Nhiều học sinh có biểu hiện hư hỏng như: Trốn học, bỏ tiết, vô lễ với giáo viên, nói dối bố mẹ thường xuyên, hút thuốc lá, uống rượu...; thậm chí một số em đã rơi vào tình trạng nghiện t
Trang 1Tuy mang trên mình một sứ mệnh to lớn nhưng trong thực tế không ít học sinh, thanh thiếu niên đang dần bị “tha hóa” về đạo đức
Nhiều học sinh có biểu hiện hư hỏng như: Trốn học, bỏ tiết, vô lễ với giáo viên, nói dối bố mẹ thường xuyên, hút thuốc lá, uống rượu ; thậm chí một số em đã rơi vào tình trạng nghiện thuốc lá, dẫn đến trộm cắp tài sản của gia đình, làng xóm và có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội như việc đánh nhau có tổ chức, ma tuý, mại dâm… Làm cho luân thường đạo lý, nghĩa thầy trò, tình bè bạn bị mai một Tất cả các biểu hiện trên đang diễn
Trang 2mức độ và diễn biến sự việc ngày càng phức tạp khó lường Đây là tiếng còi báo động đến các bậc cha mẹ học sinh, là nỗi lo lắng trăn trở của đội ngũ nhà giáo, là nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội
Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố trong những ngày cuối năm 2012, so với 10 năm trở về trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần (trong khi bạo hành tại cộng đồng tăng bảy lần, bạo hành với trẻ tại gia đình tăng gấp ba lần) Bạo lực học đường hiện đang có xu hướng gia tăng, kể cả số lượng vụ việc lẫn tính chất nghiêm trọng Hiện tượng đánh bạn chỉ vì một vài xích mích nhỏ đang có xu hướng tăng nhanh Đáng sợ hơn, hành vi của các em thể hiện rõ tính côn đồ: thuê người đánh, đánh hội đồng, sỉ nhục…số lượng học sinh sinh viên tham gia vào các tệ nạn xã hội ngày một tăng, mức độ ngày càng nghiêm trọng
Trường THCS Lương Thế Vinh nói riêng và ngành giáo dục của huyện Krông Ana nói chung, trong những năm qua đã đạt được rất nhiều thành tích sáng ngời trong học tập
số lượng học sinh giỏi ngày một tăng, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kì thi HSG các cấp, tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp và trúng tuyển vào các trường chuyên ngày càng nhiều Trong những năm qua nhà trường đã có 03 cựu học sinh du học tại các nước Hà Lan, LB Nga và Mỹ Đây là thành tích đáng tự hào không chỉ riêng học sinh mà cả gia đình, thầy cô, bạn bè và kể cả ngành giáo dục của huyện nhà
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì vẫn còn nhiều học sinh có biểu hiện sa sút về đạo đức, có nhiều hành vi vi phạm nội quy trường lớp Đây là vấn đề nhức nhối khiến lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải bận tâm rất nhiều Vì vậy làm thế nào để ngăn chặn kịp thời tình trạng trên? Đây là nỗi trăn trở và là trách nhiệm không chỉ riêng ai
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, ngày 31 tháng 12 năm 2014 Phòng GD&ĐT Krông Ana đã ban hành công văn số: 1385/PGD&HĐNGLL về việc tăng cường công tác phòng, chống bạo lực học đường, an ninh trật tự trong trường học đến toàn thể các trường
Trang 3học trên địa bàn huyện Trong đó lãnh đạo Phòng GD đã đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp Chính vì vậy đây cũng là lí do giúp bản thân tôi thực hiện đề tài.
*Lí do chủ quan
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
Hiền dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Nếu nói gia đình là ngôi nhà nuôi lớn tâm hồn của mỗi con người thì trường học là môi trường giáo dục, đào tạo, truyền tải kiến thức, rèn luyện con người về Đức-Trí-Mỹ-Dũng Giáo dục đạo đức cho các em học sinh trong nhà trường là nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng và nhân dân đã giao phó cho nhà trường nói chung và thầy cô giáo nói riêng
Là một giáo viên ra trường hơn 10 năm, đã trực tiếp giảng dạy nhiều thế hệ học trò, đồng thời nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã gắn bó với những kỉ niệm vui buồn, những băn khoăn, trăn trở đối với những diễn biến phức tạp đang diễn ra hàng ngày Tình trạng học sinh vi phạm nội quy, tham gia vào những trò vô bổ ngày càng nhiều Điều dễ hiểu các em đang sống trong thời đại mới, thời đại của khoa học kĩ thuật,
có nhiều văn minh nên cũng có nhiều cám dỗ Chính vì vậy, bản thân đang trực tiếp chủ nhiệm lớp 9, là lứa tuổi có nhiểu chuyển biến phức tạp về tâm sinh lí Chỉ cần một sơ xuất, một hành động sai lầm sẽ ảnh hưởng đến cả một tương lai đang rộng mở trước mắt các em Xác định được điều đó tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm để cùng gia đình, thầy cô giáo rèn luyện, uốn nắn để có em có một kĩ năng sống lành mạnh, một môi trường học tập thân thiện, tích cực
I 2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
- Đánh giá thực trạng xâm nhập tệ nạn xã hội hiện nay của trường THCS Lương Thế Vinh nói riêng và các trường học trên địa bàn huyện nói chung
Trang 4- Tìm hiểu những nguyên nhân làm gia tăng tệ nạn xã hội trong trường học Từ đó xây dựng các biện pháp thiết thực nhằm hạn chế tình trạng trên.
- Đánh giá vai trò và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay
I 3 Đối tượng nghiên cứu
* Học sinh
- Học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Lương Thế Vinh (thường hay vi phạm nội quy nề nếp…)
*Giáo viên
- Các giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm đạo đức
I 4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS Lương Thế Vinh và học sinh trên địa bàn huyện Krông Ana
- Thời gian: Năm học 2013 - 2014 đến nay (2 năm)
I 5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thực tế
- Nghiên cứu tài liệu
- Trải nghiệm cuộc sống công việc đã làm
- Hỏi đáp, thống kê cập nhật thông tin…
II Phần nội dung
II 1 Cơ sở lí luận
Đã từ lâu, người ta đã xem “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, chính điều đó
mà trẻ em luôn là đối tượng được cả xã hội quan tâm Gia đình, nhà trường, xã hội luôn giành những ngôn từ đẹp nhất để gọi tên lớp trẻ: Những thiên thần, tuổi thần tiên, tuổi hồng…
Trang 5Thể hiện sự quan tâm đến “thế giới ngày mai”, năm 1990 Hội đồng Nhà nước Việt Nam
là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới đã phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (sau nước Ga Na) Và để có một “thế giới ngày mai” tươi đẹp, Luật “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” của Việt Nam đã chỉ rõ: “ Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, nhà nước, xã hội và công dân Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu” (QH 11)
Như vậy, việc quan tâm chăm sóc và giáo dục trẻ em được Đảng và nhà nước ta đặt lên hàng đầu Trước thực trạng trẻ em nói chung và độ tuổi vị thành viên nói riêng hư hỏng, sa sút về đạo đức đã và đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ khiến cho mọi người không khỏi bàng hoàng, sửng sốt thì việc tăng cường giáo dục đạo đức học sinh là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay
Chính vì vậy vai trò của ngành giáo dục trong việc giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em học sinh là rất cần thiết Chúng ta cần có những biện pháp tích cực nào để ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong trường học Có giải pháp nào hay nâng cao giá trị đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh khi ngồi trên ghế trường phổ thông ?
Trang 6- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nên cơ sở vật chất của nhà trường khá khang trang, trường lớp sạch đẹp, phục vụ tốt cho công tác dạy học.
- Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của ban lãnh đạo nhà trường và sự phối hợp tốt giữa giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh
- Đa phần giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đều là những đồng chí có thâm niên trong công tác, nhiệt tình, tâm huyết và có nhiều thành tích trong công tác chủ nhiệm
*Khó khăn
- Trường đóng trên địa bàn dân cư có tình hình an ninh trật tự tương đối phức tạp + Khu vực lò gạch chủ yếu dân cư sống lưu trú để làm công nhân, không định cư lâu dài tại địa phương nên tình hình an ninh trật tự chưa thật đảm bảo
+Thôn Quỳnh Tân 3 là địa bàn có số lượng thanh niên lang thang hư hỏng nhiều, thường lôi kéo, dụ dỗ học sinh tham gia vào các tệ nạn xã hội khi có điều kiện tiếp xúc
- Một số học sinh đua đòi, hư hỏng, không biết vâng lời bố mẹ và thầy cô
- Dân cư sinh sống tại địa phương chủ yếu làm nông nghiệp, công việc đồng áng nhiều, ít có thời gian quan tâm đến việc học hành của con cái
- Xuất phát từ cuộc sống khó khăn, nhiều gia đình phải đi làm ăn xa, không gần gũi với con cái thường xuyên Dẫn đến các em sống buông thả, thiếu sự quan tâm uốn nắn kịp thời từ phía gia đình
- Giáo viên chủ nhiệm còn phải tham gia nhiều hoạt động khác trong nhà trường nên thời gian đầu tư cho công tác chủ nhiệm còn nhiều hạn chế
b Thành công và hạn chế
*Thành công
Trang 7Có thể nói, những người làm công tác giáo dục thành công không phải đến trong ngày một ngày hai Sau một thời gian khá dài nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp thu và vận dụng những kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp vào thực tiển tôi nhận thấy:
- Bằng sự nhiệt tình, tận tụy, giáo viên chủ nhiệm lớp đã uốn nắn kịp thời những
học sinh có biểu hiện vi phạm nội quy, giảm sút về đạo đức Nhiều em học sinh đã có sự tiến bộ vượt bậc về mọi mặt
- Góp phần hạn chế những tệ nạn xã hội xâm nhập vào trong trường học như: gây
gổ đánh nhau, hút thuốc, nghiện game, dẫn đến bỏ giờ cúp tiết…
- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công tác chủ nhiệm, một số đồng chí đã nhiều năm được công nhận giáo viên chủ nhiệm giỏi
- Kĩ năng sống của các em có nhiều chuyển biến tích cực Nhiều em học sinh có kĩ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè khá tốt
- Chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt Góp phần xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực
- Đã ngăn chặn, xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm nội quy trường, lớp Nhưng tình trạng học sinh bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội như hút thuốc, nghiện game, đánh bài vẫn còn
Trang 8- Một số ít giáo viên chủ nhiệm chưa thật đầu tư cho công tác chủ nhiệm, đi thực tế gia đình học sinh còn ít, chưa có biện pháp tích cực để uốn nắn khi học sinh vi phạm.
c Mặt mạnh - mặt yếu
*Mặt mạnh
- Giúp học sinh có cơ hội kiểm điểm lại bản thân, biết nhận ra lỗi và có cơ hội sửa lỗi để trở thành con ngoan, trò giỏi
- Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện, xử lí những học sinh
có biểu hiện vi phạm để uốn nắn, dạy dỗ các em trở thành những công dân có ích cho xã hội
*Mặt yếu
- Giáo viên phải tốn nhiều thời gian vì đối tượng là những học sinh cá biệt Hơn nữa, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của cha mẹ học sinh, ban nề nếp và giáo viên bộ môn mới đem lại hiệu quả cao hơn
d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến việc nghiên cứu đề tài
- Trong quá trình giảng dạy, tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh Phải xử lí nhiều hành vi vi phạm nên giáo viên đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm ở các khối lớp có học sinh vi phạm
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo nhà trường và tổ bộ môn để giúp cho bản thân tôi hoàn thành nhiệm vụ
e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Khẳng định của PGS.TS Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý GD: “Giáo viên chủ nhiệm lớp là một nhà quản lý” Thật vậy! Ngày nay với vai trò là nhà quản lí giáo dục thì GVCN lớp là người lãnh đạo lớp học, người điều khiển lớp học, người làm công tác phát triển lớp học, người làm công tác tổ chức lớp học, người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh… Chính vì vậy vai trò của giáo viên
Trang 9chủ nhiệm lớp rất quan trọng Trong tình hình thực tế hiện nay, học sinh nhanh nhẹn hơn, hoạt bát hơn thế hệ cha anh trước đây Tuy nhiên các em cũng dễ dàng thích nghi với những thói hư tật xấu Giáo viên chủ nhiệm lớp đóng một phần không nhỏ trong việc uốn nắn, giáo dục các em Thế nhưng giáo viên chủ nhiệm ngoài công tác chủ nhiệm còn phải đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau với nhiều công việc khác nhau Áp lực gia đình, công việc khiến giáo viên không có nhiều thời gian để đầu tư nhiều cho công tác chủ nhiệm Chính vì vậy cần có nhiều hơn nữa các giải pháp tối ưu để đẩy lùi những tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào trong trường học hiện nay.
3 Giải pháp, biện pháp
a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Tìm hiểu nguyên nhân học sinh tham gia các tệ nạn xã hội
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể để tìm
ra biện pháp ngăn chặn và sử lí kịp thời những hành vi vi phạm nội quy trường lớp
- Công tác phối hợp chặc chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh nhằm hạn chế sự gia tăng tệ nạn trong trường học
b Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
* Nâng cao kĩ năng xử lí tình huống thực tiễn
Tục ngữ có câu “Trăm hay không bằng tay quen” Ta thấy người xưa đã muốn đề cao thực hành hơn lý thuyết Chính vì vậy để có biện pháp tốt nhất trong công tác giáo dục đạo đức học sinh thì theo tôi giáo viên chủ nhiệm cần phải biết hi sinh thời gian, phải tận tình chu đáo Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường hay gặp những tình huống khiến nhiều lúc giáo viên còn lúng túng, không biết nên giải quyết thế nào là hiệu quả Sau đây tôi xin nêu ra một số vấn đề khá phổ biến, không chỉ xảy ra ở trường chúng tôi
mà thiết nghĩ đây còn là hiện tượng khá phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay
Trang 10* Nghiện thuốc lá
Hẳn không ai xa lạ với hình ảnh thuốc lá, thuốc lá ở nơi công cộng, ở bưu điện, tại các quán cà phê Tuy nhiên ít ai lại nghĩ rằng trường học cũng là nơi mà thuốc lá dễ dàng xâm nhập Tình trạng học sinh hút thuốc lá ngày càng phổ biến Các em thường tụ tập ở một nơi nào đó kín đáo để hút trộm thuốc Làn khói thuốc đã len lỏi vào học đường Mặc
dù tác hại về sức khoẻ do hút thuốc lá và khói thuốc gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng tình trạng hút thuốc ở thanh thiếu niên hiện nay, đặc biệt là học sinh đang có chiều hướng gia tăng Các em rất dễ dàng mua thuốc lá ở bất cứ chỗ nào tại các thành thị, vùng nông thôn Vì hệ thống bán hàng và phân phối
sản phẩm, đặc biệt là việc bán lẻ ở các quán cà
phê, các tiệm và các tủ thuốc lá ở ven đường
ngày càng phổ biến Ngoài ra, pháp luật chỉ buộc
nhà sản xuất phải ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có
hại cho sức khoẻ” lên bao thuốc, chứ pháp luật
chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được
mua thuốc lá và người bán có trách nhiệm từ
chối việc bán thuốc cho đối tượng là học sinh
Chính vì thế, để mua được thuốc lá đối với các
em là không khó Ảnh minh họa (nguồn Internet
Tình trạng hút thuốc lá hiện nay khá phổ biến ở các trường học VD: Trường hợp
Em Võ Sơn Lâm là học sinh lớp 9A3 trường THCS Lương Thế Vinh Em là học sinh hỏng tốt nghiệp từ những năm trước đi học lại Em Lâm là đối tượng học sinh lười học, ham chơi và đua đòi cùng bạn bè nên nghiện thuốc lá từ những năm học trước Trong những giờ ra chơi em thường lén lút hút thuốc, có khi thì ngoài cổng trường hoặc sau nhà
vệ sinh Đây là một học sinh học yếu, lười học, chán học, đến trường chỉ để trốn tránh lao động Chúng ta nên nhẹ nhàng, ân cần, không nên hà khắc, phân biệt đối xử đối với em Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm, nhắc nhở, phân tích cho Lâm hiểu việc hút thuốc rất
Trang 11có hại cho sức khỏe và hao tốn tiền của, em còn bị phê bình, thậm chí còn bị nhà trường
kỉ luật nếu tái phạm nhiều lần Đề nghị Lâm cam kết sẽ không sử dụng thuốc lá nữa, nếu không vâng lời sẽ thông báo với nhà trường, đội cờ đỏ Hành động thân thiện của giáo viên tôi tin rằng sẽ có tác động tích cực đến em học sinh
Đối với nhà trường, đoàn thể, cần đưa nội dung tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá vào trường phổ thông và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh hút thuốc lá Trang bị cho học sinh các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc mọi người Vận động các em nói không với thuốc lá Thông báo cho gia đình học sinh để gia đình thường xuyên quan tâm, quản lý chặt trong sinh hoạt hàng ngày của con cái về thời gian và các mối quan hệ bạn bè
Hơn thế nữa, để hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá giáo viên cần có nhiều buổi sinh hoạt chủ điểm (thông qua các tiết sinh hoạt lớp), phát động học sinh viết bài tham luận hoặc vẽ tranh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hướng đến những hình ảnh
về lối sống khoẻ mạnh và tích cực thu hút các em tham gia
* Bạo lực học đường
Hằng ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn và
trái đất vẫn quay như quy luật của nó Và
trong nhịp thở hối hả của cuộc sống, có khi
nào, mỗi chúng ta ngoảnh lại nhìn hay sống
chậm lại để nghĩ về những điều đang diễn ra
xung quanh? Bạo lực học đường – Một tiếng
còi báo động giới trẻ hiện nay
Ảnh minh họa (nguồn Internet)