1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Skkn Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh học lớp 1 Công nghệ giáo dục

10 534 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 103,5 KB

Nội dung

PHẦN II: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tốt tôi đã áp dụng những biện pháp sau: 1/.. Nếu tiếng thanh ngang đó học sinh không đọc được, giúp

Trang 1

PHẦN I: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI

Năm 2017 – 2018 tôi được phân giảng lớp Một/1 với sĩ số lớp 31 gồm 17 nam và 14 nữ (trong đó có 5 em tiếp thu chậm) Từ khi nhận lớp tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và thấy được một số thực trạng như sau:

- Nội dung kiến thức chương trình Công nghệ dài và khó, học sinh đọc chưa chuẩn

- Chưa có nhiều thời gian cho học sinh rèn kỹ năng đọc

- Tuy có được sự quan tâm của phụ huynh về việc học tập của các em như: chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho các em đến lớp học tập, nhưng vẫn còn một số tồn tại sau:

+ Do bản thân các em đọc chậm, đọc sai mà lại chưa kiên trì, tự giác tập luyện để sửa Nhìn vào nội dung sách Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục thì số

lượng kiến thức trong mỗi tiết học rất nhiều, mà yêu cầu học sinh phải đọc trơn các chữ sau khi học xong Thời gian dành đọc trong mỗi tiết còn ít.

+ Phụ huynh chưa nắm rõ cách đọc mới của chương trình Công nghệ giáo dục nên còn lúng túng khi hướng dẫn các em học ở nhà

Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 – Công nghệ giáo dục”.

PHẦN II: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT

Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tốt tôi đã áp dụng những biện pháp sau:

1/ Giáo viên đọc mẫu phải chuẩn

2/ Hướng dẫn học sinh phát âm, học phần âm, vần

3/ Giúp học sinh nhận xét, điều chỉnh lẫn nhau

4/ Giúp học sinh kiên trì trong giờ luyện đọc

5/ Rèn luyện cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc

6/ Tác động giáo dục

7/ Tuyên dương, khuyến khích học sinh

PHẦN III: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT

1/ Giáo viên đọc mẫu phải chuẩn.

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn xem thầy cô giáo của mình là thần tượng, là chuẩn mực Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi này là hay bắt chước, hay làm theo Các em thích mình giống như thầy cô và người lớn Các em thường “bắt chước”

cô từ cách ăn mặc, đi đứng, cho đến lời nói, cử chỉ, chữ viết …Học

Trang 2

sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên Vì vậy giáo viên cố gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác

Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo,

sẽ dẫn đến tình trạng “lạm dụng”, tiết học sẽ trở nên nhàm chán

và không phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh Vì thế, tôi chỉ nên sử dụng phương pháp này khi thấy thật cần thiết,

đó là khi các em học sinh dù qua hướng dẫn mà không thể tự mình phát âm đúng Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh tôi cần rèn luyện cho các em biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn (nghe tiếng phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi của cô) Như thế học sinh sẽ phát âm đúng và dễ dàng hơn Người giáo viên khi đọc mẫu, không đơn giản chỉ là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp với thuật “hình môi” nhằm hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn Học sinh nếu chỉ nghe mà không nhìn miệng cô đọc thì việc phát âm sẽ không đạt hiệu quả cao, vì trong môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục việc quan sát môi cô khi phát âm âm mới là rất quan trọng

Ngoài việc đọc chuẩn tôi còn phải quy ước các kí hiệu giữa giáo viên và học sinh Rèn luyện các kí hiệu giữa giáo viên và học sinh một cách thành thạo, nhịp nhàng là góp phần giúp tiết học nhẹ nhàng đạt hiệu quả cao

Ví dụ: Kí hiệu: B (bảng con)

S (sách giáo khoa)

V (vở em tập viết)

v (vở chính tả)

Giáo viên chỉ cần chỉ vào các kí hiệu thì học sinh sẽ làm theo, làm đúng và giờ học nhẹ nhàng không mất thời gian

2/ Hướng dẫn học sinh phát âm, học phần âm, vần

Hướng dẫn cách phát âm là phương pháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và cả kỹ năng hướng dẫn tốt Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng Đối với những âm, vần, tiếng dễ nhầm lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân tích cụ thể cách phát âm (môi – răng – lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi…)

Trang 3

Ví dụ: Khi học sinh sai lẫn âm /l/, /n/ giáo viên cần hướng

dẫn:

+ Âm /l/: lưỡi uốn cong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát ra mạnh, dứt khoát

+ Âm /n/: Lưỡi ép sát lợi trên, cho hơi thoát ra đường mũi, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài Với những học sinh vẫn chưa phát âm được, giáo viên có thể yêu cầu các em dùng hai ngón tay, bóp mũi lại

để đọc âm /l/ (đối với âm /n/, khi bóp mũi lại sẽ không thể đọc được)

Ví dụ: Học sinh sai lẫn ở những âm đầu vần và cuối vần /ac/ đọc thành / at/, giáo viên cần hướng dẫn:

+ /ac/: mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡi

+ /at/: môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặt lưỡi

Ví dụ: Học sinh sai lẫn dấu thanh (gặp ở những học sinh có

hệ thống bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh) giáo viên cần hướng dẫn:

- Những tiếng có thanh hỏi / thanh nặng: (nghỉ - nhọ, cử - tạ ,

củ - sạ…)

+ Tiếng có thanh hỏi: giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh phát âm trầm, hơi luyến giọng, lên cao, kéo dài hơi Có thể kèm theo động tác ngửa cổ hướng mắt lên trên

+ Tiếng có thanh nặng: phát âm thấp giọng và nặng, dứt khoát (không kéo dài) Khi phát âm có thể làm động tác gật đầu

Những tiếng có thanh sắc – thanh ngã (những – chá, mỡ

-má, ghế gỗ - ngô ngố…)

+ Những tiếng có thanh ngã đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, luyến giọng, lên cao giọng

+ Những tiếng có thanh sắc: đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh ngã, hơi ngắn, đọc nhanh, không kéo dài Bằng cách hướng dẫn (như một vài ví dụ nêu trên) học sinh có thể dễ dàng phát âm

và đạt hiệu quả cao

Giai đoạn này vô cùng quan trọng Học sinh có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể ghép được các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu

Do vậy ở giai đoạn học sinh học phần âm, tôi giúp học sinh nắm chắc 23 phụ

âm và 14 nguyên âm của Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục Biết phân biệt nguyên

âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản (phụ âm) hay luồng hơi đi ra tự

do (nguyên âm) Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau và

Trang 4

đọc luôn được các tiếng đó Ngoài ra tôi cũng hướng dẫn cho các em nắm vững các nguyên âm đôi như: /iê/, /yê/, /ia/, /ya/, /uô/, /ua/, /ươ/, /ưa/ Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần: phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi) Yêu cầu của phần này là học sinh đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng / phút Với mỗi bài học sinh đọc trôi chảy từ mô hình tiếng, tiếng từ, câu trong bài

Để đọc trên bảng tôi linh động chọn âm, tiếng đọc tùy vào đối tượng trong lớp mình Yêu cầu học sinh đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh (đe, đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ), rồi đến (bè, dẻ, chè) Trong các tiết dạy tôi đã sử dụng nhiều hình thức đọc (nhóm, cá nhân, cả lớp), các mức độ đọc (to-nhỏ- nhẩm- thầm) Kết hợp đọc vỗ tay (nhóm, cá nhân, cả lớp)

Khi giới thiệu chữ cái vừa học, tôi mô phỏng nét cho học sinh, tôi chỉ vào chữ in thường, chữ viết thường cho học sinh đọc để các em nhận và nhớ rõ mặt chữ (đọc cá nhân, nhóm, tổ, lớp)

* Ví dụ: Khi dạy âm /h/

Việc 1:

- Giáo viên phát âm tiếng /ha/ - Học sinh phát âm lại theo 4 mức độ (to- nhỏ-nhẩm- thầm)

- Phân tích tiếng /ha/: /ha/ - /hờ/ - /a/ - /ha/, kết hợp đọc vỗ tay (đọc cá nhân,

nhóm, tổ, lớp)

- Nhận xét /h/ là nguyên âm hay phụ âm, cho học sinh nhắc lại nhiều lần

- Khi học sinh đưa được tiếng /ha/ vào mô hình Tôi yêu cầu học sinh chỉ vào

mô hình đọc

+ Học sinh chỉ tay vào mô hình và đọc: /ha/- /hờ/ - /a/ - /ha/, phần đầu /hờ/, phần vần /a/.

Cách đọc như thế giúp học sinh khắc sâu âm vừa học, vị trí mỗi âm trong mô hình tiếng tách thành hai phần

Việc 2: Tôi khắc sâu cho học sinh âm /h/ bằng cách: Tôi đưa chữ /h/ in

thường ra gắn lên bảng và nói: Đây là chữ /h/ in thường Gồm một nét thẳng và một nét móc xuôi Chỉ vào chữ /h/, học sinh đọc (cá nhân, nhóm, tổ, lớp…) Sau đó đưa

chữ /h/ viết thường cũng phân tích nét (gồm một nét khuyết trên và một nét móc hai

đầu), cho học sinh đọc (cá nhân, nhóm, tổ, lớp…) Tôi còn cho học sinh so sánh âm mới học với âm đã học để học sinh phân biệt, từ đó nhớ lâu hơn

Đến phần tìm tiếng mới tôi nêu: “Thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để có tiếng mới.” Học sinh nối tiếp đọc các tiếng các em thay, tôi viết lên bảng ở việc 1 Học sinh nối tiếp nêu, tôi ghi lên bảng (ba, ca, cha, da, đa,…) Chỉ cho học sinh đọc các tiếng vừa ghi lên bảng (cá nhân, nhóm, lớp)

Trang 5

- Trước khi thêm thanh để có tiếng mới, trên bảng con học sinh có các tiếng không giống nhau Em thì tiếng /ba/, em thì /ca/, em thì /da/,…Mục đích của tôi muốn học sinh cùng đưa chung một tiếng thanh ngang, tôi phải nêu thêm: “Đưa trở lại tiếng /ha/ vào mô hình” Nêu tiếp: “Thêm thanh để có tiếng mới” Các em đọc nối tiếp tiếng các em có, tôi viết lên bảng ở việc 1 (ha, hà, há, hả, hã, hạ) Chỉ vào các tiếng vừa viết cho học sinh đọc trơn, đọc kết hợp vỗ tay (cá nhân, nhóm, lớp) Tôi có thể nêu: “Thay nguyên âm /a/ bằng các nguyên âm đã học để có tiếng mới.” Học sinh nối tiếp đọc các tiếng các em thay, tôi viết lên bảng ở việc 1

Việc 3: Tôi yêu cầu học sinh đọc trơn bài ở việc 1 theo thứ tự và không theo

thứ tự Đọc sách Tiếng việt 1- Công nghệ giáo dục tôi thực hiện các thao tác sau:

Thao tác 1: Trò tự đọc: đọc nhỏ, đọc bằng mắt

Thao tác 2: Đọc theo mẫu của thầy- đọc trơn

Thao tác 3: Đọc cá nhân để kiểm tra

Thao tác 4: Đọc theo tổ để củng cố

Khi chỉ vào các tiếng mới cho học sinh đọc ở bảng việc 1 (kể cả đọc tiếng khó ở việc 3) tuyệt đối giáo viên không đọc mẫu Những tiếng nào học sinh không đọc được thì che dấu thanh để học sinh đọc tiếng thanh ngang Nếu tiếng thanh ngang đó học sinh không đọc được, giúp học sinh nhận ra âm đầu, vần của tiếng đó

để đọc được tiếng có thanh ngang rồi sau đó đọc tiếng có dấu thanh Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sự tiến bộ của các em thông qua các bài đọc ở các môn từ đó củng cố thêm kiến thức cho học sinh Khi học sinh đã nắm chắc tất cả các âm đã học và ghi nhớ các chữ in thường thì việc đọc bài của học sinh ở sách giáo khoa dễ dàng Tôi luôn hiểu rõ là dạy cho học sinh

âm nào chắc âm đó Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố: giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội Với quan điểm dạy ngữ âm nên chương trình không đặt nặng về nghĩa mà tập trung vào cấu tạo ngữ âm của tiếng Nói như thế không có nghĩa là bỏ qua nghĩa, chương trình trước hết giúp học sinh nắm được Tiếng Việt trong mối quan hệ ngữ âm của nó Tiếng là vật thật, chữ chỉ là vật thay thế Cái mà học sinh lớp Một muốn nắm và cần phải nắm trước hết là “vật thật” Khi nắm được “vật thật” một cách chắc chắn rồi thì các

em mới có thể sử dụng nó trong học tập và giao tiếp Khi đó nghĩa sẽ được các em nắm bằng nhiều con đường mà không cần giáo viên phải tốn nhiều thời gian và công sức Chính vì tuân thủ quan điểm này mà chương trình đảm bảo dạy học sinh lớp Một nắm chắc về nguyên âm, phụ âm, biết chắc chắn một vần, một tiếng cụ thể

có thể ghép với bao nhiêu thanh

Khi dạy âm, xong phần giới thiệu chữ in thường tôi dùng chữ in thường đó gắn ngay một góc bảng Mỗi ngày, trên tấm bìa được gắn thêm một chữ ghi âm mới Cứ như vậy, vào 15 phút đầu giờ, bạn lớp trưởng sẽ cho cả lớp ôn luyện đọc

Trang 6

các âm đã gắn lên bảng Với cách đó giúp học sinh ghi nhớ mặt chữ và đọc tốt hơn.

Ở phần học âm, bài nào cũng vậy tôi đều luyện tập rất kỹ bước tìm tiếng mới (thay

âm và thêm thanh để tìm tiếng mới) Mục đích của bước tìm tiếng mới là học sinh

có thêm vốn tiếng có chứa âm vừa học Qua đó giúp học sinh đọc tốt hơn ở việc 3 Đối với bài dạy là phụ âm, bước tìm tiếng mới là thay âm chính bằng các nguyên

âm đã học để có tiếng mới Đối với bài dạy là nguyên âm, bước tìm tiếng mới là

thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để có tiếng mới.

Việc 4: Tôi đọc chữ nào học sinh phân tích rồi mới viết, viết xong chữ nào

đọc trơn chữ đó, đọc chữ mình viết ra sẽ giúp học sinh một lần nữa khắc sâu và đọc rất tốt

Học sinh nào chậm hay còn quên, tôi hướng dẫn đọc các tiếng theo cơ chế tách đôi:

* Tạm thời “bỏ” thanh ra (che đi) đọc trơn tiếng thanh ngang

* Trả lại thanh – đọc tiếng có thanh (nhìn chữ thanh ngang rồi “lắp” thanh vào) Đọc cả 4 mức độ: To – nhỏ - nhẩm - thầm (đọc thầm, đọc bằng mắt) vì đọc cả 4 mức độ là giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ nên tôi cần huấn luyện ngay từ đầu và làm quyết liệt Mỗi khi học sinh đọc phân tích tôi quan sát việc học của học sinh, giúp học sinh nhận biết từng phần của tiếng có thanh ngang và tiếng có thêm thanh Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làm quen với các kiểu chữ hoa như chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh nhận biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng Để giúp học sinh học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen: nhận diện, phân tích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em đọc vững

* Ví dụ: Học vần /ay/, /ây/:

Việc 1:

- Cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần /ay/: vần /ay/ gồm 2 âm: âm /a/ và

âm /y/ Vị trí âm trong vần: âm /a/ đứng trước, âm /y/ đứng sau

- Đánh vần vần /ay/ :

- Hướng dẫn học sinh: âm /a/ đứng trước, ta đọc /a/ trước, âm /y/ đứng sau ta đọc /y/ sau : /ay/ - /a/ - /y/ - /ay/ (đọc có vỗ tay)

- Đọc trơn vần: /ay/

- Tương tự với vần /ây/

Với cách dạy phân tích, nhận diện như thế, nếu được áp dụng thường xuyên cho mỗi tiết học vần chúng ta sẽ tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận diện dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo giúp các em học phần vần đạt hiệu quả tốt Hàng ngày tôi luôn đưa ra cho học sinh so sánh vần đã học với vần hôm nay học để học sinh so sánh Dạy vần /ay/ cho học sinh so sánh với vần /ai/, từ đây học sinh tìm ra giống nhau âm nào, khác nhau âm nào? Rồi so sánh cả

Trang 7

hai vần trong bài học: /ay/, /ây/ Từ đây giúp các em có kỹ năng so sánh đối chiếu

và khắc sâu các vần

Việc 3:

Tôi chọn viết những từ khó, hay nhầm lẫn lên bảng lớp để học sinh đọc Tôi đọc mẫu, học sinh đọc theo cả 4 mức độ (to, nhỏ, nhẩm, thầm) Đọc cá nhân, tổ, đồng thanh Nếu cá nhân nào đọc không được tôi hướng dẫn đọc theo cơ chế tách đôi

Đọc bài trong sách giáo khoa tôi thực hiện theo quy trình sau:

+ Học sinh đọc thầm cả trang một lượt

+ Giáo viên đọc mẫu cả trang một lượt (phát âm thật chuẩn, to, rõ ràng) từ trên xuống dưới, từ trái sang phải

+ Gọi học sinh đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh (khi đọc cá nhân các học sinh khác chỉ tay theo dõi bài bạn đọc Giáo viên có thể gọi bất kì học sinh khác đọc nối tiếp để kiểm soát sự chú ý của học sinh.)

+ Giáo viên nghe, uốn nắn, sửa chữa học sinh kịp thời

Trong các bài dạy vần, sách giáo khoa Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục có kèm theo các từ khóa, từ ứng dụng và các câu thơ, câu văn ngắn để học sinh luyện đọc Muốn cho học sinh đọc được các từ và câu ứng dụng trong bài giáo viên cho học sinh nắm chắc các vần, sau đó cho các em ghép chữ cái đầu với vần vừa học để đọc tiếng, đọc từ của bài Và áp dụng xuyên suốt quy trình đọc và cách hướng dẫn học sinh đọc tôi nghĩ học sinh sẽ đọc rất tốt

Việc 4: Tôi áp dụng như ở phần dạy âm.

3/ Giúp học sinh nhận xét, điều chỉnh lẫn nhau.

Trong môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục trọng tâm là

“thầy thiết kế - trò thi công” Trong quá trình rèn kỹ năng đọc cho học sinh, giáo viên luôn đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh Giáo viên cần chú trọng việc rèn cho các em có kỹ năng nghe – nhận xét – sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình Các em sử dụng các kỹ năng ấy thường xuyên trong các tiết học trở thành một thói quen, tạo nề nếp học tập tốt Qua quá trình nghe để nhận xét, sửa sai giúp bạn, sẽ giúp học sinh

tự điều chỉnh, sửa sai cho mình Đồng thời còn rèn luyện cho các

em tác phong mạnh dạn, tự tin trong góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành nhân cách

Ví dụ: Em có nhận xét gì về cách đọc của bạn?

- Bạn đọc to, rõ nhưng chưa ngừng nghỉ đúng chỗ

- Bạn đọc trôi chảy nhưng bạn đọc chưa phân biệt rõ âm /ch/, /tr/

Trang 8

4/ Giúp học sinh kiên trì trong giờ luyện đọc.

Trong giờ luyện đọc cho học sinh, khi các em đọc chưa đúng, phải điều chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu cầu, các em sẽ dễ chán nản, không muốn luyện tập Khi ấy, giáo viên cần kiên trì hướng dẫn, làm mẫu, yêu cầu học sinh đọc nhiều lần, thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen “Em đã đọc tốt hơn rồi, em cố gắng thêm tí nữa nhé!”, “Em đã đọc được rồi đấy, em cố gắng lên nhé!”…được động viên như vậy, học sinh sẽ không nản lòng vì nghĩ rằng mình sẽ làm được, sắp làm được, bạn làm được thì mình cũng sẽ làm được…từ đó học sinh sẽ quyết tâm hơn Trong số những học sinh phát âm sai, có một phần nhỏ học sinh do lười biếng, không muốn rèn luyện mình nên chỉ phát âm một cách nhanh chóng, đại khái cho xong, dần dần thành quen nên phát âm không chuẩn xác Với những đối tượng này, giáo viên phải thật nghiêm khắc, khen – động viên đúng mực để các em thấy rằng mình có khả năng học tập rất tốt, mình cần phải thể hiện hết khả năng của mình

5/ Rèn luyện đọc cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc

Để giúp học sinh đọc tốt, tôi không chỉ hướng dẫn, sửa sai cho các em trong giờ học môn Tiếng Việt mà còn luôn theo dõi, uốn nắn cho các em cả trong các tiết học khác, trong giờ chơi, trong hoạt động tập thể… Bởi vì những lúc vui chơi là lúc các em

sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất Người giáo viên cần chú ý quan sát để phát hiện những lỗi khi nói của các em và kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học sinh thói quen đọc tốt dù ở bất cứ nơi đâu

6/ Tác động giáo dục.

Để đáp ứng mục tiêu và phù hợp với yêu cầu học Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục Từ đầu năm, trong cuộc họp phụ huynh học sinh, tôi đã đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ cho môn học Hướng dẫn với phụ huynh thống nhất đọc một số âm mới như /c/, /k/, /q/ đọc là

“cờ”, cách đọc nguyên âm đôi /ia/, /ua/, /ưa/, cách đánh vần mới để tạo điều kiện cho phụ huynh rèn luyện đọc cho các em khi ở nhà

7/ Tuyên dương, khuyến khích học sinh.

Khi các em có tiến bộ, dù nhỏ nhất tôi cũng dùng những lời động viện để khuyến khích các em (Ví dụ: “Em đã đọc tốt hơn hôm qua rồi, cố lên em nhé!”,

Trang 9

“Em đã có tiến bộ nhiều hơn rồi, cô khen em!” ) Không chỉ khen những em đã đọc tốt hơn mà tôi còn khen cả những em đã giúp bạn đọc đúng, để từ đó các em có động lực giúp bạn hơn, hứng thú với công việc đó hơn

PHẦN IV: KẾT QUẢ

Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những biện pháp về việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh học Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục ở lớp đang dạy Kết quả bước đầu từ thực nghiệm thực tế đến nay được kết quả như sau:

Giai

Đọc trôi chảy to, rõ Đọc chậm, không sai lỗi Đọc chậm , còn sai lỗi

100% các em đã đọc được hết bài Tuy nhiên vẫn có em đọc nhỏ, đọc chậm

và có em còn sai lỗi, nhưng nhiều em đã có sự tiến bộ trong cách đọc cũng như số lượng mắc lỗi trong bài đọc của các em đã giảm

Từ kết quả đạt được, tôi thấy khả năng đọc của các em được nâng lên, học sinh hứng thú học tập, tạo không khí thoải mái khi học, học mà chơi, chơi mà học

Bằng sự nhiệt tình trong công tác nghiên cứu giảng dạy, tôi đã vận dụng sáng tạo những phương pháp đã học để hướng dẫn kèm cặp đối tượng học sinh lớp Một

để giúp các em đọc tốt, đọc chuẩn, đọc không sai lỗi

Tuy rằng các em đọc còn sai lỗi nhưng những biện pháp mà tôi đưa ra đã giúp em đọc tốt hơn phần nào, nhìn nhận ra lỗi đọc của mình để có biện pháp sửa chữa hợp lý

PHẦN V KẾT LUẬN 1/ Tóm lược giải pháp:

- Để giúp học sinh đọc bài một cách chắc chắn, giáo viên cần dành thời gian

để luyện đọc củng cố và nâng cao

- Trong phần học sinh luyện đọc cá nhân – giáo viên cần chú ý tới các em đọc chậm để giúp đỡ các em đó đọc – giáo viên cần động viên khích lệ kịp thời

- Trong quá trình học sinh đọc giáo viên quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa sai kịp thời cho các em

- Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, phải đưa ra các tình huống có thể xảy

ra khi hướng dẫn học sinh đọc cho đúng, cho hay Muốn vậy giáo viên phải nắm

Trang 10

thật chắc thiết kế, phải thật sự quan tâm đến tất cả học sinh trong mỗi giờ lên lớp và dạy rất kĩ ở việc 1 Vì đó là cơ sở cho việc rèn đọc cho học sinh tốt hơn ở việc 3 Trong giờ học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh nắm thật chắc kiến thức ngữ âm

- Giáo viên chú trọng rèn kỹ năng phát âm đúng, đọc đúng, viết đúng ngay từ đầu Đó chính là điều cốt lõi làm nên sự thành công của việc dạy và học Tiếng Việt

1 – Công nghệ giáo dục

- Giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu cho mỗi bài giảng, có kế hoạch và phương pháp giảng dạy theo từng đối tượng học sinh Sử dụng phương pháp dạy học thích hợp, tạo ra những giờ dạy gây hứng thú học tập cho học sinh và đạt kết quả học tập cao

- Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy

- Mở đầu tiết học cần giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây hứng thú học tập cho học sinh nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài

- Khi đọc mẫu giáo viên cần phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi các em bắt chước rất tốt tránh để tiếng địa phương làm ảnh hưởng đến các em

2/ Phạm vi áp dụng:

Tôi đã thường xuyên áp dụng phương pháp trên khi giảng dạy Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục cho học sinh lớp mình năm học 2017 - 2018, đặc biệt quan tâm nhiều đến các em đọc chậm, ngại đọc để giúp các em có niềm tin, từ đó đọc thông thạo, trôi chảy Những biện pháp tôi đã thực hiện ở trên có thể áp dụng rộng rãi trong việc dạy học Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục cho các giáo viên của trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh và các trường trong huyện

Ngày đăng: 11/12/2018, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w