Chính vìvậy, ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non phải có người quản lý chuyên môn phùhợp, hiệu quả bằng hệ thống các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môncho giáo viên mầm non.Muốn đạt được mụ
Trang 1Hiện nay đã có trên 90% giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩntrung cấp sư phạm mầm non trử lên, trong đó 28% trên chuẩn và khoảng 60%đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định Tuy tỷ lệ giáo viên đạt chuấn đào tạokhá cao, nhưng phần lớn được đào tạo chắp vá qua nhiều hệ, nhiều loại hìnhđào tạo, nên năng lực thực tế chưa tương thích với trình độ đào tạo Chính vìvậy, ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non phải có người quản lý chuyên môn phùhợp, hiệu quả bằng hệ thống các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môncho giáo viên mầm non.
Muốn đạt được mục tiêu giáo dục mầm non đề ra, đòi hỏi người giáoviên mầm non phải có kiến thức văn hóa cơ bản; phải được trang bị một hệthống các kiến thức khoa học về chăm sóc giáo dục trẻ; phải có kỹ năng lập
kế hoạch, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục, kỹ năng giao tiếp với trẻ,phụ huynh, đồng nghiệp, cộng đồng Đế có được những năng lực sư phạmnày, người giáo viên mầm non phải không ngừng học tập, rèn luyện tạitrường, tự học tập một cách nghiêm túc, thường xuyên
Trang 2Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ỏ các trường mầm non Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận
văn Thạc sĩ
2 Mục đích nghiên cúu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non Huyện Thạch Thành, TỉnhThanh Hóa, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý công tác bồi dưỡngchuyên môn cho giáo viên mầm non
3 Khách thể và đối tượng nghiên cúu
3.1 Khách thể nghiên cứu : Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môncho giáo viên Mầm non
3.2 Đối tượng Nghiên cứu : Một số biện pháp quản lý hoạt động bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non Huyện Thạch Thành,Tỉnh Thanh Hóa
4 Giả thuyết khoa học
Chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện những biện pháp quản lý có tínhkhoa học và tính khả thi phù họp với điều kiện thực tế của địa phưotig
5 Nhiệm vụ nghiên cúu
- Phân tích, hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến đề tài đê hình thành
cơ sở lý luận
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên ở các trường mầm non Huyện Thạch Thành ,Tỉnh Thanh Hóa
- Đe xuất một số biện pháp nhằm cải tiến thực trạng nêu trên
6 Phưoug pháp nghiên cứu
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 3Đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục nhữnghạn chế trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
9 Cấu trúc của luận văn:
Chương 1: Co sỏ lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên ở các trường mầm non huyện Thạch Thành Thanh Hóa
Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môncho giáo viên ở các trường mầm non huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa
Trang 4Chương 1
cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG BÒI DƯỠNG
CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
“Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bànhuyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” [5] đã tiếp cận nghiên cứu về vấn đề xây dựng,bồi dưỡng quy hoạch quản lý phát triên đội ngũ giảng viên đã từng bước củng
cố, hoàn thiện dần cơ sở lý luận về xây dựng đồng thời đề xuất các biện pháptrong việc quản lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, điềukiện nhà trường mà tác giả đang công tác đê từng bước củng cố, đào tạo, bồidưỡng đội ngũ này trở thành lực lượng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực tronggiáo dục, quyết định sự phát triển giáo dục
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề “Thực trạng quản
lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm nonhuyện Thạch Thành” Tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên, tácgiả đã chọn đề tài trên làm đề tài luận văn Thạc sĩ
1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cúu
1.2.1 Khái niệm về quản lý, Quản lý giáo dục
1.2.1.1 Khải niệm về quản ỉỷ
Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ như quan hệ giữacon người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với
Trang 5xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo.Điều này đã làm nảy sinh nhu cầu về quản lý Quản lý là một thuộc tính gắnliền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó Ngay từ thuở bình minh của
xã hội loài người, để đương đầu với sức mạnh to lớn của tự nhiên, để duy trì
sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải lao động chung, kết hợpthành tập thể; điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công và hợptác trong lao động, tức là phải có quản lý
c Mác nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chungnào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo
đẻ điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh
từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của các khíquan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấymình, còn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” [4]
Quản lý xã hội về thực chất là tổ chức khoa học lao động của toàn xãhội Hai vấn đề cơ bản trong tổ chức khoa học lao động là phân công lao động
và hợp tác lao động
Theo từ điển giáo dục học, quản lý là hoạt động hay tác động có địnhhướng, có chủ đích của chủ thê quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý(người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt đượcmục đích của tổ chức [9]
Như vậy, “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật” và
“hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa cótính pháp luật của Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi; chúng là những mặtđối lập trong một thể thống nhất”
Quản lý có 2 chức năng cơ bản là duy trì và phát triển Để bảo đảm haichức năng này, hoạt động quản lý phải bao gồm 4 chức năng cụ thể sau:
- Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá
Trang 6- Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phối hợp cáclực lượng giáo dục trong nhà trường, tích cực hăng hái chủ động theo sự phâncông đã định.
- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Là chức năng liên quan đến mọi cấpquản lý đê đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống Nó thực hiện xem xéttình hình thực hiện công việc so với yêu cầu đê từ đó đánh giá đúng đắn
1.2.1.2 Khái niệm về quản lý giáo dục
Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội Đây là hoạtđộng chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinhnghiệm lịch sử - xã hội qua các thế hệ, đồng thời là một động lực thúc đấy sựphát triển xã hội Đe hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được
tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ thống thống nhất Điều này dẫn đếnmột tất yếu là phải có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối tronggiáo dục, đó là hoạt động quản lý giáo dục Quản lý giáo dục được xem như làmột hoạt động chuyên biệt để quản lý các cơ sở giáo dục
* Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục:
Trần Kiểm cho rằng: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thẻ quản lý ở các cấp khác nhaunhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sởnhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quyluật của giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thê lực của trẻ em [8]
Theo Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục nói
Trang 7chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệmcủa mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mụctiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh [6]
Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáodục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâmvẫn là giáo dục thế hệ trẻ, cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành
hệ thống giáo dục quốc dân
Ta có thẻ hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống được quản
lý vận hành theo đường lối giáo dục và nguyên lý của Đảng, thực hiện đượccác tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ
là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến,tiến lên trạng thái mới về chất
1.2.2 Khái niệm về quản lý trường học
Trường học là một tố chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước - xã hội,
là nơi trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ Theo Phạm Minh Hạc: Quản
lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi tráchnhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục đêtiến tói mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ [8]
Theo Nguyễn Ngọc Quang “Trường học là thành tố khách thể cơ bảncủa tất cả các cấp quản lý giáo dục, vừa là hệ thống độc lập tự quản của xãhội Do đó quản lý nhà trường nhất thiết phải vừa có tính nhà nước vừa cótính xã hội (Nhà nước và xã hội cộng đồng và hợp tác trong việc quản lý nhàtrường)” [11]
Các nhà trường hoạt động theo Luật Giáo đục và Điều lệ nhà trường do
Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành
Điều lệ một nhà trường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Trang 8- Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
- Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường
- Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo
- Nhiệm vụ và quyền hạn của người học
- Cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường
- Quan hệ của nhà trường- gia đình và xã hội
Người đứng đầu một nhà trường có chức danh "Hiệu trưởng” Hiệutrưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơquan nhà nước có thẩm quyền bố nhiệm hoặc công nhận
Như vậy, quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động bên trongnhà trường và phối hợp quản lý giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục xãhội, trong đó cốt lõi là quản lý quá trình dạy học và giáo dục Quản lý nhàtrường vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính xã hội Cho nên quản lý nhàtrường phải biết phối hợp với các lực lượng xã hội đế cùng thực hiện mục tiêuGD- ĐT
Đẻ hoạt động quản lý nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệuquả cao, nhân tố quan trọng hàng đầu chính là đội ngũ cán bộ quản lý nhàtrường Quá trình quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động
sư phạm của thầy giáo, quản lý hoạt động học tập- tự học tập của học sinh vàquản lý cơ sở vật chất- thiết bị phục vụ dạy và học Trong đó, người cán bộquản lý phải trực tiếp và ưu tiên dành nhiều thời gian đê quản lý hoạt độnglực lượng trực tiếp đào tạo Tất cả các hoạt động quản lý khác đều nhằm mụcđích nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học
1.2.3 Khái niệm quản lý trường mầm non
Trường mầm non là một tố chức xã hội được xây dựng trên cơ sở tựnguyện, với sự hỗ trợ của nhà nước và nhân dân về vật chất cũng như tinhthần Đây là một môi trường đặc biệt, vừa mang tính chất của một trường học
Trang 9vừa mang tính chất của một gia đình, giữa cô và trẻ vừa có mối quan hệ xãhội (Thầy - trò) vừa có quan hệ theo kiểu gia đình (Mẹ - con)
Trường mầm non là đơn vị cơ sở của bậc giáo dục mầm non nên quản
lý trường mầm non là khâu cơ bản của hệ thống quản lý ngành học Đó là quátrình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thê quản lý (Hiệu trưởng)đến tập thể cán bộ giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chămsóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi vàmục tiêu của bậc học
Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
đã quy định: [2]
* Vị trí trường mầm non
- Trường mầm non là đơn vị cơ sở của GDMN trong hệ thống giáo dụcquốc dân của nước CHXHCN Việt Nam do ngành giáo dục quản lý Trườngmầm non đảm nhận việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm giúptrẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuấn bị những tiền
đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thông sau này
- Trường mầm non có tư cách và con dấu riêng
- Tính chất của trường mầm non: Trường mầm non nước CHXHCNViệt Nam có 3 tính chất sau:
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục nhằm hình thành nhân cách trẻ emmột cách toàn diện
+ Chăm sóc - giáo dục trẻ em mang tính chất giáo dục gia đình giữa cô
và trẻ là quan hệ tình cảm mẹ- con, trẻ học thông qua “Học bằng chơi - Chơi
mà học”
+ Nhà trẻ, trường mẫu giáo mang tính tự nguyện, Nhà nước và nhândân cùng chăm lo
Trang 10* Nhiệm vụ
- Tiếp nhận và quản lý trẻ em trong độ tuổi
- Tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em theo chương trìnhchăm sóc giáo dục trẻ mầm non do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theoquy định của pháp luật
- Chủ động kết hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡngchăm sóc giáo dục trẻ em, kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xãhội nhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ emcho gia đình và cộng đồng
- Quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ em
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và trẻ em của trường tham gia cáchoạt động trong phạm vi cộng đồng
- Giúp đỡ các cơ sở giáo dục mầm non khác trong địa bàn
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định củapháp luật
Tóm lại, công tác quản lý trường mầm non là quản lý quá trình chămsóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả.Quá trình chăm sóc giáo dục trẻ gồm các nhân tố tạo thành sau: mục tiêu,nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc giáo dục trẻ Giáoviên (Lực lượng giáo dục), trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi (Đốitượng giáo dục), kết quả chăm sóc giáo dục trẻ
1.2.4 Khái niệm về chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
1.2.4.1 Khái niệm về chuyên mồn
Chuyên môn là tổ hợp các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hành mà conngười tiếp thu được qua đào tạo đế có khả năng thực hiện một loạt công việc
Trang 11trong phạm vi một ngành nghề nhất định theo phân công của xã hội
Chuyên môn sư phạm là một ngành khoa học về lĩnh vực giáo dục, đàotạo có nội dung và phương pháp sư phạm riêng biệt, chuyên môn sư phạm đòihỏi các nhà giáo dục của mình còn phải biết truyền thụ tri thức nghề nghiệpcho học sinh
Đối với GVMN, ở góc độ chuyên môn, GVMN là người hiểu rõ vềcông việc chăm sóc - giáo dục trẻ mà mình phụ trách ở trường MN, yêu trẻ,yêu nghề, có kỹ năng lựa chọn những phương pháp giảng dạy, chăm sóc cóhiệu quả Ngoài ra, GVMN còn biết quan tâm đến những vấn đề mà ngànhhọc của mình đang cố gắng giải quyết Ớ góc độ khoa học giáo dục, GV tốt làngười có hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học, hiểu và ý thức được rằng nếukhông có những tri thức khoa học về giáo dục thì sẽ không thể cộng tác đượcvới học sinh GV tốt là người nắm vững các kỹ' năng đến mức hoàn thiệntrong một lĩnh vực hoạt động lao động nào đó, là người “lão luyện” trongcông việc của mình [9] Những GV như vậy, ngoài hiệu quả đào tạo của nhàtrường sư phạm và tự bồi dưỡng, rèn luyện bản thân, còn phụ thuộc không ítvào vai trò quản lý trường học của Hiệu trưởng trong việc chú ý bồi dưỡngchuyên môn cho GV
1.2.4.2 Khái niệm về bồi dưỡng chuyên môn
* Theo từ điển giáo dục, bồi dưỡng (nghĩa hẹp) là trang bị thêm nhữngkiến thức, thái độ, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lựchoạt động trong các lĩnh vực cụ thể
Bồi dưỡng (nghĩa rộng) là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thànhnhân cách và những phâm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mụcđích đã chọn [7]
Bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thế giáo dục đến đối tượngđược giáo dục, làm cho đối tượng được bồi dưỡng tăng thêm năng lực, phẩm
Trang 12chất và phát triển theo chiều hướng tốt hưn [10]
Bồi dưỡng là một hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật những kiếnthức mới tiến bộ, hoặc nâng cao trình độ GV đê tăng thêm năng lực, phẩmchất theo yêu cầu của ngành học Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nềntảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước Hoạt động bồi dưỡng
là việc làm thường xuyên, hên tục cho mỗi GV, cấp học, ngành học, khôngngừng nâng cao trình độ của đội ngũ đê thích ứng với đòi hỏi của nền kinh tế
xã hội Nội dung bồi dưỡng được triến khai ở các mức độ khác nhau, phù hợpcho tìmg đối tượng cụ thể [9]
Bồi dưỡng là quá trình giáo dục có kế hoạch nhằm tăng giá trị cho conngười, làm biến đổi thái độ, kiến thức, kỹ năng thông qua việc thu thập, xử lýthông tin thực tế trong một hoạt động hoặc chuỗi nhu cầu hành động nhằmnâng cao giá trị nhân cách, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc Sau khiđược bồi dưỡng, năng lực cá nhân được gia tăng, đáp ứng nhu cầu phát triểnnguồn nhân lực trong hiện tại và trong tương lai của tố chức [9]
1.3 Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Mầm non
1.3.1 Mục tiêu và nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
1.3.1.1 Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Bồi dưỡng là quá trình diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nângcao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để đáp ứngnhu cầu lao động nghề nghiệp Hay bồi dưỡng là một quá trình cập nhật kiếnthức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học vàthường được xác nhận bằng một chứng chỉ
Thực chất của quá trình bồi dưỡng là đê bổ sung tri thức và kỹ năngcòn thiếu hụt, hoặc đã lạc hậu để nâng cao trình độ, phát triển thêm năng lực
Trang 13trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn, dưới một hình thức phù hợp Bồidưỡng chuyên môn thể hiện quan điểm giáo dục hiện đại đó là: “Đào tạo liêntục và học tập suốt đời”
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là một hoạt động sưphạm, là quá trình cung cấp những tri thức về chuyên môn, về nghiệp vụ quản
lý, nhằm vun đắp, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiêm cho độingũ giáo viên trên cơ sở những kiến thức, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyênmôn nghiệp vụ họ đã có, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻnhằm phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất và tinh thần
1.3.1.2 Nội dung bồi duõng chuyên môn cho giảo viên mầm non
Bồi dưỡng chuyên môn là một việc không thề thiếu của người GVtrong suốt quá trình công tác Mỗi GV cần phải có một trình độ chuyên mônvững chắc, sâu rộng Vì vậy, GV cần được bồi dưỡng những kiến thức cậpnhật Đối với những GV chưa đạt trình độ chuẩn thì được bồi dưỡng để đạtchuân theo quy định Trên cơ sở những kiến thức chuyên môn chắc chắn mớithể hiện kỹ năng sư phạm nhuần nhuyễn Có nghĩa là người GV có một trình
độ chuyên môn vững vàng, kiến thức sâu sắc, toàn diện là cơ sở cho việc cảitiến phương pháp dạy học và hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm Việc bồi dưỡng
để hoàn thiện kỹ năng sư phạm là cần thiết và phù hợp với khả năng của cáctrường, là hình thức phố biến thường làm ở các trường
Bao gồm:
* Bồi dưỡng kiến thức
Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục MN, về chăm sóc sức khỏe lứatuổi MN; Các kiến thức cơ sở chuyên ngành: Các kiến thức phố thông vềchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục MN
* Bồi dưỡng những kỹ năng về chăm sóc - giáo dục trẻ:
Bồi dưỡng về kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ theo năm
Trang 14Bồi dưỡng kỹ năng tố chức hoạt động giáo dục trẻ: tổ chức các hoạtđộng giáo dục theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ,môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lóp; sử dụng hiệu quả
đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vàoviệc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; quan sát, đánh giá và có phương phápchăm sóc - giáo dục trẻ phù hợp
Bồi dưỡng kỹ năng quản lý lớp học, đảm bảo an toàn cho trẻ; Xây dựng
và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lóp gắn với kế hoạch hoạt động chămsóc - giáo dục trẻ; sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phâm của trẻ phùhợp với mục đích chăm sóc - giáo dục; Quản lý và sử dụng hiệu quả hồ sơ cánhân, nhóm, lớp Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gầngũi, tình cảm; Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở,thắng thắn; Gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹtrẻ; Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác
* Bồi dưỡng thực hiện chuyên đề:
Chuyên đề được hiểu là những vấn đề chuyên môn được đi sâu chỉ đạotrong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng về vấn
đề đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ Chính vì vậy,Hiệu trưởng cần có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và tập trung vàonhững vấn đề khó, vấn đề còn hạn chế của nhiều GV hoặc vấn đề mới theochỉ đạo của ngành, giúp cho giáo viên nắm vững những vấn đề lý luận và có
Trang 15GV theo hướng này:
- Tổ chức cho GV dự giờ, thăm lớp lẫn nhau
- Tổ chức chuyên đề về phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ
- Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi học kì, mỗi năm học
- Các GV trong trường có thể giúp đỡ lẫn nhau, làm việc theo cặp hoặctheo tổ GV giỏi giúp GV còn yếu về chuyên môn, GV có kinh nghiệm giảngdạy giúp GV mới ra trường
- Tổ chức cho GV giao lưu, trao đổi kinh nghiệm
- Tạo điều kiện cho GV tham dự các hội thảo, seminar
* Bồi dưỡng thường xuyên: Là bồi dưỡng theo chu kỳ cho GVMN để
họ được bổ sung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủtrương, đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục
trẻ Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự bồi
dưỡng, thường xuyên trau dồi kiến thức, nếu không sẽ khó có thê dạy tốtchương trình mói
* Bồi dưỡng thay sách: Là hình thức bồi dưỡng được tiến hành khi cónhững thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ Loạibồi dưỡng này chủ yếu giúp GV có kiến thức mới, cập nhật những đổi mới
Trang 16trong chưưng trình về nội dung cũng nhu phương pháp giáo dục, kỹ’ năng sưphạm giúp cho đội ngũ GVMN có thể dạy tốt chương trình mới Các đợt bồidưỡng thay sách này thường diễn ra trong hè trước khi năm học mới bắt đầu
* Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu: Với các yêu cầu như:Phát huy hình thức tự bồi dưỡng, kết hợp nghe giảng, trao đổi, thảo luận;Tăng cường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp; Chú trọng
sử dụng các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học Bồi dưỡng là loại hìnhcủa hoạt động dạy và học Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học; yếu tố nộilực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng Trong bồi dưỡng, việc tự bồi dưỡng sẽphát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của người hướng dẫn của tổchức và có sự tác động đúng hướng của quản lý Bồi dưỡng tập trung chỉ cóhiệu quả khi được quản lý hợp lý và phải dựa trên cơ sở ý thức tự giác và tựbồi dưỡng của người học
1.3.2.2 Phương pháp bồi dưỡng
Phương pháp bồi dưỡng GV là khâu đột phá có tính chất quyết địnhđến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng Do vậy cần chú trọng những giải pháp:
- Đổi mói phương thức học tập của các GV trong các chương trình bồidưỡng theo hướng tập trung vào hoạt động của GV với phương châm lấy tựhọc, tự bồi dưỡng là chính Lôi cuốn, hướng dẫn cho GV tích cực, chủ động,sáng tạo trong học tập với sự trợ giúp của tài liệu và phương tiện nghe nhìn,luôn phát hiện, tìm tòi, không cứng nhắc, gò bó, rập khuôn theo những gì đã
có trong tài liệu
- Tăng cường tố chức theo nhóm môn học trong từng tập thê sư phạm,nêu thắc mắc, tự giải đáp ở tổ, nhóm, có chuyên gia giải đáp Tạo điều kiệncho GV được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung chươngtrình, đối mới phương pháp dạy học- giáo dục
Tóm lại, phương pháp bồi dưỡng là phương pháp dạy học cho người
Trang 17lớn, là những người đã có phương pháp sư phạm nên phương pháp bồidưỡng phải linh hoạt, phù hợp, nghiêng về phương pháp tự học, tự nghiêncứu trên cơ sở hướng dẫn khai thác nhiều kênh thông tin Hiện nay, khaithác những tiến bộ của khoa học công nghệ trong hoạt động bồi dưỡngđang được khuyến khích
1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
1.4.1 Chức năng của quản lý
Chức năng quản lý xác định khối lượng công việc cơ bản và trình tựcác công việc của quá trình quản lý Mỗi chức năng có nhiều nhiệm vụ cụ thể,
là quá trình liên tục của các bước công việc tất yếu phải thực hiện
Chức năng của quản lý là một thể thống nhất hoạt động tất yếu của chủthể quản lý nảy sinh từ sự phân công chuyên môn hoá trong hoạt động quản lýnhằm thực hiện mục tiêu Có nhiều quan niệm khác nhau về chức năng củaquản lý, nhưng về cơ bản thì quản lý có 4 chức năng: Lập kế hoạch, tố chức,lãnh đạo - chỉ đạo, kiếm tra - đánh giá
- Lập kế hoạch: Trong tất cả các chức năng quản lý, chức năng lập kếhoạch đóng vai trò là chức năng đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành cácchức năng khác, đây được coi là chức năng hạt nhân, quan trọng của quá trìnhquản lý
Lập kế hoạch là phải đặt ra mục tiêu, bước đi và các biện pháp cụ thê
để đạt mục tiêu Muốn có được bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tínhkhả thi phải thực hiện tốt chức năng dự báo Khi dự báo phải biết rõ thực lựccủa mình, đó là việc xác định nhu cầu và các mục tiêu mà nhà trường cần đạttới trên cơ sở phân tích sư phạm và căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên về chỉthị và nhiệm vụ năm học mới đê suy ra những định hướng cơ bản trong nămhọc tiếp theo của nhà trường, lựa chọn những hướng ưu tiên, dự kiến những
Trang 18mục tiêu cần đạt và các tiêu chuẩn đánh giá Có nhu vậy, bản kế hoạch đề ramới có thể áp dụng được vào thực tiễn quản lý và đem lại kết quả khả thi
- Chức năng tổ chức:
Tố chức giữ một vai trò to lớn trong quản lý vì:
+ Tổ chức làm cho các chức năng khác của hoạt động quản lý thực hiện
I Từ đó dễ dàng cho việc kiêm tra, đánh giá trong hoạt động quản lý
Như vậy, thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữacon người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạtđộng nhịp nhàng như một thể thống nhất Tố chức tốt sẽ khơi nguồn chonhững tiềm năng, cho các động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêuđộng lực và giảm sút hiệu quả quản lý Trong quản lý giáo dục, quản lý nhàtrường, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ vai trò,
vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mối quan hệliên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất
và đồng bộ- yếu tố đảm bảo thành công trong quản lý, quản lý giáo dục, quản
Trang 19khơi dậy động lực, tiềm năng của nhân tố con người trong hệ thống quản lý,thực hiện mối liên hệ giữa con người với con người và quá trình giải quyếtnhững mối liên hệ đó đê họ tự giác và hăng hái phấn đấu trong công việc
Chức năng này có tính chất tác nghiệp điều chỉnh, điều hành hoạt độngcủa hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu trong
dự kiến thành kết quả thực hiện
Điều khiến bộ máy thực chất là điều khiển con người, điều khiển phảicăn cứ vào kế hoạch Đẻ điều khiến được con người thì phải có quyền lực,phải có sự phân công rạch ròi (danh có chính, ngôn mới thuận), không nhữngvậy, mà còn phải có các công cụ khác (lợi ích về vật chất và tinh thần) Đẻ chỉđạo và điều hành có hiệu quả chủ thể, ngoài việc khuyến khích vật chất, phảibiết khuyến khích, động viên tinh thần đối tượng
- Chức năng kiểm tra: Là thu thập những thông tin ngược từ phía bộmáy, tức là nắm tình hình từ dưới bộ máy lên để biết được:
I Thực trạng của bộ máy: Bộ máy đang được hoạt động như thế nào để
có kế hoạch điều chỉnh, nhằm đạt được tới mục tiêu đã định
+ Thực trạng các quyết định quản lý: Việc thực hiện quyết định đếnđâu, ở mức độ nào đê kịp thời điều chỉnh, sửa chữa
Thông qua việc kiểm tra một cá nhân, một nhóm, hoặc một tổ chứctheo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt độngsửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết Một kết quả hoạt động phải phù hợp vớinhững chi phí bỏ ra Nếu không tưong xứng, thì phải tiến hành những hoạtđộng điều chỉnh, uốn nắn Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh, diễn ra cótính chu kỳ như sau:
+ Người quản lý đặt ra những chuẩn mực cần có của tiêu chuẩn
+ Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự cần đạt so với chuẩnmực đã đề ra
Trang 20+ Người quản lý tiến hành những điều chỉnh với những sai lệch
+ Người quản lý hiệu chỉnh sửa lại chuẩn mực
1.4.2 Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
Trường mầm non là nơi trực tiếp thực hiện mục tiêu của ngành họcmầm non, nên quản lý trường mầm non là một khâu quan trọng của hệ thốngngành học Chất lượng quản lý trường mầm non có ảnh hưởng trực tiếp vàquyết định đến chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ và góp phần tạo nên chấtlượng quản lý của ngành Chỉ đạo hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của nhà trường, phùhợp với sự đòi hỏi của sự phát triển kinh tế- xã hội, với giáo dục đào tạo trongđiều kiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Vì vậy, trường mầm nontrở thành khách thể cơ bản nhất, chủ yếu nhất của các cấp quản lý giáo dụcmầm non Mọi hoạt động chỉ đạo của ngành đều tạo điều kiện tối ưu cho sựvận hành và phát triển các cơ sở giáo dục mầm non
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệutrưởng trường mầm non là một nội dung quan trọng, cơ bản của người hiệutrưởng vì đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu, là lực lượng nòng cốt quyếtđịnh chất lượng giáo dục
Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên củahiệu trưởng trường mầm non là tạo dựng môi trường và những điều kiệnthuận lợi đế thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáoviên, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, gópphần khẳng định vị thế trường mầm non đạt chuân quốc gia, giữ vị trí nòngcốt của các sơ sở giáo dục mầm non, khăng định thương hiệu của nhà trường
1.4.3 Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
Với mục tiêu như trên, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn cho giáo viên của hiệu trưởng trường mầm non bao gồm:
Trang 21- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên: Đội ngũcán bộ, giáo viên là nguồn nhân lực sư phạm có vai trò quyết định đếnchất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường Đế đáp ứng kịp thời vớiyêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng giáo dục, hiệu trưởng cầnphải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thườngxuyên, liên tục, cập nhật với chương trình giáo dục mầm non mới, phươngpháp giáo dục mới,
- Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên:
Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên là một yêu cầu cấp bách
trong nhà trường Hiệu trưởng trường mầm non cần tạo điều kiện cho đội ngũcán bộ, giáo viên vận dụng lý luận đã học vào thực tiễn, tích lũy và tổng kếtđược những kinh nghiệm thực tiễn, rút ra những lý luận mới Qua đó, nângcao trình độ về mọi mặt Muốn đạt được nội dung trên, hiệu trưởng cần phải:
+ Củng cố thêm nhận thức về vị trí và trách nhiệm cho cán bộ,giáo viên
+ Xây dựng được khối đoàn kết, nhất trí trong nhà trường
+ Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ,giáo viên
+ Nâng cao nghiệp vụ và rèn tay nghề cho cán bộ, giáo viên, thựchiện các yêu cầu chuyên môn, thanh tra, kiêm tra, dự giờ, thăm lớp, ápdụng các sáng kiến kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường, giúp đỡ cácgiáo viên yếu kém
- Quản lý đội ngũ CB- GV là điều hành tập thế những người lao độngnhằm đạt được mục tiêu đề ra Hiệu trưởng quản lý đội ngũ CB- GV bằng cáchình thức sau:
+ Quản lý CB- GV bằng kế hoạch công tác cá nhân của họ
I Quản lý CB- GV thông qua tập thể tổ và các phong trào thi đua
Trang 22+ Quản lý CB- GV bằng các văn bản, thể chế của hà nước
- Xây dựng đội ngũ CB- GV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,vững vàng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đủ khả năng thực hiện tốtmục tiêu, kế hoạch đào tạo luôn là yêu cầu bức thiết và quan trọng hàngđầu đối với cán bộ quản lý trường mầm non trong việc nâng cao chấtlượng giáo dục của nhà trường
- Hiệu trưởng xác định hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viênvào từng thời điểm:
I Bồi dưỡng tại chỗ
+ Bồi dưỡng qua hội giảng
+ Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè
I Giáo viên tự học bồi dưỡng
+ Bồi dưỡng dài hạn
+ Tham quan học hỏi các trường bạn
Từ đó có kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viênphù hợp với đặc điểm tình hình của trường mình mà vẫn đạt hiệu quả
- Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Hiệu trưởng chỉ đạo cụ thê hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáoviên về mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, thời điểm bồidưỡng, hình thức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, địa điểm bồi dưỡng,phân công trách nhiệm cho từng thành viên, yêu cầu cần đạt sau bồi dưỡng.Hiệu trưởng sẽ nắm được kết quả chuyên môn mà giáo viên đạt được đế từ đó
có những biện pháp bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Kiếm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Trang 23- Đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên.
- Chế độ, chính sách của Tỉnh, ngành đối với giáo viên mầm non
- Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng củahoạt động bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non
- Nhu cầu, mong muốn của giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn
- Công tác chỉ đạo, triến khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên của Phòng Giáo dục Huyện
1.5.2 Các yếu to chủ quan
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng
- Hiệu trưởng am hiểu về chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tinmới về khoa học giáo dục mầm non, nắm vững những vấn đề về đổi mới giáodục mầm non đê chỉ đạo, tổ chức triến khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môntrong nhà trường
- Hiệu trưởng nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên và tự bồi dưỡng chuyên môn của mình
- Hiệu trưởng quan tâm, chuẩn bị đủ các yếu tố vật chất, nhân lực đêbồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
Trang 24Kết luận chương 1
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo Việcquản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có ý nghĩaquyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên Vì vậy, quản lý hoạt động bồidưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm nonnói chung, đặc biệt là trường mầm non đạt chuấn quốc gia có ý nghĩa cực kỳquan trọng đế nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, giúpgiáo viên mầm non thực sự là người có tay nghề, có lòng yêu nghề, yêu trẻ, cókhả năng chủ động cải tiến, sáng tạo trong mọi hoạt động chăm sóc - giáo dụctrẻ, kịp thời tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới
Chính vì vậy, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn chogiáo viên mầm non luôn được quan tâm đúng mức đế đáp ứng yêu cầu đòi hỏingày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay Làmtốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầmnon, chắc chắn đội ngũ giáo viên mầm non sẽ có một trình độ chuyên môn,nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình
Cơ sở lý luận về các biện pháp chỉ đạo chuyên môn của hiệu trưởng làcăn cứ để nghiên cứu thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáoviên ở một số trường mầm non tại Huyện Thạch Thành, vấn đề này tôi tậptrung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3
Trang 25Chương 2 THựC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG BÒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN THẠCH THÀNH
2.1 Khái quát chung về sự phát triến kinh tế- xã hội- giáo dục Thạch Thành
2.1.1 Khái quát về sự phát triến kinh tế- xã hội Thạch Thành
Thạch Thành là một trong 11 huyện miền núi cúa Tỉnh Thanh Hóa
gồm 28 xã, thị trấn; có 7 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo qui định củaChính phủ Thạch Thành có 2 dân tộc chính cùng chung sống đó là: Dân tộcKinh, dân tộc Mường; trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 62% diện tích đấtnông nghiệp là chủ yếu Trong những năm gần đây, huyện Thạch Thành đã cónhững bước phát triển mạnh mẽ, vươn lên về trình độ dân trí, Nguồn nhân lựcdồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú như: Đất đai, tàinguyên rừng Phát triển đa dạng về kinh tế, kinh tế trang trại, vườn đồi theophương thức nông lâm kết họp, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng mộtcách hiệu quả, nhiều hộ gia đình cũng từ đây mà thoát đói giảm nghèo, đờisống khá giả dần lên
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội cũng có những bước phát triển và tiến bộ
ơ các thôn, bản đều có nhà văn hoá Các phong trào như: Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào xâydựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan văn hoá được triển khai sâurộng và bước đầu đi vào cuộc sống; Gắn cuộc vận động “Toàn dân tham giagiữ gìn an toàn giao thông”, cuộc vận động “Xây dựng chỉnh đốn Đảng”,
“Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” tạo nên nhiều khởi sắc vànét mới trong hoạt động tại cộng đồng dân cư Hoạt động văn hoá, văn nghệ,
Trang 262.1.2 Khái quát về giáo dục Thạch Thành
2.1.2.1 Mặt mạnh
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, ƯBNDhuyện, sự nghiệp GD&ĐT đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào
sự ổn định và phát triển KT - XH của huyện, cụ thể:
- Qui mô, mạng lưới trường lớp cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầuhọc tập Số lượng học sinh ở các cấp học, ngành học ổn định, ít biến động.Địa phương đã tạo điều kiện thu hút con em đến trường
- Cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt độngdạy học Một số trường được chuẩn hoá, khang trang Nhiều trường Tiểu học
có đủ các điều kiện tổ chức được các lớp tăng buổi và 2 buổi/ngày, số phònghọc kiên cố tăng, phòng học tranh tre, phòng học tạm, học nhờ giảm do thựchiện tốt nhiệm vụ kiên cố hoá trường lớp học từ nguồn đóng góp của nhândân, các dự án và ngân sách Nhà nước
- về đội ngũ, với tổng số CBGV, nhân viên toàn ngành hiện có 1625người, trong đó CBQL: 153, giáo viên văn hoá: 1408, hành chính: 60: tỷ lệgiáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn bình quân toàn huyện là 98,9%, trong đó
có trình độ trên chuấn chiếm tỷ lệ 23,2% Đội ngũ nhà giáo và CBQL toànngành có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ
Trang 27- Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về cơ cấu, thừa giáo viên văn hoá,thiếu giáo viên đặc thù, trình độ, năng lực của đội ngũ CBGV không đồngđều Một bộ phận CBQL yếu cả về chuyên môn và năng lực quản lý, chưađáp ứng được yêu cầu công tác do không có khả năng đào tạo bồi dưỡng lại.
496 Trong đó: 111 giáo viên nhà trẻ đạt chuẩn 100%,trên chuẩn 29 đạt 26%,
385 giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn, trên chuẩn 157 đạt 41%
Tuy nhiên, để có thể đáp ứng được một lượng khá lớn về nhu cầu gửi
Trang 28Loại trường Số trường
Tổng số
28
Trang 29- Số liệu học sinh mầm non
Bảng 2.3 So liệu học sinh bậc học mầm non ở Thạch Thành
-\ -5— -7 -(Nguôn Báo cáo tông kêt năm học của Phòng GD- ĐT năm học 2011- 2012)
- Số lớp mẫu giáo 5 tuổi và trẻ 5 tuổi đến trườngTheo Báo cáo tổng kết của Phòng GD- ĐT năm học 2011- 2012, ThạchThành đã có 204 lóp học cho trẻ tuổi Mẫu giáo trong đó có 69 lớp Mau giáo 5tuổi đang nuôi dạy 2.143 học sinh mẫu giáo 5 tuổi; đạt 35 % số trẻ em trong
Trang 30Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ trong đề án phát triển GDMN giaiđoạn 2006 - 2015 là: “ Từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phươngpháp giáo dục mầm non theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, phù hợptiên tiến, gắn với đổi mới giáo dục phổ thông, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp
1, góp phần tích cực, thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục” [1] Đào tạo
và bồi dưỡng để đội ngũ GV và CBQL có phẩm chất chính trị, đạo đức, lốisống, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo.Huyện đã bố trí đúng, đủ CBQL giáo dục; đã thực hiện kế hoạch sắp xếp,
bố trí, chuyển công tác khác đối với những GV không đú chuẩn hoặc khôngđạt yêu cầu giảng dạy
Nhằm giúp cho GV luôn cập nhật, bổ sung những kiến thức mới, nângcao nhận thức, trình độ, năng lực chuyên môn, đáp ímg với yêu cầu đổi mới củaGVMN hiện nay, không những GV tham gia các lớp bồi dưỡng nâng chuẩn, màcòn tham gia các lóp bồi dưỡng tại chỗ với các hình thức đa dạng như: Bồidưỡng theo chuyên đề trong các dịp hè; bồi dưỡng qua các hội thi; qua các đợttham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm và qua học tập chương trình bồi dưỡngthường xuyên theo chu kỳ do Sở, Phòng Giáo dục - Đào tạo quy định
2.2.2 Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Thạch Thành
Đội ngũ giáo viên chính là nhân tố quyết định cho sự nghiệp nâng caochất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn để nâng cao năng lực trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ GVMN làmột nhiệm vụ quan trọng, phải có sự chỉ đạo và được thực hiện thường xuyên,liên tục
Ngày 09 tháng 02 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyếtđịnh Số 239/QĐ- TTg về việc phê duyệt đề án phổ cập mầm non cho trẻ 5
Trang 31tuổi giai đoạn 2010- 2015 Trong đề án đã nêu rõ mục tiêu chung là nhằm
“Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi đều được đến lóp để thực hiện chăm sóc, giáodục 2 buổi/ngày, đủ một năm học, nhằm chuân bị tốt về thể chất, trí tuệ, tìnhcảm, thẩm mỹ, làm quen với chữ viết, chữ số và tâm lý sẵn sàng đi học, bảođảm chất lượng đê trẻ em vào lớp Một” [14] Đe có thê đạt được mục tiêutrên, đề án đã đề ra các giải pháp chủ yếu “Đào tạo, bồi dưỡng giáo viênmầm non đú về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu phổ cập vàthực tiễn đổi mới giáo dục mầm non; Tăng cường đào tạo nâng chuân và thựchiện hiệu quả chế độ tu nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; Chútrọng công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên tại các cơ sở mầmnon” là một trong những giải pháp mà đề án đề ra
Trên tình hình thực tế hiện nay, vẫn còn một bộ phận giáo viên nănglực, nghiệp vụ chuyên môn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu chăm sócgiáo dục trẻ hiện nay Một số giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đã quá tuổiđào tạo, không còn khả năng học tập bồi dưỡng, chưa bố trí được công việcphù hợp vẫn đang đứng lớp, số giáo viên này cũng phần nào ảnh hưởng đếnchất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc - giáo dục trẻ ở các trường mầm non
Tóm lại, muốn có chất lượng GDMN tốt, đáp ứng yêu cầu phát triểngiáo dục, phải có đủ GV với phấm chất tốt và năng lực sáng tạo.Giáo viên lànhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục nói chung, trong đó có GDMN
Vì vậy, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GVMN trong giai đoạnhiện nay là nhiệm vụ hết sức cần thiết
Trang 32TT Đối tượng Rất cần thiết Cần thiết ít cần
thiết
Không cần thiết
- Đối với GVMN: 65.7% GV đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyênmôn là rất cần thiết, 32% đánh giá ở mức độ cần thiết; Chỉ có 2.3% đánh giá ởmức độ không cần thiết, rơi vào một số GV lớn tuối, có thâm niên công táctrên 25 năm Những GV này thường ngại tiếp xúc với cái mói, ngại sự thayđối và có tâm lý an phận
Dựa vào số liệu ở trên, có thể khắng định rằng: Hoạt động bồi dưỡngchuyên môn cho GVMN là vấn đề đáng quan tâm Hoạt động này nhằm giúpGVMN hoàn thiện các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để nâng cao chất lượngchăm sóc - giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về thê chất lẫn tinh thần
Trang 33TT Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn
Tỉ lệ % Tỉ lệ %
1 Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ
năng sư phạm cho GV
4 Nâng cao ý thức, khả năng tự học, tự bồi dưỡng của GV 52.4 31.3
5 Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm 37.8 33.4
Với số liệu ở bảng 2.5 cho thấy, hầu hết CBQL và GV đều nhận thứcđúng mục tiêu “Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng
sư phạm cho GV” trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Cụthể có 63.8 % CBQL và 62.6% GV Tuy nhiên, cũng có khá đông CBQL và
GV nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho GV là
Trang 34“Giúp GV đáp ứng chuẩn ngạch GVMN; Nâng cao trình độ trên chuẩn choGV; Nâng cao thái độ đúng đắn đối với nghề sư phạm” Có sự khác biệt vềnhận thức giữa CBQL và GV trong mục tiêu “Nâng cao ý thức, khả năng tựhọc, tự bồi dưỡng của GV”: 52.4% CBQL nhận thức đúng về mục tiêu này,trong khi đó chỉ có 31.3% GV nhận thức đúng
Như vậy, khi CBQL nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡngchuyên môn cho GV sẽ ảnh hưởng đến việc thiết lập mục tiêu, xây dựng nộidung chương trình, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và không đề ra đượccác giải pháp phù hợp để quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV.Cũng như GV, một khi đã nhận thức chưa đúng về mục tiêu bồi dưỡngchuyên môn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng Từ đó, ảnhhưởng đến chất lượng GDMN
223.5 Đánh giá về nội dung hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
a Các nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
- Cập nhật kiến thức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN
- Lựa chọn và vận dụng các phương pháp tố chức hoạt động kích thíchnhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN
- Ưng dụng công nghệ thông tin trong công tác CS- GD trẻ MN
- Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần theo hướng đối mới
- Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN
- Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức klioẻ, xử lý tainạn trong trường, lớp MN
- Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ MN
- Kỹ năng thực hành các chuyên đề về CS- GD trẻ
- Đổi mới phương pháp đánh giá trẻ theo độ tuổi
- Giáo dục bảo vệ môi trường trong trường MN
Trang 352 chức hoạt động kích thích nhu cầu khám phá,sáng tạo của trẻ MN 87 75 89 76
3 Ưng dụng công nghệ thông tin trong công tácCS-GDtrẻMN 40 40 60 60
4 Kỹ năng thiết kế kế hoạch năm, tháng, tuần,
6 Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm
sóc sức klioẻ, xử lý tai nạn trong trường, lóp MN 80 60 40 55
7 Kỹ năng quản lý lớp học đảm bảo an toàn cho
Trang 36Bảng 2.6 cho thấy có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ thực hiện
và mức độ phù hợp về nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN giữaCBQL và GV Cụ thể như sau:
Đối với CBQL: Các CBQL cho rằng có một số nội dung bồi dưỡngchuyên môn cho GVMN được thực hiện rất thường xuyên như: “Cập nhậtkiến thức hiện đại trong chưotig trình cs - GD trẻ MN” (90%); “Lựa chọn
và vận dụng các phương pháp tố chức hoạt động kích thích nhu cầu khámphá, sáng tạo của trẻ MN (87%); Các nội dung còn lại thực hiện ở mức độthường xuyên; Riêng nội dung “GD hoà nhập trẻ khuyết tật”;” Ưng dụngcông nghệ thông tin trong công tác CS- GD trẻ MN” (40%) được thực hiện
ít thường xuyên
về mức độ phù hợp, các CBQL cho rằng một số nội dung rất phù hợpnhư: “Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chươngtrình GDMN mới” (90%); “Lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy họckích thích nhu cầu khám phá, sáng tạo của trẻ MN (89%); “Cập nhật kiếnthức hiện đại trong chương trình CS- GD trẻ MN” (85%) Các nội dung cònlại được đánh giá ở mức độ tương đối phù hợp như “Kỹ năng thiết kế kếhoạch năm, tháng, tuần, ngày theo hướng đổi mới” (75%); “Kỹ năng giaotiếp, ímg xử với trẻ” (75%)
* Đối với GV: Các GV đánh giá mức độ thực hiện các nội dung bồidưỡng chuyên môn cho GVMN thấp hơn CBQL Theo GV, chỉ có nội dung
“Thiết kế và tố chức các hoạt động giáo dục cho trẻ MN theo chương trìnhGDMN mới”(81%) đạt mức độ thực hiện rất thường xuyên Các nội dung cònlại được thực hiện ở mức độ tương đối thường xuyên Riêng nội dung bồidưỡng “Kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi MN” (40%), “Bồi dưỡng các mônnăng khiếu” (40%) thực hiện ở mức độ ít thường xuyên Đánh giá về mức độphù hợp, các GV cho rằng “Thiết kế và tố chức các hoạt động giáo dục cho
Trang 37Được bồi Múc độ
CBQL GV CBQL GV
1 Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch của Phòng GD 20 18.5 30 23.7
2 Bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụm
trường theo kế hoạch của Phòng
3 Trường tự tố chức các hoạt động bồi dưỡng
thường xuyên
4 GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định
(thông qua giáo trình, tài liệu được cung cấp)
60 95
Trang 38Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy:
* Hình thức bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của PhòngGD- ĐT có 20% CBQL và 18.5% GV đánh giá là được bồi dưỡng chuyênmôn bằng hình thức này Do đó, mức độ phù hợp của hình thức này cũng chỉđạt ở mức ít phù hợp (30; 23.7%)
* Trong khi đó, hình thức bồi dưỡng theo chuyên đề tập trung ở cụmtrường theo kế hoạch của Phòng GD- ĐT lại được CBQL và GV đánh giá làđược bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này khá cao Cụ thể: 90% đối vóiCBQL và 89% đói với GV Tuy nhiên, hình thức bồi dưỡng chuyên môn nàychỉ được đánh giá ở mức độ tương đối phù hợp (80; 83%)
* Có sự chênh lệch trong kết quả đánh giá của CBQL và GV với hìnhthức bồi dưỡng thường xuyên do trường tự tố chức các hoạt động Có 70%CBQL đánh giá là được tham gia bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thức này.Đây là con số khá thấp so với GV, có 94% GV đánh giá là được tham gia bồidưỡng thường xuyên do trường tố chức Mặc dù có sự chênh lệch trong cáchđánh giá, nhưng khi khảo sát bằng phiếu, cả CBQL và GV đều cho rằng đây
là hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN tương đối phù hợp (90% cho
cả CBQL Và GV)
* Hình thức GV tự bồi dưỡng theo chương trình quy định qua giáotrình, tài liệu được cung cấp: Đây là hình thức bồi dưỡng chuyên môn được cảCBQL và GV đánh giá cao nhất trong các hình thức bồi dưỡng 95% CBQL
và 97% GV đánh giá là được tham gia bồi dưỡng chuyên môn bằng hình thứcnày Thực tế cho thấy, hình thức GV tự bồi dưỡng còn chưa thực hiện triệt để,mang tính tự phát, CBQL chưa thực hiện đồng bộ việc đánh giá, kiếm tra đêhình thức này thật sự mang lại hiệu quả
* CBQL và GV đánh giá hình thức bồi dưỡng nâng chuẩn ở mức độbình thường và tương đối phù hợp Có 50% CBQL và 72.1% GV được tham
Trang 39TT Các phương pháp bồi dương chuyên môn
Mức độ thực hiện
Hiệu quả thực hiện
CBQL GV CBQL GV
2 Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh 88 84 85 87
5 Nêu tình huống, tố chức giải quyết theo nhóm 85 79 87 89
6 Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu, trình
Từ bảng 2.8 cho thấy: Phương pháp thuyết trình kết hợp luyện tập,thực hành được thực hiện rất thường xuyên (90: 88%) và đạt hiệu quả rấtcao (91; 95%) Với phương pháp nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo
Trang 40TT Thời gian bồi dưỡng chuyên môn
Mức độ phù hợp (%)