- Việc liên kết 3 bên trong dạy nghề giữa cơ sở dạy nghề, địa phương và doanh
3.1 Quan điểm pháp phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp
nghiệp (TTCN) trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Nghị quyết số 06 -NQ/TU, ngày 04 tháng 11 năm 2011của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề giai đoạn 2011-2020, đã khẳng định: “Đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng làng nghề ở các huyện, xã theo quy hoạch, gắn với thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, du nhập các nghề mới, phát triển ngành nghề theo thế mạnh về lao động, tài nguyên trên từng địa bàn. Ưu tiên chế biến thủy sản, chế biến lương
thực, thực phẩm, mây tre đan, mộc mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, thêu ren, móc sợi, dệt thổ cẩm, sửa chữa cơ khí, xây dựng,...vv. Phấn đấu đến năm 2015 đạt giá trị sản xuất ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn đạt trên 3.500 tỷ đồng, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 18 triệu USD. Ổn định và phát triển bền vững các làng nghề đã công nhận, xây dựng thêm khoảng 50-100 làng nghề mới, đưa tổng số làng nghề đạt 150 làng vào năm 2015 và 180-200 làng vào năm 2020”.
Căn cứ kết quả nghiên cứu đề tài, ban chủ nhiệm đề tài mạnh dạn đề xuất quan điểm Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:
Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An là hạt nhân cơ bản nhằm tạo động lực cho phát triển làng nghề nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung, cũng như góp phần giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh, và ngược lại làng nghề là nơi nuôi dưỡng cho nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp phát triển; làng nghề - đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi có mối quan hệ biến chứng hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp là phát triển sáng tạo, tay nghề tạo ra sản phẩm ngày càng cao và kỹ năng nghề, trách nhiệm truyển nghề.
Phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp cần có các chính sách hỗ trợ phát triển ở hai cấp độ, một là chính sách hỗ trợ phát triễn tại chỗ ngay trong bản thân các làng nghề: xét tặng danh hiệu nghệ nhân triển khai xuất phát từ cơ sở. Cộng đồng sẽ quyết định việc lựa chọn, đề cử những người đủ tiêu chuẩn theo những tiêu chí đã xây dựng, tổ chức các lế hội truyền thống, tổ chức đào tạo truyền nghề… hai là các chính sách hỗ trợ vĩ mô của nhà nước: quy chế phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp của tỉnh, các chính sách đi kèm…
3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi trong các làng nghề, làng có nghề TTCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An