Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặtkhoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuậtđiểu khiển, tác động người khác của người lãnh đạo.Đồng
Trang 1Tiểu luận Tâm lý học quản lý
Trang 2I Đặt vấn đề
Trong thị trường đầy biến động hiện nay, các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏmuốn tồn tại và phát triển cần phải có những chiến lược kinh doanh đúng đắn Ngườiđứng đầu tổ chức, doanh nghiệp là người đóng vai trò quyết định sự thành bại củacông ty.Những nhà lãnh đạo, quản lý hiện nay phải là những người có cái nhìn thực tếhơn về giá trị của họ đổi với tổ chức mà họ quản lý Phong cách lãnh đạo hợp lý làphong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được nhu cầu khác nhau của ngườilao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân, tập thể lao động trong lĩnh vực hoạtđộng của mình Phong cách lãnh đạo là yếu tố quan trọng trong những yếu tố làm nên
sự thành công trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Một trong những yếu tố cần thiết ở một nhà lãnh đạo là phải có thái độ tích cựctrước mọi vấn đề, hoàn cảnh và con người.Chính nhờ vào thái độ tích cực, nhà lãnhđạo sẽ cuốn hút được nhân viên trước những ý tưởng của mình Để mô tả hành vi củacác nhà lãnh đạo, phòng nghiên cứu kinh doanh của trường Đại học Tổng hợp Ohio
đã tiến hành những nghiên cứu về quan hệ lãnh đạo nhằm phát hiện những khía cạnhkhác nhau của hành vị lãnh đạo Do quan niệm lãnh đạo là hành vi của cá nhân trongkhi định hướng những hoạt động của nhóm tới cho đạt được được mục đích cuốicùng, nhóm nghiên cứu đã thu hẹp sự mô tả hành vi lãnh đạo thông qua 2 kích thước:
Cấu trúc khởi xướng (hành vi bổn phận) và Sự ân cần (hành vi quan hệ) Ngoài ra còn
thu thập những số liệu về sự tự cảm nhận của người lãnh đạo về chính phong cáchlãnh đạo của mình Nghiên cứu hành vi lãnh đạo, nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng:Cấu trúc khởi xướng và sự ân cần là những khía cạnh tách biệt lệch thước và độc lậpvới nhau Hành vi của người lãnh đạo cần phải được mô tả hỗn hợp theo cả 2 kich
thước Bốn góc hình vuông được khai triển để thể hiện những kết hợp của Cấu trúc
khởi xướng và Sự ân cần.
Trang 3CẤU TRÚC: THẤP CẤU TRÚC: CAO
“Sự ân cần” và “Cấu trúc khởi xướng” tôi đã nắm bắt, thu thậpđược các phong cách
lãnh đạo của người quản lý đối với công nhân, nhân viên trong công ty Công tyCPXDGTBG là doanh nghiệp nhà nước ở địa phương chuyển đổi thành công ty cổphần, là đơn vị xây dựng cơ bản của ngành giao thông vận tải Tỉnh Bắc Giang với cácngành nghề kinh doanh là: xây dựng các công trình giao thông, công trình côngnghiệp-dân dụng và sản xuất vật liệu xây dựng Với công việc chủ yếu là xây dựng hệthống cơ sở hạ tầng, công trình dân dụng… nên cần một đội ngũ công nhân, nhân viênrất lớn Các nhân viên được chia thành các đội sản xuất, thi công các công trình màcông ty nhận thầu Qua cuộc khảo sát này, tôi tiến hành phỏng vấn sâu một số thànhviên trong công ty, đã thu thập được những chia sẻ, cảm nhận của họ về các phongcách lãnh đạo mà ban lãnh đạo đã và đang áp dụng đối với nhân viên của mình
C u trúc ân c n ấu trúc ân cần ần
(Quan tâm đ n con ngến con người) ười)i)
TH P -> CAOẤP -> CAO
THẤP -> CAO
Cấu trúc khởi xướng
(Quan tâm đến công việc)
Trang 4II Nội dung
Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, vấn đề quản lý, trong đó nổi bật
là phong cách lãnh đạo được bàn nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học.Khái niệm phong cách lãnh đạo được hiểu theo nhiều góc độ, được cọi là một nhân tốquan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệthuật lãnh đạo, quản lý con người Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặtkhoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuậtđiểu khiển, tác động người khác của người lãnh đạo.Đồng thời nó là cách thức làmviệc của nhà lãnh đạo, được quyết định bởi các đặc điểm, nhân cách, là kết quả củamối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện
Có rất nhiều định nghĩa về phong cách lãnh đạo Theo T.s Nguyễn Quang Uẩn:
“Phong cách lãnh đạo là tổng thể những nguyên tắc, phương pháp và cách thức thể hiện trong việc thực hiện các nhiệm vụ cấp quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý” Theo
E.A.Klimov: “Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt
động ở một con người cụ thể, được quyết định bởi các đặc điểm nhân cách cá nhân của chính cá nhân đó” V.I.Mikhep, V.G.Aphanaxep thì cho rằng: “Phong cách lãnh đạo là phương pháp làm việc, là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo” “Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện được thể hiện thông qua công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường” là cách định nghĩa của
Dominique Chalvin Tóm lại, phong cách lãnh đạo có thể hiểu một cách đơn giản đó
là những phương pháp, cách thức gây ảnh hưởng của họ đến hoạt động của cá nhânhay của nhóm nhằm đạt được mục đích chung trong những tình huống nhất định.Phong cách lãnh đạo là một trong những yếu tố tâm lý chủ quan quyết định sựthành công của người giám đốc trong một tổ chức.Cho nên, người giám đốc phải lựachọn sử dụng phong cách lãnh đạo phù hợp với từng tình huống hoàn cảnh cụ thể.Công ty CPXDGTBG là công ty chịu trách nhiệm về xây dựng, sản xuất hệ thống cơ
sở hạ tầng nên việc sản xuất do các đội trưởng các đội thi công trực tiếp chỉ đạo các
Trang 5công nhân của mình cho nên phong cách lãnh đạo mà các đội trưởng đối với công
nhân là rất đa dạng, khác nhau “Cấu trúc khởi xướng”hàm ý hành vi của người lao
động trong việc mở đường cho mối quan hệ giữa bản thân và các thành viên củanhóm làm việc và trong việc tìm cách thiết lập những thể thức đã tường minh của tổ
chức, những kênh giao tiếp và những phương pháp làm thủ tục còn “Sự ân cần” hàm
ý hành vi thể hiện quan hệ thân ái lòng tin và tôn trọng lẫn nhau và sự thân mật trongmối quan hệ giữa người lao động với các nhân viên của mình Tùy vào mức độ của
công việc và kinh nghiệm làm việc mà 2 chỉ sốSự ân cần và Cấu trúc khởi xướng mà
lãnh đạo công ty sử dụng phong cách lãnh đạo đối với nhân viên của mình
Chỉ số về thái độ của người lãnh đạo: “Cấu trúc khởi xướng cao, sự ân cần
thấp”là hành vi chỉ đạo nhiều, hành vị quan hệ ít Phong cách lãnh đạo mà các nhà
quản lý sử dụng trong trường hợp này là phong cách lãnh đạo độc đoán hay lãnh đạotrực tiếp đối với những người thiếu năng lực, không có thiện ý Các nhà quản lý lãnhđạo họ bằng cách ra lệnh, chỉ đạo cho nhân viên biết rõ công việc của mình cần làmgì? Làm ở đâu?Làm như thế nào? Đây là cách quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặctrưng bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một người quản lý, người lãnh đạo –quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tậpthể Phong cách lãnh đạo này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với các nhân viênchính xác những gì họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất
kỳ lời khuyên hướng dẫn nào Phong cách này phù hợp với các nhân viên còn hạn chế
về kinh nghiệm làm việc hoặc thiếu những kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc.Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi và hành động, kiểm soát nhữngkhâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ Hay trong tìnhhuống cụ thể, có thể dùng phong cách độc đoán đối với những nhân viên ưa chốngđối, không có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo
Qua cuộc trò chuyện ngắn với Bà: Dương Thị Minh Thư (30 tuổi)là nhân viên
Phòng tổ chức hành chính được đảm nhiệm công việc của trưởng phòng tổ chức hành
do Ông: Đỗ Văn Thư (60 tuổi) về hưu Khi được hỏi về phong cách lãnh đạo mà ông
Trang 6Đỗ Văn Thư sử dụng để lãnh đạo nhân viên dưới quyền, bà chia sẻ: “Là nhân viên mới được nhận chức vụ trưởng phòng, tôi rất bối rối vì không biết thực hiện công việc này như thế nào cho hiệu quả Ông Đỗ Văn Thư là người hướng dẫn, chỉ đạo cho tôi các công việc mà trưởng phòng phải làm, cần đi đến đâu để giải quyết các công việc…”.Đây chính là phong cách lãnh đạo mà ông Đỗ Văn Thư lãnh đạo trực
tiếp với bà Dương Thị Minh Thư, trực tiếp chỉ đạo từng công việc như đối với một
người mới vào nghề.Hay trong trường hợp của công nhân rải nhựa đường Nguyễn
Văn Công(21 tuổi) mới đi làm được 2 ngày anh cho biết: “Là công nhân thợ rải nhựa đường và mới đi làm được 2 ngày nên tôi không biết làm thế nào cho đúng, các anh trong đội sản xuất đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình, với mặt đường như vậy thì cần rải dày hay mỏng, làm sao rải cho đều tay một cách nhanh nhất” Tóm lại, đây là
phong cách thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tả những gì cần phải làm
và phải làm nó như thế nào? Khi đó, nhà quản lý là người chỉ huy thực hiện nhiệm vụ,làm đúng những gì được yêu cầu Phong cách quản lý này cũng thích hợp trongtrường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kỹ năng cầnthiết để hoàn thành công việc, Nhà quản lý theo phong cách này đưa ra các bước đi vàhành động, kiểm soát những khâu quan trọng để các nhân viên có thể dễ dàng hoànthành nhiệm vụ
“Cấu trúc khởi xướng cao, sự ân cần cao” là hành vị quan hệ và hành vi bổn
phận ở mức cao Với trường hợp này, nhà lãnh đạo phải giảng giải, giải thích rõ, làmsáng tỏ, thuyết phục, không chỉ đưa ra sự chỉ đạo mà còn mang lại cơ hội để đối thoại
và thấu hiểu nhằm giúp cá nhân hiểu những điều mong muốn của lãnh đạo Ngườilãnh đạo trực tiếp giải thích cho nhân viên về công việc này như thế nào?Khi nào giảiquyết?Giải quyết ở đâu?Những ai có thể giải quyết được công việc này?Nhà quản lýnói, nhân viên lắng nghe và phát biểu ý kiến của mình.Những nhà quản lý có phongcách này thường đưa ra các chỉ dẫn chi tiết, vì vậy nhân viên biết chính xác họ phảilàm gì? Cách giao tiếp của nhà quản lý là rõ ràng, ngắn gọn và súc tích Đồng thời,
Trang 7nhà lãnh đạo sẽ thiết lập mục tiêu ngắn hạn với nhân viên.Khi mục tiêu đã được xácđịnh rõ, nhà quản lý mong chờ nhân viên điều gì vì các mục tiêu và thời hạn thường làđộng lực thúc đẩy con người.Bên cạnh đó, nhà quản lý thường quyết định mọi côngviệc từ lớn đến nhỏ.Khi nảy sinh vấn đề cần giải quyết, nhà lãnh đạo đánh giá các sựlựa chọn, ra quyết định và trực tiếp hướng dẫn nhân viên những hoạt động họ cần phảithực hiện.
Qua buổi tiếp xúc với ba nhân viên, tôi được họ chia sẻ về cảm xúc của mình về
phong cách lãnh đạo của ban lãnh đạo trong công ty CPXDGTBG Anh Nguyễn Đức
Sạnh (23 tuổi) cho biết: “Hầu hết những công nhân lái máy như tôi là những người trẻ tuổi, công việc vất vả, lại đòi hỏi độ chính xác cao, mới vào nghề được 2 tháng Trong quá trình làm việc, tôi được các đội trưởng đội thi công hướng dẫn chỉ đạo cần phải làm những công việc gì, chẳng hạn như mặt đường này xử lý như thế nào? Đối với mặt đường cần phải lu như thế nào mới đúng tiêu chuẩn vừa đảm bảo chất lượng, vừa tiết kiệm được chi phí…”
Chị Nguyễn Thị Oanh (25 tuổi) nhân viên mới tốt nghiệp ra trường được bố trí làm việc tại phòng kế toán Chị cho biết: “Những ngày đầu làm việc tại công ty,
không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ vì những gì mình được học trên giảng đường đại học so với thực tế ở doanh nghiệp là khác rất nhiều Là một kế toán phải thu thập toàn bộ các giấy tờ, thủ quỹ, số dư lượng tiền…nên tôi còn rất lúng túng và có nhiều việc phát sinh không biết xử lý như thế nào? Cũng may là mọi việc tôi được bà Nguyễn Thị Hồng (kế toán trưởng) là người trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo từng công việc, được bà chỉ rõ công việc này cần làm như nào? Đối với các loại giấy tờ quan trọng thì giải quyết ra sao?”.
Khi được hỏi về phong cách lãnh đạo cùa ban lãnh đạo trong công ty, anh Phan
Minh Trường(32 tuổi)là nhân viên kỹ thuật cho biết: “Lãnh đạo công ty đã áp dụng phong cách lãnh đạo trực tiếp bằng cách đề ra mục tiêu cho nhân viên Ví dụ: Ban giám đốc gia hạn cho anh là trong vòng một tháng, anh phải hoàn thành xong bản vẽ công trình thi công trên đoạn đường liên xã Liên Chung – Tân Yên” Qua phỏng vấn
Trang 83 nhân viên cho ta thấy bằng những phong cách lãnh đạo trực tiếp, các nhà quản lýluôn phải ra lệnh, chỉ đạo, làm sáng tỏ, giải thích rõ cho nhân viên hiểu những côngviệc mà mình phải làm và họ cảm thấy vui khi nhân viên dưới quyền làm hài lòng vớinhân viên.
“Cấu trúc khởi xướng thấp, sự ân cần cao” là cần nhiều hành vi quan hệ hơn là
hành vi bổn phận chỉ đạo Trường hợp này, các nhà quản lý áp dụng phong cách lãnhđạo dựa trên sự trao đổi thảo luận (Phong cách lãnh đạo dân chủ), nhà quản lý sửdụng phong cách này đưa ra các ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tinphản hồi, những giả định về thách thức và các chương trình đào tạo khi cần thiết Họ
là người đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biết thành cuộctranh luận.Họ đóng vai trò như là một nhân tố đảm bảo cho các cuộc thảo luận điđúng hướng và tất cả mọi nhân vien đều có cơ hội góp ý kiến.Phong cách này áp dụngquy tắc 2 chiều tức là họ đi xung quanh bàn bạc và tạo cho mọi người cơ hội, đượcngười khác thảo luận về ý kiến của mình.Nhà quản lý sẽ dùng rất nhiều thời gian đểđặt câu hỏi và lắng nghe.Họ cùng hội thoại với nhân viên và chia sẻ ý kiến củamình.Đặt ra những câu hỏi đúng tập trung vào vấn đề thảo luận và vẽ ra những ýtưởng của mọi nhân viên là cách thưc giao tiếp phổ biến nhất của họ.Hơn nữa, biếtlắng nghe ý kiến của nhân viên để tìm ra giải pháp quản lý tối ưu là một trong nhữngyếu tố có thể giúp một người lãnh đạo công ty đạt hiệu quả trong kinh doanh Biếtlắng nghe là một nghệ thuật của nhà quản lý, bởi không chỉ nghe mà còn biết cáchđưa ra những câu hỏi không trùng lặp, biết kiềm chế, biết ghi nhận những thông tinquan trọng cũng như sử dụng kiến thức của mình như một vũ khi chiến lược Sau khithảo luận cặn kẽ, các mục tiêu sẽ được thiết lập, bằng cách tận dụng sự thảo luận củanhiều người để kết nối tài năng và kiến thức của từng nhân viên riêng lẻ.Đồng thờikhi ra quyết định các nhà quản lý thường đưa ra những câu hỏi mở.Đó là cách đặt câuhỏi trước khi ra quyết định của các nhà lãnh đạo thuộc phong cách này Quyết địnhchỉ được đưa ra sau khi có sự cộng tác và phối hợp cảu nhân viên, các nhà quản lý và
Trang 9nhân viên đều đóng vai trò chủ động, tích cực trong việc xác định vấn đề, đánh giá sựlựa chọn và ra quyết định.
Bên cạnh đó, nhà quản lý và nhân viên cùng kiểm soát quá trình thực hiện vàthảo luận xem cần phải tiến hành những hành động nào.Công việc sẽ đạt kết quả tốtnhất khi cả hai bên cởi mở và có những điều chỉnh khi cần thiết.Các nhà quản lý ghinhận những đóng góp của các nhân viên trong cuộc thảo luận, xây dựng ý tưởng cùng
với người khác và gợi mởi ra những ý tưởng mới Qua cuộc trao đổi với anh Nguyễn
Ngọc Lâm (30 tuổi) nhân viênphòng kế hoạch, chia sẻ về phong cách lãnh đạo của
trưởng phòng đối với các nhân viên dưới quyền , anh cho biết: “Là nhân viên phòng
kế hoạch kiêm kỹ sư cầu đường, nên anh thường dự các cuộc họp, trưởng phòng của anh khi chủ trì cuộc họp với các đội trưởng thi công, họ luôn dùng phong cách lãnh đạo dân chủ, dựa trên sự trao đổi, thảo luận xem công trình này có thể hoàn thành trong thời gian bao lâu, chi phí trang thiết bị , máy móc cần những gì Sau thời gian tranh luận, ban lãnh đạo ghi nhận những ý kiến cá nhân rồi đi đến thống nhất và ra quyết định sao cho hợp lý nhất”.Ông Phạm Văn Thức (49 tuổi) nhân viên kĩ thuật và
làm việc bên công đoàn cho biết: “Trong thời gian tôi làm việc, chứng kiến rất nhiều
vụ kỉ luật dành cho nhân viên vi phạm quy chế của công ty, buộc phải đưa ra hội đồng kỉ luật Cụ thể hơn là tôi đã được dự cuộc họp về việc kỷ luật công nhân Đỗ Huy Nam vi phạm trong những điều lệ của công ty, tự ý rời khỏi công trường để làm việc cá nhân mà không có lý do chính đáng Để giải quyết việc này, ban lãnh đạo đã dùng phong cách lãnh đạo dân chủ, lấy ý kiến của các thành viên trong hội đồng rồi thống nhất và ra quyết định kỷ luật” Tóm lại, phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao
đổi và thảo luận, khuyến khích nhân viên đưa ra các ý tưởng sáng tạo Phong cáchthảo luận thường có hiệu quả khi nhân viên là những người có chính kiến riêng và tựtin nói ra chính kiến của mình Nhà quản lý sẽ xác định những gì cần phải làm và làmnhư thế nào để tăng cường sự ràng buộc của nhân viên với những gì sẽ xảy ra
“Cấu trúc khởi xướng thấp, sự ân cần thấp” là hành vi quan hệ và hành vi bổn
phận ở mức độ thấp Trường hợp này, các nhà quản lý thường áp dụng phong cách
Trang 10lãnh đạo tự do, ủy thác, giao phó đối với những người có năng lực, có thiện ý Nhữngnhà quản lý sử dụng phong cách này thường giải thích hoặc có những cam kết về cáccông việc cần dược thực hiện và khi nào phải hoàn thành công việc đó Còn cách thứclàm việc thì toàn quyền do người nhân viên quyết định Kèm theo giao tiếp của lãnhđạo và nhân viên đối với những công việc cần thực hiện là một chiều hoặc hai chiềutrực tiếp để xem xét lại những gì đã được thực hiện và cách ngăn ngừa những cản trởtrong quá trình thực hiện
Cũng giống như cách thức giao tiếp, mục tiêu có thể được nhà quản lý thiết lậphoặc có thể đưa ra sau khi đã thảo luận với nhân viên Thất bại trong sự giao phó, ủythác công việc có thể do nhân viên không hiểu nhà quản lý mong muốn ở mình hoặckhông tự tin vào chính sự giao phó đó và khi quyết định thực hiện nhiệm vụ đượcchuyển cho nhân viên Người nhân viên có quyền chọn lựa những phong cách thíchhợp để đạt kết quả mong đợi.Nhà quản lý phải tránh tiếp tục duy trì sự giao phó khinhân viên không muốn tự ra quyết định mà tìm cách trả lịa quyền ra quyết định chonhà quản lý
Phong cách này nhà quản lý cần kiểm soát quá trình thực hiện và cung cấp thôngtin, nhà quản lý thuộc phong cách này thường quyết định cách thức kiểm soát côngviệc.Số lần kiểm soát phụ thuộc vào tính chất ưu tiên của mọi nhân viên và ngườithực hiện nó.Cung cấp thông tin phản hồi là trách nhiệm của nhân viên, việc giữ đểnhà quản lý không nổi giận và mất bình tĩnh, đặc biệt khi kế hoạch bị chệch hướng làđiều rất quan trọng.Nhà quản lý thường khen thưởng và ghi nhận những ai chứngminh được khả năng làm việc một cách độc lập
Qua buổi phỏng vấn bà Ngô Thị Ánh Tuyết (37 tuổi): Nhân viên y tế + văn thư khi được hỏi về phong cách lãnh đạo bà cho biết: “Ban lãnh đạo thường dùng nhiều
phong cách lãnh đạo như trực tiếp, dân chủ nhưng tôi được ban giám đốc áp dụng phong cách lãnh đạo tự do, ủy thác, giao phó Chẳng hạn như: Giám đốc ra lệnh cho tôi chuẩn bị toàn bộ các thiết bị văn phòng để phục vụ cho cuộc họp vào thứ 2 tới”.
Cũng tương tự bà Nguyễn Thị Như (38 tuổi) nhân viên phụ trách nhà hàng ăn của
Trang 11công ty cho biết: “Lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ cho tôi phụ trách toàn bộ bữa tiệc
để tiếp khách” Anh Nguyễn Hồng Phong ( 26 tuổi) cũng chia sẻ: “Giám đốc công
ty đã giao phó toàn quyền cho anh tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho các nhân viên trong công ty” ÔngPhạm Đông Giang (38 tuổi) là kỹ sư xây dựng cầu
đường cho biết: “Ban lãnh đạo đã dùng phong cách lãnh đạo tự do cho tôi hoàn
thành bản vẽ thiết kế công trình trong vòng 2 tuần”.Điều đó chứng tỏ, phong cách
lãnh đạo tự do rất thích hợp khi nhân viên là những người hiểu biết, có kỹ năng vàđộng lực để hoàn thành công việc Bởi vì, những nhân viên có kinh nghiệm sẽ khôngcần một nhà quản lý nói rằng họ phải làm gì Họ muốn tự do lựa chon cách thức thựchiện công việc Phong cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà quản lý có nhiều thờigian để dành cho việc thự hiện các nhiệm vụ khác như xây dựng các tiêu chuẩn, suynghĩ chiến lược và lên kế hoạch
Cuối cùng, tôi có vài phút trao đổi với giám đốc của công ty là Ông: Nghiêm
Xuân Tranh (42 tuổi), khi được hỏi về các phong cách lãnh đạo mà ông sử dụng trong
việc điều hành nhân viên, ông thằng thắn chia sẻ: “Nói đến phong cách lãnh đạo thì
có rất nhiều cách khác nhau, có thể liệt kê như độc đoán, dân chủ, tự do…những phong cách này tùy vào từng tình huống cụ thể mà tôi sử dụng nó Cụ thể như dùng phong cách độc đoán đối với các nhân viên mới, những người đang trong giai đoạn học việc hay giai đoạn bắt đầu hình thành tập thể hoặc có thể lãnh đạo theo tính khí Dùng phong cách dân chủ với những người có tinh thần hợp tác, có lối sống tập thể
và phong cách tự do với những người không thích giao thiệp hay đầu óc cá nhân chủ nghĩa…”.
Tóm lại, qua cuộc khảo sát tại Công ty CPXDGTBG, tôi đã phần nào hiểu đượccách thức vận hành của một tổ chức và đặc biệt là nhận thức được các phong cáchlãnh đạo mà ban lãnh đạo áp dụng đối với từng đối tượng nhân viên trong công ty
thông qua 2 chỉ số về thái độ của người lãnh đạo là Sự ân cần và Cấu trúc khởi xướng
làm nên phong cách lãnh đạo của nhà quản lý Hơn nữa, tôiđã tiếp thu được những
Trang 12kinh nghiệm và cách làm việc của doanh nghiệp phục vụ cho nghề nghiệp của mìnhsau này.
III Kết luận
Nhà lãnh đạo giỏi là người luôn biết nhìn và đánh giá nhân viên dưới nhữngthành công và kết quả họ đạt được, nhằm khẳng định và công nhận tài năng và sựquan trọng của nhân viên, từ đó họ nỗ lực làm việc để xứng đáng với sự kỳ vọng vàtin tưởng của mình Những đặc điểm bề ngoài của một người lãnh đạo chỉ có giá trịtương đối, ngược lại, thái độ của một người lại đóng vai trò rất quan trọng trongphong cách lãnh đạo của họ.Yếu tố trước tiên và cần thiết nhất thái độ một người làkết quả của ý thức về nhân bản của người đó Một người có ý thức nhân bản cao sẽ cóthái độ tốt, thái độ tốt sẽ có lối hành xử tốt, không chỉ với công tác mà còn đối vớingười trong tương quan đội ngũ Không chỉ trong công việc, thái độ tích cự sẽ làmcho mọi người gắn kết, hòa đồng với nhau hơn, tạo nên văn hóa công ty, giúp môitrường công ty luôn vui vẻ và thoải mái Từ đó, tạo nên phong cách lãnh đạo của cácnhà quản lý, mặc dù có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau, song không nhất thiếtmột nhà quản lý chỉ áp dụng một loại phong cách lãnh đạo nhất định trong quá trìnhđiều khiển và giám sát công việc Nó chỉ mang một ý nghĩa tương đối và được xácđịnh hoặc thay đổi tùy vào những hoàn cảnh cụ thể của từng nhà lãnh đạo
Trang 13BIÊN BẢN PHỎNG VẤN
Người thực hiện: Nguyễn Văn Thanh -Sinh viên năm thứ hai của Khoa khoa học
quản lý - Trường ĐHKHXH&NV đến khảo sát tại công ty CPXDGTBG, phỏng vấnsâu 10 người là nhân viên, 1 người quản lý của công ty về phong cách lãnh đạo của
các nhà quản lý thông qua 2 chỉ số hành vi của lãnh đạo là Sự ân cần và Cấu trúc
khởi xướng
Địa điểm khảo sát: Công ty cổ phần xây dựng giao thông Bắc Giang
Địa chỉ:171 Đường Xương Giang, Thành phố Bắc Giang
Điện thoại: +84 240 3857148
Fax: +84 240 3857 148