+ Chính phủ còn tạo thêm điều kiện thành lập hiệp hội khôi phục vàphát triển LNTT nhằm khôi phục và chấn hưng ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống trong cả nước, đồng thời l
Trang 1MỞ ĐẦU
Thực hiện đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn trongcác Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, khoá IX đã đềcập đến phát triển mạnh các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ởnông thôn, tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân…
Trong thời gian qua, sự phát triển của các làng nghề đã trải qua nhữngbước thăng trầm Một số làng nghề truyền thống đã phục hồi và phát triển,cùng với việc xuất hiện một số làng nghề mới Có nhiều làng nghề đã pháttriển khá mạnh và lan toả sang các khu vực lân cận, tạo nên một cụm cácLàng nghề, với sự phân công và chuyên môn hoá trong SXKD Tuy vậy cũng
có một số Làng nghề dần bị mai một, thậm chí mất hẳn Thực tế cho thấy,ngay trong sự phát triển, làng nghề vẫn đứng trước những khó khăn như: Độingũ nghệ nhân và thợ giỏi ngày càng mai một, càng ít đi, lao động được ít đàotạo và truyền nghề Đào tạo nghề trong làng nghề là bài toán vô cùng nan giải.Bởi những nghệ nhân có tay nghề cao, nắm giữ tinh hoa, vốn văn hóa dân tộc củanghề ngày một ít đi Do vậy, nếu không tích cực tổ chức đào tạo thì sẽ không thểtruyền lại nghề và duy trì giá trị vốn là linh hồn cho sự phát triển của làng nghề
Làng nghề nơi sản xuất các sản phẩm thủ công, đặc biệt là sản phẩm thủcông mỹ nghệ ở nước ta đã ra đời từ hàng nghìn năm trước đây, trở thành mộtthực thể vật chất và tinh thần của cả nước, từng địa phương Qua quá trình sảnxuất, trong các làng nghề ấy đã xuất hiện những người thợ giỏi nghề có khảnăng sáng chế, cải tiến kỹ thuật và sáng tạo những sản phẩm tinh xảo, hoàn mỹ,
mà dân gian thường gọi là “nghệ nhân” Việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn
nhân lực ở nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển củalàng nghề Nếu thiếu yếu tố này thì việc tiếp thu khoa học công nghệ sẽ khôngthành công như mong đợi
Nghệ An hiện có 111 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, chia thànhcác lĩnh vực: mây tre đan; mộc dân dụng và mỹ nghệ; nông sản thực phẩm; hảisản; chiếu cói; chổi đót và giấy gió; dâu, tằm, tơ, móc sợi và gạch ngói Giá trịkinh tế bình quân hàng năm của các làng nghề đạt khoảng 700 tỷ đồng, đónggóp từ 18 đến 30% GDP toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 17.000 lao độngmỗi năm Các làng nghề đó đã tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn, thu hút lựclượng lao động đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát huy những đượcnhững nét văn hóa đặc sắc từ các làng nghề truyền thống
Phát triển nghệ nhân và thợ giỏi TTCN gắn với Đào tạo nghề nhằm nângcao chất lượng nguồn lao động nông thôn ở Nghệ An, đáp ứng yêu cầu bảo tồn
Trang 2phát huy nghề truyền thống, du nhập nghề mới và phát triển ngành nghề nôngthôn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôntỉnh ta là hết sức cần thiết Việc phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi tiểu
thủ công nghiệp (TTCN) cần được coi như việc bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa giá trị văn hóa phi vật thể của làng nghề Một yếu tố quyết định là trithức bản địa hay còn gọi bí quyết, kỹ năng, kỹ xảo cần được giữ gìn và lưutruyền mai sau Tuy nhiên, cũng như một số tỉnh, thành phố khác, hiện nay ởNghệ An chưa có tiêu chí, quy chế để đánh giá, phong tặng nghệ nhân ở cáclàng nghề tiẻu thủ công nghiệp Việc sáng tạo, giữ nghề, truyền nghề cũng chưađược quan tâm đúng mức
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An”.
1 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển đội ngũnghệ nhân và thợ giỏi ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi ngànhnghề tiểu thủ công nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnhNghệ An
2 Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu các công trình đã có về phát triển làng nghề, phát triển nghệnhân và thợ giỏi TTCN các công trình, hệ thống các văn bản về cơ chế chínhsách có liên quan đến phát triển làng nghề, nghệ nhân và thợ giỏi, tài liệu liênquan đã được công bố trong và ngoài nước
- Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn: lập phiếu điều tra các xã,làng, các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân tiêu biểu ở làng nghề: sử dụngbảng hỏi để thu thập đánh giá các thông tin về tình hình thực trạng việc pháttriển làng nghề và phát triển nghệ nhân, thợ giỏi TTCN;
- Đối tượng điều tra: các thợ giỏi- nghệ nhân (thợ cả) là chính Ngoài ra cóthể hỏi thêm các nhà làm quản lý, chính sách liên quan
- Điểm điều tra: Mỗi nghề, mỗi lĩnh vực chọn 1 số điểm đại diện các nghề đãđược UBND tỉnh công nhận; các doanh nghiệp, HTX và hộ sản xuất, kinh doanh ởlàng nghề; các cá nhân ở làng nghề ở các địa phương đại diện trong tỉnh để điều tra,khảo sát; Số phiếu: 15 - 20 phiếu cho mỗi nghề, mỗi lĩnh vực được chọn
+ Tổ chức điều tra, khảo sát tại các địa bàn: Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò,Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Tương Dương, Anh Sơn,
Trang 3Tân Kỳ, Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Thị xã Thái Hoà, QuỳHợp, Quế Phong;
- Phương pháp chuyên gia: Xây dựng các chuyên đề khoa học
- Các phương pháp hỗ trợ khác: thống kê toán học, phương pháp phân tích
- Tổ chức hội thảo khoa học
3 Phạm vi nghiên cứu
3.1 Phạm vi không gian
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc phát triển
làng nghề và phát triển nghệ nhân, thợ giỏi TTCN; Các chính sách liên quan
3.2 Phạm vi thời gian
Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu đề tài chủ yếu được cậpnhật đến hết năm 2011
4 Lợi ích của đề tài
- Cung cấp cơ sở khoa học để các nhà quản lý họach định, xây dựng các
cơ chế, chính sách và chiến lược phát triển làng nghề và phát triển đội ngũ nghệnhân, thợ giỏi TTCN của tỉnh
- Góp phần xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu lao động theohướng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
- Giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống dân tộc
- Góp phần xây dựng, đào tạo phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏiTTCN phát triển kinh tế làng nghề
- Đưa ra các đề nghị, chính sách hỗ trợ cho các làng nghê, nghệ nhân vàthợ giỏi TTCN với các tổ chức liên quan như Liên minh hợp tác xã Nghệ An, SởCông thương Nghệ An, Sở Lao động, Thương binh và xã hội Nghệ An,… đềxuất các giải pháp phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi trong các làng nghềtiểu thủ công nghiệp của tỉnh
- Là cơ sở khoa học để nghiên cứu xây dựng tiêu chí, dự thảo quy chếphong tặng nghệ nhân, thợ giỏi trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địabàn tỉnh, trình UBND tỉnh ra quyết định để triển khai thực hiện
Trang 4CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1 Những vấn đề chung về Làng nghề, Làng nghề tiểu thủ công nghiệp
1.1 Khái niệm làng nghề
Tên gọi “Làng nghề” thường được xuất hiện khá nhiều trên các phươngtiện thông tin đại chúng cả địa phương và trung ương, nhưng cho đến nay vẫnchưa có một định nghĩa thống nhất mà “chấp nhận” như một phạm trù trong vănhoá Dưới đây, là một số vấn đề có liên quan đến các khái niệm làng nghề
1.1.1 Làng nghề
Khái niệm này có từ lâu đời nó nhằm phân biệt với khái niệm phường hội
ở khu vực đô thị mà đặc điểm nổi bật nhất là trình độ và công nghệ làng nghề ởkhu vực nông thôn vẫn mang nặng hoạt động thủ công và gắn với sản xuất nôngnghiệp Tuy nhiên, để có một khái niệm đầy đủ về làng nghề cần thống nhất một
số quan điểm sau:
Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện chủ yếu sau:
- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;
- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổngthu nhập của làng
Nhiều nước trên thế giới lấy tỷ lệ số hộ cùng sản xuất một nghề trong làngnghề từ 20% đến 30% Ở Việt Nam thường lấy tỷ lệ 30% số hộ làm nghề tronglàng nghề và quy định tỷ lệ đó phải được duy trì ổn định trong một số năm
Như vậy, Làng nghề là làng có nghề thủ công phát triển với một tỷ lệ số
hộ làm nghề nhất định và tỷ lệ thu nhập từ nghề nhất định, trở thành nguồn thu nhập quan trọng không thể thiếu được.
Thế nhưng, trải qua nhiều bước phát triển, có thể thấy cho đến nay: làngnghề không còn bó hẹp trong khuôn khổ công nghệ thủ công, tuy thủ công vẫn
là chính, mà một số công đoạn đã được cơ khí hóa hoặc bán cơ khí hóa
Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 của UBND tỉnh Nghệ
An Ban hành Quy định về công nhận làng có nghề, làng nghề và chính sáchkhuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ
An; Khái niệm làng nghề TTCN như sau: “Làng nghề TTCN (gọi tắt là làng
Trang 5nghề) là làng (thôn, khu dân cư) có ngành nghề sản xuất TTCN phát triển ở các
hộ gia đình trở thành nguồn thu nhập cao của người dân trong làng” 1
Khái niệm làng nghề TTCN của đề tài tuân thủ theo Quyết định số Quyếtđịnh số 80/2008/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 của UBND tỉnh Nghệ An và
quyết định Số: 85/2010/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 10 năm 2010 về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của quy định về công nhận làng có nghề, làng nghề vàchính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địabàn tỉnh Nghệ An ban hành kèm theo quyết định số 80/2008/QĐ-UBND ngày18/12/2008 của UBND tỉnh Nghệ An
Với khái niệm này, thì trong Quyết định của UBND tỉnh cũng đã có quyđịnh cụ thể các điều kiện để được công nhận là làng nghề (tiêu chí làng nghề) Theo
đó, một làng được công nhận là làng nghề TTCN của tỉnh Nghệ An khi có đủ cácđiều kiện theo điều 5 quyết định số 80/2008/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 củaUBND tỉnh Nghệ An, trong đó có 2 điều kiện định lượng cụ thể là:
a Tiêu chí công nhận làng có nghề:
- Đã thực hiện việc đăng ký xây dựng làng có nghề với cơ quan có thẩmquyền công nhận làng có nghề theo Điều 6 bản quy định này Thời gian đăng kývào tháng 10 hàng của năm trước năm xét công nhận làng có nghề
- Có tối thiểu 20% tổng số hộ của làng tham gia các hoạt động ngànhnghề TTCN
- Đạt tối thiểu 20% giá trị sản xuất, thu nhập (theo giá thực tế) so với giátrị sản xuất và thu nhập của làng
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định: Tối thiểu 2 năm với nghề mới
du nhập, 1 năm trở lên với nghề truyền thống
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật Nhà nước Đảm bảo tiêu chuẩn vệsinh môi trường trong sản xuất, kinh doanh
b Tiêu chí công nhận làng nghề:
- Đã thực hiện việc đăng ký xây dựng làng nghề với cơ quan có thẩmquyền công nhận làng nghề theo Điều 6 bản quy định này Thời gian đăng kývào tháng 10 hàng của năm trước năm xét công nhận làng nghề
Trang 6- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định: Tối thiểu 2 năm tính đến thờiđiểm xét công nhận.
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề TTCN, xâydựng và phát triển làng nghề, làng có nghề
Theo tiêu chí này, đến nay tỉnh ta đã có 111 làng nghề được công nhậndanh hiệu làng nghề
1.1.2 Nghề tiểu thủ công nghiệp
- Nghề thủ công: là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản
xuất chủ yếu là làm bằng tay Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, cácnghề thủ công có thể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của côngnghiệp trong một số công đoạn, phần việc nhất định nhưng phần quyết định chấtlượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay Nguyên liệu củacác nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên; công cụ sản xuất thường
là công cụ cầm tay đơn giản
- Thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản xuất bao gồm tất cả các nghề thủ công.
Cũng có khi gọi là ngành nghề thủ công
- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: là làng có nghề tiểu thủ công nghiệp
phát triển với một tỷ lệ số hộ và tỷ lệ thu nhập từ nghề TTCN nhất định, trởthành nguồn thu nhập quan trọng không thể thiếu được của người dân tronglàng Nhiều nước trên thế giới lấy tỷ lệ 20% hay 30%, ở Việt Nam đang có xuhướng lấy tỷ lệ 30% hay 50% số hộ dân làm nghề và thu nhập của làng từ nghềthủ công Tỷ lệ đó được duy trì và ổn định trong nhiều năm
1.2 Phân loại làng nghề
Hiện nay, chưa có sự thống nhất trong việc phân loại làng nghề ở ViệtNam Tùy theo địa phương, các tổ chức đang có những cách phân loại làng nghềkhác nhau Tuy nhiên, có hai cách phân loại phổ biến như sau:
1.2.1 Phân loại theo số lượng ngành nghề
- Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra, chỉ có thêm một nghề
thủ công duy nhất;
- Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông ra còn có thêm một số
hoặc nhiều nghề khác
1.2.2 Phân loại theo tính chất làng nghề (hoặc lịch sử phát triển nghề)
- Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong
lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay;
- Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của
các làng nghề truyền thống hoặc du nhập từ các địa phương khác Một số làng
Trang 7mới được hình thành do chủ trương của một số địa phương cho người đi họcnghề ở nơi khác rồi về dạy cho dân địa phương mình
Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông
tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 quy định nội dung và các tiêu chícông nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống Theo đó:
- Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những
sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nayhoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền
- Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các điểm dân cư trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt độngngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau
- Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình
thành từ lâu đời
Cũng theo Thông tư nói trên, đã có các tiêu chí dùng để công nhận nghềtruyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống Đối với tỉnh Nghệ An mới
có việc xét công nhận danh hiệu “làng nghề” Tuy nhiên, theo văn bản nhà nước
ngoài tiêu chí xét tặng danh hiệu “làng nghề” còn có tiêu chí danh hiệu “làng nghề truyền thống” và “làng nghề cổ truyền” Một số tỉnh, thành phố đã xét
tặng các danh hiệu này
1.3 Các nhóm làng nghề
Trong làng nghề, theo đặc điểm và tính chất của nghề người ta lại phânthành các nhóm làng nghề Cách phân nhóm cũng có sự khác nhau, ở đây ta tạmthời chia ra thành 14 nhóm như sau:
1 Mây tre đan; kể cả các sản phẩm đan lát, bện thủ công (bàn nghế, nón lá);
11 Trò chơi dân gian (sản xuất và biểu diễn rối cạn, rối nước, tò he)
12 Sản phẩm kim khí (đồ đồng, sắt, nhôm … sản xuất và tái chế);
Trang 813 Chế biến nông sản, thực phẩm (các loại nước chấm, bún bánh, miếndong, đường, mật, mạch nha, rượu, trà, kể cả đóng giày da);
14 Cây cảnh (gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh)
Việc phân nhóm trên đây chỉ là quy ước; vì cho đến nay, chúng ta chưa cónghiên cứu đầy đủ về phương pháp luận phân nhóm làng nghề Năm 2004, Dự
án của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp tác với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chỉ phân 11 nhóm ngành nghề thủ công nghiệp, không
đề cập các làng như chế biến nông sản thực phẩm, cây cảnh
1.4 Vai trò của làng nghề
Các làng nghề ở Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung là những “tàisản” vô giá không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn chứa đựng trong đó nhữnggiá trị văn hoá của dân tộc Việt nam
Trong những năm qua các làng nghề đã có đóng góp to lớn cho công cuộcphát triển kinh tế xây dựng đất nước Phát triển ngành nghề ở nông thôn là mộtbước nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, tạo việc làm cholực lượng lao động dư thừa đông đảo ở nông thôn, thu hẹp và tiến tới xoá bỏ đóinghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng dần
tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, chuyển dịch cơcấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương” hạn chế di dân tự phát ra thànhphố, xây dựng nông thôn có đời sống vật chất, văn hoá đầy đủ và phong phú
Thực tế cho thấy kinh tế nông thôn gắn liền với nông nghiệp có nhiều hạnchế, làng nghề mở ra cho nông dân một hướng làm ăn khác, làm giàu ngay trênmảnh đất của mình
1.4.1 Tạo việc làm, tăng thu nhập
Việc phát triển ngành nghề, làng nghề là hướng chủ yếu để tạo việc làmcho lao động nông thôn, một vấn đề thời sự đang rất bức xúc Các làng nghềtrong tỉnh Nghệ An đã thu hút trên năm vạn lao động làm việc thường xuyên,ngoài ra, còn tận dụng được số lao động nhàn rỗi vào những công đoạn thíchhợp Cộng với số lao động chưa đủ việc làm trong thời gian nông nhàn (còn đến35% thời gian lao động của nông dân), số lao động không còn việc làm khiruộng đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng (phát triển công nghiệp và đô thị),…sức ép về việc làm ở nông thôn đang rất lớn Số lao động ấy phải được đào tạo
để hoạt động trong các ngành nghề là chủ yếu Hiện nay, nhiều làng nghề đã thuhút trên 70% lao động của làng vào các nghề thủ công, đem lại giá trị sản xuấttiểu thủ công nghiệp vượt trội so với nông nghiệp Đã có nhiều xã, nhờ pháttriển nhiều nghề mà thu nhập của dân cư tăng nhanh và có đến 70 - 80% là từtiểu thủ công nghiệp
Trang 9Làng nghề phát triển còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề,dịch vụ khác, qua đó tạo thêm việc làm, thêm thu nhập cho dân cư nhiều vùngnông thôn, như nghề mây tre đan đã kéo theo sự phát triển những vùng trồng câylàm nguyên liệu; ngành chế biến lương thực, thực phẩm đã thúc đấy ngành trồngtrọt, chăn nuôi phục vụ cho chế biến Do sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng,các dịch vụ như: tín dụng ngân hàng, dịch vụ thương mại, khoa học kỹ thuật, cũng có thêm điều kiện phát triển, làm phong phú cuộc sống ở nông thôn
1.4.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề chính là con đường chủ yếu
để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng chuyển từ lao động nôngnghiệp năng suất, thu nhập thấp sang lao động ngành nghề có năng suất và chấtlượng cao với thu nhập cao hơn Mục tiêu nâng cao đời sống của cư dân nôngthôn một cách toàn diện cả về kinh tế và văn hóa cũng chỉ có thể đạt được nếutrong nông thôn, có cơ cấu hợp lý của nông thôn mới, có nông nghiệp, côngnghiệp và dịch vụ, có nông thôn vận động và phát triển thanh bình với hệ thốnglàng nghề tiếp nối truyền thống văn hóa làng nghề với chuỗi đô thị nhỏ vănminh, lành mạnh
Sản phẩm làng nghề đã góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu.Nhiều nước ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vì những kiểu dángđộc đáo, từ hàng thủ công mỹ nghệ như đồ gốm sứ, hàng thổ cẩm, mây tre đantrau chuốt bằng bàn tay khéo léo của nghệ nhân, đến những sản phẩm nội thấtbằng gỗ, đá mỹ nghệ làm đẹp thêm những ngôi nhà Làng nghề phát triển đã gópphần to lớn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.4.3 Phát huy các giá trị văn hóa
Giá trị văn hóa thể hiện rõ nét nhất trong các sản phẩm làng nghề gắn vớitrí thông minh, bàn tay khéo léo và kỹ thuật tinh sảo của các nghệ nhân được lưutruyền từ hàng trăm năm nay đang được kế thừa, khôi phục Đó là những hoavăn, những họa tiết được lưu giữ từ nhiều đời trong những sản phẩm mỹ nghệ,những chi tiết quyết định giá trị của sản phẩm mang những nét tinh hoa củangười thợ thủ công và sắc thái riêng của làng nghề truyền thống Mỗi sản phẩmthủ công mỹ nghệ truyền thống không chỉ là một sản phẩm hàng hóa thôngthường mà là nơi gửi gắm tâm hồn, tài năng, thể hiện khiếu thẩm mỹ, sự thôngminh, sáng tạo, tinh thần lao động cần cù của nghệ nhân, trở thành sản phẩm vănhoá có tính nghệ thuật cao
Giá trị văn hóa của làng nghề nước ta còn thể hiện trong các nghệ nhân,
những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làngnghề, đồng thời không ngừng sáng tạo để làng nghề có thêm nhiều sản phẩm
Trang 10mới Vai trò đặc biệt quan trọng của nghệ nhân đã được Tổ chức giáo dục - khoahọc - văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đề nghị tặng những người là nghệnhân danh hiệu "Báu vật nhân văn sống" (Living Human Treasures)
Một nét đặc trưng của văn hóa làng nghề Việt Nam là việc tôn vinh, thờcúng các vị Tổ nghề Nhiều làng nghề đã tổ chức Lễ hội hàng năm thể hiện lòngbiết ơn, sự tôn vinh của làng nghề đối với người đã có công truyền bá và sángtạo ra nghề, giới thiệu những thành tựu của nghề gắn chặt với công đức của Tổnghề Nhiều làng nghề nhân dân đã suy tôn tổ nghề, hoặc người truyền nghề vàolàng là “thành hoàng” làng
1.4.4 Phát triển du lịch
Phát triển du lịch làng nghề là phát triển loại hình du lịch văn hóa chấtlượng cao Du lịch làng nghề khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể,các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do lao động làng nghề làm ra, như là một đốitượng tài nguyên du lịch phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, tham quan, vuichơi, giải trí Khách du lịch có thể trực tiếp xem và tham gia vào một số côngđoạn sản xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề Du khách được tiếp cận vớinét văn hóa, phong tục tập quán, cốt cách của người thợ ở từng vùng quê
Du lịch làng nghề được khai thác một cách bài bản, chuyên nghiệp, sẽ làphương tiện giao lưu, quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam mộtcách sâu rộng và có hiệu quả, góp phần tôn vinh, bảo tồn và giới thiệu rộng rãicác giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Du lịch làng nghề góp phần thúcđẩy sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề Du lịch làng nghềđược quảng bá và thị trường các sản phẩm của làng nghề được mở rộng sẽ nângcao thu nhập của cư dân làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làngnghề và cho địa phương có làng nghề
1.4.5 Phát triển xã hội
Làng nghề là một lực lượng có vị thế, một cộng đồng có sự liên kết bềnchặt bởi những mối liên hệ khăng khít, nhiều mặt: về lãnh thổ, dòng họ, về hoạtđộng kinh tế, có chung “Thành hoàng làng” và “Tổ nghề”; có chung văn hóa vàtâm linh Người thợ thủ công trong làng nghề gắn bó với làng, không chỉ vì yếu
tố kinh tế mà do nhiều yếu tố tâm linh, thiêng liêng, hình thành một cộng đồngđoàn kết, gắn bó từ nhiều đời, hình thành “vốn xã hội” của cộng đồng dân cưtrong làng nghề
Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, không chỉ là những vật phẩm vănhóa hay vật phẩm kinh tế thuần túy cho sinh hoạt bình thường hàng ngày, mà nóchính là những tác phẩm nghệ thuật, biểu trưng cho nền văn hóa xã hội, mức độphát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc Đồng thời các
Trang 11làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa như trongmột công xưởng Làng nghề là cả một môi trường văn hóa kinh tế - xã hội vàcông nghệ truyền thống lâu đời Nó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật truyền từđời này sang đời khác, tập chung ở các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sảnphẩm có bản sắc riêng của mình, nhưng lại tiêu biểu mang những nét độc đáocủa cả dân tộc.
Ngày nay, ngay cả khi đã được hiện đại hóa với công nghệ thiết bị máymóc tân tiến, các nghề truyền thống, nhất là nghề thủ công mỹ nghệ vốn đòi hỏiđến trí sáng tạo được thể hiện qua đôi tay khéo léo được mệnh danh là “bàn tayvàng” của người thợ, của nghệ nhân trong nghề Vì thế, nghệ nhân và thợ giỏiluôn có một vị trí đặc biệt khó có thể thay thế, cho dù ở thời đại nào
Phát triển làng nghề truyền thống và làng nghề mới là con đường để huy động vốn trong nhân dân và phát triển kinh tế nông thôn.
2 Nghệ Nhân và thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp
2.1 Khái niệm nghệ nhân
Nghệ nhân là người thợ thủ công có kỹ năng nghề nghiệp (kỹ nghệ) caođến mức tinh xảo Trong thực tế, người Việt Nam sử dụng từ Nghệ nhân khôngchỉ đối với người làm nghề thủ công mỹ nghệ như gốm sứ, kim hoàn, chạm khắc
gỗ, đá, mà còn cho một số người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễntruyền thống như hát tuồng, ca trù,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 vàNghị định 121/2005/NĐ-CP đã có điều quy định phong tặng danh hiệu và tiêu
chuẩn cá nhân đạt danh hiệu: "Nghệ nhân nhân dân" và "Nghệ nhân ưu tú" Theo
các văn bản quy phạm pháp luật trên, một số khái niệm đưa ra:
nhân có tài năng xuất sắc, tiêu biểu trong nghề thủ công mỹ nghệ
năng, có uy tín lớn trong nghề thủ công mỹ nghệ
Theo chúng tôi, Nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp là người thợ giỏi có thâm
niên trong nghề tiểu thủ công nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp tinh xảo, chế tácđược các mẫu sản phẩm mới đạt trình độ kỹ, mỹ thuật cao mà người thợ kháckhông làm được Là người có uy tín, ảnh hưởng rộng rãi trong địa phương, trongngành nghề và xã hội, Có công đóng góp trong việc đào tạo, phát triển ngành nghềtiểu thủ công nghiệp, giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ
Trang 12Thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp là người thợ, có thâm niên trong nghề tối
thiểu là 5 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp giỏi ở từng công đoạn
để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh, hoặc sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh từkhâu đầu đến khâu cuối, có khả năng sáng tác mẫu mã đạt trình độ cao mà ngườithợ bình thường khác không làm được
2.2 Vai trò của nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp
Nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp làm ra sản phẩm trước hết là
để bán, do yêu cầu sinh kế của họ và do nhu cầu sử dụng trong xã hội Nhưng
là người thợ có tài cao, tay nghề tinh xảo, nên sản phẩm làm ra đẹp, lại chứađựng cả tinh thần, tư tưởng, quan niệm nhân sinh trong đó, được người đờicoi như báu vật Như vậy, sản phẩm thủ công vừa là hàng hoá thông thường,vừa là vật phẩm văn hoá phi thường
Nghệ nhân và thợ giỏi là những tài năng sáng tạo góp phần bổ sung, làmđẹp thêm truyền thống và bản sắc văn hoá cộng đồng Họ có vai trò nòng cốttrong việc giữ gìn, thực hành, truyền nghề, lưu truyền các giá trị văn hoá dân tộctrong những sản phẩm làng nghề Vai trò này của nghệ nhân, thợ giỏi có ý nghĩavăn hoá - xã hội và kinh tế to lớn:
- Về giá trị văn hóa: Nghệ nhân, thợ giỏi trong làng nghề đóng vai trò hếtsức quan trọng trong việc bảo tồn giá trị văn hóa, bảo tồn giá trị sản phẩm làngnghề không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế theo ý nghĩa thông thường, mà còn baogồm các giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc đối với việc phát triển kinh tế
Giá trị văn hóa thể hiện rõ nét nhất trong các sản phẩm làng nghề Làngnghề thủ công truyền thống với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độcđáo của nền văn hóa Việt Nam - một dân tộc đã có bề dày lịch sử hàng ngànnăm với nền văn hóa lấy cộng đồng làng làm đợn vị tổ chức xã hội cơ bản.Trong thực tế, làng nghề tiểu thủ công nghiệp hiện đang lưu giữ kho tàng di sảnvăn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, do đó cũng là biểu hiện cụthể, sinh động bản sắc văn hóa Việt Nam Những nghệ nhân trong làng nghề đãtạo ra rất nhiều sản phẩm không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại mà còn thểhiện giá trị về văn hóa, lịch sử Đó là những hoa văn, họa tiết được lưu giữ từnhiều đời trong từng làng nghề, những chi tiết quyết định giá trị sản phẩm mangnhững nét tinh hoa của người thợ thủ công và mang sắc thái riêng của làng nghềtruyền thống Những chi tiết làm bằng tay của người thợ thủ công quyết định giátrị của sản phẩm ở đây chính là yếu tố phân biệt giữa sản phẩm thủ công vớinhững sản phẩm sản xuất công nghiệp Có những sản phẩm còn mang dấu tíchcủa thời đại, đặc điểm của từng làng nghề, phong cách riêng biệt của từng nghệnhân Đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi với bí quyết và quy trình công nghệ tạo ra các
Trang 13sản phẩm được lưu truyền cùng với toàn bộ cảnh quan, môi trường, sinh thái nhân văn các công trình tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội làng nghề truyền thống lànhững đối tượng cần được bảo tồn phát huy
-+ Nghệ nhân lưu giữ tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm đặctrưng của làng nghề Nghệ nhân không ngừng sáng tạo để làng nghề có thêmnhiều sản phẩm mới, vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thểhiện sức sáng tạo của chính nghệ nhân trong điều kiện mới
- Vai trò xã hội: Nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp trong làng nghềgắn bó với làng không chỉ đơn thuần là yếu tố kinh tế mà do nhiều yếu tố tâmlinh thiêng liêng, trở thành chất kết dính bền vững trong làng nghề Chính vìvậy, tính cộng đồng làng xã rất gắn bó
- Vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế:
Hiện nay, nhiều làng nghề đã thu hút trên 70% lao động của làng vào cácnghề tiểu thủ công nghiệp, đem lại giá trị sản xuất vượt trội so với sản xuất nôngnghiệp Đã có nhiều xã, làng nghề do phát triển nhiều ngành nghề, làng nghề màthu nhập của dân có có đến 70%-80% là từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Cùng với việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, phát triểnlàng nghề mới của cả nước, sản phẩm từ bàn tay của thợ thủ công trong các làngnghề góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu Nhiều nước ưa chuộnghàng mỹ nghệ Việt Nam vì kiểm dáng độc đáo, từ hàng thủ công mỹ nghệ nhưgốm sứ, hàng thổ cẩm, mây tre đan trau chuốt bởi bàn tay khéo léo của nghệnhân đến những sản phẩm nội thất bằng đá, gỗ mỹ nghệ, Mỗi sản phẩm đềumang bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, tư tưởng, đặcđiểm nhân văn, trình độ khoa học kỹ thuật rất độc đáo của dân tộc Việt Nam.Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu mang trong mỗi sản phẩm nét tinh hoa vănhóa dân tộc, đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại Chúng ta đang cố gắngvừa giới thiệu với bạn bè thế giới những sản phẩm độc đáo mang truyền thốngdân tộc, vừa sáng tạo thêm những mẫu mã mới theo thị hiếu tiêu dùng của kháchhàng châu lục, từng nước, kể cả trong từng thời vụ
2.2.1 Lựa chọn, duy trì, mở rộng cơ sở sản xuất và chế tác sản phẩm.
Nghệ nhân là người thạo nghề, tâm huyết phát triển nghề nên họ thườngđặt nền móng và có công tạo lập làng nghề, lập cơ sở sản xuất, đồng thời duy trìnghề và làng nghề bằng nhiều biện pháp như: có người giữ bí mật nghề, giữ “bíquyết” về công nghệ sản xuất, pha chế nguyên vật liệu, để độc quyền sản xuất
và bán sản phẩm, chỉ truyền dạy nghề trong gia đình, gia tộc, trong làng xóm.Nghệ nhân, thợ giỏi kiên trì theo đuổi nghề suốt đời, không giao động trước khó
Trang 14khăn, tâm huyết với nghề, không chịu để mai một làng nghề của mình Chính họ
là chỗ dựa về tinh thần, vật chất cho lớp thợ trẻ
2.2.2 Cải tiến, sáng chế kỹ thuật, công nghệ và công cụ chuyên dụng, đặc biệt là
công cụ cầm tay; Kế thừa kinh nghiệm truyền thống lâu đời và giỏi vận dụngvốn kinh nghiệm ấy Thông qua thực tiễn sản xuất, kinh doanh, chính các nghệnhân, thợ giỏi mới phát hiện những vấn đề khoa học, đưa ra ý tưởng và nghiêncứu đề xuất những giải pháp về kỹ thuật, quản lý và kinh tế giúp cho việc gìngiữ, củng cố và phát triển nghề, làng nghề
2.2.3 Tạo mẫu, thiết kế, cải tiến sản phẩm hàng hoá, gồm mẫu sản phẩm cổ truyền, sản phẩm phục chế và mẫu mới, hiện đại hoá.
Nghệ nhân là người “ra mẫu” (tạo mẫu) bằng bản vẽ phác thảo, hoặc chitiết, có khi là nặn mẫu hoặc tạo mẫu Thợ trẻ, thợ phụ cứ theo mẫu mà làm theo.Cải tiến mẫu cũ, tạo kiểu dáng mới hợp thị hiếu khách hàng
Là người thổi hồn văn hóa dân tộc, truyền thống quê hương, cốt cáchngười Việt Nam vào trong từng sản phẩm thủ công, làm cho sản phẩm làng nghề
có giá trị kinh tế và văn hóa cao
2.2.4 Nghiên cứu, sáng chế chất liệu, nguyên liệu mới, nhiên liệu thay thế như:
dùng than thay củi, rơm; dùng gas hoặc điện thay than
2.2.5 Nắm bắt yêu cầu thị trường, tìm khách hàng tiêu thụ sản phẩm và liên
doanh, liên kết sản xuất Nghệ nhân, thợ giỏi thường tự tổ chức sản xuất, tự tiêuthụ hoặc liên kết với các nhà phân phối sản phẩm ở trong và ngoài nước
2.2.6 Tìm nguồn vốn đầu tư để duy trì sản xuất, mở rộng năng lực cung cấp sản
phẩm cho thị trường, tăng thị phần tiêu thụ hàng hoá trên thị trường trong nước
và nước ngoài
2.2.7 Có khả năng quản lý điều hành sản xuất, phân công lao động hợp lý, tận
dụng lao động ở nhiều độ tuổi trong gia đình, trong doanh nghiệp của mình.(Nhiều nghệ nhân hiện đã có năng lực lớn về mặt này, có đủ sức quản lý điềuhành hàng trăm lao động trong doanh nghiệp của họ) Nhiều nghệ nhân trở thànhdoanh nhân, các chủ cơ sở, chủ doanh nghiệp
2.2.8 Đề đạt nguyện vọng về chính sách của Nhà nước đối với ngành hàng của mình và ngành nghề thủ công nói chung Họ có thể đóng góp ý kiến trực tiếp,
hoặc thông qua các hiệp hội, hội nghề nghiệp, hợp tác xã
2.2.9 Biết cách thu hút và đãi ngộ xứng đáng đối với chuyên gia, bao gồm: họa
sĩ tạo hình, tư vấn thương mại, luật sư, nhà khoa học,
2.2.10 Đào tạo và truyền nghề, vai trò này của nghệ nhân, thợ giỏi có ý nghĩa
kinh tế - xã hội to lớn, nó góp phần giải quyết việc làm, tránh thất nghiệp, hình
Trang 15thành đội ngũ thợ tay nghề cao, tạo thêm sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế.Mỗi nghệ nhân, hàng năm có thể đào tạo hàng chục, hàng trăm lao động mới.
Nhiều làng nghề đã giàu lên nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào pháttriển kinh tế- xã hội của tỉnh Kết quả và triển vọng ấy của làng nghề có đượcchính là do công sức nhiều người, nhiều ngành, sự quan tâm chỉ đạo của Nhànước, nhưng vai trò của các nghệ nhân, thợ giỏi là rất lớn, trở thành một trongnhững nhân tố quyết định nhất Tài năng và công sức của họ đáng được ghinhận, tôn vinh Vì vậy, việc phong tặng danh hiệu nghệ nhân đối với họ cần sớmđược các cơ quan có thẩm quyền thực hiện, để đánh giá đúng và phát huy sựđóng góp, tài năng của họ đối với địa phương và đất nước
3 Kinh nghiệm của các nước và tỉnh bạn trong phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi TTCN
3.1 Nhật Bản
Nổi bật nhất, có một phong trào đã lan tỏa khắp Châu Á đó là phong trào
“Mỗi làng một sản phẩm” (được gọi tắt là OVOP) của Ông Hiramatsu, thống đốc
quận Oita, Nhật Bản phát động vào năm 1979 Nội dung thực hiện của mô hìnhOVOP là tìm ra những sản phẩm độc đáo, đặc trưng nhất của mỗi làng, sau đóliên kết, xây dựng lại để giới thiệu bán trên toàn quốc và thế giới Kết quả củaphong trào trên, là sau một thời gian các sản phẩm của mô hình OVOP đã cótính cạnh tranh trên cả nước Nhật Bản và thế giới, nhưng quan trọng nó vẫn giữđược giá trị của nền văn hoá địa phương
Chính phủ Nhật Bản có chính sách đầu tư đào tạo các nhà cố vấn, xâydựng các Trung tâm dịch vụ và Viện đào tạo nghề Ngoài ra ở 600 thành phố,chính quyền đã giúp thành lập nhiều văn phòng cố vấn Nhờ có các dịch vụ cốvấn và các nhà cố vấn giỏi hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ sản xuất mà ngànhnghề và các làng nghề truyền thống ở Nhật Bản phát triển mạnh
- Các cấp chính quyền Nhà nước và các đoàn thể hỗ trợ thực hiện các kếhoạch khôi phục và phát triển nghề truyền thống như:
+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, triển khai các hoạt động đào tạo nguồnnhân lực đảm bảo lực lượng kế thừa là một trong những vấn đề quan trọng hàngđầu Hiệp Hội khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyềnthống đã tiến hành công nhận danh hiệu “nghệ nhân công nghệ truyền thống”,tặng thưởng cho những người có công lao đóng góp cho sự nghiệp khôi phục vàphát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trong các địa phương ởNhật Bản Cung cấp học bổng cho thanh niên theo học nghề truyền thống
Trang 16+ Hỗ trợ khai thác nhu cầu và tuyên truyền, quảng cáo: Để tuyên truyềnrộng rãi cái tốt đẹp của ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, năm 1983,Hiệp Hội khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đãphát động phong trào và lấy tháng 11 hàng năm là “tháng thúc đẩy phát triển thủcông mỹ nghệ truyền thống”
+ Chính phủ còn tạo thêm điều kiện thành lập hiệp hội khôi phục vàphát triển LNTT nhằm khôi phục và chấn hưng ngành sản xuất hàng thủ công
mỹ nghệ truyền thống trong cả nước, đồng thời làm cho các tầng lớp nhân dânhiểu đúng và rõ về hàng công nghệ truyền thống bằng các biện pháp:
+ Công nhận các danh hiệu các “nghệ nhân công nghệ truyền thống”;Thực hiện các chính sách khen thưởng; Phát hành giấy chứng nhận hàng côngnghệ truyền thống cho các sản phẩm truyền thống đạt tiêu chuẩn kiểm tra; Tổchức triển lãm, hội thi, xây dựng phim về công nghệ sản phẩm truyền thống,quảng cáo ở báo chí, sách v.v ; Thành lập trung tâm thủ công truyền thốngquốc gia với chức năng thông tin tổng hợp về công nghệ sản phẩm truyềnthống v.v
3.2 Ấn Độ
Ấn Độ có nền văn minh, văn hóa dân tộc lâu đời và được thể hiện rất rõnét trên các sản phẩm thủ công truyền thống Những năm 1980, lực lượng thợthủ công chuyên nghiệp lên tới 4-5 triệu người, chưa kể hàng chục triệu nôngdân làm nghề phụ, đặc biệt có nghề thủ công mỹ nghệ cao cấp như: nghề kimhoàn vàng, bạc, ngọc, ngà, đồ mỹ nghệ khác… Trong số 0,03% sản lượng kimcương của thế giới mà Ấn Độ khai thác được là do 75 vạn thợ chế tác kim cươngcủa Ấn Độ thực hiện và chủ yếu là các hộ gia đình sống trong các làng nghềtruyền thống Kim ngạch xuất khẩu kim cương đạt tới 3 tỷ USD
Ở Ấn Độ có khoảng 450 Trung tâm dạy nghề để đào tạo tay nghề chongười lao động Các trung tâm này còn có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng cáccông nghệ mới, tạo ra những mẫu mã mới, đa dạng, phù hợp với thị hiếu ngườitiêu dùng trong nước và ngoài nước, các trung tâm dạy nghề rải rác trong cảnước để đào tạo cho người lao động Chính phú Ấn Độ đặc biệt quan tâm đếnthợ cả và thợ lành nghề có nhiều kinh nghiệm Có tới 13 trung tâm trong cảnước với nhiệm vụ chuyên lo nâng cao tay nghề cho thợ cả và thợ lành nghềnhằm gìn giữ và khôi phục các nghề cổ truyền và nghề truyền thống đặc sắc cónguy cơ thất truyền và bồi dưỡng cho các nghệ nhân đặc biệt tài hoa Thợ cả,thợ lành nghề và nghệ nhân được coi là vốn quí của quốc già và được Nhà nướcquan tâm về vật chất và tinh thần
3.3 Thái Lan
Trang 17Thái Lan, áp dụng mô hình OVOP của Nhật Bản, nhưng vẫn muốn tạo ranhững sản phẩm làng nghề đặc trưng hơn nữa, Thái Lan tiếp tục cho xây dựng
một phong trào mới mang tên “Mỗi huyện một sản phẩm” (có tên viết tắt là
OTOP) Tư tưởng xuyên suốt của OTOP là tạo ra các sản phẩm có hàm lượngvăn hoá và đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi cộng đồng trong địa phương.Thái Lan đã tổ chức các hội chợ có sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới
và bằng cách mời các nghệ nhân nước ngoài, người mua hàng ở các cửa hàngbán sản phẩm tại các hội chợ làm ban giám khảo đánh giá chất lượng sản phẩm.Chính vì vậy, phong trào “Mỗi huyện một sản phẩm” cũng đã rất thành công ởThái Lan (chỉ có từ năm 2002 đến năm 2006 nhiều sản phẩm của các làng nghềThái Lan đã xuất khẩu ra thế giới) Việc quảng bá sản phẩm rộng rãi, với chấtlượng sản phẩm tốt, mà hàng năm lượng khách du lịch đến Thái Lan kết hợp dulịch với mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng cao
- Chính sách đào tạo: Chính phủ chú trọng các hình thức đào tạo: đàotạo tại chỗ, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương và đào tạothông qua các trung tâm, các trường dạy nghề để đáp ứng được việc kết hợpgiữa kỹ năng tinh xảo với kỹ nghệ tiên tiến
Chính phủ đầu tư một khoản vốn nhất định để xây dựng trung tâm dạynghề truyền thống cho những nông dân nghèo Các trung tâm dạy nghề hàngnăm thu hút nhiều thanh niên ở các địa phương về học nghề, được cấp họcbổng và các điều kiện học tập Không phải đóng học phí hay bất kỳ khoản lệphí nào Kết thúc khoá học họ được giới thiệu trả lại địa phương và được tạođiều kiện để hành nghề
- Chú trọng phát triển các làng nghề có những sản phẩm có giá trị xuấtkhẩu cao Thái Lan đã thực hiện các chính sách:
+ Mời chuyên gia nước ngoài để tư vấn cho các nhà sản xuất
+ Quảng cáo kỹ thuật trạm trổ và giá cả hợp lý của sản phẩm
+ Hội thảo, huấn luyện cho các nhà sản xuất, xuất khẩu để nâng cao sựhiểu biết của thị trường nước ngoài
+ Hỗ trợ các nhà sản xuất, xuất khẩu về tài chính và nhiều đặc quyền khác.+ Tham dự hội chợ thương mại quốc tế về nữ trang và đá quý
3.4 Trung Quốc
Nghề thủ công Trung Quốc với những sản phẩm đi liền với tên các địaphương sản xuất ra nó Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ rất lâu và rất nổitiếng như: đồ gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, làm giấy Trung Quốcphát triển từ những người làm nghề thủ công thành các tổ chức, thành hợptác xã, sau này phát triển thành các xí nghiệp hương trấn Xí nghiệp hương
Trang 18trấn là một hình thức mới của công nghiệp hoá nông thôn mang đặc sắc TrungQuốc Nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Từkhi thực hiện cải cách mở cửa đến nay, xí nghiệp hương trấn phát triển đãlàm lớn mạnh thực lực kinh tế quốc dân, thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn,thúc đẩy cải cách kinh tế Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến việc phát triển các ngành nghềtrong các xí nghiệp hương trấn, coi đây là một trong những nhiệm vụ quantrọng của công cuộc công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc Trước hết là cónhững cải cách về thể chế và phi thể chế đối với những vùng nông thôn đểphát triển kinh tế thị trường
Chính phủ Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách, giải pháp cụ thể
đã tác động mạnh đến sự phát triển các xí nghiệp hương trấn:
- Chính sách đào tạo: Chính phủ chú trọng các hình thức đào tạo: đàotạo tại chỗ, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương và đào tạothông qua các trung tâm, các trường dạy nghề để đáp ứng được việc kết hợpgiữa kỹ năng tinh xảo với kỹ nghệ tiên tiến
- Chính sách thuế: Quy định chính sách thuế khác nhau cho các vùngnghề khác nhau, ưu tiên các xí nghiệp hương trấn, hạ mức thuế áp dụng chocác xí nghiệp hương trấn, miễn tất cả các loại thuế trong 3 năm
- Chính sách tín dụng: Cung cấp tín dụng cho xí nghiệp hương trấn,một số ngân hàng hàng đầu đã tham gia vào việc cho vay đối với các xínghiệp hương trấn
- Chính sách xuất khẩu: Tạo điều kiện cho các xí nghiệp hương trấntham gia vào các hoạt động của thị trường xuất khẩu, từ đó tạo ra sự phát triểnvượt bậc của nhiều xí nghiệp hương trấn
- Chính sách công nghệ: Chính phủ đã đề ra chương trình “đốm lửa”nhằm chuyển giao công nghệ và khoa học ứng dụng tiến bộ khoa học côngnghệ đến những vùng nông thôn, kết hợp khoa học với các hoạt động kinh tế
Bằng những chính sách đó, các xí nghiệp hương trấn có sự đóng góp tíchcực vào tăng trưởng kinh tế Trung Quốc làm thay đổi diện mạo KT-XH nôngthôn Năm 2006, công nghiệp nông thôn chiếm 20% GDP và thu hút khoảng 160triệu lao động nông thôn Cơ cấu kinh tế nông thôn có sự thay đổi tích cực theohướng công nghiệp hoá, ngành nghề trong nông thôn đa dạng hơn
* Các tỉnh, thành phố ở Việt Nam
1 Ninh Bình
Trang 19Ninh Bình tổ chức nhiều khóa đào tạo 3 tháng cho thợ kỹ thuật, thành lậptrung tâm phát triển ngành nghề thủ công, nơi đó tổ chức cho các nghệ nhânlành nghề tiến hành truyền nghề cho các thợ trẻ, cũng như hướng dẫn tổ chứcsản xuất kinh doanh mặt hàng này Trung tâm dạy nghề thủ công được sự phốihợp của 6 huyện, 02 làng nghề trọng điểm của tỉnh, được tỉnh hỗ trợ vốn thườngxuyên cho khâu đào tạo ngắn hạn (03 tháng), hỗ trợ kinh phí tổ chức thườngxuyên các hội trợ, triển lãm trong tỉnh, tham gia các hội trợ, triển lãm nghề thủcông trong nước và quốc tế nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm của tỉnh.
Các cấp chính quyền Nhà nước và các đoàn thể hỗ trợ thực hiện các kếhoạch khôi phục và phát triển nghề truyền thống như:
+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, triển khai các hoạt động đào tạo nguồnnhân lực đảm bảo lực lượng kế thừa là một trong những vấn đề quan trọng hàngđầu Tỉnh chú trọng các hình thức đào tạo: đào tạo tại chỗ, mở các lớp đàotạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương và đào tạo thông qua các trung tâm,các trường dạy nghề để đáp ứng được việc kết hợp giữa kỹ năng tinh xảo với
kỹ nghệ tiên tiến
+ Tổ chức các lễ hội hàng năm ở các làng nghề để tưởng nhớ các vị tổnghề và các bậc danh nhân có công khai ấp, lập thôn, qua đó, động viên các thế hệcon cháu giữ vững và phát huy làng nghề truyền thống, xây dựng nông thôn mới
+ Tỉnh còn có chính sách hỗ trợ và tổ chức các hội chợ có sự tham gia củanhiều nghệ nhân trong và ngoài tỉnh tham gia giới thiệu và quảng bá sản phẩmrộng rãi, với chất lượng sản phẩm tốt
2 Bắc Ninh
Hiện nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề thủ công, trong đó có 31 làng nghềthủ công truyền thống, trong đó có nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ nổi tiếngnhư: Đồng Kỵ, Đại Bái, Xuân Lai, Phong Kê, Văn Môn, Đông Hồ,…
Những năm qua các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã coi trọng và đangtích cực thực hiện công tác đào tạo nghề, nhân cấy nghề mới, đồng thời áp dụngcác giải pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động sản xuấtkinh doanh Tỉnh hướng các hoạt động khuyến công cho các cơ sở trong làngnghề, nhất là chương trình triển khai nhân cấy nghề mới cho nông thôn, vậndụng linh hoạt các chủ trương, chính sách của Nhà nước được tỉnh coi là biệnpháp tạo môi trường thuận lợi nhằm khuyến khích, thu hút vốn đầu tư cho cáclàng nghề
Bên cạnh đó, Bắc Ninh tiếp tục bổ sung quy hoạch các cụm làng nghề gắnvới quy hoạch nông thôn mới, phát triển làng nghề theo hình thức đa dạng hóachủ sở hữu, củng cố các làng nghề hiện có, tập trung đầu tư cho các làng nghề có
Trang 20điều kiện phát triển tốt, chú trọng việc phát triển các nghề mới gắn với việc xâydựng làng văn hóa - du lịch tại ở nông thôn Đa dạng hóa hình thức đào tạo nghềtheo phương châm đẩy mạnh công tác dạy nghề, truyền nghề, bảo tồn, khôi phụcphát triển nghề truyền thống gắn với nhân cấy nghề mới Đồng thời chú trọng mởrộng hình thức đào tạo tại chỗ, gắn kết việc đào tạo với việc sử dụng lao động
Ngoài ra, những nghệ nhân sẽ được thành phố hỗ trợ chi phí tập huấntrong nước hàng năm và chi phí thuê một gian hàng tiêu chuẩn để trưng bàycác sản phẩm do chính nghệ nhân làm ra khi tham gia các hội chợ, triển lãm cóngành nghề phù hợp theo kế hoạch được duyệt của Liên minh HTX; được xemxét vay vốn tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất để đầu tư nghiên cứu chế thửsản phẩm, hoặc các tác phẩm, công trình văn hoá có giá trị cao; được tham giacác hoạt động nghiên cứu, thiết kế, cải tiến mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, đổimới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hoá sảnphẩm từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của tỉnh
+ Thành lập CLB Nghệ nhân, thợ giỏi phát động người sản xuất và sángtác mẫu sản phẩm độc đáo, đa dạng
3 Hà nội
Thành phố Hà Nội đã trở thành “đất trăm nghề” và vẫn đang trong xu thếphát triển mạnh làng nghề với những chủ trương, chính sách đổi mới, mở cửatheo cơ chế thị trường Theo đó, UBND thành phố đã xây dựng các chươngtrình, kế hoạch, đề án phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó tập trung vàoviệc hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển các nghề và làng nghềtruyền thống, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoàinước Để tôn vinh, bảo tồn, phát triển, nuôi dưỡng người tài và làng nghề,UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quy chế xét công nhận danh hiệu Làngnghề truyền thống Hà Nội và phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội Như vậy,những người thợ thủ công truyền thống, nhất là nghệ nhân, thợ giỏi và các nhàdoanh nghiệp trong ngành hàng này đã có môi trường pháp lý phù hợp để sángtạo, phát huy tài năng và sở trường tối đa trong sản xuất kinh doanh, góp phầnlàm giàu cho thành phố Đồng thời, các nghề và làng nghề Hà Nội đã có điềukiện thuận lợi để bảo tồn và phát triển
Theo tiêu chuẩn mới của Hà Nội, làng nghề truyền thống phải có số nămhoạt động nghề từ 50 năm trở lên, giá trị kinh tế phải đạt trên 50% và trên 30%
số lao động tham gia làm nghề Đối với nghệ nhân phải có số năm hoạt độngnghề từ 10 năm trở lên, sáng tác thiết kế được 5 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệthuật cao, trực tiếp làm ra 10 tác phẩm có giá trị kinh tế, mỹ thuật và tham giađào tạo truyền nghề tối thiểu cho 50 người
Trang 21Hàng năm TP Hà nội tổ chức xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi tiểuthủ công nghiệp Đây sẽ là điểm sáng để sáng tác, thiết kế và trực tiếp làm ra cácsản phẩm độc đáo có tính mỹ thuật và kinh tế cao Bên cạnh đó, đội ngũ nghệnhân này cũng luôn sẵn sàng truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ - nguồn nhânlực dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh, cần cù, sáng tạo để các làng nghề truyềnthống được bảo tồn, khôi phục và phát triển Thông qua các sản phẩm thủ côngtruyền thống do đội ngũ thợ giỏi của Hà Nội, nhất là ở các làng nghề truyềnthống làm ra trong đó có sự đóng góp quan trọng nhất của đội ngũ nghệ nhân đãđược rèn giũa tay nghề từ đời này sang đời khác và là những người có công gìngiữ những công nghệ truyền thống, biết cách cải tiến mẫu mã mà không làm mất
đi phong cách truyền thống, vẫn đảm bảo về giá trị thẩm mỹ, về chất lượng vàduy trì được các yếu tố văn hóa kết tinh trong sản phẩm
+ Tổ chức các lễ hội hàng năm ở các làng nghề để tưởng nhớ các vị tổnghề và các bậc danh nhân có công khai ấp, lập thôn, qua đó, động viên các thế
hệ con cháu giữ vững và phát huy làng nghề truyền thống
+ Thành phố còn có chính sách hỗ trợ và tổ chức các hội chợ có sự thamgia của nhiều nghệ nhân trong và ngoài tỉnh tham gia giới thiệu và quảng bá sảnphẩm rộng rãi, với chất lượng sản phẩm tốt
+ Thành lập CLB Nghệ nhân, thợ giỏi phát động người sản xuất và sángtác mẫu sản phẩm độc đáo, đa dạng: Câu lạc bộ Nghệ nhân, thợ giỏi Bát tràng,Câu lạc bộ Nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề La Phù (huyện Hoài Đức); Câu lạc bộNghệ nhân, thợ giỏi làng nghề mộc Vạn Điểm (huyện Thường Tín)…
Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước và các tỉnh trong nước cho thấyrằng, ở khía cạnh con người có thể thấy ở Việt Nam vẫn chưa có được một hệthống nghiên cứu, đào tạo nghề truyền thống hoàn chỉnh nào Nếu so sánh vớicác nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonexia, Ấn Độ…thì họ đã tiến xa, tiến mạnh và vững chắc hơn Việt Nam rất nhiều Họ mạnh mẽ
là bởi họ đã có những trường đào tạo chuyên ngành thủ công truyền thống,những viện nghiên cứu và đặc biệt các nghệ nhân giỏi luôn được coi như báu vậtquốc gia…2
Việc phong tặng nghệ nhân là một vấn đề cấp bách, có ý tác dụng lớntrong việc bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công mỹ nghệ, vì vậy một số tỉnh,thành phố đã ra quyết định ban hành quy chế phong tặng nghệ nhân Đi đầutrong việc phong tặng nghệ nhân là thành phố Hà Nội Ngày 02/10/2003, UBNDthành phố Hà Nội có quyết định số 120/2003/QĐ-UB về việc ban hành quy chếphong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội, việc phong tặng giao cho Liên minh
2 Theo http://www.langngheviet.net
Trang 22HTX thành phố chủ trì, đã tổ chức 4 đợt phong tặng danh hiệu nghệ nhân chogần 40 người Ngày 18/5/2009 UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định mới
số 69/2009/QĐ-UB, ban hành quy chế phong tặng nghệ nhân Hà Nội ngành thủcông mỹ nghệ và giao nhiệm vụ này cho Sở Công Thương chủ trì Tháng12/2009 UBND thành phố Hà Nội đã quyết định phong tặng danh hiệu “Nghệnhân Hà Nội” cho 17 người, hoạt động trong các nghề thủ công mỹ nghệ: sơnmài, vàng bạc đá quý, đúc đồng, hoa lụa, chạm khắc gỗ, mây tre đan, điêu khắc,hoa nghệ thuật và thêu ren phục chế.3
Ngoài thủ đô Hà Nội, cũng đã có nhiều tỉnh, thành phố ban hành quy chếphong tặng nghệ nhân Ví dụ như:
- Tỉnh Thừa Thiên Huế: Quyết định số 1474/2007 ngày 27/6/2007 củaUBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy chế phong tặng danh hiệunghệ nhân Thừa Thiên Huế
- Tỉnh Bình thuận: Quyết định số 79/2007/QĐ-UBND ngày 07/12/2007của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, quy trình,thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề
về Bình Thuận trong ngành thủ công mỹ nghệ
- Thành phố Hải Phòng: Quyết định số 144/2009/QĐ-UB ngày 12/2/2009của UBND thành phố Hải Phòng về việc ban hành quy chế phong tặng danhhiệu nghệ nhân Hải Phòng ngành thủ công mỹ nghệ
- Long An: Quyết định số 80/2009/QĐ-UB ngày 18/12/2009 của UBNDtỉnh Long An, ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xéttặng danh hiệu nghệ nhân tỉnh Long An, thợ giỏi tỉnh Long An và người có côngđưa nghề về Long An trong ngành thủ công mỹ nghệ
Ngoài ra còn rất nhiều tỉnh khác đã có quyết định phong tặng nghệ nhân
và thợ giỏi Một số tỉnh ngoài phong tặng nghệ nhân, thợ giỏi còn tặng thưởngngười có công đưa nghề về quê hương
4 Tiêu chí phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở trung ương
Theo Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005 Tại Ðiều 65.Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 quy định tặng: Danh hiệu "Nghệ nhânnhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" cho cá nhân có nhiều năm trong nghề, kế tục, giữgìn, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Tiêuchuẩn được quy định như sau:
Trang 231 Danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" được xét tặng cho cá nhân đạt cáctiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng xuất sắc, tay nghề điêu luyện đãtrực tiếp làm ra các sản phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật cao;
b) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
c) Có công lớn trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề, sáng tạo và pháttriển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống;
d) Ðược đồng nghiệp, quần chúng mến mộ, kính trọng, tiêu biểu cho cácnghề thủ công mỹ nghệ trong cả nước
2 Danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêuchuẩn sau:
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng xuất sắc, tay nghề cao đã trựctiếp làm ra sản phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;
c) Có công trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề và phát triển ngànhnghề thủ công mỹ nghệ truyền thống;
d) Ðược đồng nghiệp, quần chúng mến mộ, tiêu biểu cho các nghề thủcông mỹ nghệ của địa phương
3 Danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" được xét và công
bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9
Sau Luật Thi đua, Khen thưởng Chính phủ có Nghị định
121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi bổ sung một
số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng
Căn cứ vào các Luật và Nghị định trên, sau khi thống nhất với Ban Thiđua, Khen thưởng Trung ương, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đãban hành Thông tư 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 hướng dẫn tiêu chuẩn,quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân
ưu tú Tại thông tư này quy định:
1 Tiêu chuẩn Nghệ nhân nhân dân
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người
và đồng nghiệp noi theo;
b) Là người thợ giỏi xuất sắc được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 20 năm; đã được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú từ
5 năm trở lên; có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết
Trang 24kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đồng thời đã trực tiếp làm ra trên 20 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;
c) Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:
- Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên
150 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
- Tiếp tục giữ vững và phát huy ảnh hưởng của Nghệ nhân ưu tú Là Nghệ nhân ưu tú tiêu biểu xuất sắc được đồng nghiệp thừa nhận, quần chúng mến mộ, kính trọng;
d) Đạt giải thưởng quốc gia hoặc quốc tế tính từ sau khi được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú
2 Tiêu chuẩn Nghệ nhân ưu tú
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, gương mẫu, thực sự là tấm gương sáng cho mọi người
và đồng nghiệp noi theo;
b) Là người thợ giỏi tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, có thâm niên trong nghề tối thiểu 15 năm, có trình độ kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp điêu luyện, sáng tác thiết kế được 10 mẫu sản phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao đã trực tiếp làm ra trên 15 tác phẩm có giá trị kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật;
c) Là người có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội:
- Có nhiều thành tích trong việc giữ gìn, truyền nghề, dạy nghề cho trên
100 người, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ;
- Là Nghệ nhân đầu đàn tiêu biểu được đồng nghiệp thừa nhận, quần chúng mến mộ, kính trọng;
d) Có tác phẩm đạt trình độ nghệ thuật cao, được tặng giải (loại vàng hoặc bạc) tại các hội chợ triển lãm quốc gia hoặc quốc tế
Sự cần thiết phải ban hành quy chế phong tặng nghệ nhân xuất phát trướchết chính từ vai trò và hiệu quả của nó mang lại đối với sự khôi phục và pháttriển làng nghề thủ công mỹ nghệ của tỉnh Quan trọng nhất trong quy chế đó làtiêu chí phong tặng nghệ nhân Tiêu chí phong tặng nghệ nhân căn cứ vào cácvăn bản của nhà nước và có sự tham khảo tiêu chí của một số tỉnh, thành phố ởViệt Nam đã có ban hành Xây dựng tiêu chí phong tặng phải:
- Đảm bảo tính khoa học: tiêu chí phong tặng phải rõ ràng, không đanghĩa, tạo điều kiện công khai minh bạch khi xét chọn
- Có tính khả thi: tiêu chí đặt ra sát với thực tế, không cao xa, tuyệt đốihóa khó thực hiện Tiêu chí cần dễ phổ biến, không rườm rà câu chữ
Trên cơ sở các tiêu chí để phong tặng nghệ nhân, việc xét tặng danh hiệunghệ nhân sẽ được triển khai xuất phát từ cơ sở Cộng đồng sẽ quyết định việc
Trang 25lựa chọn, đề cử những người đủ tiêu chuẩn theo những tiêu chí đã xây dựng Hộiđồng thi đua, khen thưởng cấp trên sẽ lấy đánh giá của cộng đồng làm căn cứquan trọng để quyết định phong tặng Vấn đề là việc nhiều hay ít người đượcphong tặng không quan trọng bằng việc người phong tặng có xứng đáng haykhông và việc phong tặng đó có góp phần tích cực vào việc bảo tồn và phát triểnlàng nghề hay không?
Quyết định phong tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưutú” của nhà nước, cũng như quyết định phong tặng danh hiệu nghệ nhân của một
số tỉnh, thành phố đã ban hành cũng chỉ phong tặng danh hiệu cho nghệ nhân cótài năng xuất sắc tiêu biểu trong nghề thủ công mỹ nghệ
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ PHÁT TRIỂN NGHỆ NHÂN VÀ THỢ GIỎI TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY
2.1 Thực trạng phát triển Làng nghề Nghệ An
Nghị quyết 06/NQ.TU của Tỉnh uỷ (khoá XV) về lĩnh vực Tiểu thủ côngnghiệp (TTCN) và xây dựng làng nghề, Ban Chấp Hành Tỉnh uỷ (khóa XVII) đãkhẳng định: “Giá trị sản xuất TTCN tăng bình quân hàng năm đạt 18,32%/năm;Một số sản phẩm làng nghề có thương hiệu và tốc độ tăng trưởng khá; Số lượnglàng nghề, làng có nghề được công nhận đạt cao Công nghiệp, TTCN và làngnghề phát triển đó góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thungân sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân” 4. Năm 2011UBND tỉnh công nhận 9 làng nghề, nâng tổng số làng nghề cả tỉnh lên 111 làng.Giá trị tiểu thủ công nghiệp - làng nghề năm 2011 đạt 2.700 tỷ đồng, tạo ra giátrị sản xuất hàng năm là 768.822 triệu đồng Các làng nghề đã thu hút 24.574 laođộng thường xuyên, với mức thu nhập bình quân 16,5 triệu đồng/người/năm, đã
4 Nghị quyết 06/NQ.TU ngày 4/11/2011 của Tỉnh uỷ (Khóa XVII) về phát triển Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề giai đoạn 2011-2020.
Trang 26góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo nâng cao đời sống người lao động, ổnđịnh an sinh xã hội, thực hiện chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới…5
2.1.1 Kết quả phát triển nghề Tiểu thủ công nghiệp (TTCN)
Năm 2010 mục tiêu phát triển nghề nói chung, du nhập nghề mới nóiriêng ở nông thôn tiếp tục duy trì và phát triển Giá trị sản xuất tiểu thủ côngnghiệp năm 2010 đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2009, chiếm 29,3%giá trị sản xuất công nghiệp của cả tỉnh Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn cảnăm ước đạt 318 triệu USD, tăng 44,5% so với năm trước Trong đó, kim ngạchxuất khẩu hàng hoá ước đạt 140 triệu USD, tăng 34,76%; sản phẩm bằng gỗ, sảnphẩm bằng nhựa, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 15% giá trị xuấtkhẩu, trong đó lĩnh vực ngoài quốc doanh đạt gần 600 tỷ đồng tăng 19% so vớinăm 2009, nộp ngân sách đạt gần 660 tỷ đồng Năm 2010 khu vực TTCN- Làngnghề vẫn phát triển khá ổn định trong sản xuất, tiêu thụ của các DN, Làng nghề.Hơn thế nhiều DN còn đứng vững và phát triển khá như: Cty TNHH Đức Phongvới hợp đồng xuất khẩu ổn định sản phẩm Mây tre đan 5 năm với tập đoànIKEA - Thụy Điển HTX TTCN Quyết Thành với sản lượng chế biến đá trắngmỗi năm trên 20.000 tấn Cty TNHH Lưu Hồng (khu công nghiệp nhỏ QuỳnhGiang) doanh số sản phẩm cơ khí nhỏ trên 5 tỷ đồng, Cty cổ phần Thủ công mỹnghệ xuất khẩu đạt 3,5 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ và mây tre đan vào thịtrường Đài Loan… Ngoài ra nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình sản xuấtkinh doanh trong các khu công nghiệp nhỏ ở các huyện đóng góp giá trị kinh tếTTCN cho địa phương như: Làng nghề ngói Cừa Tân Kỳ Các Cty TNHH sảnxuất cơ khí (khu CN Diễn Hồng, DNTN Phương Mai (Quỳnh Lưu) Các làngnghề Mây tre đan móc sợi Nghi Thái, Nghi Phong (Nghi Lộc)… Cùng vớinhiệm vụ bảo tồn nghề truyền thống, phát triển du nhập nghề mới, ngành nghềnông thôn phát triển khá mạnh trong năm 2010 Điển hình là các nhóm nghề:Chế biến Nông lâm thuỷ sản, khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, Mây tre đanmóc sợi, sản xuất hàng thủ công đá và gỗ mỹ nghệ v.v Giá trị kinh tế ngànhnghề ở các huyện chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giá trị kinh tế chung Góp phầntạo việc làm thu hút lao động, tạo bước chuyển mới về cơ cấu kinh tế, cơ cấu laođộng ở nông thôn
Số lượng làng nghề đến nay trên địa bàn tỉnh đã xây dựng và công nhậnđược 111 làng nghề, thu hút và đào tạo nghề được gần 60.000 lao động
- Phân loại làng nghề:
1, Chế biến bảo quản Nông lâm, thuỷ sản 26 làng 23,42%
2, Đồ gỗ 11 làng 9,91%
http://baonghean.vn/news_detail.asp?newsid=87950&CatID=99
Trang 273, Mây tre đan 43 làng 38,74%
4, Gốm sứ 1 làng 0,90%
5, Thêu ren, dâu tằm tơ 4 làng 3,6%
6, Dệt may 6 làng 5,41%
7, Cơ khí nhỏ 1 làng 0,90%
8, Sản xuất hương, chổi đót, giấy gió 14 làng 12,61%
9, Gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh 5 làng 4.5%
2.1.2 Thông tin về sản phẩm
Theo kết quả khảo sát: sản phẩm của các làng nghề Nghệ An khá phongphú, đa dạng Những sản phẩm chủ yếu là: Nghề Chế biến nông sản thực phẩm;sản xuất mộc dân dụng và mỹ nghệ; Chế biến thuỷ hải sản; Nghề Mây tre đan;Nghề dệt thổ cẩm, thêu ren; Nghề sản xuất, dịch vụ cơ khí nhỏ; nghề sản xuất
Vật liệu xây dựng; Nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh Tạm thời, theo
sản phẩm có thể phân chia thành các nhóm nghề chính như sau:
a) Nhóm nghề Chế biến nông sản, thực phẩm: Nghề Chế biến nông sản
thực phẩm chủ yếu quy mô nhỏ mang tính tự cung tự cấp ở nhiều địa phương,một số sản phẩm chế biến đã phát triển khá và được công nhận làng nghề như:Bún, bánh, kẹo, tương, miến, giò chả, rượu… phát triển chủ yếu ở Diễn Châu 2làng, Nam Đàn 1 làng, Quỳnh Lưu 1 làng, Nghi Lộc 1 làng, thị xã Thái Hoà 1làng, Đô Lương 1 làng; Các làng nghề đã thu hút 2.571 lao động làm nghề cóviệc làm thường xuyên, chiếm tỷ lệ 51,5%; Giá trị sản xuất từ nghề đạt 181.432triệu đồng, chiếm tỷ lệ 82,5%; Tổng thu nhập từ nghề đạt 34.067 triệu đồng,chiếm 61,3%; Thu nhập bình quân từ nghề 13 triệu đồng/lao động/năm
b) Nhóm nghề sản xuất mộc dân dụng và mỹ nghệ: Là nghề có lợi thế phát
triển do thuận lợi về nguồn cung cấp nguyên liệu, sản phẩm chủ yếu là: Đồ mộcgia dụng, mộc mỹ nghệ, mộc XDCB, đóng và sửa chữa tàu thuyền gỗ, sản phẩmchủ yếu phục vụ tiêu dùng nội địa, trong đó có sản phẩm xuất khẩu Nghề Mộcdân dụng và mỹ nghệ phát triển quy mô tập trung tương đối bền vững và có thunhập cao như : Nghĩa Quang, Tân Quyết Thắng (Quang Tiến, Quang Phong (TXThái Hoà); Phú Nghĩa, Nam Thắng (Quỳnh Lưu), Trung Kiên (Nghi Lộc) một
số cơ sở chế biến gỗ điển hình như: Công ty TNHH Hưng Hương, Công tyTNHH Quang Triều, Cty TNHH Minh Chiến, DNTN Minh Phú Các làng nghề
đã thu hút trên 2.809 lao động có việc làm từ nghề thường xuyên, chiếm tỷ lệ60%; Giá trị sản xuất từ nghề đạt 74.722 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 74,3%; Tổngthu nhập từ nghề đạt 26.466 triệu đồng, chiếm 71,3%; Thu nhập bình quân từnghề 20 triệu đồng/lao động/năm
Trang 28c) Nhóm nghề Chế biến thuỷ hải sản: Phát triển mạnh ở các địa phương
ven biển Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Cửa Lò Sản phẩm sản xuất chính là: Nướcmắm, ruốc, cá khô, mực khô, bột cá, hải sản đông lạnh Nhiều cơ sở mạnh dạnđầu tư công nghệ thiết bị để sản xuất hải sản xuất khẩu Một số xã điển hình chếbiến hải sản như: Quỳnh Phương, Quỳnh Dị, Tiến Thủy (huyện Quỳnh Lưu),Diễn Ngọc, Diễn Bích (huyện Diễn Châu), Nghi Hải, Nghi Thuỷ (thị xã CửaLò) Các làng nghề đã thu hút trên 2.279 lao động từ nghề có việc làm thườngxuyên, chiếm tỷ lệ 48%; Giá trị sản xuất từ nghề đạt 80.896 triệu đồng, chiếm tỷ
lệ 61%; Tổng thu nhập từ nghề đạt 36.435 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 55,5%; Thunhập bình quân từ nghề 15,6 triệu đồng/lao động/năm
d) Nhóm nghề nuôi tằm, ươm tơ: Là nghề truyền thống phát triển ở các địa
phương vùng ven sông có điều kiện trồng dâu nuôi tằm giải quyết được nhiềulao động nông thôn như: Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, HưngNguyên, Tân Kỳ Nghề nuôi tằm ươm tơ đang được khôi phục lại và phát triểnnhững năm lại đây Đến nay đó có 3 làng nghề ươm tơ kéo sợi và 22 làng cónghề ở các địa phương trên Các làng nghề ươm tơ kéo sợi đó giải quyết việclàm cho hàng ngàn lao động với thu nhập trên 10 triệu đồng/người/năm Cáclàng nghề đã thu hút trên 1.000 lao động có việc làm thường xuyên, chiếm tỷ lệ52%; Thu nhập bình quân 8 triệu đồng/lao động/năm
e) Nhóm nghề Mây tre đan:
Là thế mạnh của Nghệ An được phát triển nhanh cả về số lượng, chấtlượng trong những năm gần đây, có thể phát triển được ở vùng trung du, đồngbằng ven biển, ven đô thị Nguồn nguyên liệu có sẵn, giải quyết được nhiều laođộng nông nhàn Các sản phẩm mây tre đan (MTĐ) xuất khẩu ở Nghệ An đóxuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Ý, Nhật Bản, Úc,Canađa Là nghề có nhiều lợi thế về nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương,
có thị trường tiêu thụ, dễ làm và thu hút nhiều lao động nông nhàn Là nghềchiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nghề (44,6%) Tỉnh đã tập trung chỉ đạo và cónhiều chính sách hỗ trợ phát triển trong các năm qua: Từ chỗ có khoảng 150 laođộng đan lát của xã Nghi Phong và vùng lân cận (huyện Nghi Lộc) vào năm
2000, đến nay toàn tỉnh có trên 17.000 lao động làm nghề mây tre đan xuấtkhẩu, trong đó lao động qua đào tạo trên 12.000 người (được tỉnh hỗ trợ kinh phíđào tạo nghề), tại 48 xã thuộc 11 huyện trong tỉnh Sản phẩm chủ yếu xuất khẩusang các nước Đức, Anh, Nga, Bỉ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,Singapo,…
Doanh thu bán hàng mây tre đan (MTĐ) tăng đều hàng năm: Năm 2002:2,5 tỷ đồng, năm 2005: 16 tỷ đồng, năm 2006: gần 20 tỷ đồng, năm 2007: 23 tỷ
Trang 29đồng, năm 2008: 25 tỷ đồng, năm 2009: 30 tỷ đồng Làm vai trò "bà đỡ" cholàng nghề mây tre đan có 6 doanh nghiệp và 7 HTX hoạt động kinh doanh hàngmây tre đan cung cấp nguyên liệu vật tư và đặt hàng tiêu thụ sản phẩm mây tređan cho các làng nghề Nghề mây tre đan đã mang lại hiệu quả cao về mặt xãhội, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn Tính đếnnăm 2009, đã công nhận 37 làng nghề (chiếm 44,6%), dự kiến đến 2015 đạtthêm 16 làng nghề, phát triển chủ yếu ở Nghi Lộc 2 làng, Quỳnh Lưu 3 làng,Yên Thành 6 làng, Diễn Châu 3 làng; Nghĩa Đàn 1 làng, Tân Kỳ 1 làng Cáclàng nghề đã thu hút 9.337 lao động từ nghề có việc làm thường xuyên, chiếm tỷ
lệ 59% ; Giá trị sản xuất từ nghề đạt 82.201 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 50,4%; Tổngthu nhập đạt 54.247 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 60,7%; Thu nhập bình quân từ nghề6,7 triệu đồng/lao động/năm
h) Nhóm nghề dệt thổ cẩm, thêu ren: Đây là nghề truyền thống lâu đời
của đồng bào dân tộc Thái, H’mông Ngoài việc sản xuất theo hình thức tựcung tự cấp, một số địa phương đó bắt đầu chuyển dần sang sản xuất hàng hoá
và đó hình thành các làng nghề, làng có nghề Để duy trì bản sắc văn hoá dântộc, những năm gần đây, tỉnh đó chỉ đạo các ngành tập trung đào tạo nghề bằngcác chính sách hỗ trợ từ nguồn kinh phí đào tạo nghề và dự án 1956 Tính đếnnay cả tỉnh đó có 3 làng nghề dệt thổ cẩm ở Kỳ Sơn và Quỳ Châu, và có gần 50làng có nghề ở các huyện trung du và miền núi như: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, QuếPhong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Tân Kỳ Số lao động tham giakhoảng trên 1.000 lao động; Con Cuông có 92 tổ dệt với trên 800 lao động,riêng bản Lục Dạ có 100 lao động tham gia Nhiều làng nghề đang được khôiphục như: Bản Yên Thành-Lục Dạ, bản Nà Đươi, bản Kẻ Sùng, bản Kẻ Trằng -
xã Mậu Đức (Con Cuông), Châu Tiến, Châu Hạnh, Châu Thuận (Quỳ Châu),Mường Noọc (Quế Phong), Châu Quang (Quỳ Hợp), Tà Cạ, Hữu Lập (Kỳ Sơn)
…Tuy vậy, sản phẩm làm ra chủ yếu là tự sản tự tiêu còn rất khó khăn trongviệc tiêu thụ, thị trường tiêu thụ manh mún, không ổn định; Thu nhập bình quân
6 triệu đồng/lao động/năm
g) Nhóm nghề sản xuất, dịch vụ cơ khí nhỏ: Toàn tỉnh có trên 800 cơ sở,
thu hút khoảng 1.200 lao động sản xuất phục vụ nghề cơ khí chế tạo, cơ khí xâydựng, dịch vụ sửa chữa Nhiều cơ sở mạnh dạn đầu tư thiết bị nhà xưởng để sảnxuất như: Công ty TNHH Định Nhàn sản xuất sắt thép và tôn lợp, Công tyTNHH Minh Phú sản xuất phụ tùng máy diêzen, Cty TNHH Châu Thức sảnxuất tôn lợp, Cơ sở Anh Phúc (Nam Đàn) luyện thép từ nguyên liệu sắt thép phếliệu Hầu hết các xã, thị trấn ở các huyện đều có các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ,dịch vụ sửa chữa cơ khí phục vụ Các nghề cơ khí Rèn phát triển ở các địa
Trang 30phương Diễn Châu, thị xã Thái Hoà, Thanh Chương, Anh Sơn, Hưng Nguyên.Hiện nay chưa có làng nghề nào được công nhận, dự kiến đến 2015 đề nghịcông nhận 2 làng nghề, Thanh Chương 1 làng, Hưng Nguyên 1 làng.
k) Nhóm nghề sản xuất Vật liệu xây dựng
Đây là nhóm nghề chủ lực của tỉnh ta, sản phẩm vật liệu xây dựng(VLXD) nung và không nung được phát triển rộng khắp các huyện trong tỉnhnhư gạch ngói, gạch táp lô, đá trắng, đá granit đặc biệt là gạch táp lô được pháttriển rộng rãi theo mô hình kinh tế hộ và nhóm hộ ở nông thôn, giải quyết đượcnhiều lao động và phục vụ nhu cầu xây dựng tại chỗ; một số nơi đó trở thànhhàng hóa và hình thành các làng nghề như ngói Cừa, và một số xóm ở BắcQuỳnh Lưu Làng nghề Ngói Cừa Nghĩa Hoàn Tân Kỳ: 19,1 triệuđồng/người/năm v v
l) Nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh
Đây là nhóm nghề được phát triển khá mạnh những năm gần đây do nhucầu đời sống được nâng cao, nhất là ở thành phố, thị xã Đến nay đó có 5 làngnghề hoa cây cảnh, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 1 ngàn lao động
và đó có DN, HTX chuyên kinh doanh nghề này, đem lại giá trị sản xuất gần 40
tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 25 triệu đồng/người/năm
f) Các nghề khác:
- Nghề sản xuất sản phẩm từ cây cói: Đây là nghề truyền thống lâu đời ởNghệ An nhưng những năm gần đây, nghề chiếu cói bị mai một do sức cạnhtranh trên thị trường yếu và vùng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp Hưng Hoà
có đồng cói lớn nhất Nghệ An cũng bị thu hẹp từ hàng trăm ha, nay chỉ còn 65
ha Cả tỉnh có 2 làng nghề sản xuất chiếu cói truyền thống ở Hưng Hoà
- Nghề sản xuất chổi đót: Đây là nghề truyền thống lâu đời, sử dụngnguyên liệu tại chỗ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được nhiềulao động nông nhàn
- Nghề sản xuất hương trầm: là nghề truyền thống ở Quỳ Châu, bước đầu
đã có 3 làng nghề và đã thành lập được 1 HTX làm “bà đỡ” để lo nguồn nguyênliệu và xây dựng thương hiệu hương truyền thống
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc bảo tồn và phát triển làng nghềtruyền thống theo phương châm: “Mỗi làng một sản phẩm” vẫn còn bộc lộ một
số nhược điểm như sau: “Tiểu thủ công nghiệp còn manh mún, sản phẩm thiếuđầu ra, quy mô làng nghề nhỏ, thu nhập người lao động chưa cao”6
6 Nghị quyết 06/NQ.TU ngày 4/11/2011 của Tỉnh uỷ (Khóa XVII) về phát triển Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề giai đoạn 2011-2020.
Trang 31Một số huyện phát triển mạnh về quy mô và phong trào như các huyện:Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành, Hưng Nguyên, Thành phố Vinh.Một số huyện quy mô còn nhỏ hoặc mới bắt đầu khơi dậy như: Tân Kỳ, ĐôLương, Nam Đàn, Quỳ Châu, Thị xã Cửa Lò, Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong.
Các nghề truyền thống của một số huyện được bảo tồn và phát triển khánhư: Đóng tàu thuyền Trung Kiên (Nghi Lộc), Quỳnh Thọ (Quỳnh Lưu); Chếbiến nước mắm Phú Lợi (Quỳnh Lưu), Diễn Bích (Diễn Châu); Nuôi tằm, ươm
tơ Đặng Sơn (Đô Lương), Tường Sơn (Anh Sơn); Sản xuất Trống Diễn Hoàng(Diễn Châu); Tương Nam Đàn; Mộc mỹ nghệ Quỳnh Hưng (Quỳnh Lưu),Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu); Sản xuất Hương trầm Quỳ Châu; Dệt Thổ cẩm QuỳChâu, Quế Phong, Con Cuông, Kỳ Sơn Một số nghề phát triển cầm chừng,nguy cơ mai một như: Dệt chiếu cói, rèn, đúc đồng, dệt vùng đồng bằng
Các sản phẩm chủ yếu của làng có nghề ngoài các mặt hàng truyền thốngđược phát triển nhiều mẫu mã đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêudùng như: Đồ gỗ, thực phẩm hải sản, nông sản, tơ tằm ; Đáp ứng cho xuất khẩunhư: Mây tre đan, đá mỹ nghệ
2.1.3 Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nhìn chung, thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay của các làng nghề Nghệ
An chủ yếu vẫn là tại chỗ, nhỏ lẻ và phân tán Theo kết quả khảo sát cho thấy:
- Mức độ phổ biến của sản phẩm làng nghề Nghệ An trên thị trường:
+ Rất phổ biến có: 11/50 làng (chiếm tỷ lệ 22%)+ Trung bình có: 24/50 làng (chiếm tỷ lệ 48%)+ Không phổ biến có: 15/50 làng (chiếm tỷ lệ 30%)
- Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm:
+ Thị trường xuất khẩu: 10%
+ Thị trường trong nước: 90%
- Khả năng cạnh tranh về chất lượng sản phẩm: theo kết quả tự đánh giáthì có 11/50 làng (chiếm tỷ lệ 22%) sản phẩm làng nghề của tỉnh có chất lượngngang bằng các nước trong khu vực
- Khả năng cạnh tranh về giá có: 8/50 làng (chiếm tỷ lệ 16%) có giá cảcạnh tranh với giá các sản phẩm ở trong nước
Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các làng nghề Nghệ An còn yếu,ngoài lý do chất lượng, quy mô sản xuất nhỏ, phân tán có một nguyên nhân quantrọng là phụ thuộc nhiều vào trung gian Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 85%sản phẩm làng nghề tiêu thụ qua kênh công ty tư nhân, thương lái Các hộ kinhdoanh còn gặp khó khăn do cơ sở hạ tầng làng nghề yếu kém; khó tiếp cận thôngtin thị trường, quy mô sản xuất nhỏ, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
Trang 32Hộp 1
Chị Lương Thị Văn, HTX Dệt thổ cẩm Noọng Dẻ chia sẻ: thị trường tiêu thụcòn khá hạn hẹp, mới chỉ dừng lại trong địa bàn huyện Kỳ Sơn và một vài huyệnlân cận, một số ít bán cho khách du lịch, tuy đã được công nhận làng nghềnhưng bản Noọng Dẻ vẫn chưa có xưởng sản xuất tập trung và trưng bày sảnphẩm Trong khi đó, bản lại cách Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn không xa, lại nằmcạnh tuyến đường chiến lược về giao lưu kinh tế và phát triển du lịch, dịch vụ;không ít khách du lịch qua đây muốn dừng lại để chọn mua một số sản phẩmlàm quà lưu niệm và dành tặng người thân, bạn bè nhưng không có gian hàngtrưng bày nên đành phải đi qua
"Nếu được các ban ngành cấp trên hỗ trợ mở xưởng dệt và trưng bày sản phẩm ởngay tại bản và gần Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thì việc tiêu thụ sẽ được dễ dànghơn, đầu ra ngày càng ổn định và chị em sẽ sống được với nghề Từ đó, gópphần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc”
Cũng qua điều tra khảo sát cho thấy việc khởi lập các doanh nghiệp trongcác làng nghề số lượng còn rất ít, việc tổ chức sản xuất kinh doanh trong cáclàng nghề ở Nghệ An còn nhỏ lẻ, phân tán ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểnlàng nghề và phát triển của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏ tiểu thủ công nghiệp
Hiện nay, sản phẩm làng nghề trong tỉnh chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước,chưa trở thành một sản phẩm chủ lực xuất khẩu của tỉnh, ngoại trừ một số sảnphảm chế biến thủy hải sản, mây tre đan Sự biến động của thị trường, khả năngcạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa kém khiến nhiều làng nghề chỉ còn hoạt động cầmchừng, dần mất đi những nét truyền thống
2.1.4 Thông tin về đất đai nhà xưởng
Hầu hết các làng nghề gặp khó khăn trong vấn đề này Các hộ gia đìnhlàng nghề chủ yếu sử dụng đất nông nghiệp của mình hoặc những nơi đất trống
để làm mặt bằng sản xuất; còn những hộ gia đình, những doanh nghiệp nếu đượcthuê diện tích đất để tiến hành sản xuất thì lại gặp không ít khó khăn về thủ tụcgiải quyết đất đai, cơ sở hạ tầng như đường, trạm điện, điện thoại, thông tin liênlạc lâu ngày xuống cấp, chưa được cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nên gâykhó khăn, cản trở cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp trong việc mở rộng sảnxuất Rất ít doanh nghiệp ở làng nghề có nhà xưởng sản xuất được rộng rãi,khang trang, máy móc hiện đại, tiên tiến Cụm công nghiệp làng nghề, giải phápcho các cơ sở ở làng nghề đầu tư mở rộng sản xuất chưa thu hút được nhiềudoanh nghiệp đầu tư
2.1.5 Thông tin về trình độ công nghệ
Trang 33Với việc phân chia tạm thời các nhóm nghề như trên cho thấy: không thểđánh giá trình độ công nghệ chung cho làng nghề Mỗi nhóm làng nghề khácnhau trình độ công nghệ cũng có nhiều khác nhau Ví dụ như nghề thủ công:mây tre giang đan, thêu ren, chạm khắc gỗ, thì công việc thủ công là chính.Việc đổi mới công nghệ ở làng nghề cũng đòi hỏi khác với đổi mới công nghệ ởcác doanh nghiệp công nghiệp vì nó phải có sự kết hợp công nghệ hiện đại vàthủ công truyền thống Trong thực tế nhiều sản phẩm gia công bằng bàn tay conngười có giá trị kinh tế, văn hoá và xã hội rất cao Ở đây có giá trị tinh hoa củabàn tay người nghệ nhân, thợ giỏi.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, theo khảo sát của chúng tôi cácnghề chế biến nông sản, thực phẩm công nghệ đã được đổi mới rất nhiều Ví dụnhư làng nghề làm bún ở Đa Phúc - Diễn Ngọc – Diễn Châu, bánh đa xóm 10 –Tân Sơn – Đô Lương), việc làm bún thủ công giờ đây đã chuyển sang làmhoàn toàn bằng máy Các nghề như chế biến gỗ, sản xuất gạch không nung,…công nghệ cũng đã có nhiều thay đổi, việc đầu tư máy móc, thiết bị cơ khí, điện
tử đã nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được ngày càng caonhu cầu của thị trường
2.1.6 Thông tin về vốn trong sản xuất, kinh doanh
Vấn đề nan giải nhất hiện nay ở làng nghề vẫn là vốn Hầu hết các hộ giađình, các cơ sở sản xuất, các DNTN ở làng nghề đều thiếu vốn, vay vốn cácngân hàng thương mại rất khó khăn vì thiếu thế chấp (đất nhà sở hữu chưa đượccấp sổ đỏ) Vốn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuấtkinh doanh của các làng nghề Theo kết quả khảo sát để có vốn đầu tư, các làngnghề Nghệ An đã huy động chủ yếu từ 3 nguồn chính:
Một là, nguồn vốn tự có Đây là nguồn vốn chủ yếu ở các làng nghề Nghệ
An Qua khảo sát một số làng nghề ở Nghệ An cho thấy nguồn vốn tự có chiếmkhoảng 60 - 70% tổng số vốn đầu tư của các làng nghề
Hai là, nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước Nguồn vốn
này đến với các làng nghề dưới nhiều hình thức gián tiếp như: hàng năm tỉnh hỗtrợ kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng: điện,đường, trường, trạm ; ngoài ra, các làng nghề còn được tỉnh hỗ trợ vốn từ cácchương trình của Nhà nước như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trìnhquốc gia giải quyết việc làm, hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành nghề nôngthôn và làng nghề (tổ chức các lớp truyền nghề, nhân cấy nghề, đào tạo nghề chongười lao động), hỗ trợ từ chương trình khuyến công của tỉnh,
Ba là, nguồn vốn vay đang trở thành một nguồn vốn quan trọng đối với sự
phát triển của các làng nghề; vốn vay đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho
Trang 34doanh nghiệp, hộ gia đình ở làng nghề Hiện tại ở Nghệ An có nhiều tổ chức tíndụng cung cấp vốn cho các làng nghề, đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngânhàng chính sách xã hội, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
2.1.7 Thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề:
Trong 50 làng nghề khảo sát, kết quả theo đánh giá của chính quyền địaphương, doanh nghiệp, hộ gia đình ở làng nghề thì:
- Môi trường làng nghề bị ô nhiễm là: 31 làng nghề (chiếm tỷ lệ 62%)
- Môi trường làng nghề ít và không bị ô nhiễm là: 19 làng (chiếm tỷ lệ
31
19
Kh«ng cã « nhiÔm m«i tr êng
Cã « nhiÔm m«i tr êng
Trang 35dụng các thiết bị, hoá chất, đã làm môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt
ở các làng nghề chế biến thực phẩm và hải sản, những hộ gia đình sản xuất nướcmắm, mắm tôm và khu vực lân cận, mùi hôi tanh từ các bể chum chứa bốc lênnồng nặc Thực tế, tuy ô nhiễm không khí mới ở mức trung bình và nhẹ, nhưnglại là ô nhiễm diện rộng
Khi các làng nghề phát triển, nhiều nghề đi vào hoạt động sản xuất, kéotheo gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường không khí, bụi, tiếng ồn, nguồn nước,nước thải, chất thải rắn nhất là ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm,
cơ khí đang trong tình trạng báo động, là nỗi lo của nhiều người dân địa phươngtrong vùng Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở làng nghề, cần có sựgiúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, các ngành, các cấp để tìm ra những giảipháp khắc phục, bản thân làng nghề thì khó mà khắc phục được
2.2 Thực trạng phát triển Nghệ nhân và thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp Nghệ An
Đối với tỉnh Nghệ An, nếu xét theo tiêu chí phong tặng danh hiệu nghệnhân, thợ giỏi theo Thông tư 01/2007/TT-BCN ngày 11/01/2007 hướng dẫn tiêuchuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệnhân ưu tú thì đến nay chưa có ai được công nhận danh hiệu này
Tuy nhiên trong nghiên cứu này chúng tôi tạm xác định Nghệ nhân và thợgiỏi tiểu thủ công nghiệp Nghệ An là những người được cán bộ địa phương,cộng đồng dân cư và người làm nghề tại địa phương công nhận (Nghệ nhân, thợgiỏi dân gian)
Đề tài tiến hành điều tra, phỏng vấn 226 người được gọi là Nghệ nhân,thợ giỏi (Nghệ nhân, thợ giỏi dân gian) ở 50 làng nghề được điều tra Theo cáctiêu chí:
1) Lâu năm trong nghề;
2) Có nhiều kinh nghiệm;
3) Nắm giữ bí quyết, thủ pháp;
4) Có sản phẩm độc đáo; hoặc có sáng chế lớn;
5) Có uy tín trong tộc nghề, giới nghề, làng nghề, phố nghề;
Trang 366) Đã và đang truyền dạy nghề;
7) Chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước
2.2.1 Thông tin về đội ngũ Nghệ nhân (thợ giỏi) – (TTCN) tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề được điều tra:
* Phân theo giới tính
Trang 37Qua đó cũng cho thấy rằng tỷ lệ lao động nam ở các làng nghề chiếm tỷ
lệ lớn hơn nữ, đặc biệt là trong các nghề: Chế biến bảo quản Nông lâm, thuỷsản, Đồ gỗ, Cơ khí nhỏ, Gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh…, lao động nữchủ yếu ở các nghề: Mây tre đan, Thêu ren, dâu tằm tơ, Dệt, Sản xuất hương,chổi đót, giấy …
* Phân theo số năm làm nghề
50 năm có khoảng 2% Điều này chứng tỏ rằng số nghệ nhân thợ giỏi có kinh