0
Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Tình hình nghệ nhân và thợ giỏi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NGHỆ NHÂN VÀ THỢ GIỎI TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 39 -49 )

4. Tiêu chí phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi ở trung ương

2.2.2 Tình hình nghệ nhân và thợ giỏi

* Về số lượng Nghệ nhân và thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp

Qua điều tra khảo sát cho thấy số lượng nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh không nhiều, khoảng 226 người cả nghệ nhân và thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp. Một là do làng nghề truyền thống trong tỉnh còn lại cũng không nhiều, một số ngành nghề mới du nhập thì chưa có nghệ nhân. (có phụ lục kèm theo). Hiện trên địa bàn tỉnh có một số lượng không nhiều đội ngũ thợ giỏi từ các tỉnh đến làm việc tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ, số lượng này chủ yếu từ các tỉnh phía bắc du nhập vào: Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam...

* Về cơ cấu Nghệ nhân thợ giỏi trong từng lĩnh vực nghề

Qua bảng ta thấy số lượng nghệ nhân, thợ giỏi ở các nghề: Mộc mỹ nghệ, mây tre đan, dệt thổ cẩm, hoa cây cảnh có số lượng lớn từ 21- 30 người và có xu thế tăng, phản ánh rõ sự phát triển của các làng nghề này trong thời gian qua, chất lượng nghệ nhân, thợ giỏi ở nhóm này có xu hướng gia tăng do thị hiếu người tiêu dùng tăng và cơ bản đáp ứng được nhu cầu thị trường với nhiều sản phẩm hàng hóa và mẫu mã đa dạng. Trong khi đó một số nghề như: dâu tằm, tương, bánh đa ... ngày càng ít, có nguy cớ thất truyền và mai một về sự phát triển của các làng nghề này.

Bảng 4: Nghệ nhân (thợ cả)/ thợ giỏi thuộc lĩnh vực ngành nghề truyền thống

TT Lĩnh vực nghề Nghệ nhân, thợ giỏi Tỷ lệ %

1 Mộc mỹ nghệ 23 10.2

2 Mây tre đan 30 13.3

3 Dệt thổ cẩm 23 10.2 4 Chế tác đá 15 6.6 5 Dâu tằm tơ 7 3.1 6 Bánh đa 6 2.7 7 Nước mắm 17 7.5 8 Tương 5 2.2 9 Hoa cây cảnh 21 9.3 10 Khác 79 35.0 Tổng 226 100.0 * Về trình độ tay nghề

Đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi, có tay nghề cao chính là “bảo bối” để duy trì và phát triển bền vững các làng nghề truyền thống bởi đây là lực lượng kế cận, tiếp nối công việc của những nghệ nhân đã nhiều tuổi. Để xây dựng nông thôn mới, việc duy trì và phát triển làng nghề truyền thống là nhiệm vụ quan trọng cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương. Đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi ở các làng nghề đã nhiều bước cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của làng có nghề ngoài các mặt hàng truyền thống được phát triển nhiều mẫu mã đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng như: Đồ gỗ , Mây tre đan, Thêu ren, Dệt thổ cẩm, Gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh ... Đáp ứng cho xuất khẩu như: Mây tre đan, đá mỹ nghệ...

Đặc biệt hiện nay nhiều làng nghề truyền thống thiếu vắng đội ngũ thợ lành nghề, thợ tạo mẫu, các nghệ nhân cao tuổi ngày càng già yếu đã hạn chế việc truyền nghề. Đa số lực lượng lao động có trình độ văn hóa và trình độ thẩm mỹ chưa cao. Hầu hết, chủ hộ sản xuất ở các làng nghề chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh và thiếu kiến thức về kinh tế thị trường.

Nhiều nghề truyền thống được khôi phục và phát triển rộng như: Nghề mây tre đan (MTĐ) chiếm tỷ trọng lớn nhất (32,56%). Đến nay toàn tỉnh có 114 làng có nghề MTĐ, trong đó đã đạt 43 làng nghề được UBND tỉnh công nhận; Các nghề mang tính chất phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân cũng được duy trì phát triển như: Nghề Chế biến nông sản thực phẩm, Nghề Chế biến Hải sản phát triển ở vùng ven biển lợi thế về khai thác hải sản phát triển quy mô tương đối rộng và đến nay có 18 làng có nghề (chiếm 4,7%). Đặc biệt là nghề Dệt Thổ cẩm của các đồng bào dân tộc miền núi như : Con Cuông, Tương

Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ. Nghề Trồng hoa cây cảnh mới được quan tâm phát triển ở một số vùng lân cận thị trấn, thành phố phục vụ cho những người đô thị có nhu cầu thị hiếu nên quy mô đang nhỏ lẻ tập trung ở xã xung quanh thành phố Vinh và các thị trấn, thị tứ.

Tuy nhiên, qua khảo sát cũng cho thấy rằng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi ngày càng ít và đang dần mai một.

Đặc biệt hiện nay nhiều doanh nghiệp, mà điển hình là các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ đã thu hút được mộ lượng không nhỏ đội ngũ thợ lành nghề, thợ tạo mẫu, các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh tham gia: Công ty TNHH Hưng Hương, Công ty TNHH Quang Triều, Cty TNHH Minh Chiến, DNTN Minh Phú... Đa số lực lượng lao động có trình độ văn hóa và trình độ thẩm mỹ cao.

* Về trình thu nhập của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi và người lao động

nghề tiểu thủ công nghiệp

Qua điều tra khảo sát cho thấy thu nhập của lao động ở các làng nghề TTCN có sự khác biệt đối với sản xuất các mặt hàng khác nhau. Cụ thể thu nhập trên 2.000.000đ/ người/ tháng chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực: gạch ngói, chế biến hải sản, mộc, hoa cây cảnh... Thu nhập từ 1.000.000 – 2.000.000đ / người/ tháng chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực: chế biến lương thực thực phẩm, dẹt thổ cẩm, cơ khí nhỏ... Thu nhập từ 500.000 – 1.000.000đ / người/ tháng chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực: mây tre đan, đan lát, sản xuất cói, hương trầm...

Riêng đội ngũ thợ lành nghề, thợ tạo mẫu, các nghệ nhân tham gia sản xuất ở các doanh nghiệp có thu nhập tương đối cao và ổn định bình quân 6.000.000đ/ người / tháng, Công ty TNHH Hưng Hương, Công ty TNHH Quang Triều, Cty TNHH Minh Chiến, DNTN Minh Phú.

* Về tổ chức quản lý sử dụng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi

Về tổ chức quản lý sử dụng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi hiện nay ở các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ này phát triển tự phát và chưa có tổ chức quản lý từ tỉnh đến huyện, xã, làng nghề. Qua điều tra khảo sát cho thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợp giỏi trên địa bàn tỉnh. Việc sử dung, quản lý đội ngũ này lại càng thiếu vừa yếu, chưa có cơ quan cấp trên nào quản lý, theo dõi, một số chính sách còn chồng chéo giưã các cấp quản lý: Sở Nông nghiệp & PTNT quản lý một số về ngành nghề nông thôn, Sở Công thương về xúc tiến thương mại, một số chính sách khuyến công, Sở Lao động, thương binh và xã hội quản lý về đào tạo, phát triển nghành nghề nông thôn… Liên Minh HTX tỉnh thì quản lý về làng nghề, phát triển và cong nhận danh hiệu các làng nghề…

Hiện nay ở làng nghề thiếu nghiêm trọng các nghệ nhân và thợ giỏi vì vậy chất lượng sản phẩm không cao, giá thành sản phẩm thấp, làng nghề thiếu khả năng cạnh tranh. Vì thế, nếu công tác đào tạo làm tốt hơn, nhiều người có tay nghề giỏi, có sức sáng tạo, thì cũng với số lượng sản phẩm như vậy, chắc chắn mức thu nhập làng nghề sẽ cao hơn gấp nhiều lần.

Việc tôn vinh nghệ nhân: Nghệ nhân là yếu tố quyết định sự tồn vong của nghề thủ công truyền thống. Chúng ta chưa có những chính sách công nhận danh hiệu cao quý cho các nghệ nhân, thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp và cũng chưa nói rõ tôn vinh như thế nào và ai đứng ra lo liệu, chính sách và quyền lợi của những nghệ nhân, thợ giỏi được tôn vinh là gì?. Hiện nay, theo Luật Thi đua khen thưởng sửa đổi, đã có hai danh hiệu cấp quốc gia cho nghệ nhân thủ công là Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú. Tuy nhiên, cũng chưa có Thông tư thi hành Luật này. Bộ Công Thương đang được Chính phủ giao thực hiện xét phong tặng danh hiệu này.

Để tìm hiểu về nội dung phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi ở Nghệ An chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát và tổng hợp một số ý kiến sau:

Bảng 5: Tổng hợp ý kiến điều tra nhằm nâng cao chất lượng, số lượng đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi ở Nghệ An

TT Nội dung Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Sớm hoàn thiện quy chế xét duyệt, tuyển chọn và công nhận danh hiệu nghệ nhân ở cấp Nhà nước và cấp Tỉnh.

107 50.7

2 Các tổ chức ở các cấp, các ngành, các Hiệp hội đứng ra bình xét, tuyển chọn cần phải đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ khi phong tặng danh hiệu nghệ nhân.

85 40.3

3 Nhà nước cần quy định trách nhiệm rõ ràng cho các tổ chức đứng ra xét duyệt và phong tặng nghệ nhân, tránh tình trạng nhiều cầp, ngành, tổ chức đứng ra xét duyệt, gây ra tình trạng thiếu kiểm soát về số lượng và chất lượng.

89 42.2

4 Có các chính sách ưu đãi phù hợp để giúp nghệ nhân sau khi đựơc phong tặng phát huy hết khả năng của mình trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển làng nghề ở địa phương.

5 Có chính sách hỗ trợ tiền lương cho đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi TTCN (ghi rõ mức hỗ trợ)

88 41.7

6 Khác 2 0.9

Tổng trả lời 211 100.0

* Về vốn trong sản xuất, kinh doanh của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi

Hầu hết các hộ gia đình, các ngũ nghệ nhân, thợ giỏi ở làng nghề đều thiếu vốn, vay vốn các ngân hàng thương mại rất khó khăn vì thiếu thế chấp (đất nhà sở hữu chưa được cấp sổ đỏ). Theo kết quả khảo sát để có vốn đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh các ngũ nghệ nhân, thợ giỏi ở làng nghề Nghệ An đều huy động chủ yếu từ 3 nguồn chính:

Một là, nguồn vốn tự có. Đây là nguồn vốn chủ yếu chiếm khoảng 60 -

70% tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi tieur thủ công nghiệp.

Hai là, nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước. Nguồn vốn

này đến dưới nhiều hình thức gián tiếp như: hỗ trợ vốn từ các chương trình của Nhà nước như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình quốc gia giải quyết việc làm, hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề (tổ chức các lớp truyền nghề, nhân cấy nghề, đào tạo nghề cho người lao động), hỗ trợ từ chương trình khuyến công của tỉnh,...

Ba là, nguồn vốn vay đang trở thành một nguồn vốn quan trọng, vốn vay

đáp ứng được nhu cầu vốn cho hộ gia đình, các ngũ nghệ nhân, thợ giỏi ở làng nghề.

2.2.3 Kết quả công tác đào tạo nghề lĩnh vực TTCN

Việc đào tạo nghề cho nông dân nói chung, lĩnh vực TTCN và làng nghề nói riêng được thực hiện theo Nghị Quyết 07 của Tỉnh ủy, theo đó đối tượng chính đã được đào tạo truyền nghề là xã viên người lao động trong các HTX và DN nhỏ vừa với nhiều nguồn lực cho công tác đào tạo nghề. Phương châm dạy nghề nông thôn là gắn với thị trường, đào tạo có địa chỉ, đào tạo tập trung gắn với vùng, làng nghề và cơ sở. Đào tạo 2 cấp độ, đào tạo đại trà (cấp độ 1) và đào tạo nâng cao (cấp độ 2). Đào tạo đại trà để truyền nghề, đào tạo nâng cao để làm thợ cả và giáo viên truyền nghề tại cơ sở.

Bảng 6: Kết quả tổ chức đào tạo nghề từ 2001 - 2008 cho 10 nhóm nghề như sau

T T Tổng số lao động Liên minh HTX Trường dạy nghề TTCN Trung tâm khuyến công Các trung tâm DN Biết nghề (%) Thạo nghề (%) Giỏi nghề (%) 1 Nghề mây tre đan 2315

4 1234 9 2628 5514 2663 100 70 30 2 Nghề dệt thổ cẩm 4420 920 1092 1226 1182 100 53 13 3 Nghề thêu ren 3931 324 1620 1027 960 100 20 5 4 Nghề chế biến hải sản 3272 150 285 650 2214 100 70 10 5 Nghề ươm tơ kéo sợi 2950 276 859 635 1180 100 60 5 6 Nghề may dân dụng công nghiệp 2129 0 899 730 500 100 70 20 7 Nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ 2081 332 507 522 720 100 70 20 8 Nghề điêu khắc đá mỹ nghệ 874 0 214 160 500 100 60 10

9 Nghề móc sợi xuất khẩu 910 610 0 0 300 100 70 30

10 Nghề cói mỹ nghệ 220 60 0 160 0 100 60 5 Tổng 43.94 1 15.02 1 8077 10.624 10.219

( Nguồn: Đề án đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động phục vụ phát triển TTCN - làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 – 2015)

Đặc biệt Trường trung cấp nghề TTCN đã đạt được một số kết quả về đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyền thống: Từ truyền nghề, sơ cấp nghề đến trung cấp nghề và tiến tới cao đẳng nghề; Nhóm nghề sản xuất và chế biến sản phẩm mây tre, nhóm nghề Điêu khắc mỹ nghệ – mộc mỹ nghệ - điêu khắc đá, nhóm nghề may – thêu – dệt, nhóm nghề Dâu tằm tơ, nhóm nghề Chế biến nông lâm hải sản và nhóm nghề kỹ thuật phục vụ sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ như cơ khí gò hàn, điện công nghiệp, điện dân dụng, công nghệ thông tin. Từ năm 2002 đến năm 2010, Nhà trường đã tổ chức đào tạo được 15.700 học sinh; Trong đó: Hệ trung cấp nghề: 3.200 học sinh; Hệ sơ cấp nghề: 10.300 học sinh; Bồi dưỡng cán bộ và thợ bậc cao: 1.200; Liên kết đào tạo cao đẳng nghề: 1.000. Với quy mô đào tạo hàng năm từ 1.500 đến 2.000 học sinh, đội ngũ lao động được Nhà trường đào tạo đã góp phần cùng với các nguồn lực lao động của các cơ sở sản xuất, tạo cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề truyền thống có được một đội ngũ lao động chủ lực – thợ bậc cao làm nòng cốt góp phần cùng với các huyện, thành, thị hình thành và phát triển được gần 100 làng nghề và hơn 300 làng có nghề.7

Đào tạo nghề ở các làng nghề, qua điều tra khảo sát cho thấy trong những năm qua các làng nghề có tốc độ tăng trưởng nhanh đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng, các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp của Nghệ An còn nhiều hạn chế, do chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, đặc biệt là việc đào tạo nghệ nhân, thợ giỏi. Số lượng lao động được đào tạo ở các làng nghề chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 12% lao động. Hiện nay trên thực tế, có 3 hình thức đào tạo thợ thủ công:

1. Đào tạo trong các trường dạy nghề; 2. Dạy nghề trong doanh nghiệp;

3. Truyền nghề trong các làng nghề (việc truyền nghề tại các làng nghề thủ công là chủ yếu, theo số liệu của hiệp hội làng nghề hình thức đào tạo này chiếm 80%);

Hai hình thức: đào tạo trong các trường dạy nghề và dạy nghề trong doanh nghiệp chiếm 20% trong số lao động được đào tạo ở làng nghề.

Một thực tế là thanh niên trong làng nghề lại không thể đủ điều kiện về văn hóa để dự tuyển sinh vào các trường dạy nghề chuyên nghiệp, hơn nữa, họ phải tự nuôi thân, gia đình, không thể bỏ làm việc để xa nhà theo học hàng năm trời trong trường nghề. Với những thợ giỏi trong làng nghề, họ không thể dứt ra một thời gian dài để đi học vì còn phải điều hành cơ sở sản xuất. Còn những thợ đang làm thuê cho các doanh nghiệp trong làng nghề thì không dám đi học vì sợ đi học sẽ mất việc.

Trong thực tế, việc đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn ở nghệ An có ba cấp độ khác nhau:

1. Đào tạo cho những lao động phổ thông chưa biết nghề để họ có ít nhất một nghề thông thạo;

2. Bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới cho những người đã có nghề

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NGHỆ NHÂN VÀ THỢ GIỎI TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN (Trang 39 -49 )

×