1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN rèn kĩ NĂNG VIẾT ĐÚNG, VIẾT đẹp CHO học SINH TIỂU học

21 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,05 MB

Nội dung

Bàn ghế không đúng quy cách một số phải đi xin bàn cũ từ các trường khác, kể cả trường Trung học cơ sở khôngphù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học.. Để rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp ch

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

-o0o -Cà Mau, ngày 27 tháng 2 năm 2013

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG,

VIẾT ĐẸP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

Họ và tên người thực hiện: Cao Hồng Loan

Thời gian triển khai thực hiện: Từ ngày 1/9/2012 đến ngày 31/5/2013

1 Sự cần thiết , mục đích của việc thực hiện sáng kiến.

Như chúng ta đã biết, một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ làđược đến trường để học đọc, học viết Biết đọc, biết viết, là cả một thế giới mới

lạ mở ra trước mắt các em Do vậy làm thế nào và làm bằng cách nào để họcsinh bậc Tiểu học viết đúng, viết đẹp Đây là điều trăn trở, day dứt của nhữngngười trực tiếp cầm viên phấn hằng ngày đến với học sinh qua từng nét chữ Cố

thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: ”Rèn chữ viết cho học sinh là rèn nết

người cũng giống như các môn học khác “.

Trang 2

Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt làchúng ta đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vàotương lai, là công cụ để các em vận dụng suốt đời.

Trong nhà trường đối với học sinh chữ viết đóng vai trò quyết định đếnkết quả học tập Nếu chữ viết đúng, đẹp, đảm bảo tốc độ thì học sinh sẽ học tốtcác môn học, còn ngược lại chữ xấu, viết chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đếnchất lượng học tập

Rèn chữ viết là một công việc được tiến hành thường xuyên, liên tụcngay từ cấp học đầu tiên Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệttình, kiên trì, nhẫn nại bằng lương tâm, bằng trách nhiệm và bằng nghề nghiệptrong việc rèn chữ cho học sinh

Rèn chữ viết góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh nhữngphẩm chât đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật, óc thẩm mĩ để trởthành những con người vừa hồng vừa chuyên

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ muôn vàn kính yêu: “Trẻ em là tương

lai ,là mầm non của đất nước Chỉ có tri thức mới đưa dân giàu, nước mạnh,

xã hội phồn vinh” “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” Vậy rèn chữ viết cho học sinh là rèn ngay từ lớp học, cấp học đầu tiên

để làm nền móng vững chắc cho các cấp học trên Để rồi khi rời ghế nhà trườngcác em có đủ bản lĩnh, tự tin bước vào đời trở thành những người chủ nhân đấtnước

Cùng thế giới bước sang thế kỉ XXI, điều kiện kinh tế xã hội nước ta cónhiều thay đổi lớn Việc hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá trong văn hoá

xã hội, phát triển kinh tế tri thức, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển về khoahọc kĩ thuật ngày càng tiến bộ Song song đó, nền giáo dục nước ta cũng ngàycàng hoàn thiện hơn Các môn học hiện đại và phương pháp dạy hiện đại được

áp dụng phổ biến trong trường phổ thông Chữ viết cũng ít được giáo viên sửdụng vì đa phần giáo viên sử dụng giáo án vi tính; ở một số trường đạt chuẩnchất lượng cao thì giáo viên còn sử dụng máy chiếu để lên lớp giảng bài Vì thế

Trang 3

Thực trạng trong trường học nước ta hiện nay, ở các bậc học nói chung,bậc Tiểu học nói riêng, đa số học sinh viết chưa đẹp, thậm chí còn một số họcsinh viết sai, viết nguệch ngoạc, cẩu thả Phần vì học sinh lười viết, phần vìchưa được giáo viên và gia đình quan tâm kịp lúc lâu dần thành thói quen khósữa Cũng có những trường học, lớp học quá tải (trên 50 học sinh) nên việcquan tâm, sửa chữa từng nét chữ cho từng học sinh còn hạn chế Hơn nữa, thựctrạng học sinh phải viết, học quá nhiều bài trong trường Tiểu học hiện nay cũng

là một nguyên nhân khiến học sinh viết chưa đẹp Các em chỉ lo viết cho kịpbài, viết đủ bài giáo viên giao mà quên mất viết thế nào cho đúng, cho đẹp

Trường Tiểu học phường 6/2, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau nằm trênđịa bàn ngoại thành của thành phố Dân cư nhiều thành phần, chủ yếu làm nôngnghiệp, và từ nhiều nơi về đây làm công nhân, làm thuê Đa số các em đều phải

ở nhà thuê với điều kiện thiếu ánh sáng, phòng ốc chật chội, ẩm thấp nên việcquan tâm đôn đốc, việc rèn luyện viết chữ chưa được phụ huynh và bản thâncác em chú trọng.Hơn nữa, là một trường thuộc thành phố nhưng cách trungtâm 8km nên cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế Trường học được chia làm bakhu, mỗi khu cách nhau gần 3km dọc theo quốc lộ 1A ( riêng khu C phải quađò) Cả ba khu đều được xây dựng từ lâu, nền nhà ẩm thấp, mỗi lần mưa thìngập nước, nắng ráo lên thì nhiều muỗi Khuôn viên trường chật hẹp Đèn điệnthì còn hạn chế, riêng khu C chưa có điện Bàn ghế không đúng quy cách (một

số phải đi xin bàn cũ từ các trường khác, kể cả trường Trung học cơ sở khôngphù hợp với lứa tuổi học sinh Tiểu học) Chính vì thế mà ảnh hưởng rất nhiềuđến chất lượng học tập, đặc biệt là chữ viết của học sinh

Đa số giáo viên ở xa trường (có giáo viên nhà cách trường gần 20km)nên việc đôn đốc học sinh, gặp gỡ phụ huynh để trao đổi, hợp tác trong việc rènchữ viết là rất khó

Do đó tôi chọn đề tài: “ RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐÚNG, VIẾT ĐẸP

CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ” để làm sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 4

2 Phạm vi triển khai thực hiện

- Phạm vi nghiên cứu: Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Tiểuhọc

- Đối tượng, địa bàn nghiên cứu: Học sinh trường Tiểu học phường 6/2,thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

3 Mô tả sáng kiến.

Để rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Tiểu học, tôi đã áp dụngnhững biện pháp sau:

3.1.Học sinh lớp 1 ngày đầu tiên đi học ở trường Tiểu học còn rất nhiều

bỡ ngỡ Việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó khăn bởi đôi taycòn vụng về, lóng ngóng Nên đối với lớp 1, nếu cùng một lúc đòi hỏi các emviết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được.Mới bước vào lớp 1, các em thực sự đã rất vất vả với nhiệm vụ học tập củamình Các em vừa trước đó là học sinh mẫu giáo, hoạt động ở trường lớp củacác em chủ yếu vẫn là hoạt động vui chơi Các em đã được làm quen với chữ và

số, cũng đã được tập viết, song yêu cầu viết với các em mới chỉ là tập tô, tậpviết đúng hình con chữ, chữ số Vào học lớp 1, các em đã bước sang môi trườnghọc tập mới với những yêu cầu viết chữ đòi hỏi sự chuẩn mực với những yêucầu khắt khe Các em không chỉ viết đúng hình con chữ mà phải viết đúng mẫu,đúng độ rộng, độ cao, đúng điểm đặt bút, dừng bút, viết đúng quy trình viếtchữ, kết hợp tập dần các kĩ thuật viết chữ Quan sát kĩ các em trong giờ tập viếtmới thấy các em- những em bé 6 tuổi đã nỗ lực như thế nào! Có những em cóthể lực tốt, có khả năng tiếp thu nhanh, nhận biết tốt các khoảng cách, kíchthước Bên cạnh đó, có những em bé nhỏ, yếu ớt, bàn tay cầm cây bút chưachặt, em run run, phải méo cả miệng mới viết được một con chữ Viết xong mộtchữ em lại so so, đếm đếm mới tìm được điểm bắt đầu con chữ tiếp theo Cónhững khi cô giáo đến bên một học sinh, dù cử chỉ đã rất nhẹ nhàng cũng khiếnhọc sinh đó giật mình, mới biết em đang rất căng thẳng, tập trung cao độ cho

Trang 5

bài tập viết của mình đến mức nào Do vậy, đối với từng lớp, giáo viên cầnchọn mục tiêu trọng tâm của môn học phù hợp với lứa tuổi để học sinh tiếp thubài một cách vững chắc Muốn tiếp thu bài, viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cầnlàm là rèn cho học sinh có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở đểviết chữ đẹp Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữđẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh.

- Rèn cho học sinh từ những nét cơ bản ngay từ lớp 1 như nét cong, nét

khuyết, nét móc, các nét bổ sung, điểm dừng bút, điểm đặt bút, điểm uốnlượn…

Ví dụ: Nét khuyết trên: Điểm đặt bút ở dòng 2, đưa nét bút sang bên phải

và lượn cong về phía trên chạm vòng dòng kề sát dòng 5 thì kéo thẳng xuốngdòng 1 thì dừng lại

1.Điểm đặt bút

2.Điểm uốn lượn

3.Điểm dừng bút

- Dạy cho học sinh cách viết chữ cái thường theo mẫu ngay từ lớp 1.

Ví dụ: Viết chữ cái a, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cách đặt bút, cáchviết từng nét và điểm dừng bút, phân tích cấu tạo chữ Cụ thể:

+ Cấu tạo: Độ cao 1 đơn vị, bề ngang chỗ rộng nhất 1,25 đơn vị(2,5 ô)

Trang 6

+ Cách viết: Đầu tiên viết nét cong kín như chữ cái o sao cho phíabên phải của nét này chạm vào đường kẻ dọc 3 Tiếp theo từ giao điểmcủa đường ngang 3 và dọc 3 ( vị trí 2) đưa nét bút thẳng xuống viết nétmóc ngược ( móc phải) Điểm dừng bút ở giao điểm của đường kẻ dọc 4

và đường ngang 3

- Dạy cho học sinh cách viết chữ cái hoa ngay từ lớp 1.

Ví dụ: Viết chữ hoa I

Chữ I gồm hai nét: nét cong trái và nét móc ngược trái

Cách viết như sau: Từ điểm đặt bút trên dòng kẻ ngang 5 nằm bên phảiđường kẻ dọc 3 một chút, viết nét vòng trái và kéo dài thêm đến giao điểm củađường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4 Từ điểm này kéo thẳng đến dòng kẻngang 2 rồi bắt đầu lượn lên về phía trái Điểm kết thúc là giao điểm giữađường kẻ dọc 3 và đường kẻ ngang 2

3.2.Chuẩn bị mọi điều kiện để học sinh viết đúng.

- Điều kiện về tư thế ngồi viết:

Ngay khi vào lớp 1 ở tuần đầu, giáo viên phải hướng dẫn học sinh rất kĩ

về tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất, không gò bó ( dễ gây tê mỏi) Hai

Trang 7

tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy củanão được Ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống Ngồi quá thấp, đầu phải nhìnlên gây mỏi cổ Điều này phụ thuộc bàn ghế phải phù hợp kích cỡ học sinh.Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tuỳ tiện Khoảng cách từ mắt đến vở từ25cm-30cm, không được nhìn quá gần vở vì dễ dẫn đến cận thị.

Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi Khôngngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật dẫn đến lệch cột sống rất khó chữa sau này

Hai chân thoải mái, không để chân co chân duỗi khiến cột sống lệch vẹo

và chữ viết sẽ xiên lệch theo

Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồngthời làm điểm tựa cho trọng lượng của người bên trái

- Hướng dẫn cách cầm bút đúng.

Tay phải cầm chắc bút bằng ba ngón tay ( ngón cái, ngón trỏ và ngóngiữa) Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm Mép bàn tay là điểm tựacủa cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết Lúc viết điều khiển cây bút bằngcác cơ cổ tay và các ngón tay

Không để ngửa bàn tay quá tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của haingón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn) Ngược lại, không úp quá nghiêng bàn tay

về bên trái ( nhìn từ trên xuống thấy cả bốn ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út)

Các tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đến các cố tật sau này rất khóchữa như: căng cứng, mỏi cơ gân bàn tay, viết chóng mỏi tay, ra nhiều mồ hôitay, không thể viết lâu, không viết nhanh được

Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét bút chì hơi nhọnđúng tầm Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủnggiấy Ngược lại, đầu bút chì quá to, nét chữ to, chữ viết không gọn rất xấu

Cầm bút xuôi theo chiều ngồi, góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45

độ Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ Đưa nét bút từ trái sang phải, từtrên xuống dưới, các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không

ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy

Trang 8

3.3.Rèn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ.

Nếu cùng một lúc đòi hỏi học sinh viết đúng và đẹp ngay là điều rất khóthực hiện Mặt khác, căn cứ vào đặc điểm cấu tạo nét và mối quan hệ về cáchviết các chữ cái để học sinh viết đúng kĩ thuật, ngay từ đầu tôi chia nhóm chữ

và xác định chữ trọng tâm đại diện cho mỗi nhóm chữ học sinh hay sai chỗ nào,học sinh gặp khó khăn gì khi viết các chữ ở nhóm đó và đưa ra hướng khắcphục

- Nhóm 1: Gồm các chữ : m, n, i, u, ư, v, r, t.

Với nhóm chữ này học sinh hay mắc lỗi viết chưa đúng nét nối giữa cácnét, nét móc thường bị đổ nghiêng, khi hất lên thường choãi chân ra nên khôngđúng

Để khắc phục nhược điểm trên, ngay từ nét bút đầu tiên, tôi đặt trọng tâmrèn luyện học sinh viết nét móc ngược, móc hai đầu thật đúng, thật ngay ngắntrước khi ghép các nét tạo thành chữ Khi ghép chữ, tôi luôn chú ý minh hoạ rõnét điểm đặt bút, điểm dừng bút của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp

Từ các nét cơ bản ở nhóm chữ thứ nhất được viết đúng kĩ thuật học sinh

sẽ có cơ sở viết chữ ở nhóm thứ 2 dễ hơn

Đối với học sinh lớp 1, để viết được nhóm chữ này thẳng, ngay ngắn thìcần rèn cho học sinh biết viết nét sổ thật đúng, thật thẳng ở ngay các bài nét chữ

cơ bản, khi nào thành thạo thì mới tiến hành viết nét khuyết

Trang 9

- Nhóm 3: Gồm các chữ o, ô, ơ,a, ă, â.

Với nhóm chữ này, nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầuhết học sinh viết sai từ chữ o như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữkhông đều, đầu to đầu nhỏ

Chính vì vậy ở nhóm chữ này tôi xác định cần dạy học sinh viết đúng chữ

o để làm cơ sở cho việc viết đúng các chữ khác trong nhóm Vậy thì o viết thếnào cho đúng? Điểm đặt bút ở đâu: đó là việc làm rất khó để cho học sinh xácđịnh được Vì vậy khi dạy chữ o, tôi kẻ một ô vuông trên bảng rồi chia ra baphần bằng nhau, đánh dấu ở bốn điểm giữa các cạnh hình chữ nhật, dùng phấnmàu chấm hình chữ o sau đó tô lên các dấu chấm, vừa tô vừa giảng kĩ, nhấnmạnh điểm đặt bút đầu tiên và điểm dừng bút chính là điểm để viết dấu của chữ

ơ và điểm để nối các nét chữ khác khi viết nhanh Viết được chữ o đúng, họcsinh dễ dàng viết đúng các chữ khác trong nhóm

* Giai đoạn viết hoa:

Trang 10

- Đối với việc dạy học sinh làm quen với việc tô chữ hoa ở lớp 1, theo

tôi có sự mâu thuẫn Trong cách hướng dẫn, quy trình là :

+ Giáo viên tô chữ hoa trên bảng lớp

+ Học sinh viết chữ hoa vào bảng con trước rồi tập tô chữ hoa trong vởnên rất khó khăn cho sinh Cứ đến giờ tập viết chữ hoa nhiều em lo lắng vì viếtquá khó Sau khi tìm hiểu tâm lí và thử nghiệm, tôi mạnh dạn chuyển đổi quytrình khác với sách hướng dẫn, đó là:

+ Giáo viên tô màu trên bảng lớp ( tô màu chữ hoa)

+ Học sinh tô vào vở

+ Phần củng cố học sinh mới viết chữ hoa vào bảng con

Bằng cách thay đổi quy trình ở sách hướng dẫn, học sinh bớt căng thẳng

và phấn khởi khi đã được tô chữ trước khi tập viết chữ hoa Do vậy, chất lượngviết chữ hoa của học sinh có nhiều tiến bộ

Sau khi chia các nhóm chữ, xác định rõ trọng tâm từng dạy kĩ ở mỗinhóm, tôi luôn đặt ra một kế hoạch rèn chữ hàng tuần, hàng tháng một cách cụthể Mỗi tuần tôi rèn một nhóm chữ nhất định, rèn đúng loại chữ này thì mớichuyển sang loại chữ khác, rồi tiến tới rèn viết đẹp nên học sinh rất say mê,phấn khởi, không căng thẳng, lo lắng khi viết

Sau mỗi bài viết cần nhận xét “ nét nào được, nét nào chưa được” Tìm ranguyên nhân vì sao chưa được: tại tư thế cầm bút, ngồi viết không đúng quyđịnh, tay đặt bút không có điểm tựa , chưa dịch chuyển bút đúng tầm tay đưabút, do vướng vấp cạnh bàn, mặt giấy không nhẵn hay mực không xuống đều…Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chữ xấu trong khi viết

Sau khi phát hiện ra nguyên nhân chỗ viết hỏng, cần giúp học sinh rútkinh nghiệm, tránh vấp phải sai sót tương tự ở lần sau

Khi viết thấy mỏi tay, mồ hôi ra nhiều hoặc hoa mắt, nhức đầu, có nghĩa

là ngồi quá lâu, phải nghỉ giải lao chuyển sang các hoạt động cơ bắp như: vươnvai, hít thở, tập thể dục… sau ít phút trở lại ngồi viết sẽ có hiệu quả hơn

Trang 11

- Đặc biệt, khi luyện học sinh viết chữ đẹp, đối với các chữ hoa, tôi chia

ra từng nhóm chữ theo cấu tạo, điểm đặt bút, dừng bút của các chữ tương tự

nhau như sau:

Ngoài ra, để giúp các em mở rộng và sáng tạo trong khi viết, tôi mạnh

dạn áp ụng cách viết các chữ hoa sáng tạo cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 trên

cơ sở không quá phức tạp và cơ bản vẫn giữ nguyên cấu tạo chữ nên học sinhrất ham thích chữ sáng tạo và trình bày cũng khoa học, phong phú hơn

Ví dụ:

Bên cạnh đó, kĩ thuật viết nét thanh nét đậm cũng không kém phần quan

trọng trọng Tôi luôn nhắc nhở học sinh nắm kĩ quy tắc cơ bản của nét thanh nétđậm là các nét kéo lên nhẹ tay, kéo xuống mạnh tay, nét xiên, nét ngang nhẹtay Và phân tích cụ thể từng nét chữ cho học sinh quan sát và ghi nhớ cáchviết

Ngày đăng: 29/12/2015, 21:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w