1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đoàn TNCS hồ chí minh huyện bảo lâm tỉnh cao bằng với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc

49 445 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 427 KB

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Thời gian học tập tại Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam trôi quathật nhanh thấm thoát đã hết 2 năm học, giờ đây sắp phải xa trường xa thầycô xa bạn bè thân yêu, nơi đã chôn dấu biết bao kỷ niệm Em không thể nàoquên những năm tháng được thầy cô tận tình dẫn dắt, dạy bảo trang bị chochúng em những kiến thức vô cùng quý báu để chúng em bước vào đời.

Qua cuốn chuyên đề tốt nghiệp này cho các em được bày tỏ lời cảm ơnchân thành và sâu sắc nhất tới ban giám độc Học viện, phòng quản lý đào tạo- tổ chức, các khoa, phòng, thầy giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn.Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo An Thị Mai người đã giúp đỡtrong thời gian em thực hiện chuyên đề này

Do thời gian không nhiều tài liệu thu thập được ở địa phương còn hạnchế nên khi thực hiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót Rấtmong nhận được sự đóng góp ý kiến, cũng như sự giúp đỡ của quý thầy côgiáo để em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa

HĐND - UBND : Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dânCNXH : chủ nghĩa xã hội

XHCN : Xã hội chủ nghĩaMTTQ : Mặt trận tổ quốc

VH - TT - DL : Văn hoá - Thể thao - Du lịchTDTT : Thể dục thể thao

BCH TW : Ban chấp hành trung ương

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ1 Về mặt lý luận:

Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng lĩnh vực văn hoá.Người đã nói rằng "Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cầnchú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau đó là: Chính trị - Kinh tế - Văn hoá- Xã hội " Lời nói của Bác đã khẳng định vai trò to lớn của văn hoá trong sựnghiệp phát triển đất nước.

Văn hoá là nền tảng của xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá nóichung, chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng đóng vai trò trong tư duy hành độngcủa con người và của dân tộc bị áp bức, bị tha hoá đến các vương quốc củacon người phát triển tự do và toàn diện Hồ Chí Minh từng nói "Văn hoá soiđường cho quốc dân đi, phải đem văn hoá lãnh đạo quốc dân để thực hiện độclập, tự cường, tự chủ, phải xúc tiến công tác văn hoá đào tạo con người chocuộc kháng chiến kiến quốc" Trong thời đại Hồ Chí Minh với đường lối đúngđắn và sáng tạo của Đảng ta, văn hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy, đãgóp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và không ngừng phát triển những giátrị cao đẹp của nền văn hoá đất nước, đã góp phần sức mạnh vào những thànhquả đấu tranh giữ nước và dựng nước của các dân tộc sống trên đất nước ViệtNam.

Văn hoá Việt Nam là thành quả do lao động sáng tạo, đấu tranh kiêncường trong quá trình dựng nước và giữ nước qua hàng ngàn năm của cộngđồng các dân tộc Việt Nam Là kết quả giáo dục và tiếp thu tinh hoa của nềnvăn hoá trên thế giới để không ngừng phát triển và hoàn thiện mình Văn hoá

Trang 4

Việt Nam hun đúc trên tâm hồn khí phách, bản lĩnh Việt Nam, góp phần làmrạng danh lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Trong những thập kỷ gần đây quá trình CNH - HĐH và cuộc cáchmạng khoa học công nghệ đã đưa loài người tiến lên những nấc thang pháttriển mới Từ xã hội nông nghiệp cổ truyền chuyển sang xã hội hậu côngnghiệp có nền kinh tế tri thức đóng vai trò chủ đạo Cùng với sự phát triển vũbão của cuộc cách mạng công nghệ và nền văn minh tri thức, trình độ dân trí,điều kiện sống và mức sống của con người được nâng lên rõ rệt Từ đó, Nghịquyết Đại hội Đảng VIII đến Đại hội lần thứ IX của Đảng đều xác định vănhoá trong thời kỳ đổi mới: "Văn hoá là nền tảng tinh thần trong xã hội, vừa làmục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế, văn hoá; xây dựng nền vănhoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc" là nhiệm vụ của Đảng và toàn dân.

Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trước sau vẫnlà một vấn đề sống còn, là trách nhiệm nặng nề nó có tầm ảnh hưởng rất quantrọng với sự phát triển của đất nước Đây là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng,chính quyền, các ban ngành đoàn thể, quần chúng nhân dân Trong đó, ĐoànTNCS Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt.

2 Cơ sở thực tiễn

Ngày nay, đất nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH Xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý, điều tiết của nhà nước.Nền kinh tế của Việt Nam với đặc trưng của lịch sử văn hoá là luôn luôn giaolưu, đối thoại với các nền văn hoá mà chủ thể của nó thường là những kẻ đốiđầu, có những nền văn hoá hùng mạnh hơn Vì vậy chủ thể văn hoá Việt Namphải bao gồm những giá trị đặc biệt về ứng xử thông minh và khôn khéo, đểcó thể tiếp thu và chọn lọc những giá trị văn hoá của các nước có nền văn hoáphát triển, đồng thời có thể tránh được những âm mưu mà kẻ thù muốn đánhvào nền văn hoá đang phát triển của nước ta Nhưng nền kinh tế mở cũng kéotheo những luồng văn hoá khác nhau du nhập vào nước ta, lịch sử nước ta đãchứng minh được cách mạng sống lưu truyền đó Kế thừa truyền thống văn

Trang 5

hóa dân tộc vì văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội Bên cạnh đó còn cónhững hủ tục lạc hậu như: ma chay, tảo hôn, đám cưới, mê tín dị đoan, làm lễbãi cầu mưa, cầu mùa màng bội thu còn tồn tại một đất nước gồm 54 dântộc anh em như nước ta Làm cho nền văn hoá dân tộc "dậm chân tại chỗ" haykém phát triển so với sự phát triển hiện đại của nền văn hoá các nước kháctrên thế giới.

Với điều kiện hiện nay, để hội nhập, hoà chung vào vòng chảy của xãhội cũng như ta phải đáp ứng đòi hỏi có một trình độ văn hoá tương ứng đểtiếp biến các thành tựu của nhân loại, đồng thời chống lại những ảnh hưởngtiêu cực của xu hướng "toàn cầu hóa" mặt trái của quá trình "hiện đại hóa"đang diễn ra hiện nay.

Nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không phải làcủa riêng ai mà là của chung tất cả mọi người Nước ta nói chung, huyệnBảo Lâm - tỉnh Cao Bằng nói riêng với việc giữ gìn và phát huy bản sắc vănhoá dân tộc trong TN là một vấn đề cấp bách và quan trọng, phù hợp với yêucầu thực tiễn và góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ, hình thành con ngườimới XHCN, sẵn sàng và phát huy tối đa vai trò của con người chủ vận mệnhđất nước.

Sự xuống cấp về tư tưởng đạo đức và lối sống trong TN hiện nay ngàycàng nhanh Thanh thiếu niên quan tâm tới lợi ích của mình hơn tập thể, chạytheo lối sống thực dụng, theo văn hoá ngoại không có sự chọn lọc, khôngquan tâm đến giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam Một số người khôngthích vào Đoàn, không tham gia vào các tổ chức hoạt động của Đoàn thanhniên.

Nền kinh tế nông nghiệp truyền thống - Thiết lập nên lối sống và chuẩnmực có sự phát triển ưu lợi về đạo đức được thay thế bằng nền kinh tế hànghoá thị trường cơ chế mới Lối sống hiện nay cần được coi đúng mức phù hợphơn từ góc độ lợi ích kinh tế: mức lương, mức thu nhập tiêu dùng, y tế, cácphúc lợi xã hội, sức khoẻ Song cho đến nay, chúng ta chưa biết chính xác

Trang 6

những chuẩn mực giá trị đúc kết xã hội Việt Nam chuyển mình như thế nào.Sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đặt ra những yêu cầu mới đối với chuẩn mựcgiá trị của con người Đồng thời nó là quá trình đô thị hoá làm biến đổi tínhchất căn bản của xã hội.

Chưa bao giờ những vấn đề văn hoá lại được quan tâm như hiện nay cảvề phương diện lý luận và thực tiễn Điều đó, được quyết định bởi vai trò củavăn hoá đối với sự phát triển của một quốc gia Trên cơ sở xác định đúng đắnvai trò quan trọng của văn hoá Nghị quyết TW5 khoá VIII của Đảng đãkhẳng định "tiếp tục xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,xây dựng nền tảng tinh thần, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩysự phát triển kinh tế - xã hội".

Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ thế giới cùng vớiviệc mở rộng giao lưu quốc tế, là cơ hội để chúng ta tiếp thu những thành quảtrí tuệ của loài người Đồng thời cũng đặt ra những thử thách mới trong việcgiữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Đó là xã hội hoá ngày càng sâusắc hơn, đồng thời với cơ chế thị trường, xuất hiện và du nhập những tư tưởngphản động có tác dụng không ít đến thanh niên làm cho họ trở thành conngười không có lý tưởng, niềm tin với xã hội, ích kỷ, cực đoan, khinh laođộng và gạt bỏ những đức tính truyền thống tốt đẹp.

Nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc cho đếnnay không phải là một lĩnh vực mới; trước đây cũng đã có nhiều nhà nghiêncứu, nhiều hội thảo quan tâm đến vấn đề này nhưng cũng chỉ ở mức độnghiên cứu chung chung; chưa đi sâu đi sát một cách tỉ mỉ, cụ thể tới từng địabàn dân cư như địa bàn huyện Bảo Lâm - Tỉnh Cao Bằng.

Chính vì vậy, là người cán bộ Đoàn trong tương lai, là người con của

quê hương đất nước, tôi mạnh dạn chọn đề tài: "Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hoá dân tộc" mong góp phần nhỏ bé của mình cùng các cấp bộ

Đoàn, các đoàn thể, quần chúng nhân dân huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng

Trang 7

đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng hành độngcủa đoàn viên thanh niên trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoádân tộc.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận vấn đề giữ gìn và phát huybản sắc văn hoá dân tộc của huyện Đoàn Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng, làm rõnhững nguyên nhân cơ bản của thực trạng nhằm đưa ra giải pháp kiến nghịphù hợp để nâng cao chất lượng công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoádân tộc của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Làm rõ cơ sở lý luận

- Khảo sát thực trạng công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dântộc trên địa bàn huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng và làm rõ nguyên nhân củathực trạng

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả côngtác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của Đoàn TNCS Hồ ChíMinh huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng.

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Không gian nghiên cứu: trên địa bàn huyện Bảo Lâm - tỉnh CaoBằng.

2 Thời gian nghiên cứu: 2007 - 2009

3 Thời gian thực hiện chuyên đề: từ tháng 01 đến tháng 03 năm 2010

Trang 8

Công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của Đoàn TNCSHồ Chí Minh huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng.

VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đọc tài liệu, phân tích tài liệu- Đọc báo cáo tổng kết của Đoàn- Khảo sát thực tế trên địa bàn- Trưng cầu ý kiến - bằng phiếu hỏi.

VIII BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ

Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung chuyên đềgồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của chuyên đề

Chương 2: Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dântộc của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Bảo Lâm - tỉnh CaoBằng.

Chương 3: Những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quảviệc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của Đoàn TNCS Hồ ChíMinh huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng.

- Kiến nghị- Kết luận

Trang 9

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU(Gồm 3 chương)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYÊN ĐỀ

1.1 Hệ thống các khái niệm liên quan đến chuyên đề.

1.1.1 Khái niệm văn hoá:

Văn hoá là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau:Khảo cổ học, dân tộc học, nhân học triết học, xã hội học, lịch sử Vì thế sắcthái, ý nghĩa của nó rất đa dạng Từ khi khái niệm đầu tiên về "văn hoá" (1871trong sách văn hoá nguyên thủy của E.B Taylor) xuất hiện đến nay đã có hàngtrăm định nghĩa khác nhau về văn hoá Mỗi cách định nghĩa được dựa trêncách nhìn khác nhau, nhưng nói chung tổng hợp lại thì các định nghĩa đó đềuđề cập đến các vấn đề sau đây:

- Văn hoá là hoạt động của con người, là biểu hiện trình độ nhận thứccủa con người.

- Văn hoá thể hiện khát vọng vươn tới chân, thiện, mỹ.

- Văn hoá là tổng hợp các giá trị được cộng đồng thừa nhận, tuân thủtrong một môi trường, một không gian cụ thể.

- Văn hoá vừa là mục tiêu vươn tới, vừa là động lực thúc đẩy phát triểnxã hội.

Từ đó ta có thể nêu một định nghĩa văn hoá rằng: "Văn hoá là toàn bộsự hiểu biết của con người, tích luỹ được trong quá trình lao động thực tiễn xãhội Vốn hiểu biết ấy được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểuhiện thông qua vốn di sản văn hoá và hệ ứng xử văn hoá (lối sống) cộng đồngngười Hệ giá trị và chuẩn mực xã hội là yếu tố cốt lõi làm nên bản sắc riêngcủa một cộng đồng xã hội Nó có chức năng định hướng và điều tiết hoạtđộng của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội ấy" (Quản lý nhà nước vềvăn hoá thông tin).

Trang 10

Hay định nghĩa "văn hoá" trong cuộc sống cũng như trong phạm vichuyên đề nghiên cứu là việc "giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc"bao gồm cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Văn hoá là tổng thể những kết quả laođộng, là toàn bộ những giá trị mà con người sáng tạo nên để thoả mãn nhucầu của chính mình Bác Hồ nói "văn hoá là tổng thể của mọi phương thứcsinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sẵn sàng hy sinh nhằmthích ứng những nhu cầu đòi hỏi của sự sinh tồn" (Hồ Chí Minh về văn hoábảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản Hà Nội 1997 trang 9).

Văn hoá theo nghĩa rộng bao gồm phúc hợp những nét riêng về tinhthần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm tri thức, tín ngưỡng và tôn giáo, phong tụcvà tập quán lối sống, văn hoá và nghệ thuật, lý luận và luật pháp, công nghệkhoa học kỹ thuật do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử, tồn tại vàphát triển của một dân tộc, một đất nước.

Những giá trị vật chất tồn tại do con người sáng tạo ra như: tủ, bàn ghế,các công trình kiến trúc, kết cấu hạ tầng Lúc này những vật đó mang giá trịvăn hoá Tuy nhiên có những vật chất do con người sáng tạo ra nhưng khôngphục vụ cho cuộc sống của con người thì không có giá trị văn hoá mà chỉ cóyếu tố văn hoá đó là bom nguyên tử, tên lửa Giá trị tinh thần được tồn tại ởhai góc độ một là dưới dạng thành văn (tức là được ghi chép, ấn hành nhưsách, ảnh ), hai là tồn tại trong dân gian được nhân dân công nhận và lưutruyền sâu rộng trong xã hội như các phong tục tập quán, các lễ hội văn hoá.

Văn hoá được tồn tại dưới dạng vật chất và tinh thần, được thể hiện quacon người Con người chính là vật mang vác, chuyển tải lưu giữ, thông quacon người văn hoá mới tồn tại và phát triển được.

Xét tổng quát về mục đích cao cả nhất vì sự nghiệp phát triển hoànthiện con người và xã hội, văn hoá có 5 chức năng đó là: chức năng giáo dục,chức năng nhận thức, chức năng dự báo, chức năng thẩm mỹ và chức nănggiải trí Văn hoá là các lĩnh vực hoạt động, sáng tạo rộng lớn, phát triển khôngngừng của nhân loại, của từng dân tộc, từng con người, từng gia đình văn hoá

Trang 11

là toàn bộ những nét riêng của một dân tộc về tinh thần, vật chất, trí tuệ vàtình cảm đã được hình thành trong quan hệ ứng xử hợp lý với môi trườngthiên nhiên, giữa con người với con người Kết quả hoạt động và sáng tạo ravăn hoá đồng thời sáng tạo ra tư tưởng, triết học, tôn giáo, tín ngưỡng, vănhọc nghệ thuật và những quy tắc ứng xử trong gia đình, xã hội được coi làluân lý, đạo đức thuần phong mỹ tục của một dân tộc.

Vậy văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị tinh thần và vật chất do conngười sáng tạo, giao lưu tích lũy và phát triển thông qua hoạt động cải biến vàứng xử với thiên nhiên, xã hội và bản thân mình, được biểu hiện dưới các thểthức ngày càng sâu sắc, đa dạng, để tôn vinh và phát triển toàn diện conngười, nhằm làm cho thế giới có tính người.

1.1.2 Khái niệm bản sắc văn hoá:

Những tinh hoa văn hoá của một dân tộc tồn tại và hiển hiện trong nếpsống, trong suy nghĩ thích ứng với môi trường thiên nhiên và xã hội nơi cưtrú lâu đời, nếp cư xử với thiên nhiên và xã hội của cộng đồng đó là bản sắcdân tộc cho nên còn gọi là bản sắc văn hoá dân tộc Bản sắc văn hoá dân tộckhông phải là bất biến, luôn đổi mới, luôn sáng tạo, năng động thích ứng vớimôi trường sống Điều kiện sống đã thay đổi dân tộc ta luôn luôn biết linhhoạt tiếp thu những cái hay, cái mới trong khi giao tiếp với nền văn hoá đểlàm giàu thêm vốn văn hoá của mình và giữ được cốt cách tốt đẹp, lâu đời củanền văn hoá mình.

Bản sắc văn hoá dân tộc là điểm tựa, là động lực luôn toả sáng và dẫnđường cho mỗi dân tộc tiến lên phía trước Việt Nam chúng ta tự hào là mộtquốc gia có bản sắc dân tộc độc đáo, đậm nét, trải qua hàng ngàn năm bịphong kiến phương Bắc đô hộ và gần trăm năm Pháp thuộc nhưng dân tộcViệt Nam vẫn đứng vững và phát triển, điều đó chứng tỏ sức sống mãnh liệtcủa bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam Những giá trị văn hoá mà ông cha đểlại cho chúng ta phần to lớn, chúng ta phải khai thác những giá trị ấy phục vụ

Trang 12

cho công việc xây dựng và phát triển đất nước công bằng văn minh, ấm no, tựdo hạnh phúc.

1.1.3 Khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc:

Bản sắc là màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính Bản sắcdân tộc là một hệ thống những sắc thái riêng biệt, những đặc tính bên trongbền vững gắn với cội nguồn văn hoá dân tộc, là cái để phân biệt văn hoá củadân tộc này với văn hoá của dân tộc khác Nói đến dân tộc là nói đến văn hoá,đến bản sắc Bản sắc dân tộc chính là bản sắc văn hoá dân tộc, chính là nhữngnét riêng biệt đặc thù của một dân tộc Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồmnhững giá trị lịch sử văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo Khoa học do chính dân tộcđó sáng tạo ra trong lịch sử hình thành và tồn tại và phát triển của dân tộcmình, phần khác là do dân tộc tiếp thu những giá trị văn hoá thích hợp củanhân loại để làm giàu thêm vốn văn hoá của dân tộc mình.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 05 Ban chấp hành trung ương Đảng khoáVIII về "xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc".Bản sắc văn hoá dân tộc bao gồm những giá trị bền vững tinh hoa của cộngđồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp trong lịch sử của bảy ngàn nămdựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dântộc, tinh thần đoàn kết ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình làng xã, tổquốc lòng nhân ái khoan dung trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sángtạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống Bản sắcvăn hoá dân tộc còn đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộcđộc đáo Nền văn hoá nhiều dân tộc của Việt Nam như một vườn hoa đầyhương sắc 54 dân tộc cùng chung sống trong một tổ quốc, chung một lý tưởngđộc lập, tự do và CNXH, chung một Đảng lãnh đạo, chung một chế độ quảnlý của chính quyền nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng, quyền bảo vệ bản sắccác giá trị văn hoá, các lễ hội văn hoá, các phong tục tập quán, tự do tínngưỡng và không tín ngưỡng.

Trang 13

Sự phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội là một trong nhữngnguyên nhân chính của tình trạng chênh lệch nhau về học vấn, về số lượng trithức và công nhân kỹ thuật, về đời sống tinh thần, về các công trình văn hoá,mặc dù vậy mỗi dân tộc vẫn có thể phát huy các giá trị văn hoá truyền thống,có thể sáng tạo ra đời sống văn hoá phù hợp với hoàn cảnh sống của từng dântộc Mối quan hệ giao lưu văn hoá trong cả nước ngày càng được mở rộng từBắc đến Nam, từ đồng bằng lên miền núi và các dân tộc được tạo những điềukiện thuận lợi để tiếp xúc với nhau, hiểu nhau, trao đổi với nhau, bổ sung chonhau nhằm khai thác và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc.

Tóm lại nhận thức đúng về bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam chúng tamới có thể hiểu, coi trọng từ đó đề ra những chủ trương, biện pháp bảo vệ, tôntạo, thừa kế, phát huy nền văn hoá Việt Nam.

1.1.4 Nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc được biểu hiệnđó là sự thống nhất giữa hai thành tố căn bản, đó là tiên tiến và bản sắc vănhoá dân tộc, trong tiên tiến có bản sắc văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá dântộc hoà quyện với tính chất tiên tiến tạo nên giá trị tổng thể của nền văn hoámới do nhân dân ta dựng nên Bản sắc văn hoá dân tộc là cội nguồn, và làkhởi đầu tiến trình của lịch sử phát triển của văn hoá, là nền tảng tinh thần củadân tộc, còn tính tiên tiến của văn hoá đóng vai trò như một nhu cầu, một đòihỏi, một phẩm chất mới trong sự phát triển của nền văn hoá dân tộc lên trìnhđộ cao hơn trong thời kỳ hiện đại.

* Về phẩm chất tiên tiến của văn hoá:

Một là: Nền văn hoá phải được xây dựng trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là: tính tiên tiến là sự biểu hiện trình độ đạo đức cao của văn minhxã hội, sự không ngừng tiến bộ về đời sống vật chất và đời sống tinh thần củanhân dân.

Trang 14

Ba là: thể hiện được khát vọng của dân tộc về một cuộc sống tốt đẹpdân chủ, công bằng, văn minh, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Bốn là: nền văn hoá tiên tiến phải thể hiện tinh thần văn minh cáchmạng vì con người, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột.

Năm là: nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá mang tinh thần dân chủphải đảm bảo dân chủ tự do, trong mọi sáng tạo và hoạt động văn hoá.

Sáu là: nền văn hoá tiên tiến thể hiện ở phương thức và phương tiệntruyền tải nội dung.

* Về bản sắc văn hoá dân tộc:

Nền văn hoá mới mà chúng ta xây dựng hôm nay và mai sau có nguồngốc xa từ bản thân văn hoá dân tộc, trong đó linh hồn là thể hiện cái cốt lõicủa bản lĩnh, bản sắc, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa để lại,là tinh hoa xứng giá nhất được hàn đúc trong quá trình đấu tranh sinh tồntrước tự nhiên và xã hội.

Một là: chính là đặc thù của một nền văn hoá là chứng minh thư, là thẻcăn cước của một dân tộc.

Hai là: phản ánh cốt lõi bản lĩnh, đặc trưng, quan niệm và lối sống củacon người Việt Nam.

Ba là: Khám phá, bảo vệ và phát triển những giá trị truyền thống bềnvững của con người Việt Nam trong quan hệ với cộng đồng, trong đời sốngcộng đồng.

Bốn là: Phát huy và phát triển những phương thức biểu hiện của nềnvăn hoá truyền thống, phù hợp với cách cảm nghĩ, tâm lý, cách tiếp nhận vàsáng tạo văn hoá của con người Việt Nam.

Năm là: nền văn hoá đã phản ánh tính phong phú đa dạng của các dântộc trong cộng đồng người Việt.

1.1.5 Khái niệm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niêndo Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và

Trang 15

rèn luyện Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến phấn đấu vì mục tiêu, lýtưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Được xây dựng, rèn luyện và trưởng thành qua các thời kỳ đấu tranhcách mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy chủ nghĩa cáchmạng, cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đấtnước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc bước vào thời kỳ mới, Đoàn tiếp tục pháthuy những truyền thống quý báu của dân tộc và bản chất tốt đẹp của mình, kếtục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và chủtịch Hồ Chí Minh Thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, tổ chứcđộng viên đoàn viên thanh niên cả nước đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐHđất nước bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản ViệtNam, là lực lượng xung kích cách mạng, là trường học XHCN của thanh niên,đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ, phụtrách đội TNTP Hồ Chí Minh, là lực lượng nòng cốt chính trị trong phongtrào thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của hệ thống chính trị, hoạtđộng trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam Đoàn phối hợp với các cơ quan nhà nước, các đoàn thể vàcác tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo giáo dục, đào tạovà bảo vệ thânh thiếu nhi, tổ chức cho ĐVTN tích cực tham gia vào việc quảnlý nhà nước và xã hội.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị, hợptác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và các nhân dâncác nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.

Trang 16

1.2 Những quan điểm về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoádân tộc.

1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Ăngghen-Lênin

Chủ nghĩa Mác-Lê Nin là thế giới quan, và phương pháp luận khoahọc, nó cung cấp cho con người một công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới;nó chi ra quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy

Theo chủ nghĩa Mác-Lê Nin, văn hoá có vị trí độc lập tương đối so với kinhtế C.Mác khẳng định: “Phương thức sản xuất tinh thần; tức là cơ sở kinh tếkhông tác động trực tiếp mà tức khắc tới văn hoá, không phải có nền kinh tếcao thì văn hoá cao và ngược lại” Tuy vậy để có một nền văn hoá phát triểnổn định thì kinh tế phải bắt rễ vào văn hoá

Trên cơ sở phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, văn hoá cókhả năng biến yếu tố ngoại sinh thành yếu tố nội sinh phục vụ cho quá trìnhphát triển Văn hoá phát sinh mặt tích cực và làm hạn chế mặt tiêu cực củanhững yếu tố khách quan, của những biểu hiện bên trong và bên ngoài, đảmbảo cho nền kinh tế phát triển ổn định thì kinh tế phát triển hài hoà, nền chínhtrị xã hội ổn định

Như vậy: Phương thức sản xuất vật chất và phương thức sản xuất tinhthần có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau, tồn tại songsong với nhau, trong phát triển kinh tế luôn có văn hoá và kinh tế cũng luôn làđiều kiện về vật chất cũng như tinh thần giữa mức sống cao vào lối sống đẹp,vừa an toàn, vừa bền vững, không phải chỉ có ý nghĩa trước mắt, tạm thời chomột số người, một thế hệ mà có ý nghĩa lâu dài cho cả xã hội và cho mai sau

Đất nước Việt Nam gồm 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một nềnvăn hoá riêng, những nét đặc trưng riêng của cả một dân tộc, và tất nhiênnhững gì tốt đẹp ta luôn giữ gìn và phát huy vì Angghen đã khẳng định: “Cáihợp lý là cái tồn tại” và C.Mác cũng cho rằng: “Cái tồn tại là cái hợp lý” từ đó

Trang 17

ta sẽ biến nó thành động lực cho sự phát triển nhưng do giữ gìn bản sắc vănhoá dân tộc khác mà đất nước đó đã vững bước đi lên

1.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vănhoá dân tộc:

Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo xây dựngmối đoàn kết cũng như sự nghiệp phát triển văn hoá của tất cả các dân tộc.Người nhìn thấy rõ các sắc thái riêng văn hoá của mỗi dân tộc, từ đó tạo ra sựphong phú đa dạng, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc của nền văn học ViệtNam Người đã nói rằng "trong cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề cần chúý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau đó là: Chính trị - Kinh tế - Văn hoá -Xã hội ", lời nói của Bác đã khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong sựnghiệp phát triển của đất nước Chính ở đó ta tìm thấy "tiếng nói" chung củanền văn hoá Việt Nam, của cộng đồng các dân tộc của ngàn đời nay cùngsống, lao động, bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minhlà người đặc biệt tôn trọng lối sống văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi tộc người,Người luôn mong các dân tộc Việt Nam được bình đẳng sao cho các dân tộcđược đảm bảo về cuộc sống, được hưởng thụ các giá trị văn hoá.

Vì văn hoá là nền tảng của xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng văn hoá nóichung, chủ nghĩa Mác - Lênin nói riêng đóng vai trò trong tư duy hành độngcủa con người và của dân tộc bị áp bức, bị tha hoá đến các vương quốc củacon người phát triển tự do và toàn diện Hồ Chí Minh từng nói "văn hoá soiđường cho quốc dân đi, phải đem văn hoá lãnh đạo quốc dân để thực hiện,độc lập, tự cường, tự chủ, phải xúc tiến công tác văn hoá đào tạo con ngườicho cuộc kháng chiến kiến quốc" Trong thời đại Hồ Chí Minh với đường lốiđúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, văn hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy,đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sựnghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm văn hoá từ trước cách mạngtháng 8: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người

Trang 18

mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoahọc, tôn giáo, văn học nghệ thuật những công cụ sinh hoạt hàng ngày vềmặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo đó là vănhoá".

Theo Người một nền "văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" là nềntảng tinh thần cho quá trình giữ vững độc lập, dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệpCNH - HĐH đất nước, thể hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ văn minh, vững bước đi lên CNXH, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộckhông có nghĩa là thực hiện việc "đóng cửa" để xây dựng một nền văn hoáđơn điệu, nghèo nàn mà phải nhìn ra thế giới, tiếp thu tinh hoa văn hoá củacác dân tộc trên thế giới để làm giàu và phong phú thêm nền văn hoá ViệtNam Phải có sự đào thải (những cái cũ, cái lỗi thời, cái mới nhưng độc hại),đấu tranh đào thải với những luồng văn hoá xấu làm ảnh hưởng tới sự tồn tạivà phát triển của nền văn hoá tốt đẹp, của dân tộc nhằm củng cố giữ gìn vàphát huy những cái tốt đẹp, những tinh hoa của dân tộc tiếp thu có chọn lọc cógiá trị văn hoá cao đẹp của nhân loại, hình thành văn hoá mới dân tộc nhưngphải phù hợp với truyền thống dân tộc, theo hướng phát triển của nền văn hoáhiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng nước ta Trong quá trìnhxây dựng chúng ta cần phải nắm vững và quán triệt các quan điểm chỉ đạo củaĐảng cộng sản Việt Nam về văn hoá.

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng văn hoá mới, tổ ấm suốtđời của con người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là nơi thế hệ trẻ được nuôidưỡng, giáo dục trong tình thương yêu để trở thành người công dân có ích choxã hội Sự nghiệp văn hoá lớn nhất quan trọng nhất của Hồ Chí Minh là đãhuy động được sức mạnh truyền thống hàng ngàn năm của văn hoá dân tộckết hợp với tinh hoa văn hoá của nhân loại, lãnh đạo thành công sự nghiệpgiải phóng dân tộc giành lại cho nhân dân ta quyền làm người, quyền đượcsống một cuộc sống xứng đáng với nền văn hoá Việt Nam, đồng thời là mộtsự nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với nền văn hoá thế giới.

Trang 19

Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân vănhoá thế giới Vì vậy sự nghiệp văn hoá của Hồ Chí Minh đem đến cho khotàng văn hoá thế giới những giá trị và quyền dân tộc cơ bản Vì cuộc sống ấmno, hạnh phúc của mỗi dân tộc khẳng định được bản sắc văn hóa riêng củamình và phát triển sự biểu hiện của nền văn hoá với các dân tộc khác trên thếgiới Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và không ngừng phát triểnnhững giá trị cao đẹp của nền văn hoá đất nước, đã góp phần sức mạnh vàonhững thành quả đấu tranh giữ nước và dựng nước của các dân tộc.

1.2.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Quan điểm của Đảng là sự thể hiện tập trung đường lối văn hoá củaĐảng, là tư tưởng chỉ đạo toàn bộ các hoạt động văn hoá ở nước ta, nó vừagiúp cho hoạt động văn hóa đi đúng phương hướng chiến lược vừa giúp giảiquyết tốt những vấn đề cụ thể đặt ra trong đời sống Ngay từ năm 1943, khichưa có chính quyền dưới ánh sáng của cương lĩnh chính trị 1950, Đảng ta đãxây dựng đề cương văn hoá Việt Nam với phương châm dân tộc, khoa học vàđại chúng Ba nguyên tắc cơ bản ấy của nền văn hoá có đặc trưng dân tộc,hiện đại, nhân văn Đó là định hướng của nền văn hoá tiên tiến đậm đà bảnsắc văn hoá dân tộc mà ngay nay chúng ta đang phấn đấu trong thời kỳ đẩymạnh CNH - HĐH đất nước ở nước ta Cốt lõi của nền văn hoá cách mạngViệt Nam trước sau vẫn là chủ nghĩa nhân văn Mác - Lênin và tư tưởng HồChí Minh.

Hội nghị lần thứ V BCH TW Đảng (họp từ 6/7/1998 - 16/7/1998) đãthảo luận và ra nghị quyết "về xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc" Hội nghị cho rằng sự cần thiết phải có một nghịquyết của Đảng về văn hoá trong tình hình đổi mới với những trọng tâm cầntập trung và ra nghị quyết vấn đề văn hoá hiện nay là: "Tư tưởng, đạo đức, lốisống, đời sống văn hoá" Trong những quan điểm chủ đạo cơ bản của hội nghịvà quan điểm thứ hai "nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên

Trang 20

tiến đậm đà dân tộc" "Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững,những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qualịch sử hàng ngàn năm đấu tranh giữ nước và dựng nước", mới tạo nên bảnsắc văn hóa dân tộc.

Trong những chuẩn mực giá trị tinh thần của một dân tộc có những giátrị từ bền vững trong suốt chiều dài lịch sử và những giá trị biến đổi nhất địnhhoặc ít Có những yếu tố, những bộ phận, có những giá trị chỉ thích hợp vớitừng thời kỳ nhất định Vì vậy chỉ "những giá trị bền vững, những tinh hoacủa cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngànnăm đấu tranh dựng nước và giữ nước", mới tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.Những yếu tố cơ bản cấu thành: những giá trị bền vững, truyền thống yêunước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết ý thức cộng đồnggắn kết cá nhân, giá đình, xã hội - tổ quốc - lòng nhân ái, khoan dung, trọngnghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trongứng xử, tính giản dị trong lối sống

Vì vậy việc giữ gìn và bảo vệ bản sắc dân tộc có khuynh hướng cầntránh là: đóng cửa, thu mình trong chủ nghĩa hẹp hòi, giữ mãi hoặc phục hồinhững gì lạc hậu, lỗi thời không phù hợp với sự phát triển của thời đại Chonên chúng ta phải mở rộng giao lưu với thế giới tiếp thu có chọn lọc nhữngcái hay cái tiến bộ trong nền văn hoá của các dân tộc khác trong mở rộng giaolưu văn hoá quốc tế, yêu cầu hàng đầu là phải trên tinh thần độc lập dân tộc.Mặt khác phải biết giữ gìn, khai thác phát triển và nâng cao bản sắc văn hóadân tộc tức là nâng cao năng lực tiếp thu cái mới, cái tiến bộ của tinh hoa vănhoá thế giới Nhằm chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hoá độc hại, cựcđoan, chủ nghĩa cá nhân, thực dụng ích kỷ, lối sống hưởng thụ

Như vậy, nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc baogồm trong nó các mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, kếthừa và phát triển, dân tộc và quốc tế, trên cơ sở Mác - Lênin và tư tưởng Hồ

Trang 21

Chí Minh Ngày nay càng rõ ràng, văn hoá có vị trí vai trò to lớn, điều đóđược thể hiện trong 5 quan điểm cơ bản của Đảng về văn hoá:

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là độnglực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến đậm đàbản sắc văn hoá dân tộc.

- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trongcộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, Đảng lãnhđạo trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

- Văn hoá là một mặt trận xây dựng và phát triển văn hoá là một sựnghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì trântrọng.

1.2.4.Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giữ gìnvà phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niênViệt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lậplãnh đạo và rèn luyện Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò làm chủ vàtiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xã hội và bảo vệ tổ quốc ViệtNam XHCN thanh niên là lực lượng hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ họcvấn, năng động tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học kỹ thuật, những cáimới của xã hội Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay vinh dự được thừa hưởng cảmột kho tàng giá trị tinh thần do cha ông để lại, nhưng cũng là trách nhiệmlớn lao của mỗi đoàn viên thanh niên, vừa phải kế thừa vừa phải phát huy vàbảo đảm tính truyền thống của dân tộc để không hổ thẹn với cha ông, đó làđiều mà không chỉ có tuổi trẻ mà mỗi người dân Việt Nam biến thành tìnhcảm hành động cách mạng.

Đất nước đang trên đà phát triển thì việc giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hoá dân tộc càng trở nên cần thiết và mang một ý nghĩa đặc biệt quan

Trang 22

trọng cùng với việc mở rộng giao lưu với thế giới thì văn hoá Việt Nam có cơhội để bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn, chúng ta có nhiều cơ hội nhiều điềukiện để tiếp thu và học tập những tinh hoa của nhân loại để làm phong phúthêm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.

Thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay cần phải vượt qua những thách thức đóthì chúng ta mới giữ vững và phát triển được bản sắc văn hóa dân tộc theođịnh nghĩa khoa học cách mạng Với đặc trưng cơ bản là cả dân tộc, hiện đạivà nhân văn Thế hệ trẻ làm được như vậy là chúng ta đã tạo được nền tảngtinh thần vững chắc, là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hộiđất nước Như vậy thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau có trách nhiệmthật nặng nề nhưng đầy vinh quang khi được Đảng, Bác Hồ tin tưởng giaocho trọng trách, điều này khẳng định vị trí vai trò quan trọng của ĐVTN.

Đáp lại lòng tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Bác Hồ và nhân dân, tổchức Đoàn cần xung kích đi đầu và có những chương trình cụ thể, thiết thựcđể giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, cần có những biện pháp giáodục hữu hiệu của đoàn viên thanh niên nhận thức đầy đủ sâu sắc nhiệm vụnày Từ đó biến thành tình cảm hành động thành phong trào cách mạng, xâydựng, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Trong bối cảnh giao lưu, mở cửa và toàn cầu hoá, thời đại của CNH HĐH đất nước như hiện nay, giữ gìn và bồi bổ văn hoá dân tộc vừa là cơ hội,vừa là nhiệm vụ, vừa là thách thức Dân tộc và văn hoá là hai thực thể vănhoá với nhau, có dân tộc là có văn hoá, mất văn hoá là mất dân tộc Vì thếnhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là phải hiểu, biết về văn hoá để xâydựng nền văn hóa dân tộc vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc.

-* Những hoạt động của Đoàn tham gia giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hoá dân tộc.

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước và trên cơ sởnghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII Hai phong trào lớn "Thanhniên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" là một chủ trương đúng đắn được

Trang 23

triển khai có hiệu quả, rộng khắp, góp phần cổ vũ hàng triệu thanh niên vươnlên lập thân, lập nghiệp, xung kích thực hiện các chương trình kinh tế xã hội,quốc phòng an ninh đánh dấu bước phát triển mới trong công tác Đoàn vềphong trào thanh niên trong điều kiện mới, tạo nên nguồn lực to lớn về tinhthần vật chất, làm chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viênthanh niên của cả nước, được toàn xã hội quan tâm ủng hộ (báo cáo tại đại hộiĐoàn toàn quốc lần thứ VII).

Công tác tư tưởng - văn hoá, tuyên truyền giáo dục của Đoàn bám sátcác chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng được thanh niên tiếp nhậnmột cách tích cực Các hoạt động giáo dục tuyên truyền dân tộc và truyềnthống cách mạng của Đảng, của Đoàn viên được triển khai sâu rộng và cóhiệu quả các hoạt động văn hoá văn nghệ, TDTT, giáo dục lối sống cho thanhniên thông qua cuộc vận động "hai xây một chồng" thông qua các cuộc thithanh niên thanh lịch, liên hoan thanh niên hát dân ca và cuộc vận động "Toàndân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" Tất cả những phongtrào trên khi phát động được đông đảo thanh niên ủng hộ, hưởng ứng mạnhmẽ và thiết thực.

Văn hoá gắn liền với thế hệ trẻ như một quá trình tự nhiên, vì văn hoálà nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triểnkinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của CNXH, CNH - HĐH đất nước làhiện thân của một đời sống văn hoá rộng lớn với những sáng tạo vật chất vàtinh thần cao đẹp Nguồn lực to lớn của tuổi trẻ chỉ có thể được tăng cườngkhi kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của nền văn hoá dân tộc.Trách nhiệm to lớn của thế hệ trẻ ngày nay là chuẩn bị hành trang đi vào thếkỷ mới, là góp phần xây dựng con người Việt Nam về tâm hồn tình cảm có lốisống lành mạnh phù hợp với những chuẩn mực xã hội Mặt trái cơ chế thịtrường giúp cho thế hệ năng động sáng tạo, nhưng bên cạnh đó cũng làm thahoá cuộc sống và sống với lối sống thực dụng, chỉ biết hưởng lạc trước tìnhhình đó, để khắc phục phần nào hậu quả mỗi chúng ta phải xây dựng được

Trang 24

một bản lĩnh văn hoá Việt Nam nhất là trong thế hệ trẻ hiện nay Xây dựngbản lĩnh văn hoá đó chính là giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hoádân tộc theo tinh thần "gạt đục khơi trong" mà Bác Hồ đã dạy: vững vàng vàtỉnh táo trong tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Tuổi trẻ phải trang bị cho mình kho tàng hành trang văn hoá, đó chínhlà giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Nhưng bên cạnh đó không thểthiếu là bản lĩnh chính trị vững vàng, bản lĩnh trong học tập, bản lĩnh lao độngsáng tạo hiệu quả Đây là những nền tảng cơ bản giúp thế hệ thắng lợi đườnglối chính sách của Đảng và Nhà nước Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hoá dân tộc chính là giữ gìn phát huy tư tưởng đạo đứclối sống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thông qua chức năng nhiệm vụ củaĐoàn TNCS Hồ Chí Minh là giáo dục thế hệ trẻ.

Ngày đăng: 30/12/2015, 12:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w