1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội

112 1,5K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 852 KB

Nội dung

trình bày về xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội

Trang 1

Đồ án tốt nghiệp là kết quả tổng hợp những cố gắng không ngừng của bản thân, sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, sự động viên khuyến khích của bạn bè và gia đình trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp

Để đạt được kết quả trên :

Xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy hướng dẫn :

TS Chế Đình Lý đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn sửa chữa và đóng góp

nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Cô Khoa Môi Trường, Trường Đại Học kỹ thuật Công nghệ TP.HCM Xin chân thành cám ơn tất cả các thầy cô đã

truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập cũng như thực hiện đồ án này

Xin gửi lời chân thành cám ơn đến BGĐ công ty xếp dỡ Khánh Hội đã giúp đỡ trong suốt thời gian tôi làm đồ án tốt nghiệp tại công ty

Cám ơn bạn bè và gia đình đã đông viên, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án này

TP.HCM, ngày tháng năm 2007

Sinh viênTRẦN THỊ HẢI MINH

Trang 3

TÓM TẮT ĐỒ ÁN

Bảo vệ môi trường biển đến nay đã trở thành vấn đề sống còn và bức thiết, nhất là đối với những quốc gia có bờ biển dài Xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả cho công ty xếp dỡ Khánh Hội trực thuộc Cảng Sài Gòn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn nhằm góp phần bảo vệ môi trường của Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu của luận văn là trên cơ sở điều tra, đánh giá các hoạt động của khu vực cảng Khánh Hội, từ đó đưa ra những nội dung cơ bản phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho cảng Khánh Hội Các kết quả của luận văn có thể tóm tắt như sau:

1 Đã nghiên cứu tập hợp một số thông tin về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

2 Đã phân tích công tác môi trường_ an toàn lao động tại công ty, những tác động môi trường do hoạt động của Cảng, và nêu ra kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ môi trường của Cảng Vancouver, cảng biển có môi trường trong sạch

3 Đã xem xét môi trường ban đầu về công ty xếp dỡ Khánh Hội; Khảo sát và đối chiếu hiện trạng quản lý môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 1996, đánh giá khả năng đảm bảo về nguồn lực để áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo TC ISO 14001 tại công ty và phân tích và lập danh mục các khía cạnh môi trường ở công ty xếp dỡ Khánh Hội

4 Kết quả chính của luận văn là đã đề xuất chính sách môi trường và lập kế họach xây dựng HTQLMT cho công ty xếp dỡ Khánh Hội Nội dung gồm xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, xác định yêu cầu luật pháp đối với công ty xếp dỡ Khánh Hội, xây dựng chính sách môi trường, đề xuất thành lập nhóm chuyên trách HTQLMT, đề xuất các chương trình bảo vệ môi trường, xây dựng cơ cấu phân công trách nhiệm, đề xuất kế hoạch quan trắc -

đo đạc - giám sát, chương trình đào tạo nâng cao nhận thức môi trường, đề nghị đánh gía xem xét cải tiến hệ thống QLMT và kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp trong công ty

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH VẼ – ĐỒ THỊ vii

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 1

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 2

3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 3

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 3

5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4

6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 4

Chương 1: 7

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 7

Chương 2: 31

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI 31

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty xếp dỡ Khánh Hội 35

Chương 3: 54

XEM XÉT MÔI TRƯỜNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI 54

3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 : 1996 61

3.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO VỀ NGUỒN LỰC ĐỂ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TC ISO 14001 TẠI CÔNG TY: 68

3.4.2 Khả năng về nhân sự : 68

3.5.1 Qui trình xác định khía cạnh môi trường 69

Chương 4: 72

ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG VÀ LẬP KẾ HỌACH XÂY DỰNG HTQLMT TẠI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI 72

4.1 XÁC ĐỊNH CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CÓ Ý NGHĨA: 73

4.2 YÊU CẦU LUẬT PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI: 76

4.3.CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG: 78

4.4 THÀNH LẬP NHÓM CHUYÊN TRÁCH ISO: 79

4.5 ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH BVMT: 79

4.5.2.2 Chương trình kiểm soát chất lượng môi trường: nước thải, không khí, tiếng ồn .84 4.6 ĐỀÀ NGHỊ CƠ CẤU PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM: 88

4.7 ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH QUAN TRẮC - ĐO ĐẠC - GIÁM SÁT: 92

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 101

1 KẾT LUẬN: 101

2 KIẾN NGHỊ 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 5

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Trang 6

Bảng 2: Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất(tháng 12/2005)Bảng 3: Thống kê Doanh nghiệp Đạt chứng nhận ISO 14001 từ năm 1999 – 12/2005

Bảng 4: Các lọai hàng hóa xuất nhập tại cảng Khánh Hội

Bảng 5: Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất chính tại cảng Khánh Hội

Bảng 6: Hơi khí độc

Bảng 7: Yếu tố vi khí hậu

Bảng 8: Yếu tố vật lý

Bảng 9: Các khía cạnh môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ – ĐỒ THỊ

HÌNH VẼ

Hình 1 - Mô hình hệ thống quản lý môi trường

Hình 2 :Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ISO

Hình 3 :Sự kết hợp giữa môi trường, chất lượng, an toàn sức khỏe và trách

nhiệm xã hội

Hình 4 : sơ đồ cơ cấu tổ chức – quản lý của công ty xếp dỡ khánh hội

Hình 5: Sơ đồ tổ chức công tác bảo hộ lao động

Hình 6 :Giải thuật hệ thống quản lý của Simon (1992)

Hình 7: Ứng dụng giải thuật Simon vào luận văn

Hình 8 : Qui trình xác định khía cạnh môi trườngcó ý nghĩa

Hình 9: Lưu đồ xây dựng chương trình môi trường

Hình 10: Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lý môi trường

ĐỒ THỊ

Biểu đồ 1 : Biểu đồ so sánh pH tại các trạm từ 7/2004 – 7/2005

Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh nồng độ DO giữa các trạm từ tháng 7/2004 –

7/2005

Biểu đồ 3: Biểu đồ so sánh nồng độ BOD5 tại các trạm từ 7/2004 – 7/2005Biểu đồ 4: biểu đồ so sánh coliform tại các trạm từ tháng 7/2004 – 7/2005Biểu đồ 5: biểu đồ so sánh nồng độ dầu tại các trạm từ 7/2004 – 7/2005

Trang 8

DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT

TẮT

HTQLMT: Hệ thống quản lý môi trườngNĐ: Nghị định

CP: Chính PhủISO: International Organization for StandardizationEMS: Environmental Managerment System

CSMT: Chính sách môi trườngBVMT: Bảo vệ môi trườngTPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Việt Nam có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài trên 3200 km và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và vùng bờ, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi những nổ lực rất lớn trong quản llí và bảo vệ môi trường biển Hàng lọat những vấn đề môi trường ven biển nói chung và môi trường nước nói riêng đang là những thách thức đối với sự phát triển của đất nước Trong đó các hoạt động hàng hải, đóng tàu đã góp phần gây nên ô nhiễm

Phần lớn các nhà máy đóng tàu lớn đều nằm dọc ven biển miền Bắc, Trung, Nam Bên cạnh đó còn có các công trình phục vụ công nghiệp đóng tàu như nhà máy nhiệt điện, nhà máy cán nóng thép tấm, công trình xếp dỡ và bảo quản nguyên vật liệu (hệ thống cầu tàu, kho chứa dầu FO, bãi chứa vật liệu) Tất cả hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu đã góp phần tạo thêm ô nhiễm môi trường vùng biển và ven bờ

Ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim lọai nặng, gây hủy diệt các loại cá, tôm thủy sinh và sinh vật đáy, nghiêm trọng hơn là khi lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l sẽ không dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt được

Bảo vệ môi trường biển đến nay đã trở thành vấn đề sống còn và bức thiết, nhất là đối với những quốc gia có bờ biển dài Ô nhiễm môi trường biển là một vấn đề lớn gây hậu quả nghiêm trọng, việc ngăn ngừa giảm thiểu tác động này đang là vấn đề được đặt ra nhằm nâng cao chất lượng sống cho cư dân vùng duyên hải, đồng thời làm cho các nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này Cải thiện, bảo vệ môi trường ven biển cũng là một trong những cách ngăn ngừa

Trang 10

đường thủy phát triển mạnh như bây giờ Hoạt động tại khu vực cảng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển, điển hình là Khu vực công ty xếp dỡ Khánh Hội trực thuộc Cảng Sài Gòn Nhận thấy những tác động xấu từ hoạt động của việc khai thác cảng, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu lực cho công ty xếp dỡ Khánh Hội là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần bảo vệ môi trường cho Tp Hồ chí Minh.

Nhận thức từ sự cần thiết đó, “Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công

ty xếp dỡ Khánh Hội” được chọn làm đề tài tốt nghiệp cho khóa luận tốt nghiệp ngành quản lý môi trường trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TpHCM

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:

Hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản 1996 (ISO 14001:1996) được xây dựng theo chu trình quản lý của Deming (*) _ Chu trình PDCA : Plan – Do – Check – Act

(*) Deming : tên nay đủ W.Ewards Deming – tiến sĩ quản lý chất lượng của Mỹ, người phát triển chu trình PDCA.

Trang 11

Hình 1 - Mô hình hệ thống quản lý môi trường

3 PHƯƠNG PHÁP LUẬN:

Đồ án được thực hiện theo phương pháp luận sau đây:

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại công ty xếpp dỡ Khánh Hội theo tiêu chuẩn ISO 14001:1996

Đánh giá – phân tích

Xây dựng mô hình quản lý môi trường

Cải tiến liên tục

Chính sách môi trường

Lập kế họach

Thực hiện và tác nghiệp

Kiểm tra và sửa

chửa

Xem xét của lãnh đạo

Bắt đầu

Trang 12

Trên cơ sở điều tra, đánh giá các hoạt động của khu vực cảng Khánh Hội, từ đó đưa ra những nội dung cơ bản phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho cảng Khánh Hội, bao gồm:

- Xây dựng chính sách môi trường

- Xác định các khía cạnh và tách động môi trường

- Xem xét các yêu cầu luật pháp có liên quan

- Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu

- Xây dựng chương trình quản lí môi trường

- Các nội dung đo đạc, đánh giá, kiểm tra và cải tiến hệ thống

5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài này được thực hiện dựa trên khảo sát tình hình quản lý môi trường thực tế tại công ty xếp dỡ Khánh Hội và tham khảo các tài liệu môi trường liên quan đến cảng biển để đề xuất một số nội dung theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001 để làm tiền đề xây dựng mô hình quản lý môi trường theo ISO 14001 :

1996 cho các cảng ở Việt Nam Để thực hiện ISO 14001, Công ty còn cần nghiên cứu nhiều nội dung khác như xây dựng hệ thống hồ sơ, kế hoạch đánh giá… mà đồ án chưa đề cấp đến Công ty xếp dỡ Khánh Hội là đơn vị trực thuộc Cảng Sài Gòn, được xem là một trong những Cảng lớn ở Việt Nam có thể làm đại diện cho các Cảng ở Việt Nam, rất thuận tiện cho việc thực hiện khảo sát làm cơ sở để nghiên cứu thực hiện đề tài

6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, các nội dung nghiên cứu cần thực hiện bao gồm

- Nghiên cứu tổng quan những yêu cầu của hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO14001

Trang 13

- Giới thiệu về công ty xếp dỡ khánh hội, công tác môi trường_ an toàn lao động tại công

ty , ảnh hưởng môi trường do hoạt động của cảng và kinh nghiệm bảo vệ môi trường của cảng Vancouver, cảng biển có môi trường trong sạch

- Nghiên cứu xem xét môi trường ban đầu bao gồm hiện trạng quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 1996, đánh giá khả năng đảm bảo về nguồn lực để áp dụng ISO

14001, lập danh mục các khía cạnh môi trường

- Nghiên cứu đề xuất chính sách môi trường và lập kế họach xây dựng HTQLMT

- Xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, yêu cầu luật pháp , đề xuất các chương trình BVMT, cơ cấu phân công trách nhiệm, đề xuất kế hoạch quan trắc - đo đạc - giám sát, chương trình đào tạo nâng cao nhận thức, xem xét cải tiến hệ thống và kế họach ứng phó tình trạng khẩn cấp

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

7.1 Phương pháp tiếp cận quá trình:

Phương pháp này được sử dụng để xác định các khía cạnh môi trường của công ty xếp dỡ Khánh Hội Công ty có nhiều phòng ban Mỗi phòng ban có nhiều hoạt động / dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường Ta xác định đầâu vào, đầu ra của mỗi hoạt động dịch vụ Từ đầu vào và đầu ra ta xác định được khía cạnh môi trường

7.2 Phương pháp khảo sát – điều tra:

Khảo sát điều tra 02 vấn đề:

- Khảo sát điều tra hiện trạng quản lý môi trường

- Xác định khía cạnh môi trường: Tiến hành khảo sát – điều tra các phòng ban trong công ty Các phòng ban này là các mẫu đại diện cho các loại hình hoạt động gây ô nhiễm

7.3 Phương pháp phân tích - so sánh:

Trang 14

Các kết quả khảo sát - điều tra được phân tích và so sánh với các yêu cầu của ISO 14001 : 1996 từ đó đưa ra các hướng dẫn áp dụng và xây dựng mô hình quản lý môi trường.

7.4 Phương pháp thống kê mô tả:

Sử dụng phương pháp này để thống kê và mô tả các thành phần của hệ thống quản lý môi trường và cách áp dụng hệ thống, theo quy trình sau:

XEM XÉT SƠ BỘ

HÌNH THÀNH

CHÍNH SÁCH PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG Ý NGHĨA YÊU CẦU LUẬT PHÁP

MỤC TIÊU/ CHỈ TIÊU

ĐO ĐẠC – QUAN TRẮC

ỨNG PHÓ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

ĐÀO TẠO NÂNG CAO N HẬN THỨC

XEM XÉT CẢI TIẾN

PHÂN CÔNG

TRÁCH NHIỆM

Trang 15

7.5 Phương pháp chuyên gia:

Tham khảo ý kiến của các cán bộ thực hiện công tác quản lý môi trường tại công

ty xếp dỡ Khánh Hội

1.1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG (HTQLMT):

1.1.1 Khái niệm hệ hống quản lý môi trường

HTQLMT là một phần của toàn bộ cơ cấu quản lý trong một tổ chức Nó xác định tác động tức thời và dài hạn của các quá trình, dịch vụ, hoạt động sản xuất của các Doanh nghiệp đối với môi trường HTQLMT mang lại sự nhất quán trong tổ chức bằng cách xác định rõ các nguồn tài nguyên, phân công công việc cụ thể, liên tục và không ngừng đánh giá việc thực hiện các thủ tục và quá trình của Doanh nghiệp

HTQLMT cần thiết cho doanh nghiệp để dự đoán và đáp ứng những tiêu chuẩn, những mục tiêu mong muốn đạt được về mặt môi trường và đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu trong nước và quốc tế HTQLMT chỉ thành công khi tổ chức thực hiện việc quản lý môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và triển khai với

Trang 16

1.1.2 Mục tiêu của HTQLMT:

HTQLMT mang lại cho các doanh nghiệp một cơ cấu tổ chức như sau:

- Xây dựng chính sách môi trường thích hợp, bao gồm việc cam kết ngăn ngừa ô nhiễm

- Xác định những yêu cầu pháp luật và các khía cạnh môi trường phù hợp với các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của tổ chức

- Phát triển việc quản lý và cam kết của nhân viên đối với việc bảo vệ môi trường, với sự phân công cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn

- Khuyến khích lập kế hoạch môi trường xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức từ khâu nhập nguyên liệu thô đến phân phối sản phẩm

- Xây dựng việc quản lí nhằm đạt được các mức độ thực hiện mục tiêu đã đề ra

- Cung cấp nguồn tài nguyên một cách đầy đủ và thích hợp, kể cả đào tạo đạt mục tiêu

- Xây dựng và duy trì chương trình chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp

- Xây dựng hệ thống kiểm soát hoạt động và duy trì chương trình nhằm bào đảm việc thực hiện hệ thống được cải tiến liên tục

- Đánh giá lại các hoạt động môi trường, xem xét lại chính sách, mục tiêu,chỉ tiêu môi trường và cải tiến thích hợp

- Xây dựng quá trình quản lý nhằm xem xét lại và đánh giá HTQLMT, đồng thời xác định các cơ hội cải tiến hệ thống và mang lại kết quả cao trong công tác bảo vệ môi trường

- Khuyến khích các nhà thầu, nhà cung ứng xây dựng HTQLMT

1.1.3 Nguyên tắc của HTQLMT:

Trang 17

Hình 1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường

- Nguyên tắc 1: Cam kết và chính sách

Tổ chức can phải định ra chính sách môi trường và đảm bảo sự cam kết về HTQLMT của mình

- Nguyên tắc 2: Lập kế họach

Tổ chức phải đề ra kế họach để thực hiện chính sách môi trường của mình

- Nguyên tắc 3: Thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả tổ chức phải phát triển khả năng và cơ chế hỗ trợ cần thiết để đạt được chính sách, mục tiêu và chỉ tiêumôi trường của mình

- Nguyên tắc 4: Đo và đánh giá

Tổ chức phải đo, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động môi trường của mình

- Nguyên tắc 5: Xem xét và cải tiến

Cải tiến liên tục

Chính sách môi trường

Lập kế họach

Thực hiện và tác nghiệp

Kiểm tra và sửa

chửa

Xem xét của lãnh đạo

Bắt đầu

Trang 18

Tổ chức phải xem xét lại và cải tiến liên tục HTQLMT nhằm cải tiến kết quả hoạt động tổng thể về môi trường của mình

Với nguyên tắc này, nên coi HTQLMT là cơ cấy tổ chức cần được giám sát liên tục và xem xét định kỳ để có một phương hướng có hiệu quả cho các hoạt động môi trường của tổ chức, đáp ứng những yếu tố thay đổi bên trong và bên ngoài Mỗi cá nhân trong tổ chức phải có trách nhiệm cải tiến môi trường liên tục

1.2.GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000:

1.2.1 Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO:

ISO : International Organization for Standadization.

- ISO là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa, được thành lập vào năm 1946 trên phạm vi toàn thế giới

- ISO hoạt động trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, khoa học, kĩ thuật, kinh tế, môi trường và trụ sở chính của ISO ở Geneve (Thụy Sĩ), ISO có trên 100 thành viên Việt Nam là thành viên của ISO từ năm 1977 Việt Nam được bầu là ban chấp hành ISO nhiệm kì 1997 – 1998

- Hoạt động chủ yếu của ISO là chuẩn bị xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế ở nhiều lĩnh vực, nhất là các tiêu chuẩn an toàn, bảo vệ môi trường, sở hữu trí tuệ và ban hành để áp dụng

SVTH: TRẦN THỊ HẢI MINHSCI

ISO GENEVER

TC 176 CANADAISO 9000

TC 207 CANADA ISO 14000

Trang 19

Hình 2 :Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ISO

1.2.2 Sự ra đời của ISO 14000:

Một mặt do sự tiếp nhận tiêu chuẩn ISO 9000 đối với việc quản lý và đảm bảo chất lượng, và mặt khác do sự ra đời của hàng lọat các tiêu chuẩn về môi trường khác nhau trên thế giới, tổ chức ISO đã bắt đầu xem xét tới lĩnh vực quản lý môi trường

Vào năm 1991, ISO lập ra nhóm hành động chiến lược về môi trường (SAGE) để đề xuất các tiêu chuẩn môi trường quốc tế

Năm 1992, SAGE đã đề nghị thành lập một ủy ban kĩ thuật của ISO có nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường HTQLMT chung cho toàn cầu Ủy ban này là ISO/TC207 họp đầu tiên tháng 6 năm 1993 và thời điểm đó SAGE được giải thể

Phạm vi công tác của TC 207 là “Tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực các hệ thống về

quản lý môi trường” ISO 14000, nghiên cứu và xây dựng các phương pháp và hệ

thống quản lý chứ không phải là các tiêu chuẩn về sản phẩm hay các tiêu chuẩn

kĩ thuật

Trang 20

Mục đích là tăng sự tin cậy trong tất cả các cổ đông, rằng một tổ chức có một hệ thống thích hợp Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến việc thực hiện công tác quản lý môi trường tốt hơn.

1.2.2.1 Thành phần và cấu trúc TC207:

TC 207 được chia thành 6 tiểu ban quốc tế và một nhóm làm việc đặc biệt Canada là ban thư ký của ủy ban kỹ thuật TC 207 và 6 quốc gia khác đứng đầu 6 tiểu ban Mỗi tiểu ban (TB) chịu trách nhiệm về một lĩnh vực quản lý môi trường cụ thể :

- TB1: Các hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) - Anh

- TB2: Kiểm toán môi trường (EA – environment auditing) – Hà Lan

- TB3: Cấp nhãn môi trường ( EL – environment label) - Úc

- TB4: Đánh giá kết quả về hoạt động môi trường (EPE – environment performance evaluation) – Hoa Kỳ

- TB5: Phân tích chu trình sống (LCA – life cycle analysis) – Đức, Pháp

- TB6: Khía cạnh môi trường trong các tính chất sản phẩm (EPAS – environment aspects of product standards) - Nauy

1.2.2.2 Phạm vi của TC 207:

Phạm vi hoạt động của TC 207 là “tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực các hệ thống và công cụ quản lý môi trường” ISO 14000 nghiên cứu và xây dựng các phương pháp và hệ thống quản lý chứ không phải là các tiêu chuẩn về sản phẩm hay các tiêu chuẩn về kỹ thuật Mục đích cuối cùng của TC 207 sẽ là một hệ thống đầy đủ các tiêu chuẩn cho mọi khía cạnh quản lý môi trường

Các tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn cho quá trình chứ không phải tiêu chuẩn để thực hiện công việc Các tiêu chuẩn đó tập trung vào việc xây dựng một hệ thống để hoàn thành các chiến lược, các đối tượng và mục tiêu do công ty đề ra

Trang 21

Các tiêu chuẩn không chỉ đề ra cách thức để một tổ chức đạt được mục đích trên hoặc miêu tả những điều liên quan Tóm lại ISO 14000 tập trung vào các quá trình cần thiết để đạt kết quả chứ không phải bản thân kết quả đó Mục đích làm tăng sự tin cậy của khách hàng, một tổ chức có một hệ thống thích hợp thì sẽ dẫn đến việc thực hiện các công tác bảo vệ môi trường tốt hơn.

1.2.3 Tình hình xây dựng ISO 14000:

ISO có khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực ISO lập ra các tiêu chuẩn trong mọi ngành trừ ngành công nghiệp chế tạo điện – điện tử Các nước thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Ủy ban kỹ thuật vì đó là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn ISO tiếp nhận tư liệu đầu vào từ chính phủ các ngành và các bên có liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn

Sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên của ISO chấp nhận nó được công bố là tiêu chuẩn quốc tế Sau đó mỗi một nước có thể chấp nhận một phiên bản của tiêu chuẩn đó làm tiêu chuẩn quốc gia cho mình

+ Sự nhất trí: ISO quan tâm các quan điểm của các phía có nhu cầu như : các nhà sản xuất, người bán hàng, người sử dụng, các nhóm tiêu thụ, các phòng kiểm nghiệm, các chính phủ, các nghề nghiệp kỹ thuật và các cơ quan nghiên cứu.+ Quy mô: dự thảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của các ngành và khách hàng trên tòan thế giới

+ Tự nguyện: việc tiêu chuẩn hóa quốc tế chịu tác động của thị trường và do đó dựa trên cơ sở tự nguyện thực hiện của tất cả các bên có quan tâm

1.2.4 Quy trình xây dựng tiêu chuẩn:

Các tiêu chuẩn quốc tế do các Ủy ban kỹ thuật ISO xây dựng và được thực hiện qua một quá trình gồm 5 bước:

Trang 22

- Đề nghị: đề nghị một vấn đề mới được đưa ra để các thành viên của Ủy

ban hay tiểu ban kỹ thuật có liên quan để thảo luận và lựa chọn Đề nghị được chấp nhận nếu đa số các thành viên của Ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý và ít nhất 5 thành viên cam kết tham gia tích cực vào đề án

- Chuẩn bị: Các chuyên gia trong nhóm công tác xây dựng một bản dự

thảotiêu chuẩn được đề nghị Khi nhóm công tác cho rằng dự thảo đã tương đối hòan thiện thì sẽ được đưa ra thảo luận trong các tiểu ban và Ủy ban Dự thảo được đăng lý bởi ban thư ký của trung tâm ISO và được công bố cho các thành viên tham gia, các Ủy ban hay tiểu ban chuyên moan để lấy ý kiến

- Thảo luận trong các Ủy ban: Các dự thảo tuần tự được xem xét cho đến khi

đạt được sự nhất trí về nôi dung Sau đó là giai đọan dự thảo tiêu chuẩn quốc tế Trong bước chấp thuận, bản tiêu chuẩn quốc tế dự thảo được chuyển tới tất cả các cơ quan thành viên của ISO để thu thập trong vòng 6 tháng

- Phê chuẩn: Bản dự thảo được phê chuẩn và được coi là tiêu chuẩn quốc tế

nếu ¾ các thành viên của ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý và chỉ dưới ¼ phiếu chống Nếu cuộc biểu quyết không thành, bản tiêu chuẩn quốc tế dự thảo được đưa trở lại Ủy ban kỹ thuật xem xét lại

- Công bố: Nếu tiêu chuẩn được phê chuẩn, người ta chuẩn bị văn bản chính

thức kết hợp với ý kiến đóng góp khi biểu quyết Văn bản chính thức được gửi đến ban thư ký trung tâm của ISO

1.2.5 Nội dung cơ bản bộ tiêu chuẩn ISO 14000:

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là những tiêu chuẩn về HTQLMT dùng để khuyến khích các tổ chức (doanh nghiệp, công ty) không ngừng cải thiện và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường bằng HTQLMT của mình

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với HTQLMT ( như ISO 14001 và ISO 14004) và những tiêu chuẩn liên quan với các công cụ quản lý

Trang 23

môi trường (các tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000) Tiêu chuẩn ISO

14000 có thể áp dụng cho các công ty quốc doanh hay tư nhân

Bảng 1: Bộ tiêu chuẩn ISO 14000

Tên gọi Xuất bản Chủ đề

ISO 14001:1996 1996 Hệ thống quản lý môi trường – Quy định và hướng

dẫn sử dụngISO 14004:1996 1996 Hệ thống quản lý môi trường – Hướng dẫn chung về

nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợISO 14010:1996 1996 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chungISO 14011:1996 1996 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Thủ tục đánh giá –

Đánh giá hệ thống quản lý môi trường

ISO 14012:1996 1996 Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ

đối với chuyên gia đánh giá môi trườngISO/WD 14015 Sẽ được

xác nhận Đánh giá môi trường của tổ chứcISO 14020:1998 1998 Các loại hình nhãn môi trường – Nguyên tắc chungISO/DIS 14021 1999 Các lọai hình nhãn môi trường – Các yêu cầu tự công

bố nhãn môi trườngISO/FDIS 14024 1998 Các loại hình nhãn môi trường – Nhãn môi trường

loại 1- nguyên tắc và thủ tụcISO/WD/TR/1402

5

Đã được xác nhận

Các lọai hình nhãn môi trường – Nhãn môi trường loại 3 – Nguyên tắc và thủ tục – Hướng dẫn

ISO/DIS 14031 1999 Quản lý môi trường – Đánh giá kết quả hoạt động

môi trường – Hướng dẫnISO/TR 14032 1999 Quản lý môi trường- Đánh giá kết quả hoạt động môi

trường – Hướng dẫnISO 14040:1997 1997 Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm –

Nguyên lý và khuôn khổISO 14041:1998 1998 Quản lý môi trường –Đánh giá vòng đời sản phẩm-

Mục tiêu, phạm vi xác định và phân tíchISO/CD 14042 1999 Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm –

Giải thích vòng đời sản phẩmISO/CD 14043 1999 Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm –

Trang 24

ISO/TR 14048 1999 Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm –

Biểu mẫu tài liệu đánh giá vòng đời sản phẩmISO/TR 14049 1999 Quản lý môi trường – Đánh giá vòng đời sản phẩm –

Ví dụ về sự áp dụng của ISO 14001ISO 14050:1998 1998 Thông tin gíup cho các cơ quan lâm nghiệp trong việc

sử dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001 và 14004

CD : Ủy ban dự thảo

DIS : Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế

FDIS : Dự thảo tiêu chuẩn quốc tế cuối cùng

TR : Báo cáo kỹ thuật

Để hiểu được quan hệ giữa các tiêu chuẩn, có thể chia bộ tiêu chuẩn ISO thành 7 nhóm:

 Nhóm 1 : Các hệ thống quản lý môi trường bao gồm các tiêu chuẩn ISO

14001, ISO 14004

 Nhóm 2 : Đánh giá môi trường bao gồm các tiêu chuẩn ISO 14010, ISO

14011, ISO 14011-1, ISO 14012, ISO 14015

 Nhóm 3 : Cấp nhãn môi trường bao gồm các ISO 14020, ISO 14021, ISO

14022, ISO 14023, ISO 14024

 Nhóm 4 : Đánh giá tác động môi trường tiêu chuẩn ISO 14031

 Nhóm 5 : Đánh giá chu trình chuyển hóa bao gồm các tiêu chuẩn ISO

14040, ISO 14041, ISO 14042, ISO 14043

 Nhóm 6 : Các thuật ngữ và định nghĩa bao gồm các tiêu chuẩn ISO 14050

Trang 25

 Nhóm 7 : Tiêu chuẩn sản phẩm ISO 14060

Đặc biệt trong nhiều tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đã và đang được xây dựng, chỉ có tiêu chuẩn ISo 14001 có các đặc điểm kỹ thuật cho hệ thống HTQLMT nhằm cho mục đích đăng ký thông qua bên thứ 3, tất cả các tiêu chuẩn khác chỉ dùng cho mục đích hướng dẫn

1.3 GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 14001:

ISO 14001 là:

- Nền tảng để quản lý các yếu tố môi trường quan trọng, cả trực tiếp lẫn gián tiếp

- Tiêu chuẩn mà các công ty với mọi quy mô trên thế giới có thể áp dụng

- Tiêu chuẩn tự nguyện

- Tiêu chuẩn đề ra cách suy nghĩ và hành động phòng ngừa

- Tiêu chuẩn dựa trên cơ sở hệ thống, không dựa vào chuyên gia riêng biệt

ISO 14001 không là:

- Tiêu chuẩn cho sản xuất

- Tiêu chuẩn đối với việc thực hiện

- Không xây dựng những giá trị cho các mức độ ô nhiễm hoặc thực hiện

- Không xây dựng các phương pháp thử nghiệm

- Không yêu cầu hoặc xây dựng một mục tiêu thực hiện cuối cùng

- Không yêu cầu thực hiện đạt đến mức phát thải bằng không hay mức tuân thủ luật lệ vượt trội hơn cả

- Không đòi hỏi công nghệ tiên tiến nhất

- Không đòi hỏi công bố những mức độ thực hiện

Trang 26

- Không đòi hỏi công bố các kết quả giám sát

- Không đòi hỏi thời hạn

1.3.1 Phiên bản mới ISO 14001:2004 _ những thay đổi chính:

Phiên bản đầu tiên của ISO 14001: 1996 trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đã được tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành năm 1996, tới nay đã được

10 năm và đã được chấp nhận rộng rãi với trên 60.000 doanh nghiệp trên toàn thế giới áp dụng Sau 10 năm áp dụng, tiêu chuẩn ISO 14001 đã bộc lộ những điểm mạnh, điểm yếu của mình và được xem lại, sửa đổi cho phù hợp với việc áp dụng trong thực tế

ISO 14001: 1996 đã được thay thế bởi ISO 14001:2004 được ban hành vào ngày

15 tháng 11 năm 2004 Thời hạn chuyển đổi là 18 tháng được quy định bởi IAF (International Accreditation Forum)

* Mục tiêu của việc sửa đổi :

- Gia tăng tính tương thích với tiêu chuẩn 9001:2000

+ Phạm vi của HTQLMT được xác định và được lập thành văn bản

+ Quy trình tương tự cho các hành động khắc phục và phòng ngừa (8.5.2, 8.5.3 – ISO 9001:2000)

+ Hệ thống tài liệu, kiểm soát hồ sơ, đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo giữa hai hệ thống đều như nhau (4.2.1, 4.2.4, 8.2.2, 5.6 – ISO 9001:2000)

- Không thay đổi lớn về nội dung, làm rõ thêm các yếu tố

- Phiên bản mới rõ ràng hơn, tốt hơn và gia tăng tín nhiệm đối với ISO 14001

- Phiên bản mới cũng giúp ích cho những tổ chức đã áp dụng ISO 9001:2000, cụ thể là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs)

1.3.2 Tính tương thích của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 với các hệ thống quản lý khác:

Trang 27

Một doanh nghiệp có thể cùng lúc áp dụng nhiều hệ thống khác nhau để chứng tỏ sự lớn mạnh và tinh thần trách nhiệm của Doanh nghiệp mình đối với xã hội và môi trường Các hệ thống quản lí như: Hệ thống quản lí môi trường ISO 14000, Hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm ISO 9000, Trách nhiệm xã hội SA 8000, Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18000…

Người làm đề tài xin nói rõ về sự tương thích của hệ thống quản lí môi trường với chất lượng, an toàn sức khỏe và trách nhiệm xã hội Đây là bốn hệ thống thường được áp dụng ở tất cả các doanh nghiệp

Quản lí môi trường không phải là khía cạnh duy nhất trong những hoạt động đòi hỏi sự quản lí từng ngày của mỗi Doanh nghiệp Sức khỏe nghề nghiệp và quản lí

an tòan cũng là vấn đề các nhà quản lí cần quan tâm, xác định rõ và truyền đạt tới các bên có liên quan Việc đưa quản lí chất lượng vào trong công việc chung của tổ chức đã được sử dụng rộng rãi từ năm 1980 với sự ra đời của bộ tiêu chuẩn 9000

Nếu quản lý môi trường đã đóng vai trò trung tâm trong những năm 1990 thì sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cũng sẽ nhận được sự quan tâm không kém Ví dụ tiêu chuẩn BS 8800 của Anh, SA 8000 của Đức Tiêu chuẩn hướng dẫn này được dựa trên hệ thống quản lý ISO 14000 đề ra Cũng giống như vậy, tại Hà Lan, một tiêu chuẩn hướng dẫn về an toàn nghề nghiệp được soạn thảo Trong tiêu chuẩn này, người ta cùng hướng tới sự thống nhất với tiêu chuẩn ISO 14000

Chất lượng ISO 9000

Môi trường ISO 14000

Trách nhiệm xã hội Tiêu chuẩn tích hợp

Trang 28

Hình 3 :Sự kết hợp giữa môi trường, chất lượng,

an toàn sức khỏe và trách nhiệm xã hội

Thử thách đối với việc tiêu chuẩn hóa trong thập kỉ tới là phải kết hợp hài hòa các khu vực quản lý khác nhau, hòa nhập chúng vào trong hệ thống quản lý thống nhất Thụy Sĩ đề nghị với ban quản lý kĩ thuật của ISO về việc cần thành lập một nhóm cố vấn Chiến lược về hệ thống quản lý nhằm phát triển tầm nhìn chiến lược cho tổ chức ISO về vấn đề kết hợp, thống nhất các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý và những thủ tục có liên quan Do vậy, Ủy ban quản lý kĩ thuật (một cơ quan của tổ chức ISO) đã quyết định nhu cầu thống nhất những tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năm 1997

 Các hệ thống trên đều có chung các yêu cầu sau:

- Cam kết của lãnh đạo

- Xem xét của lãnh đạo

- Cải tiến liên tục

1.4 KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG ISO 14001 :

1.4.1 Khó khăn:

Trang 29

1.4.1.1 Thiếu nguồn lực :

Các chuyên gia mô tả việc tiếp cận tới những thông tin về các tiêu chuẩn đối với các công ty tại hầu hết các nước đang phát triển là khó khăn Kết quả là thiếu nhận thức và dẫn đến việc thực hiện chậm trễ các hệ thống quản lý môi trường - hoặc là hoàn toàn không có Phần lớn các nước đang phát triển không đủ nguồn tài chính thích hợp để cử các đoàn đại biểu tham dự các cuộc họp thường kỳ của TC207 Vì vậy càng khó khăn hơn đối với họ trong việc liên kết những quan tâm của mình và tác động tới tiến trình xây dựng tiêu chuẩn

Ngay cả khi có nước đã cử đoàn đại biểu của mình tham dự các cuộc họp, song cũng không đảm bảo được là thông tin có thể được phổ biến tới các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tại nước họ Lý do về việc này là có thể thiếu sự hợp tác và sự trao đổi thông tin giữa các cơ quan tiêu chuẩn của nhà nước và các công ty thuộc khu vực tư nhân tại các nước đang phát triển Các công ty thuộc khu vực tư nhân có thể không quan tâm tới việc thu nhận những thông tin về các tiêu chuân môi trường vì có thể họ xem chúng như một biện pháp của chính phủ nhằm gây sức ép đối với các doanh nghiệp

So với các nước công nghiệp hoá, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải có các nguồn nhân lực bổ sung hoặc được đào tạo tốt hơn cho các công ty tại các nước đang phát triển để thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn Những thay đổi trong cơ cấu và hoạt động của một tổ chức theo yêu cầu của các điều khoản của ISO14001 liên quan đến kinh nghiệm và trình độ chuyên môn mà ở các nước đang phát triển thì có thể là chưa có được

Các chuyên gia cho rằng mặc dù hoàn cảnh là khác nhau ở các nước đang phát triển, một điều chắc chắn là việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn có thể cần có sự thay đổi về thiết bị công nghệ Các thiết bị như vậy có thể là chưa có ở các nước này

Trang 30

Thiếu nguồn lực như nguồn lực thông tin, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực có trình độ, cơ sở đào tạo các cố vấn có trình độ và các kiểm toán viên có thể là hàng rào cản trở việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 đối với các công ty tại các nước đang phát triển.

1.4.1.2 Thiếu cơ sở hạ tầng :

Các chuyên gia cho rằng, tùy thuộc vào hoàn cảnh hiện có, các nước đang phát triển nhìn chung là sẽ tụt hậu so với các nước công nghiệp hoá trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ ISO 14001 Kinh nghiệm với ISO 9000 cho thấy nhiều nước đang phát triển không có các cơ quan ủy quyền quốc gia hoặc các cơ quan cấp chứng chỉ để đánh giá việc tuân thủ theo các đòi hỏi của các tiêu chuẩn Lý do chủ yếu là thiếu kinh phí và thiếu trình độ chuyên môn Do đó việc đánh giá sự tuân thủ hoặc là do các cơ quan cấp chứng chỉ đặt tại các nước công nghiệp hoá hoặc do các cơ quan quốc tế thực hiện Như đối với ISO 9000, ngay cả khi có cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ tại các nước đang phát triển, các chứng chỉ được cấp bởi một cơ quan địa phương có thể không được các tổ chức hoặc các chính phủ chấp nhận trong thị trường có mục tiêu

Thiếu độ tin cậy và cơ sở hạ tầng cấp chứng chỉ là những hàng rào cản trở tiềm tàng đối với các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển để có được chứng chỉ ISO 14001 tin cậy, cần cho việc tham gia vào thương mại quốc tế

Một khía cạnh khác có thể tạo ra những vấn đề khó khăn đó là thiếu luật pháp môi trường quốc gia ở một số nước đang phát triển ISO 14001 dựa vào quan điểm là việc quản lý một công ty là tự cam kết tuân thủ thực hiện luật pháp và các quy chế môi trường Nếu luật pháp môi trường không được thực hiện, thì làm sao một công ty có thể xây dựng được một chính sách và định ra được các mục tiêu và các mục đích?

1.4.1.3 Các chi phí cho sự tuân thủ các tiêu chuẩn:

Trang 31

Sự không sẵn có các nguồn lực tại chỗ và cơ sở hạ tầng đánh giá sự tuân thủ tại hầu hết các nước đang phát triển làm tăng các chi phí cho việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn đối với các nhà xuất khẩu các nước này Họ có thể bị buộc phải đăng ký bởi những nơi đăng ký nước ngoài và thuê các nhà tư vấn nước ngoài có trình độ chuyên môn cần thiết để tiến hành đào tạo, xây dựng và kiểm toán hệ thống quản lý môi trường Tất cả những việc này sẽ làm tăng các chi phí Công ty có thể phải chi trả bằng ngoại tệ mà có thể là không dễ có tại nước sở tại Do vậy, các nhà xuất khẩu đối đầu với sự bất lợi trong cạnh tranh so với các công ty tại các nước công nghiệp hoá là nơi có sẵn các nguồn lực cần thiết.

Nếu một công ty cần phải mua thiết bị công nghệ mới, điều đó sẽ làm tăng chi phí thậm chí là nhiều hơn khi các công nghệ đó là phải mua của nước ngoài

Chi phí cao liên quan tới việc thực hiện ISO 14001 sẽ là một hàng rào cản trở đối với các công ty tại các nước đang phát triển, đặc biệt là đối với các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ khi họ thực hiện một hệ thống quản lý môi trường

Các chuyên gia đều nhất trí là việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn ISO 14000 nói chung sẽ là rất tốn kém cho từng công ty Các chi phí liên quan gồm có 3 loại như sau:

 Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường

 Các chi phí tư vấn; và

 Chi phí cho việc chứng nhận của bên thứ ba

Những chi phí này phụ thuộc vào chi phí thời gian thực hiện và đăng ký hệ thống quản lý môi trường của công ty Một công ty nhỏ hơn có thể do cơ cấu ít phức tạp hơn và các sản phẩm ít đa dạng hơn, cần ít thời gian hơn so với một công ty lớn và

do đó chí phí thấp hơn Các chuyên gia dự tính là một công ty nào có chương trình và chính sách môi trường rồi thì có thể giảm được thời gian cần cho việc thực hiện một hệ thống quản lý môi trường là khoảng 20% so với một công ty chưa có

Trang 32

chương trình môi trường Các chuyên gia nhất trí rằng sự có mặt của hệ lhống quản lý chất lượng ISO 9000 tạo tiền đề cho tiến trình thực hiện hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 Trong trường hợp này thì đã có sẵn một số các thủ tục và chuyên gia cần thiết Các công ty có thể đáp ứng được các yêu cầu của ISO

14001 bằng cách bổ sung thêm vào hệ thống đã có hoặc sửa đổi lại nó

Các công ty có thể cần khoảng 30% thời gian ít hơn để thực hiện một hệ thống quản lý môi trường Một công ty nhỏ bắt đầu từ con số không và dự tính cần thời gian là khoảng 15 tháng, và có thể giảm được thời gian này xuống còn l2 tháng với một điều kiện tiên quyết là đã có một chính sách về môi trường, và 8 tháng nếu đã có hệ thống chất lượng ISO 9000

a) Các chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường

Những chi phí cho việc xây dựng một hệ thống quản lý môi trường sẽ cần đến năng lực cuả các nhân viên trong công ty Những chi phí này chủ yếu là những chi phí nội bộ của công ty, và như với ISO 9000, nó được xác định bằng chi phí thời gian của công nhân Tuy nhiên các công ty không có kinh nghiệm thực hiện hệ thống môi trường và chất lượng cũng như các công ty nhỏ sẽ cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài để xây dựng một HTQLMT và do đó còn chịu các chi phí từ bên ngoài Phần lớn các chuyên gia được hỏi ý kiến đều cho rằng việc thực hiện ISO 14001 sẽ không cần đến các nguồn nhân lực bổ sung Các công ty lớn hơn có thể là đã có cán bộ làm việc trong các lĩnh vực về môi trường và các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ có lẽ sẽ sắp xếp công việc cho những người có các trách nhiệm công việc khác Trong mọi công ty, việc đào tạo tiếp tục cán bộ sẽ còn là một yếu tố quan trọng đối với một HTQLMT có hiệu quả Trong các công ty lớn hơn thì đã có một chương trình môi trường nào đó rồi và việc đào tạo đó có thể được thực hiện trên một cơ sở không chính quy Đối với các công ty nhỏ hơn việc đào tạo sẽ tốn kém hơn nhiều vì họ phải sử dụng đến các khả năng đào tạo từ bên ngoài

Việc thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý môi trường sẽ kéo theo một quá

Trang 33

trình tư liệu hoá rất phức tạp và tốn kém thời gian Kinh nghiệm với ISO 9000 đã cho thấy khi các tài liệu cẩm nang đã được xây dựng và các nhân viên đã quen với thuật ngữ của ISO, thì việc tư liệu hoá có thể mất ít thời gian hơn trong giai đoạn đầu Có một số phê phán là ISO 9000 đáng ra là cải thiện về chất lượng thì ISO 9000 lại tập trung nhiều hơn vào việc tư liệu hoá Khi cơ cấu và các nguyên tắc của ISO 14001 tương tự như ISO 9000 thì việc đó cũng có mối nguy cơ tương tự.

Theo ý kiến chuyên gia, việc thực hiện lSO 14001 nhìn chung sẽ không đòi hỏi trang thiết bị công nghệ khác nhau, vì tiêu chuẩn áp dụng cho hệ thống quản lý chứ không phải là chỉ tiêu cho hoạt động Tuy nhiên yêu câu về "cải thiện liên tục" có thể cần đến sau đó Nếu một công ty chuẩn bị cải thiện liên tục thì công

ty sẽ phải giảm và thay thế đầu vào và đi theo các thành tựu công nghệ mới

b) Chi phí tư vấn

Một công ty muốn chứng nhận tiêu chuẩn ISO cần phải thực hiện đánh giá nghiêm khắc các thủ tục và xác định là nó có đáp ứng được tiêu chuẩn ISO 14001 không Để tránh việc tổ chức chứng nhận tuyên bố là không tuân thủ, các công ty có thể thuê các cố vấn để giúp đỡ họ thực hiện hệ thống quản lý môi trường Đối với các công ty nhỏ hơn nếu hệ thống đã được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của một công ty tư vấn có kinh nghiệm, tổ chức chứng nhận có thể cho rằng việc thực hiện đó là hợp lý hơn

Kinh nghiệm với ISO 9000 cho thấy các chi phí tư vấn là rất lớn Một số công ty

tư vấn chỉ ra rằng các chi phí đó cho ISO 14000 có thể là cao hơn so với cho ISO

9000 vì nó cần đến các cố vấn có trình độ chuyên môn cao hơn

Thí dụ tính toán cho một công ty nhỏ (dưới 100 nhân viên, không có chương trình môi trường và hệ thống quản lý chất lượng).

1 Các chi phí thực hiện: Thời hạn dự kiến 15 tháng: chi phí nội bộ tính cho 10 người

Trang 34

3 Các chi phí đăng ký (dựa vào các lệ phí hiện tại cho đăng ký ISO 9000 do NSF, cơ quan đăng ký Mỹ Xem: NSF International (1995)

 Các dịch vụ chủ chốt:

Xem xét sổ tay chất lượng 1.200 $

Xem xét kế hoạch hành động khắc

Kiểm toán giám sát 7.200 $ (2 đánh giá viên, 2 ngày, kể cả đi lại

1.600 $ và chi tiêu 800 $)Uỷ nhiệm công việc sửa chữa2.400 $ (1 đánh giá viên, 2 ngày)

10.150 $

c) Các chi phí chứng nhận:

Kinh nghiệm với ISO 9000 cho thấy là gần 20% chi phí tuân thủ theo tiêu chuẩn sẽ là chi phí cho việc chứng nhận của bên thứ ba Trong trường hợp việc chứng nhận kết hợp cả ISO 9000 và ISO 14000 thì lệ phí có thể là cao hơn so với chứng nhận chỉ một mình ISO 9000 Lý do là các lệ phí mà tổ chức chứng nhận phải chi cho các đánh giá viên có trình độ chuyên môn cao Các công ty thực hiện đồng thời cả hai hệ thống tiêu chuẩn ISO có thể tránh được các chi phí chứng nhận nhiều lần

Lệ phí tư vấn 79.200 $ (2 tháng 22 ngày, 1.800$/ngày)

Các chi phí đi lại 800 $ (cố vấn trong nước)

Khách sạn, v.v 12.000 $ (200 $/ngày, 2 tháng 30 ngày, kể cả ngày

cuối tuần)92.000 $

Trang 35

Theo thí dụ trên, công ty nhỏ này mời tổ chức chứng nhận đưa hai đánh giá viên làm việc trong 5 ngày và chi gần 20.000 đôla cho việc đánh giá chứng nhận Khi công ty đã được chứng nhận, công ty phải tiến hành các đánh giá giám sát định kỳ để có thể duy trì giấy chứng nhận Đối với ISO 9000, đánh giá giám sát có thể được tiến hành 6 tháng một lần Trong trường hợp đó, công ty phải chi gần 10.000 đôla cho 6 tháng một.

Phần lớn các chuyên gia cho rằng các xí nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ gặp những khó khăn về nguồn tài chính, nhân lực để thực hiện ISO 14001 Tuy nhiên một số người tham gia vào tiến trình xây dựng tiêu chuẩn cho rằng ISO

14001 vì rất chung nên có thể áp dụng linh hoạt cho mọi công ty thực hiện hệ thống quản lý môi trường

1.4.1.4.Khả năng phát sinh những hàng rào thương mại phi thuế quan:

- Rào cản phi thuế quan: Là rào cản không dùng thuế quan mà sử dụng các biện pháp hành chính để phân biệt đối xử chống lại sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài, bảo vệ hàng hoá trong nước Các nước công nghiệp phát triển thường đưa

ra lý do là nhằm bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ môi trường trong nước đã áp dụng các biện pháp phi thuế quan để giảm thiểu lượng hàng hoá nhập khẩu

Các tiêu chuẩn quốc tế có thể tạo điều kiện thuận lợi cho một ngôn ngữ công nghiệp chung, mang lại niềm tin cho khách hàng và xúc tiến việc đảm bảo tính an toàn của sản phẩm Các tiêu chuẩn cũng có thể thúc đẩy hoạt động thương mại thông qua việc tăng cường tính hữu hiệu của các hoạt động ấy, đồng thời đơn giản hoá những yêu cầu kiểm tra và xác nhận với các sản phẩm và các quá trình Nhưng nếu không được sử dụng một cách đúng đắn thì các tiêu chuẩn đề ra có thể gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh toàn cầu thông qua hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT - Technical Barriers For Trade)

Mục đích cơ bản của ISO 14001 là tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và hạn chế đến mức thấp nhất các hàng rào kỹ thuật trong thương mại thông qua việc san

Trang 36

bằng sân chơi nhưng các tiêu chuẩn được đề ra có thể có mặt trái là dẫn đến việc áp đặt các yêu cầu và các hệ thống quản lý của các nước công nghiệp tiên tiến đối với các nước đang phát triển, đó là những yêu cầu mà họ khó đáp ứng được vì thiếu kiến thức và nguồn lực.

1.4.2 Thuận lợi :

ISO 14001 được cấu tạo tương thích với ISO 9001 do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty đã được chứng nhận ISO 9001 trước đó Phần lớn các doanh nghiệp đều đã đạt được chứng nhận ISO 9000 rồi mới xây dựng ISO 14001 Khi đạt được chứng nhận ISO 9000, doanh nghiệp sẽ có sẵn một số các thủ tục và chuyên gia cần thiết, chỉ cần bổ sung thêm vào hệ thống đã có hoặc sửa đổi lại nó là có thể đáp ứng các yêu cầu của ISO 14001 Nếu một doanh nghiệp có sẵn chương trình và chính sách môi trường rồi thì có thể giảm được thời gian cần thiết cho việc thực hiện một HTQLMT là 20% so với các doanh nghiệp chưa có chương trình môi trường

Mối quan tâm của các doanh nghiệp đến công tác BVMT rất cao (khoảng 90.91% doanh nghiệp có quan tâm và rất quan tâm đến môi trường trong 77 doanh nghiệp được điều tra năm 2003); Nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc tiếp cận HQLMT ISO 14001 ngày càng cao Hiện nay số lượng các cơ quan tiến hành các hoạt động tư vấn, đánh giá, cấp chứng chỉ ISO 14001 ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn một công ty tư vấn hay đánh giá cho HTQLMT của mình;

Ngược lại với hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu (ENAS) và của Anh (BS 7750), ISO

14001 ít khắt khe hơn và không đưa ra chỉ tiêu hoạt động Việc cấp chứng chỉ có thể vì vậy mà dễ dàng hơn cho các công ty tại các nước đang phát triển Tuy nhiên tác động tới hoạt động môi trường vẫn phải được xem xét Các công ty của các nước đang phát triển cùng có lợi ích ngang nhau từ việc giảm chi phí nhờ kết hợp việc chứng nhận ISO 9000 và ISO 14000

Ngày càng nhiều doanh nghiệp xây dựng quá trình sản xuất của mình trên cơ sở

Trang 37

ứng dụng “Sản xuất sạch hơn” Đây là một thuận lợi tốt cho các doanh nghiệp có thể tiến hành xin cấp chứng nhận ISO 14001 vì “Sản xuất sạch hơn” là một công cụ đắc lực cho tiêu chuẩn này;

Hệ thống các luật định và chính sách của chính phủ các nước ngày càng hoàn thiện và chặt chẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp an tâm và mạnh dạn hơn trong việc thiết lập và duy trì HTQLMT cho đơn vị của mình

1.5.TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14000:

1.5.1 Trên thế giới:

ISO 14001 đã khẳng định vai trò toàn cầu đối với các Doanh nghiệp và tổ chức mong muốn hoạt động với việc bảo đảm sự bền vững của môi trường Đến cuối năn 2005, đã có 111.162 chứng chỉ ISO 14001 (cho cả phiên bản 1996 và 2004) được cấp tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 24% so với năm 2004 (với 89.397 chứng chỉ cấp tại 127 quốc gia và vùng lãnh thổ)

Theo số liệu của ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế), số lượng các quốc gia đạt chứng nhận ISO ngày càng tăng, trong đó Nhật Bản là nước có số công ty đạt chứng nhận cao nhất Các quốc gia được cấp chứng nhận tiêu chuẩn ISO 14001:2004 theo thứ tự

Bảng 2 : Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất

Trang 38

9 Thụy Điển 3.682

(Nguồn: theo ISO Survey of Certification)

1.5.2 Tình hình áp dụng tại Việt Nam:

Đối với vấn đề môi trường hiện nay, các Doanh nghiệp Việt Nam không hẳn không quan tâm và ý thức được Tuy nhiên, do còn nhiều yếu tố bất cập như vấn đề vốn, công nghệ, và lối moon suy nghĩ … khiến cho vấn đề ôi trường tại Việt Nam chưa thực sự được các Doanh nghiệp chú trọng đúng mức

Với nhiều chương trình gia tăng nhận thức về môi trường cho công đồng, vấn đề giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm nhiều hơn Thêm vào đó, đối với các Doanh nghiệp có thị phần xuất khẩu, các yêu cầu của công đồng thế giới bao quanh vấn đề môi trường đã buộc các Doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện những yêu cầu về giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường thông qua các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn ISO 14001 đã giải thoát cho các Doanh nghiệp Việt Nam thoát ra khỏi tình thế nan giải trên Tuy nhiên việc áp dụng ISO vẫn chưa thực sự phổ biến Tính đến hết năm 2005, cả nước có khỏang 200.000 Doanh nghiệp (với khoảng trên 80% là Doanh nghiệp vừa và nhỏ) và trên 2 triệu hộ kinh doanh, nhưng số các Doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO 14001 còn rất hạn chế (127 Doanh nghiệp được chứng nhận, thấp hơn 0,1%)

Có thể thấy được qua số liệu thống kê về số Doanh nghiệp đạt chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 từ năm 1999 cho đến tháng 12/2005 như sau:

Bảng 3 : Thống kê Doanh nghiệp Đạt chứng nhận ISO 14001 từ năm 1999 – 12/2005

Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 12/2005 Tổng số

Mặc dù vẫn có rất nhiều chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vấn đề môi trường hiện nay và nhất là đối với

Trang 39

các Doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất thì vấn đề môi trường còn được thực hiện thông qua các quy định, luật lệ và các yêu cầu riêng do nhà nước đặt ra Nhưng vấn đề môi trường tại các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp của thành phố vẫn không được cải thiện nhiều, và thông qua những con số thống kê về ISO

14001 trên cho thấy rằng việc áp dụng các tiêu chuẩn và các HTQLMT còn rất nhiều trở ngại chưa được giải quyết Đó là do vấn đề về nhận thức hay một trở ngại nào khác trong việc áp dụng HTQLMT này

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI:

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Cảng Sài Gòn :

Được xếp hàng thứ 8 trong số các cảng của nước Pháp, hàng thứ 3 trong số các cảng của thuộc địa Pháp (sau cảng Oran và cảng Alger, đều thuộc Algérie) và hàng thứ 12 trong số các quân cảng của Pháp về mặt trọng tải, cảng Sài Gòn đã từng có một vị trí trọng yếu đối với nền kinh tế của Đông Dương Ngày nay, nó lại càng giữ vai trò đặc biệt, trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Đông Nam Bộ với thế giới Mỗi năm lượng hàng hóa lưu chuyển qua cảng Sài Gòn khoảng 10 triệu tấn, chiếm 10% GDP của Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 22-2-1860, ở Sài Gòn đã bắt đầu có hoạt động xuất nhập khẩu các loại hàng hóa do một số tư sản người Hoa ở Singapore sang nhận thầu Một hệ

Trang 40

thống cầu tàu bằng gỗ dài 1.800m trên bờ sông Sài Gòn được xây dựng để bốc xếp hàng hóa, xuất khẩu lúa gạo.

Tháng 2-1861, hãng vận tải Hoàng gia (Messageries Impérial) được chính phủ Pháp chỉ định phụ trách tuyến đường Viễn Đông đã quyết định xây dựng cơ sở ở Sài Gòn Hãng cử người sang khảo sát và tìm địa điểm xây dựng cảng Ngày 14-10-1861, kết quả được gửi về Pháp và một kế hoạch thực hiện được đề ra Ngày 31-12-1866, Doumergue, tổng đại diện của hãng đã làm đơn xin lô đất ở góc đường Stratégique (nay là đường Lê Thánh Tôn và đường Nguyễn Thị Minh Khai) Ngày 5-2-1882, hãng lại xin thêm ba lô đất khác: một lô ở phía bắc của rạch Thị Nghè, sát sông Sài Gòn; một lô ở bờ nam rạch Thị Nghè (khoảng Sở Thú ngày nay); một lô ở ngã ba sông Sài Gòn với rạch Bến Nghé (cột cờ Thủ Ngữ)

Ngày 28-3-1862, Ginette, Tổng thanh tra của hãng xin đổi lô đất ở phía bắc rạch Thị Nghè lấy lô đất nhỏ hơn nhưng có vị trí thuận lợi hơn, là khu vực bến Nhà Rồng hiện nay Ngày 22-5-1862, Phó Đô đốc Bonard ký quyết định nhượng lô đất này cho hãng vận tải Hoàng gia Khoảng giữa năm 1862, hãng đã tiến hành xây dựng ngôi Nhà Rồng Ngày 15-8-1862, khánh thành hải đăng Vũng Tàu Tiếp đó, việc lắp đặt đường dây điện tín Sài Gòn - Vũng Tàu và cột cờ Thủ Ngữ để hướng dẫn tàu ra vào cảng Sài Gòn cũng được tiến hành

Đầu năm 1864, thương cảng Sài Gòn được hoàn thành, bao gồm ba công trình lớn Đầu tiên là hệ thống cầu tàu gồm ba cầu bằng gỗ, mỗi cầu dài 50m, riêng cầu số 3 nằm về phía nam dài 80m Kế đến là dãy nhà kho chứa hàng nằm trên bờ, dọc theo ba cầu dài 350m (kinh phí gần 3 triệu franc trong khi dự trù chỉ có 1 triệu franc), từ ngã ba sông Sài Gòn - rạch Bến Nghé xuôi về phía nam Riêng các xưởng thợ và kho đã phải lợp trên 18.000m2 mái ngói Sau cùng là trụ sở làm việc của hãng vận tải Hoàng gia với tên gọi Hôtel des Messageries Impériales (Hôtel des MI)

Đến đầu thế kỷ XX, cảng Sài Gòn trở nên quá tải Năm 1902, hãng Chargeur Réunis (còn gọi là hãng Năm Sao) đầu tư xây dựng thêm một bến đậu

Ngày đăng: 27/04/2013, 11:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngụ Thị Hồng Haẽnh, 2006, nghiờn cứu khả năng ỏp dụng htqlmt theo tiờu chuẩn ISO 14001:2004 cho nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật an giang – công ty cổ phần bảo vệ thực vật an giang, trường ĐH KTCN Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiờn cứu khả năng ỏp dụng htqlmt theo tiờu chuẩn ISO 14001:2004 cho nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật an giang – công ty cổ phần bảo vệ thực vật an giang
2. Lê ngọc Khánh, 1998, tràn dầu và vật liệu hấp phụ trong xử lý dầu loang , trung tâm thông tin khoa học và công nghệ TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: tràn dầu và vật liệu hấp phụ trong xử lý dầu loang
5. ThS. Đặng Văn Huy, An toàn chuyên chở khí hóa lỏng trên tàu, trường ĐH Hàng Hải VN Sách, tạp chí
Tiêu đề: An toàn chuyên chở khí hóa lỏng trên tàu
6. Trung taõm naờng suaỏt VN, 2004, tieõu chuaồn quoỏc teỏ ISO 14000, NXB theỏ giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: tieõu chuaồn quoỏc teỏ ISO 14000
Nhà XB: NXB theỏ giới
7. Tháng 9/1998, kỷ yếu hội thảo “Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trưởng Bieồn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: kỷ yếu hội thảo “Các công ước quốc tế về bảo vệ môi trưởng Bieồn
8. 1996, ô nhiễm biển do các phương tiện vận tải và biện pháp khắc phục , trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ QG Sách, tạp chí
Tiêu đề: ô nhiễm biển do các phương tiện vận tải và biện pháp khắc phục
9. 01/2001, An Implementation Guide for Small and Medium-Sized Organizations, NSF international Sách, tạp chí
Tiêu đề: An Implementation Guide for Small and Medium-Sized Organizations
3. Chế Đình Lý, Giáo trình hệ thống quản lý môi trường (bản thảo) Khác
4. Tổ chức hàng hải quốc tế, 2005, MARPOL 73/78 (ấn phẩm hợp nhất, 2002),Cuùc ủaờng kieồm VN Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1- Mô hình hệ thống quản lý môi trường - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Hình 1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường (Trang 11)
Hình 1 - Mô hình hệ thống quản lý môi trường - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Hình 1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường (Trang 11)
HÌNH THÀNH - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
HÌNH THÀNH (Trang 14)
HÌNH THÀNH - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
HÌNH THÀNH (Trang 14)
Hình 1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Hình 1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường (Trang 17)
Bảng 1: Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 1 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (Trang 23)
Bảng 1: Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 1 Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 (Trang 23)
Bảng 2: Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO14001 lớn nhất (tháng 12/2005) - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 2 Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO14001 lớn nhất (tháng 12/2005) (Trang 37)
1.5.TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14000: - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
1.5. TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14000: (Trang 37)
Bảng 2 : Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất (tháng 12/2005) - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 2 Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001 lớn nhất (tháng 12/2005) (Trang 37)
Hình 4: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC – QUẢN LÝ CỦA CÔNG TYXẾP DỠ KHÁNH HỘI - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Hình 4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC – QUẢN LÝ CỦA CÔNG TYXẾP DỠ KHÁNH HỘI (Trang 45)
Hình 4 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC – QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Hình 4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC – QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI (Trang 45)
2.1.5. Tình hình hoạt động của công ty: - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
2.1.5. Tình hình hoạt động của công ty: (Trang 46)
Bảng 4: Các lọai hàng hóa xuất nhập tại cảng Khánh Hội - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 4 Các lọai hàng hóa xuất nhập tại cảng Khánh Hội (Trang 46)
thép (S) - Sắt thép hình ốn g- Sắt thép thanh định hình: ray, I, U, V, H - Tôn tấm - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
th ép (S) - Sắt thép hình ốn g- Sắt thép thanh định hình: ray, I, U, V, H - Tôn tấm (Trang 47)
Bảng 6: Hơi khí độc - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 6 Hơi khí độc (Trang 63)
Bảng 6: Hơi khí độc - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 6 Hơi khí độc (Trang 63)
Bảng 7: Yếu tố vi khí hậu - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 7 Yếu tố vi khí hậu (Trang 64)
Bảng 7: Yếu tố vi khí hậu - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 7 Yếu tố vi khí hậu (Trang 64)
Bảng 8: Yếu tố vật lý - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 8 Yếu tố vật lý (Trang 65)
Bảng 8: Yếu tố vật lý - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 8 Yếu tố vật lý (Trang 65)
- Hình thức khảo sát: phỏng vấn cán bộ phụ trách phòng An Toàn Lao Động - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Hình th ức khảo sát: phỏng vấn cán bộ phụ trách phòng An Toàn Lao Động (Trang 69)
Bảng 9: Các khía cạnh môi trường tại công tyxếp dỡ Khánh Hội - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 9 Các khía cạnh môi trường tại công tyxếp dỡ Khánh Hội (Trang 79)
Bảng 9: Các khía cạnh môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Bảng 9 Các khía cạnh môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội (Trang 79)
Hình 9: Lưu đồ xây dựng chương trình môi trường - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Hình 9 Lưu đồ xây dựng chương trình môi trường (Trang 91)
Hình 9: Lưu đồ xây dựng chương trình môi trường - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
Hình 9 Lưu đồ xây dựng chương trình môi trường (Trang 91)
- Kiểm tra tình hình tắt neon, quạt, thiết bị, vòi nước - xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội
i ểm tra tình hình tắt neon, quạt, thiết bị, vòi nước (Trang 92)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w