1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý học, vấn đề động cơ trong hoạt động tâm lý học, ý nghĩa đối với việc hình thành động cơ hoạt động quân sự cho quân nhân hiện nay

22 65 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Động cơ là một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp nhất của tâm lý học. Khi bàn về vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau không chỉ giữa các trường phái mà ngay cả trong cùng một trường phái tâm lý học. Sự đấu tranh diễn ra rất quyết liệt trên nhiều mặt như: quan niệm về động cơ, nguồn gốc và sự hình thành động cơ.... Tuy nhiên, hầu hết các nhà tâm lý học đều cho rằng, nghiên cứu hoạt động của con người không thể không nghiên cứu động cơ, động cơ là phạm trù không thể thiếu của tâm lý học.

Trang 1

CHO QUÂN NHÂN HIỆN NAY

============================================

Động cơ là một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp nhất củatâm lý học Khi bàn về vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậmchí trái ngược nhau không chỉ giữa các trường phái mà ngay cả trong cùngmột trường phái tâm lý học Sự đấu tranh diễn ra rất quyết liệt trên nhiều mặtnhư: quan niệm về động cơ, nguồn gốc và sự hình thành động cơ Tuynhiên, hầu hết các nhà tâm lý học đều cho rằng, nghiên cứu hoạt động của conngười không thể không nghiên cứu động cơ, động cơ là phạm trù không thểthiếu của tâm lý học Song do cách thức tiếp cận, lập trường và phươngpháp luận khác nhau nên các trường phái tâm lý học đều có sự lý giải khácnhau về động cơ Đến khi tâm lý học hoạt động ra đời, dựa trên cơ sở lýluận, phương pháp luận của triết học Mác và phương pháp tiếp cận hoạtđộng thì hiện tượng tâm lý phức tạp này mới từng bước được làm sáng tỏ.Nhưng đây là một vấn đề hết sức phức tạp cả về lý luận và thực tiễn nênhiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi và cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm

rõ Chính vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu những quan điểm khác nhau về động

cơ của các nhà tâm lý học nói chung, các nhà tâm lý học hoạt động nóiriêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là cơ sở khoa học để nhận thức và

đề xuất biện pháp phù hợp hình thành động cơ hoạt động quân sự đúng đắncho quân nhân trong giai đoạn hiện nay

1 Những quan điểm về động cơ trong tâm lý học phương Tây

Ý tưởng nghiên cứu động cơ hoạt động của con người đã tồn tại rấtlâu trong lịch sử tâm lý học Đối với các nhà tâm lý học phương Tây, họđặc biệt chú ý đến hiện tượng tâm lý thúc đẩy hành vi con người và đã cónhiều công trình nghiên cứu khác nhau về động cơ Có thể nêu lên một sốquan điểm tiêu biểu sau:

Trang 2

Trường phái Phân tâm học đứng đầu là S.Freud (1856 - 1939), ông đã

tuyệt đối hoá vai trò của bản năng, coi đó là động lực cơ bản của hành vi conngười Trong tác phẩm “Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục”, ông đã khẳngđịnh năng lượng “libido” là căn nguyên, cội nguồn của mọi hành vi conngười Freud đã xem xét con người nói chung và vấn đề động cơ nói riêngdưới góc độ sinh vật thuần tuý mà chưa chú ý đến bản chất xã hội của nó

A.Adler (1870 - 1937) đã đưa ra ý kiến thay yếu tố bản năng tình dụcbằng yếu tố quyền lực Theo ông, động lực cơ bản của hành vi con người là ýchí quyền lực, ý chí hùng mạnh

Một số nhà tâm lý học trong trường phái Phân tâm mới như R.Horney,E.Fromm đã bắt đầu chú ý đến sự ảnh hưởng của xã hội tới hành vi của conngười Tuy nhiên, trong cách giải thích của họ thì yếu tố bản năng vẫn cònbộc lộ vai trò chủ đạo đối với việc thúc đẩy hành vi con người

Trường phái tâm lý học hành vi mà đại diện là J.Watson (1878 - 1958)

cho rằng: phải lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu của mình Ông chủtrương đi tìm mô hình động cơ và những quy luật của nó trong việc nghiêncứu động vật và sử dụng những kết quả thu được để giải thích hành vi conngười, đưa đến lý do giải thích hành vi con người theo công thức S – R (kíchthích – phản ứng) Đồng thời, tính tích cực, tính chủ thể của con người sốngthực đã bị tước bỏ Điều này dẫn đến kết luận: không cần thiết phải nghiêncứu động cơ Có thể nói thuyết hành vi cổ điển chưa quan tâm đúng mức đếnvấn đề động cơ

Chủ nghĩa hành vi mới (E.Tolman, K.Hull, B.F.Skinner) muốn nghiêncứu khâu trung gian giữa S và R mà chủ nghĩa hành vi cổ điển bỏ qua Các tácgiả này cho rằng, yếu tố trung gian bao gồm ý định, chương trình, hình ảnh,tri thức, kỹ xảo Tuy nhiên, cái quy định động cơ vẫn là những kích thích vật

lý từ bên ngoài và những nhu cầu của cơ thể lúc tiếp nhận kích thích đó Chủnghĩa hành vi mới tuy chưa giải thích thấu đáo về động cơ, nhưng đã để lạimột bước tiến trong lịch sử tâm lý học khi nghiên cứu hiện tượng tâm lý này

Trang 3

Dòng phái tâm lý học nhân văn với những đại diện tiêu biểu như

A.Maslow, C.Rogers, lấy nhân cách làm đối tượng nghiên cứu của mình,điểm xuất phát là xem nhân cách như là hệ thống trọn vẹn, với cái tôi vốn có,bẩm sinh Trong thuyết “Tự khẳng định”, A.Maslow đã cho rằng: Động lựcchính của nhân cách là mong muốn trở thành cái nó có thể thực hiện bằng tất

cả khả năng, ý chí của mình A.Maslow cho rằng nhu cầu với hệ thống thứbậc của nó là cơ sở tiền đề, là động lực của sự định hướng, phát triển nhâncách Đây là một quan niệm đúng đắn vì nó đã đề cập đến nhu cầu với tư cách

là nguồn gốc của động cơ nhưng ông đã quá đề cao nhu cầu “tự khẳng định”đối với sự phát triển của nhân cách dẫn đến không lý giải một cách kháchquan về động cơ hoạt động của con người

Tác giả Gordon Allport (1897 - 1969) lại quan niệm : những động cơ

thúc đẩy hoạt động của con người theo xu hướng “tự do cá nhân” Ông chorằng động cơ cá nhân là cái chủ đạo, sự chi phối, thúc đẩy hành vi con người

và được phát triển theo một chiều hướng nhất định của cá nhân dựa trên cái

“tự thân”, “cái cá tính” với tư cách là những hạt nhân cốt lõi của tự điều chỉnhnhân cách Gordon Allport đã không hề tính đến, thậm chí phủ nhận vai tròcủa xã hội và hoạt động thực tiễn đối với việc hình thành động cơ cá nhân.Đây là quan niệm hết sức sai lầm khi đề cao và tuyệt đối hoá vai trò của yếu

tố sinh học thuần tuý

Khác với Maslow, trong thuyết hai yếu tố của mình, F Heizberg chorằng không phải nhu cầu nào cũng đóng vai trò là động cơ thúc đẩy Nhữngnhu cầu khi được đáp ứng chỉ tạo ra cảm giác hài lòng, không phải là động cơthúc đẩy, mà chỉ là những yếu tố duy trì.Chỉ những nhu cầu nào khi đáp ứngtạo ra cảm giác thoả mãn thì mới là động cơ thúc đẩy Theo Heizberg: nhữngyếu tố duy trì bao gồm: chính sách của tổ chức, sự giám sát công việc, điềukiện làm việc, các mối quan hệ công việc, lương, chức vụ và sự an toàn;những yếu tố tạo động cơ thúc đẩy gồm: sự thành đạt, sự công nhận và thừanhận thành tích, sự thăng tiến và tính hấp dẫn của công việc…

Trang 4

Mặc dù có những cách luận giải khác nhau, nhưng các quan niệm trênđều thống nhất cho rằng: hoạt động của con người phải do những động lựcthúc đẩy và hướng tới những mục đích nhất định Đây là những đóng gópquan trọng vào việc làm rõ nguồn gốc tính tích cực hoạt động của con người.Nhưng sai lầm quan trọng nhất của các nhà tâm lý học phương Tây là khixác định bản chất của động cơ họ đều nghiêng về bản năng sinh vật, hay còn

bó hẹp trong năng lượng thuần tuý nằm bên trong cơ thể của mỗi cá nhân

Từ đó đi đến phủ nhận vai trò của ý thức con người và đồng nhất cái tâm lývới cái bản năng sinh lý, không nhận thức được vai trò của xã hội và hoạtđộng thực tiễn của con người là nguồn gốc trực tiếp, động lực thúc đẩy sựphát triển tâm lý - ý thức và nhân cách

2 Vấn đề động cơ trong tâm lý học hoạt động

Kế thừa những thành tựu đã đạt được, các nhà tâm lý học Mác-xít đãđứng trên lập trường duy vật triệt để và phương pháp luận biện chứng đểnghiên cứu về động cơ Xuất phát điểm khi nghiên cứu về vấn đề này là từquan niệm về con người và bản chất xã hội của con người Các nhà tâm lý họchoạt động coi con người với tư cách là một thực thể tự nhiên, đồng thời là mộtthực thể xã hội; con người vừa là sản phẩm của quá trình phát triển của tựnhiên, và sự phát triển của xã hội; nhưng đó không phải là sản phẩm thụ động

mà là chủ thể tích cực tác động trở lại quá trình phát triển của xã hội - lịch sử

Từ luận điểm của C Mác : “…bản chất con người không phải là một cái trừutượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chấtcon người là tổng hoà những quan hệ xã hội”(1); chúng ta nhận thấy rằng: Conngười Mác nêu ra trong luận điểm này là một cá nhân (con người hiện thực-

có thực), đang sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội - lịch sử cụthể; con người đó thực chất tồn tại với tư cách là một nhân cách Điều này đãchỉ ra cho chúng ta một phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu về động cơ làphải gắn với con người, gắn với nhân cách cụ thể và gắn với những hành vi,

1 Các Mác và Ph Ăng ghen, Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật H 1980, tr 257

Trang 5

hoạt động cụ thể của mỗi cá nhân trong xã hội Chính vì vậy, mà nhiều nhàtâm lý học hoạt động đã đi đến khẳng định rằng: “Động cơ có liên quan đếntất cả những cái gì thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người để hướngtới đối tượng chiếm lĩnh nó, nhằm thoả mãn nhu cầu sống và hoạt động củahọ”(2) Như vậy động cơ hoạt động của con người là những cái gì đó mà nhằmđáp ứng hay thoả mãn một hay nhiều nhu cầu nào đó của họ khi họ với tưcách là chủ thể của hoạt động và cảm thấy nó thúc đẩy chính hoạt động củamình Đối với một chủ thể nhất định, động cơ là lực đẩy trực tiếp, là nguyênnhân trực tiếp của hành vi hoạt động; mặt khác, động cơ không chỉ thúc đẩy

mà còn định hướng cho hoạt động, tạo cho hoạt động mang một ý nghĩa cánhân nào đó Do vậy cùng thực hiện một hành động như nhau nhưng ở mỗichủ thể hoạt động khác nhau lại mang những động cơ khác nhau Nguồn gốccủa động cơ không phải bắt nguồn từ sự tư biện của tư duy cá nhân hay ý thứccon người mà nó được bắt nguồn từ những nhu cầu được ý thức mà nguồngốc của nó là từ bên ngoài Động cơ hoạt động của con người là sự cụ thể hoánhững nhu cầu (cá nhân và xã hội) thành động lực thúc đẩy, định hướng hoạtđộng của họ trong đời sống xã hội Bởi vậy, nội dung và tính bức thiết của cácnhu cầu chi phối rất sâu sắc tới hệ thống động cơ hoạt động của con người Vìvậy, để hiểu được động cơ trước hết cần hiểu một cách sâu sắc về nhu cầu,nhu cầu là nguồn gốc làm nảy sinh động cơ

Theo quan điểm của các nhà tâm lý học Mác-xít thì: “Nhu cầu là nhữngđòi hỏi tất yếu khách quan, biểu hiện sự cần thiết về một cái gì đó cần đượcthoả mãn của con người trong cuộc sống và hoạt động”(3) Hiểu nhu cầu cầnphải hiểu vấn đề mấu chốt nhất đó là: tính khách quan; tính khách quan củanhu cầu được biểu hiện trên hai mặt: mặt thứ nhất là sự cần thiết của chủ thểphải được thoả mãn các nhu cầu để đảm bảo sự sống và tồn tại (như ăn, mặc,

ở, đi lại, vui chơi - giải trí ); mặt thứ hai của việc thoả mãn các nhu cầu đó

2 A.N Lêonchiev, Những vấn đề phát triển tâm lý , Nxb Tư tưởng M.1965, tr 273 (Tiếng Nga).

3 3 Tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, H.1998, tr 248

Trang 6

của con người phải được thực hiện bằng các đối tượng của hoạt động thựctiễn - tức là tính thực tiễn, khách quan của đối tượng Điều đó cho thấy nhucầu được nảy sinh bởi mối quan hệ biện chứng giữa hoàn cảnh bên ngoài vớiđiều kiện bên trong của con người, nó biểu hiện sự phụ thuộc của con ngườivào hoàn cảnh sống cụ thể, nhưng đó không phải là sự lệ thuộc một cách máymóc vào điều kiện hoàn cảnh, mà đó là sự thể hiện mối tác động tích cực trởlài điều kiện hoàn cảnh, cải tạo chính hoàn cảnh đó Như vậy, nhu cầu cónguồn gốc từ hiện thực khách quan và thông qua quá trình hoạt động thực tiễn

mà nó được nảy sinh Vì vậy, nhu cầu không tách rời hoạt động, nhờ hoạtđộng mà sự cần thiết trừu tượng nào đó được vật chất hoá và trở thành nhân

tố kích thích trực tiếp đối với hoạt động sống của con người; mặt khác, nhucầu không chỉ là sự đòi hỏi, sự cần thiết phải được thoả mãn trong hoạt động

mà còn là điều kiện, là tiền đề của hoạt động, đóng vai trò hướng dẫn điềuchỉnh hoạt động Nói về vấn đề này, A.N Leonchiev viết: “Nhu cầu với tưcách là điều kiện bên trong, là tiền đề bắt buộc của hoạt động và nhu cầu với

tư cách là cái hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động cụ thể của chủ thể trong môitrường đối tượng”(4) Với quan niệm như vậy, xét trong mối quan hệ gắn bómật thiết với môi trường xung quanh, con người không chỉ phụ thuộc mộtcách thụ động, mà nhờ có nhu cầu, hoạt động của con người trở nên tích cực,chủ động và sáng tạo; điều này thể hiện rất rõ tính chất chủ thể trong quá trìnhhoạt động Tuy nhiên, tính tích cực của nhu cầu đó chỉ tồn tại ở dạng tiềmtàng, chứ chưa phải đã thúc đẩy hành vi và hoạt động đạt hiệu quả, mà muốnbiến thành những hành động cụ thể, nhu cầu đó phải được chuyển hoá thànhđộng cơ - khi đó nhu cầu với tư cách là động lực thúc đẩy hành vi và hoạtđộng của con người một cách tự giác, tích cực, đạt hiệu quả cao

Quá trình chuyển hoá nhu cầu thành động cơ được diễn ra trong quátrình đạt đến sự thoả mãn nhu cầu của cá nhân; ở quá trình này, lúc đầu nhu

44 A.N Lêonchiép, Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, Nxb Giáo Dục, H.1989, tr 99, tr 4.

Trang 7

cầu chỉ là trạng thái thiếu thốn, cần thiết phải thoả mãn một cái gì đó, vềphương hướng để đạt tới nhưng chưa được hình thành một cách rõ rệt, chỉ đếnkhi chủ thể gặp được đối tượng đáp ứng được nhu cầu (quá trình đối tượnghoá nhu cầu), thì nhu cầu mới trở thành động cơ trực tiếp thúc đẩy hoạt động.A.N Leonchiev mô tả quá trình này là: “Trước khi được thoả mãn, lần đầutiên thì nhu cầu “chưa biết đến” đối tượng của nó, đối tượng này còn cần phảiđược phát lộ ra Chỉ nhờ kết quả của sự phát lộ như vậy, nhu cầu mới có đượctính vật thể (đối tượng) của nó, còn cái vật được nhận biết (được hình dung,được tư duy ra) ấy thì có được chức năng thúc đẩy, chức năng hướng dẫn hoạtđộng, tức là trở thành động cơ” Tuy nhiên, sự hình thành động cơ hoạt độngcủa con người không phải là sự dịch chuyển máy móc, cơ học của điều kiệnkhách quan có tính áp đặt từ bên ngoài vào bên trong con người, mà đó là mộtquá trình được chủ thể ý thức hoá đối tượng với những mức độ nông sâu khácnhau là do tri thức, kinh nghiêm, vốn sống, thái độ, tình cảm của chính chủthể Vì vậy, trước khi trở thành đối tượng để con người chiếm lĩnh, thoả mãnnhu cầu của mình, những yêu cầu khách quan phải được ý thức - tức là “cáivật được nhận biết (được hình dung, được tư duy ra )” thì động cơ hoạt độngcủa con người mới được hình thành Từ sự phân tích trên đây cho thấy: động

cơ của con người mang đặc trưng bởi tính lịch sử - xã hội rất rõ nét, phản ánhsâu sắc đặc điểm xã hội - lịch sử Luận điểm này có ý nghĩa phương phápluận rất sâu sắc trong việc giáo dục nhân cách theo những yêu cầu khác nhaucủa xã hội Bản chất của động cơ được thể hiện trước hết ở bản chất xã hội vàhoạt động là cơ sở của động cơ Như vậy, các động cơ đặc trưng của conngười nảy sinh và hình thành trong quá trình phát triển cá thể thông qua quátrình hoạt động và giao tiếp xã hội mà có, chứ không phải là một cái gì đó sẵn

có từ lúc con người mới sinh ra đã sẵn có Như vậy, vấn đề có ý nghĩa thựctiễn trong giáo dục là phải nghiên cứu các cơ sở qui định, chi phối đến quátrình hình thành các động cơ đặc trưng của con người; đồng thời nghiên cứucác cơ chế của quá trình đó Cho đến nay, mặc dù còn có nhiều quan điểm

Trang 8

khác nhau về vấn đề này, song phần lớn các nhà tâm lý học hoạt động đềuthừa nhận rằng: hệ thống động cơ của con người được hình thành trên cơ sởquá trình hoạt động và giao tiếp của chủ thể trong hệ thống các quan hệ xãhội, các nhóm xã hội nhất định mà cá nhân đó chiếm giữ các vị trí xã hội vàthực hiện vai trò của mình Bản chất xã hội của nhân cách được thể hiện rõnét tính chất lịch sử - xã hội; tính lịch sử - xã hội của động cơ con người biểuhiện ở chỗ: đối tượng thoả mãn các nhu cầu của con người là những sản phẩmcủa quá trình sản xuất xã hội - lịch sử do các thế hệ người đi trước để lại vàtác động vào chủ thể làm xuất hiện các nhu cầu ngày càng cao trong quá trìnhsống và hoạt động Với tư cách là kết quả phản ánh tâm lý về các đối tượng

đó, nên các động cơ đặc trưng của con người có nguồn gốc xã hội- lịch sử,mang đặc điểm của điều kiện xã hội lịch sử Ngay cả đối với những động cơ

có nguồn gốc sinh vật thì việc đáp ứng chúng cũng mang tính xã hội chứkhông phải thuần tuý đáp ứng nhu cầu về mặt sinh lý, phụ thuộc vào điều kiệnsống cụ thể, đặc biệt là vào văn hoá - lối sống đặc trưng cho mỗi nhóm người,mỗi dân tộc Việc khẳng định tính lịch sử - xã hội của các động cơ đặc trưngcủa con người cũng chính là sự khẳng định vị trí, tầm quan trọng của giáo dụcđối với quá trình hình thành nhu cầu - động cơ của nhân cách

Để hiểu động cơ phải nghiên cứu cấu trúc của nó; cấu trúc của động cơ,theo quan điểm của nhiều nhà tâm lý học thì có thể phân biệt hai loại cấu trúc:cấu trúc của hệ động cơ (chuỗi động cơ liên tục nối tiếp nhau xuyên suốt mộtquá trình hoạt động nhất định của con người) và cấu trúc của động cơ hoạtđộng (một hoạt động cụ thể) như là một tiểu hệ thống trong hệ thống động cơcủa con người Khi nghiên cứu động cơ như một hiện tượng tâm lý, các nhàtâm lý học đã đề cập đến tính hệ thống, chỉnh thể trong hệ động cơ của conngười và đi đến khẳng định rằng, các động cơ của con người có tính hệ thống(chỉnh thể thống nhất) Điều này có nghĩa là các động cơ khác nhau của conngười không tách biệt nhau mà chúng nằm trong các mối quan hệ chặt chẽ vớinhau, tạo nên một hệ thống trọn vẹn Trong mỗi giai đoạn phát triển của cá

Trang 9

thể hay mỗi thời điểm khác nhau của cuộc sống, thì có những động cơ giữ vaitrò chủ đạo, định hướng, chi phối các động cơ khác và ngược lại Vai trò củacác động cơ trong hệ thống là không ngang bằng nhau, mà chúng thay đổi tuỳthuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cũng như vào các hoạt động sống cụ thể củamỗi người Tính hệ thống của động cơ đã làm cho các hoạt động của conngười mang tính đa phong phú, nhiều vẻ Một hoạt động có thể được thựchiện do sự thôi thúc của nhiều động cơ khác nhau; song một động cơ cũng cóthể được thoả mãn bởi nhiều dạng hoạt động khác nhau của chủ thể Sự thayđổi mối quan hệ và vai trò của các động cơ khác nhau trong hệ thống động cơtheo thời gian, theo điều kiện sống hay theo hoạt động của con người chophép chúng ta khẳng định rằng: bất kỳ một đối tượng nào cũng chứa đựngtrong nó “lực động cơ tiềm năng” đối với hoạt động của con người Điều nàyphản ánh tính chất liên tục, kế tiếp nhau của hoạt động của con người đượctạo lập bởi những động cơ bên trong của họ

Đối với động cơ của hoạt động cụ thể nào đó, về cấu trúc khía cạnh lực

và khía cạnh nội dung trong của động cơ Khía cạnh nội dung của động cơphản ánh cái mà con người muốn vươn tới, muốn đạt được, liên quan đến quátrình hoạt động của con người mà nó có nguồn gốc từ hiện thực khách quan.Khía cạnh nội dung của động cơ vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể; tuynhiên, điều đó còn tuỳ thuộc vào các điều kiện khách quan với tư cách là môitrường mà con người đang sống hay đang thực hiện hoạt động Khía cạnh lựccủa động cơ phản ánh độ mạnh của động cơ, nó thể hiện ở chỗ, một động cơnhất định có khả năng thúc đẩy chủ thể thực hiện những hoạt động khác nhaunhằm thoả mãn động cơ đó hay không ? nếu có thì nó có thể duy trì hoạt động

đó một cách tích cực, mạnh mẽ, lâu dài; ngược lại, nó làm cho hoạt động đócủa con người thiếu quyết tâm hay cầm chừng, nửa vời Trong tương quangiữa khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của động cơ con người luôn thayđổi và chuyển hoá cho nhau Sự thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khácnhau Khía cạnh lực của một động cơ nào đó có thể lúc này tồn tại dưới dạng

Trang 10

là lực tiềm năng, nhưng lúc khác lại trở thành lực thúc đẩy có hiệu lực hoạtđộng của họ Nếu như lực tiềm năng chỉ bao gồm các yếu tố xúc cảm thìngoài các yếu tố đó, thì lực thúc đẩy có hiệu lực còn chứa đựng nhiều yếu tốhành động tích cực Độ mạnh của khía cạnh lực được xác định bằng cường độcác trải nghiệm xúc cảm và mức độ tham gia của yếu tố hành động tích cựcvào quá trình thoả mãn động cơ cũng như số lượng các hao phí về mặt nănglượng - chức năng, mức độ nỗ lực ý chí con người

Quá trình hình thành động cơ diễn ra tuân theo một quy trình có sựkiểm soát và chỉ đạo của ý thức Động cơ và ý thức có mối quan hệ thốngnhất biện chứng với nhau Tuy nhiên khi luậm giải về mối quan hệ này cónhiều quan niệm khác nhau do cách thức và phương pháp tiếp cận Nhưngnhìn chung có hai khuynh hướng cơ bản đó là:

Khuynh hướng lý giải động cơ của con người theo hướng sinh vật hoáđộng cơ, xem các bản năng có sẵn từ bên trong con người ngay từ khi conngười mới sinh ra đã có các lực thúc đẩy con người hoạt động; hoặc khuynhhướng thường nhấn mạnh tính vô thức của động cơ con người như:(W.Mc.Dougall, S.Freud…) Phần vô thức được xem là phần có vai trò quyếtđịnh, tạo nên sắc thái của toàn bộ đời sống con người, trong khi đó phần ýthức chỉ là một phần rất nhỏ bé trong nhân cách nên có vai trò không lớntrong hoạt động sống của họ Con người đây được nhìn nhận như một cái máyhiện thực hoá các bản năng vô thức bởi các cơ chế vô thức khác nhau mà thôi

Đối lập với các quan điểm trên, Tâm lý học hoạt động khẳng địnhrằng: cũng như các hiện tượng tâm lý khác, động cơ hoạt động của conngười là sự phản ánh chủ quan các giá trị xã hội - lịch sử một cách kháchquan Trong quá trình phát triển cá thể, hệ thống động cơ - nhu cầu đặctrưng của con người được hình thành trên cơ sở cá nhân lĩnh hội các giá trị

xã hội- lịch sử khác nhau - dần dần thẩm thấu và tiếp nhận chúng như nhữnggiá trị của bản thân, đem lại cho chúng những ý nghĩa nhân cách riêng Đây

là một quá trình tích cực hoá, được thực hiện trên cơ sở cá nhân nhận thức

Trang 11

sâu sắc ý nghĩa của hoạt động của bản thân từ đó tích cực tham gia vào cácdạng hoạt động xã hội khác nhau, giao tiếp với những người xung quanh,tham gia vào các quan hệ xã hội; từ đó khẳng định vị trí, vai trò của mìnhtrong các quan hệ đó Đó là một quá trình lĩnh hội có sự chọn lựa các giá trịphù hợp với vị trí và vai trò của mỗi chủ thể trong hệ thống các quan hệ xãhội Do đó, hệ thống động cơ của mỗi cá nhân với những quan hệ thứ bậccủa các động cơ cấu thành nên hệ thống đó không hoàn toàn trùng khớp với

hệ thống các giá trị xã hội - đây chính là cơ sở hình thành nên các nhân cáchkhác nhau Như vậy, xét về quá trình hình thành, các động cơ đặc trưng củacon người không tách rời ý thức, mà nó được ý thức hoá trong toàn bộ đờisống và hoạt động của mỗi cá nhân Điều này cũng không loại trừ với nhữngđộng cơ được xem là có tính sinh lý của con người như các động cơ nhằmđáp ứng các nhu cầu ăn uống hay nhu cầu tình dục Với cách nhìn nhận nhưvậy, cho chúng ta nhận thức về cách thức thoả mãn các nhu cầu của conngười có sự phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giáo dục nhân cách, vào cácđặc điểm lối sống - văn hoá đặc trưng cho mỗi nhóm người, mỗi dân tộc,vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội Nghĩa là quá trình hình thành và pháttriển các động cơ cũng tuân theo quy luật của sự hình thành và phát triển củabất kỳ một hiện tượng tâm lý - ý thức nào của con người đó là: mang tính xãhội và không tách rời ý thức Giữa động cơ hoạt động và ý thức của conngười thể hiện sự quan hệ gắn bó mật thiết ngay cả trong quá trình động cơthực hiện chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi Tuy nhiên, sự tham gia

đó của ý thức không có nghĩa là trong cuộc sống hàng ngày, lúc nào conngười cũng có ý thức một cách rõ ràng những gì thôi thúc mình thực hiện hoạtđộng này hay hoạt động khác Trong những hoàn cảnh buộc con người phảilựa chọn, nghĩa là buộc con người phải đấu tranh động cơ và chủ thể sẽ nhậnthức rõ mình hành động vì điều gì; song cũng không ít trường hợp, con ngườikhông chủ động đặt ra câu hỏi về những điều thôi thúc anh ta hoạt động vàkhông kiểm soát một cách có ý thức hoạt động đó Trong trường hợp này khi

Ngày đăng: 07/04/2021, 21:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w