1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS

29 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 329 KB

Nội dung

Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Việc nghiên cứu đề tài giúp học sinh thấy được tầm quan trọng, những ảnhhưởng của thành ngữ và tục ngữ trong đời sống người Việt.. Trong quá trình sử dụng

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

I.1 Lý do chọn đề tài:

Văn học dân gian là một kho tàng tri thức, kinh nghiệm của dân gian được sángtạo và chắt lọc qua một quá trình lâu dài Nó không chỉ mang giá trị văn học màcòn mang giá trị thực tiễn cho cộng đồng Có những sự vật, hiện tượng người takhông thể giải thích bằng những từ ngữ miêu tả đơn thuần mà cần phải sử dụngđến thành ngữ, tục ngữ Thành ngữ, tục ngữ mang tính khái quát và biểu trưng cao.Chính vì thế, nó cô đọng, súc tích và diễn đạt trọn vẹn nội dung cần nói đến Trảiqua từng thời kì lịch sử, thành ngữ và tục ngữ được sử dụng một cách thườngxuyên và tự nhiên Như vậy, rõ ràng chúng trở thành một phần không thể thiếutrong đời sống người Việt Trong chương trình của bậc học cơ sở, thành ngữ và tụcngữ cũng là một vấn đề được đưa ra giảng dạy Tuy nhiên, trên thực tế có không íthọc sinh vẫn đang còn tình trạng xác định chưa chính xác thành ngữ và tục ngữ dẫnđến tình trạng hiểu sai và dùng sai Chính vì vậy, chúng tôi quyết định đưa ra sáng

kiến kinh nghiệm “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn

THCS” giúp học sinh khắc phục khuyết điểm của mình.

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Việc nghiên cứu đề tài giúp học sinh thấy được tầm quan trọng, những ảnhhưởng của thành ngữ và tục ngữ trong đời sống người Việt

Đề tài sẽ là cơ sở cho các công trình nghiên cứu khác nhau có liên quan đếnthành ngữ và tục ngữ

Đề tài giúp học sinh xác định đúng và sử dụng thành ngữ và tục ngữ đúng bốicảnh và đúng mục đích diễn đạt

I.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài “Phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong chương trình ngữ văn THCS” Là hệthống thành ngữ và tục ngữ Việt Nam được nhìn nhận dưới góc độ vai trò và ýnghĩa

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Học sinh khối 7 trường THCS Nguyễn Trãi – huyện Krông Ana- Tỉnh ĐăkLăk

trong các năm học 2012-2013; 2013-2014 và học sinh lớp 7A1, 7A4 năm học2014-2015

Vấn đề chỉ tập trung vào hệ thống thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, dựa vàomột số công

trình các nhà nghiên cứu trước đây Để giải quyết vấn đề, chúng tôi dựa trên côngtrình

“Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lân

I.5 Phương pháp nghiên cứu:

Trang 2

Từ mục đích, yêu cầu và đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã sử dụngcác phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê: nhằm tập hợp lại số liệu, thông tin liên quan đến nộidung nghiên cứu làm cơ sở phân tích, đánh giá

- Phương pháp phân tích: phân tích tài liệu, thông tin nhằm chỉ ra được cơ sở lýthuyết và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: nhằm thấy được sự giống và khác nhau giữa haivấn đề đưa ra

- Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở tham khảo các ý kiến, thống kê, phân tích,phương pháp này nhằm tổng hợp lại vấn đề, đưa ra những kết luận khái quát

Nhưng phương pháp chủ đạo mà chúng tôi sử dụng là phương pháp phân tích

II PHẦN NỘI DUNG

II.1 Cơ sở lý luận:

Thành ngữ, tục ngữ xuất hiện và được sử dụng như một phương tiện tất yếutrong đời sống con người Việt Nam Tính phổ biến của hai loại đơn vị này thể hiện

ở chỗ chúng được người dân sử dụng rất nhiều và sử dụng ở mức độ khá thànhthạo

Ngôn ngữ vừa là một bộ phận của văn hóa và đồng thời là sự phản ánh củamột nền văn hóa Trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, chúng ta không chỉ sử dụngcác từ, các câu nói bình thường mà còn sử dụng cả thành ngữ, tục ngữ Thành ngữ,tục ngữ vừa cô đọng, vừa sinh động và súc tích, giàu hình tượng nên thường được

sử dụng rộng rãi trong giao tiếp

Ngôn ngữ được ví như một con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành Trongtiến trình hình thành và phát triển của ngôn ngữ, sự diễn đạt tư tưởng mỗi ngày một

đa dạng Thành ngữ, tục ngữ góp phần làm nên cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Việt

Đó là một hệ thống phong phú và phức tạp Nếu trong lời nói của ta chỉ sử dụngnhững từ ngữ miêu tả đơn thuần thì phát ngôn ấy sẽ kém phần tinh tế, thậm chíkhông thuyết phục Vì lẽ đó mà việc sử dụng thành ngữ tục ngữ trong giao tiếphàng ngày cũng như trong nghệ thuật trở thành một nhu cầu tất yếu Song, sử dụngthành ngữ và tục ngữ như thế nào cho đúng, cho hay? Đó là cả một vấn đề cần bànluận

Dựa vào các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, tôi đã đưa ra một số câutục ngữ và thành ngữ rồi yêu cầu các em phân biệt Từ thực tiễn đó, tôi đã phát hiệnđược những hạn chế, những nguyên nhân dẫn đến các lỗi mà các em còn mắc phải

Để mang lại hiệu quả cao cho quá trình lình hội tri thức, tôi mạnh dạn đưa ra một

số kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy để giúp các em

Trang 3

học sinh khối 7 biết phân biệt giữa tục ngữ và thành ngữ trong giao tiếp cũng như trong các tác phẩm văn chương được tốt hơn

II.2 Thực trạng:

Trong những năm vừa qua bản thân tôi luôn được lãnh đạo nhà trường tin tưởng

và đã trực tiếp phân công cho tôi giảng dạy các khối lớp và bồi dưỡng học sinh giỏikhối 7 Đặc biệt trong năm học 2014-2015, tôi được nhà trường giao nhiệm vụ giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7 Chính vì vậy với kinh nghiệm tích lũy trong thời gian giảng dạy của mình, tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa có khả năng nhận diện, phân biệt tục ngữ và thành ngữ nên mạnh dạn chỉ ra một số biện pháp, sáng kiến giúp học sinh nắm vững hơn kiến thức cơ bản trên

a Những thuận lợi và khó khăn:

* Thuận lợi:

- Xã Eana là một xã có tiềm lực kinh tế khá cho nên chúng tôi đã nhận được sựquan tâm của các ban ngành lãnh đạo ở địa phương, cũng như sự nhiệt tình của phụhuynh học sinh nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền tải kiếnthức

- Bên cạnh đó, chúng tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ mọi mặt

về chuyên môn, cơ sở vật chất của BGH nhà trường cũng như toàn thể giáo viêntrong trường đặc biệt là các đồng nghiệp trong tổ Ngữ Văn trường THCS NguyễnTrãi

- Trong năm học này, tôi đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 7, tôi thấy

đa số học sinh có khả năng tiếp thu bài đồng đều, khả năng lĩnh hội tri thức tươngđương nhau, số học sinh chiếm tỉ lệ khá ở các môn chiếm tỉ lệ cao, học lực trungbình khá trở lên chiếm 50 % Đại đa số các em có tinh thần học tập, ham học hỏi,hăng say phát biểu ý kiến xây dựng bài, chuẩn bị bài tương đối đầy đủ khi lên lớp

- Hiện nay tài liệu tham khảo nhiều giúp ích rất nhiều trong công tác giảng dạycủa giáo

viên Các lớp học nâng cao trình độ tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học tập đểnâng cao trình độ nghiệp vụ theo kịp với xu thế đổi mới hiện nay

* Khó khăn:

- Về phía giáo viên : Trong giai đoạn hiện nay, mỗi trường đều có những phương

pháp dạy học riêng để đạt được hiệu quả trong công tác giảng dạy Tuy nhiên,chung quy lại thì vấn đề lớn nhất ở đây chính là phương pháp tiếp cận của giáo viênđối với học sinh còn rất hạn chế, còn quá cứng nhắc dẫn đến sự buồn chán trongviệc dạy và học tại các nhà trường

Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác nên trong quá trình giảng dạychưa đưa ra các biện pháp tối ưu để giúp học sinh phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Trang 4

Do sĩ số lớp còn đông nên rất khó cho giáo viên trong việc theo sát, kèm cặptừng học sinh trong một tiết dạy Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa thực sự tâmhuyết với nghề.

- Về phía học sinh: Số lượng học sinh dân tộc tiểu số tương đối nhiều dẫn đến

tình trạng bỏ học, lười học bài vẫn còn thường xuyên xảy ra Một số gia đình điềukiện kinh tế còn hạn hẹp, nhận thức có phần còn hạn chế Do vậy, các em chưa cóđiều kiện mua thêm tài liệu tham khảo nhằm phục vụ cho việc học bộ môn Ngữ vănđược tốt hơn

Một bộ phận học sinh trây lười trong quá trình tiếp thu bài, học bài, chưa thực

sự có hứng thú với môn học nên không chuẩn bị tốt cho giờ học môn Ngữ văn dẫnđến tình trạng nắm bắt không đầy đủ lượng kiến thức mà giáo viên đã truyền tải Hầu như tất cả các em chưa có thói quen tìm hiểu, quan sát, học hỏi cách vậndụng thành ngữ và tục ngữ trong đời sống của những người đi trước

Học sinh hiện nay có xu thế xem nhẹ các môn xã hội trong đó có môn Ngữ Văndẫn đến chất lượng học tập không cao

b Thành công và hạn chế khi vận dụng đề tài:

- Khi vận dụng đề tài này vào thực tế, đã giúp học sinh phần nào hình thànhđược các khái niệm về thành ngữ, tục ngữ, các đặc điểm riêng biệt từ đó có cơ sở

để phân biệt được thành ngữ và tục ngữ

Thông qua đề tài giúp học sinh vận dụng được thành ngữ, tục ngữ vào trong đờisống

tránh được tình trạng dùng lẫn lộn, không xác định được hoàn cảnh sử dụng hailoại tổ hợp

từ này trong giao tiếp cũng như trong học tập

Giúp học sinh thấy được cái hay cái đẹp của văn học dân gian Việt Nam, từ

đó có thái độ hăng say với môn học và thêm yêu văn học dân tộc

- Bên cạnh những thành công đã đạt được đề tài còn mắc phải một số hạn chếnhư:

Một số học sinh chưa có tinh thần học tập, khả năng tiếp thu chậm nên vẫn chưanắm vững khái niệm của từng loại tổ hợp dẫn đến chưa phân biệt được hai tổ hợp

sinh tiếp cận nên chưa mở rộng được vốn kiến thức cho học sinh

c Mặt mạnh, mặt yếu khi vận dụng đề tài:

Trang 5

Với những kinh nghiệm mà bản thân tôi đúc rút ra từ thực tiễn giảng dạy có những mặt mạnh sau đây:

+ Mặc dù công tác giảng dạy còn nhiều khó khăn, vì học sinh dân tộc tiểu số chiếm tỉ lệ cao nhưng khi vận dụng đề tài vào thực tế đã giúp học sinh tích cực, chủđộng trong việc xây dựng nâng cao chất lượng học tập

+ Học sinh hiểu bài và phân biệt được thành ngữ tục ngữ nên phần nào giúp học sinh yêu thích bộ môn hơn

- Tuy nhiên, đề tài vẫn tồn tại một số hạn chế như: Một số em không chịu soạn bài, không tìm hiểu thêm kiến thức nên dẫn đến tình trạng còn trây lười, khó tiếp thu kiến thức mới Từ đó, dẫn đến tình trạng một số học sinh còn chưa phân định rõràng đâu là tục ngữ và đâu là thành ngữ

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:

Có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến sự thành công cũng như hạn chế trong quá trình vận dụng đề tài vào thực tiễn của người giảng dạy Cụ thể là:

Bản thân luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, sựquan tâm chặt chẽ tổ chuyên môn cũng như các đồng nghiệp trong việc phối hợp đểgiáo dục và hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của mình

Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống mà giáo viên chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bản chưa đầy đủ

Vốn kiến thức của giáo viên còn hạn chế, thiếu sự mở rộng

Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như các biệnpháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh

+ Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh

+ Một số giáo viên còn lúng túng trong việc đưa ra những luận điểm, cách thứcphân biệt thành ngữ và tục ngữ nên dẫn đến tình trạng học sinh không khắc sâuđược kiến thức

+ Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến quá trình học tập của học sinh,chưa đôn đốc

các em việc học bài cũ trước khi đến lớp

+ Do học sinh chưa nắm vững các khái niệm về thành ngữ và tục ngữ dẫn đến tìnhtrạng

không phân biệt được rõ ràng đâu là thành ngữ và đâu là tục ngữ nên hiểu sai bảnchất nên dùng sai khi giao tiếp

+ Một số em học sinh không học bài, làm bài cũ nên dẫn đến tình trạng học trướcquên sau và khi có những tình huống giáo tiếp cụ thể hoặc bài tập xác định thànhngữ và tục ngữ sẽ không biết cách giải quyết

Trang 6

+ Đa số các em chưa trang bị thêm cho mình những tài liệu tham khảo (như từ điểnthành ngữ và tục ngữ Việt Nam) để làm tài liệu học tập.

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:

Sử dụng phân biệt thành ngữ và tục ngữ trong tiết dạy có vai trò quan trọnggiúp học sinh nắm vững, khắc sâu và hình thành kiến thức sâu sắc hơn tuy nhiênvới những khó khăn mà giáo viên đang gặp phải là những khó khăn cần và có thểgiải quyết được giúp ý tưởng có thể đi vào thực tiễn giảng dạy như:

- Trước hết, với việc đa dạng học sinh trong lớp dẫn đến sự khó khăn khi truyền tải kiến thức cho nên giáo viên cần có những câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt kiến

thức, nhất là đối với học sinh yếu Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thubài, phong cách nhận thức, sức khoẻ… so với những học sinh khác Có lẽ đây làvấn đề không chỉ của riêng ngành giáo dục mà hiện nay cả xã hội cũng đang quantâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này Để đưa nền giáo dục nước nhàphát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biếttìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp giảm dầnkhoảng cách về trình độ trong lớp học Vấn đề nêu trên là khó khăn với không ítgiáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trongbản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp chohọc sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức

- Thứ hai, với việc học sinh không học bài, làm bài trước khi đến lớp và không

khắc sâu được kiến thức đã học Học sinh có lẽ sẽ rất thuộc bài, sẽ nói làu làu

nhưng khi được hỏi đến những vấn đề liên quan thì không trả lời được Hoặc chỉcần quên một ý hay một câu trong bài là họ sẽ quên hết cả bài đó Cách ghi nhớ nàyhoàn toàn thụ động và quá lệ thuộc vào từng câu từng chữ của bài Tuy nhiên, với

đề tài này tôi muốn đề cập ở đây chính là một phương pháp học hiệu quả, với cáchphân biệt hai cụm tổ hợp từ này bắt buộc học sinh phải có sự hiểu sâu về vấn đềđược học đồng thời biết vận dụng nó một cách linh hoạt vào trong giao tiếp Họcphải biết ghi nhớ các điểm chính, các từ chủ điểm rồi từ đó suy ra những vấn đềnhỏ hơn và hiểu rằng mình đang học cái gì Cách ghi nhớ này giúp cho nhữngthông tin cần thiết được lưu lại trong não một cách hệ thống và được sử dụng cóhiệu quả trong những ngữ cảnh phù hợp

- Thứ ba, đối với phần lớn học sinh thì việc học môn Ngữ Văn là một điều gì đó

các em bị bắt buộc phải làm chứ các em không hề muốn Học Ngữ Văn lúc này đối

với học sinh là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho các em cảm thấy không

Trang 7

thoải mái khi học Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất mà mộtngười dạy lẫn người học môn Ngữ Văn phải đối mặt, bởi vì khi một người khôngthích học Ngữ Văn thì chắc chắn sẽ không thể học nó tốt được Chính vì vậy tráchnhiệm của người giáo viên dạy là phải tìm ra những phương pháp dạy học thíchhợp nhằm khơi gợi niềm đam mê của học sinh, để các em nhận ra rằng: Nếu muốntrở thành một người công dân tốt, có cảm xúc và biết yêu thương, thì cần phải quantâm đến bản thân chính quá trình học môn Ngữ Văn của mình.

- Thứ tư, học sinh không thích phát biểu trong giờ học Theo quan điểm của một

nhà giáo cho rằng: Không có trò dốt mà chỉ có trò chưa giỏi và nhiệm vụ là của người thầy Đối với những người thầy giỏi luôn biết cách tạo ra sự sôi nổi cho lớp

học, còn những thầy chưa giỏi và kiến thức chưa sâu thì dạy sẽ nhàm chán ngay.Giảng dạy giống như hoạt động nghệ thuật của một nghệ sĩ đòi hỏi người thầy phảitìm tòi và sáng tạo Đặc biệt với thời đại Internet, nghĩa là kiến thức toàn cầu chonên giáo viên đừng có nghĩ chỉ cần một số quyển sách là đáp ứng được giảng dạy.Người thầy cần phải luôn tìm hiểu cập nhật những kiến thức mới để tạo ra sự hứngthú đối với học sinh Chính vì vậy để một tiết học sôi nổi thì phương pháp và khảnăng xây dựng bài giảng của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, một môn họckhông làm các em hứng thú thì đương nhiên là các em sẽ không muốn phát biểu

II.3 Giải pháp, biện pháp:

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:

Thông qua sáng kiến này, chúng tôi cố gắng giúp học sinh phân biệt thành ngữ vàtục ngữ:

nắm vững cấu tạo, phân loại đặc điểm của từng loại để tránh tình trạng dùng sai,dùng không đúng văn cảnh Từ đó giúp học sinh vận dụng thành ngữ và tục ngữnhuần nhuyễn, thích hợp trong bài viết cũng như trong giao tiếp hàng ngày

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Trong cuốn “Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ” [8] do Hoàng Văn Hành chủ

biên, thành ngữ được định nghĩa như sau: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cốđịnh, bền vững về hình thái – cấu trúc; hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa; được sử

Trang 8

dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày” Ở đây, thành ngữ được định nghĩa trên

cơ sở đặc điểm về hình thái – cấu trúc, đặc trưng ngữ nghĩa và tính phổ biến trongđời sống

Ví dụ: “Chọc gậy bánh xe”

“Chọn mặt gửi vàng”

“Cá lớn nuốt cá bé” …

Trong “Từ vựng tiếng Việt”, Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Thành ngữ là

những đơn vị định danh, biểu thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, nhữngbiểu tượng cụ thể.” Ở định nghĩa này, Nguyễn Thiện Giáp đã dựa vào chức năng

và phương thức tạo nghĩa để nêu lên quan điểm của mình

Phân loại thành ngữ:

Có nhiều cách phân loại thành ngữ dựa vào những tiêu chí khác nhau như:nguồn gốc, kết cấu, ý nghĩa Ở đây, chúng ta có thể chia thành ngữ thành các tiểuloại sau:

a Thành ngữ so sánh:

Thành ngữ so sánh chiếm tỉ lệ đáng kể trong kho thành ngữ tiếng Việt Tỉ lệ nàytrong danh sách thành ngữ của Hoàng Văn Hành là 15,31% (494 thành ngữ so sánhtrong tổng số 3225 thành ngữ) Thành ngữ so sánh là một dạng thành ngữ được tạolập trên cơ sở phép so sánh

Thành ngữ so sánh gồm có các dạng chính với công thức như sau:

Trang 9

(Vui) như mở cờ trong bụng

 Dạng “như B”

Ở trường hợp này A không phải là bộ phận của thành ngữ nhưng khi sử dụng,

A sẽ được nối với thành ngữ sao cho phù hợp với ngữ cảnh

Ví dụ: “Như diều gặp gió”

“Như vịt nghe sấm”

“Như mẹ chồng với nàng dâu” …

Trên thực tế, không phải bất cứ kết cấu nào có dạng “A như B” cũng được coi làthành ngữ Sự so sánh nào đó có phải là thành ngữ hay không còn tuỳ thuộc vàonhiều nguyên nhân như: đặc điểm tâm lí, truyền thống văn hoá, thực tế xã hội… Cấu trúc so sánh thông thường rất đa dạng Trong khi đó, thành ngữ so sánh ítbiến dạng hơn vì thành ngữ so sánh là cụm từ cố định Chúng phải bền vững vàchặt chẽ về mặt cấu trúc và ý nghĩa

b Thành ngữ ẩn dụ:

Là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, hiện tượng bằngcụm từ nhưng biểu hiện một ẩn ý

Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh nhưng đây là so sánh ngầm, từ so sánhkhông hề hiện diện Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh nghĩađích thực của chúng mà từ ý nghĩa hiện diện trên câu chữ, người ta rút ra ý nghĩađích thực của thành ngữ

Căn cứ vào nội dung và cấu trúc của thành ngữ ẩn dụ, ta có thể phân loại thànhngữ ẩn dụ gồm thành ngữ ẩn dụ đơn và thành ngữ ẩn dụ kép

Đặc điểm của thành ngữ:

a Tính cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc:

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu các loại thành ngữ và khảo sát các công thức cấutrúc hình thái của các loại thành ngữ đó Đó là những công thức chặt chẽ, ổn định.Trong quá trình sử dụng, vị trí và số lượng của các yếu tố trong thành ngữ ít bịthay đổi

Ví dụ: “Ngựa quen đường cũ” là một thành ngữ có bốn âm tiết Qua thời gian

sử dụng, nó vẫn giữ nguyên số lượng các yếu tố và các yếu tố đó vẫn giữ nguyêntrật tự, không bị tráo hay thay đổi vị trí Vì vậy, không ai nói “Ngựa vẫn quenđường cũ” hay “Ngựa đường cũ quen”

Tính ổn định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ được hình thành

do thói quen sử dụng của người bản ngữ Vì thế, dạng ổn định của nó là dạngchuẩn, mang tính xã hội cao Tuy nhiên dạng chuẩn đó không phải là “cái chếtcứng” mà trong khi sử dụng, nó vẫn rất uyển chuyển Nói ổn định không có nghĩa

là bất biến Khi được vận dụng vào tác phẩm văn học với tư cách là một ngữ liệu,

Trang 10

thành ngữ có biến thể dưới nhiều hình thức khác nhau Điều đó phụ thuộc vào mụcđích cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả Vấn đề này sẽ được khảo sát và phântích sâu hơn ở chương 2.

b Tính hoàn chỉnh và hàm súc, bóng bẩy về nghĩa:

Tính cố định, bền vững của thành ngữ thuộc về đặc trưng cấu trúc Ở đây chúng

ta nói đến đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ

 Tính hoàn chỉnh về nghĩa:

Theo định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp thì “thành ngữ luôn biểu thị một kháiniệm nào đó” Nghĩa là mỗi thành ngữ sẽ tương đương với một từ về mặt hình thức

và một khái niệm về mặt nội dung Nó diễn đạt một thuộc tính, một trạng thái nào

đó của sự vật, hiện tượng

Ví dụ: Thành ngữ “Tham vàng bỏ ngãi” chỉ kẻ vì tham lợi mà không giữ trọn

tình nghĩa

Thành ngữ “Qua cầu rút ván” chỉ người vong ơn bạc nghĩa Thành ngữ

này tương đương với từ ghép “vô ơn” nhưng hàm súc và giàu hình tượng hơn  Tính hàm súc, bóng bẩy:

Nếu như tính hoàn chỉnh của thành ngữ chỉ cho ta thấy rằng thành ngữ tươngđương với một từ, thể hiện một khái niệm thì tính hàm súc của nó cần được ta làm

rõ và đi sâu hơn

Khác với các đơn vị từ vựng bình thường, thành ngữ là đơn vị định danh bậchai Nghĩa là nội dung của thành ngữ không hướng đến điều được nhắc đến trongnghĩa đen của từ ngữ tạo nên thành ngữ mà ngụ ý điều gì đó suy ra từ các từ ngữđó

Được xây dựng trên cơ sở các phương thức: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ nên thànhngữ có tính hình tượng hay bóng bẩy, hàm súc về nghĩa

Ví dụ: Thành ngữ “Nước chảy đá mòn” không phải chỉ miêu tả việc nước chảy

làm cho đá mòn mà có ngụ ý: kiên nhẫn thì dù gặp khó khăn đến đâu cũng đạtđược kết quả như mong muốn

Như vậy, sự hàm súc và bóng bẩy về nghĩa của thành ngữ là kết quả của haihình thái biểu trưng hoá: hình thái tỷ dụ (so sánh) và hình thái ẩn dụ (so sánhngầm)

b2 Tục ngữ:

Định nghĩa:

Tục ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ, hiện tượng của tư duy và hiện tượng vănhọc dân gian Nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội vànhân văn: Folklore học, văn học, ngôn ngữ học, dân tộc học, tâm lí học…

Trang 11

Về khái niệm tục ngữ, có khá nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu ngônngữ đưa ra.

Trong cuốn “Từ điển văn học”, Chu Xuân Diên đã định nghĩa tục ngữ như sau:

“Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình thức bền vững, đượcdùng trong lời nói hàng ngày, thường có nhiều nghĩa, hình thành bằng cách liêntưởng loại suy.”

Một định nghĩa khác trong giáo trình “Lịch sử văn học Việt Nam” (Tập 1): “Tục

ngữ là câu nói thường ngắn gọn có vần hoặc không có vần, có nhịp điệu hoặckhông có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã hội, rút ra mộtchân lí phổ biến, ghi lại một nhận xét về tâm lí, phong tục tập quán của nhân dân,tục ngữ do nhân dân sáng tác và được toàn thể xã hội công nhận.”

Những định nghĩa về tục ngữ càng về sau càng đầy đủ, nêu lên được những tínhchất vốn có của thể loại Điều đó cho thấy các nhà nghiên cứu đã khám phá ranhiều đặc trưng mang tính khu biệt, từ đó cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn vềtục ngữ

Phân loại tục ngữ:

Dựa vào những tiêu chí khác nhau như: nội dung, ngữ nghĩa, cấu trúc màngười ta phân chia tục ngữ thành nhiều loại khác nhau Nếu dựa vào nội dung, tụcngữ được chia thành:

+ Tục ngữ về giới tự nhiên, về quan hệ của con người với giới tự nhiên

+ Tục ngữ về con người, về đời sống vật chất

+ Tục ngữ về con người và đời sống xã hội

+ Tục ngữ về con người, về đời sống tinh thần, những quan niệm đa dạng về nhânsinh, vũ trụ

Nếu dựa vào ngữ nghĩa, ta có thể chia thành ngữ thành các loại sau:

 Những câu tục ngữ chỉ có một loại nghĩa

 Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen

 Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa bóng

 Những câu tục ngữ chỉ có nghĩa khái quát

 Những câu tục ngữ có nhiều loại nghĩa

 Những câu tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa khái quát

 Những câu tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng

 Những câu tục ngữ có nghĩa khái quát và nghĩa bóng

Ở đây, chúng ta sẽ dựa vào cấu trúc đề - thuyết để phân loại tục ngữ Cấutrúc đề - thuyết là cấu trúc cú pháp của câu, đơn vị cú pháp có chức năng cơ bản là truyềnđạt một thông báo, gắn liền với chức năng giao tiếp của ngôn ngữ Dựa vào cơ sở lýthuyết và đặc điểm thể loại, tục ngữ có thể được phân loại như sau:

Trang 12

a Những câu đơn:

Những câu tục ngữ có một đề và một thuyết, đề và thuyết cùng là vị ngữ,

có thể dùng “thì” hay “là” để xác định ranh giới giữa đề và thuyết

Ví dụ: Có công mài sắt (thì) có ngày nên kim

Một con ngựa đau (thì ) cả tàu bỏ cỏ

Không thầy (thì) đố mày làm nên

Có thể phân tích các câu ngữ trên như sau:

b Những câu ghép:

Gồm hai câu đơn sóng đôi cân xứng với nhau (đối nhau), mỗi câu đơn cómột đề và

một thuyết Trong mỗi câu có thể dùng “thì” hay “là” hai lần

Ví dụ: Ăn (thì) trông nồi, ngồi (thì) trông hướng

Đi (thì) đến nơi, về (thì) đến chốn

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

thìC

thìC

Có công mài sắt có ngày nên kim

thìC

Trang 13

Đặc điểm của tục ngữ:

a Cấu trúc câu tục ngữ:

Mỗi tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọnvẹn Về mặt cấu trúc, tục ngữ có hai nét đặc sắc, trong đó có hai đặc điểm nổibật sau:

 Tính chất chắc gọn của câu tục ngữ:

Câu tục ngữ bao giờ cũng rất ngắn gọn, câu ngắn nhất chỉ có ba âm tiết

Ví dụ: “May hơn khôn”

“Túng thì tính”

Ví dụ: “Gieo gió gặt bão”

“Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”

“Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa”

Như vậy ta thấy tục ngữ không chỉ ngắn gọn mà còn chặt chẽ Đó là lí do takhẳng định đặc điểm của tục ngữ là gọn chắc Mỗi tiếng, mỗi từ trong câu đều cóvai trò, ý nghĩa quan trọng và có quan hệ chặt chẽ với nhau Chẳng hạn với câu

“Gieo gió gặt bão”, câu chỉ có bốn âm tiết nhưng rõ ràng mỗi âm tiết đều giữ một

vai trò trong câu Nếu bỏ đi một từ nào đó thì ý nghĩa cũng như giá trị của câu tụcngữ sẽ không còn nguyên vẹn Từ “gieo” và “gặt” đều là những động từ với hàm ý

là những gì đã làm và hậu quả nhận được; tương tự từ “gió” và “bão” cũng có ýnghĩa như vậy

 Tính chất đối xứng của câu tục ngữ:

Hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tục ngữ là cấu trúc đối xứng Câu đốixứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu Ta thấy đó

là những câu có đặc điểm sau:

+ Cấu tạo thành những vế (thường là hai vế) đối ứng nhau, có quan hệ logicchặt chẽ với nhau

+ Giữa các vế có sự cân bằng (đôi khi chỉ là cân bằng tương đối) về số lượng

Trang 14

Muốn giải thích đúng nghĩa và ý của câu tục ngữ, trước hết cần nắm chắc cấutrúc đối xứng của nó

b Từ ngữ, nhịp và vần của câu tục ngữ:

Cấu trúc câu tục ngữ có tính chất bền vững, được xây dựng bởi ba loại vật liệuchính là: từ ngữ, nhịp và vần Những vật liệu này được kết hợp chặt chẽ, hài hoàvới nhau

để tạo ra sức biểu đạt, hình tượng của câu

 Từ ngữ của câu tục ngữ

Đặc điểm thứ nhất của từ ngữ trong tục ngữ là ở chỗ nó rất sắc sảo mà vẫnrất giản dị bởi nó là hình thức tinh luyện của khẩu ngữ dân gian Chẳng hạn như

câu tục ngữ “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” dù sử dụng những từ ngữ

rất quen thuộc, gần gũi, bình dân nhưng vẫn sắc sảo, ý nghĩa, chuyển tải đầy đủthông tin lẫn sắc thái tình cảm

Đặc điểm thứ hai của từ ngữ sử dụng trong tục ngữ là tính hình ảnh củanhững khái niệm, những ý tưởng trừu tượng Ở đây, biện pháp được sử dụngrộng rãi hơn cả là biện pháp so sánh

Ví dụ: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”

Ta thấy trong câu tục ngữ, khái niệm “họ hàng” được biểu đạt bằng hình ảnh

“giọt máu

đào”, khái niệm “người dưng” được biểu đạt bằng hình ảnh “nước lã” Đó lànhững hình ảnh ẩn dụ Vế (1) được so sánh với vế (2) bằng từ so sánh “hơn”.Trong cuộc sống, câu tục ngữ này trở thành một ẩn dụ hoặc tỷ dụ khi người sửdụng muốn nhấn mạnh, đề cao quan hệ huyết thống

 Nhịp của câu tục ngữ:

Câu tục ngữ có cấu trúc đối xứng nằm ở giữa hai vế (nếu ba vế thì có haitrục) Trường hợp câu tục ngữ dùng kiểu hô ứng (bao nhiêu…bấy nhiêu; nào…ấy), ta có thể hình dung nó có trục đối xứng xoay Dấu hiệu hình thức của đốixứng là liên từ, trợ từ Nhưng vì tục ngữ ít dùng loại từ này nên trục đối xứngthường ẩn trong nhịp và vần làm cho câu tục ngữ trở nên gọn, súc tích, mềm dẻo

và thêm tinh tế

Ví dụ: “Không thầy đố mày làm nên”

“Đói cho sạch, rách cho thơm”

“Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa”

Như vậy tính chất nhịp nhàng, có vần điệu của câu tục ngữ làm cho câu tụcngữ xuôi tai, thuận miệng, dễ nhớ, dễ truyền Đó là một công trình ngôn ngữtinh xảo khó có thể thay đổi, thêm bớt Ở tục ngữ, yếu tố nhịp có nhiều tác

Ngày đăng: 28/12/2015, 22:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w