* Nguyên nhân thành công
- Được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng bộ cơ sở bên cạnh đó mỗi cán bộ Đảng viên luôn nêu cao tinh thần gương mẫu trong học tập và hoạt động. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nội dung nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước đến cán bộ ĐVTN và người dân giúp họ nhận thức được mọi vấn đề.
- Các ban ngành đoàn thể trong huyện thường xuyên có sự phối hợp thực hiện. Được sự đôn đốc kiểm tra đánh giá sát sao của cấp trên, có các biện pháp khen thưởng kịp thời và kỷ luật thích đáng.
- Phong trào xây dựng xã, làng xóm văn hoá, gia đình văn hoá được triển khai rộng khắp. Công tác giáo dục tuyên truyền được các cán bộ hưởng ứng nhiệt tình tham gia có trách nhiệm.
Bên cạnh những thành tựu đã được trong lĩnh vực văn hoá cũng tồn tại những mặt ảnh hưởng về sự xuống cấp tư tưởng đạo đức, lối sống của một số
TN ảnh hưởng đến môi trường văn hoá, đến nền văn hoá dân tộc và sự phát triển của đất nước.
* Nguyên nhân của tồn tại:
- Về chủ quan:
+ Một số cán bộ Đoàn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, chưa chủ động sáng tạo trong công việc. Công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện các hoạt động của cán bộ Đoàn còn chậm, chưa có sự đổi mới phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
+ Đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở một số nơi phát huy hết vai trò trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công công tác, lãnh đạo chỉ đạo còn chung chung chưa cụ thể. Việc tham gia các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc định hướng, chỉ đạo các phong trào hoạt động chưa mang tính thuyết phục cao.
+ Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong việc quán triệt triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, tổ chức đoàn thể cấp trên về "Sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá văn nghệ". Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá " chưa kịp thời.
- Về khách quan:
+ Đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở một số nơi phát huy hết vai trò trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công công tác, lãnh đạo chỉ đạo còn chung chung chưa cụ thể. Việc tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc định hướng, chỉ đạo các phong trào hoạt động chưa mang tính thuyết phục cao.
+ Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong việc quán triệt triển khai tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước, tổ chức đoàn thể cấp trên về "Sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá văn nghệ". Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" chưa kịp thời.
- Về khách quan:
+ Do nhận thức của một số cán bộ Đoàn và nhân dân địa phương còn hạn chế, do phong tục tập quán lạc hậu còn tồn tại.
+ Việc tăng cường cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và phương tiện cho hoạt động văn hoá chưa phù hợp.
+ Năng lực hoạt động trên lĩnh vực văn hoá của cán bộ Đoàn chủ yếu hầu hết cán bộ chưa qua trường lớp, việc tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chưa thường xuyên, công tác tổ chức cán bộ Đoàn thường xuyên biến động cho nên đã ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức Đoàn.
+ Các cuộc phát động sinh hoạt tập thể của tổ chức Đoàn chưa đa dạng và phong phú, do đó chưa thu hút được 100% ĐVTN tham gia sinh hoạt.
* Đánh giá chung:
Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng và cấp bách, là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước mà lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu thực hiện nhiệm vụ này là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Nhận thức được vấn đề trên cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện Bảo Lâm, triển khai thực hiện các hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó BCH huyện Đoàn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong việc quán triệt, thực hiện nghị quyết TW5 khoá VIII bằng nhiều nội dung hình thức phong phú hấp dẫn. Trong thực tiễn đạt được tổ chức Đoàn đã khẳng định được vị trí vai trò là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu là đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng chính tham gia giác ngộ cán bộ ĐVTN và nhân dân giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
* Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn kết quả hoạt đông đạt được của phong trào TN những năm qua có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
- Nắm vững quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn, bám sát vào chương trình, kế hoạch chỉ đạo của Huyện Uỷ, tranh thủ sự lãnh đạo của Đoàn cấp trên để gắn với từng nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn kịp thời đề
ra chương trình phù hợp với thực tế và đáp ứng cao nhiều nhu cầu của ĐVTN. Tăng cường công tác tham mưu đối với cấp uỷ, chính quyền.
- Phát huy tính năng động sáng tạo và tích cực của TN, chọn đúng thời cơ, thời điểm phát động phong trào, kết hợp hài hoà giữa nhu cầu của TN với các chương trình công tác của Đoàn. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và đánh giá động viên khen thưởng kịp thời. Đặc biệt là thông tin báo cáo 2 chiều kịp thời có chất lượng.
- Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ có uy tín trong TN, tạo môi trường rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghiệp vụ, làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ Đảng chính quyền về công tác TN, biết vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng tổ chức thực hiện các chương trình công tác Đoàn.
- Phải coi trọng vai trò hoạt động chính trị của tổ chức Đoàn, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và công tác tổ chức Đoàn trong việc thu hút, tập hợp ĐVTN.
- Biết phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp đóng trên địa bàn... Để ĐVTN có thể thực hiện được những nhu cầu nguyện vọng chính đáng.
- Luôn đổi mới nội dung phương thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng, ĐVTN và điều kiện địa phương, công tác Đoàn và phong trào TTN, phải đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của TTN, chú trọng các hoạt động chiều sâu có liên quan trực tiếp đến quyền lợi ĐVTN. Gắn hoạt động của Đoàn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng địa phương.
CHƯƠNG 3