Mục tiêu: 1.1 Kiến thức: + Hình thành biểu tượng về hình trụ, hình cầu.. + Nêu tên được một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu.. Đồ dùng dạy – học chủ yếu: - Một số đồ vật có dạng hình
Trang 1Tuần 24 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Số tiết: 1 GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ, GIỚI THIỆU HÌNH CẦU
1 Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
+ Hình thành biểu tượng về hình trụ, hình cầu
+ Nhận dạng được hình trụ, hình cầu
+ Biết xác định đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu
+ Nêu tên được một số đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu
1.2 Kĩ năng:
+ Vẽ được một số hình có dạng hình trụ, hình cầu
1.3 Thái độ:
+ HS biết nhận dạng và nêu tên đựơc một số vật hình trụ, hình cầu + HS yêu thích môn học
2 Đồ dùng dạy – học chủ yếu:
- Một số đồ vật có dạng hình trụ hình cầu khác nhau
- Các hình minh họa trong SGK
- Hình vẽ hình trụ, hình cầu và các hình dễ nhầm lẫn
3 Các phương pháp giảng dạy chủ yếu:
Phương pháp trực quan
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp giảng giải
Phương pháp thảo luận
4 Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
4.1 Ổn định lớp: (1 phút)
Trang 24.2 Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước
- GV sửa bài, nhận xét và cho điểm HS
4.3 Dạy bài mới:
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1
phút
(7
phút)
8
phút
1 Giới thiệu bài: Ở tiết học trước, chúng ta
đã làm quen với một số hình hình học cơ
bản Trong tiết hôm nay,cô sẽ cho các em
làm quen với 2 hình hình học mới đó là hình
trụ và hình cầu
2 Giới thiệu hình trụ:
- GV đưa ra một số vật có dạng hình trụ:
hộp sữa, hộp chè,… và giới thiệu cho HS
hộp sữa, hộp chè có dạng hình trụ
- GV treo tranh vẽ hình trụ lên bảng
-> Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát
hộp sữa, hộp chè và tranh vẽ để tìm ra đặt
điểm chung giữa chúng
Gợi ý:
Các hình này có mấy mặt đáy?
Các mặt đáy có hình gì?
Các hình như thế nào với nhau?
Có mấy mặt bên?
3 Giới thiệu hình cầu:
- GV cho HS quan sát quả bóng, quả địa
- Nghe và xác định nhiệm vụ bài học
- HS quan sát lắng nghe
- HS quan sát, thảo luận, sau đó nêu trước lớp + Hình trụ có hai mặt đáy là hai hình tròn bằng nhau
+ Một mặt xung quanh
- HS quan sát,lắng nghe,
Trang 37
phút
9
phút
cầu, một số vật có dạng hình cầu và nêu:
quả bóng, quả địa cầu có dạng hình cầu
* LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS mở SGK trang 126 quan
sát các hình vẽ trong bài tập 1 và hỏi:
+ Hình nào là hình trụ?
+ Hình nào không phải là hình trụ?
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong bài tập
2, và nêu tên
- Các vật có dạng hình cầu
- Các vật không có dạng hình cầu
4 Trò chơi:
“ Ai nhanh – Ai đúng”
(Thi kể tên các vật có dạng hình trụ, hình
cầu)
GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 – 7 HS
và phát cho mỗi đội 1 tờ giấy to và 1 số bút
dạ, sau đó nêu yêu cầu:
+ Đội 1 thảo luận và ghi tên hoặc vẽ tranh
những đồ vật có dạng hình trụ
+ Đội 2 thảo luận và ghi tên hoặc vẽ tranh
những đồ vật có dạng hình cầu
+ Hết 5 phút chơi, đội nào liệt kê và vẽ đựơc
nhiều đồ vật đúng sẽ là đội thắng cuộc
nhắc lại
+ HS quan sát sau đó nối tiếp nhau nêu trước lớp + Hình A, E là hình trụ + Hình B, C, D, G không phải là hình trụ
- HS quan sát hình và nối tiếp nhau nêu ý kiến + Qủa bóng bàn, viên bi
có dạng hình cầu + Qủa trứng gà, hộp chè, bánh xe đạp không là hình cầu
+ HS làm việc theo hướng dẫn của GV
Trang 4+ GV tổng kết trò chơi, tuyên dương 2 đội
chơi, khen thưởng đội thắng cuộc
5 Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu về tự tìm thêm những vật có dạng hình trụ, hình cầu
- Dặn HS về học bài, xem lại bài, làm bài tập