Tình hình kinh tế văn hoá xã hội.

Một phần của tài liệu Đoàn TNCS hồ chí minh huyện bảo lâm tỉnh cao bằng với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 26 - 28)

Điều kiện tự nhiên đã mang lại cho Bảo Lâm lợi thế về nông nghiệp, giao lưu buôn bán, trong rừng có gỗ quý như: Lim, nghiến, lát... và động vật quý hiếm như: lợn rừng, Hươu, nai, nhím...

Trong lòng đất Bảo Lâm có chứa khoảng sản có giá trị như: quặng vàng... và có nhiều dãy núi đá vôi trùng điệp là nguồn thu nhập chính cho một số bà con trong vùng. Nhưng chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp với kỹ thuật vẫn lạc hậu (con trâu đi trước cái cày theo sau. Do làm ruộng bậc thang và thửa ruộng nhỏ không bằng phẳng nên không áp dụng máy móc vào trong sản xuất được). Bên cạnh đó một số hộ gia đình đã chăn nuôi gia súc theo thống kê có 1.300 con dê; 5.935 con trâu; 17.42 con Bò; 897 con ngựa; 25.462 con lợn...

Qua thực tiễn lao động, đấu tranh sinh tồn và phát triển, người dân Bảo Lộc đã xây dựng cho mình một nền văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc

văn hoá dân tộc như: nhà sàn của dân tộc Tày Nùng, nhà đất có hàng rào xếp bằng đá của dân tộc H'mông... hay các điệu hát của các dân tộc như: như lượn cọi, nàng ới, đá hai, sligiang, hát then...

Bảo Lâm là một khu du lịch hấp dẫn trong tương lai của tỉnh, với khí hậu mát mẻ đặc trưng của vùng cao thêm, bốt của thực dân Pháp xây dựng (được xây dựng từ thời Pháp thuộc). Nơi đây sẽ thu hút nhiều khách thập phương từ trong nước và ngoài nước.

Phong tục tập quán nơi đây có những nét riêng biệt so với các nơi khác, như phong tục ma chay hay cưới xin dưới chế độ phong kiến, những nghi thức tang lễ được tổ chức thật đầy đủ theo quy định cổ truyền là một chuỗi nghi thức phức tạp kéo dài hàng tuần lễ. Ngày nay, những phong tục đó vẫn được tồn tại trong một số dân tộc thiểu số, được hợp thức hoá đơn giản hơn trước ở một số gia đình và dòng họ.

Tục cưới xin: của người tày Bảo Lâm có nhiều thủ tục và được tiến hành theo nhiều giai đoạn trước ngày làm lễ thành hôn. Các thủ tục tiến hành tuần tự theo các bước.

Đi thăm dò ướm hỏi (pslẩy slảm): gia đình nhà trai người làm mối thay mặt gia đình sang đặt vấn đề với nhà gái (người làm mối có quan hệ với cả hai gia đình hoặc là người có uy tín). Sau khi đặt vấn đề được vài ngày nếu nhà gái đồng ý, thì người làm mối sẽ báo tin về nhà trai chuẩn bị đồ ăn hỏi cho ngày lành tháng tốt do hai bên nhà trai và nhà gái thống nhất. Khi thống nhất ngày ăn hỏi (văn chỉn slảm) thì nhà trai chuẩn bị cho một trong ba loại: 1 l là mọi thứ đều 5 như 5kg gạo nếp, 5kg gạo tẻ, 50 bánh ăn hỏi, 5 con gà, 5 con vịt... (cài há cẩn); 2 là mọi thứ đều 10 cũng tương tự (cài slíp cẩn); 3 là mọi thứ đều 15 và cũng tương tự (cài slíp há cẩn)... và phân chia rõ rệt cho gia đình nghèo thì mọi thứ đều là 5, nhà trung bình thì mọi thứ đều 10 còn nhà khá giả là 15. Trong ngày ăn hỏi hai bên thống nhất chọn ngày để nhà trai đón dâu (rlặp lua): mọi chi phí nhà trai lo, bên nhà gái cử vài chục người đủ mặt nội ngoại đi đưa dâu (slồng lua). Tuỳ theo điều kiện của gia đình, cô dâu về

nhà chồng mang theo chăn gối và một số đồ đạc khác (phần để biếu bố mẹ chồng, anh em họ hàng, còn lại là mình dùng).

Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần của dân tộc, quê hương mình. Theo đó trình độ dân trí ngày càng phát triển, hệ thống trường học từ mầm non đã có đến xã. Bảo Lâm hôm nay đã dần thay đổi, kinh tế ngày càng phát triển, chính trị văn hoá tương đối ổn định... và dần thay đổi vươn lên thoát khỏi đói nghèo, sánh vai với sự phát triển chung của đất nước.

Một phần của tài liệu Đoàn TNCS hồ chí minh huyện bảo lâm tỉnh cao bằng với sự nghiệp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (Trang 26 - 28)