Chi phí cố định và chi phíbiến đổi Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Để kinh doanh có lãi, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải bù đắp được các khoản chi phí.. Các khoản chi phí có thể phân t
Trang 1Chi phí cố định và chi phí
biến đổi
Bởi:
Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên
Để kinh doanh có lãi, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải bù đắp được các khoản chi phí Do đó, tính toán chính xác chi phí đóng vai trò quan trọng trong định giá
Các khoản chi phí có thể phân thành 2 loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi
Chi phí cố định là các khoản chi phí không thay đổi tùy thuộc vào quy mô sản xuất hoặc mức doanh số như tiền thuê nhà, thuế tài sản, tiền bảo hiểm hoặc chi trả lãi vay
Chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất hoặc doanh số như lao động, nguyên liệu hoặc chi phí hành chính Chi phí biến đổi cộng chi phí cố định bằng tổng chi phí sản xuất Trong khi tổng chi phí biến đổi thay đổi cùng với sự gia tăng của sản xuất hoặc doanh số thì tổng chi phí cố định không đổi
Giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ phải cao hơn chi phí biến đổi để sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ đó Tất cả những đơn đặt hàng sẽ góp phần thanh toán các khoản chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận Trong trường hợp không thể định giá cao hơn, ví dụ như nếu muốn có thêm một khách hàng mới - người rất quan tâm tới giá cả thì có thể đưa ra mức giá thấp hơn giá thông thường nhưng ít nhất là phải bằng chi phí biến đổi
Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất xà phòng có chi phí biến đổi là 6.000 đồng / gói và tổng chi phí cố định là 400.000.000đ mỗi năm Nếu mỗi năm doanh nghiệp bán được 160.000 gói xà phòng thì mỗi gói xà phòng bán ra cần ít nhất là 2.500đ (400.000.000đ/ 160.000) để góp phần bù đắp chi phí cố định nếu không muốn thua lỗ
Với thông tin trên đây về cơ cấu chi phí, có thể tính được kết quả tại các mức giá khác nhau như sau:
• Nếu doanh nghiệp bán xà phòng với giá thấp hơn 6.000đ/gói (chi phí biến đổi của mỗi gói), thì sẽ bị lỗ trên mỗi gói bán ra và không thể bù đắp được chi phí
cố định
Chi phí cố định và chi phí biến đổi
1/2
Trang 2• Bán 160.000 gói với mức giá 6.000đ/gói, công ty sẽ bị lỗ 400.000.000đ mỗi năm và không thể bù đắp được chi phí cố định
• Nếu doanh nghiệp bán với giá 8.500đ thì sẽ đạt tới điểm hòa vốn tại mức doanh
số bán 160.000 gói được bán ra, (8.500đ - 6.000đ= 2.500đ) x 160.000 =
400.000.000đ = chi phí cố định)
• Bán xà phòng với giá 10.000đ, doanh nghiệp sẽ có lời khi bán được 80.000 gói, (10.000đ - 6.000đ = 4.000đ) x 160.000 = 640.000.000đ (cao hơn 240.000.000đ
so với chi phí cố định)
• Nếu bán được nhiều hơn hoặc ít hơn 80.000 gói, thì lợi nhuận sẽ cao hơn hoặc thấp hơn tương ứng
Chi phí cố định và chi phí biến đổi
2/2