tỷ lệ tiêu hóa và mức ngon năn của bắp Hấp ép (flaking) là phương pháp rất phổ biến hạt được hấp bằng hơi nước rồi cho qua trục cán khi còn đang nóng và mềm Bắp hấp đi qua ống tiêu hóa nhanh hơn khoảng 25% tỷ lệ tiêu hóa cao hơn chừng 5% và ngon hơn Tuy vậy, không thể tồn trữ bắp hấp lâu trước khi cho ăn

Do hàm lượng dầu khá nên không thể sử dụng nhiều bắp trong khẩu phần vỗ béo vì làm

mỡ mềm Ngoài ra, bắp vàng có sắc tố crytozanthin cũng ảnh hưởng vàng mỡ heo nhưng lại rất có giá trị trong khẩu phần nuôi gà thịt, lẫn gà trứng

Bảng 3.5 Thành phần dinh dưỡng (%) của bắp hạt

Trang 12

2.2.1.e Lúa miến = cao lương (Sorgho)

Theo thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thì các loại lúa miến rất gần với bắp, nhưng nhiều protein và hơi ít béo Nếu được bổ sung thích hợp, lúa miến rất tốt cho tất cả các loại vật nuôi Lớp sáp bao quanh hạt là khó được tiêu hóa, kể cả khi cho trâu bò ăn hạt nguyên Nghiền là biện pháp đơn giản nhất, rẻ tiền để chế biến hạt nuôi bò Các phương pháp khác bao gồm cám khô, cám dùng hơi nước, hấp-cán và làm nổ cho sản phẩm cuối cùng có độ tiêu hóa khác nhau Hạt nguyên cũng có thể được dùng nuôi heo, gia cầm, nhưng nghiền mảnh hoặc hơi mịn thì tốt hơn, đặc biệt đối với trường hợp hạt quá nhỏ hoặc quá khô Nông dân Nam bộ có kinh nghiệm xát hạt để loại vỏ bằng máy chà gạo mini, vừa nâng cao tỷ lệ tiêu hóa, vừa tăng tính ngon miệng vì đã loại bỏ lớp vỏ hạt thường chứa nhiều tanin

Khi sử dụng lúa miến để thay thế bắp cần nhớ là nó khiếm khuyết caroten, điều này có thể khắc phục bằng cách dùng 3% bột cỏ

Bảng 2.6 Thành phần dinh dưỡng (%) của lúa miến hạt

Thành phần Thái Lan Miền Nam

Trang 13

TDN (%) 79,78

2.2.1.f Khoai mì = sắn (cassava)

Củ khoai mì thường được dùng để sản xuất tinh bột chất lượng cao, dù vậy củ vẫn được

sử dụng cho bò, heo và gia cầm ăn dưới dạng thô hoặc tươi Thường dùng nhất là ở dạng xắt lát hoặc khúc phơi khô, khi dùng đem nghiền thành bột Ðây là một thực liệu khá phổ biến trong thức ăn hỗn hợp, kể cả những nước ôn đới phải nhập khẩu Bột khoai thương mại có độ ẩm 12,5 - 13,5%; protein 1,8-3%; béo 0,3-0,4%; xơ 1,5-4,2%; chiết chất không đạm 76-81,5% trong đó tinh bột đến 68%; ít khoáng chất 1,3-3,3% trong đó Ca 0,07 - 0,09 và P 0,05 - 0,09%

Các dưỡng chất của khoai mì dễ tiêu hóa Hàm lượng ME biến động từ 13,5-18,05 MJ/kg, tương đương với 1-1,4 ÐVTA

Protein khoai mì chứa 3,5% lysin; 1% methionin; 0,6% cystin; 0,6% trytophan Trong 1

kg có 550 UI vitamin; 1,6 mg thiamin; 0,8 mg riboflavin; rất nghèo các acid béo thiết yếu Khoai mì chứa 2 glucosid có gốc - C = N là linamarin và lotaustralin, chúng dễ bị phân hủy phóng thích ra các acid cyanhydric gây ngộ ÐỘC CHO GIA SÚC Ở VẬT NON, trao đổi chất khoáng bị vi phạm và giảm năng suất Những phương pháp xử lý có thể là hấp, bào nạo và vắt, hoặc xay nghiền thành bột và sau đó đem ép

Khoai mì được dùng chủ yếu nuôi gia súc lớn có sừng Trong khẩu phần có thể dùng không quá 10% để nuôi gia cầm, không quá 40% nuôi heo và 40-70% tính theo giá trị năng lượng của khẩu phần để nuôi vỗ trâu bò Việc cân đối các dưỡng chất cần phải được chú ý

2.2.1.g Khoai lang (Sweet potato)

Củ khoai lang dễ tiêu hóa và là một thực liệu cung cấp năng lượng rất tốt Củ tươi rất phù hợp khẩu vị của bò Thức ăn tinh dặm thêm của bò sữa có thể gồm 50% khoai lang xắt lát khô, 25% bắp, 25% mật đường và urê Củ tươi có thể thay thế 30-50% tỷ lệ thức ăn hạt trong các khẩu phần của heo Nấu làm gia tăng giá trị sử dụng của khoai lang Do phải dùng khoai tươi với lượng lớn nên sử dụng cho heo trưởng thành tốt hơn Khoai lang có giá trị thức ăn tương đương 90% so với bắp khi chúng chiếm đến 60% khẩu phần Chăn thả giới hạn heo nái trên ruộng khoai rất tiện lợi Kèm theo chăn thả người ta cho nái ăn thêm 0,5 kg thức ăn bổ sung protein hàm lượng cao, nhưng chú ý heo nái dễ bị mập mỡ Quày thịt của heo ăn khoai lang săn chắc Bột khoai lang có thể đưa vào khẩu phần gia cầm đến 50%, nếu có bổ sung protein thích hợp cho kết quả tốt

Trang 14

Bảng 3.7 Thành phần dinh dưỡng (%) của khoai mì, khoai lang

2.2.1.h Mật đường mía (Sugarcane molasses)

Có nhiều loại mật đường nhưng thuật ngữ dùng có khi không thống nhất với nhau Bảng sau đây cho biết thành phần % trung bình của các loại đường trong các loại mật đường khác nhau Thực tế thì hàm lượng này thay đổi tùy theo nơi sản xuất

Ðường tổng số Sucrose Ðường khử

Nước mía cô đặc 90 75 25

Trong nuôi dưỡng trâu bò không có sự khác biệt lớn giữa các loại mật Mật high-test và mật A được khuyến cáo sử dụng nếu dùng với tỷ lệ cao trong các khẩu phần nuôi heo, gà, còn nếu dùng mật cuối thì nên trộn thêm tối thiểu 30% sucrose Giá trị sử dụng của mật B cho heo ở giữa mật A và mật cuối

Có 4 cách sử dụng mật chính:

- Với thức ăn khô: thêm mật vào để tăng tính ngon miệng, giảm độ bụi hoặc làm chất kết dính trong thức ăn viên Mật có thể thay thế một phần thức ăn mắc tiền hơn Mức sử dụng trong thức ăn trộn sẵn thương phẩm: trâu bò 15%, bê nghé 8%, heo 15% và gà 5% Mức

sử dụng tối đa thường được xác định bởi khả năng hấp thu của mật đường bởi các thực liệu khác trong khẩu phần

- Trong thức ăn ủ chua: thường dùng 5% khi ủ cỏ nhằm cung cấp nguồn carbohydrate dễ tiêu để đẩy nhanh quá trình lên men acid lactic

Trang 15

- Làm chất mang urê dưới dạng thức ăn bổ sung lỏng cho gia súc nhai lại: tỷ lệ urê trộn vào khoảng 10% hay hơn và cho ăn ở mức thấp, thường khoảng 0,5 kg/ngày

- Dùng ở mức cao để sử dụng mật tối đa: rất quan trọng ở những vùng trồng mía lớn lại thiếu thức ăn hạt

Khi dùng với tỷ lệ lớn, mật đường có thể gây độc Các triệu chứng ngộ độc là thân nhiệt giảm, yếu ớt và thở nhanh Có thể chữa cho bò khỏi bằng cách ngưng cho ăn vài ngày và cho uống nhiều nước giàu phospho và natri

Tỷ lệ cao mật cuối trong khẩu phần là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở heo và gia cầm, nguyên nhân có thể giải thích là do hàm lượng khoáng cao trong mật cuối Theo tài liệu trích dẫn bởi Bo Gohl (1981) thì với tỷ lệ 6% trong khẩu phần tập ăn, 12% sau cai sữa đến 30 kg, 20% khi heo có thể trọng 30-45%, 30% trong khẩu phần vỗ béo heo từ 45-70

kg và đến 40% với heo 70-100 kg có thể đạt tăng trọng hàng ngày 0,6 kg, hệ số chuyển hóa thức ăn 4:1, NẾU KHẨU PHẦN ÐƯỢC CÂN ÐỐI TỐT Ở gà cũng vậy, gia tăng tỷ

lệ mật lên thì phân đi lỏng và tiêu tốn thức ăn tăng lên Tuy vậy, nhiều kết quả hứa hẹn đạt được ở Cuba Một khẩu phần lỏng 54% mật high-test, 13% bột cá, 27% nấm men, 3% bột cỏ alfalfa, 1,5% dầu hướng dương và premix khoáng - vitamin cho hệ số chuyển hóa T¡ 3:1 Trước khi cho ăn pha loãng với một nửa lượng nước Có thể thay mật high-test bằng hỗn hợp 25% mật cuối và 75% đường thô

2.2.1.i Mỡ động vật

Mức tiêu hóa của mỡ động vật ở độc vị khoảng 80% và đối với đa vị là 85% Giá trị năng lượng theo VCK lên đến 190% TDN cho đa vị và 180% TDN đối với heo Ngoài việc làm giảm độ bụi hoặc làm chất kết dính trong thức ăn viên, mỡ động vật thứ phẩm là nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng Người ta thường dùng nó làm khẩu phần heo

gà để giải quyết bài toán năng lượng, tuy nhiên cần lưu ý cân đối protein và một số chất khác như khoáng và vitamin

Dầu thực vật như dầu cọ, dầu dừa cũng được chú ý đến

-

CHƯƠNG 3

THỨC ĂN BỔ SUNG PROTEIN

Thức ăn bổ sung protein (protein supplements) là những thực liệu hoặc hỗn hợp thực liệu chứa từ 20% protein thô (tính theo VCK) trở lên Trong chăn nuôi thường dùng nhất là các loại bánh dầu, bột cá, bột thịt xương, bột sữa gạn kem, nấm men, tảo Hạt đậu T¡GS cũng được ưa chuộng trong khẩu phần Trước kia cho đến nay, trên qui mô toàn thế giới nói chung, nước ta nói riêng, sự thiếu hụt thức ăn protein rất LỚN THỂ HIỆN DƯỚI NHIỀU MỨC ÐỘ KHÁC NHAU, TÙY NƠI

Trang 16

3.1 ÐẠI CƯƠNG VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TỔNG QUÁT

Có thể chia thức ăn bổ sung protein thành 3 nhóm dựa theo nguồn gốc: thực vật, động vật

và vi sinh vật

3.1.1 Thức ăn protein gốc thực vật

Hiện nay sản lượng thức ăn protein gốc thực vật chiếm tỷ lệ lớn nhất, đơn giá tính theo %

CP nói chung là rẽ nhất, do vậy chúng chiếm một tỷ lệ quan trọng trong khẩu phần của các loại gia súc, gia cầm trung bình khoảng 10-20%

Các loại thức ăn protein thực vật phổ biến nhất là bánh dầu và hạt T¡GS Trong một số trường hợp có thể xem các loại bột cỏ chất lượng cao là thức ăn bổ sung protein

Hàm lượng protein thô trong các loại bánh dầu biến động từ 20-50%, còn trong hạt T¡GS

từ 20-30%, cá biệt trong đậu nành trên dưới 40% Tuy vậy bánh dầu đậu nành lại được ưa chuộng hơn do hàm lượng béo trong hạt khá cao (16-21%) Nếu lấy giá trị sinh học làm tiêu chuẩn so sánh phẩm chất của protein thì protein của bánh dầu cao đáng kể so với hạt ngũ cốc Một số loại bánh dầu gần đạt so với protein động vật, như bột cá hoặc bột thịt loại thường Một vài loại bánh dầu có phẩm chất kém xa các protein động vật cao cấp như sữa hoặc trứng (bảng 4.1.) Các chỉ tiêu đánh giá khác như chỉ số hiệu năng protein

và giá trị protein thô cho thấy phẩm chất tốt của protein bánh dầu, nhưng điểm số hóa học lại thấp

Bảng 3.1.Giá trị dinh dưỡng của một số protein của thức ăn gia súc (McDonald, 1981)

Thực liệu BV (chuột) Ðiểm số Tỷ số hiệu năng Giá trị protein thô

hóa học protein (chuột) (gà con)

Yến mạch 0,65 0,46 - -

Trang 17

ta hiện nay thức ăn protein động vật sản xuất trong nước hoặc nhấp khẩu đều đắt tiền và

số lượng còn quá ít không đáp ứng nhu cầu, do đó nên ưu tiên dành loại thức ăn có chất lượng cao này cho gia súc, gia cầm non có nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao, hoặc để sản xuất các sản phẩm cao giá (thịt gà, trứng gà công nghiệp)

Một điều cần lưu ý nữa là trong thức ăn protein động vật có chứa một yếu tố kích thích tăng trưởng ở vật non gọi là yếu tố protein động vật (APF), do vậy chúng thể thiếu trong khẩu phần của vật non, kể cả bê nghé

Các thức ăn động vật tự nhiên như hào hến, côn trùng, sâu bọ, giun đất cũng là nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi gia đình, và kể cả chăn nuôi tập trung như vịt đàn thời

vụ, nuôi giun đất

3.1.3 Thức ăn protein vi sinh vật

Tính theo VCK thì hàm lượng protein thô chứa trong các nguồn vi sinh vật được nuôi cấy rất cao Ví dụ: ở tảo Spirulina, Chlorella hoặc protein đơn bào từ vi khuẩn hàm lượng này

có thể đạt từ 60-70% Thành phần acid amin của chúng khá cân đối (tốt hơn so với thực vật), giàu các vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất

Ở CÁC NƯỚC công nghiệp, công nghệ vi sinh phát triển trên các phế phẩm giàu carbohydrate từ chế biến gỗ, hạt, củ và trên carbur hydro của công nghiệp hóa dầu, nên giá thành rẽ, do đó chúng được sử dụng với tỷ lệ khá cao trong khẩu phần, tạo điều kiện giảm thấp tỷ lệ thức ăn protein động vật xuống nhằm hạ giá thành thức ăn

Trang 18

Ở NƯỚC TA công nghệ sinh học còn non trẻ, nên sản phẩm làm ra chưa dùng đại trà làm thức ăn gia súc do giá thành cao, đôi khi đắt hơn cả thức ăn động vật

3.2 CÁC LOẠI THỨC ĂN PROTEIN DÙNG PHỔ BIẾN

3.2.1 Bánh dầu

3.2.1.a Ðại cương

Các loại hạt quả có dầu phần lớn có nguồn gốc nhiệt đới như đậu phọng, đậu nành, bông vải, dừa, cọ dầu Có 2 phương pháp chính để lấy dầu: ép và trích ly bằng dung môi

Phương pháp ép cơ học thường dùng cho những nguyên liệu có hàm lượng dầu cao như dầu phọng, cơm dừa Phụ phẩm còn lại thường có hàm lượng béo khá cao (4-10%) và được gọi là khô dầu (oil-seed cake), cứng

Phương pháp trích ly bằng dung môi hoặc vừa ép, vừa trích ly để lấy gần hết dầu, thường

áp dụng cho các nguyên liệu có hàm lượng dầu trung bình hoặc ít (đôi khi cho cả nguyên liệu chứa nhiều dầu và dầu có giá) như đậu nành, mè, hướng dương, đậu phọng Phụ phẩm thu được có hàm lượng béo rất thấp (1-3%) và được gọi là bả dầu (oil seed meals) rời rạc

Bánh dầu là một thuật ngữ được đề nghị gọi chung cho cả khô dầu và bả dầu, trong trường hợp không có phân biệt cụ thể và oil seed meal là từ tương đương

Một số loại hạt có vỏ dày hoặc vỏ cứng như đậu phọng chưa bóc vỏ trái, bông vải, hướng dương lớp vỏ này làm cho bánh dầu nhiều xơ và tỷ lệ dinh dưỡng kém đi dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng Nếu có thể nên tiến hành bóc loại vỏ trước khi lấy dầu, bánh dầu thu được sẽ có giá trị cao hơn (bảng 4.2) Loại bánh dầu có chứa cả vỏ thường chỉ được dùng

để nuôi dưỡng gia súc nhai lại trưởng thành vì chúng sử dụng chất xơ hữu hiệu hơn Khoảng 95% nitơ trong bánh dầu là protein thuần Bánh dầu có phẩm chất tốt thường có

về sự giảm cấp Nhiệt độ và áp suất cao cũng giúp kiểm soát hoặc hạ thấp các chất độc

Trang 19

hại như gossypol (ở bánh dầu bông vải), goitrin (bánh dầu đậu nành) Trích ly bằng dung môi thì không phải ép, nhiệt độ sử dụng tương đối thấp do đó giá trị protein của bả dầu gần như tương đương với hạt nguyên liệu

Các loại hạt khô dầu chứa một hàm lượng năng lượng đáng kể trong khẩu phần, đặc biệt đối với những loại có hàm lượng dầu cao Ðiều này tùy thuộc vào cách chế biến và hiệu quả của nó Bánh dầu đậu nành ép có hàm lượng dầu 66g/kg VCK và ME tương ứng là

13 kj/kg VCK, so với 17 g dầu và 12,3 Mj/kg VCK ở bánh dầu đậu nành trích ly bằng dung môi Tuy nhiên, những vi phạm tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng do việc sử dụng không kiểm soát các loại bánh dầu giàu béo, và nếu chất béo chưa no thì mỡ sữa hoặc mỡ của cơ thể có thể mềm và phẩm chất quày thịt hạ xuống

Bánh dầu thường giàu Phospho 96,6-12,9 g/kg) nhưng lại chứa ít Calci (2,7-5,9 g/kg) Chúng có thể cung cấp một lượng hữu dụng vitamin nhóm B (tính bằng mg/kg: B1 2,2 - 10,2; B2 3 - 6,8; acid pantothenic 8,3 - 14,9; cholin 1300 - 6700; PP 25 - 220 và B6 3,5 - 18; nhưng rất nghèo caroten, vitamin E (3-20 mg/kg) và D (2,5 - 5 mg/kg)

Các loại bánh dầu có thành phần các acid amin không cân đối, chúng thường thiếu hụt trầm trọng một acid amin nào đó Nói chung, protein của hạt có dầu chứa hàm lượng thấp acid glutamic, cystein và methionin và thông thường thiếu một acid amin có giá trị đó là lysin Do vậy chúng không thể là một loại thức ăn protein thỏa mãn đầy đủ cho các khẩu phần của động vật độc vị chủ yếu là hạt ngũ cốc, mà phải dùng phối hợp với một protein động vật như bột cá

3.2.1.b Bánh dầu đậu nành

Hạt đậu nành chứa từ 160-210 g dầu/kg, thường được ly trích bằng dung môi Bã dầu chứa khoảng 1% béo, là một trong những nguồn protein hữu hiệu nhất cho động vật Protein của nó chứa tất cả các acid amin không thay thế, nhưng hàm lượng cystin và methionin còn dưới mức tối hảo Methionin là acid amin giới hạn nhất và đặc biệt quan trọng trong các khẩu phần giàu năng lượng

Bã dầu đậu nành chứa một số độc tố, chất kích thích hoặc ức chế sinh trưởng bao gồm các yếu tố gây dị ứng sinh bướu cổ và chống đông Trong dinh dưỡng người ta đặc biệt chú ý đến các chất ức chế protease mà 6 trong số đó đã được định danh Hai trong số này

là yếu tố kháng trysin và chất ức chế chymotrysin là có ý nghĩa thực tiễn nhất Các chất

ức chế protease của đậu nành thô hay bả dầu chưa qua xử lý nhiệt có ảnh hưởng làm chậm tăng trưởng qua việc làm giảm tiêu hóa protein và cả PHÂN HỦY METHIONIN

Ở GIA SÚC nhai lại ảnh hưởng của các chất ức chế không quan trọng, nhưng ở động vật độc vị thì ngược lại Xử lý nhiệt là phương pháp hữu hiệu để làm bất hoạt các chất ức chế, nhưng thời gian và nhiệt độ phải được kiểm soát bởi vì thừa nhiệt sẽ làm giảm khả năng hữu dụng của lysin và arginin, làm giảm giá trị của protein

Bánh dầu đậu nành nghèo vitamin nhóm B cho nên nếu dùng với tỷ lệ cao mà không có cách bố sung thích hợp thì nái sẽ đẻ con yếu ớt, heo con tăng trưởng chậm, năng suất sữa giảm và heo nái già sẽ vận động khó khăn Ðối với gà thì trứng có khả năng ấp nở thấp và

Trang 20

chất lượng gà con kém, dễ bị xuất huyết do thiếu hụt vitamin K Bánh dầu đậu nành là nguồn cung cấp Ca và P khá hơn hạt ngũ cốc Khi dùng bánh dầu đậu nành để thay thế phần lớn thức ăn protein động vật cần có sự bổ sung cân đối thích hợp, khi đó có thể dùng đến 40% ở thức ăn hỗn hợp nuôi gà và 25% ở thức ăn nuôi heo Thông thường tỷ lệ

sử dụng bả dầu đậu nành trong thức ăn hỗn hợp của heo trưởng thành, bò sữa, bò vỗ béo,

bò đực làm việc, cừu non tối đa 20%, bê 1-6 tháng tuổi 35%, thỏ 14% và cá nuôi 30%

Ngoài ra, bả dầu đậu nành chứa khoảng 1 g genisteim/kg, chất này có tính chất của oestrogen và hoạt tính bằng 4,44 x 10-6 DIETHYL-STILBOESTROL ẢNH hưởng của

nó lên tăng trưởng hiện nay chưa được giải thích rõ

Dầu trong đậu nành có tác dụng xổ nhẹ và tạo mỡ mềm Bả dầu thì chứa dầu không đáng

kể nhưng vấn đề vừa nêu cần lưu ý khi sử dụng hạt dầu đậu nành nguyên trong cấu tạo khẩu phần

Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng của bánh dầu đậu nành (%)

Thành phần Thái lan Miền Nam

Trang 21

3.2.1.c Bánh dầu phộng (khô lạc)

Hạt đậu phộng chứa từ 250-300 g CP/kg và 350-600 g béo/kg Hiện nay bánh dầu thường được làm từ nhân hạt, thỉnh thoảng từ nguyên Bánh dầu ép chứa từ 5-10% dầu Nếu hàm lượng dầu trong hạt kém thì đầu tiên được ép và sau đó chiết xuất bằng dung môi Thành phần hóa học của bánh dầu phụ thuộc vào nguyên liệu và phương cách chiết được sử dụng

Protein của bánh dầu phộng ở mức tối hảo về Met + Cys mặc dù lysin là acid amin giới hạn nhất ở những động vật sinh trưởng nhanh như heo và gia cầm, trong khẩu phần có nhiều ngũ cốc và phụ phẩm, việc sử dụng bánh dầu phộng phải kèm theo protein động vật vừa cân đối lysin, vừa cung cấp thêm vitamin B12 và Ca

Trong bánh dầu phộng cũng có chứa yếu tố kháng tripsin và yếu tố tăng trưởng, yếu tố trước có hoạt tính kháng huyết tương (antiplasmin) nên rút ngắn thời gian chảy máu Nó

dễ bị phân hủy bởi nhiệt

Bánh dầu phộng rất dễ nhiễm nấm Aspergilus flavus, nấm này sản sinh ra độc tố aflatoxin Ðây là một phức chất gồm 4 loại aflatoxin: B1, G1, B2 và G2, trong đó B1 là độc nhất Gà tây và vịt con rất mẫn cảm với độc tố, bê và heo cũng mẫn cảm nhưng chuột nhắt và cừu thì có tính kháng Trong cùng loài, động vật non mẫn cảm hơn vật trưởng thành Bệnh tích chung là gan tổn thương, tăng sinh ống dẫn mật, gan hoại tử và trong nhiều trường hợp có u gan Thật vậy, aflatoxin là một độc tố gây hại cho gan và là một chất gây ung thư rất hoạt động Người ta đã ghi nhận được nhiều cái chết của bê dưới 6 tháng tuổi ăn phải bánh dầu phộng hư Bò trưởng thành hơn thì có sức đề kháng cao hơn, nhưng các trường hợp chết của bò sữa nuôi chuồng, bỏ ăn và năng suất sữa sụt giảm đã được báo cáo Các nồng độ khác nhau của aflatoxin trong sữa làm gia tăng mức nguy hại nếu bánh dầu bị nhiễm mốc càng cao và có thể gây sụt giảm năng suất sữa đột ngột ẢNH HƯỞNG CỦA AFLATOXIN đến người tiêu dùng chưa được xác lập đầy đủ

Aflatoxin tương đối bền vững với nhiệt và để loại chúng khỏi bánh dầu phải xử lý phức tạp Cách tốt nhất là phải bảo quản thích hợp để ngăn chặn nấm mốc phát triển Hàm lượng aflatoxin cho phép trong các loại T¡GS ở Anh là 0,05 mg/kg cho bò, cừu, dê (trừ

bò sữa, bê, cừu và dê con), không quá 0,02 mg/kg cho heo và gia cầm (trừ heo và gà con)

và không quá 0,01 mg/kg cho những loại thức ăn khác

Bánh dầu phộng rất hấp dẫn đối với heo nhưng không nên vượt quá 25% khẩu phần do sẽ làm mỡ mềm và có thể gây xổ nhẹ Tỷ lệ giới hạn cũng được áp dụng cho bò sữa Thông thường tỷ lệ trong thức ăn hỗn hợp cho bò sữa, bò vỗ béo, bò đực làm việc, cừu non tối

đa 20%, bê 1-6 tháng tuổi 35%, cừu trưởng thành 30%, thỏ 15%, và cá nuôi 30%, còn các hạng heo không quá 10%

Trang 22

Bảng 3.5 Thành phần dinh dưỡng (%) của bánh dầu phộng

Thành phần Thái lan Miền Nam

vị rất khó chịu), hoặc do tác dụng của nấm mốc (phát triển khi có đủ ẩm độ) tạo nên các ceton có mùi đặc trưng của dầu dừa ôi Bánh dầu dừa rất dễ bị hút ẩm khi nghiền do đó cần lưu ý trong tồn trữ Nên tập ăn với số lượng tăng dần gia súc sẽ đáp ứng tốt hơn

Bò sữa ăn bánh dầu dừa sẽ gia tăng tỷ lệ sữa, cho bơ cứng và có mùi thơm hấp dẫn Lượng sử dụng an toàn hàng ngày ở bò sữa từ 1,5-2 kg, những lượng cao hơn có thể tạo

ra bơ đặc (như mỡ) Bò thịt có thể tiêu thụ nhiều hơn mà không làm giảm chất lượng quày thịt

Trang 23

Do bánh dầu dừa nhiều xơ nên tỷ lệ sử dụng trong khẩu phần nuôi heo, gà bị giới hạn Tùy thuộc vào công thức khẩu phần có thể sử dụng BÁNH DẦU DỪA ÐẾN 25% Ở HEO Ở những vùng sản xuất nhiều cơm dừa người ta có thể sử dụng đến 50%, dĩ nhiên với hiệu quả sử dụng thức ăn kém hơn Bánh dầu dừa làm cho heo có mỡ cứng rắn hơn Thí nghiệm của V.Siriwathananukul và P.F.Alcantara tại viện chăn nuôi thuộc viện Ðại Học Philippin (1986) trên heo thịt cho thấy khẩu phần có 40% BD dừa với sự bổ sung 4 axit amin thiết yếu: lysin, methionin, threonin và trytophan có thể thay thế 57% BD đậu nành ở heo lứa và đến 100% ở giai đoạn nuôi vổ kết thúc

BD ít dùng trong các khẩu phần gia cầm do đó khó khăn trong việc cân đối để đảm bảo nhu cầu acid amin, năng lượng cao nhưng đồng thời ít xơ Lysin được đặc biệt chú ý vì hình như acid này bị phá hủy trong quá trình ép trục vít Histidin cũng kém trong BD dừa Tuy nhiên đã có những khẩu phần chứa đến 40% BD dừa được thử nghiệm Với sự

bổ sung cân đối lysin, methionin, tryptophan và threonin, cộng thêm sử dụng 5% dầu dừa, L.JQuerubin và những nhà nghiên cứu cũng ở viện ÐH Philippin đã thành công trong việc sử dụng đến 30% BD dừa để nuôi gà thịt từ 11628 ngày tuổi với 20% CP và từ 29-46 ngày với 16% CP.(Amin Hush and Agric J., Jun 1989: 28,30,31,38,39,40,44)

BD bị nhiễm mốc không được sử dụng nuôi gia cầm

Bảng 3.6: Thành phần dinh dưỡng của bánh dầu dừa (%)

3.2.1.d Bánh dầu bông vải (Cottonseed meal)

Trong BD bông vải có chứa một aldehyd thơm có độc tính là gossypol, tuy nhiên thế liên kết D-gossypol không độc BD bông có màu vàng xám chứa gossypol cao nhất BD bông

có hàm lượng gossypol 0,1 - 0,2% có thể dùng trong khẩu phần thức ăn tinh của bò sữa đến 20%, nhưng không quá 10% trong khẩu phần tinh của bê thịt

Với hàm lượng gossipol không quá 0,06% thì có thể dùng cho heo đến 7%, nhưng nếu gossipol tự do quá 0,1% thì không nên sử dụng Bã dầu bông thích hợp cho gà hơn và mức sử dụng không quá 6% Lượng gossipol nếu có trong bánh dầu sẽ làm cho lòng đỏ

có màu xanh ô-liu

3.2.1.e Bánh dầu hướng dương (Sunflower-seed meal),ỡ bánh dầu mè (Sesame-seed meal)

Bã dầu hướng dương (loại vỏ) có chất lượng cao hơn bánh dầu đậu nành nhưng kém hơn bột sữa Do giàu các acidamin-S nên rất được ưa chuộng đối với gia cầm Bánh dầu từ hạt

bỏ vỏ thích hợp cho độc vị hơn, dùng tối đa trong khẩu phần của heo, gà là 10%, thỏ 25%

và cá nuôi 55% Bánh dầu còn nguyên vỏ chỉ dùng cho gia súc nhai lại và không quá 20%

Bánh dầu mè cũng được ưa chuộng nhờ chứa nhiều acidamin-S như hướng dương, do có giá trị cao nên chỉ dùng cho độc vị, đặc biệt là ở gia cầm

Trang 24

Bảng 3.7 Thành phần dinh dưỡng (%) của bánh dầu hướng dương và bánh dầu mè

ở Thái lan (Uthai Kanto, 1989)

Hạt đậu, đỗ chứa nhiều protein (18-38%) với giá trị tương đương với 75-85% giá trị sinh học của protein sữa Trong thành phần thức ăn hỗn hợp có thể sử dụng từ 5-20% và cần chú ý đến việc cân đối protein và các acid amin giới hạn Nói chung, hạt cần được xử lý nhiệt trước khi NGHIỀN TRỘN

Trang 25

3.3 THỨC ĂN PROTEIN GỐC ÐỘNG VẬT

Theo thành phần hóa học thức ăn gốc động vật khác các thức ăn protein gốc thực vật ở chổ không có xơ, còn các glucid khác ngoài trừ sữa, thì có rất ít Hơn nữa chúng rất giàu các acid amin giới hạn: lysin, methioni, trytophan Chúng còn chứa nhiều vitamin B12 là chất không có ở phần lớn thực vật

3.3.1 Sữa và các phụ phẩm chế biến

Sữa là thức ăn thiên nhiên của gia súc non trong những tuần đầu tiên của cuộc sống, trong sữa có khoảng 200 chất hữu dụng rất dễ hấp thu Protein và đường sữa được tiêu hóa đến 98%, mỡ sữa 95%

Thành phần hóa học của sữa thay đổi tùy thuộc vào thời kỳ của sự tiết sữa, loài, giống gia súc và đặc điểm dinh dưỡng trong các mùa trong năm Thành phần của sữa bò thay đổi thường xuyên trong suốt thời kỳ cho sữa Hàm lượng chất khô cao nhất vào đầu và cuối

kỳ (13,6-13,8%) và thấp nhất vào tháng thứ 3 (12,4-12,5%) Tỷ lệ mỡ sữa tương quan nghịch chặt chẽ với lượng sữa vắt, do đó vào cuối kỳ khi sản lượng sữa giảm xuống thì hàm lượng mỡ sữa thường rất cao Giữa hàm lượng mỡ sữa và năng lượng liên hệ tuyến tính: 1 kg sữa 3% béo tương đương 0,31 ÐVTA (775 kcal), với 4% là 0,36 và 5% là 0,42 ÐVTA

Sữa bò là thức ăn đạm hoàn chỉnh cho động vật non Trong dinh dưỡng động vật người ta thường sử dụng các phụ phẩm chế biến sữa như sữa gạn kem (thường ở dạng bột trong TAHH), nhũ thanh, cặn sữa sau khi lấy hết bơ (butter milk)

Bảng 3.8 Thành phần dinh dưỡng (%) của các thức ăn từ sữa

(theo Bakanov và Menkin, 1989)

Sản phẩm VCK Béo Protein Ðường Tro

Giá trị năng lượng của sữa tươi gạn kem và cặn sữa kém 2 lần, của nhũ thanh kém 3 lần

so với sữa nguyên

Trang 26

Sữa đầu tiết ra trong những ngày đầu tiên ngoài việc cung cấp các kháng thể từ cơ thể mẹ cho con, rất giàu dinh dưỡng trong đó có các vitamin A, caroten và vitamin B Chất lượng giảm theo thời gian sau khi đẻ, khoảng 6-7 ngày trở lại chất lượng sữa trở lại bình thường

Bảng 3.9 Sự thay đổi thành phần của sữa đầu

(%, theo Bakanov và Menkin, 1989)

Thời gian VCK Protein Béo Ðường Tro Ðộ acid, 0 T

Bột sữa gạn kem là phụ phẩm được sử dụng rất phổ biến trong chăn nuôi gia súc độc vị

và gia cầm Giá trị dinh dưỡng của nó có giá trị rất tốt đối với heo và gia cầm

Bảng 3.10 Thành phần và giá trị dinh dưỡng của bột sữa gạn kem (g/kg và Mj/kg)

VCK Ðạm thô Xơ thô Béo thô Tro TLTH đạm NL tiêu hóa NL trao đổi

Trang 27

Cách chế biến bột sữa bằng cách sấy phun cho sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao hơn Bột sữa gạn kem tốt có màu trắng vàng, độ ẩm không được quá 9% Tỷ lệ sử dụng tối đa trong T¡HH của heo bú mẹ là 15%, heo sau cai sữa và bê 1-6 tháng tuổi 10%

3.3.2 Bột cá (fish meal)

Ðể chế biến bột cá người ta sử dụng các loại cá không làm thực phẩm hoặc các phế phẩm của ngành chế biến cá hộp: dầu, nội tạng, vẩy Tùy thuộc vào chất lượng của nguyên liệu trung bình 1 kg cá bột chứa từ 0,9 - 1,5 ÐVT¡, 480-630 g protein tiêu hóa, 20-80 g Ca và 15-60 g P

Ðể giảm chi phí sấy, từ nguyên liệu người ta ép chiết sơ bộ được một lượng đáng kể nước cốt, sau đó vớt lấy mỡ cá và sau khi cô lại thu được nước canh cá T¡GS, một nguồn quí các acid amin thiết yếu và vitamin nhóm B Cũng có thể sấy thẳng nguyên liệu không qua khâu ép Sấy hơi nước cho bột cá có giá trị cao hơn sấy lửa và nhiệt độ sấy cũng ảnh hưởng đến chất lượng, thể hiện qua hàm lượng lysin hữu dụng

Ðề phòng hư hỏng do mỡ bị ôi người ta thêm chất chống oxy hóa và chứa trong bao giấy nhiều lớp

Bột cá là một loại concentrate đạm-khoáng-vitamin có giá trị cao Mức tiêu hóa chất hữu

cơ của nó ở heo đạt 85-90%

Thành phần acid amin của bột cá rất gần với protein của trứng, trong 1 kg chứa 51 g lysin, 15 g methionin và 5,7 g trytophan

Trang 28

Cá tươi chứa hầu hết các vitamin cần thiết cho động vật Khi chế biến một số các vitamin

do kém bền vững ở nhiệt độ cao bị phá hủy Bột cá chứa nhiều vitamin nhóm B và nếu chế biến từ cá nguyên thì còn có vitamin D

Bột cá là nguyên liệu không thể thiếu được trong T¡HH của heo và gia cầm, đặc biệt là vật non Tỷ lệ sử dụng ở vật non từ 10-12%, còn ở vật trưởng thành hơn 5% Trong một

số trường hợp đã có sử dụng đến 20% khẩu phần Người ta còn dùng bột cá trong thức ăn tinh nuôi bê con, vì ngoài GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CAO NÓ CÒN CHỨA NHIỀU APF Ở bò sữa cao sản người ta có thể dùng 1,5-2 kg bột cá ngoại hạng/con/ngày, nó có tác dụng điều hòa các trao đổi khoáng và đạm ở bò trong thời kỳ chuẩn bị cho sữa Nếu dùng với số lượng hạn chế thì chất lượng sữa vẫn tốt, không có mùi tanh cá

Do hoạt động của các nhà máy chế biến bột cá ở nước ta còn ít nên trên thực tế lượng cá khô nghiền sử dụng trong chăn nuôi là chủ yếu Cá liệt là một trong những nhóm cá khô

có chất lượng cao (trên 50% CP) Dùng cá khô nghiền có mấy vấn đề cần lưu ý, đó là tỷ

lệ nhiễm vi sinh cao (E coli, Salmonella) và lượng muối khá cao, và trong một số trường hợp do thành phần nguyên liệu mà đôi khi hàm lượng protein thấp dưới 30%

Nguyên liệu dùng để chế biến ở các nhà máy liên hợp giết mổ và chế biến thịt là động vật

bị chết trước khi giết mổ, các thân thịt không dùng làm thực phẩm được nhưng không có những mầm bệnh truyền nhiễm bị chỉ định, cấm, xương, các cơ quan nội tạng, bào thai và những phần thịt vụn Cách chế biến là nghiền, hấp, sấy (có hay không có khử mỡ) Trung bình 1 kg bột thịt xương chứa 0,92 ÐVT¡, 350 g protein tiêu hóa, còn trong bột thịt là 1,2

và 420-650

Tùy thuộc và tỷ lệ xương trong nguyên liệu đem chế biến có bột thịt (dưới 10% xương)

và bột thịt xương, nếu tỷ lệ cao hơn Màu của bột thịt tùy thuộc vào cách chế biến, thông thường có màu nâu hơi xám

Bột thịt là một nguồn lysin tốt nhưng hơi nghèo methionin và trytophan Nó chứa đủ riboflavin, cholin, micoinamid và vitamin B12 Trong T¡HH của gà đẻ, heo sau cai sữa

và đực giống có thể dùng đến 15%, còn đối với nái, heo nuôi vỗ và gà thịt tỷ lệ đến 10%

Trang 29

Bảng 3.13 Thành phần dinh dưỡng (%) của các phụ phẩm

chế biến thịt loại thải (Bakanov và Menkin, 1989)

Thức ăn ẩm độ Protein Béo Tro

(không quá) (không dưới) (không quá)

Bột thịt xương 9 50 9 23

Bột thịt 10 65 12 12

Bột huyết 9 81 3 6

Bột tép mỡ 11 54 19 16

3.3.4 Bột huyết (Feeding dried blood meal) và bột tép mỡ

Bột huyết được chế biến từ máu tươi và nước rửa có lẫn vụn xương (không quá 5%) Bột huyết tốt có màu nâu sẫm không đóng cục, độ mịn dưới 1 mm Trong 1 kg bột huyết chứa 0,92-0,98 ÐVT¡, đến 650 g protein tiêu hóa nhưng giá trị sinh học không cao lắm bởi kém methionin, isoleusin và glycin Không nên dùng quá 10% trong khẩu phần heo, gà vì

có thể gây ra tình trạng tháo dạ (đi lỏng)

Thường dùng là bột tép mỡ heo 1 kg bột chứa 0,9 ÐVT¡ và đến 520 g protein tiêu hóa, nghèo trytophan Vì chứa nhiều mỡ (19%) do đó nên sử dụng ngay sau khi chế biến

Trang 30

Methionin 12,8 7,4 6,8

Cystin 15,0 31,8 4,4

Trytophan 11,7 5,7 3,5

Threonin 43,4 38,8 18,4

3.3.4 Bột lông vũ (feather meal)

Nguyên liệu để chế biến là các phụ phẩm của công nghiệp chế biến thịt gia cầm Lông cánh và lông đuôi được xử lý bằng acid trong các thiết bị đặc biệt (autoclauve) dưới áp suất và nhiệt độ cao Các protein không tiêu hóa của lông bị thủy giải và phóng thích các acid amin cấu tử hữu dụng cho vật nuôi Trong 1 kg bột loại I (12% nước) chứa ít nhất

700 g protein, 30 g béo và đến 120 g tro tương đương với 0,8 ÐVT¡ và 500 g protein tiêu hóa, rất nghèo lysin, methionin và trytophan nhưng giàu Cystin và một số acid amin khác Bột lông vũ được bổ sung trong khẩu phần của gia cầm và cũng ÐƯỢC SỬ DỤNG TRONG T¡HH CỦA HEO VÀ GIA SÚC NHAI LẠI

3.4 THỨC ĂN CÓ NGUỒN GỐC VI SINH VẬT

Ðáng chú ý là các loại nấm men, tảo và protein đơn bào

3.4.1 Nấm men thức ăn gia súc (feeding yeasts)

Giá trị dinh dưỡng của protein nấm men hơn hẳn protein thực vật và gần tương đương với protein động vật Tuy hơi kém về methionin và cystin nhưng nấm men lại là nguồn cung cấp lysin tuyệt vời (6-7,8% protein), do đó nấm men có thể thay thế một phần thức ăn động vật trong các khẩu phần của heo và gia cầm Khi xử lý nấm men bằng tia tử ngoại

sẽ làm giàu thêm vitamin D2 1 kg nấm men khô chứa khoảng 1,15-1,2 ÐVT¡, gần bằng hạt đại mạch

Trong dinh dưỡng gia súc người ta sử dụng các nấm men sulfid được sản xuất bởi công nghiệp rượu thủy phân và gần đây người ta bắt đầu sử dụng các nấm men nuôi cấy trên carbur hydro của dầu hỏa (parafin, hắc ín) chứa một lượng vitamin B12 đáng kể (0,11 g trong 1 kg VCK) và nhiều béo hơn (18,5%) nên chúng có ảnh hưởng trong dinh dưỡng động vật là thức ăn concentrate đạm vitamin thêm vào khẩu phần hạt ngũ cốc và phụ phẩm

Trang 31

Bảng 3.15 Thành phần hóa học (%/VCK) của nấm men TAGS

(theo Bakanov và Menkin, 1989)

* Nấm men nuôi cấy trên phụ phẩm có dầu

Nấm men khô được sử dụng từ 3-10% trong T¡HH của gia cầm, heo, gà và cừu cai sữa sớm

Trang 32

Theo Clément (1970) thì ở điều kiện thuận lợi, nuôi tảo Spirulina maxima công nghiệp có thể đạt năng suất chất khô đến 40-45 tấn /ha/năm (tương đương với 25 tấn protein) S maxima rất giàu vitamin, đặc biệt là B12 Nó còn chứa nhiều sắc tố Xantophyll rất quí cho gia cầm Do vậy tuy giá thành hơi cao so với bánh dầu đậu nành và bột cá nhưng nó vẫn được ưa chuộng trên thị trường Các loại acid amin thiết yếu đều cao, trừ aa-S hơi thấp

Theo Fox Ripley, thuộc trung tâm xét nghiệm La Roquette, thì môi trường nuôi cấy cần ánh nắng, khí hậu nóng, nước xâm xấp, CO2 , môi trường kiềm và được đảo trộn luôn thì

có thể thu hoạch tảo vài ngày một lần với năng suất protein 50 tấn/ha, rất giàu vitamin B12 (2 g tảo khô đủ cung cấp nhu cầu 1 người trong ngày)

Trang 33

3.4.3 Protein đơn bào (SCP - single cell protein )

Ở CÁC NƯỚC công nghiệp phát triển, SCP (trong đó có nấm men) rất được ưa chuộng dùng làm T¡GS do giá trị dinh dưỡng cao, giá thành chấp nhận được nên góp phần giải quyết nhu cầu về protein cho động vật nuôi

Hàm lượng protein của vi khuẩn cao hơn nấm men, chúng giàu hơn về các aa-S nhưng kém hơn về lysin SCP chứa một lượng cao các acid nucleic không hữu dụng, biến động

từ 120g/kg VCK ở nấm men đến 80-160 g/kg VCK ở vi khuẩn Hàm lượng béo ở nấm men và vi khuẩn thay đổi từ 25-236 g/kg VCK và giàu các acid béo chưa no SCP đặc biệt là nấm men chứa một lượng xơ thô khá cao nhưng khác với thực vật, xơ thô ở đây chủ yếu cấu tạo bởi các glucan, mannan và chitin

Các nghiên cứu ở heo cho thấy mức tiêu hóa của năng lượng thay đổi từ 0,79 (với nấm men nuôi cấy trên nhũ thanh) đến 0,9 (nấm men trên n-parafin) và đạt 0,8 ở vi khuẩn phát triển trên metanol Tỷ lệ tối hảo SCP trong khẩu phần heo có thể đến 15%, ở gà thịt 20-50

g và ở gà đẻ 100 g/kg T¡HH Hiệu quả cũng cho thấy khi sử dụng 80 kg nấm men nuôi cấy trên alcan TRONG 1 TẤN THỨC ĂN THAY THẾ SỮA Ở BÊ

3.5 THỨC ĂN ÐẠM PHI PROTEIN (Non-Protein Nitrogenous Compounds)

Khi thiếu hụt protein trong các khẩu phần của gia súc nhai lại thì một phần nào đó có thể được khắc phục bằng các hợp chất nitơ phi protein Hiệu quả hữu dụng của việc bổ sung đạm phi protein chỉ đạt được khi khẩu phần của gia súc được cân đối về năng lượng, khoáng và vitamin Ðiều kiện bắt buộc khi cho gia súc ăn các hợp chất nitơ phi protein là trong khẩu phần phải có đủ các carbohydrat dễ tiêu như đường và tinh bột Cần tập cho gia súc ăn quen dần trước khi đạt định mức

Trong dinh dưỡng gia súc nhai lại nhiều loại hợp chất nitơ phi protein được sử dụng

Bảng 3.17 Các nguồn đạm phi protein chủ yếu đối với gia súc nhai lại

Nguồn đạm Công thức Nitơ % Protein

Trang 34

Carbonat ammonium NH2CO2NH4 36 2250

Acetat ammonium CH3COONH4 18 1120

Bicarbonat amon CO3HNH4 18 1120

Sulphat ammonium (NH4)2SO4 21,2 1320

Nước ammoniac NH4OH 20-25% NH3 1030-1280

Urê ở dạng hạt không bị đóng cục và có thể dự trữ tốt trong vòng 8-10 tháng Cần cẩn thận khi nghiền urê bị đóng cục

Không nên sử dụng urê phân bón có nguồn gốc than đá Không cho bò cái cạn sữa và cừu cái có mang sữa giai đoạn sau bởi vì có thể dẫn đến việc đẻ yếu, sinh con thiếu sức sống

Trong khẩu phần bò đang cho sữa có thể sử dụng urê từ 15-20% nhu cầu protein tiêu hóa, nhưng không quá 150 g/con/ngày, bê 20-25%, bò đực nuôi vỗ 30-35%

Ngoài urê rất thông dụng, sulphat ammonium chứa khoảng 26% lưu huỳnh cũng được ưa chuộng để sử dụng phối hợp cùng urê với tỷ lệ 2-3: 1

-

Chương 4

THỨC ĂN XANH - THỨC ĂN THÔ NHIỀU CHẤT XƠ

THỨC ĂN BỔ SUNG KHOÁNG - BỔ SUNG VITAMIN

4.1 THỨC ĂN XANH (FRESH FORAGE).

Cây xanh của đồng cỏ và bãi chăn tự nhiên hoặc nhân tạo, thức ăn xanh trồng luân canh, phế phẩm của ngành rau quả là các thức ăn thiên nhiên cho vật nuôi Thức ăn xanh là phần trên mặt đất của thực vật xanh được cho gia súc ăn tươi Thức ăn xanh là nguồn cung cấp các dưỡng chất dễ hấp thụ cho tất cả các loài động vật nuôi Nó còn là nguồn nguyên liệu để chế biến cỏ khô, bột cỏ, cỏ ủ chua

4.1.1 Ðặc điểm dinh dưỡng

1 ẨM ÐỘ: hàm lượng nước ở thức ăn xanh như cỏ từ 75-90% (ở rau bèo có thể cao hơn) khi còn non và giảm dần theo mức độ trưởng thành Ngoài thời kỳ sinh trưởng, hàm

Trang 35

lượng nước trong thức ăn xanh còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm không khí, lượng mưa và mức tưới

2 Glucid và giá trị năng lượng: giá trị năng lượng của thức ăn xanh tính theo VCK lúc còn non gần bằng thức ăn hạt (0,7-0,8 ÐVTA/kg), theo thời gian giá trị dinh dưỡng của thực vật giảm dần do hàm lượng xơ tăng, dẫn đến giảm tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ

Bảng 4.1 So sánh thành phần dinh dưỡng (% VCK)

của vài loại thức ăn xanh, khoai, hạt và bánh dầu

Loại thức ăn Tro Xơ Béo CCKÐ Ðạm TDN Ca P

3 Protein: hàm lượng CP trong VCK của thức ăn xanh tùy thuộc vào loài thực vật, giai đoạn sinh trưởng, việc bón N có thể biến động từ 3-25% Khi già đi hàm lượng protein trong cỏ giảm xuống, nhưng tỷ lệ các acid amin riêng lẽ thay đổi không đáng kể

Thành phần cơ bản của phần đạm phi protein của cây xanh là các acid amin tự do, các amid (asparagin, glutamin), các nitrat và nitrit

Ở CỎ HÒA thảo cần lưu ý đến hàm lượng nitrat Khi trong khẩu phần thiếu các carbohydrat dễ tiêu (đường, tinh bột) các hợp chất này có thể tác động đến việc sử dụng caroten trong cơ thể, đến năng suất sữa, đến chức năng sinh sản của con vật cái, và trong các trường hợp phức tạp hơn có thể gây chết bởi thiếu oxyhemoglobin

Các triệu chứng ngộ độc có thể quan sát được ở các gia súc ăn cỏ chứa hơn 0,02% NO3- (0,5% nitrat kali), và ở hàm lượng 0,22 % có thể gây chết

Trang 36

Cây họ đậu khác với họ hòa thảo về mức tích lũy ít nitrat chưa đến mức ngộ độc, đó là vì

ở chúng lượng N hấp thu từ đất và không khí được điều chỉnh bởi vi khuẩn nốt rễ Rhizobium Vì thế, cho gia súc ăn hỗn hợp cỏ hòa thảo và đậu có thể hạn chế các tác động sinh lý bất lợi của nitrat và loại trừ sự ngộ độc của gia súc Tác dụng xấu của thức

ăn xanh có hàm lượng nitrat cao có thể làm nhẹ đi hoặc tránh khỏi khi dùng chung với thức ăn giàu chất bột đường (bắp, mật đường ) Khi đó hình thành các điều kiện để hệ

vi sinh vật dạ cỏ biến đổi NO3- thành NH3, chất này ở gan được biến đổi thành urê và thải

ra ngoài qua nước tiểu Không được cho gia súc ăn thức ăn xanh giàu nitrat lúc bụng đói

và khi hàm lượng nitrat trong thức ăn quá cao thì nên chế biến chúng thành cỏ khô hoặc ủ chua

4 Béo: trong thức ăn xanh hàm lượng béo thường không vượt quá 4% VCK Chất béo trong cỏ xanh giàu các acid béo chưa no mà phần lớn không thể thay thế trong dinh dưỡng động vật Ðể tiêu hóa bình thường, ở gia súc nhai lại hàm lượng béo không nên quá 2,5% VCK của thức ăn xanh

5 Xơ: biến động tùy theo tuổi của thực vật, có thể chiếm từ 14-32% Sự gia tăng cellulose và lignin trong thành phần thức ăn xanh làm ảnh hưởng xấu đến tính ngon miệng của nó và làm giảm tỷ lệ tiêu hóa của khẩu phần

Nếu hàm lượng xơ của cỏ non dưới 20% VCK thì ở bò sữa người ta nhận thấy sự tiêu hóa đình trệ, kèm theo là nôn mửa và giảm năng suất sữa Ðể khắc phục nên cho bò sữa ăn kèm với cỏ khô, cỏ ủ hoặc rơm Hàm lượng xơ tối hảo trong khẩu phần bò sữa tùy thuộc vào năng suất của nó và vào khoảng 22-27% VCK

6 Chiết chất không đạm: ở thức ăn xanh vào khoảng 40-50% VCK và là những carbohydrat dễ tiêu hóa - chủ yếu là tinh bột và đường

7 Khoáng chất: hàm lượng trong thức ăn xanh thay đổi và tùy thuộc vào loài và giai đoạn sinh trưởng của thực vật, loại đất và điều kiện canh tác Bón vôi cho đất chua là một trong những biện pháp cơ bản để cải thiện thành phần khoáng của cỏ Cần lưu ý là cây họ đậu chứa nhiều Ca hơn hòa thảo và ngược lại chứa ít Na hơn

Ðẩy mạnh việc sản xuất thức ăn xanh bằng cách dùng nhiều phân hóa học có thể làm thay đổi nhiều thành phần khoáng của thực vật theo hướng bất lợi Thí dụ, dùng nhiều phân K (hơn 150 kg K2O/ha) có khả năng tích lũy K và giảm Mg trong sinh khối, điều này có thể gây ra chứng co giật do hạ Mg ở bò sữa với triệu chứng lâm sàng tương tự như bệnh thiếu máu ác tính, gầy rạc, sữa giảm, chức năng sinh sản bị vi phạm Vì thế trong thực tiễn việc kiểm soát thành phần khoáng cần thực hiện không chỉ theo số liệu bảng mà còn theo hàm lượng thực tế của từng loại khoáng được xác định cho từng vùng, hoặc theo kết quả phân tích trực tiếp từ các cơ sở

Trang 37

Bảng 4.3 Các giới hạn của các hàm lượng khoáng chất của cỏ đồng*

ra nụ - bắt đầu đơm bông ở cây họ đậu (trung bình 280 - 300 mg/kg VCK) Trong một số trường hợp hàm lượng caroten của cây xanh đạt đến 500-700 mg/kg VCK Trong thức ăn xanh, trung bình tỷ lệ (-caroten đạt 75-85% carotenoid tổng số Hàm lượng caroten trong thức ăn xanh còn phụ thuộc vào loài và giống cây, điều kiện canh tác, độ dài của ngày và điều kiện thời tiết

Trang 38

Trong cơ thể động vật xantophyll có thể được tích lũy và tạo màu vàng cho các cơ quan hoặc các mô Ví dụ, lutein cùng với các carotenoid tạo nên màu lòng đỏ trứng, màu vàng của da và mỡ gia cầm Vì thế trong thực tiễn để tạo ra các sản phẩm có giá trị thương mại, người ta thường đưa vào khẩu phần các thức ăn giàu xantophyll (như ớt ngọt màu vàng hoặc màu đỏ) Trong thức ăn xanh, tỷ lệ trung bình giữa các carotenoid và xanthophyll là: 1:1,5-2

Số lượng caroten và vitamin A trong sữa liên quan trực tiếp đến hàm lượng caroten trong khẩu phần Khi thừa caroten thì nó có thể được TÍCH TRỮ TRONG CƠ THỂ, CHỦ YẾU LÀ Ở GAN Ở gia súc có sừng và gia cầm, caroten có thể dự trữ ở lớp mỡ dưới da Trong thức ăn xanh còn chứa một lượng đáng kể vitamin E và K

Bảng 4.4 Hàm lượng trung bình vitamin A và K trong cỏ (mg/kg thức ăn)

Loại cỏ Vitamin E Vitamin K

Hòa thảo 40-50 15-20

Ðậu 50-55 20-15

Nhờ dùng thức ăn xanh nên gia súc thường không bị thiếu vitamin E và K Trong thức ăn xanh hàm lượng D không đáng kể nhưng khi cỏ được cắt phơi nắng thì hàm lượng vitamin D2 gia tăng lên do sự biến đổi của ergocalferol dưới tác động của tia tử ngoại

Cây xanh tổng hợp dồi dào các vitamin nhóm B, ngoại trừ vitamin B12, nhưng hàm lượng rất biến động theo loài Thức ăn xanh rất giàu vitamin C

4.1.2 Sử dụng thức ăn xanh trong chăn nuôi

Thức ăn xanh là nguồn thức ăn chủ yếu cho trâu bò và các loại thú ăn cỏ khác Sinh khối xanh chủ yếu là nhận từ đồng cỏ và bãi chăn Có thể chăn thả ngoài đồng, cắt cho ăn tươi tại chuồng hoặc chế biến thành cỏ khô, cỏ ủ để dự trữ Thức ăn xanh trên bãi chăn là rẻ nhất Nếu lấy giá thành của 1 ÐVTA xanh để so sánh thì thức ăn hạt sẽ cao hơn 2-2,5 lần;

cỏ khô, cỏ héo chua và cỏ chua 2,5-3 lần; khoai củ 4-5 lần

Việc dùng thức ăn xanh với tỷ lệ cao làm cho hàm lượng xơ của khẩu phần nuôi heo tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ tiêu hóa các chất hữu cơ của khẩu phần, do vậy mức sử dụng phải tùy thuộc vào hàm lượng xơ của thức ăn xanh và tỷ lệ xơ thích hợp trong khẩu phần các dạng heo

Sử dụng khẩu phần nhiều xơ, đặc biệt là đối với heo lứa đòi hỏi phải cân đối cẩn thận tất

cả các dưỡng chất và các chất có hoạt tính sinh học, nếu không chú ý điều này có thể gây ảnh hưởng đến mức sinh trưởng của heo Các khẩu phần như thế đặc biệt có lợi ở heo nái

Trang 39

mang thai vì cho phép duy trì tình trạng sinh lý tốt của sức khỏe và độ mập mỡ của nái, cũng như tiết kiệm được thức ăn tinh

Mức tiêu thụ thức ăn xanh còn tùy thuộc vào độ tươi của nó Tồn trữ lâu trước khi cho ăn đặc biệt là đối thức ăn đã cắt ngắn, sẽ làm cho thức ăn tự nóng lên làm giảm chất lượng

và tính ngon miệng Vì thế rau cỏ nên cắt hàng ngày và thậm chí cho mỗi lần ăn nếu có thể

Mức sử dụng rau cỏ hàng ngày dựa trên năng suất của heo, thể trọng của chúng và cách

sử dụng thức ăn ở cơ sở Khi nuôi vỗ heo trên cơ sở thức ăn xanh cần giảm thấp hơn so với nuôi vỗ béo bằng thức ăn khoai củ (0,5-2 kg/con/ngày, tùy thuộc vào giai đoạn nuôi vỗ)

Khi sử dụng thức ăn xanh với tỷ lệ cao để nuôi heo phải chú ý đến ảnh hưởng độc hại của nitrat, như đối với trường hợp gia súc nhai lại

Ngoài ra người ta còn có khuynh hướng sử dụng nước ép từ thức ăn xanh Tỷ lệ nước ép thay đổi tùy thuộc vào loài thực vật, giai đoạn phát triển và công nghệ chế biến, trung bình nó chiếm 50% sinh khối Ðược ưa chuộng dùng làm nguyên liệu là các thực vật phát triển nhanh, năng suất cao, chứa nhiều protein khi còn non bởi vì cỏ già rất khó ép nước, thường đó là thức ăn cây họ đậu, hỗn hợp cỏ đậu, bắp cải

Trang 40

4.2 THỨC ĂN THÔ NHIỀU CHẤT XƠ.

Ðây là các phế phẩm của nông nghiệp sau khi thu hoạch sản phẩm chính Quan trọng nhất có thể kể rơm lúa, thân cây bắp, lúa miến sau khi thu hoạch trái hoặc hạt, cùi bắp Tính theo VCK chúng thường chứa hơn 18% xơ thô Trong nhóm này người ta không đề cập đến cỏ khô hay bột cỏ

4.2.1 RƠM LÚA (RICE STRAW)

ở những vùng trồng lúa quan trọng như ở nước ta, rơm lúa là một phụ phẩm quan trọng của trồng trọt dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong những mùa khan hiếm cỏ

Rơm các giống lúa địa phương thường khá dài, có mùi thơm và thu hoạch vào mùa khô nên dễ đánh cây dự trữ cho gia súc ăn dần Rơm các giống lúa cải tiến thường ngắn, lúa

hè thu thường thu hoạch vào mùa mưa, dễ bị mốc gia súc không thích ăn

Rơm lúa chứa nhiều tro (khoảng 160 g/kg), trong đó chủ yếu là silic (đến 140 g), chất này ức chế sự tiêu hóa Rơm chứa xơ với một tỷ lệ lớn và ở dạng khó tiêu hóa Hàm lượng lignin chiếm khoảng 60-70 g/kg VCK, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn một số rơm ngũ cốc khác

Ðể tăng mức ngon và giá trị dinh dưỡng trước khi cho ăn có thể cắt ra và trộn với thức ăn nhiều nước như khoai củ, thức ăn ủ chua và rưới thêm mật đường Nếu được xử lý hóa học bằng cách dùng dung dịch kiềm hoặc urê thì hiệu quả dinh dưỡng sẽ cao hơn Ngoài

ra rơm cắt ngắn có thể dùng để trộn chung với cỏ để làm giảm ẩm độ, đáp ứng yêu cầu khi ủ chua Ðiều cần lưu ý là rơm có chứa acid oxalic, chất này sẽ liên kết với CA CỦA KHẨU PHẦN LÀM GIẢM MỨC HỮU DỤNG Ảnh hưởng này có thể khắc phục bằng cách ngâm rơm trong nước hoặc quá trình làm kiềm hóa

Bảng 4.7 Thành phần hóa học của rơm lúa (%)

VCK Ðạm Béo Xơ Tro CCKÐ

Rơm lúa mùa 92,2 3,2 1,7 35,4 11,7 40,1

Rơm lúa sớm 91,5 4,4 1,9 33,4 10,9 40,9

Rơm thần nông 90,6 4,1 1,3 31,9 15,3 37,2

4.2.2 Vỏ trấu lúa (rice hulls)

Tương tự như rơm, vỏ trấu có thể xem là một loại thức ăn xơ nói nhưng có TLTH và protein hơi cao hơn rơm Cần lưu ý khi sử dụng mặc dù đã được nghiền nhỏ nhưng vẫn

có thể gây hại do kích thích niêm mạc ống tiêu hóa Trước khi cho gia súc nhai lại ăn cần

xử lý như thấm nước, hấp hơi, hoặc trộn chung với các loại thức ăn nhiều nước

4.2.3 Rơm bắp và cùi bắp (Corn stover and cobra)

Ðây là một nguồn thức ăn thô nhiều xơ quan trọng đối với gia súc lớn có sừng và cừu, giá trị dinh dưỡng của nó khá so với rơm của một số loại ngũ cốc khác

Ngày đăng: 03/01/2016, 19:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w