1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho HS lớp 2

19 650 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 136 KB

Nội dung

Môn Tiếng Việt trong chương trình học tập ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, trong đó phân môn Tập đọc lớp 2 c

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC

I TÊN ĐỀ TÀI

II PHẦN MỞ ĐẦU………

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Cơ sở lí luận

1.2 Cơ sở thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm

5 Thời gian nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

III PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

2 Thực trạng tình hình

2.1 Đối với học sinh

2.1 Đối với giáo viên

3 Các biện pháp

3.1 Biện pháp chung

3.2 Biện pháp cụ thể

3.2.1 Các biện pháp luyện đọc thành tiếng

3.2.2 Luyện đọc hiểu

4 Kết quả thực hiện

5 Bài học kinh nghiệm

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Kiến nghị

2.1 Đối với giáo viên

2.2 Đối với nhà trường

2.3 Đối với học sinh

1 2 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 5 5 6 7 7 8 8 10 14 15 15 15 16 16 17 17

Trang 2

I TÊN ĐỀ TÀI:

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

II PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Cơ sở lí luận.

Môn Tiếng Việt trong chương trình học tập ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, trong đó phân môn Tập đọc lớp 2 có tầm quan trọng đặc biệt trong chương trình môn Tiếng Việt, đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập Việc dạy học sẽ giúp các em hiểu bài hơn, bồi dưỡng các em biết yêu cái thiện, cái đẹp, tránh

xa cái ác đồng thời dạy cho các em biết suy nghĩ lôgic cũng như biết tư duy hình ảnh Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ phát triển năng lực trí tuệ, những phẩm chất tốt đẹp của học sinh, rèn luyện tư duy giáo dục thẩm mỹ và giáo dục các em lòng yêu quý giữ gìn Tiếng Việt, trên cơ sở đó tạo điều kiện để các em học tập các môn học khác để phát triển toàn diện Việc giảng dạy Tập đọc với mong muốn giúp học sinh tiếp thu tri thức một cách chủ động, tích cực, giúp các em phát triển vốn từ, đọc hiểu và tiến tới đọc hay Học sinh yêu quý Tiếng Việt được biểu hiện trong hành động cụ thể về khả năng nói đúng, viết đúng Tiếng Việt, giáo dục đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho các em

1.1 Cơ sở thực tiễn.

Qua thực tế giảng dạy năm học trước tôi nhận thấy trong giảng dạy, giáo viên đều lấy sách giáo khoa làm gốc Điều này đúng vì sách giáo khoa là văn bản pháp lệnh của Nhà nước, nhưng chuyển tải nội dung sách giáo khoa như thế nào để học sinh hiểu và vận dụng được kiến thức sách giáo khoa thì lại là một vấn đề về cách dạy, cách học Đa số giáo viên chỉ làm theo hướng dẫn giảng dạy hoặc bài soạn để dạy, sách hướng dẫn nói gì thì giáo viên làm theo như thế Chúng ta đều biết sách

Trang 3

phần nói chung chung chưa phù hợp với học sinh của từng vùng, từng đối tượng.Vì vậy hiệu quả học tập của học sinh không cao

Thực tế trong dạy học tập đọc hiện nay cho thấy tìm hiểu cách thức để rèn luyện khả năng đọc là cơ bản và cần thiết Cụ thể đối với học sinh lớp 2, phân môn Tập đọc cần đạt hai kỹ năng cơ bản đó là: Kỹ năng đọc đúng và kỹ năng đọc hiểu Đọc đúng giúp cho học sinh bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, giúp các em có thể tự học Nhưng đối với học sinh lớp 2 ở nơi tôi đang dạy để dạy cho các em đọc một cách trôi chảy, rõ ràng là cả một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp chứ chưa nói đến đọc diễn cảm Mặt dù ở lớp 1 các em được tiếp thu với 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết

mà chủ yếu là đọc, viết Song do đặc điểm tâm lý lứa tuổi và do trong hè các em chưa chú ý rèn luyện nên dẫn đến hiệu quả khi học môn Tiếng Việt lớp 2 rất thấp Học sinh còn đánh vần ê-a, ngắc ngứ trong quá trình đọc Đây là vấn đề mà tôi rất băn khoăn, trăn trở: Làm thế nào để học sinh đọc tốt ? Xuất phát từ những yêu cầu, lý do trên, tôi

đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2”

2 Mục đích nghiên cứu.

Trong quá trình dạy học tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2A trường Tiểu học Hướng Phùng đồng thời bồi dưỡng cho học sinh yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, gia đình, nhà trường và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

3 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài được thực hiện trong các giờ Tập đọc với 34 học sinh ở lớp 2A, trường Tiểu học Hướng Phùng - Năm học 2014-2015

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.

Đề tài này được áp dụng trong các giờ học Tập đọc ở lớp 2A, trong năm học

2014 - 2015, tại trường Tiểu học Hướng Phùng

5 Thời gian nghiên cứu.

- Khảo sát đầu năm học: Tháng 9/2014.

Trang 4

- Ứng dụng: Từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015.

- Nghiệm thu: Tháng 5/2015

6 Phương pháp nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau :

- Phương pháp quan sát mọi hoạt động học tập của từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ

- Phương pháp đàm thoại được vận dụng qua từng tiết dạy nhằm trao đổi với phụ huynh để phối hợp giúp đỡ học sinh ngày càng tiến bộ

- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm là học hỏi những đồng nghiệp, những kiến thức đã học ở sư phạm và sự hướng dẫn của chuyên môn nhà trường nên bản thân tôi đã đúc rút một số kinh nghiệm trong các phương pháp giảng dạy

- Ngoài ra còn sử dụng thêm một số phương pháp khác trong quá trình nghiên cứu:

+ Đọc và nghiên cứu tài liệu, SGK liên quan đến đề tài

+ Dự giờ thăm lớp ở một số lớp

+ Khảo sát kĩ năng đọc và hứng thú học tập của học sinh các lớp trong khối 2

III PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận.

Giáo viên phải nắm được đổi mới phương pháp dạy học là gì? Dạy Tập đọc là dạy cái gì? Đặc biệt là dạy học thì phải dạy như thế nào?

Theo tôi, giáo viên là nhân tố quyết định sự thành công của giờ dạy Vì vậy người giáo viên phải biết cải tiến và lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá, biết phối kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp dạy học Với

phương châm “lấy học sinh làm trung tâm” Giáo viên thực sự là người hướng dẫn,

điều khiển, tổ chức mọi hoạt động của học sinh, huy động hết khả năng của học sinh

để các em tự khám phá và tìm ra kiến thức Giáo viên chỉ làm mẫu khi cần thiết,

Trang 5

không làm thay học sinh Ở mỗi bài dạy, phải xác định rõ mục tiêu, chuẩn bị tốt đồ dùng, xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài phù hợp với từng đối tượng học sinh

Giáo viên cần tự bồi dưỡng, rèn luyện cho mình kĩ năng đọc ở tất cả các loại

văn bản nhằm đưa đến cho học sinh một “trực quan” cuốn hút ngay khi tiếp xúc với

bài đọc Vì nội dung kiến thức của mỗi giờ học đêù đã có sẵn trong sách giáo khoa Nhưng để học sinh chiếm lĩnh được kiến thức đó thì lại phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy riêng của mỗi giáo viên Đặc biệt với phân môn Tập đọc, muốn giờ dạy thành công, giáo viên phải thực sự thâm nhập bài đọc Muốn học sinh đọc tốt, trước hết giáo viên phải đọc tốt và có thể đọc thuộc bài đọc nhất là học thuộc lòng Điểm mấu chốt tạo nên sự cuốn hút đối với học sinh trong giờ Tập đọc, làm tiền đề cho sự thành công về mục tiêu rèn kĩ năng đọc cho học sinh, yếu tố hàng đầu cho giờ dạy Tập đọc hay và có hiệu quả cao cái riêng của mỗi giáo viên chính là kĩ năng đọc tốt của giáo viên đó Theo tôi, đây là một kĩ năng nghề nghiệp quan trọng hàng đầu mà mỗi giáo viên cần đạt được trong quá trình tự bồi dưỡng

2 Thực trạng tình hình.

Qua thực tế giảng dạy ở trường nhiều năm, tôi nhận thấy đa số các em ở trường không thích học phân môn Tập đọc Nhất là các em học sinh là người dân tộc nói chưa chuẩn tiếng phổ thông, đọc cũng chưa chuẩn tiếng, đọc như thế nào thì viết như thế ấy nên phần nào có ảnh hưởng đến quá trình học tập trong môn Tiếng Việt nhất là phân môn Tập đọc Trước tình hình đó tôi rất băn khoăn trăn trở để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc học sinh lớp 2 đọc chậm, đọc yếu và không thích học tập đọc

2.1 Đối với học sinh :

a Phụ huynh học sinh đa số có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình

b 100% học sinh là người dân tộc thiểu số; do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên các em hay đọc sai dấu thanh rất nhiều

Trang 6

c Ngoài việc các em đọc sai về phụ âm đầu, âm chính, dấu thanh; các em còn đọc chưa chính xác về tiết tấu, ngắt nghỉ chưa đúng chấm phẩy và ngữ điệu của câu như: lên giọng, xuống giọng, chuyển giọng, cường độ, trường độ,…

Vd: Bài “Cây xoài của ông em” có câu học sinh đọc như sau: (Mùa xoài nào/mẹ

em/cũng chọn/những quả chín vàng/và to nhất/bày lên bàn thờ ông.//)

Chính vì học sinh đọc chưa đúng, nên các em không thể hiểu được nội dung đoạn văn; không đọc diễn cảm bài văn, không rung cảm với các bài văn Đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 2 mới chỉ là bước đầu song cũng rất cần thiết để khuyến khích cho các em đọc tốt, dẫn đến cảm thụ tốt làm nền tảng cho các em học các lớp trên

d Ngoài các nguyên nhân trên còn có nguyên nhân chủ đạo nữa là các em ít học đọc ở nhà Nếu có học thì cũng chưa biết cách học đọc, chỉ đọc một cách qua loa chiếu lệ, chưa có sự chuẩn bị bài chu đáo Nên đến lớp nhiều em chưa phát huy được vai trò của mình

2.2 Đối với giáo viên :

- Còn ít chú ý đến tâm thế đọc của học sinh: Cách ngồi đọc, đứng đọc, cách cầm sách, cách lấy hơi, sự bình tĩnh tự tin

- Chưa phát hiện kịp thời số học sinh có thói quen đọc vẹt

- Chưa chú ý đến việc đọc thầm và chưa thấy hết sự gắn bó chặt chẽ giữa đọc thành tiếng và đọc thầm

- Trong giờ tập đọc giáo viên thường giảng ý của bài nhiều hơn luyện đọc

Từ thực trạng trên, dẫn đến học sinh sẽ không hiểu nội dung bài và dần dần các

em học yếu phân môn Tập đọc

Thực tế khảo sát chất lượng đọc của học sinh đầu năm cho thấy:

Lớp Số học sinhTS Nam Nữ DT 10 9 8 7 Điểm6 5 4 3 2

Trang 7

Sau đợt khảo sát, tôi đã chú ý đến chất lượng của từng em trong mỗi tiết học, tôi

đã ghi lại những học sinh đọc sai ở phương diện nào một cách cụ thể ra giấy rồi tổng hợp lại; sau đó phân theo nhóm để rèn luyện học sinh được sâu sát hơn

- Đọc đúng rõ ràng từng từ, từng câu: 7 em

- Đọc ê - a, đọc chưa đúng: 7 em

- Đọc ngắt nghỉ tuỳ tiện: 8 em

- Đọc đánh vần từng tiếng: 12 em

Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng

3 Các biện pháp:

Sau khi đã xác định được nguyên nhân, tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu

về chuyên môn, tài liệu tham khảo, kết hợp với kinh nghiệm bản thân, tôi đề ra được một số biện pháp ứng dụng vào thực tế giảng dạy tập đọc cho học sinh lớp tôi như sau:

3.1 Biện pháp chung:

- Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh hợp lý

- Xây dựng tốt nề nếp lớp

- Chuẩn bị cho việc đọc:

+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tâm thế đọc: cần đàng hoàng, bình tĩnh trong qúa trình đọc; ngồi đúng tư thế; cách cầm sách giáo khoa đúng

Tiêu chí cường độ hoá và tư thế khi đọc: Rèn đọc to, đọc dõng dạc, người đọc cần nhập vai là người tiếp nhận, sản sinh, người trung gian truyền thông tin văn bản đến người nghe Chính vì vậy người đọc có thể vừa đọc cho mình vừa đọc cho người khác Như vậy đọc và phát biểu trước lớp là hai hình thức giao tiếp đầu tiên của trẻ nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn bị để bảo đảm sự thành công cho học sinh + Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe Vì vậy cần hướng dẫn các em biết nghe “Bạn đọc không chỉ cho cô nghe mà cho cả lớp nghe, nghe để đọc

Trang 8

tiếp, nghe để nhận xét” Như thế không có nghĩa là đọc quá to như là gào lên, mà là đọc đủ lớn

3.2 Biện pháp cụ thể:

3.2.1 Các biện pháp luyện đọc thành tiếng:

* Luyện đọc đúng:

- Đọc đúng là tái hiện âm thanh bài học cần đọc chính xác, không đọc thừa, thiếu; sót âm, vần Đọc đúng phải thể hiện ngữ âm chuẩn để hệ thống ngữ âm tiếng

mẹ đẻ không bị lẫn lộn

- Đọc đúng còn có nghĩa là đọc đúng ngữ điệu, tiết tấu, ngắt nghỉ hơi đúng, thay đổi giọng đọc phù hợp với bài đọc

- Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh đọc đúng âm vị Tiếng Việt

* Luyện đọc đúng tiếng, từ, cụm từ:

Phần này gồm đọc mẫu của giáo viên và hướng dẫn học sinh đọc Vì thế giáo viên cần đọc mẫu thật chuẩn, thể hiện đúng hệ thống chính âm Trong quá trình chuẩn

bị bài dạy giáo viên phải chuẩn bị kỹ bài dạy, chuẩn bị tốt các bước lên lớp, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa việc làm của giáo viên và học sinh Đồng thời giáo viên phải dự tính cụ thể lỗi của bài hôm đó mà học sinh hay mắc để tìm cách khắc phục cho các em trong giờ học Đặc biệt với học sinh dân tộc không để hệ thống ngữ âm tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng tiêu cực đến phát âm tiếng việt

Phần luyện đọc tiếng, từ, cụm từ tôi luyện đọc cho học sinh sau phần giáo viên đọc mẫu lần một - học sinh đọc nối tiếp từng câu, sau đó giáo viên rút ra từ khó mà học sinh dễ sai để luyện đọc

- Rèn đọc phụ âm đầu:

Vd: “ sung sướng” đọc là “ xung xướng”

Khi đọc các lỗi này tôi cho học sinh dừng lại, giáo viên đọc thật chuẩn các tiếng,

từ đó rồi gọi một số em đọc tốt đọc lại, sau đó gọi từng em đọc sai đọc lại từ đó

- Rèn đọc đúng âm chính:

Trang 9

Đối với học sinh trường tôi như phần thực trạng đã nêu: các em thường đọc sai, thiếu dấu thanh nhiều Do vậy trong mỗi giờ học tập đọc tôi đều có yêu cầu riêng là rèn đọc đúng các dấu thanh chủ yếu là rèn đọc cá nhân Các em đọc sai thiếu dấu thanh trong mỗi từ, tiếng dẫn đến các em hiểu sai nghĩa của từ và người nghe cũng hiểu sai về nội dung

Vd: Bàn tay diu dáng (sai)

Bàn tay dịu dàng (đúng)

Việc rèn cho học sinh dân tộc đúng dấu thanh là một việc cần sự kiên nhẫn và thể hiện tình thương yêu đối với các em thì mới có thể thực hiện tốt được Trong khâu này tôi gọi một số em đọc đúng, một số em hay đọc sai; mời em khác nhận xét xem ai

là người đọc đúng nhất, sau đó yêu cầu em đọc sai đó đọc lại từ, tiếng đó một cách chính xác

Vd: “buôn bá” phải đọc “buồn bã”

Như vậy, để luyện cho các em đọc đúng tiếng, từ, cụm từ thì trước tiên ta phải luyện âm Luyện âm một cách chính xác và có hiệu quả

Việc rèn cho học sinh đọc đúng không chỉ thực hiện ở phân môn tập đọc mà phải tiến hành rèn đọc lồng vào các môn học khác Đặc biệt là phân môn chính tả, cần chú

ý vào phần phân biệt âm và dấu thanh Đối với học sinh lớp tôi, tôi tăng cường Tiếng Việt nhiều hơn tất cả các môn học khác

* Luyện đọc câu:

Sau khi luyện đọc tiếng, từ, cụm từ tôi chuyển sang luyện đọc câu Trong quá trình học sinh đọc, tôi thấy học sinh ngắt, nghỉ hơi một cách tuỳ tiện Để hướng dẫn học sinh đọc đúng, tôi thực hiện như sau: Đầu tiên tôi chép câu khó lên bảng, sau đó tôi đọc cả câu cho học sinh lắng nghe phát hiện xem cô ngắt hơi, nghỉ hơi ở chỗ nào? Rồi tôi dùng phấn kẻ một nét xiên ( / ) ngắt hơi và 2 nét xiên ( // ) nghỉ hơi, “  ” lên giọng, “ ” xuống giọng, “…” đọc chậm lại, kéo dài, dấu gạch chân biểu thị sự nhấn giọng; khoanh tròn vào các tiếng có vần khó cần luyện đọc Tiếp theo tôi sẽ đọc

Trang 10

mẫu lại và cho 2 học sinh đọc tốt đọc cho cả lớp nghe Cho học sinh luyện đọc cá nhân

* Luyện đọc tốc độ:

Hướng dẫn học sinh đọc giữ tốc độ không đọc ê-a, không đọc quá nhanh hoặc qúa nhỏ, giáo viên điều chỉnh tốc độ bằng việc giữ nhịp đọc Ngoài ra việc đọc nhẩm còn có sự kiểm tra của thầy và bạn Để điều chỉnh tốc độ bằng cách trước khi dạy, giáo viên đếm trong bài có bao nhiêu tiếng rồi dự kiến bao nhiêu phút

* Đọc diễn cảm:

Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc một tác phẩm có tính chất văn chương Đó là thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu để biểu đạt ý nghĩa và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong bài Đọc diễn cảm trên cơ sở đọc đúng tốc độ Đọc diễn cảm ở lớp 2 cũng chưa phải là yêu cầu nhất thiết với tất cả học sinh mà riêng đối với một số học sinh có trình độ khá, giáo viên nên khuyến khích, giúp học sinh bước đầu có ý thức đọc diễn cảm

Thực tế trong quá trình luyện đọc tôi thấy học sinh đọc đúng, to, lưu loát nhưng

để đọc diễn cảm thì chưa được, học sinh chưa biết làm chủ được ngữ điệu, đọc chưa đúng tốc độ và chưa biết nhấn giọng ở một số từ : “chìa khóa” Theo tôi, đối với học sinh lớp 2 đọc diễn cảm với yêu cầu cụ thể là:

- Thể hiện giọng điệu của từng nhân vật

- Thể hiện tình cảm của người viết Đọc diễn cảm là biết làm chủ ngữ điệu, đọc đúng tốc độ và nhấn giọng ở một từ “ chìa khóa ”

3.2.2 Luyện đọc hiểu:

Trong thực tế giảng dạy tôi cũng như nhiều giáo viên chưa chú ý đúng mức luyện đọc thầm cho học sinh Đọc thầm thực sự có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng Dạy đọc thầm chính là dạy cho học sinh đọc có ý thức, đọc hiểu Kết quả của việc đọc thầm là giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, cả bài nghĩa là toàn bộ những gì các em được đọc

Ngày đăng: 28/12/2015, 23:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w